Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Mỹ bác đề nghị của TQ về các đảo có tranh chấp ở Biển Đông


03-05-2015
Hoa Kỳ hôm thứ sáu nhanh chóng bác bỏ đề nghị của một giới chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc là có thể sử dụng những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông cho các hoạt động cứu hộ, cứu trợ quốc tế.
Bắc Kinh hồi gần đây bị nhiều nước Đông Nam Á và các nước Tây phương chỉ trích về những công trình xây dựng, kể cả sân bay, trên những hòn đảo ở Biển Đông mà Việt Nam và Philippines cũng có yêu sách chủ quyền.

Một thông cáo trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, trình bày đề nghị đó với người tương nhiệm phía Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, trong một cuộc thảo luận qua đường truyền video hôm 29 tháng Tư.
Thông cáo cho biết ông Ngô Thắng Lợi nói hoạt động lấp biển lấy đất của Trung Quốc tại những hòn đảo có tranh chấp “sẽ không đe dọa quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang của phi cơ” và sẽ nâng cao khả năng dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu hộ trên biển và những hoạt động công ích khác, và góp phần bảo vệ an ninh hải dương quốc tế.
Ông Ngô nói thêm “Chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ và các quốc gia liên hệ sử dụng những cơ sở này, khi điều kiện chín muồi, để tiến hành hợp tác cứu hộ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.”
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nói rằng Washington không chấp nhận đề nghị đó.
Ông với với báo chí rằng “Xây dựng các cơ sở trên đất đai được cải tạo tại những khu vực có tranh chấp sẽ không đóng góp cho hoà bình và ổn định của khu vực; ngay cả trong trường hợp, như một số giới chức Trung Quốc nói, các cơ sở đó được dùng cho những mục đích dân sự để ứng phó với tai hoạ.” Ông nói thêm rằng “Nếu có ý muốn giảm thiểu căng thẳng, Trung Quốc có thể chủ động giảm thiểu căng thẳng bằng cách thực hiện những biện pháp cụ thể để ngưng hoạt động lấp biển lấy đất.”
Ông Rathke còn nói rằng Bắc Kinh “nên làm việc với những cơ chế đa phương hiện có cho hoạt động cứu trợ” như cơ chế của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Thứ hai vừa qua, hiệp hội này đưa ra một thông cáo tại hội nghị thượng đỉnh ở Malaysia để bày tỏ “sự quan tâm sâu sắc” về những công trình xây dựng của Trung Quốc trên các hòn đảo có tranh chấp.
Bắc Kinh nhất mực nói rằng họ có chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong lúc Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có yêu sách chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với vùng biển này.
Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc, AFP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguy hieemt thế mà sao truyền thông nhà nước chưa thông báo cho người dân?

Giàn khoan mới vào Biển Đông nguy hiểm hơn Hải Dương 981

(Khoa học) - Ngày 30/4, Trung Quốc tuyên bố giàn khoan COSLProspector chính thức rời thành phố Yên Đài lên đường tới Biển Đông.

Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL-China Oilfield Services Ltd.) và là giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ hai Bắc Kinh điều tới Biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981.
Hiện đại hơn giàn khoan Hải Dương 981
Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL) đã nhận giàn khoan bán nổi COSLProspector (Hưng Vượng) này vào ngày  19/11/2014.
Giàn khoan COSLProspector được trang bị các công nghệ tiên tiến - trong đó có hệ thống định vị động (DP3), biến tần thông minh và rã đông tự động, với hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
Hệ thống định vị động DP3 được lắp đặt trên giàn khoan COSLProspector đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của Na Uy và Trung Quốc.
Giàn khoan COSLProspector được trang bị hệ thống định vị động (DP3) và hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
Giàn khoan COSLProspector được trang bị hệ thống định vị động (DP3) và hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
So với các giàn khoan nửa nổi nửa chìm khác đã được bàn giao trước đó như COSLPioneer, COSLPromoter, COSLInnovator, giàn khoan COSLProspector có thể hoạt động trong môi trường băng giá. Nó có thể hoạt động hầu như khắp mọi nơi thế giới, trừ những khu vực có nhiệt độ dưới -20 độ C.
Giàn khoan COSLProspector đã trải qua tất cả các xét nghiệm và điều chỉnh cần thiết. Giàn khoan này được thiết kế để hoạt động khoan nước sâu ở Biển Đông trong nửa đầu năm 2015.
Giàn khoan COSLProspector hiện đại hơn Hải Dương 981 vì nó được trang bị hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới với hệ thống định vị động có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong bão cấp 12 ở Biển Đông.
COSLProspector là giàn khoan bán nổi thứ 7 do CIMC Raffles chế tạo. Hãng CIMC Raffles hiện đang đóng tiếp bốn giàn khoan bán nổi nữa và tất cả đều đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Giàn khoan này hoạt động ở độ sâu tối đa 1.500 m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu 5.000 tấn.
Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài do công dân Singapore 
Brian Chang sáng lập, nhưng bị Trung Quốc thâu tóm năm 1993.
Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài do công dân Singapore Brian Chang sáng lập, nhưng bị Trung Quốc thâu tóm năm 1993.
Về hãng đóng tàu CIMC Raffles Yên Đài
CIMC Raffles Yên Đài là một hãng đóng tàu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đại lục. Hãng đóng tàu này hiện do  CIMC Raffles Offshore Ltd điều hành.
Năm 1994, công dân Singapore Brian Chang đã thành lập Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài nằm gần Nhật Bản và Hàn Quốc, một khu vực chiếm tới 80% công suất đóng tàu của toàn thế giới. Đây là hãng đóng tàu duy nhất ở Trung Quốc do người nước ngoài chiếm đa số cổ phần.
Tháng 3/2013, CIMC đã mua hết số cổ phần còn lại của CIMC Raffles Yên Đài và biến nó thành công ty con của  CIMC Offshore Holdings Co. Ltd.
Giàn khoan này từ khi ký hợp đồng đóng đến khi bàn giao chỉ mất có 35 tháng. Công ty CIMC Raffles có 9 giàn khoan nước sâu nửa chìm đã được đưa đến các vùng biển trên thế giới như Bắc Hải, Brazil, vịnh Mexico, Tây Phi để hoạt động.
Phó Tổng giám đốc CIMC Raffles là Vu Á cho rằng, giàn khoan COSLProspector gia nhập “tàu chủ lực” nước sâu cho thấy Yên Đài hoàn toàn có khả năng cung cấp giàn khoan nước sâu với số lượng lớn cho ngành dầu khí Trung Quốc.
Thông số kỹ thuật:
Dài: 104,5m; Rộng: 70,5m; Cao: 37,5m. Hoạt động ở vùng biển sâu đến 1.500m. Khoan sâu tối đa:  7.600m. Hoạt động ở nhiệt độ thấp nhất:  -20 độ C. Tải trọng sàn tối đa: 5000 tấn. Số nhân viên là việc trên giàn khoan: 130 người.
Đỗ Phong (Tổng hợp KT, NLĐ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghỉ ngay và ..luôn!

Số người chết vì TNGT tăng đột biến trong ngày nghỉ lễ thứ 5

Dân trí Cục Cảnh sát giao thông (C67) - Bộ Công an cho biết, hôm nay (2/5) là ngày nghỉ lễ thứ 5, có tới 41 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT). Đây là ngày có số người chết vì TNGT cao nhất kể từ đầu đợt nghỉ lễ và tăng gần gấp 2 lần ngày thường.

Theo thống kê của C67, trên cả nước xảy ra 49 vụ, làm chết 41 người, bị thương 43 người; trong đó tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 45 vụ, làm chết 37 người, bị thương 43 người; đường thuỷ xảy ra 4 vụ, làm chết 4 người; đường sắt không xảy ra tai nạn.
Như vậy, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 28/4-2/5), trên toàn quốc đã xảy ra 212 vụ, làm chết 132 người, bị thương 152 người, mất tích 3 người. Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 46.520 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; nộp kho bạc Nhà nước 15 tỷ 124,658 triệu đồng; tạm giữ 167 xe ô tô, 5.917 xe mô tô, tước 1.352 giấy phép lái xe.
Số người chết vì TNGT tăng đột biến trong ngày nghỉ lễ thứ 5
Vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Đà Nẵng hôm 29/4 khiến 6 người thiệt mạng (ảnh: Khánh Hồng)
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày 2/5, đường dây nóng của Ủy ban nhận được hơn 40 cuộc gọi phản ánh về tình trạng nhồi nhét khách, thu tiền quá giá vé quy định, vượt quá tốc độ quy định, tập trung chủ yếu các tuyến từ Thanh Hóa - Hà Nội. Sau khi nhận được thông tin, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý hành vi chở quá số người quy định theo thông tin được phản ánh.
Bắt đầu từ ngày 1/5, lượng người đón tàu, xe từ các địa điểm du lịch, nghỉ mát trở về các đô thị lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) sau kỳ nghỉ dài bắt đầu tăng mạnh. Tại Đà Nẵng, từ trưa ngày 1/5 đến ngày hôm nay, số lượng hành khách đổ về quá lớn khiến ga Đà Nẵng chật kín. Do quá tải về số lượng, ghế cho hành khách ngồi không đủ nên hàng trăm người chờ tàu vào TPHCM phải đứng, ngồi dưới nền, trong khi vé tàu đi về các tỉnh trong ngày phần lớn đã bán hết, chỉ còn ghế phụ.
Tại Bến xe Trung tâm Đà Nẵng, hàng trăm người cũng chen nhau mua vé đi các tỉnh. Những tuyến đi gần như Huế, Núi Thành… đã hết vé, một số nhà xe còn nhồi nhét thêm khách. Tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát (Hà Nội), người dân từ các tỉnh thành đổ về Thủ đô làm việc sau những ngày nghỉ lễ đang tăng lên.
Tại Thanh Hóa, từ ngày 30/4 đến nay do số lượng người dân đến và đi từ bãi biển Sầm Sơn quá lớn đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường chính dẫn ra bãi biển. Mặc dù tại các ngã ba, ngã tư trên tuyến đường Lê Lợi đều có cảnh sát giao thông phân luồng, ngăn chặn tình trạng tắc đường nhưng do dòng người và phương tiện đến biển Sầm Sơn quá đông, người điều khiển phương tiện giao thông chen lấn, không tuân thủ luật giao thông khiến trục đường chính dẫn xuống biển Sầm Sơn vẫn xảy ra ùn tắc.
Ngày mai (3/5) là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, dự báo sẽ là ngày cao điểm hành khách trở về các thành phố lớn làm việc, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu các lực lượng chức năng mà chủ chốt là lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông cần tăng cường quản lý các hoạt động vận tải đặc biệt là vận tải hành khách, kiểm soát chặt chẽ xe xuất bến, bảo đảm không có xe khách chở quá số người quy định xuất bến, không có hiện tượng thu vé quá quy định.
Cùng với đó, lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với thanh tra giao thông tăng cường ứng trực, tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông trọng điểm dẫn vào Hà Nội và TPHCM, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông; lực lượng cứu hộ giao thông tăng cường ứng trực, giải quyết kịp thời các sự cố giao thông xảy ra trên đường bảo đảm không để xảy ra các tình huống ùn tắc kéo dài; các bến xe cần phải có các phương án tổ chức giao thông, bố trí nhân lực phối hợp với lực lượng công an, thanh tra giao thông và các lực lượng khác kiểm tra, kiểm soát bảo đảm người dân đi lại an toàn khi quay trở lại thành phố làm việc.
C.N.Q

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điếu Cày trên VTV: Lỗi nhỏ như con thỏ nhưng bảo cố tình thì em ra ruộng.

ĐIẾU CÀY "VÔ TÌNH" XUẤT HIỆN TRÊN VTV1
Trong bản tin chào buổi sáng phát ngày 2/5 của VTV1 THVN có xuất hiện hình ảnh Điếu cày ngồi cạnh tổng thống Obama từ 0.43 đến 1.12 .Tuy nhiên xướng ngôn viên của đài đang nói về tin vụ Baltimore ở Mỹ , thì cảnh Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ngồi cạnh TT Obama trong Toà Bạch Ốc hiện lên màn hình TV . Đây là lỗi rất nghiêm trọng và chắc chắn vụ này sẽ được xử lý trách nhiệm của nhà đài. Còn nhớ hồi nhà báo Trần Uy cũng cũng có vụ tương tự,tuy có khác về lỗi nhưng bản chất là giống nhau. Như vậy đây là một lỗi rất lớn cho dù cố ý hay vô ý đều cũng là thể hiện một nhân thức chính trị rất đáng phải suy ngẫm  
Hoặc xem trọn gói trên chương trình "Chào buổi sáng" sáng ngày 2/5 tại đây :
http://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv1/chao-buoi-sang-0.htm
Theo: Blogcanhsat4sao

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài của đồng chí tò tí te đăng trên"DÂN LẦM THAN" blog:

CHIÊU BÀI CỦA OBAMA VÀ NHÀ TRẮNG TRONG CUỘC GẶP GỠ VỚI BLOGGER ĐIẾU CÀY



Sáng ngày 1/5/2015 vừa qua, nhân ngày Tự do báo chí thế giới (3/5), Nhà trắng đã tổ chức gặp gỡ với các nhà báo / blogger. Cuộc gặp gỡ với sự có mặt của Tổng Thống Obama cùng ba nhà báo là anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải (Việt Nam), Simegnish 'Lily' Mengesha (Ethiopia), Fatima Tlisova (Nga).
Chưa phải nói đến nội dung cuộc gặp gỡ là gì, nhưng khi “tóm” được một vài hình ảnh, clip về cuộc tiếp xúc nêu trên thì ngày lập tức trên các trang mạng, Blog lề trái dậy sóng lên một trào lưu ủng hộ, cổ súy và tung hô Hải “điếu cày” lên tận trời xanh. Hàng loạt các trang Blog của Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Bắc Truyển, Hoàng Dũng, Mai Tú Ân, Lê Minh Nguyệt… đồng loạt đăng link, video về cuộc gặp gỡ này. Không những thế, đi kèm với đó là những bài viết tung hô, cổ súy Nguyễn Văn Hải hết sức mạnh mẽ.
Hình ảnh Blog Hải "điếu cày" gặp gỡ Tổng thống Mỹ Obama, ảnh: internet
Về cuộc gặp gỡ này nhiều người sẽ thắc mắc về mục đích của người đứng đầu Nhà Trắng ở đây là gì? Thử hỏi rằng ở Châu lục phía bên kia, Chính phủ Mỹ và Tổng thống Obama có hay rằng về những hành vi vi phạm pháp luật của Hải “điếu cày” hay không?
Khi sắp xếp cuộc gặp gỡ này, chắc chắn rằng phía Nhà Trắng đã có chủ đích từ trước. Khi mà hiện nay, có rất nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, lên án về mức độ vi phạm nhân quyền của Mỹ thì Nhà Trắng và Tổng thống Obama cần phải có cách thức để xoa dịu dư luận ở trong và ngoài nước. Và việc bố trí cuộc gặp gỡ này cũng không nằm ngoài cách thức mà họ đã đặt ra từ trước này.
Còn nhớ cách đây không lâu, , ông Jang Il Hun - Đại sứ Đại diện thường trực Triều Tiên tại Liên hợp quốc trong một cuộc họp báo đã thông qua một bản Tuyên bố lên án việc Washington có kế hoạch tổ chức một cuộc hội thảo về tình hình Triều Tiên. Trong Tuyên bố có đoạn nêu rõ: "Mỹ hoàn toàn không đủ uy tín để nói về tình hình nhân quyền ở các nước khác, vì chính họ là kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới." 
Rồi nữa, còn một số dẫn chứng hết sức sinh động về thực trạng nhân quyền, về tự do báo chí, tự do dân chủ ở Mỹ hiện nay:
Về việc truy sát Julian Assange, người đã tiết lộ tội ác của quân đội và chính phủ Mỹ và nhiều những công dân Mỹ khác: http://www.rcfp.org/…/news…/wikileaks-and-espionage-act-1917
Về quy định của Tòa án nước Mỹ xác định ba loại tài liệu cần kiểm duyệt trước khi xuất bản:
1/ Tài liệu đe dọa an ninh quốc gia;
2/ Tài liệu chứa nội dung tục tĩu;
3/ Tài liệu cổ súy bạo lực hoặc lật đổ chính phủ.
Chính phủ có thể khởi kiện người đăng tải tài liệu kể trên.
Khi tìm hiểu về mục đích thật sự về sự việc của Nhà Trắng và Tổng Thống Obama, nhiều người sẽ giải đáp được thắc mắc về cuộc tiếp xúc này. Và đám dân chủ cuội ở trong nước khoan hãy tung hô, cổ súy cho Hải “điếu cày” khi chưa rõ gốc gác, nguồn cơn của sự việc.

Bình Toti@

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Không phải "Nhất"!

Một vài số liệu thống kê về Việt Nam

Nguyễn Thông
Đây không phải bài của tôi (chủ blog) mà xin từ Facebook của anh Nguyễn Khắc Nhượng. Anh Nhượng là nhà báo, nguyên Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, sếp cũ của tôi nhiều năm. Anh ít nói, nhưng nói - viết ra điều gì đều rất chắc chắn, bởi suy nghĩ và thực hiện luôn cẩn trọng. Tài liệu mà anh có cũng vậy, chính xác, cụ thể lắm.

MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ VIỆT NAM

Dân số:
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới. Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.

Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.

Duyên hải:
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.

Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.

Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.

Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa… 
1. Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.

2. Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.

3. Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.

4. Thu nhập tính theo đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.

5. Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.

6. Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.

7. Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.

Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nước khác?
Đó là câu hỏi nhức nhối đặt ra cho những người giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, cũng là câu hỏi đặt ra đối với mọi người Việt chúng ta.

N.K.N 
(theo Facebook Nguyễn Khắc Nhượng, https://www.facebook.com/nhuong.nguyen.1804/posts/448333878662488:0)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

1 năm sau "giàn khoan 981", chúng ta đã gọi đúng tên một cuộc chiến khác...

Hôm nay (1/5/2015) là tròn 1 năm sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải dương 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trong thời điểm đó, Báo Năng lượng Mới - PetroTimes là tờ báo đầu tiên đưa tin về sự kiện này và sau đó hơn 2 tháng, chúng tôi cũng dự đoán đúng thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan trong "lặng lẽ".
Một năm qua đi, nhắc lại để chúng ta không bao giờ quên, không bao giờ mất cảnh giác với người hàng xóm đầy tham vọng bá quyền. Trong 1 năm qua đi, sự kiện giàn khoan 981 như một giọt nước tràn ly, để chúng ta hiểu và gọi đúng tên hơn bản chất của một cuộc chiến khác.
Bài viết được đăng tải trên chuyên trang Hoàng Sa - Trường Sa và PetroTimes trong thời điểm "biển nóng": 2/8/2014.
Nhiều tháng 7 đã đến và đi trên đất nước ta. Nhưng tháng 7 này có lẽ đặc biệt hơn tất cả, ít nhất là trong 30 năm qua. Đặc biệt là vì lần đầu tiên sau 30 lần tháng 7, các trang báo ra hàng ngày và kênh truyền hình quốc gia công khai nhắc tới cuộc chiến khốc liệt chống quân Trung Quốc xâm lược ở vùng núi biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (từ 1984 – 1988) với đúng bản chất của nó.
Từ trước đến giờ rất nhiều người tưởng rằng cuộc chiến chống trả quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc nước ta chỉ diễn ra từ ngày 17/2/1979 – 18/3/1979, như sự mô tả vắn tắt trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Sự thật hóa ra hào hùng mà cũng bi thương hơn rất nhiều.
Hồ sơ quân sự được mở ra trên các trang thông tin chính thức tại Việt Nam tháng 7/2014 cho thấy, suốt từ đầu năm 1984 – 1988, Trung Quốc lần lượt huy động 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh tràn sang đánh chiếm và bắn phá các vùng đất biên giới phía bắc của Việt Nam, ác liệt nhất là những trận đánh ở huyện Vị Xuyên, dọc theo cả hai phía đông và tây sông Lô, ở phía bắc suối Thanh Thuỷ.
Số đạn pháo mà Trung Quốc đã bắn vào lãnh thổ phía bắc Việt Nam trong hơn năm năm liền là hơn 1,8 triệu quả pháo cối, ngày cao điểm nhất là hơn 60.000 quả! Trong điều kiện địa hình Hà Giang hiểm trở, tiếp tế hậu cần vô cùng khó khăn và tương quan lực lượng chênh lệch, gần 1.200 cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn 356 đã hy sinh để góp phần đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược.
Nói đến sự ác liệt và những mất mát đau thương trong suốt 5 năm ấy, người Việt Nam, kể cả những người trẻ đều có thể chia sẻ với mức độ khác nhau. Nhưng điều mà nhiều người không thể hiểu được là vì sao sự thật về những năm tháng hào hùng và bi thương ấy của đất nước lại có thể được “cất kỹ” trong một thời gian dài đến thế?.
Trong khi, đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, những người lãnh đạo và những người lính năm xưa lại quy tụ về Quảng Trị để thắp nén nhang tri ân đến những liệt sĩ đã nằm lại với đất mẹ. Rồi truyền thông cả nước lại nhắc đến trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 một cách vô tình như khoét sâu vào nỗi đau chia cắt dân tộc.
Còn cuộc chiến Vị Xuyên thì lại đưa tin rất ít.
Mãi cho đến tháng 7/2014, chúng ta mới thấy các phương tiện truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về việc tri ân và tôn vinh những người con quả cảm đã hy sinh vì bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc trong trận chiến Vị Xuyên (Hà Giang) 30 năm về trước. Vì sao có sự thay đổi này?
Thực tế cho thấy, kể từ khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta đã luôn cố gắng để giữ hòa khí với Trung Quốc. Đặt trong bối cảnh sau các vụ xung đột dẫn đến chiến tranh đẫm máu ở biên giới, quan hệ ngoại giao bị cắt đứt trong nhiều năm, hai bên cần trở lại giao hảo bình thường để xây dựng và phát triển. Đó là sách lược phù hợp trước một Trung Quốc luôn lấn tới.
Nhưng… đến tháng 5 năm nay Trung Quốc bất ngờ kéo giàn khoan phi pháp vào vùng biển Việt Nam đã làm người Việt bừng tỉnh. Đến nay dù Trung Quốc đã kéo giàn khoan về nước, nhưng hành động của họ đã tạo ra một vết nứt sâu đậm, làm mất lòng tin chiến lược giữa hai nước.
Rõ ràng, phía Trung Quốc đã không cảm nhận được thông điệp về “lòng tin chiến lược” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La năm ngoái. Do đó, Thủ tướng Việt Nam đã có tuyên bố thể hiện thái độ dứt khoát: “Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Tuyên bố cho thấy thái độ của người Việt Nam trước những việc làm của Trung Quốc, tình hữu nghị lâu năm có thể sụp đổ chóng vánh khi lòng tin không còn.
Và giàn khoan phi pháp của Trung Quốc đã khiến Việt Nam thức tỉnh, truyền thông Việt Nam thẳng thắn nói ra những tội ác mà quân Trung Quốc xâm lược đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, với đúng bản chất của nó, không phải là khơi hận thù mà là để con cháu ta sau này nhớ rằng quan hệ Việt-Trung, dù có tốt đẹp đến mấy thì cũng đã từng xảy ra chiến tranh, xung đột. Nói ra để không bao giờ mất cảnh giác, không bao giờ ngủ quên.
Nói về sự thay đổi này, Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam nhận xét: “Đã có những thay đổi to lớn trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay, đặc biệt sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền như vùng đặc quyền kinh tế, cũng như lãnh hải của mình trên Biển Đông.
Do quan hệ đã thay đổi trước việc Trung Quốc thể hiện rõ “bản chất và dã tâm độc chiếm, thôn tính Biển Đông” mà truyền thông Việt Nam đưa tin về các sự kiện chiến tranh, xung đột trong mấy chục năm qua giữa Trung Quốc với Việt Nam, mà ông gọi là các cuộc chiến chống “quân xâm lược Trung Quốc” đã khác trước ở chỗ “khách quan” và đúng với ‘sự thực lịch sử khách quan’ hơn”.
Thật nguy hiểm khi vì thiếu thông tin (hoặc thông tin hạn chế) mà nhận thức về bạn-thù, thiện-ác, tốt-xấu bị lẫn lộn, thậm chí đảo lộn. Kẻ xâm lược thì phải được gọi đúng tên và phải bị đánh đuổi như quân và dân ta đã làm với quân Trung Quốc 30 năm trước ở biên giới phía bắc. Bành trướng, bá quyền bất chấp quyền và lợi ích của người khác là phi nghĩa, như nhân dân ta và bè bạn trên thế giới đã khẳng định đối với hành động của Trung Quốc trên biển Đông hôm nay.
Không ai muốn có kẻ thù. Nhưng cũng không ai muốn bị sự giả trá đánh lận thù thành bạn. Vấn đề quan trọng nhất là chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mỗi quốc gia phải như thế nào để tạo dựng được lòng tin trước hết đối với các công dân và sau đó với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Trong các chính sách ấy, rất cần có việc nói sự thật về lịch sử đất nước với người trẻ. Nói sự thật lịch sử của đất nước là để người trẻ được trang bị đầy đủ nhận thức về cách ứng xử với các mối quan hệ lớn vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình, bè bạn.
Cảm nhận được niềm xúc động của nhiều bạn trẻ khi đón đọc từng dòng thông tin về sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ trên mặt trận biên giới phía bắc cách đây 30 năm mà bây giờ họ mới biết, càng thêm tin rằng nói sự thật là cách để lớp trẻ ghi nhớ: Không ai, không điều gì có thể được lãng quên trong hành trình Việt Nam đấu tranh dựng xây và gìn giữ giang sơn bờ cõi.
Theo HS-TS


Phần nhận xét hiển thị trên trang