Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Hình như tác giả này là người viết chính sử Trung Cuốc- ÔNg này chết lâu rồi mà sao còn viết đươc?


Những cựu sĩ quan lực lượng vũ trang tiên phong ăn bả địch

Chọn đúng ngày Quốc khánh 2/9, 20 vị nguyên là sĩ quan lực lượng vũ trang gửi thư cho lãnh đạo Đảng, Nhà Nước kiến nghị về tình hình “nghiêm trọng, đe dọa an ninh, chủ quyền và sự phát triển của Quốc gia”. Những điểm mà các cựu sĩ quan kiến nghị xem ra không có gì mới, đáng chú ý là một số nội dung liên quan kiến nghị của hộ lại cho thấy với toàn cấp hàm tướng, tá, có chức vụ chỉ huy nhưng các vị này lại ăn bả tuyên truyền xuyên tạc của địch:
Đầu tiên, các vị mở đầu bằng trích dẫn: Chúng tôi là những người lính trọn đời “Trung với Nước, Hiếu với Dân”Câu “Trung với nước, hiếu với dân” là tuyên truyền của những kẻ muốn phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, cho rằng Bác Hồ chỉ nói: “Trung với nước, hiếu với dân”, không nói “Trung với đảng, hiếu với dân”. Gần đây, bọn này không nhắc đến xuyên tạc này nữa vì tác giả Thanh Tùng (blog Đôi Mắt) đã cung cấp nguồn tài liệu chính xác, chứng minh hai câu nói của Bác Hồ ở hai thời điểm khác nhau và tất nhiên là có câu “Trung với đảng, hiếu với dân”. Toàn là sĩ quan cấp tướng, tá mà chưa hề nghe, đọc câu nói của Bác Hồ thì thật đáng xấu hổ!
Hai là, kiến nghị thứ 4 của các vị khiến TMT không thể tin được!
Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.

Riêng đối với sĩ quan quân đội thì luôn phải nằm lòng nguyên tắc “bí mật”, cái được gọi là “sống để bụng, chết mang theo”, đòi công bố nội dung Hội nghị Thành Đô có chăng chỉ là đám con nít. Tệ hại hơn, các vị đòi công bố dựa trên: “có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên”. Với trình độ của các vị sẽ dễ dàng kiểm tra xem hai tờ báo lớn đó của Trung Quốc có đăng thông tin như vậy không ? Tại sao chỉ là “có tin nói rằng” ?
Còn nội dung thỏa thuận như các vị đã đưa thì sao: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Xin hỏi các vị, có người Việt Nam nào dám ký thỏa thuận “bán nước một cách trắng trợn” như vậy ? Chỉ cần đọc cái thỏa thuận đó đã thấy là vô lý rồi. Nếu có thật “bán nước” cũng phải viết tinh vi hơn chứ đâu có như các vị sĩ quan viết cái kiến nghị này.
Bí mật nào rồi cũng được giải mật vào thời điểm thích hợp. Nhưng kẻ địch biết rằng dù thế nào thì bí mật sẽ không được công bố vào lúc này nên chúng phịa ra thông tin bịa đặt nhằm phá hoại, vậy mà đến sĩ quan cao cấp quân đội còn mù quáng như thế!!! Và kẻ địch này thì trên mạng đã có người chỉ đích danh là đám “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Các vị chịu khó động não thì sẽ thấy.
Sĩ quan lực lượng vũ trang phải là người đầu tiên phát giác, tấn công tuyên truyền xuyên tạc của địch nhưng các vị lại “tiên phong ăn bả”. Thật là nhục nhã!
Tư Mã Thiên
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những đòi hỏi mới của thời cuộc




Tháng 4/1975 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc là thời điểm thống nhất đất nước. Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải "từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", nguyên thủ tướng - "lão tướng" Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với phóng viên tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao) về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình... sự kiện nóng
LTS: Thêm một tháng Tư nữa lại tới. Tuần Việt Nam xin phép đăng lại cuộc trò chuyện của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đăng trên tuần báo Quốc tế số ra ngày 31/3/2005 để quý vị độc giả cùng suy ngẫm.
- Thưa ông, thấm thoắt đã gần 30 năm kể từ ngày tiếp quản Sài Gòn, và ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại từ cuộc kháng chiến đó, ông có suy nghĩ gì về sự kiện này?


Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây ba chục năm. Chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là tôi mong chiến tranh thật sự phải thuộc về quá khứ. Một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
 

- Thưa ông, "khép lại" là một khái niệm không đơn giản khi làm?

Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người VN. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người VN chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và VN sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.

- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó, thưa ông?

Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao điều cần nói, biết bao việc cần làm.

"Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp".

- Theo ông, bây giờ việc cần làm tiếp là gì?


Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.
 

- Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt?

Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4/1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người VN cảm nhận được điều đó.

- Khó khăn nằm ở chỗ nào, thưa ông?

Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp đạo lý và truyền thống VN. Nhưng về đối nội, theo tôi, đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.

- Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?

Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền ông "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30-4 khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường, và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.

- Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?

Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.

- Và, "lực lượng thứ ba" cũng đóng một vai trò đáng kể, thưa ông?

Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.

Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung, và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng Tổ quốc VN chúng ta giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.

- Thưa ông, ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?




Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một VN thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm phải trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.


- Bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì, thưa ông?

Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỉ USD như VN, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập.

- Thưa ông, trong đối ngoại chúng ta nên tiếp tục như thế nào trong giai đoạn tới?

Những kết quả đối ngoại vừa qua, trong một chừng mực nhất định, đúng là đã góp phần mở đường để giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội. Sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Nhưng nội dung cụ thể của những khẩu hiệu ấy là gì? Và tới đây, với một thế giới đang thay đổi từng ngày như thế này, chúng ta lựa chọn và xây dựng vai trò và vị trí của mình như thế nào là điều hết sức quan trọng.

Sau sự kiện ngày 11/9/2001, những biến cố ở Trung Đông, những cải tổ chính trị tích cực từ bên trong của các nước ASEAN như Indonesia, sau sự kiện sóng thần tàn phá ở một số nước Đông Nam Á..., tất cả cho thấy thế giới ngày nay đã trở nên gần gũi và liên hệ với nhau hơn, thật sự không còn chỗ thành công lớn cho những nỗ lực đơn độc.

Vị trí đối ngoại của chúng ta, vì thế, không chỉ tùy thuộc vào thế, mà phải tăng tốc thêm lực và khả năng thích ứng với toàn cầu của mình. Ngoại giao tới đây, vì thế, tôi nghĩ phải có vai trò vượt lên phía trước, phải chủ động cảnh báo cho trong nước cả thách thức lẫn cơ hội, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi mới của thời cuộc. 

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-04-21-nhung-doi-hoi-moi-cua-thoi-cuoc

---





Những entry liên quan đã đi trên blog này:























Phần nhận xét hiển thị trên trang

bongbanbien : Tham khảo thêm về Dự án sân bay Long Thành

bongbanbien : Tham khảo thêm về Dự án sân bay Long Thành: BBB - Dự án sân bay Long Thành là dự án đầu tư rất lớn, quan trọng và gây nhiều tranh cãi. Phái muốn làm (lấy được), phần lớn là các quan ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Để xem vụ kiện nhà thơ này dư lào?

CUỘC THÁO CHẠY HUY HOÀNG

Bài này mình viết sáng nay, và đăng trên báo Khám Phá ngay sau đấy. Cũng chẳng có gì đáng nói, nếu như chiều nay vừa đọc tin là cái bà chủ tịch Hội chữ Thập đỏ Nghệ An- té ra bà ta là chủ tịch Hội chữ thập đỏ- đã... kiện, ủy quyền cho một văn phòng luật sư kiện vụ này. Bỏ mẹ, có khi mình cũng bị lây. Nói thật, mình không trách bà này, mà trách ai bố trí bà ấy vào cái ghế ấy. Nước mình, nhiều khi bố trí cán bộ, nhất là lãnh đạo buồn cười lắm. Có ông viết còn sai chính tả ngữ pháp tè le được cử làm tổng biên tập, có ông thợ rèn thì làm chủ tịch thành phố, ông tuyên giáo sang làm chủ tịch hội Văn học nghệ thuật...
---------------



TRONG HOẠN NẠN MỚI HIỂU LÒNG NHAU

          Cư dân mạng và cả báo chí chính thông mấy hôm nay đang sôi sùng sục lên chuyện đoàn các “cán bộ cao cấp” của Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang tham quan giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất tại Nepal. Và tai hại thay, đúng lúc đoàn đang ở Nepal thì xảy ra động đất thật, rất lớn, làm nhiều nghìn người người chết, cả thế giới bàng hoàng, thương cảm, xót xa...

          Và cả đoàn Việt Nam đã… vội vã lên máy bay về nước, trong khi thế giới ùn ùn cử người đến tham gia chiến dịch cứu nạn cho nhân dân Nepal.

          Sẽ không có gì ầm ĩ (vì sẽ không ai biết) nếu một cán bộ của đoàn sau đó trả lời phỏng vấn truyền hình và báo trong nước về việc rằng, đoàn đã trở về nước an toàn, và mô tả chuyến trở về đầy vất vả giữa hoang tàn đổ nát như một… chiến công!

          Trước không khí nóng bỏng của dư luận, một vài cán bộ trong đoàn… phản pháo bằng việc cho rằng trong tình hình ấy về tức là… giúp Nepal, rằng là họ không có kỹ năng đào gạch bới đất cứu người, về để điều khiển từ xa tốt hơn. Người khác thì cho rằng họ không chỉ sang nghiên cứu học hỏi về động đất mà họ sang để học hỏi nhiều thứ khác nữa khi có người vặn rằng nghiên cứu động đất sao không sang nước có động đất thường xuyên và nhiều kinh nghiệm hơn, chứ Nepal ngàn năm một thuở mới có động đất thì sang để… du lịch chứ học hỏi gì?

          Cuộc tranh luận có đi đến đâu chăng nữa thì cái hành động bỏ về giữa lúc nước bạn đang dầu sôi lửa bỏng trong khi mình là cán bộ của hội Chữ thập đỏ là không thể chấp nhận được. Nếu là người bình thường thì chả nói làm gì, đằng này lại là người của tổ chức nhân đạo, chuyên tổ chức cứu giúp người bị nạn. Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal) có được học hỏi gì về cứu người đâu, thế mà họ đã sang Nepal để cứu giúp người Việt đang mắc kẹt ở đấy.

          Chưa hết, dư luận càng phẫn nộ hơn khi một bức ảnh vô cùng phản cảm lọt ra ngoài. Trong bức ảnh, một cán bộ nữ của đoàn công tác đang đứng chỉ tay vào ngôi nhà đổ sập và cười rất tươi. Một số cư dân mạng phản biện rằng có thể bức ảnh ấy không phải chụp ở Nepal, nhưng chính một thành viên trong đoàn công tác, là cái anh lên truyền hình kể ấy, xác nhận rằng, bức ảnh ấy được chụp ở Nepal, đúng thời điểm động đất. Hết, nếu đúng thế thì, không còn gì để nói.

          Lâu nay chúng ta nói nhiều về sự vô cảm đang xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội ta. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng ai cũng nghĩ nguyên nhân ấy ngoài mình, và người có hành vi vô cảm ấy cũng không phải là mình. Nhưng khi chúng ta, dẫu vô tình hay cố ý, “xuất khẩu” sự vô cảm ấy ra nước ngoài thì, nỗi nhục này nó lớn hơn bao giờ hết. Được biết hôm qua, một số tờ báo nước ngoài đã đăng việc đoàn cán bộ hội Chữ Thập đỏ Việt Nam bỏ về khi nước bạn đang hoạn nạn động đất, và đăng cái ảnh chị cán bộ trong đoàn đang hớn hở chỉ tay vào ngôi nhà sập.

          Cũng nói thêm, chính những người dân bình thường nhất, những chị tiểu thương, những anh xe ôm, những cháu bé bán vé số… lại thường là những người có tinh thần cộng đồng cao nhất, những người chủ động xả thân vì người khác hơn những người có trách nhiệm trong các cơ quan nhà nước. Hãy xem các phong trào từ thiện lâu nay, những hành vi đẹp lâu nay, sẽ thấy điều nhận xét trên là đúng.

          Và việc 10 cán bộ “cấp cao” của hội chữ thập đỏ Việt Nam nhanh chóng rời khỏi Nepal giữa lúc họ hoạn nạn, giữa lúc họ cần giúp đỡ hơn bao giờ hết… càng củng cố thêm điều ấy…
       

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liên tục mắc lỗi, ngu hay cố ý?

Điệp vụ tuyệt mật 'chuyển' thủ đô Hà Nội sang Quảng Tây

Báo điện tử VTC NewsVTC News
“Điệp vụ tuyệt mật” phát sóng lúc 20g ngày 2/5 trên VTV3 đã mắc sai sót khi phát đi hình ảnh thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay ở tận Quảng Tây (Trung Quốc) và không có hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
“Điệp vụ tuyệt mật” là chương trình truyền hình thực tế do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với công ty Cát Tiên Sa sản xuất, gồm 14 tập với sự tham gia của 12 thí sinh, trong đó có 1 thí sinh đóng vai điệp viên bí mật cùng 11 thí sinh còn lại chung sống trong một căn hộ ở Thái Lan và hoàn thành các thử thách của chương trình.
Điệp vụ tuyệt mật 'chuyển' thủ đô Hà Nội sang Quảng Tây
Hình ảnh bản đồ trong chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” trên VTV3 - Ảnh chụp lại màn hình 

Nhiệm vụ của điệp viên là “phá hoại” các thử thách và ngăn cản 11 người chơi giành được số tiền thưởng. Nếu “phá hoại” thành công thì số tiền thưởng sau mỗi thử thách sẽ thuộc về điệp viên.

Chương trình này có sự tham gia của nhiều nhân vật nổi tiếng như: Nathan Lee, Vĩnh Thụy, Cường Seven, David Phạm, Harry Lu, Huỳnh Anh, Mlee, Lily Nguyễn, Phương Mai, Hồng Quế, Lâm Chi Khanh và Khả Ngân.

Tuy nhiên, ngay ở tập 1, phát sóng phát sóng lúc 20g ngày 2/5 trên kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam, chương trình đã mắc sai sót khi phát đi hình ảnh thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay ở tận…Trung Quốc và không có hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.

Cụ thể, trong phần giới thiệu về phần thưởng dành cho các thí sinh tham gia chương trình này, trong đó có phần thưởng là tốp 4 người chung cuộc lọt vào tập cuối, mỗi thí sinh sẽ nhận được phần thưởng là cặp vé máy bay khứ hồi đi Thái Lan được cung cấp bởi Air Asia.

Trong phần hình ảnh được phát ở cuối phút thứ nhất, đầu phút thứ hai của chương trình, thể hiện đường bay Bangkok (Thái Lan) - Hà Nội và Bangkok - TP.HCM lại xuất hiện hình ảnh thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay được đặt tận Quảng Tây (phía giáp tỉnh Quảng Châu) - Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, trong phần bản đồ Việt Nam trên sóng của VTV không có hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước 9g sáng ngày 4/5, trên một số kênh Youtube của VTV vẫn còn giữ nguyên tập phim chương trình này. Nhưng sau 9g sáng cùng ngày, tập 1 chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” đã bị xóa khỏi trang vtv.vn và các kênh Youtube của VTV.

Ngoài ra, sau khi tập 1 chương trình này được phát sóng, nhiều khán giả và chuyên gia đã lên tiếng về việc toàn bộ thời lượng chương trình đều được ghi hình ở Thái Lan và nội dung các thử thách cũng chủ yếu về lịch sử, văn hóa, con người…Thái Lan.

Sáng 4/5, trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc công ty Cát Tiên Sa (đơn vị phối hợp với VTV sản xuất chương trình “Điệp vụ tuyệt mật”) cho biết, sai sót trong phần hình ảnh bản đồ đường bay là do đơn vị sản xuất sử dụng bản đồ của Air Asia, và bản đồ mang tính ước lệ, không có địa danh, không có đường biên giới… nên dẫn đến “ước lượng” sai vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay. Ông Minh cũng cho biết, ngay sau đó, đơn vị sản xuất đã sửa chữa những sai sót này.

Trưa 4/5, hãng hàng không Air Asia đã có văn bản gửi đến các cơ quan truyền thông, giải thích về việc sơ đồ đường bay của Air Asia thể hiện sai vị trí của thủ đô Hà Nội.

Trong văn bản, Air Asia nêu rõ: “Vì thiếu cẩn trọng trong quá trình duyệt file, sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Sau khi chương trình phát sóng tập 1, khán giả phát hiện ra rằng trong khung hình sơ đồ đường bay của Air Asia được đồ họa lại, vị trí của thủ đô Hà Nội nằm sai lệch so với thực tế. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm về sai sót nghiêm trọng này, sẽ lập tức chỉnh sửa lại hình ảnh đúng với thực tế địa lý”.

Video: Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ rõ sai phạm của VTV
VTC1


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một truyện ngắn cũ:

XUÔI NGƯỢC ĐỜI NGƯỜI

Truyện ngắn HG

Ai đã từng đến thị trấn X hai mươi năm trước hẳn còn nhớ câu chuyện này. Câu chuyện về hai gã tên Bình mở quán bán hàng ở đây. Đã để lại câu chuyện ồn ào, xôn xao dư luận lúc bấy giờ. Không ít tình tiết hư hư thực thực, cũng như sự nghi ngại khó yên tâm về nó.
Hồi đó khu chợ chưa có diện mạo như bây giờ.
Vừa mới qua thời bao cấp, người ta chưa có khái niệm về “kinh tế thị trường”, cũng chưa có “định hướng” rõ ràng gì cả.
Mới chỉ có lèo tèo vài ba quán nước, quán ăn sơ sài, vài thứ hàng tạp hóa không thể thiếu của bất cứ con chợ nào. Một vài hàng quà làm theo kiểu nhà quê. Có người để nguyên cả buồng chuối chín vàng ươm chưa cắt rời thành từng nải..
 Nét gì đó, nôm na, giản dị, dông dài của người vùng sâu của tỉnh YCL.
Ý nghĩ ghẻ lạnh với “đám con buôn” vẫn còn trong trí não nhiều người. Người ta không mấy thiện cảm với người làm nghề buôn bán.
Trong tâm thế số đông, đó là những hạng người lười lao động, sống ăn bám vào đồng loại, luôn mưu mô mánh khóe, tìm cách trục lợi người một nắng hai sương trên rừng, trên dẫy.
Cũng là những năm an ninh trật tự còn nhiều lỏng lẻo. Không ít quán hàng bày bán thuốc phiện từng tép công khai như bày bán thuốc lào, thuốc lá. Điều này sẽ cắt nghĩa vì sao từ thời buổi đó, tệ nạn ma túy lại phổ cập, gây hại dai dẳng cho đến tận bây giờ?
Ngay từ đầu đã có những lỗ hổng khủng khiếp mà sau này muốn vá, muốn bịt lại sẽ tốn nhiều công sức và vô cùng khó khăn! Trước đó với phần nhiều nơi, xã hội miền bắc, sự này là cái xa lạ, không mấy người biết và cũng rất ít gặp người dùng!
“Các tệ nạn xã hội thường xuất hiện khi có khủng hoảng, bế tắc ở phương diện nào đó”. Có người bạn nói với tôi như vậy về thời kỳ này, nhưng lúc ấy tôi không quan tâm lắm!
Còn ngoài bờ sông, đứng trên bờ, nhìn xuống, từng dãy dài bè đào vàng, kín đen từng đám. Nước sông kể cả mùa không có lũ cũng đục ngầu ngầu.
Lâu lâu giữa đêm khuya khoắt lại có tiếng súng nổ, tiếng kêu gào, đuốc sáng ngoài bãi cát..
Đó là những năm tháng cực kỳ khó khăn.
Có đêm còn nghe tiếng đạn pháo từ miền biên viễn vọng về. Cuộc giành giật, giữ từng tấc đất biên cương chưa thôi phần quyết liệt. Nhiều người vẫn còn mơ hồ về sự khốc liệt và thời gian kéo dài của cuộc chiến này. Một cuộc chiến rất vô lý của  những người cùng chung hệ ý thức, mục đích phát triển của mỗi quốc gia. Nó không ngắn ngủi thời gian như người ta tưởng,  sự ác liệt có thể nói chưa từng xảy ra.
Lại nghe nói bên Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Nỗi hoang mang không ai nói ra, nhưng choán ngập tâm trạng mỗi người như một khối sương mù trong ngày oi bức..
Giá như cuối năm đó, nó không đột ngột kết thúc, bất ngờ như khi nó từng xảy ra, không biết tình hình rồi sẽ đi tới đâu?
 Nhà nào cũng lần ăn từng bữa, sống hôm nay mà chưa rõ ngày mai ra sao. Ai đã trải qua những ngày như thế, sau hai cuộc chiến kéo dài hơn ba mươi năm, vết thương chiến tranh chưa lành, lại phải “kháng chiến” nữa ở cả hai đầu đất nước, mới thấy thiên hạ thái bình quan trọng, cần thiết biết chừng nào?
Nhưng đấy là bối cảnh của những câu chuyện khác..
Câu chuyện hôm nay, bây giờ, ở đây như tôi đã nói ngay từ đầu là câu chuyện của hai gã Bình xảy ra vào thời gian ấy.
Một là Bình Nam, gọi kép theo tên vợ, một Bình Hoa cách gọi cũng y trang như thế.

Tôi mới về làng. Tâm trạng của anh lính ra quân không nhiều “mơ ước viển vông”. Cốt mong sao cuộc sống đỡ khổ, đỡ thiếu thốn, dễ chịu hơn một chút. Cá thịt chưa phải là tức ăn thường ngày như bây giờ, chỉ năm khi ba họa. Nhưng cơm trắng phải đủ no bụng, không phải cơm độn bo bo, sắn khô như mấy chục năm trước là tốt lắm rồi.
Tôi sẽ cất gian nhà gỗ ba gian để ở. Mua thêm cái chăn, cái mùng cho mùa đông thường đến sớm nơi vùng cao này.
Nếu thuận lợi làm hẳn cái nhà cột vuông bằng gỗ đinh, gỗ vảy ốc, được thế thì càng hay. Nếu không, cũng phải là xoan ngâm, hoặc mỡ.
Quyết không phải là gỗ rừng, loại gỗ thường, cất đầu năm, cuối năm đã mọt.. Như phần đông người cảnh ngộ như tôi thường làm.
Nên tôi cố gắng ghê lắm.
Đầu óc tôi không khi nào rời khỏi ý nghĩ ám ảnh nói trên. Mọi thứ phù phiếm, sách vở trên đời lúc bấy giờ chả có ý nghĩa gì với tôi cả. “Hai cái bi” như lão Thiệp nói khá chính xác về thời kỳ này. “ Bi kich của cái ăn và cái ở” thật có lý trong hoàn cảnh này. Văn lão đọc dễ hoang mang, dễ buồn nên tôi không thích lắm, nhưng về chuyện này công nhận lão ấy “Trăm phần trăm”, khá chính xác.
Sau này, tôi cứ lấy làm ngạc nhiên sao bấy giờ mình sống đơn giản sơ sài đến thế?
Nhưng người ta không phải lúc nào cũng có quyền sắp xếp, đòi hỏi lối sống, sở thích cho riêng mình, theo ý mình.
Còn hoàn cảnh, số phận chung, những mặt hạn chế của toàn xã hội.
Còn những đòi hỏi, trách nhiệm trước mắt, hiện tại thiết thực gay gắt ràng buộc. Tôi đâu có thế lơ mơ với những cái đó được?
Nếu lúc đó quá đà, say sưa thơ phú, “đàn ca sáo thổi” như bây giờ, chả biết cuộc sống của tôi đã đi tới đâu?
Cũng may thời đó chưa có intenet, chưa có nhiều loại báo chí, sách vở dễ làm người ta rối trí như bây giờ nên không bị phân tâm, không mất thời gian nhiều về những cái chả liên quan, hoặc chỉ liên quan rất ít đến mình.
Tôi cam phận sống theo hoàn cảnh, lao động đến kiệt sức, làm không tiếc sức,  chẳng nề hà việc gì.
Lạ một nỗi thời bấy giờ ai cũng khen tôi chăm chỉ làm ăn, có đầu óc tính toán, biết chia sẻ với mọi người và đặc biệt có uy tín trong làng.
Mẹ tôi cười móm mém, bà cụ có vẻ vui. Tuổi già có người để yên tâm trông cậy, hay tôi đã thay tâm đổi tính?
Tôi đã là một tôi khác, chẳng giống “tôi” ngày nào. Một cái tôi ích kỷ, chỉ biết đến nguyện vọng sở thích của riêng mình, quên mất bổn phận của kẻ làm con, làm một người thường!
Sau này  nhớ lại, tôi nghĩ có lẽ cái làm cho cụ vui có lẽ là cả hai.
**
Một buổi tối, Bình Nam đến nhà chơi. Tôi lấy làm lạ, bởi chúng tôi không thân lắm. Chỉ một đôi lần ghé quán gã mua vài thứ lặt vặt, như đá lửa, thuốc hút hay  kim chỉ gì đấy. Điều kiện của tôi lúc đó phở là thứ ẩm thực đặc biệt, một thứ xa xỉ, nên thú thực phở quán gã có ngon hay không tôi hoàn toàn không để ý.
Hơn nữa, chả ai ngồi quán ăn phở ngay gần nhà. Người ta chỉ dùng đến nó khi đi xa, lỡ độ đường. Đấy là suy nghĩ về phở thời bấy giờ của tôi!
Cần phải nói ngay để bạn đọc đỡ thắc mắc, hồi đó mọi người chưa có thói quen kéo nhau rồng rắn ăn sáng đông như bây giờ. Đa phần “bạch định” chờ đến bữa trưa cho nó thật ngấu đói ăn cho ngon miệng.
Nhà nào kha khá thì cơm rang, cháo trắng thế là  ổn văn định, lịch sự lắm rồi!
Đấy là lý do tại làm sao tôi có phần ngạc nhiên khi gã đến.
Gã không nói tôi cũng biết gã luôn bận, luôn chân luôn tay. Chán cảnh bãi vàng nhốn nháo suýt mất mạng vì chốn quân hồi vô phèng hỗn tạp, từ ngày mở quán phở gã gần như không đi đâu.  Ban ngày quán gã đặc biệt vắng. Họa lâu mới có tay buôn trâu ghé vào. Lão ta buộc con trâu mới tậu ngay mé bờ sông trước cửa quán. Tay bê bát phở nhưng mắt không rời khỏi hướng đó. Không nói thì ai cũng biết đây là loại người khôn như rận,  chả sơ hở, chả chịu mất không cái gì bao giờ. Người vùng tôi có câu: “ Lái trâu lái lợn, lái bè – Trong ba thằng ấy chớ nghe thằng nào”. Hoặc một đám sơn tràng nào đấy  ở dưới xuôi lên khai thác lâm sản, làm nứa “tiêu chuẩn”.. Những ông khách như thế,  số đông là người có hoàn cảnh, ăn tiêu cực kỳ dè xẻn. Có vào quán chủ yếu chỉ mua bát canh ăn với cơm nắm mang theo.
Tóm lại doanh thu ban ngày quán nhà gã không  đáng kể. Nó chỉ sôi động từ lúc chạng vạng tối cho đến lúc về đêm. Khi các bửng làm vàng nghỉ “ca chiều”, chuẩn bị cho canh buổi tối. Hay  các con bạc tụ họp nhau chuẩn bị “sới”.
Cái chợ quê miền núi ban ngày như người ngủ gà ngủ gật, về đêm tỉnh táo, sôi động lạ thường. Đèn đuốc một vùng sáng choang.
Chưa có điện lưới nhưng đèn măng sông cũng đủ sáng  lóa một vùng. Những cái cát sét  thi nhau véo von những bài hát một thời người ta chỉ hát thầm. ( Không ít người phải đi tù vì thứ nhạc vàng  “ủy mị” đó).
Nhưng vào thời thiên hạ nổi cộm, có vấn đề này, những thứ cấm đoán vớ vẩn đó  như có phép lạ, tự dưng biến đi đâu mất, hầu như chả ai quan tâm.
Đáng lẽ giờ này  Bình Nam phải ở nhà coi quán , sao lại đến đây?
Tôi không phải chờ lâu, gã vào đề ngay và luôn:
- Chú mày ra quân, về nhà làm ăn “binh tình” thế nào? – Đây là khẩu khí riêng của gã. Đáng lẽ hỏi “tình hình” thì lão chơi luôn bằng “binh tình”  theo lối dân dã, chợ búa.
- Thì cũng có “binh tình” gì đâu. Em dọn dẹp lại nhà cửa vườn ải mấy năm đi vắng còn mọi sự tính sau. Với lại cũng chưa tính ra cái gì nữa.
Gã cười ngất:
- Làm cái thằng đàn ông không biết tính việc nhớn cho vợ con được nhờ còn ra thể thống gì nữa? Không biết cướp lấy cơ hội chả thể nên người được!
- Cơ hội gì cơ? – Tôi không hiểu?
- Chú có thấy trên lâm trường người ta đang khai thác đồng loạt mỡ bồ đề không?
Cái này thì tôi có biết. Cũng chặt ngọn, cành bồ đề, tận dụng mọi  thứ lâm trường không dùng đến, kết thành mảng mang về bến  thị xã bán. Nhưng người khôn của khó, nằm đợi chờ hàng ngày giời mà bán chả được bao tiền, nên tôi bỏ.
- Không phải vậy! – Gã phẩy tay – Tớ nói là đất rừng. Cây chặt đi rồi có nhanh phải hai năm mới trồng mới lại được. Sao ta không tranh thủ trồng lấy vài vụ đỗ tương. Khi cây khép tán rồi, mình đã có vốn xoay ra việc khác. Tớ đang bán quán còn muốn làm nữa là chú em. Vốn liếng không cần nhiều mà lại “dễ ăn” sao không làm?
Rồi gã vẽ cho tôi cái sơ đồ của cách làm ăn mới, tôi chưa gặp bao giờ. Chỉ cần phát, đốt, dọn dẹp, chọc hố, thả hạt vào..Trên dưới trăm ngày là có vài tấn đỗ.
Con số tấn đỗ khi ấy ngang bằng tài sản của người có máu mặt trước nay trong vùng. Nghe qua đã thấy ham!
Sở dĩ gã tìm gặp tôi là do cách làm ấy có một chỗ khó, đấy là: Nhân lực! Gã không tính, hoặc biết tính cũng không được nên không đặt vấn đề tôi làm thuê cho mình. Gã cần tôi ở chỗ khác. Gã muốn nhờ tôi về quê tôi ở dưới xuôi, đón người lên cho gã. Tất nhiên giữa tôi và gã phải có một điều kiện. Gã sẽ lo đất cho tôi để cùng làm, vốn liếng nếu thiếu gã sẽ hỗ trợ..
Tôi và gã trở nên thân tình từ sau đận “phối kết hợp” nọ! Mặc dù sau đấy  gã làm tôi khá thất vọng và bất ngờ. Đám đất gã bảo “lo” cho tôi hóa ra của một người người khác. Ông ta phải mất nhiều công sức luồn lọt các cửa mới có được nó. Việc tôi “nhảy dù” đưa người vào làm  giữa đám nương của người ta chút nữa đôi bên xảy ra xung đột. May mà mẹ tôi những năm tôi xa nhà có bận giúp vợ con ông ta chút tiền mọn cho người đi nằm bệnh viện. Một phần nữa, tôi là lính vừa ở chốt về. Đến cái sống cái chết nơi mũi tên hòn đạn, những thằng như tôi còn không màng, người ở hậu phương lẽ nào không có chút lương tâm, nhân nhượng? Tôi không phải kiêu binh, công thần gì, sau vụ ấy mỗi lần gặp mấy người này, tôi vẫn cứ thấy áy náy trong lòng.
Bình Nam sau đấy  xoa dịu tôi bằng một trận rượu ở quán phở nhà gã.  Phải công nhận món phở nhà gã “chất”. Có khi còn ngon hơn phở Nam Định  một lần đã lâu, về quê tôi được ăn. Nhưng không phải chỉ có thế.
Tôi đâu phải kẻ cứ có miếng ăn là quên hết mọi sự trên đời?  Điều này Thanh Nam hiểu. Ngoài bữa rượu miễn phí thịnh soạn ấy ra, gã giúp tôi mấy chục cân đỗ giống, là thứ cực kỳ hiếm vào thời bấy giờ. Chỉ quý và nể nhau như thế nào người ta mới làm như thế. Ngay như đến hỏi mua, người bình thường, không thân thiết chưa chắc đã có ai bán cho ai vì nó cực đắt và quá hiếm. Một giống đậu quý , mới nhập lần đầu ở vùng này, chưa có bán đại trà như sau này. Hơn nữa, sâu đấy vụ tranh chấp đất cát kết cục cũng khá thuận lợi, tôi quên dần sự gạt gẫm của gã về miếng đất qua lời hẹn hứa với nhau!
Cách nhà  Bình Nam mấy nhà là nhà Bình Hoa, một chỗ  gần như chí thiết. Thân nhau nhất thị tứ này hồi đó. Quan hệ bạn bè giữa đôi bên ban đầu là do hai cô vợ từ thủa còn bắt chấy,  chơi ô ăn quan.
Lúc đầu  tôi rất khó hiểu vì sao họ lại chơi và thân thiết với nhau như vậy. Nhà Bình Hoa vợ bán tạp hóa, chồng sửa xe, nghề nghiệp giữa hai bên  khác nhau rất nhiều. Tính cách lại càng khác. Bình Nam sành sỏi, khôn ranh như rận. Bình Hoa tính thô vụng, cục cằn, bụng phưỡn, ngón tay to như quả chuối. Chả nói cũng biết ngay là người lỗ mãng cục mịch. Vợ chồng Bình Nam như đôi đũa ngọc nếu đem so với vợ chồng Bình Hoa. Chồng cao ráo, trắng trẻo, vợ xinh xắn, đôi mắt sắc lẻm, hai bên má hai lúm đồng tiền, tóc dài chấm gót. Nhà Bình Hoa  chồng cun cũn một mẩu, tướng ngũ đoản, mắt trắng, môi thâm. Vợ da mặt sần sùi như bị sơn ăn dở, răng cái nào cái nấy to như răng ngựa, môi dày trễu ra.
Sau này tôi hiểu tình bạn khác với tình yêu ở chỗ không quá trọng hình thức bề ngoài. Có khi người ta còn lợi dụng luôn tính đối ngược để tôn bản thân. Không thiếu những cô nàng duyên dáng kết bạn với các cô xấu xí thô vụng như để làm nền cho mình.
Nhưng tất cả những cái đó cũng chưa phải là chất keo gắn kết quan hệ đôi bên. Cái chính hai cô Hoa này học với nhau từ ngày còn vỡ lòng. Cả hai đều  có gia đình khá giả nhờ các ông bố một thời có máu mặt trong vùng. Họ chơi với nhau như sự lựa chọn của từng lớp người, một kiểu mặc định dù chưa ai hề nói ra. Đó là có chung hoàn cảnh.
Chuyện chỉ có thế đã không có gì đáng nói. Ngoài chỗ Bình Hoa với tôi là chỗ anh em họ hàng xa. Vợ chồng Bình kia cũng không có quan hệ gì đặc biệt. Tôi sẽ chẳng hơi đâu để ý đến  họ làm gì.
Cũng là chuyện người giữa muôn vạn, muôn triệu người. Nếu không xảy ra một chuyện sau đó ít lâu..
***
Một buổi tối vợ chồng Bình Hoa đến tôi chơi. Nhìn sắc mặt hai người tôi đoán chắc đã xảy ra chuyện gì ghê gớm lắm. Vì là chỗ người nhà, tôi là người nhà Bình Hoa muốn dãi bày đầu tiên. Chuyện này cả hai chưa hề nói với ai.
- Em không ngờ bạn bè với nhau mà chúng nó khốn nạn thế?
- Chuyện gì thím cứ thong thả nói..
Anh chồng vội xen ngang:
- Cũng chẳng có chuyện gì đâu. Vợ chồng em có ít tiền hàng để trong tủ mãi tận trong buồng.. Chiều nay đi bà ngoại về, giở đến không cánh mà bay.. Nếu người ngoài không ai biết chỗ em để tiền như thế..
Rồi anh cu chàng kể: Tuy là có tủ đứng nhưng bọn em không cất tiền ở đấy. Em để trong vạt áo bông cũ rách  buộc lại treo trên vách khá cao. Nếu người ngoài chả ai nghĩ tiền cất như thế.
- Thế chú thím có nghi cho ai không?
- Một mất mười ngờ, nghi thì nói làm gì. Em vào bà thầy mới nổi ở trên đồng cạn. Bà này nói chắc như đinh đóng cột đúng là chỉ có vợ chồng nhà này..  Gã còn mô tả có dấu vết từ bờ sông lên, khóa bị bẻ như thế nào. Phải là chỗ thân thuộc mới biết đường đi lối lại kỹ như thế. Rõ ràng là trộm ngày mà không có ai biết vì lối bờ sông lên khuất chả ai để ý.. Bác bảo có nên đưa ra công an không?
- Cái này thì tùy chú thím. Có đưa ra công an chưa chắc đã giải quyết được. Ngoài sự nghi ngờ ra, chú thím lấy gì làm bằng chứng để họ giải quyết?
Cả hai nín lặng một lúc. Vợ Bình bảo:
- Dạo này nhà đấy chồng cờ bạc trở lại, có khi lúc thua bạc làm liều bác ạ!
Chồng gắt:
- Tôi đã bảo cô bao nhiêu lần, bạn thân thì bạn thân. Đến chơi ngồi bàn uống nước. Lại giở chứng tỉa lông mày, lông nách đưa nhau vào buồng, nó mới để ý đến..
Đằng nào sự việc cũng xảy ra rồi, có cãi nhau cũng thành vô ích, tôi bảo cả hai tìm cách giải quyết sao cho khéo, không cẩn thận vừa mất tiền vừa mất bạn.
Vợ chồng Bình Hoa không nói gì, mặt cứ xị ra.

Trưa hôm ấy có cuộc khẩu chiến kịch liệt, suýt nữa xảy ra đánh nhau to. Không còn thiếu lời nào hai bên không văng ra để chửi rủa, nguyền nải nhau. Bình Nam vác con dao phở mặt đỏ tía tai vì xấu hổ, mất thể diện. Bình Hoa cũng mang cái búa ra. Nếu không có chính quyền đến can thiệp đã xảy ra lớn chuyện.
Tôi là người ở giữa, không biết khuyên giải hai bên thế nào?  Cuộc ẩu đả mới chỉ chấm dứt  tạm thời vì có người can thiệp. Nhưng chắc chắn còn chưa xong. Một đằng của đau con xót, lại nghe bà thầy nói như gọi tên người lấy, làm sao chịu ở yên cho được? Một bên chưa rõ có ăn cắp hay không, mất thể diện trước hàng phố thế này làm sao chịu được.
- Không bắt tận tay, day tận trán, động đến bà, bà gang họng ra.. – Tôi thật bất ngờ vẻ đanh đá, cá cày của Nam vợ Bình. Ngày thường tôi vẫn gặp một chị Nam dịu dàng, duyên dáng, cười nói thùy mị lắm cơ mà?
- Thôi được rồi, mày ăn của con bà không ngon đâu. Bà sẽ có cách làm cho nhà mày tán gia bại sản, lìa lọi nhau, không bao giờ ngóc đầu lên được!
Tôi cũng bất ngờ không kém khi nghe lời này của Hoa vợ Bình. Đứa em dâu họ, ngày thường lì lì ít nói. Vậy mà khi cần đấu mỏ, đâu có kém phần chanh chua? Nghĩ bụng chắc nó tức mình nói vậy chứ “trộm nhảy qua rào” rồi, làm gì được nữa, chẳng qua nói cho hả giận.
Cho mãi đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu chuyện nó thuê ông thầy phù thủy nào đó “chài” người lấy cắp số tiền của nó là thực hay không?
Đó là thời kỳ nhiều thứ mung lung, huyễn hoặc, biểu hiện tâm lý bế tắc của nhiều người. Đất nước đặt trong tình huống vô cùng khó khăn, bị cấm vận, chiến trang tâm lý, phá hoại nhiều mặt. Nhiều người đến nay không nhớ được bằng cách nào mình đã sống qua một thời như thế.
Tệ mê tín dị đoan một thời hầu như đã không còn tồn tại. Thày bà các loại bị đưa đi học tập, cải tạo vì nó trái với đạo đức xã hộị mới của nền chuyên chính đang được xây dựng trên đất nước này, lại có dịp nảy nở.
Đứa em dâu tôi tức vợ Bình Hoa có lần nói với tôi:
- Em quyết rồi. Có ông thầy hay lắm ở trên Chiêm Hái giỏi lắm. Chỉ cần nộp lễ cho ông ấy hai chỉ vàng là vợ chồng thằng khốn này biết mặt!
Tôi không tin ở chuyện này lắm. Mà giả dụ có ông thầy  giỏi như thế cũng không nên làm. Người ta xuôi ngược trong đời cốt làm việc thiện. Làm việc ác tất nhiên không tránh sao khỏi quả báo, đó là nói theo duy tâm. Làm hại người khác thì mình được cái gì? Và tất nhiên quả báo trước sau gì rồi cũng tới.
- Nhưng em tức lắm. Quên thì thôi, nhớ đến là không ăn không ngủ được.
Nó còn diễn giải cách thức cho tôi lề lối  bùa bèn như thế nào. “Chỉ cần vợ chồng nhà kia sờ tay vào một tờ tiền ông thầy kia đã làm phép là hiệu nghiệm ngay ”. Việc ấy không khó. Ở gần nhà nhau bày ra một tình huống, việc này quá đơn giản. Có ai trông thấy tiền mà không nhặt bao giờ?
Ngày tháng qua đi, chuyện xích mích hai bên như bát nước nóng nguội dần, chả ai nghĩ họ đã từng xô xát. Tôi cũng quên luôn câu chuyện về dự định thày thợ trấn yểm của vợ chồng Bình Hoa. Nếu quả thực có ông thầy như thế trên đời này chẳng có việc gì người ta không làm được. Chả cần mất công mất sức quá nhiều để trả thù trả oán không biết bao nhiêu chuyện còn to tát, tày đình!
Nhưng rồi có những việc không tin cũng khó..
Vợ chồng nhà Bình Nam đang làm ăn lên ầm ầm, xây được nhà, mua xe máy mới, bỗng nhiên có chuyện. 
Một buổi tối dân quân du kích, công an xã dẫn bên làng Chài về một xâu người. Một xới bạc khá lớn vừa bị triệt phá. Bình Nam sau đó đi tù hơn một năm. Cô vợ bán thuốc phiện lẻ cũng bị người ta cáo. Thứ hàng đó đến lúc này đã bị cấm đoán, không công khai như trước. Chồng đi tù chưa về thì vợ đi tiếp. Hai đứa con phải gửi cho ông bà ngoại nuôi. Quán phở cũng đóng cửa.
Chả biết sau đấy chạy chọt thế nào, hay xét hoàn cảnh con nhỏ người ta chị vợ về. Quán lại mở, nhưng gần như không có mấy  khách.
Xung đột biên giới đã đến lúc chấm dứt. Tự dưng những bãi vàng trên sông cũng chấm dứt theo. Bao nhiêu bè mảng, lều quán dựng trên bờ sông như có phép lạ, biến đi đâu mất. Chiến loạn và tệ nạn như cặp bài trùng, yên hàn trở lại, tệ nạn tự nhiên biến mất. Những vụ trộm cắp, đâm chém trong vùng cũng giảm dần. Bình Hoa thôi sửa xe đạp nhận chức phó công an xã. Còn Bình Nam ra trại đã trở thành con người khác.
Không thiếu trường hợp người đi cải tạo về lại dễ vi phạm, hư hỏng, tệ hơn hồi chưa đi. Bình Nam thuộc hạng như thế.
Gã mang cái đầu trọc lốc và tính cộc cằn theo kiểu anh chị về khu chợ này. Vợ chồng gã không mấy khi yên ổn, bát đĩa thường xuyên bay ra đường, nồi chảo không cái nào không có vết dao.. Gã ghen vợ vì nghe người ta đồn hồi gã ở trong trại vợ gã hay qua lại với mấy anh trạm thuế vụ.
Làm nghề buôn bán, gặp gỡ thuế vụ là chuyện đương nhiên, bình thường,  ai không phải làm?
Nhưng gã không tin. Gã bảo hồi gã ở nhà, cứ đến tháng người sở thuế sẽ đến tận quán thu, chứ không đêm hôm, tối tăm đi đóng thuế bao giờ?
Vợ gã gầy dộc đi. Gã mượn rượu giải sầu. Thói quen hút hít ngày ở bãi vàng đã bỏ từ lâu giờ trở lại. Vợ gã khuyên giải thế nào cũng không được , đành làm đơn ra tòa..


Lâu lâu tôi vẫn gặp chị ta ở nhà Bình Hoa. Giữa hai cô ả đã quên chuyện cũ. Nhưng Bình chồng Nam thì không bao giờ đến nhà Bình Hoa nữa.
Nam cất cái quán giải khát nhỏ gần cuối chợ. Cái chợ đồng rừng đã có diện mạo của một thị tứ đang hình thành với đủ sự phong phú và phức tạp riêng của nó. Mất dần đi vẻ mộc mạc, chân chất, thô ráp của vùng quê vốn tách biệt với cuộc sống bên ngoài.
Quán giải khát của Nam khách tương đối đông. Cô bán thêm ăn sáng rồi làm thêm hàng cơm.  Có một gã trong làng chết vợ giỏi nghề giết mổ thường hay ra phụ giúp. Gã này chân tay to, nhưng tính hà tiện không mấy người ưa.
Chả hiểu thế nào một thời gian Nam mang lòng, để ý đến gã. Thôi thì “rổ rá cạp lại” chuyện chẳng đáng nói.
Nó như vạn sự vô lý, có lí, ngẫu nhiên, tất nhiên vẫn hằng xảy ra nơi thế gian này.
Phụ nữ dang dở một lần, đâu có nhiều lựa chọn?
Đã có lúc tôi thoáng nhớ và nghĩ về chị Nam như vậy..

Tôi đi làm ăn xa. Quê hương không phải không có lúc khó cưu mang nổi đối với một số người.Tôi cũng vậy.
Cái nghề thợ xây của tôi chưa có có đất để phát huy nơi mảnh đất này. Nơi mà  nhà cửa chủ yếu tranh tre nứa lá. Họa hoằn mới có người nghĩ đến chuyện cất nhà tường, ở nhà xây.
Tôi không nghĩ có ngày quê tôi xây nhà lại có dịp rầm rộ, đua nhau đến thế.  
Cách đây mấy năm tôi về qua nhà, thật ngạc nhiên thấy ngôi nhà khá đẹp xây ở khu chợ. Lại chính là nhà Bình Hoa, em họ tôi. Nó cứ trách mãi hôm tân gia nhà tôi không có mặt. Thì làm ăn mãi trong miền đông nam bộ, có hay tin tức gì đâu?
Nó khoe bây giờ cuộc sống tạm ổn. Quê tôi đã có điện lưới quốc gia. Ngoài công việc ở ngoài xã, em còn mở thêm dịch vụ bán hàng. Các loại giống má, phân NPK, thuốc trừ sâu.. Những mặt hàng chả lo ế ẩm hay mất giá bao giờ, lãi xuất ổn định. Chỉ phải mỗi cái lo canh cánh bên lòng.. Tôi hỏi chuyện gì?  Ngần ngừ một lúc nó mới nói:
- Không biết nhà em mắc căn bệnh gì? Tự dưng  da mặt cứ nổi từng đám như phát ban. Càng gãi đám nổi sần càng lan rộng. Uống đủ thứ thuốc mà không khỏi. Bảo nó về bệnh viện Hà Nội khám xem sao lại tiếc tiền không muốn đi.
- Hà tiện cái gì không nói, hà tiện với sức khỏe của chính mình sao được? Chú phải cho thím ấy đi khám xem thế nào chứ?
Không biết có phải do câu nói này của tôi hay bệnh đến lúc nặng không cưỡng được nữa, mấy ngày sau gã đưa vợ đi chữa bệnh.
Người nhà xuống thăm, nghe nói vợ Bình Hoa bị ung thư máu, đến giai đoạn cuối.
Đúng là người ta sống ở  đời không dễ dàng  gì. Có thể bao nhiêu cái khó, cái khổ, kiên tâm một chút, có thể vượt qua. Nhưng những thử thách nghiệt ngã của số phận, có cái là không thể.
Trước lúc lâm chung, Hoa Bình nắm chặt tay  Nam, nước mắt lưng chòng:
- Tao đã làm một việc không phải với mày. Lúc đó giận quá mất khôn. Có gì xin mày tha thứ cho tao, tao mới yên lòng nhắm mắt được. Hai đứa con tao nhờ mày trông nom dạy bảo các cháu. Bố nó tao chắc chả “đứng” được lâu, thế nào anh ấy cũng đi bước nữa..Tao sợ chúng nó khổ..
Nam gật đầu,sụt sùi. Đối với người sắp từ bỏ thế gian này, không ai có thể nói dối, phủ nhận bất kỳ sự thật nào. Nếu có thể thì công nhận lầm lỗi của mình, rồi xin tha thứ. Khó quá, không tiện nói thì im lặng. Chị Nam chọn cách thứ hai.
Còn hai đứa con thơ của bạn, chị còn cơ hội chuộc lại sai trái của mình.
Bạn bè với nhau từ thời còn để chỏm, xuôi ngược trong đời bao nhiêu vui buồn, cuộc chia tay của họ làm tôi suy nghĩ khá lâu về mục đích, ý nghĩa trong cuộc đời này. Đôi khi nó không giống như câu ngoài cửa miệng người ta thường nói với nhau. Nó nằm ở sự im lặng.
Nó ở rất gần và cũng rất xa trong cuộc sống này!


==========================

Phần nhận xét hiển thị trên trang