Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Việt Nam: Hết trông đợi 'trái thấp dễ hái'


Bùi Văn - (Theo PLO)
VNN - Cơ hội lớn nhất cho nền kinh tế trong giai đoạn mới, đó là khi cả Chính phủ và doanh nghiệp nhận thấy những thành công dễ dàng không còn nữa và con đường duy nhất là cùng nhau hướng đến những thành công khó khăn.

Doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã chao đảo trong dông bão từ đầu năm 2008. Suốt bảy năm qua, cứ mỗi đầu năm mọi người lại hỏi nhau: Điều gì trong năm mới sẽ giúp mình thoát khỏi khó khăn. Năm 2015, liệu chúng ta có tìm được câu trả lời?

Tụt hậu không còn là nguy cơ

Trước thời điểm dông bão nổi lên, chúng ta đã từng có những thành công tương đối dễ dàng, đó là giai đoạn giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, giải phóng tiềm năng kinh doanh, mở cửa đón dòng vốn nước ngoài và thu lợi nhuận từ đất đai.

Tất cả điều đó đã qua đi. GS David Dapice (ĐH Harvard) ví như những trái cây thấp dễ hái đã hết, đến nay chỉ còn những trái khó khăn hơn mới hái được. Nếu chúng ta vẫn còn mong chờ những trái cây dễ hái như trước đây, tụt hậu là điều dễ hiểu.

Chúng ta đã nói nhiều về nguy cơ tụt hậu. Đến nay không còn là nguy cơ mà đã là hiện thực.

Có nhiều cách đo lường sự tụt hậu. Ngân hàng Thế giới có bảng xếp hạng về chính sách và môi trường kinh doanh. Diễn đàn Kinh tế Thế giới có bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh. Thế giới còn nhiều bảng xếp hạng khác mà chúng ta thậm chí còn chưa có tên trong đó.

Tuy nhiên, có thể bắt đầu bằng một điều mà từ trước đến nay chúng ta vẫn tự hào: Tốc độ tăng trưởng nhanh, cụ thể là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tự hào đó có đúng không?

Báo cáo năm 2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy so với các quốc gia đang phát triển và đang nổi lên ở châu Á, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam đang bị tụt lại phía sau và khoảng cách mỗi năm mỗi giãn xa thêm. Lưu ý là con số GDP này đã quy đổi theo sức mua, nghĩa là đã hiệu chỉnh theo giá cả ở mỗi nước.

Cách thứ hai để nhìn nhận sự tụt hậu, đó là xem xét xếp hạng về năng lực cạnh tranh. Việt Nam đang đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng có lẽ ít ai để ý đến một sự thật là Việt Nam xếp hạng thấp nhất trong 12 quốc gia của TPP và cũng ít ai tìm hiểu tác động của vị trí thấp nhất này trong TPP.

Cũng tháng 12-2015 tới đây sẽ là thời điểm chính thức vận hành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (gọi tắt là EAC). Ít ai để ý đến một điều là xét về quy mô kinh tế, Việt Nam chiếm khoảng 8% trong ASEAN, còn 89% có năng lực cạnh tranh cao hơn chúng ta, chỉ có 3% có năng lực cạnh tranh thấp hơn chúng ta!

Dường như tình thế quá tệ! Nhưng nếu nhìn sâu vào thì còn tệ hơn nữa. WEF sử dụng một chỉ số là “bản chất của năng lực cạnh tranh”. Họ phân các quốc gia trên thế giới làm năm nhóm tùy thuộc theo trình độ phát triển. Trong đó, nhóm thứ nhất là các nền kinh tế dựa vào các yếu tố sẵn có, đó là lao động không cần kỹ năng và tài nguyên thiên nhiên. Nhóm đứng giữa cạnh tranh dựa vào năng suất, nghĩa là thế giới sản xuất gì thì họ sản xuất như vậy nhưng nhiều hơn và rẻ hơn. Nhóm đứng ở bậc cao nhất của phát triển, đó là cạnh tranh dựa vào sáng tạo, để đưa ra những công nghệ mới, quy trình mới và sản phẩm mới mà chưa ai có. Việt Nam bao năm nay vẫn trong nhóm thứ nhất. Trong ASEAN, chúng ta còn đứng dưới cả Lào và Campuchia về tiêu chí này.

Nhìn lại những quả thấp dễ hái

Trái dễ hái thứ nhất, nông nghiệp đã từng là chỗ dựa quan trọng cho Việt Nam, đặc biệt là từ thiếu lương thực chuyển sang đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Đây cũng là nguồn thu ngoại tệ quan trọng và là nguồn nuôi sống công nhân khi công nghiệp sa sút. Tuy nhiên, toàn bộ nông - lâm - thủy sản chỉ còn chiếm 18% GDP. Việt Nam cũng là nước có đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất châu Á (ngoại trừ Singapore và Hong Kong). Không thể vắt sức nông nghiệp hơn nữa.

Trái dễ hái thứ hai, đầu tư nước ngoài cũng từng được kỳ vọng là nguồn lực cho tăng trưởng với những yếu tố như tiền vốn, công nghệ và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ nhất, vốn FDI vào Việt Nam so với các nước Đông Nam Á đã giảm mạnh và tính bình quân đầu người thì chỉ bằng một nửa mức của ASEAN. Thứ hai, về tiêu chí chuyển giao công nghệ từ FDI thì Việt Nam bị WEF xếp hạng áp chót trong ASEAN, chỉ cao hơn duy nhất Myanmar. Thứ ba, chúng ta tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nhưng bao năm qua vẫn dừng ở khâu có giá trị gia tăng thấp nhất: Xuất khẩu thô và gia công lắp ráp.

Trái dễ hái thứ ba, đất đai và chứng khoán cũng từng là những kỳ vọng lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ là tăng giá mà không tăng giá trị gia tăng thì chỉ tạo ra siêu lợi nhuận cho những cá nhân và nhóm nhất định, không tạo ra sự phát triển. Đến nay thì mọi người đã công nhận chính những bong bóng giá đó là nguồn gốc tai họa cho nền kinh tế.

Do quá chăm lo hái lượm những trái dễ dàng, đến nay chúng ta giật mình nhận ra một điều: Tăng trưởng của mình toàn dựa vào các yếu tố sẵn có, vì vậy mà năng suất quá thấp. Trong kinh tế có khái niệm yếu tố năng suất tổng (TFP). Tạm hiểu là lấy tốc độ tăng trưởng GDP trừ đi tốc độ tăng trưởng vốn và tăng trưởng lao động, phần còn lại là TFP, bao gồm tất cả yếu tố: năng suất, công nghệ, tổ chức quản lý… TFP của Việt Nam thấp nhất trong khu vực và giảm dần trong những năm gần đây.

Chỉ còn DN có thể đảo ngược tình thế?

Trái dễ hái thứ tư chưa nhắc đến ở trên, đó là sự bùng nổ số lượng các DN kể từ khi khu vực kinh tế tư nhân được chính thức công nhận và đặc biệt từ khi ra đời Luật DN từ năm 2000. Tuy nhiên, từ năm 2008 thì hàng loạt DN đã lần lượt rời bỏ cuộc chơi do không trụ nổi trong khủng hoảng. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đã xác nhận là năm 2014 số DN đóng cửa tiếp tục tăng so với năm trước và tình hình khó khăn của các DN là “rất đáng lo ngại”.

Có một di sản tồn đọng từ các nền kinh tế bao cấp, có thể tạm gọi là tư tưởng gia trưởng. Đó là trong mọi khó khăn người ta trông chờ vào sự giải cứu của Chính phủ. Và Chính phủ cũng tự nhận trách nhiệm đó. Cho đến một ngày trách nhiệm đó vượt quá năng lực của Chính phủ. Với nguồn ngân sách hạn hẹp, Chính phủ không thể mãi trợ giá cho thị trường. Với những cam kết hội nhập, Chính phủ không thể mãi bảo hộ cho DN.

Khi được hỏi liệu các DN có thấy TPP và EAC như nước đã đến chân hay không, một chuyên gia nổi tiếng đã nhận định: Dường như các DN vẫn tin là đến phút cuối thì Chính phủ sẽ ra tay giải cứu!

Vậy còn trách nhiệm của DN? Đây là một vài con số minh họa:

Trong ASEAN, có rất nhiều chỉ tiêu Việt Nam đứng áp chót, chỉ hơn được Myanmar. Đó là chỉ tiêu về trình độ marketing, trình độ sản xuất, đầu tư đào tạo nhân viên, sẵn sàng tiếp thu công nghệ... Điều tồi tệ hơn là chúng ta đã và đang tụt hạng hằng năm. Dường như DN đã làm không tốt phần việc của mình?

Có thể nhiều DN mất lòng khi nghe những điều này. Nhưng có những điều chúng ta làm không đủ thì DN các nước lại tập trung cao độ. Họ đầu tư cho marketing để mở rộng thị trường và giá trị gia tăng. Họ đầu tư cho trình độ sản xuất để tăng năng suất và giảm giá thành. Họ đầu tư cho giáo dục, công nghệ… để chuyển từ nền kinh tế sản xuất lên kinh tế sáng tạo. Trong khi đó, giáo dục, công nghệ và sáng tạo là lại ba yếu tố Việt Nam bị xếp hạng thấp nhất.

Còn câu hỏi cho Chính phủ: Tại sao không có nhiều DN tâm huyết đầu tư căn cơ cho những yếu tố trên. Có phải môi trường kinh doanh đã đẩy các DN chạy theo các yếu tố “hái lượm”?

Trong một diễn đàn kinh doanh năm 2012, bà Mai Thanh, Chủ tịch của Cơ điện lạnh REE, đã được hỏi: Tại sao REE chạy đua kinh doanh bất động sản, dù đó không phải năng lực cốt lõi? Câu trả lời là: Chính cơ chế đã tạo ra cuộc chạy đua đó và ai không tham gia là thua thiệt.

Cơ hội lớn nhất có lẽ lại là điều giản dị nhất, đó là khi DN nhận thấy con đường duy nhất để thoát lên từ đáy là phải đầu tư căn cơ dài hạn cho năng lực cốt lõi: năng suất, công nghệ, quản trị, marketing… và hoàn toàn từ bỏ những ảo tưởng về trái ngon dễ hái.

Đó là khi Chính phủ tập trung vào môi trường kinh doanh để bảo đảm thành công đến với những DN đầu tư căn cơ, không phải là những DN đánh quả hay "hái lượm".


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trước ngày Biển Đông nhuốm máu


Sáng sớm ngày 14.3.1988, sau khi bắn chết thiếu uý Trần Văn Phương, người đang nắm giữ lá cờ Việt Nam trên Gạc Ma, hải quân Trung Quốc tiếp tục cho tàu pháo xả về những người công binh không vũ khí của hải quân Việt Nam. 64 quân nhân đã tử trận. Trung Quốc chính thức chiếm đóng Gạc Ma. Theo luật quốc tế, sự thụ đắc một vùng lãnh thổ bằng vũ lực bị nghiêm cấm và không tạo nên danh nghĩa chủ quyền hợp pháp.
Gac Ma
Trước và sau biến cố Gạc Ma, tại Liên Hợp Quốc đã diễn ra một cuộc khẩu chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc với những lá thư từ đại diện ngoại giao của hai bên gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, thể hiện quan điểm, lập trường chính thức của hai bên. Tưởng niệm 27 năm ngày Việt Nam mất đi 64 người con hy sinh vì đất nước, dự án Đại Sự Ký Biển Đông xin trân trọng giới thiệu phần tư liệu này. Những tư liệu này được lấy trực tiếp từ lưu trữ của Liên Hợp Quốc. Một phần tư liệu cũng đã được Báo Thanh Niên giới thiệu ở đây.
Ngày 22.2.1988, Việt Nam gửi tuyên bố ngoại giao tới Liên Hợp Quốc, thông báo sự hiện diện của 4 tàu chiến Trung Quốc từ cuối tháng Giêng tại khu vực các công binh Việt Nam đang tiến hành xây dựng trên một số thực thể tại Trường Sa. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút tàu chiến ra khỏi khu vực.
test
test 2
Ngày 25.2.1988, Trung Quốc bác bỏ những tuyên bố và yêu cầu của Việt Nam, nhưng không phủ nhận về sự hiện diện của những tàu chiến tại khu vực này.
test3
test4
(Còn tiếp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

không cần học!

Làm lãnh đạo không cần học?

Hình minh họa. Nguồn: HRVietnam
Trước khi con nộp đơn thi vào ĐH , hai bố con nhà nọ đã có cuộc trao đổi sau đây :
- Con định học ngành Toán để trở thành Ngô Bảo Châu, bố thấy thế nào ? !
- Ích gì con . Chả lẽ con chưa biết rằng ăn một cái bánh thì no hơn ăn nửa cái ?

- Vậy thì con đi học Văn.
- Ôi, chắc chắn rằng văn chương sắp tới rẻ như bèo !
- Học môn Lịch sử chăng ?
- Đó là giáo trình của những bên thắng cuộc .
- Hay đi học môn Báo chí bố nhé ?
- Con có đủ can đảm để nói không thành có hay không ?
- Vậy thì con đi học môn Luật và sẽ làm Luật sư .
- Người thời nay đã nói ;” Nén bạc đâm toạc mồm thầy cãi.”
- Vậy con học làm Lãnh đạo thì sao ?
- Làm gì có ngành học đó? Để làm lãnh đạo không cần học, chỉ cần đủ phiếu bầu mà thôi.
- ....................
- ...................
- Khó thế hả bố ? Hay con vào ngành Sư pham ?
- Nếu con đủ kiên trì và chịu đựng… Cần biết rằng nếu cứ cấm dạy thêm thì con không thể “xóa đói , giảm nghèo” được đâu đấy! facebook PGS Văn Như Cương 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi yêu tiếng Việt

18+ Vì sao lại gọi CON chim và CÁI lờ?

Các mẹ ạ! Lần này tôi nói đến một vấn đề thật đơn giản nhưng tôi cam đoan 90% các mẹ không biết.
(Xin nói trước luôn là chuyện này có yếu tố tế nhị mang tính dâm dê, đề nghị những bạn nào đi học có điểm phẩy Giáo Dục Công Dân trên 8 đừng vào... Tuy nhiên cũng nói luôn đây là chuyện nghiêm túc về ngôn ngữ - và là ngôn ngữ Dân Gian dân tộc - hoàn toàn ko bậy, mong các bạn đừng vội phán xét)
Thế này nhé! Ngôn ngữ Việt Nam rất chi là phức tạp - và các mẹ nên tự hào là chúng ta đang nói một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất Hành tinh.
Tôi biết được bởi vì tôi có thằng bạn người nước ngoài sống ở Hà Nội, nó đang học tiếng Việt để cưa gái. Nó nói tiếng Việt 3 năm nên tương đối thõi rồi, nhưng vẫn luôn bất ngờ về ngôn ngữ Việt.
Một hôm nó hỏi tôi:
- Này mày , tại sao cái bộ phận sinh dục của con trai lại gọi là "CON" "con Chim" "con cặ.." Mà cái của con gái lại gọi là "CÁI bướm..." "Cái L..." Thế chia từ dựa trên nguyên tắc gì?
Tôi trả lời:
- Dân tộc tao thông minh lắm! Bọn chúng mày đéo biết đâu. Thế này nhé: Tại sao lại gọi là CÁI hồ - mà lại gọi là CON sông? Hồ khác Sông thế nào?
- Chỉ biết là Hồ thì đứng yên, còn sông thì chuyển động? Nó trả lời.
- Đúng! CÁI là gọi những thứ đứng yên, còn Con gọi những thứ di chuyển - tôi trả lời.
- Ah. Thoản nào gọi là CÁI nhà, cái bàn, cái tủ... và gọi động vật là CON chó, con mèo... Nó rú lên như tìm ra được cái gì đó thú vị...
Đoạn nó lại hỏi:
- Thế sao gọi là CON ĐƯỜNG.
- Vì ở Việt Nam bọn tao con đường suốt ngày bị đào lên, làm đi làm lại, đéo bao giờ nằm yên thân được..
Sau đó nó lại rú lên tiếp:
- Ah! Hoá ra gọi là Con Chim là vì thường khi "hoạt động" thì cái đấy phải vận động, còn Cái Bướm thì là do nằm 1 chỗ.
- Đúng ! Chưa hết đâu! Thậm chí ngôn ngữ của bọn tao cái danh từ còn chỉ ra được độ to nhỏ nữa mới hiểm. Ví dụ riêng 1 cái của nợ của mày thì tiếng Việt bọn tao mỗi lứa tuổi lại có 1 cái tên gọi khác nhau, mà gọi lên là thấy ngay được độ to nhỏ và độ... phởn:
+ Thời bé mới đẻ : Dé (mới mọc, ngây thơ...)
+ Nhớn lên một tí: Cu (hạt đã tròn tròn...)
+ Đủ lông đủ cánh: Chim (đã hình thành, đủ bộ phận)
+ Lớn lên một tí: Dái (nghe đã thấy phởn phởn rồi...)
+ Khi trưởng thành: Buồi (nghe thấy to to, vững vững, xệ xệ)
+ Khi về già, quá mỏi mệt và chỉ còn tác dụng đi tè: Cặc (người ta hay gọi là cái Cặc khô là vì thế!) nghe đã thấy khô khô ỉu ỉu... chỉ muốn ngắt ra vứt mẹ ra ngoài nắng phơi...
Cái của con gái cũng thế! Tôi cũng phải cho nó phân loại bởi 5 từ chỉ các mức độ cái đấy của chị em..( Nhưng thôi vì lịch sự ko nói ở đây)...
---
Nhờ tôi nói thế, nó đã phải thừa nhận là Tiếng Việt của chúng ta thú vị hơn tiếng Anh của nó.
Và nó đang đi tìm hiểu thêm tại sao người ta lại gọi là "Củ Cặc"
Các mẹ giải thích hộ cái?
- Tôi thì nghĩ là gọi là "Củ" là do nó có Rễ chùm, và do nó có hạt giống "củ lạc"...
... Tôi yêu tiếng Việt !!!
(Chúc tuần mới vui vẻ!)


Hiếu Chí Tr..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

10 lời khuyên hóa giải cung PHU THÊ xấu


Ảnh minh họa. 
Bài viết này dành cho những người có cung phu thê (đường vợ chồng) không được hoàn hảo hay khiếm khuyết về 1 mặt nào đó (mà tôi tin số này chiếm đa số chúng ta).
Còn với những người sinh ra đã được định sẵn là sau này sẽ lấy được 1 người bạn đời tâm đầu ý hợp và 2 người sẽ sống hạnh phúc cho đến đầu bạc răng long mà không cần phải cố gắng gì (tôi tin số này chiếm thiểu số rất nhỏ), thì bài viết sau hy vọng cũng bổ ích để làm cho cái duyên nợ vợ chồng tốt đó càng được tốt hơn.

1. Lấy chồng/vợ già (lớn tuổi)
Thông thường người ta càng lớn tuổi càng có xu hướng chiều chuộng người bạn đời hơn. Càng lớn tuổi, ta càng bớt đi tính “ngựa non háu đá”, bớt đi những ý thích, ham muốn bồng bột thời trẻ, bớt đi tính nhõng nhẽo, trẻ con, bớt đi tính “sớm nắng triều mưa”, bớt đi tính tự ái, nông nối, bất cần... Đây là những điều tối kỵ cho 1 hạnh phúc gia đình bền vững.
Theo tôi vợ chồng chênh nhau từ 4-11 tuổi là hợp lý, từ 12 trở lên là bắt đầu cách nhau 1 thế hệ, sẽ dẫn đến khó nói chuyện và chia sẻ tâm tư, tình cảm, sở thích với nhau.
2. Lấy chồng/vợ muộn
Thông thường việc lập gia đình muộn sẽ tránh được việc lập gia đình nhiều lần (2, 3 đời chồng/vợ). Tôi thành thực tin rằng nếu tôi lập gia đình sớm (ở độ tuổi 20-30) thì bây giờ xác suất sẽ rất cao là tôi đã ly dị (lý do tôi giải thích ở trên và ở dưới đây)
Hiển nhiên khi lập gia đình muộn mình càng có nhiều kinh nghiệm sống hơn. Lúc này mình đã đạt được độ chín về mặt tâm lý, tình cảm, càng biết rõ mình muốn gì, mình cũng có xu hướng biết nhường nhịn hơn. Đây là những phẩm chất rất cần có ở 1 người bạn đời để cả 2 cùng gây dựng 1 gia đình hạnh phúc.
Vậy muộn là bao nhiêu? Theo tôi con gái trên 28 tuổi, con trai trên 30 tuổi thì được coi là muộn.
3. Lấy chồng/vợ xa
Ai biết qua về bói toán đều biết 1 trong những cách để hóa giải lá số có cung Phúc Đức (cung quan trọng nhất trong 1 lá số) xấu là nên rời quê hương bản quán để lập nghiệp ở phương xa.
Có lẽ đó cũng là lý do các ông thầy bói khuyên các cô/các anh có cung phu thê xấu là nên lấy chồng/vợ và lập gia đình ở phương xa để thay đổi vận mệnh của mình. Vậy thế nào là xa? Người hôn phối có quê hương bản quán khác với quê hương bản quán của mình thì gọi là xa, thậm chí theo tôi lấy chồng/vợ ngoại quốc cũng được (tất nhiên với điều kiện người chồng/vợ ngoại quốc đó yêu thương mình thật lòng).
4. Mình là người đến sau (lấy người đã từng lập gia đình)
Với người có quá khứ không vui về cuộc hôn nhân cũ, khi mình là người đến sau, người ta thường có xu hướng yêu thương trân quý những đức tính của mình hơn. Có mất 1 lần rồi, có cay đắng 1 lần rồi mới biết trân quý cái mình đang có.
Với người đã từng lập gia đình thì những cái xấu (trong cung phu thê của người đó) hy vọng là đã rơi hết vào người hôn phối trước đó. Giờ đến lượt mình (là người đến sau) thì hy vọng mình sẽ được hưởng phần tốt đẹp trong cung phu thê của người đó.
5. Trải qua nhiều trắc trở trước khi đến được với nhau
Cái xấu của cung phu thê thường hoặc là ứng với trước hoăc ứng với sau hôn nhân. Vậy thì hãy để cho những cái xấu đó ứng với trước hôn nhân còn hơn là ứng với sau hôn nhân.
Những lời nói xấu, dị nghị, dèm pha, ngăn cản… của bố mẹ, của bạn bè... khi 2 người đang yêu nhau không phải là điều đáng buồn đâu mà là đáng vui đấy, nó góp phần làm giảm bớt cái xấu và tăng thêm phần hạnh phúc khi 2 người sau này chung sống với nhau. Và hãy để cho những hiểu lầm, xích mích... giữa 2 người xảy ra trước hôn nhân, để 2 người hiểu được lòng nhau và tự vấn lòng mình xem là liệu mình có chấp nhận được người kia hay không.
6. Lấy chồng/vợ có hình thức (tài năng) bình thường, chấp nhận khiếm khuyết của người bạn đời
"Vợ đẹp là vợ người ta". "Chồng đẹp trai và tài hoa cũng khó là chồng của riêng mình". Những câu nói này được đúc kết từ xưa đến nay không phải là không có lý. Vậy thì giữa 2 giải pháp bạn có thể lựa chọn cho mình giải pháp an toàn hơn là lấy người bạn đời có hình thức (và tài năng) ở mức trung bình. Người có hình thức trung bình và dưới trung bình thường biết mình là ai và ít đòi hỏi người khác phải chiều chuộng mình.
Chấp nhận những khiếm khuyết của người bạn đời như khiếm khuyết về gia cảnh, về học thức, về quá khứ... theo tôi cũng là một cách để hóa giải nghiệp xấu về đường vợ chồng. Đi xa hơn, với những cô gái/chàng trai cực kỳ cao số, các ông thầy bói xưa thậm chí còn khuyên những người đó nên lấy chồng/vợ tàn tật để tránh hình khắc sau này.
7. Thời gian tìm hiểu đủ dài
Những mối tình sét đánh 2 người gặp nhau, yêu nhau một thời gian ngắn và sau đó lấy nhau sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long ít tồn tại trên thực tế. Ở thái cực ngược lại, nhiều cặp đôi yêu nhau, tìm hiểu nhau 5-7 năm vậy mà sau khi cưới nhau chỉ vài tháng vẫn ly dị như thường. Yêu nhau 5-7 năm thì dễ, sống với nhau 5-7 năm mới là khó.
Thức lâu mới biết đêm dài, cần phải có đủ thời gian mới hiểu được lòng người, và càng trải qua nhiều gian khổ người ta càng có điều kiện hiểu lòng nhau. Việc trải qua thời gian tìm hiểu đủ dài (theo tôi tối thiểu là 6 tháng) sẽ giúp cho quyết định lập gia đình trở nên chín chắn và đỡ rủi ro hơn cho sau này. Tất nhiên thời gian tìm hiểu nên hướng vào chất (tức là hiểu về tính nết nhau được nhiều hay ít) chứ không phải hướng vào lượng (dài bao lâu).
8. Nhường nhịn, nhường nhịn, nhường nhịn!
Một điều nhịn chín điều lành. Theo tôi cho dù cung phu thê có xấu bao nhiêu, trong cuộc sống vợ chồng mình cứ chịu nhường đi một chút thì thường mọi việc sẽ ổn thỏa. 1 người bạn của tôi so sánh cũng hay:
"Hãy tưởng tượng hạnh phúc như 1 sợi dây, nếu cả 2 cùng cương cả (cùng kéo cả) thì chắc chắn sẽ đứt. Chi bằng khi bạn đời mình cương thì mình trùng xuống, khi mình cương thì bạn đời mình trùng xuống, để duy trì sợi dây hôn nhân."
9. Thay đổi chính mình
Đây là cách khó nhất nhưng cũng là cách công hiệu nhất để hóa giải nghiệp xấu về đường vợ chồng. Thay đổi chính mình tức là thay đổi quan niệm của mình về người bạn đời lý tưởng, thay đổi cách nhìn của mình về tình yêu.
Ví dụ nếu mình là người trọng hình thức (là cái sẽ phai nhạt theo thời gian) thì nên thay đổi để hướng tới việc tìm hiểu tính nết và cách cư xử của người bạn đời (là những giá trị mang tính bền vững khi chung sống với nhau sau này). Nếu mình là người có xu hướng quan trọng hóa chuyện tình cảm thì cũng nên thay đổi, nên kết hợp tình yêu với lý trí để cho tình yêu được lâu bền hơn.
10. Các cách hóa giải khác
Tôi cũng nghe nói và chứng kiến một số “thủ thuật” nhằm trách chuyện 2, 3 đời chồng/vợ như trả lại cau trầu, giả cưới 2, 3 lần… Theo tôi những “thủ thuật” này cũng có tác dụng nhất định, tuy không “công hiệu” bằng các cách đã đề cập ở trên.
Kết luận
 Nào bây giờ bạn hãy thử kiểm nghiệm xem người bạn đang tìm hiểu đạt được mấy điều trong 10 điều "hóa giải" đề cập ở trên? Không phải là tuyệt đối, nhưng tôi tin rằng càng đạt được nhiều điều, khả năng hạnh phúc sau này của 2 người là càng cao.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngoại trừ con này, giờ mấy ai ghi nhật ký đâu? Nhưng chả có gì hay, đọc tạm cho đỡ phuồn!

Nhật kí của một CAVE

Ngày 1: hôm nay *** có khách, buồn vl, tiền nong chẳng có mà tiêu, lại còn cãi nhau với con đồng nghiệp....

Ngày 2: hôm nay, gặp 1 thằg thư sinh, đi cái xe wave s ghẻ lên bar ngồi, dáng vẻ rất hiền lành chân chất, ngỏ í đag tìm bạn tình...uh thì thôi mọi hôm toàn gặp hổ báo cáo chồn sư tử gấu, hnay thử đổi bọt 1 tí cho khác vị...... 
Thế mà đm, một đêm nó đòi nhữg 7 cái, mả mẹ nhà nó chắc nhịn 4 tháng rồi hay sao mà khỏe thế k biết, bố tiên sư....

Ngày 3: hôm nay nhặt đc cái điện thoại iPhone, *** hiểu 3g hay 3gs, đại khái là loại cũ, định bán đi lấy tiền tiêu tạm, nghĩ thế *** nào lại đợi thân chủ gọi đt xin lại, đến tối thì gọi đt xin lại thật, hẹn chị í ra bờ hồ uống cốc nước gửi lại cái đt, thế lozl nào uống nc xog chị lại gửi mình 200 gọi là cảm ơn, *** mẹ đưa thì đưa mẹ nó 2triệu, 200 chẳng bõ đi khách, thôi...giả lại.... 

Ngày 4 : hôm nay đánh nhau với đồng nghiệp, nó dám bơm đểu mình với má mì là mình lấy tiền bo của khách rồi giấu đi ko đưa cho má, thế là bị má tỉn cho 1 trận, ăn đòn no nê xog mình hỏi dò xem ai nói, biết là nó mình chẳng nói chẳng rằng, con giời đang ngồi sửa guốc ở đầu ngõ, mình cầm thẳng cái guốc của nó fang vào giữa mặt, nó vùng lên giật tóc mình kéo xuống, àhhhh....con bỏ mẹ khỏe thật, *** nói nhiều mình lấy đúng gót guốc bổ mạnh vào thái dương, con chó ngã vật ra, mình lao đến đạp cho *** cái nào vào mặt, toàn trượt vào mồm mới khổ, nó chỉ mặt bảo "đợi đấy đmm để tao gọi mấy thằng đến", mình cười khẩy, đm toàn là fò cả, việc lôz j mà fải dọa, mình nó có giai đấy mà gọi. 

Ngày 5 : dạo này đô lên 21 rồi đấy, thế mà hôm qua đc khách bo cho 50 đô, sướng quá tháng này đỡ đc tiền nhà, lại vẫn dư để gửi về cho bố mẹ, nói bố mẹ mới nhớ, ko hiểu con tít nhài mình học hành thế lozl nào rồi, thôi cố gắng làm gửi về cho nó học đến nơi đến chốn, để nó đỡ fải làm cái nghề giốg con chị nó, mà mình vẫn nói với bố mẹ là mình đi giặt quần áo thuê..... 

Ngày 6: lại 1 ngày cuối tuần nữa, buồn tẻ và *** có vẹo j, hôm qua thằng già cặp với mình bị vợ nhốt ở nhà, khác *** j chó già bị xích, có nó cặp cũng đỡ buồn, thỉnh thỏag nó lo cho tiền nhà và mua cho đồ đẹp, nó cho mình tiền đi học tiếg anh, mà khổ, mình làm lozl j có óc mà đòi học với hành, gớm học đc thì đã *** đi làm fò...... 

Ngày 7 : sáng nay đc ngủ đến 2h chiều, sướng thật, mà ngủ dậy đầu óc cứ mụ mị thế *** nào, cái chị mà đc giả lại đt nhắn tin rủ mình đi ăn trưa, ừh thì đi, có vấn đề j đâu, lần đầu tiên đc ăn pizza, ngấy bỏ mẹ, thôi cứ cơm gà rán bbq cho nó dân dã, nhưg đc cái mì ý j đấy thì ngon ra fết, chị í hỏi thăm mình làm j, mình trả lời ráo hoảnh "em làm fò", chị cười to cứ tưởng mình nói đùa, lại thấy mình tỉnh bơ thì càng buồn cười hơn, đến lúc mình nuốt xog, mình bảo "e nói thật", chị í im lặng, từ đấy bữa ăn cứ nguôi dần , lạnh dần, rồi cũng đứng lên tính tiền....chị bảo để chị đưa về, mình chỉ biết quay lại nói "thôi chị ạ, em bẩn thỉu lắm, ko đáng để đi với chị đâu"....rồi mình vẫy taxi đi thẳg.... 

Ngày 8 : đêm qua đầy những mộg mị , nằm mơ thấy mình đc làm ng tử tế, đi oto, giày guess, áo gucci, quần dolce và mỹ fẩm dior....rồi nằm mơ thấy mình lại bị má mì đánh, chỉ biết mím môi chịu đòn, ko khóc, ko kêu gào.....rồi lại nằm mơ thấy con tít đỗ đại học, đi làm việc rất nh tiền, đón mình về 2 chị em thuê nhà ở chung....tỉnh dậy....nước mắt lưg tròg, chẳg hiểu sao bị ăn đòn liên tục thì ko khóc, nghĩ đến em, đến bố mẹ lại khóc....đúg là đm cái thân con fò.....thôi....trở lại thực tại là mình vẫn làm fò, rồi lại mặc quần áo, độn ngực, xi lip dây, nước hoa, son fấn.....nhìn mình trog gươg....thở dài....hết kiếp này thôi.... 

Tác giả: Công Dung Thị Ngôn Hạnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

-Cái nhà bác này, ăn nói chán bỏ xừ.

Ngày tàn của bọn tham nhũng

Tôi rón rén rước ông cựu binh đánh tàu Maddox sang uống nước chè. Rồi câu chuyện làm quà:
-Bác ạ, em mong sớm có một ngày tất tật bọn tham nhũng xứ này bị toi hết, lúc ấy dân sẽ có ngày hội lớn.
-Thế thì tàn hết mẹ nó chế độ à?
-Cái nhà bác này, ăn nói chán bỏ xừ.

Nguyễn Thông 

Phần nhận xét hiển thị trên trang