Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Đêm chong đèn nhớ Trịnh (sáng tác mới)

Nguyễn Quang Lập

1. Nhớ Trịnh thì nhớ những gì? Nhớ “đường phượng bay mù không lối vào…”, nơi quán cóc rượu Kim Long, nem và tré. Con đường chiều chiều nàng vẫn đạp xe đi qua. Bốn giờ tới quán, sáu giờ ngà ngà say, cũng là lúc bóng hồng thấp thoáng. Nàng đẹp nhất khi say, đáng yêu nhất cũng khi say, tỉnh rồi đều “bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, bỏ ta đi hay ta bỏ đi thì cũng thế.
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai? Nhiều lắm. Không chỉ Diễm, không chỉ là Dao Ánh. Những nàng như Hồng Nhung“quá gần gũi không biết phải gọi là ai!”… Những nàng như thiếu nữ trường Trưng Trắc Huế, trường Trưng Vương Hà Thành, “Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá… già!”…, là những ai? Làm sao biết được. Tất cả chỉ là tình ảo, tình mộng, đắm say nhưng là ảo, nồng nàn nhưng là mộng.

Tình hờn bờ sông Nhật Lệ, tình đau rừng thông Thiên Thai, tình ngọt gốc sấu Hà Thành, tình buồn cát trắng Hải Lăng, tình vớ vẩn đò sông Hương, tình very fun gầm Cầu Dài – Đồng Hới, tình vờ tuyết trắng Moskva, cả tình đắng ngắt trên máy bay to Sài Gòn một trưa nắng gắt… Những cuộc tình đủ vị nhưng chỉ là tình rỗng. Tình ảo và tình hát.

“Hát để mà yêu, yêu để mà hát. Thiệt không? – Thiệt! – Còn gì nữa không? – Hết rồi, rứa thôi. – Thiệt không? – Thiệt!”

Không ai có nhiều hơn một mối tình. Trịnh Công Sơn cũng vậy, anh chỉ có một mối tình. Ấy là khi anh yêu để mà sống, không phải yêu để mà hát. Người tình của anh cũng không phải yêu anh để mà hát, chỉ vì “cảm thấy mình sống khi được hát Trịnh Công Sơn”. Đó là Khánh Ly. Tình ấy còn đến bây giờ và sẽ còn mãi muôn sau, bất chấp những xì xèo sau những chuyến du ca.

2. “Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung. Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu…”

Anh nói câu này khi nào? Nói sau Sương đêm, sau Ướt mi… hay sau Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ…? Tình Trịnh Công Sơn như một tiếng thở dài, nhạc tình anh cũng thế. Buồn thì hẳn rồi, đau hình như không, nào có ai bội bạc anh đâu để mà đau? Được yêu nhưng không yêu được. Đời anh không có chữ phúc, nhạc tình anh cũng thế, chỉ có đắng, đắng hoài và đắng ngắt. Dù là điệu Slow, Blues hay điệu Boston cũng chỉ thấy đắng, không thấy gì.

3. “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau.” Anh nói câu này khi nào? Sau Cát bụi, Một cõi đi về… hay sau Ru ta ngậm ngùiĐêm thấy ta là thác đổ, Phúc âm buồn, Rừng xưa đã khép? Cũng có thể sau trận ốm thập tử nhất sinh tuổi 18, Sartre và Camus, Phật và Chúa đã ngấm vào anh, giúp anh sinh ra dòng nhạc thân phận không ai theo kịp cũng chưa thấy ai dám theo. Anh viết dòng nhạc này như Tagore làm thơ, như Rodin tạc tượng, như Faulkner viết văn… có phải thế chăng? Nhạc Trịnh đã ra thế giới và sẽ còn ra thế giới, không chỉ khúc Diễm xưa và Ngủ đi con. Cùng với Văn Cao và Phạm Duy, Trịnh Công Sơn đứng vào tốp ba đỉnh cao nhạc Việt thế kỉ 20. Rất có thể nhiều thế kỉ sau không thể có tốp ba nào được như tốp ba này. Có phải thế chăng?

4. “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”. Anh nói câu này khi nào? Sau Ca dao Mẹ, Ngủ đi con… hay sau Gia tài của mẹ, Cho một người vừa nằm xuống, Đi tìm quê hương? Phật không dạy anh, Chúa cũng chẳng dạy anh, cả Sartre và Camus cũng ngoài cuộc trong dòng nhạc da vàng buốt đau và cuồng nộ. 

Không phải Trịnh Công Sơn đẻ ra dòng nhạc phản chiến, nhưng chỉ nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn mới làm cả hai chính quyền tham chiến đều sợ hãi và né tránh, vì chỉ có Trịnh Công Sơn mới dám Hát trên những xác người. Việt Nam Cộng hòa tẩy chay nhạc Trịnh, cũng chỉ tẩy chay dăm ba bài. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm cửa hết thảy nhạc Trịnh có đến cả chục năm, mãi đến hôm nay dòng nhạc Da vàng, dòng nhạc phản chiến của anh vẫn còn bị cấm cửa.

Đôi khi thấy anh một mình đứng tựa cửa 26 Lê Lợi ngóng ra sông Hương mặt buồn như khóc, lẻ loi đến tận cùng lẻ loi. Đôi khi thấy anh ngồi bệt trên tấm chiếu rách quán rượu nghèo chị Phước, uống và hát như điên, uống và cười như dại, cô độc đến tận cùng cô độc.

5. ”Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.” Anh nói câu này khi nào? Sau cuộc say quán rượu nhà chị Hiếu đêm hè năm 86? Hay sau khi anh mua tặng tôi cuốn Qui luật của muôn đời? Không biết nữa.

Anh vỗ nắp thùng gạo nhà chị Hiếu hát như cuồng đến kiệt sức “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không?…”. Anh hát một lần, hát thêm lần nữa, một lần nữa vẫn chưa thôi. Ngô Minh khóc, Hoàng Phủ Ngọc Tường khóc, Vĩnh Nguyên khóc, tôi cũng khóc. Chỉ mình anh vui, vui như là lần đùa cợt sau cùng của cuộc sống.

Lần ấy đùa cợt để mà đùa, mười lăm năm sau anh mới đành đùa cợt để mà đi. Tháng này đây, ngày nay đây năm 2001. Uống rượu say, về cơ quan ngủ một giấc đến hai giờ chiều, tỉnh dậy nghe ai đó đang gọi máy, nói Trịnh Công Sơn đi rồi, đi lúc 12h45. Hệt như ngày nhận được điện ở quê báo tin ba mất, tôi ngồi ngẩn ngơ, đầu óc rỗng không, chẳng nhớ gì, chẳng nghĩ gì.

Bỗng từ giá đỡ bàn làm việc cuốn Qui luật của muôn đời rơi xuống. Chợt nhớ một buổi chiều quán rượu chị Phước, anh ném cuốn sách đó cho tôi, nói Lập đã ốm lần nào chưa? Anh ốm rồi. Chả hiểu anh nói gì. Đến khi đọc sách mới hiểu. “Con người ta cần ốm nặng ít nhất một lần trong đời”, Nodar Dumbadze đã nói thế. Thốt nhiên ngồi nghĩ vẩn vơ. Ừ nhỉ, anh Sơn đã ốm một lần tuổi 18, nhờ đó đất nước đã có một dòng nhạc bất diệt có tên là nhạc Trịnh. Còn mình thì sao, đến bây giờ mình chưa ốm lần nào cho ra ốm.

Chẳng ngờ một tháng sau tôi rơi vào trận ốm mười lăm năm không dứt. Trận ốm tuổi năm mươi chẳng giúp tôi có thêm được gì, ngoài những khổ đau ngày mỗi ngày chồng chất.

Dù vậy chẳng khi nào dám ghen tị với anh, chỉ thương nhớ anh, luôn luôn thương nhớ anh, cả khi anh sống lẫn khi anh đùa cợt lần cuối để mà chết. Như đêm nay chẳng hạn, ngồi thương nhớ anh cho đến 4 giờ sáng. Chỉ biết thương nhớ thôi, chẳng biết làm gì.

Nguyễn Quang Lập

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

ViY Vùng đất quỷ FULL HD 2014 HOT( Thuyết Minh )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phát hiện một đại dương 644 km dưới bề mặt Trái đất: Sự sống có tồn tại nơi đây?


(Ảnh: Pixabay)
Bạn có nhớ những bộ phim khoa học viễn tưởng và các cuốn sách của Jules Verne, như tác phẩm đã được chuyển thể thành phim “Cuộc phiêu lưu vào lòng đất”? Hiển nhiên, không phải tất cả mọi thứ trong đó đều là tưởng tượng.
Có thể có rất nhiều thứ chưa được biết đến ở dưới đó… và nếu ở đó có nước… thì liệu có thể tồn tại sự sống hay không? Có thể không theo cách chúng ta biết, mà là theo một dạng thức hoàn toàn khác thì sao? Rõ ràng có tồn tại những khả năng như vậy.

Ảnh bìa bộ phim “Cuộc phiêu lưu vào lòng đất” (Ảnh: Richardclose.ca)

Truyền thuyết về thành phố dưới lòng đất Agartha. (Ảnh: Google.com)
Sau nhiều thập kỷ đưa ra nhiều giả thuyết và thảo luận về các khả năng, các nhà khoa học cuối cùng đã phát hiện ra một đại dương rộng lớn bên trong quyển Manti của Trái đất, và họ cũng chỉ ra rằng đây là một “bể chứa nước” lớn có thể đổ đầy 3 lần các đại dương trên Trái đất.
Phát hiện đáng kinh ngạc này gợi ý rằng lượng nước bề mặt của hành tinh chúng ta là đến từ bên trong Trái đất, và là một phần của “vòng tuần hoàn nước khép kín trên hành tinh” thay vì giả thuyết phổ biến hiện nay cho rằng nước trên Trái đất là từ các sao chổi đóng băng bay ngang qua hàng triệu năm về trước,
Các nhà khoa học hiện nay vẫn đang nghiên cứu rất nhiều về thành phần cấu tạo của hành tinh chúng ta. Họ càng hiểu nhiều bao nhiêu, thì các dự đoán về tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết và mực nước biển lại càng chính xác bấy nhiêu, bởi lẽ tất cả chúng đều có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kiến tao mảng hiện đang rung chuyển liên tục ngay dưới chân chúng ta.
Nghiên cứu này đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu và nhà khoa học địa vật lý ở Mỹ và Canada. Họ đã sử dụng các dữ liệu thu thập được từ USArray-một bộ bao gồm hàng trăm máy đo địa chấn rải rác trên khắp nước Mỹ để liên tục “nghe ngóng” các chuyển động của quyển manti và lõi của Trái đất.

“Vùng chuyển tiếp có thể chứa lượng nước nhiều bằng tất cả đại dương gộp lại”

- Tiến sỹ Pearson
Các nhà nghiên cứu tin rằng lượng nước trên bề mặt Trái đất có thể đến từ bên trong hành tinh và đã được “đẩy” lên bề mặt nhờ hoạt động địa chất. Một bài viết trên tạp chí Nature cho hay các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một viên kim cương nhỏ, qua đó xác nhận sự tồn tại của một bể nước khổng lồ bên dưới lớp quyển manti của Trái đất, khoảng 600 km dưới chân chúng ta.
Theo trưởng nghiên cứu Tiến sĩ Graham Pearson thuộc trường Đại học Alberta, Canada, “Kết quả này cung cấp những bằng chứng xác thực cực kỳ thuyết phục cho thấy có những điểm ướt bên dưới bề mặt Trái đất”. “Vùng chuyển tiếp có thể chứa lượng nước nhiều bằng tất cả đại dương gộp lại”, TS Pearson nói. “Khối nước bên trong lý giải một phần cho việc Trái đất là hành tinh động. Lượng nước thay đổi phụ thuộc vào cách thế giới này vận hành”, ông nói thêm.
cau tao trai datCấu tạo vỏ Trái đất (Ảnh: Wikipedia)
Sau khi nghiên cứu các chuyển động trong lớp quyển manti và lõi Trái đất trong nhiều năm, và sau vô số phép tính toán phức tạp để kiểm tra lại giả thuyết, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tìm ra một bể chứa nước khổng lồ nằm ở vùng chuyển tiếp giữa hai lớp quyển manti trên và quyển manti dưới – một khu vực nằm trong phạm vi 400-660 km bên dưới bề mặt Trái đất.
Khám phá này đã mở ra cánh cửa dẫn đến rất nhiều khả năng bên dưới khu vực này? Liệu những lý thuyết đề cập đến một Trái đất rỗng ruột có đúng không? Trái đất của chúng ta có thể không rỗng ruột, nhưng chắc chắn cũng không phải là đặc rắn. Giờ đây chính các nhà khoa học đã nói rằng, có vô số bí ẩn và những thứ rất kỳ quái đang diễn ra 600 km bên dưới bề mặt Trái đất chúng ta.
Giả thuyết mới cho rằng lớp quyển manti của Trái đất được lấp đầy bởi một khoáng chất gọi là Ringwoodite, và loại khoáng chất này được cho là chứa nước bên trong.
vo trai dat(Ảnh: Sciencemag.org)
Các thông số đo lường của USArray chỉ ra rằng cường độ khoáng chất Ringwoodite đẩy lên lớp quyển manti sâu bao nhiêu, áp lực ép lượng nước ra cũng lớn bấy nhiêu. Quá trình này được gọi là “khử nước kết hợp”.
Liệu có thể giới khác bên dưới chúng ta hay không? Điều đó phụ thuộc vào niềm tin của bạn, nhưng các truyền thuyết và lịch sử cổ đại thường đề cập đến địa ngục và rằng người ta có thể đến đó. Câu hỏi đặt ra ở đây là… phát hiện này có thay đổi bất cứ điều gì không? Những người hoài nghi vẫn sẽ đóng chặt tâm trí và bám cứng vào những lý thuyết và ý tưởng quý báu của họ, nhưng với mỗi nghiên cứu mới, chúng ta hiểu rằng chúng ta biết quá ít về Trái đất, về đại dương và những gì nằm bên dưới bề mặt hành tinh này.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient CodeĐăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.Quý Khải biên dịch.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu một ngày nào đó Tập Minh Trạch lựa chọn phong cách sống cởi mở, chúng ta có thể khám phá những gì cô đã mang về nước sau khi học tập tại Hoa Kỳ.


Nếu một ngày nào đó Tập Minh Trạch lựa chọn phong cách sống cởi mở, chúng ta có thể khám phá những gì cô đã mang về nước sau khi học tập tại Hoa Kỳ.
Người trong hình được cho là Tập Minh Trạch, con gái Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nguồn: Shanghai Ist.
Tờ The New Yorker ngày 6/4 đưa tin, vào một buổi sáng đầy nắng tháng Năm năm ngoái, một thành viên đại học Havard lên nhận bằng tốt nghiệp và chuẩn bị khởi hành rời khỏi khuôn viên trường đại học nổi tiếng thế giới một cách lặng lẽ như khi cô đến.
Tập Minh Trạch, con gái duy nhất của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc và ca sĩ Bành Lệ Viện đã rời ký túc xá Adams House, nơi Franklin Roosevelt và Henrry Kisinger từng ở khi hai chính khách này học tập ở Havard.
Tập Minh Trạch đã nghiên cứu ngành tâm lý học và tiếng Anh tại Havard bằng một cái tên giả. Danh tính của cô chỉ được biết đến bởi một số lượng hạn chế các giảng viên và bè bạn, ít hơn 10 người, theo Kenji Minemura, một phóng viên của tờ Asahi Shimbun chuyên theo chân săn tin Tập Minh Trạch tại Hoa Kỳ.
Trạch đã được bảo vệ khỏi sự chú ý của báo chí, giống như con cái các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc học tập ở nước ngoài. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như Bạc Qua Qua, con trai cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Qua Qua từng mời Jackie Chan đến Oxford và hát với mình trên sân khấu, lái chiếc Porsche đời mới khi làm nghiên cứu sinh tại đại học Havard. Tuy nhiên Tập Minh Trạch đã có một cuộc sống “thanh đạm” ở nước ngoài, cô dành tất cả thời gian cho việc học tập, nghiên cứu, Minemura cho biết.
Ở tuổi 22 bây giờ Trạch đã trở về Trung Quốc. Cô cũng đã từng có vài lần xuất hiện công khai cùng cha mẹ trong một chuyến đi gần đây đến Diên An, nơi ông Bình từng tới lao động trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa khi còn là một thanh niên.
Mặc dù Tập Cận Bình đã từng đi khắp nơi, nhưng ông chưa bao giờ sống ở nước ngoài giống như những người tiền nhiệm. Giang Trạch Dân đã học tại trường Stalin Automobile Works ở Moscow, Đặng Tiểu Bình sống ở Pháp 5 năm và từng học ở Liên Xô cũ.
Cha con ông Tập Cận Bình ở Phúc Châu khi Tập Minh Trạch còn là một đứa trẻ. Ảnh: The New Yorker.
The New Yorker nói rằng “vợ cũ” của ông muốn sống tại Anh còn Tập Cận Bình thì không, họ đã ly dị. Tuy nhiên thông tin cá nhân Tập Cận Bình trên trang từ điển mở Wikipedia không thấy đề cập tới chi tiết này.
Thăng tiến qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau, Tập Cận Bình thường xuyên phải giao thiệp với người phương Tây, nhưng Bắc Kinh gần đây đã chủ trương chống lại ảnh hưởng từ nước ngoài. Viên Quý Nhân, Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc nói rằng ngành này không được phép tuyên truyền “các giá trị phương Tây” vào học đường nước họ. Theo The New Yorker, điều này khiến người ta tự hỏi, Tập Minh Trạch sẽ nói gì với cha mình về cuộc sống của cô ở Mỹ.
Đối với công dân Trung Quốc, những tác động của việc du học ở Hoa Kỳ hiếm khi chỉ đơn giản như việc trở về nước với những ý tưởng “cực kỳ khác”. Phân tích số liệu các sinh viên nước ngoài du học tại Hoa Kỳ cho thấy sinh viên Trung Quốc có nhiều khả năng ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp nhất.
Vì sao ái nữ của ông Tập Cận Bình bí mật rời Harvard?

Vì sao ái nữ của ông Tập Cận Bình bí mật rời Harvard?

Theo Mingjing News đưa tin, Xi Mingze, theo lệnh cha mình là chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã bí mật rời Mỹ trở về nước từ cuối năm 2012 vì lo ngại an ninh. Ông Tập Cận Bình gọi con gái rời Mỹ về...
92% sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp vẫn còn ở lại Mỹ 5 năm sau khi nhận bằng tiến sĩ, trong khi sinh viên Hàn Quốc chỉ chiếm 41%. Sự chênh lệch này được cho là do sự khác biệt về áp lực gia đình cũng như cơ hội việc làm. Trở về nhà không phải lúc nào cũng tìm được việc một cách dễ dàng.
Một cuộc khảo sát năm 2009 do quỹ Ewing Marion Kauffman tài trợ cho thấy 17% số sinh viên Trung Quốc được hỏi họ cảm thấy khó khăn trong việc ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp, nhưng con số cảm thấy khó khăn khi về nước do sốc văn hóa, ô nhiễm và các yếu tố khác lại nhiều gấp đôi, 34%.
Nếu một ngày nào đó Tập Minh Trạch lựa chọn phong cách sống cởi mở, chúng ta có thể khám phá những gì cô đã mang về nước sau khi học tập tại Hoa Kỳ trong một buổi tối bên ly cà phê, The New Yorker viết. Tuy nhiên với phong cách “kín như bưng” của con cái các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi du học nước ngoài, điều này sẽ còn gây nhiều sự tò mò, chú ý của dư luận và giới truyền thông mà khó có thể có câu trả lời chính xác – PV.
Trong khi đó các công dân khác của Trung Quốc di du học nước ngoài có thể cho thấy sự phức tạp của việc “thẩm thấu các giá trị phương Tây” vào Trung Quốc.







































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin tặc Trung Quốc dòm ngó biển Đông

Cáo buộc Trung Quốc gộp cả quần đảo Natuna vào “đường lưỡi bò”, Indonesia tuyên bố muốn tập trận chung thường niên với Mỹ trên biển Đông

Theo báo cáo của Công ty An ninh mạng FireEye (Mỹ) công bố ngày 12-4, tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc đứng sau một chiến dịch tấn công mạng tinh vi, kéo dài suốt 10 năm nhằm vào các cơ quan chính phủ, công ty và nhà báo ở Đông Nam Á, Ấn Độ và một số nước.
Bắc Kinh hậu thuẫn?
Mục tiêu của chiến dịch là thu thập tin tình báo về chính trị, kinh tế và quân sự từ các hệ thống mạng bí mật, trong đó có vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Báo cáo nêu rõ nhóm tin tặc Trung Quốc, được mệnh danh APT30, tấn công mạng từ năm 2005 và trong một số vụ, họ sử dụng email được viết bằng ngôn ngữ bản địa có chứa phần mềm độc hại. Năm 2014, nhóm APT30 tiến hành những vụ tấn công mạng nhắm vào hơn 30 cá nhân làm việc trong lĩnh vực tài chính và quốc phòng của một chính phủ (không nêu tên) tại Đông Nam Á. Nhiều nhà quản trị mạng bị lừa tải phần mềm độc hại về máy tính riêng ở nhà.

FireEye tin rằng hoạt động của nhóm tin tặc APT30 được sự hậu thuẫn của Bắc Kinh. Ảnh: ASIANEWS.IT
FireEye tin rằng hoạt động của nhóm tin tặc APT30 được sự hậu thuẫn của Bắc Kinh. Ảnh: ASIANEWS.IT

Theo FireEye, các tin tặc làm việc theo ca và phát triển phần mềm gián điệp độc hại một cách nhất quán trong nhiều năm, qua đó cho thấy trình độ tổ chức rất cao. Điều này, cộng với mục tiêu và mục đích tấn công, khiến FireEye tin rằng APT30 được sự hậu thuẫn của chính quyền Bắc Kinh.
Theo tờ The Wall Street Journal, ngoài các nước Đông Nam Á, mục tiêu bị tin tặc Trung Quốc “hỏi thăm” còn có các công ty quốc phòng, viễn thông Ấn Độ và 2 chính phủ Bhutan, Nepal. Ông Bryce Boland, Giám đốc kỹ thuật khu vực châu Á - Thái Bình Dương của FireEye, nhận xét khó đánh giá hết những thiệt hại vì sự việc kéo dài và ảnh hưởng có thể rất lớn.
Khi được hỏi về báo cáo của FireEye, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 13-4 lặp lại “quan điểm cấm và triệt phá bất cứ hoạt động tấn công mạng nào”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ nhắc lại những tuyên bố trước đây của chính phủ nước này và không bình luận thêm, còn Cơ quan Quản lý không gian ảo Trung Quốc im hơi lặng tiếng.
Thiệt hại 100 triệu USD/năm
Trung Quốc từng vướng cáo buộc do thám các nước Nam Á và Đông Nam Á trước đây. Theo Reuters, năm 2011, các nhà nghiên cứu của công ty bảo mật McAfee thông báo về chương trình có tên “Chuột giấu mặt” tấn công các chính phủ và viện nghiên cứu ở châu Á.
Về tình hình biển Đông, Philippines ngày 13-4 cáo buộc các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở vùng biển này đã tàn phá 1,2 km2 rạn san hô, ước tính gây thiệt hại 100 triệu USD/năm cho các quốc gia ven biển. Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh các hoạt động cải tạo của Trung Quốc đang gây thiệt hại “không thể đảo ngược và lan rộng” đối với đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái ở biển Đông.
Manila còn cho rằng hoạt động cải tạo đó sẽ gia tăng mức độ quân sự hóa và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực. “Trung Quốc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền đơn phương trên biển Đông bất kể người dân các nước xung quanh - vốn phụ thuộc sinh kế vào biển cả bao đời nay” - Bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ. Ngoài ra, Manila cho rằng Bắc Kinh cổ xúy cho ngư dân nước này đánh bắt quá mức tại bãi cạn Scarbrough.
Theo Reuters, dù không phải là nước có tranh chấp trên biển Đông song giới chức quân sự Indonesia cáo buộc Trung Quốc gộp cả quần đảo Natuna vào “đường lưỡi bò”. Ngày 13-4, người phát ngôn Hải quân Indonesia Manahan Simorangkir cho biết nước này muốn tập trận chung thường niên với Mỹ ở gần Natuna. Cuối tuần trước, Washington tổ chức một cuộc tập trận chung với Indonesia tại đảo Batam, cách Natuna 300 km. Theo giới chức Indonesia, cuộc tập trận chung với Mỹ cũng như việc nâng cấp căn cứ quân sự tại Natuna không nhằm đáp lại bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào.

Bắc Kinh tăng chi tiêu quân sự
Báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển) hôm 13-4 cho biết Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới về chi tiêu quân sự trong năm 2014, chỉ sau Mỹ và đứng trên Nga - với 216 tỉ USD, tăng 9,7% so với năm 2013. Theo đánh giá của SIPRI, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã theo kịp nhịp độ phát triển kinh tế nước này, duy trì ổn định 2%-2,2% GDP trong suốt thập kỷ qua. Năm 2012, Trung Quốc từng là quốc gia duy nhất trong 5 cường quốc hạt nhân (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) tăng cường kho vũ khí hạt nhân.
Tổng chi phí toàn cầu cho các mục đích quân sự năm 2014 là 1.776 tỉ USD, giảm 0,4% so với năm 2013 và chiếm 2,4% GDP toàn cầu. Đây là năm thứ ba liên tiếp chi phí quân sự toàn cầu giảm sút. Chi tiêu quân sự ở Mỹ và Tây Âu giảm nhưng tăng ở Đông Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại Dương và Cận Đông; còn ở Mỹ Latin không thay đổi. Ả Rập Saudi đứng đầu 15 quốc gia tăng mức chi tiêu quân sự, với tỉ lệ 17%. Đặc biệt, do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các quốc gia ở gần Nga - như Trung Âu, khu vực Baltic và Scandinavia - đều đã tăng ngân sách quốc phòng. Ông Sam Perlo-Freeman, trưởng bộ phận nghiên cứu về chi tiêu quân sự của SIPRI, nhận định mức độ chi tiêu quân sự phản ánh tình hình an ninh thế giới xấu đi và trong nhiều trường hợp đó là hệ quả của nạn tham nhũng, lợi ích cá nhân và cai trị độc đoán. 
Lục San
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Thanh Hiện Bức thư tình kỳ cục

viết sau cuộc va chạm có vẻ khốc liệt giữa hai con người trần gian

Các bạn biết không, tôi rất mê loài chim biết hót. Mê nhất là chim hoạ mi. Cũng chẳng biết mê vì tiếng hót như xoáy vào tâm can, hay là vì tên gọi của nó thường gợi tôi nghĩ về một vẻ đẹp đáng kể nhất trong trời đất: giai nhân. Hoạ mi có nghĩa là vẽ mày đấy các bạn ạ. “Làm thế nào để thuần dưỡng một con hoạ mi rừng thành một con hoạ mi hót thật hay”. “Thức ăn và phòng bệnh cho chim hoạ mi”. “Một chiếc lồng đúng nghĩa là lồng chim hoạ mi”. Vân vân. Trên tủ sách của tôi, bên cạnh sách của các ông Pushkin, Cervantes... là những sách về chim hoạ mi. Có thể nói vào giai đoạn mê chim hót, tôi xếp chim hoạ mi cao hơn các ông Pushkin, Cervantes, bởi vì các ông ấy không biết hót (theo nghĩa hiện thực của từ này). Một con hoạ mi rừng người ta rập được trên rừng đem bán thì giá cả rất dễ mua. Nhưng cuộc chơi bắt đầu bằng kiểu này thì nguôi lắm. Đôi khi còn làm ta thất vọng. Nuôi con hoạ mi rừng thì cuối cùng con chim sẽ chết, hoặc không biết hót. Con đường tiến vào cuộc chơi nhanh nhất là mua một con hoạ mi đã biết hót. Sáng nào tôi cũng đến quán cà-phê-chim sầm uất nhất thành phố để nghe chim hoạ mi hót. Cuối cùng thì tôi đã phát hiện được con hoạ mi hót hay nhất thành phố mà các bạn chơi chim ở đó đều thừa nhận. Vấn đề còn lại là làm sao mua được con chim. Tôi xáp vào thằng cha chủ chim. Sáng nào gặp thằng cha ấy ở quán cà-phê-chim, tôi cũng đờn vào tai chả. Và tôi đã gặp may. Thằng cha chủ chim cũng là tay mê sách. Tôi cũng là tay mê sách, nhưng đến lúc ấy thì tôi mê chim hơn mê sách. Tôi mang các ông Pushkin, Cervantes... cả thảy là mười một ông, đến đổi lấy con hoạ mi hót hay nhất thành phố. Được con hoạ mi hót hay nhất thành phố rồi, tôi lo tiếp cái lồng chim hoạ mi đẹp nhất thành phố. Các bạn biết không, thời ấy một trăm nghìn đồng lớn lắm. Nhưng tôi đã dám bỏ ra một trăm nghìn đồng để mua cái lồng chim hoạ mi đẹp nhất thành phố. Hút một lượt ba điếu thuốc, tôi cùng thằng cha làm lồng chim cùng hô “chim hoạ mi vạn tuế”, rồi tôi xách cái lồng chim mới về thay lồng chim cũ. Từ đó, con chim hoạ mi như một phần đời của tôi. Sáng ra là tôi xách cái lồng chim hoạ mi ra treo trước hiên hè, bắt ghế ngồi chờ. Phải chờ, chứ đâu hễ muốn con hoạ mi hót là nó hót. Và những phút giây thiêng liêng ấy đã đến. Thánh thót. Chơi Vơi. Như châu như ngọc. Như áo em bay giữa trời tháng tám. Cho vào ngoặc hết. Không có từ nào diễn được tiếng hót của hoạ mi. Nó là âm vang của đất trời, làm sao có thể diễn được bằng thứ tiếng nói của con người. Chỉ nói được với các bạn, là khi nghe con hoạ mi của tôi hót, tôi đã rơi vào thứ trạng thái tinh thần các nhà huyền học gọi là huyền nhập, hay nói theo cách của phái Pythagore huyền bí là rơi vào nhịp điệu của vũ trụ, hay cũng có thể nói theo cách của nhà triết học Bergson là rơi vào thứ cảm thức tiếp diễn. Nghe con chim hoạ mi hót, tôi cứ thấy như mình đang rơi vào trạng thái không thức không ngủ. Ta đang cập bến bờ nào nhỉ? Cho đến một hôm, nghe con hoạ mi hót một hồi, tôi bỗng thấy tiếng hót của nó biến thành một bức thư tình:
Anh yêu thương của em. Em yêu anh với tất cả tinh hoa của loài giống em. Em phải hót cho anh nghe đến khi chẳng còn thấy bóng tối phủ lên nhân gian. Em phải hót cho anh nghe đến khi mặt trời mặt trăng không còn nỗi buồn nào.
Bức thư thì dài, tôi chỉ trích ra cái thần của thư. Tức cái làm tôi phải nghĩ ngợi:
Em biết anh cũng yêu em. Rất nhiều. Nhưng anh đã dành cho em bầu trời bay lượn quá thấp và quá nhiều mây đen.
Các bạn biết không, tôi chỉ mang cái lồng chim của tôi ra ngoài khi có bầu trời trong xanh và gió nhẹ. Thư là thư tình, nhưng lại làm tôi nghĩ ngợi khổ sở. Sao lại là bầu trời quá thấp và quá nhiều mây đen nhỉ? Hay là con chim hoạ mi của tôi nó muốn gợi ý về triết học tồn tại của bầu trời và những đám mây? Đồ ngu, tôi chửi tôi. Làm sao một con chim lại có thể gợi ý triết học! Tôi nghi con chim hoạ mi của tôi bị bệnh, liền đưa đến bệnh viện khám. Các bác sĩ đều nói chẳng có bệnh viện nào có khoa khám bệnh cho chim. Ra đến cửa bệnh viện tôi còn nghe bọn họ bàn tán: anh chàng bị bệnh tâm thần rồi. Tôi nghe hết, nhưng chỉ cười trong bụng. Biết ai bị bệnh tâm thần nhỉ? Các bạn biết không, rồi tôi bị bệnh tâm thần thật. Tôi thả con chim hoạ mi của tôi vào bầu trời cao rộng trên đầu mà chẳng thấy chút luyến tiếc nào. Giờ đây chỉ còn lưu lại trong tôi mỗi chút tiếng hót xa vắng của chim.

giã, 3pm 4/3/2015


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ Sâm / Khôi Lê / Sắt và gỗ

mẹ tôi một đời câu liêm
như ách vào cổ
mặt úp bùn khăn mỏ quạ
để lại cho con lưỡi liềm
hoang phế trên đồng khô
chỉ là sắt và gỗ
 
bố tôi một đời cùng khổ
còng lưng với búa
bị ghè nát chân
để lại cho con
búa rời cán nằm yên một chỗ
chỉ là sắt và gỗ
 
tôi chạy theo gió chướng
về phố phường tìm nơi trú chân
 
tôi lạc vào cõi âm?
kẻ sang giàu người lầm than
kẻ khiêng búa người vác câu liêm
như thánh giá
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang