Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

TIN VUI CUỐI TUẦN


.

Hoan hô Thủ tướng ra Quyết định: Thí điểm tổ chức Diễn đàn của trí thức tham gia phản biện xã hội
Không đơn giản để Thủ tướng ra được quyết định này, dù vẫn còn thận trọng dùng hai chữ "thí điểm". Vì đây là một yêu cầu cấp bách và khách quan, nó cho thấy, chính quyền không thể dùng mệnh lệnh hành chính, áp đặt ý chí theo kiểu "muốn làm gì thì làm", bỏ qua việc đối thoại, lắng nghe ý kiến phản biện, vì nếu cứ như thế thì khoảng cách giữa giới trí thức và chí
nh quyền sẽ dần xa, rộng hơn, nhân dân sẽ mất niềm tin vào chính quyền nếu sự đối thoại, thái độ ứng xử và thói áp đặt vốn đang được các cấp chính quyền sử dụng như một phương tiện để thực thi công vụ bằng mọi giá, bất tuân quy luật, bất tuân dân chủ, bất tuân lợi ích đất nước và người dân.
Có được một môi trường đối thoại và phản biện tốt sẽ tạo ra một không gian hoạt động của chính quyền luôn theo hướng tích cực, sát thực tế, loại bỏ các lợi ích cá nhân hoặc nhóm được nhen lên trong khi thực thi công vụ, thấu hiểu và nắm chắc hơn thông tin, sự thật, nguyện vọng của dân chúng, có thêm nhiều sự lựa chọn tối đa cho các cấp chính quyền, tạo cơ hội cho tính minh bạch và cất cánh cho sự thật.
Nghe cái đúng và để thực thi theo cái đúng luôn là một khoảng cách "khó chịu", nhưng nếu không thế, chính quyền sẽ không được dân chúng tôn trọng nếu chỉ mệnh lệnh và áp đặt, nếu không có phản biện thấu đáo, nhiều khi, chính quyền lại bị dẫn dắt bởi những "tham mưu" cơ hội và vụ lợi, để rồi "cái sảy nảy cái ung"...
Cuối cùng, cao hơn tất cả vẫn là sự phản biện và tiếp thu phản biện bằng cả tấm lòng, bằng sự chân thành, bằng tinh thần vì dân tộc, phía nào đặt lợi ích vụ lợi của mình cũng đều dẫn tới rủi ro và hiểm họa. Ứng xử văn minh giữa chính quyền và nhân dân luôn là cái đích đến tốt đẹp và thiện chí.
Hy vọng, từ quyết định này của Thủ tướng, việc phản biện của giới trí thức sẽ được phát huy, lan tỏa, thực sự trở thành việc làm được cho là rất bình thường để rồi, mỗi chính sách, quyết định, ứng xử, điều hành của chính quyền đi vào cuộc sống một cách êm đẹp và nhận sự đồng thuận cao của nhân dân- đồng thuận theo đúng ý nghĩa dân chủ, nhân văn, đàng hoàng nhất của từ này.
Cám ơn Thủ tướng:
+Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Quyết định nêu rõ, diễn đàn khoa học chuyên nghiệp hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, trung thực, khách quan và nhân văn, đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, bảo vệ lợi ích của Quốc gia và tuân thủ luật pháp Việt Nam.
Bên cạnh đó, bảo đảm tính dân chủ, bình đẳng, công khai, không áp đặt ý kiến cá nhân hoặc quy chụp về mặt tư tưởng, quan điểm khi tham gia Diễn đàn; bảo đảm không vì mục đích lợi nhuận trong hoạt động của Diễn đàn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Đa cấp Unicity lừa đảo lên VTV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Presidential Director Võ Hoài Nam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Khung xe Liên Xô”


Hà Ánh Charlie Dương
Hôm 15-4-2015 ông Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh trong phát biểu nhận xét về Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đưa ra ý kiến: “Chúng ta đang làm luật theo kiểu lấy cái khung xe của Liên xô về, thấy cái máy của Nhật tốt thì lắp vào, rồi lại thêm phụ tùng của Đức về lắp thành cái xe made in VN”…để cảnh báo vấn đề dẫn đến rối rắm và đảo lộn (các chữ nghiêng là của ông Lịch) từ mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp của nước ta hiện nay.

Câu chuyện “3 pháp” này xin không nói theo ông Trần Du Lịch nữa vì có nói nữa cũng đến thế thôi, chờ có đợt sửa đổi Hiến pháp lần tới muốn nói nữa thì nói, không nói nữa thì thôi, không thôi thì nói nữa…

Chỉ biết rằng qua thông tin của ông Trần Du Lịch nêu trên, nước ta hiện nay còn rất nhiều “khung xe Liên xô” cũ đang sử dụng hoặc đang tồn kho quên thanh lý hoặc đang chờ thanh lý chứ khung xe mới lấy về thì không có vì Liên xô đã bị xóa sổ hơn hai chục năm rồi.

Vậy các thành viên Câu lạc bộ sưu tập xe cổ muốn tìm “khung xe Liên xô” vào năm 2015 này xin tìm ông Trần Du Lịch để ông ấy chỉ cho. Ngoài ra có thể đề nghị nhà nước cho xuất ngược mặt hàng này về Nga và các nước thuộc Liên xô cũ để họ đưa vào Bảo tàng phương tiện giao thông cổ. Ở nước họ, các thứ này bây giờ chắc chắn hiếm lắm, mà phàm đã hiếm là quý. Nguồn thu mới cho ngân sách là đấy chứ đâu?

Trân trọng cám ơn ông Trần Du Lịch và thông báo để các Hội viên Câu lạc bộ sưu tập xe cổ biết.

HACD

P/s: Mời bà con đọc thêm bài >>> Đại biểu QH Trần Du Lịch bị mất trộm ngày đầu năm!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc bắn chết hai nghi phạm “khủng bố” ở biên giới Việt Nam

(Xã hội) - Cảnh sát Trung Quốc ngày 17-4 đã bắn chết hai người được cho là nghi phạm “khủng bố” ở biên giới Việt – Trung. Họ thuộc một nhóm người tìm cách đào thoát khỏi Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhóm người này được phát hiện sáng 17-4 tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, phần tiếp giáp với biên giới Việt Nam.
Sau đó, hai người trốn thoát trong khi cả nhóm bị Cảnh sát Trung Quốc bắt giam. Tuy nhiên, họ bị truy đuổi và cuối cùng bị bắn chết.
Cảnh sát Trung Quốc từng nhiều lần lùng bắt nghi phạm khủng bố. Ảnh: AP
Cảnh sát Trung Quốc từng nhiều lần lùng bắt nghi phạm “khủng bố”. Ảnh: AP
Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết về vụ việc. Trước đó, Cảnh sát Trung Quốc đã bắt hoặc giết chết những người Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương cố gắng vượt biên giới vào Việt Nam.
Tổ chức “Nghị Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới – WUC” nói rằng một nhóm lớn người Duy Ngô Nhĩ muốn thoát khỏi cuộc sống kinh hoàng ở Trung Quốc. “Nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã trả giá mạng sống của họ trong cuộc đào thoát” – Dilxat Raxit, phát ngôn viên của tổ chức trên cho biết.
Chính quyền Trung Quốc lo sợ người Duy Ngô Nhĩ sẽ ra nước ngoài và liên kết với lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhưng các tổ chức nhân quyền nói người Duy Ngô Nhĩ chỉ tìm cách chạy trốn khỏi sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc.
Ít nhất hai người bị thương bởi vụ tấn công bằng dao ở Quảng trường Nhân dân tại Thượng Hải trưa 16-4. Theo truyền thông địa phương, vụ tấn công bằng dao xảy ra tại địa điểm đông đảo du khách tham quan. Hai nạn nhân trong vụ việc bị thương nhưng không nguy hiểm tính mạng.
Cảnh sát bắt giữ hung thủ gây ra vụ việc. Ảnh: CCTV
Cảnh sát bắt giữ hung thủ gây ra vụ việc. Ảnh: CCTV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bon thù đic rất khoái thông tin này đồng chí Tin ợ!

Putin: Áp đặt chủ nghĩa cộng sản cho Đông Âu « không phải là điều tốt »

mediaTổng thống Putin trên đài truyền hình Nga ngày 16/04/2015.Reuters
Bị một số người ở châu Âu lên án là giữ thái độ nhập nhằng về lịch sử xô-viết, ông Vladimir Putin hôm 16/04/2015 nhìn nhận việc « dùng vũ lực » để áp đặt mô hình xã hội chủ nghĩa cho các nước Đông Âu sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc « không phải là điều tốt ».
Tuyên bố của Tổng thống Nga được đưa ra vào thời điểm sắp đến kỷ niệm lần thứ 70 chiến thắng của Liên Xô trước Đức quốc xã, ngày 9 tháng Năm năm 1945. Matxcơva dự trù tổ chức các lễ hội hoành tráng trong dịp này, nhưng đa số các nguyên thủ phương Tây tẩy chay không đến dự, do cuộc xung đột Ukraina.
Ông Putin mỉa mai : « Sự chọn lựa đến dự hay không vào ngày 9 tháng Năm là tùy mỗi nhà lãnh đạo. Tôi công nhận là bản thân một số nguyên thủ không muốn đến, nhưng số khác thì không được Washington cho phép tham dự, cho dù đa số rất muốn ».
Tổng thống Nga, trong quá khứ vốn đã từng biện minh cho tinh thần của Hiệp ước bất tương xâm Đức-Liên Xô năm 1939, hay đánh giá sự sụp đổ của Liên Xô là « bi kịch địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20 », nay lại chỉ trích thái độ của Liên Xô thời Stalin sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Trong Hiệp ước nói trên, Đức và Liên Xô cam kết giữ thái độ trung lập trong trường hợp có xung đột giữa một trong hai đối tác với các cường quốc phương Tây, và bí mật phân chia các lãnh thổ chiếm đóng như Phần Lan, Ba Lan, các nước Bantich. Hiệp ước bất tương xâm Đức-Liên Xô đã gây ngạc nhiên cho toàn thế giới vào thời đó, gây khủng hoảng trong nội bộ các đảng cộng sản phương Tây.
Ông Vladimir Putin nói nói : « Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chúng ta đã cố gắng áp đặt mô hình của mình lên các nước Đông Âu, và thực hiện điều này bằng vũ lực ». Putin nhìn nhận : « Đó không phải là điều tốt ». Trong cuộc trả lời phỏng vấn thường niên trên truyền hình, Tổng thống Nga nhấn mạnh : « Phải công nhận điều đó ».
Người đứng đầu nước Nga muốn nói đến sự thành lập chế độ cộng sản tại các quốc gia Đông Âu sau Đệ nhị Thế chiến, đặc biệt là tại Tiệp Khắc, Hungary hay Ba Lan. Trong hơn bốn mươi năm qua, các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa này, hay còn gọi là khối Đông Âu, ít nhiều đều bị Matxcơva kiểm soát trực tiếp.
Vladimir Putin cho rằng chính sách xô-viết vào thời đó vẫn còn gây ảnh hưởng, đồng thời nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cũng hành động tương tự. Ông khẳng định : « Người Mỹ cũng cư xử gần như thế, khi cố gắng áp đặt mô hình của họ khắp nơi trên thế giới, và họ cũng sẽ thất bại ».
Tình trạng căng thẳng giữa Nga và phương Tây – vốn đang lên án Matxcơva trực tiếp nhúng tay vào cuộc khủng hoảng Ukraina – đã khơi lại cuộc tranh luận xưa nay về việc Liên Xô của Stalin khống chế các quốc gia Đông Âu. Các nước vùng Bantich và Ba Lan, từng bị quân đội Liên Xô chiếm đóng, lo ngại cuộc chiến ở Ukraina chỉ là khúc dạo đầu cho một sự lặp lại của lịch sử.
Mới đây, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski cũng đã tuyên bố cho dù Liên Xô đã « chấm dứt sự chiếm đóng của Hitler tại Ba Lan », nhưng « không mang lại tự do ».
« Stalin không phải là Hitler »
Vladimir Putin còn quay lại với việc Quốc hội Ukraina thông qua các đạo luật nhằm « phi xô-viết hóa » Ukraina. Các luật này coi các chế độ cộng sản cũng ngang hàng với phát-xít, cấm « mọi sự công khai phủ nhận tính chất tội lỗi » của các chế độ này. Bên cạnh đó còn cấm « sản xuất và sử dụng » các biểu tượng như quốc ca, quốc kỳ hay biểu tượng búa liềm nổi tiếng, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt.
Tuy vậy ông Putin cho rằng « không có lý do gì để đặt chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin ngang hàng với nhau ». Theo Tổng thống Nga : « Tuy việc đàn áp và đày ải toàn dân là khủng khiếp, nhưng chế độ Stalin không nhằm mục đích tiêu diệt » dân chúng.
  • Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các bạn trẻ hãy đọc, dù chỉ 1 lần…

“Qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô. Ơi con ô tô, con ô tô…”


1. Ở công ty anh bạn thân của Tony có 2 thế hệ nhân viên. Một là do người quen gửi vô, toàn đoạt giải nhất giải nhì ngáo ngơ toàn quốc dù tốt nghiệp ĐH cả. Anh đào tạo xong, đủ năng lực ở lại làm việc. Hai là thế hệ mới, tức các bạn trẻ tự search thông tin tuyển dụng anh đăng trên mạng, đến kiểm tra IQ, tiếng Anh, năng lực ngôn ngữ, đạt yêu cầu và vào làm. Anh thấy năng suất lao động của thế hệ 2 cao hơn hẳn. Các bạn này đến rất sớm, về rất muộn. Làm mọi thứ không từ việc gì, cái gì cũng cứ vun vút, nhoay nhoáy, ai cũng thích cũng mê. Và 100% đều đã đi làm thêm trong thời sinh viên, nên giỏi giang bản lĩnh, không phải “nhờ người thân trợ giúp” khi ra đời.
Dù vẫn hoàn thành công việc, nhưng nhóm “gửi gắm” không có tinh thần tự giác, có giám sát mới làm, sếp đi công tác thì nhóm này lập tức đi trễ, về sớm, thậm chí “tranh thủ” lý do hỏng xe, kẹt đường, nhức đầu...để trốn ở nhà, hoặc ngồi ở văn phòng chứ chat chit facebook là chủ yếu, dù công ty có thưởng trên thành tích làm việc. Nhóm này do gia đình bao bọc từ nhỏ, vô làm lương bao nhiêu cũng được, có thưởng thì tốt không thưởng chẳng sao, ai kêu làm mới làm không thì ngồi đó. Kêu ghi “to-do list”, họ sẽ rặn mấy tiếng mới có được vài dòng kiểu “gọi điện thoại cho vài người, email cho vài người rồi hết”. Thói quen cha mẹ làm mọi thứ nên tay chân, não bộ đều không động đậy, laptop cũng không không biết phải lau chùi. Anh nói, đây là lần cuối cùng anh nhận đám này vô, mặc kệ bà con ai nói gì thì nói, mình không có nghĩa vụ làm từ thiện với đám bất tài này nữa. Nhìn tụi nó uể oải lừ đừ ngáp miết chỉ muốn phóng phi tiêu vô mặt. Khi phỏng vấn, thấy đứa nào không biết làm việc nhà từ nhỏ thì trường chuyên lớp chọn, thi ĐH 30 điểm đi nữa cũng tuyệt đối không nhận. Vì cha mẹ giành làm hết việc nhà thì sẽ tiếp tục ban bố tình thương, tháng nào cũng gửi tiền chu cấp, làm mất động lực sống hay đam mê của tụi nó. Đi làm cho có gọi là, có chỗ “sáng vác ô đi tối vác về”, công ty không phát triển được với nhân viên kiểu vầy. Nhà cửa xe cộ cha mẹ để lại hoặc mua cho, ngành học cha mẹ chọn, cuộc đời cứ như tầm gửi tầm leo, toàn người khác quyết định hộ. Mà có những ông cha bà mẹ ông anh kỳ cục, cứ can thiệp vào cuộc đời con em mình như thời chiếm hữu nô lệ. “Mày cứ ngồi vào bàn học cho tao, tới giờ ăn tao kêu xuống. Mày học toán lý hóa thi Bách Khoa cho tao. Thi Y dược cho tao. Thi Kinh Tế cho tao. Mày chỉ đi học cho tao, tao nuôi, không cần đi làm thêm”. Cứ toàn “cho tao”, sự ích kỷ dưới tên gọi “tình thương” đã làm mất khả năng ra quyết định/tồn tại của một cá thể sống khác, biến những đứa trẻ bình thường thành tàn tật cả tay chân lẫn trí óc vì cái gì cũng giành làm, giành nghĩ hộ.
Công ty anh tổ chức học tiếng Anh, training, chơi thể dục, thể thao…nhưng chỉ có nhóm thế hệ mới tham gia, nhóm cũ thì “ép tôi học tiếng Anh đi, tôi sẽ học cho. Ép tôi đi tập thể thao đi, tôi sẽ tập cho. Không thì thôi, đừng hòng đây có mặt nhé”. Họ nói, ngày xưa đi học vì bị ép, “tại ổng, tại bả” bắt học. Đến trường vì bị điểm danh, bị thầy cô bắt học chứ không phải vì ham kiến thức. Mục đích là có cái bằng. Đọc sách chỉ vì có đề thi trong đó, chứ sách không liên quan đến thi cử thì đọc chi? Nên đi làm, sếp ép thì làm không thì thôi. Tính tự giác hoàn toàn không có. Làm sếp ở công ty có thể loại nhân viên này mệt lắm, hao hơi tổn tiếng, la hét rầm trời tụi nó mới làm.
Lên chức, nâng lương họ cũng ham nhưng không được cũng chả sao. Cho nghỉ việc thì cũng chả buồn phiền, lại quay về với cha mẹ, “qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô”. Ông cha bà mẹ lại điện thoại khắp các người quen, dáo dác chạy đi xin xỏ người khác, lạy ông đi qua lạy bà đi lại, xin bố thí cho con tôi 1 công việc, tôi già như thế này vẫn phải đi xin việc cho con cho cháu, có khổ thân già tôi không? Nói xong thì òa khóc. Thì trách ai bây giờ?
Mai An Tiêm từng nói 1 câu vô cùng hay là “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Cái gì người khác cho mình sẽ mãi mãi là “của nợ”. Nên TỰ MÌNH làm hết mọi việc, 18 tuổi trở lên mình phải quyết định cuộc đời mình. Gương Mai An Tiêm còn đó. Bị đày ra hoang đảo vẫn sống tốt, sống giàu có huống hồ mình vẫn ở trong thành phố, trong đất liền.
2. Giải pháp căn cơ để giải quyết thất nghiệp của một xã hội
Tony đi dạy cho một lớp CEO khởi nghiệp, điểm chung là đều dưới 30 tuổi và có tính TỰ LẬP từ nhỏ. Như vậy, GỐC của giải quyết vấn đề thất nghiệp/khởi nghiệp chính là tạo sự TỰ LẬP cho các bạn trẻ.
Tony cũng để ý, 100% các bạn tự biết giặt giũ nấu ăn, tự biết lau nhà lau cửa, tự biết sửa xe đạp xe máy và đồ điện trong nhà, thêu thùa may vá, biết làm thêm trong thời gian đi học…dù học chuyên ngành hẹp cách mấy, vẫn tự xin được việc, hoặc tự mở cái gì đó khởi nghiệp. Học dù ở cao đẳng sư phạm miền núi nào đó, dạy giỏi thì các trường dân lập ở Tp HCM vẫn nhận vô làm. Tony có cô bạn tốt nghiệp ngành quản lý thư viện ĐH văn hóa, cô nói lớp cô phần lớn thất nghiệp, trừ những người đi làm thêm trong thời sinh viên. Họ làm quản lý nhà sách, công ty xuất bản, hoặc mở riêng cái gì đó mà không cần đúng chuyên ngành. Có bạn học chuyên ngành còn hẹp hơn, ví dụ bảo tàng học, nhưng trong thời gian đi học rèn giũa Anh Văn, làm các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia các câu lạc bộ đoàn thể này nọ, tham dự các cuộc thi…thì họ vẫn có thể được giữ lại trường, hoặc xin học bổng đi nghiên cứu tiếp, hoặc sẽ có chỗ nhận vô làm, dù ngành khác. Bạn nào cầm bằng giỏi mà không có việc thì chỉ có cái bằng là giỏi, còn người là DỞ, kém cỏi, học vì điểm số chứ không thực lực. Thực lực là phải kiếm được việc, được tiền, dù học piano hay đàn tranh, học vẽ hay học múa, học bất cứ ngành gì….
1. Với các bạn trẻ đã tốt nghiệp mà đang thất nghiệp: Mình phải gạt phăng mọi sự chu cấp của gia đình. Bất tài mới lấy tiền của cha mẹ, mới nhờ cha mẹ bà con quen biết xin việc cho mình. Mình từ chối hết, tự mình kiếm ăn. Lao động chân tay cũng được, có sao, miễn là có tiền. Trí óc mình có, từ từ sẽ đi lên.
2. Học sinh vừa tốt nghiệp trung học: Nếu mình thích học ngành gì, mình kiên quyết bảo vệ và chọn. Nhóm tự lập từ nhỏ đều biết mình thích cái gì, làm tốt cái gì. Còn không biết thích cái gì thì ĐÓ LÀ NHÓM NGÁO NGƠ, học chục cái bằng cũng thất nghiệp. Mình PHẢI vay mượn để học tập từ cha mẹ người khác …chứ không nhận “viện trợ không hoàn lại” nữa. Muốn người khác có lòng tin để đầu tư cho mình, thì mình phải tự tin mình trước. Người tự lập thì sẽ tự tin, tự chủ, tự trọng.
Phải xây dựng ý thức tự trọng đầu tiên của mình, bằng cách “say NO” với tiền của người khác. Tuyệt đối KHÔNG là KHÔNG. Tiền cha tiền mẹ là từ sự lao động của họ, không phải của mình. Chưa có tỷ phú nào đi lên từ việc trúng số. Chúng ta chưa ai ở nhà do ông tổ ông tiên để lại. Lịch sử hàng ngàn năm tây tàu gì cũng vậy, những dinh thự vĩ đại ngày xưa bây giờ đều là viện bảo tàng, dù “đại gia” thời đó đều hồi môn để dành cho con cháu, từ lâu đài Windsor bên Anh, dinh Hòa Thân ở Trung Quốc đến cung điện mùa hè ở Nga… Cứ đời này đời khác, tự dưng con cháu không giữ được nữa. Mình cứ mua cho nó 1 miếng đất, 1 cái nhà, một đống vàng…thì nó sẽ bán vàng để ăn, hết rồi cắt đất bán lần lần, rồi tới bán nhà, rồi rơi vào nghèo khổ rách rưới. Nhưng thế hệ sau đó nữa, thì lại bật dậy được vì ĐƯỢC sống trong nghèo khó.
Cho nên nghèo khó là một cơ hội tuyệt vời. Giàu có là một thách thức để một đứa trẻ thành công. Phải tận dụng cơ hội khó khăn của mình, và vượt sướng, buông bỏ hết những thảm nhung để lăn lê trong cát bụi, để mình có tương lai. Nếu mình lỡ sinh ra trong nhà giàu rồi, gạt hết, tự mình xoay sở, tự mình sinh sống. Ở Tp HCM thì xin cha mẹ đi học ở tỉnh khác, thành phố khác, trừ trường chỉ có ở Tp mới có thì đành chịu, chứ học nông nghiệp hãy về Cần Thơ, học Vật Lý Sinh Học hay Toán thì lên Đà Lạt, học thủy sản ra Nha Trang, học hàng hải ra Hải Phòng, học âm nhạc ra Huế…Thoát ly ra khỏi vỏ bọc của gia đình, để được tự sống. Phải có những buổi sáng thức dậy suy nghĩ hôm nay phải làm sao để có cơm ăn khi cái ví không còn 1 xu, tối nay phải ngủ ở đâu khi tiền nhà chưa đóng, phải xin đi làm thêm ở đâu để có cái đi chơi, để dành…Chính suy nghĩ như vậy sẽ giúp vỏ não mình hằn lên những nếp gấp của sự trưởng thành, của sự tự tin. Chưa có ai nằm ra đường chết đói cả, bạn nên nhớ điều đó. Khi cùng đường, người ta tự nghĩ phải đi ăn cơm từ thiện, vô chùa ăn, ghé bạn mượn tiền, hay xyz…nào đó để tồn tại.
3. Cha mẹ của mọi đứa trẻ phải thương chúng nó bằng phương pháp giáo dục khác. Đến tuổi biết ăn là tự xúc cơm, tự giặt giũ lau nhà, tự học, tự chơi. Ép chúng nó buổi sáng phải thức dậy sớm, lau nhà lau cửa sạch sẽ, dọn dẹp mùng mền chiếu gối, nấu nước nấu mì cho chính nó ăn, không nhịn đói kệ mày. Cuối tuần bắt nó phải quét váng nhện, lau chùi tivi tủ lạnh, chăm sóc cây cảnh thú nuôi, quét sơn, sửa nhà, tham gia các hoạt động ngoài xã hội, tuyệt đối không cho nó ôm laptop hay ipad iphone khi chưa làm xong việc nhà. Nếu trường có tổ chức đi xe buýt đưa đón thì cho chúng nó tự đi với bạn bè, không nên đưa đón, kẹt đường kẹt sá trước cổng trường. Không xin xỏ việc làm cho chúng nó. Không ép chúng nó học ngành mình yêu thích, mình thích thì mình học đi.
4. Cha mẹ LỠ GIÀU CÓ thì hãy cho con cháu mình một môi trường giáo dục tiên tiến đến năm 18 tuổi và hết. Học vì đam mê chứ không phải vì bằng cấp, học nghề cũng được chứ không nhất thiết học chữ. Không ép chúng nó học thêm nếu chúng không thích học, chỉ có những đứa ham mê chữ nghĩa mới cho chúng nó vay tiền học đại học, bắt ra trường trả lại. Tiền tích cóp một đời, hai vợ chồng già xài cho sướng cuộc đời đi. Đi du lịch chỗ này chỗ kia, hoặc đem đi từ thiện để tạo phúc/may mắn cho con cho cháu. Tương lai của tụi nó hãy để tụi nó quyết định, đừng có đu theo hỏi miết. Nó mà về úp mặt vào ô tô, dựa dẫm là mình quánh, mình đuổi đi.
Cứ “cho” riết thì một cục cưng biến thành một cục nợ cho gia đình, một cục…tác của xã hội.

“Qua nửa đời phiêu bạt, em lại về úp mặt vào ô tô. Ơi con ô tô, con ô tô…”




Nguồn: Blogtonybuoisang 

Phần nhận xét hiển thị trên trang