Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Cách thức giao tiếp của người Mỹ


Cũng như ở các nơi khác, ở Hoa Kỳ, bắt tay là một cách chào phổ biến. Bạn có thể bắt tay cả đàn ông và phụ nữ ở những lần gặp nhau đầu tiên hoặc sau đó.
Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt dùng cả bàn tay chứ không phải chỉ ngón tay (không có nghĩa là bóp chặt đến mức làm đau tay người khác) để thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình. Bắt tay lỏng lẻo có thể bị coi là không chắc chắn, thiếu tự tin, và thậm chí là hờ hững trong quan hệ. Rất ít khi thấy người Mỹ dùng cả hai tay để bắt tay. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy đàn ông với đàn bà hoặc đàn bà với đàn bà chào nhau bằng cách ôm, và thậm chí cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má nhau. Hình thức chào này thường chỉ dành cho những người là bạn bè lâu, hoặc ít nhất cũng đã quen nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.
Không nên hỏi tuổi, hoặc thu nhập của người Mỹ. Tôn giáo, chính trị, và tình dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ. Tốt nhất là bạn nên tránh những chủ đề này trừ phi với những người bạn thân.
Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng không qúa gần. Không nhìn thẳng vào người mình đang nói chuyện, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là người không có quyền hành hoặc yếu đuối. Bạn cũng có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngả người về phía sau khi ngồi nói chuyện với khách. Những nét văn hóa này thường mẫu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ phép và khiêm tốn của người Châu á. Nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hoặc thô lỗ. Người Mỹ thường coi trọng tính hiệu qủa hơn là sự lịch thiệp.
Người Mỹ cũng sử dụng cử chỉ, điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong giao tiếp để nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể chỉ theo thói quen tự nhiên. Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lông mày thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn. Trong nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tĩu và thách đố.
Theo duhocmy24h
Xem bài gốc tại đây


Phần nhận xét hiển thị trên trang

KTS Võ Trọng Nghĩa hiến kế giáo dục ĐH Việt Nam


vtnghia1604152-90a79

Với hàng loạt giải thưởng quốc tế uy tín, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa vừa qua đã được trường ĐH Công nghệ và thiết kế Singapore (SUTD) mời sang làm Giáo sư thỉnh giảng từ tháng 1-4/2015.
Mặc dù chỉ có khoảng thời gian 4 tháng giảng dạy nhưng kiến trúc sư (KTS) Võ Trọng Nghĩa cũng đánh giá được công tác thu hút nhân tài tới nghiên cứu, giảng dạy của trường ĐH nổi tiếng của Singapore và thế giới trong lĩnh vực kiến trúc này.
Ông đã có cuộc trao đổi với PV báo Dân trí về một mô hình có thể triển khai để tăng uy tín và nâng thứ hạng trường ĐH Việt Nam trên bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới.
Giáo sư – Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa.
PVĐã từng có thời gian dài học tập tại Nhật Bản, giảng dạy tại ĐH Bartlett (Anh), ĐH Hồng Kông, ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), điều ông ấn tượng nhất ở ĐH SUTD Singapore là gì?
KTS Võ Trọng Nghĩa: Điều tôi ấn tượng nhất, SUTD giống như một xưởng sản xuất các bài báo khoa học. Ban giám hiệu nhà trường mời hàng chục tiến sỹ của các trường ĐH danh giá trên thế giới đến, chấp nhận trả lương cao trong 2 năm để nghiên cứu và viết được bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành uy tín thế giới.
Theo tôi được biết, bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín chính là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp hạng chất lượng trường đại học trên thế giới.
Tính đơn giản, trong 2 năm ký hợp đồng, mỗi tiến sỹ phải có được một bài báo khoa học được đăng tải trên tạp chí uy tín quốc tế, nếu nhà trường mời 20 tiến sỹ như vậy, đồng nghĩa nhà trường có 20 bài báo khoa học (chưa kể một số tiến sỹ được SUTD mời gọi không chỉ có 1 bài mà 2,3 bài được đăng). Khi đó  thương hiệu hay tổng giá trị của ngôi trường sẽ được nâng lên ở cấp độ hoàn toàn khác.
Tuy nhiên điều mà SUTD đang làm thì tôi lại thấy dường như rất khó khăn tại các trường Việt Nam. Chúng ta đã đầu tư bao nhiêu tiền cho các trường ĐH để nghiên cứu nhưng các đề tài đó liệu có được đăng ở các tạp chí danh tiếng thế giới hay không?
Tôi xin phép chỉ được giới hạn trong lĩnh vực tôi nghiên cứu và thực hiện là kiến trúc. Theo tôi biết, con số đó gần như không đáng kể. Điều này đồng nghĩa với Nhà nước đang lãng phí rất nhiều tiền của.
Vậy SUTD đã có chính sách gì để mời gọi được các tiến sỹ đến tham gia nghiên cứu và viết bài khoa học?
Để mời gọi và cũng như giúp các tiến sỹ cống hiến hết mình chính là mức lương và chế độ đãi ngộ rất tốt so với mức sống trung bình của người dân. Cái đó là động lực để các tiến sỹ nỗ lực và cũng là tạo ra môi trường cạnh tranh ngay trong trường.
Trong một môi trường cạnh tranh như SUTD, mọi người đều nỗ lực nghiên cứu, cho ra các công trình, đề tài xứng đáng. Có bài báo trên tạp chí quốc tế, họ mới được xem xét ký hợp đồng 2 năm tiếp theo. Sau 4 năm đạt kết quả, những tiến sỹ này mới được xem xét để vào vị trí “trợ giảng”.
Và trợ giảng cũng chỉ là hợp đồng 3 năm. Trong 3 năm này họ phải tiếp tục nghiên cứu, cho ra các bài báo để vào vị trí giảng viên chính thức với hợp đồng 4 năm. Như vậy phải mất khoảng 10 năm nỗ lực hết sức mình sau khi tốt nghiệp tiến sỹ để được là giảng viên chính thức.
KTS Võ Trọng Nghĩa (phải) trong lần nhận giải thưởng kiến trúc quốc tế 2014.
Để có mức lương cao thu hút nhân tài đến nghiên cứu, theo ông được biết trường đó có cơ chế thu xếp tài chính từ đâu?
Vì SUTD là trường quốc lập nên nguồn vốn ban đầu được chính phủ Singapore hỗ trợ. Nhưng bạn nên hiểu, khi công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế thì mức độ ứng dụng cũng được khẳng định ít nhiều.
Khi đó doanh nghiệp thấy phù hợp, họ sẽ kết hợp, đầu tư thêm các khoản tiền để phát triển hoặc ứng dụng. Và khoản tiền đó được tái sử dụng cho việc thu hút nhân tài.
So sánh với Việt Nam, tôi tin việc này hoàn toàn có thể thực hiện được. Tôi lấy ví dụ nếu chúng ta chấp nhận bỏ ra 500 triệu đồng, thậm chí hơn thế cho một công trình nghiên cứu để được đăng tải ở tạp chí uy tín thế giới, sẽ tốt hơn nhiều đầu tư cho một loạt đề tài chỉ để báo cáo rồi “xếp xó”.
Mời các tiến sỹ đến nghiên cứu và cho ra các bài báo quốc tế, chỉ có làm như vậy chúng ta mới có hy vọng một ngày nào đó các trường Việt Nam có một vị trí khả quan trên các bảng xếp hạng các trường uy tín thế giới. Nếu không có các bài báo quốc tế thì thật khó để được đánh giá, xếp hạng chất lượng theo cách thế giới đang làm.
Vậy theo ông, uy tín quốc tế thông qua bài báo khoa học có đồng nghĩa với uy tín về chất lượng giảng dạy?
Theo tôi là đồng nghĩa. Một môi trường như vậy sẽ kích thích sự sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy. Rất nhiều đề tài là giáo sư và sinh viên cùng nghiên cứu thực hiện. Được thử sức ở những đề tài có chất lượng là cách sinh viên được đào tạo tốt nhất ở cấp đại học.
Được biết dù là trường quốc lập nhưng học phí của SV tại SUTD tương đối cao (khoảng 45.000 dollar Singapore/năm), đây có phải là một cách để nhà trường góp phần cân đối tài chính nghiên cứu khoa học?
Tôi không bàn mức học phí đó cao hay thấp mà là có hợp lý hay không. Tại sao có những trường học phí cực thấp mà chẳng có du học sinh nào tìm đến, trong khi nhiều trường có mức học phí ngất ngưởng không chỉ ở Singapore mà Anh, Mỹ, các du học sinh mong ước được theo học. Đơn giản bởi họ có uy tín về nghiên cứu và nền tảng tri thức truyền thụ.
Nhiều trường ĐH, CĐ Việt Nam đang cố gắng thực hiện chính là đưa giảng viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ rồi về phục vụ hoặc mời các giáo sư, những người tốt nghiệp ở nước ngoài về giảng dạy. Đây có phải hướng đi đúng đắn không thưa ông?
Đây là điều rất tốt nhưng lấy cái gì làm chuẩn về việc họ đã học tập hay nghiên cứu tốt ở nước ngoài? Và các bài báo khoa học chính là một tiêu chí quan trọng.
Cái này cũng liên quan tới học hàm giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam. Chỉ đơn cử một giáo sư nếu được phong ở ĐH Havard, nếu đưa ra hội đồng xét duyệt ở Việt Nam thì chưa chắc đã được. Điều này có thể dẫn đến việc thất thoát người tài nếu cách xét duyệt không đồng nhất với quốc tế.
Mô hình USTD đang thực hiện khiến tôi nhớ lại những ngày học tập tại Nhật Bản. Thay vì yêu cầu tôi nộp luận án dày cả trăm trang, họ chỉ yêu cầu tôi thực hiện 2 đến 3 bài báo đăng trên tạp chí có uy tín là được. Thậm chí nếu không có 20 trang bài báo khoa học được đăng đó thì 200 trang luận án kia chẳng có ý nghĩa gì cả.
Vậy theo KTS, chúng ta nên bắt đầu từ đâu nếu muốn áp dụng mô hình này?
Mời nhân tài Việt Nam trên thế giới hoặc các tiến sỹ trên thế giới bất luận quốc tịch gì, có chính sách đãi ngộ, mức lương và môi trường khoa học để họ thực hiện đề tài, cho ra những bài báo, sản phẩm trên tạp chí uy tín quốc tế. Chính những điều đó giúp nhà trường có được xếp hạng quốc tế. Không có những bài báo đó thì đừng bàn đến thứ hạng thế giới mà chúng ta mãi chỉ… “ngoại hạng”.
Và nếu chỉ nhìn vào con số kinh phí chi ra để cho rằng tiền đó tập trung cho các sinh viên nghiên cứu rồi bàn lùi thì không nên. Bởi như thế lại quay về vấn đề cũ, đầu tư rồi nhưng hàng chục năm qua, chúng ta đã có được bao nhiêu bài báo khoa học trên thế giới?
Ngoài ra, trong phạm vi hẹp xây dựng và kiến trúc mà tôi đang nghiên cứu, bên cạnh bài báo quốc tế thì tham gia các giải thưởng quốc tế cũng là hướng đi tuyệt vời, hai khía cạnh này sẽ bổ trợ lẫn nhau. Giống như một bộ phim của nền điện ảnh phải chất lượng cỡ nào mới có cơ hội được đề cử và chiến thắng ở giải Oscars.
Cơ hội là công bằng cho tất cả mọi người. Thậm chí ở Việt Nam, một đất nước đang phát triển, nhu cầu xây dựng nhiều nên đề tài nghiên cứu rất phong phú. Và tôi tin các ngành đào tạo khác cũng vậy, cơ hội cũng vẫn còn rất rộng mở.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Một số thông tin về KTS Võ Trọng Nghĩa: 
– Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa
– Tốt nghiệp Thủ khoa Đại Học Công nghệ Nagoya, Nhật Bản (2002), tốt nghiệp Thủ khoa Thạc sỹ khoa Xây dựng Đại Học Tokyo, Nhật Bản (2004).
– Thành viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Nhật Bản (JIA), Hội Kiến trúc sư Hoàng Gia Anh (RIBA).

Giải thưởng đạt được:

– 3 lần đạt HCV giải thưởng của Hội KTS châu Á
– 6 lần đạt giải nhất tại Festival Kiến trúc Thế giới (World Architecture  Festival)
– 7 lần đạt giải thưởng Kiến trúc Thế Giới (International Architecture Award)
– 8 lần đạt giải Green Good Design của Mỹ
– Đạt giải 21 Kiến trúc sư tiêu biểu cho thế kỷ 21 của WAN (World Architecture News)
– Kiến trúc sư của năm 2012 do Ashui tổ chức
– Công trình Stacking Green được bình chọn  Building of the year 2012 – Giải thưởng của tạp chí Archdaily
–    Đạt nhiều giải thưởng FuturArc do BCI Asia tổ chức: Giải nhì FuturArc 2013, giải nhất FuturArc Green Leadership 2012, giải nhất FuturArc Green Leadership 2011

– Giảng dạy tại ĐH Bartlett (Anh), ĐH Hồng Kông, ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), ĐH Công nghệ và thiết kế (Singapore), ĐH Kỹ thuật Braunschweig (Đức); nói chuyện tại Festival Kiến trúc Thế giới (World Architecture Festival).

– Thành viên Ban giám khảo tại WAN 21 (World Architecture News), Borderless competition, World Architecture Festival 2013 (WAF).
Theo Dân Trí
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Hố đen” tệ hại


Từ sáng đến trưa ngày 13/5/2012, anh Ngô Thanh Kiều bị còng tay, còng chân trong phòng làm việc của Đội Điều tra tổng hợp, Công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), bị đánh nhiều lần bằng dùi cui cao su, không được cho ăn. Đến 17 giờ 40 phút cùng ngày, anh Kiều được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, nhưng anh đã chết trước đó. Theo Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Phú Yên, trên người anh Kiều có ít nhất 63 vết thương, anh chết do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm. Anh Kiều đã bị chết do những hành động tội ác, đó là điều không thể phủ nhận.   
Tại phiên tòa do TAND tỉnh Phú Yên mở từ ngày 7/4 đến ngày 15/4 để xét xử sơ thẩm (lần 2) vụ anh Kiều bị hành hạ đến chết, nhiều nhân chứng là sĩ quan công an khai, khi ăn cơm trưa ở cách nơi anh Kiều bị hành hạ chỉ 5 – 7 mét, họ có nghe tiếng anh Kiều kêu la. Họ nghe nhưng bỏ qua, tiếp tục ăn cơm. Ông Hà Văn Đại, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Phú Yên khai, khi vào phòng có thấy bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành dùng dùi cui đánh anh Kiều. Theo ông Đại, ông thấy việc đánh anh Kiều là sai, nhưng không can ngăn vì đó không phải là việc của ông, ông không được giao nhiệm vụ, muốn can ngăn cũng không được. Có những lời khai rằng, ngoài các bị cáo, còn có những người khác đánh anh Kiều... Dường như từ sáng đến trưa ngày 13/5/2012, phòng làm việc của Đội Điều tra tổng hợp, Công an thành phố Tuy Hòa là một cái “hố đen”. Cái “hố đen” ấy khiến nhiều sĩ quan công an nghe mà như không nghe tiếng kêu la của anh. Cái “hố đen” ấy bưng bít việc anh bị hành hạ. Cái “hố đen” ấy khiến cho đến tận lúc này, sau 3 phiên tòa, vẫn chưa rõ có bao nhiêu người đã đánh anh Kiều, thực sự ai là thủ phạm gây nên cái chết của anh.    
Theo báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan sai, được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/4, trong thời gian gần đây có 12 vụ án về tội dùng nhục hình, với 26 bị can, bị cáo. Đó là chưa kể tới một số vụ, người bị tạm giam, tạm giữ “tự sát” ở nơi bị tạm giam, tạm giữ, nhưng có những tình tiết khiến người thân của họ nghi là họ bị dùng nhục hình dẫn đến cái chết, như vụ chị Trần Thị Hải Yến, chết ở nhà tạm giữ, Công an huyện Tuy An (Phú Yên) chiều ngày 7/10/2013. Theo Ủy ban Tư pháp Quốc hội, việc bức cung, dùng nhục hình chủ yếu xảy ra ở giai đoạn điều tra đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Việc tố giác bức cung, nhục hình và điều tra chứng minh việc bức cung, dùng nhục hình gặp nhiều khó khăn, do hành vi phạm tội xảy ra tại bối cảnh đặc biệt, địa điểm khép kín. Đó chính là những “hố đen”. Do đó, để chống bức cung, dùng nhục hình cần phải đưa vào Dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam các hình thức giám sát việc hỏi cung, quyền giám sát việc hỏi cung của người quản lý tạm giữ, tạm giam… Tuy nhiên, vụ Ngô Thanh Kiều cho thấy, còn có những “hố đen” không phải ở nơi tạm giữ, tạm giam, mà ngay tại nơi làm việc của cơ quan điều tra. Cần có những biện pháp nghiêm khắc, hữu hiệu để không thể tồn tại những “hố đen” tệ hại ấy, để không tái diễn những vụ án đau xót, như vụ Ngô Thanh Kiều.  
     
       Tại Tòa, chị Ngô Thị Tuyết, chị ruột anh Ngô Thanh Kiều trưng ảnh chụp tinh hoàn anh Kiều bị bầm dập


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu chuyện về “phim triệu đô không bán nổi vé”


DÂN TRÍ THÁNG 5/2014, BỘ PHIM ĐƯỢC ĐẦU TƯ TRIỆU ĐÔ (21 TỶ ĐỒNG) ĐỂ CHÀO MỪNG 60 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN LỊCH SỬ GÂY SÓNG GIÓ DƯ LUẬN KHI RA RẠP KHÔNG BÁN NỔI VÉ. ĐÂY CÓ PHẢI LÀ CÂU CHUYỆN MUÔN THUỞ CỦA NHỮNG BỘ PHIM “CÚNG CỤ”?

Câu chuyện về “phim triệu đô không bán nổi vé”

 
Lâu nay, những bộ phim được sản xuất từ tiền nhà nước với mục đích chào mừng các dịp kỷ niệm luôn có một số phận chung là vắng khách, khó bán vé, nằm xếp kho, và rồi đợi đến những dịp kỷ niệm năm sau chiếu phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa trong những tụ điểm chiếu bóng nhỏ lẻ. Dư luận vẫn gọi đó là dòng “phim cúng cụ”. Các đạo diễn tham gia sản xuất “phim cúng cụ” thường cho rằng, mỗi bộ phim có sứ mệnh riêng, có khán giả riêng, và rằng, phim lịch sử của họ không phải thực hiện sứ mệnh doanh thu như các phim giải trí khác. Các đạo diễn khi bắt tay vào các dự án phim lịch sử được nhà nước đầu tư tiền cũng tự cho phép mình không cần phải có trách nhiệm về mặt phát hành, quảng bá bộ phim sau khi phim hoàn tất.

Cảnh trong phim Sống cùng lịch sử

Cảnh trong phim "Sống cùng lịch sử"
 

Bộ phim “Sống cùng lịch sử” được đầu tư 21 tỷ đồng giao Công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện VN sản xuất, do đạo diễn- NSND Thanh Vân thực hiện, đã được lấy làm ví dụ điển hình cho việc thất bại về doanh thu của các phim “cúng cụ” khi ra rạp. Dư luận cho rằng, đã đến lúc, những bộ phim được sản xuất bằng tiền của nhà nước (tiền thuế của nhân dân) cũng phải tính toán đến doanh thu hay nói cách khác, phải tính toán đến sức hấp dẫn của bộ phim đối với khán giả.
 
Lần đầu tiên trả lời về việc dư luận “dậy sóng” trước sự “ế ẩm” của bộ phim triệu đô- “Sống cùng lịch sử”, đạo diễn- NSƯT Vương Đức, người giữ vai trò Giám đốc sản xuất của dự án phim này cho biết, “Đây là một sai sót về khâu phát hành phim của đạo diễn- NSND Thanh Vân. Khi bộ phim này ra rạp, tôi đang bận với dự án phim của mình. Bởi vậy, đạo diễn- NSND Thanh Vân có toàn quyền quyết định về việc phát hành phim cho “Sống cùng lịch sử”, và tôi nghĩ, Thanh Vân đã mắc phải sai lầm”.
 
Bên cạnh đó, đạo diễn- NSƯT Vương Đức cũng đưa thêm lý do, “Việc phát hành những bộ phim phục vụ mục đích chính trị do nhà nước đầu tư sản xuất còn rất nhiều vấn đề. Đó là cả một câu chuyện dài và chúng tôi vẫn đang phải tìm cách tháo gỡ, khắc phục. Không riêng gì “Sống cùng lịch sử”, những bộ phim trước đây của cá nhân tôi như “Của rơi”, “Rừng đen”… phát hành cũng rất tệ”.

Đạo diễn- NSƯT Vương Đức 

Đạo diễn- NSƯT Vương Đức 
 

Khi được hỏi về chất lượng, sức hấp dẫn của những bộ phim “triệu đô”, “Liệu có phải vì những tác phẩm điện ảnh được nhà nước chi tiền chưa đủ hay, chưa đủ hấp dẫn để thuyết phục khán giả đến rạp?”, đạo diễn- NSƯT Vương Đức cho rằng, “Có rất nhiều những bộ phim tệ hơn rất nhiều phim của chúng tôi vẫn ra rạp, và vẫn có được doanh thu. Những “Helo cô Ba”, “Khi đàn ông mang bầu”… khi biết cách ra rạp vẫn còn có thể có được doanh thu. Chỉ là chúng tôi chưa biết cách. Và đó còn là một câu chuyện dài”.
 
Đạo diễn Vương Đức đưa quan điểm thêm rằng, phim lịch sử được sản xuất với mục đích phục vụ chính trị là những dự án phim lớn. Ở đó, yếu tố “ăn khách” không đặt lên hàng đầu. Những ai quan tâm đến câu chuyện lịch sử của phim- sẽ tìm đến với phim.
 
H.H

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vẫn còn một kho 4.8 tấn, và một kho lên tới 4.000 tấn, vàng đấy !


Cụ Tiệp đã cùng Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (người bị đau mắt) đi tìm vàng từ năm 1994
Cựu Bí thư Tỉnh Bình Thuận là ông Lê Văn Hiền (tức Tám Hiền) thì đã mất năm 2009. Còn cụ Tiệp thì vẫn tìm tiếp, đến tận năm 2015, và giờ đã 100 tuổi. Cụ đã xẻ nát luôn một trái núi, tức núi Tàu ở Bình Thuận, mà chưa thấy.

Vụ 16 tấn vàng liên quan đến ông Thiệu coi như đã xong. Như đã thấy ở entry trước, ông Thiệu hàm oan trong một thời gian dài là bởi thông tin đến từ hai phía. Đó là: cả phía VNDCCH (chẳng hạn sách của Đại tướng Văn Tiến Dũng đã xuất bản năm 1976 - tạm tin theo bác Cạo), và nhất là, cả phía VNCH (gồm các cựu thần của ông Thiệu, đồng bào của ông Thiệu, truyền thông phương Tây).

1. Dĩ nhiên, ông Thiệu cũng đã từng có ý định mang vàng ra khỏi Việt Nam thật. Nên, bảo ông oan toàn bộ cũng không phải. Ông chỉ oan ở chỗ: chưa kịp mang đi, chứ không phải đã cuỗm lên máy bay và lẩn kịp sang Đài Loan.

2. Tinh thần vì nghĩa lớn của nhóm cản trở việc mang vàng đi, rồi coi giữ, và bàn giao số vàng đó là đáng biểu dương. Các nhân chứng khác thì không rõ, chỉ anh Duyệt là người thực việc thực thì tôi rất rõ.

Bằng chứng rõ ràng, anh Duyệt còn lưu được. 

3. Vậy thì, tạm cho là "tìm được" 16 tấn vàng của ông Thiệu rồi !

4. Nhưng còn có cả hai kho nữa. Một kho 4.8 tấn. Và một kho kinh khủng hơn, tới 4.000 tấn cơ.

Nếu tinh thần của những người như anh Duyệt là có thể nói vì nghĩa lớn. Thì tinh thần của cụ Tiệp cũng cần được xem như vậy (cụ là người mà năm nay đã 100 tuổi, và bỏ bao nhiêu vàng trong mấy chục năm qua đi tìm kho báu 4 ngàn tấn vàng). 

Xem cụ thể hai cái kho này ở đây.

Nguyên chú (ảnh hiện nay): Cụ Tiệp lên núi Tàu tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn
---
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hai phi công Su-22 nhảy dù xuống biển

16/04/2015 - 17:05 (GMT+7) 
Hai phi công đã nhảy dù xuống biển khi máy bay Su-22 gặp nạn và được ngư dân địa phương cứu vớt an toàn.

su22
SU-22 của Không quân Việt Nam (ảnh minh họa)
Lúc 17h30 phút, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hùng Tân, Chánh Văn phòng Ủy ban Lụt bão và cứu hộ cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết 2 phi công của hai máy bay Su-22 gặp nạn trên biển đã được tìm thấy.

"Khi máy bay gặp nạn, hai phi công đã nhảy dù xuống biển và được ngư dân địa phương cứu vớt an toàn. Hiện 2 chiến sỹ này đang được người dân đưa về đảo Phú Quý", ông Tân cho biết.
Lúc 16g 30 chiều 16 chiều 16/4, trao đổi qua điện thoại với phóng viên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận xác nhận đã nhận được thông tin từ Sư đoàn Không quân 370 về 2 chiếc máy bay SU-22 của không quân Việt Nam mất tín hiệu khi tập luyện trên vùng biển cách đảo đảo Phú Quý (huyện Phú Quý tỉnh Bình Thuận) gần 4 hải lý.
Cũng từ nguồn tin này, hiện các đơn vị của Sư đoàn 370 đang phố hợp với các cơ quan chức năng trong đó có Bình Thuận triển khai công tác tìm kiếm. Tính đến 16g 30 chiều nay vẫn chưa phát hiện manh mối gì về vụ 2 chiếc máy bay trên.

su22b
SU-22 (ảnh minh họa)

Theo phản ánh của những cư dân sống trên đảo Phú Quý, khoảng 9 giờ sáng 16/4, nhiều người đã thấy hai chiếc máy bay SU-22 bay lượn trên bầu trời đảo Phú Quý, sau đó thì không thấy nữa. Hiện Ủy ban tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận đã thông báo cho các tàu thuyền đang có mặt tại khu vực này phối hợp tìm kiếm.
Hiện Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Bình Thuận đã điều tàu BP1901 thường trực đảo Phú Quý cùng 10 cán bộ xuất kích ra tọa độ trên để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Theo một nguồn tin, trước đó 2 chiếc máy bay này xuất phát từ sân bay Thành Sơn( Ninh Thuận).
Nguồn: Baogiaothong
  

Su22-7459-1429181521.jpg
Su-22M4 được coi là hiện đại nhất của dòng Su-22, nơi bị nạn lại gần bờ, có lẽ máy bay không thiết bị phát tín hiệu cấp cứu cho phi công, nếu không nhờ ngư dân, coi như xong phim.

Xem lại một bản tin cũ: 
Hai máy bay chiến đấu Mỹ "đụng" nhau trên không 05/08/2013
Dân trí Hai máy bay chiến đấu của không quân vệ binh quốc gia Mỹ đã va phải nhau trên không, khiến một phi công phải nhảy dù xuống biển và được giải cứu vài giờ sau đó ngoài khơi bờ biển Virginia. 


Hai máy bay chiến đấu F-16. (Ảnh minh họa)
Hai máy bay chiến đấu F-16. (Ảnh minh họa)

Cả hai máy bay chiến đấu F-16C Falcon đều từ đơn vị bay 113 của không quân vệ binh quốc gia Mỹ và đang thực hiện một sứ mệnh huấn luyện thông thường vào đêm ngày 1/8 thì vụ va chạm xảy ra trên vùng biển cách đảo Chincoteague, bang Virgina khoảng 50km về phía đông bắc.
Đại tá Michael Odle, trưởng bộ vận các vấn đề công chúng của đơn vị bay 113, cho hay vụ va chạm xảy ra khi cánh của 2 máy bay đụng phải nhau. Không quân vệ binh quốc gia không công bố tên các phi công, nhưng Đại tá Odle cho hay họ đều là những phi công có kinh nghiệm. Một người mang quân hàm đại tá và người kia mang quân hàm trung tá.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết họ đã nhận được tín hiệu khẩn cấp từ phi công nhảy dù vào khoảng 10h30 tối ngày 1/8 giờ địa phương.
Phi công nhảy dù mặc áo phao và có máy thu phát sóng vô tuyến trên phao cứu sinh. Phi công này đã được lực lượng bảo vệ bờ biển cứu sống trên biển vào sáng sớm ngày 2/8 trong điều kiện sức khỏe tốt.
Phi công còn lại liên quan tới vụ va chạm đã bay trở lại căn cứ không quân Andrews, bang Maryland. 

Không quân vệ binh quốc gia Mỹ cho biết nguyên nhân của vụ va chạm đang được điều tra.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI CON NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT ĐỔI VỊ TRÍ CHO NHAU?



Điều gì xảy ra khi con người và động vật đổi vị trí cho nhau?

Những bức hình này lấy ý tưởng rằng con người và động vật sẽ hoán đổi vị trí cho nhau. Hãy cùng xem xem, chuyện đó xảy ra thì sẽ như thế nào nhé.

1. Thay vào việc con người dùng những con mồi để săn bắt động vật, động vật cũng sẽ dùng chính những con mồi mà con người ham muốn để dụ con người.
Điều gì xảy ra khi con người và động vật đổi vị trí cho nhau?





2. Những đầu bếp giết hại động vật sẽ bị chính động vật bắt và khép tội
Điều gì xảy ra khi con người và động vật đổi vị trí cho nhau?
3. Những bộ phận của con người sẽ được dùng trong nghành thời trang của động vật.
Điều gì xảy ra khi con người và động vật đổi vị trí cho nhau?
4. Con người sẽ phải diễn xiếc người cho động vật xem
Điều gì xảy ra khi con người và động vật đổi vị trí cho nhau?
5. Trong công viên, những chú chim bồ câu xẽ vứt cho người già những mẩu vụn bánh mì
Điều gì xảy ra khi con người và động vật đổi vị trí cho nhau?
6. Con người sẽ phải dùng sức lực của mình để kéo những cỗ xem chở động vật
Điều gì xảy ra khi con người và động vật đổi vị trí cho nhau?
7. Sẽ ra sao nếu tê giác săn lùng để cắt đi chiếc mũi của con người
Điều gì xảy ra khi con người và động vật đổi vị trí cho nhau?
8. Khi động vặt săn người và con người trở thành những món nhậu khoái khẩu của động vật
Mặc dù những bức hình này chỉ là do con người sáng tạo ra nhưng khi xem những bức hình này, chắc hẳn bạn sẽ phải suy nghĩ lại về cách đối xử với động vật của con người.
Phần nhận xét hiển thị trên trang