Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

(Phunutoday) - Qua những tấm bưu thiếp của người nước ngoài, Hà Nội cách đây hơn một thế kỷ mang vẻ đẹp vô cùng khác lạ.




Con đường bách bộ đi xung quanh Hồ Gươm cách đây hơn 100 năm. Dưới thời Pháp thuộc, hồ Gươm được biết tới với cái tên Petit Lac (Hồ Nhỏ) nhằm phân biệt với Grand Lac (Hồ Lớn), tức Hồ Tây ngày nay.
Tấm bưu thiếp ghi lại hình ảnh cổng vào của Đền Quán Thánh.Vào thời điểm tấm bưu thiếp được chụp, Đền Quán Thánh còn ở sát Hồ Tây chứ chưa có đường Thanh Niên như ngày nay.
Hình ảnh lối cổng vào của Chùa Láng, còn được người Pháp gọi với cái tên Pagode des Dames.
36 phố phường là một trong đặc trưng chỉ có ở Hà Nội và trở thành đề tài bất tận cho những tấm bưu ảnh về thủ đô xưa. Đây là tấm bưu ảnh về phố Hàng Bông (Rue du Coton) những năm đầu thế kỷ XX.
Khung cảnh náo nhiệt ngày Chủ nhật ở vườn Bách thảo Hà Nội cũng trở thành đề tài của một tấm bưu thiếp khác.
Hình ảnh tấp nập tín đồ Công giáo ra khỏi Nhà Thờ Lớn sau buổi lễ thường kỳ tại đây. Nhà Thờ Lớn ở Hà Nội được xây theo phong cách kiến trúc Gothic.
Khung cảnh đại lộ Đồng Khánh (nay là phố Đinh Tiên Hoàng) trên bưu ảnh của nhà xuất bản nổi tiếng Dieulefils. Tòa nhà trung tâm trong bức ảnh ngày nay chính là trung tâm thương mại Tràng Tiền.
Một biểu tượng khác của Hà Nội là cầu Long Biên.Tấm bưu ảnh được chụp một thời gian sau khi cầu được khánh thành với cái tên cầu Paul Doumer (tên của Toàn quyền Đông Dương khi ấy).
Một tấm bưu ảnh rất “độc” về Hà Nội. Đây là khung cảnh Rue Jules Ferry (phố Hàng Trống ngày nay) sau cơn bão tràn vào Hà Nội ngày 09/06/1903.
Tấm bưu ảnh này cũng tập trung khắc họa sự khó khăn trong cuộc sống của một bộ phận người Hà Nội. Đó là những mảnh đời trên sông nước của người dân sống bên bờ sông Hồng.
Hình ảnh làng nghề làm giấy bình dân ở Hà Nội xưa. Đó là làng Thượng Yên Quyết (còn gọi là làng Cót), nằm ven sông Tô Lịch (nay thuộc phường Yên Hòa, Cầu Giấy).

http://www.baomoi.com/Hinh-anh-cuc-doc-ve-Ha-Noi-nhung-nam-1900-qua-tam-buu-thiep/137/15051092.epi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN DÔNG DÀI ( Tham khảo chuyện Tầu )

( Cảm ơn bạn Dien Do - Cựu HS Ngô Quyền đã gửi chúng tôi bài viết này của tác giả  Đoàn Dự )


1. Các nhà lãnh đạo TC có thể “ngu xuẩn” hay không?

Ngày 12-5-2014, Giáo sư tiến sĩ Jame Holmes, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Học viện Quân sự Hải Quân Mỹ, có đăng trên tờ The Diplomat về việc Trung Cộng đặt giàn khoan Hải Dương-981 trên thềm lục địa Việt Nam, trong đó ông nói một câu rất đáng chú ý như sau: “Sự ngu xuẩn và tự tìm lấy thất bại là một phần trong các chiến lược của Trung Cộng”. Lãnh đạo một đất nước hùng mạnh hơn một tỉ dân, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ mà thôi thì có thể “ngu xuẩn” như lời GS Jame Holmes nói hay không? Không ai chứng minh được điều đó. Nhưng chẳng lẽ GS Jame Holmes lại nói sai? GS là một chuyên viên cao cấp giảng dạy trong Học viện Quân sự Hải Quân Mỹ chứ đâu phải vừa. Về phần Đ.Dự, tôi không nói các nhà lãnh đạo TC là “ngu”, nhưng qua các sách vở, tài liệu lịch sử TC, tôi thấy có những chuyện như thế này:

Dr. James Holmes

- Chuyện thứ nhất: Vào khoảng những năm từ 1958 đến 1961, nhà “đại lãnh đạo” TC Mao Tse Tung, tiếng Việt kêu là Mao Trạch Đông: “Đông phương hồng! Mặt trời lên! Trung Hoa chúng ta có bác Mao Xì Tung, với muôn dân người là cứu tinh! Tính tang tình, dân ấm no người mưu hoà bình!… “. Ấm no cái con khỉ khô! Hồi đó dân chúng Trung Cộng đói muốn chết, thậm chí nhà văn Mạc Ngôn – tác giả Cao Lương Đỏ, Đèn Lồng Treo Cao, Báu Vật Của Đời..vv..(sau này đoạt giải Nobel văn học năm 2012) nói rằng nhiều người đói quá phải ăn cả lá dâu, nhiều gia đình nghèo quá, cả nhà chỉ có chung một chiếc quần, ai đi đâu thì mới mặc, còn hàng ngày cả gia đình ai cũng chỉ quấn bao bố; nhiều nơi dân chúng chết đói. Bác Mao chợt nghĩ ra rằng, đa số các loài chim đều ăn sâu bọ hoặc cá mú, sò ốc, riêng chim sẻ thì sống gần người và ăn hạt, tức ăn lúa gạo. Nhà đại lãnh đạo Đông phương hồng tính ra, mỗi năm khắp nước TC có hàng triệu, hàng triệu con chim sẻ, vậy thì chúng ăn hết hàng ngàn tấn lúa gạo, trong khi đó dân chúng đói rách, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Vậy là ngài bèn họp Bộ Chính trị Trung ương rồi tung ra đại chiến dịch … diệt chim sẻ (Đả mã tước đại chiến dịch), ra lệnh cho dân chúng tiêu diệt chim sẻ, phá tổ chim, đập vỡ trứng. Ai diệt được nhiều chim sẻ người đó được phong danh hiệu anh hùng. Dân chúng ai có lưới dùng lưới, ai có súng dùng súng, ai không có lưới hay súng thì dùng cung tên. Ngài còn hạ lệnh cho quân đội đem cả súng đại bác ra mà bắn chim sẻ. Súng đại bác thì bắn chim sẻ làm sao được? Các vị chỉ huy quân đội lấy làm thắc mắc lắm, nhưng lệnh là lệnh, lệnh đã ban ra thì phải tuân theo. Kết quả là chim sẻ chết rất nhiều. Các nhà khoa học trong Hàn lâm viện Khoa học Hoa Kỳ gửi văn bản cho Mao Trạch Đông, khuyến cáo rằng theo nghiên cứu của Hàn lâm viện, chim sẻ ăn sâu bọ, côn trùng, nhất là ăn cào cào châu chấu nhiều hơn ăn thóc gạo, nếu tận diệt chim sẻ sẽ làm mất sự cân bằng sinh thái trong thiên nhiên, sẽ rất nguy hiểm. Mặc, bọn “đế quốc Mỹ” muốn nói gì thì nói, đường ta ta cứ đi, Mao xếnh xáng không thèm nghe. Quả nhiên, đả mã tước đại chiến dịch chỉ mới phát động được chưa đầy 3 năm – từ 1958 đến 1961 – thì sau đó, năm 1962, cả nước TC bị nạn cào cào châu chấu (kêu là hoàng trùng đại nạn) phá hoại mùa màng không sao cứu vãn nổi do đã tiêu diệt chim sẻ, dân chúng chết đói tới hơn 30 triệu người. Bác Mao tuyên bố: “Chiến dịch rất thành công nhưng thôi, không nói tới nữa”.

Thế đấy, cổ nhân có câu: “Bậc thượng trí thì người ta chưa nói đã hiểu. Bậc trung trí, người ta vừa mới nói đã hiểu. Còn hạng hạ trí, người ta nói như chòi vào lỗ tai thì cũng chẳng hiểu”. Nhà đại lãnh đạo Trung Cộng Mao Trạch Đông nghe các nhà khoa học Hoa Kỳ nói nhưng không hiểu, làm chết tới 30 triệu dân, vậy ông ta thuộc hạng hạ trí, nói nôm na ra là… đồ ngu xuẩn. Tôi nghĩ rằng thầy nào tớ nấy, các nhà lãnh đạo TC hiện nay cũng ngu xuẩn như thầy của họ là Mao Trạch Đông.

– Chuyện thứ hai: Về đời nhà Tần bên Tàu (từ 221 đến 206 trước Tây lịch), sau khi Tần Thuỷ Hoàng gồm thâu lục quốc, dựng nên nhà Tần rồi lên làm hoàng đế. 9 năm sau, ông ta đi kinh lý và chết đột ngột trên đường về, đứa con thứ hai tên là Hồ Hợi, lúc ấy mới 20 tuổi, toa rập với thừa tướng Lý Tư và bí thư lang Triệu Cao (người giữ ấn tín, giấy tờ cho Tần Thuỷ Hoàng), lập mưu làm giả chiếu chỉ của Tần Thuỷ Hoàng, ra lệnh cho anh ruột là Thái tử Phù Tô phải tự tử chết, nếu không vợ con sẽ bị giết hết, rồi Hồ Hợi lên làm vua, đó là Tần Nhị Thế.

Tần Nhị Thế tuy còn trẻ tuổi nhưng cũng độc tài, khát máu và ngu dốt như nhà “đại lãnh đạo” miệng còn hôi sữa Kim Jong Un nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bây giờ. Triệu Cao xúi giết Lý Tư (để Cao lên thay làm thừa tướng), Nhị Thế cũng giết. Sau khi đã lên làm thừa tướng rồi, Triệu Cao xúi giết hết các anh em ruột thịt đi kẻo họ cướp ngôi, Nhị Thế cũng giết. Triều đình xanh mặt, ai cũng lo sợ rằng với nhà “đại lãnh đạo” ngu xuẩn như thế, cái đầu của mình không biết lúc nào sẽ rời khỏi cổ.

Một lần, Tần Nhị Thế được thừa tướng Triệu Cao phò đi coi Vạn lý trường thành. Nhị Thế rất lấy làm đắc ý vì thấy bức trường thành oai hùng quá, vĩ đại quá, thật là một công trình ngàn năm có một. Về, Tần Nhị Thế bèn ra lệnh… sơn Vạn lý trường thành cho đẹp! Các quan đưa mắt nhìn nhau, không ai dám nói một tiếng nào cả. Lúc ấy các đạo quân nổi dậy của Lưu Bang, Hạng Võ đã tiến gần tới kinh đô Hàm Dương, khắp nơi loạn lạc, Nhị Thế u mê không biết gì hết, ra lệnh sơn Vạn lý trường thành chỉ càng làm cho dân chúng khốn khổ. Anh chàng kép hát tên Ưu Chiên – một “nghệ sĩ hài” trong cung đình, lúc nào cũng được đi theo Nhị Thế để giúp vui – thấy các “Ủy viên Trung ương đảng” trong triều đình nhát quá, nên bèn quỳ tâu: “Khởi tấu đấng chí tôn, sơn Vạn lý trường thành thì đẹp lắm, dễ lắm nhưng … không lấy cái gì đủ lớn để trùm lên, che trường thành cho sơn khô được, mà không che thì sẽ bị bụi và mưa gió!”. Sơn thời đó chưa “tiến bộ” như bây giờ nên rất lâu khô. Tần Nhị Thế nghe lời, bèn bãi bỏ lệnh bắt dân chúng sơn Vạn lý trường thành, các quan thở phào nhẹ nhõm. Xem ra, cả triều đình còn thua một anh kép hát!

Hồ Hợi làm vua được 3 năm (từ 210 đến 207 trước Tây lịch) thì bị Triệu Cao giết, đưa người cháu gọi Hồ Hợi bằng chú là Tử Anh lên ngôi. Tử Anh lập mưu giết Triệu Cao trước khi các cánh quân của Hạng Võ và Lưu Bang tiến vào Hàm Dương. Tử Anh đầu hàng nhưng bị Hạng Võ giết đồng thời đốt cháy cung A Phòng 3 tháng lửa mới tắt. Bạo Tần hoàn toàn sụp đổ. Nhà Tần tính từ Tần Thuỷ Hoàng tới Tử Anh, làm hoàng đế được 15 năm (từ 221 đến 206 trước Tây lịch).
Các chế độ độc tài thì đều như thế cả, rất mau sụp đổ.

2. Các “nhà lãnh đạo” có thể bán nước hay không?

Tôi xin thưa rằng có đấy quý bạn ạ. Bạn đừng nghĩ đã làm lớn như thượng thư, tể tướng chẳng hạn, vinh hoa phú quý tuyệt đỉnh thì người ta không bán nước. Sự thật không phải như thế, những kẻ tham lam không bao giờ bằng lòng với địa vị của mình. Được một chúng muốn mười, được mười chúng muốn một trăm, chẳng bao giờ thoả mãn. Ngoài ra, những kẻ càng làm lớn bao nhiêu thì đối phương càng muốn mua chuộc bấy nhiêu, một ông tể tướng bán nước sẽ có ích lợi cho chúng gấp nhiều lần so với những ông “quan” cấp nhỏ. Sau đây xin mời quý bạn xem xét câu chuyện bán nước có một không hai trên đời của Tần Cối, một vị tể tướng “đại gian tế” thuộc đời nhà Tống bên Tàu. – Tại sao Đ.Dự tôi cứ thích nói chuyện bên Tàu?
Không phải tôi “thích” đâu mà là tại tôi lớn tuổi rồi, hay bị bệnh “rét”. Thời cuộc đảo điên “thế chiến quốc, thế xuân thu, thời thế thế, thế thời phải thế” , tôi ngại “ủ tờ” lắm – nói lái theo kiểu Bắc kêu là “tủ ờ” – cứ đem ba cái chuyện bên Tàu từ đời nảo đời nào ra mà luận cổ suy kim thì chắc ăn hơn cả. Đây, xin mời quý bạn coi qua cho biết…

TIỂU SỬ ĐẠI “TỐNG GIAN” TẦN CỐI
Tần Cối sinh năm 1090 tại Kim Lăng (nay là thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Cộng), ngay từ thuở nhỏ đã thông minh tuyệt đỉnh, năm 25 tuổi thi đậu tiến sĩ đệ nhất đẳng tức Trạng nguyên, xuất thân gia đình quan lại, cha từng làm tới chức thất phẩm huyện lệnh.
Năm Tĩnh Khang thứ nhất, tức tháng 11 năm 1126, quân Kim từ phía bắc đánh xuống tới Biện Kinh là kinh đô của nhà Tống. Thái thượng hoàng Tống Huy Tông Triệu Cát và con là Hoàng đế Tống Khâm Tông Triệu Hoàn cùng các cung phi, hoàng hậu, phò mã, công chúa, các quan và mọi người khác trong tôn thất đều bị bắt làm tù binh, rồi bị quân Kim áp giải về Kim quốc của chúng ở phía bắc, trong số các quan bị bắt đó có Tần Cối.

Ở trong ngục, Tần Cối được Huy Tông uỷ thác việc viết thư cầu hòa với Hoàng đế Kim (kêu là Trung Hiến vương Niêm Hãn). Nước Kim tức bộ tộc Nữ Chân ngày trước, từ xưa đến nay chưa từng có chữ viết, phải mượn chữ viết của nước Liêu tức bộ tộc Khiết Đan cũng ở phía bắc ngay sát phía dưới mà dùng. Tần Cối đã đậu trạng nguyên, thông minh từ nhỏ nên biết nhiều thứ tiếng, viết thư bằng tiếng nước Liêu với lời lẽ cực kỳ khúm núm. Vua Kim rất mừng vì có người biết tiếng Liêu, bèn thưởng cho Tần Cối một vạn quan tiền, một vạn tấm lụa, rồi đem Tần Cối tặng cho người em trai của mình là Hoàn Nhan Thát Lại, và bảo Thát Lại: ”Ta đã nghĩ đến việc này từ ba năm nay rồi. Muốn chiếm được toàn bộ Trung nguyên thì phải có người làm nội ứng. Ngươi hãy đối xử với người này thật tử tế, coi như ruột thịt để hắn trở thành người của ta, sau này sẽ có việc dùng”.

Năm 1130, tức 4 năm sau kể từ ngày bị bắt, Tần Cối được lệnh của Hoàn Nhan Thát Lại, giả làm kẻ đào thoát, trở về Trung nguyên, vượt sông Hoàng Hà, xuống miền Nam nước Tống, nhưng thực chất đó là gian tế của nước Kim.
Lại kể chuyện về miền Nam. Sau khi Thái thượng hoàng Huy Tông và hoàng đế Khâm Tông bị giặc bắt, một vị hoàng tử tên là Triệu Cấu, con của Huy Tông, em ruột Khâm Tông, lúc ấy đang đi xem xét quân tình ở miền Nam nên thoát nạn, bèn lập triều đình và lên làm vua, đó là vua Cao Tông, và nhà Tống lúc này chỉ còn lại một nứa phía nam nên gọi là nhà Nam Tống.

Tần Cối “đào thoát” trở về, tể tướng Nam Tống là Phạm Tông Doãn và Khu mật viện Lý Hồi cùng các vị quan khác mừng lắm, bèn tâu với Cao Tông, bảo đảm về lòng trung thành của Tần Cối. Mặt khác, Cao Tông thấy Tần Cối bị bắt cùng với cha và anh mình, bây giờ trốn về được, điều đó chứng tỏ khí tiết của vị trạng nguyên này nên rất tin dùng, lập tức phong cho Tần Cối làm thượng thư bộ Lễ.

Càng ngày càng được Cao Tông sủng ái, dần dần Tần Cối dồn ép người đã từng tiến cử mình là tể tướng Phạm Tông Doãn phải cáo lão, “về hưu non” để mình thay chức. Sau khi nắm được quyền bính trong tay, Tần Cối bắt đầu tính đến chuyện cầu hòa, chính thức dâng một nửa giang sơn phía Bắc cho quân Kim, nộp tiến cống, đồng thời bắt đầu tiêu diệt những kẻ chủ chiến. Bởi vậy dân chúng trong thành Lâm An miền Nam nghi ngờ và có lời đồn đại:“Tể tướng Tần Cối là gian tế của giặc”.

MỘT NGÀY 12 ĐẠO KIM BÀI!

Đã phải cắt một nửa giang sơn nhưng rợ Kim còn đòi mỗi năm Nam Tống phải tiến cống 25 vạn lạng bạc, 25 vạn tấm lụa và vua Tống phải xưng thần thì mới cho hoà. Tần Cối xúi Cao Tông chấp nhận song dân chúng rất phẫn uất. Hoà ước đã ký kết và nhận được tiến cống, Kim đế cho phép đem quan tài Huy Tông, Hoàng thái hậu cùng những người đã chết về.

Sau lần nghị hòa này, nhiều đại thần trong triều phản đối. Quan Đông các đại học sĩ Hồ Thuyên – một người rất có danh tiếng – dâng biểu xin xử trảm Tần Cối và đồng bọn như Vương Luân, Tôn Cận để tạ tội với thiên hạ. Biểu chương đã làm chấn động triều đình nhưng Cao Tông không nghe theo. Tần Cối vẫn giữ vững địa vị tể tướng và đầy Hồ Thuyên cùng nhiều người khác đi biệt xứ .
Năm Thiệu Hưng thứ 10, người Kim bội ước, tấn công xuống chiếm các tỉnh Hà Nam, Thiểm Tây..vv.. Quân đội Nam Tống dưới quyền chỉ huy của nguyên soái Nhạc Phi cùng những vị đại tướng tài ba khác như Hàn Thế Trung, Dương Kỳ Trung, Trương Tuấn, Lưu Kỳ… đem quân chống lại và thắng lớn, chẳng những chiếm lại các tỉnh mới bị giặc xâm lấn như Hà Nam, Thiểm Tây, Yến Thành..vv.. mà còn đánh lên miền Bắc, tiến sát tới tận cố đô Khai Phong. Tin vui thắng trận báo về, Cao Tông mừng rỡ, thăng nguyên soái Nhạc Phi lên đại nguyên soái và ra lệnh cho các tướng Hàn Thế Trung, Dương Kỳ Trung, Trương Tuấn, Lưu Kỳ…hợp quân với đại nguyên soái Nhạc Phi, hẹn ngày chiếm lại kinh đô Biện Lương, lấy lại miền Bắc rồi sẽ đánh thẳng lên Kim quốc.

Về phần chủ soái của phía quân địch là Ngột Truật, thấy quân mình thiệt hại nặng nề, đã định bỏ miền bắc Trung nguyên, lui về để giữ Kim quốc nhưng sau đó “cầu may” bằng cách bí mật ra lệnh cho Tần Cối: “Ngươi ngày đêm giữ việc hòa hoãn song Nhạc Phi và các tướng của y không nghe theo, quyết chiến, đánh lên Hà Bắc, giết hại con rể của ta, lại còn định chiếm Biện kinh và tiến tới tận thiên triều nữa. Ngươi phải tìm cách giết Nhạc Phi và lui quân các tướng, nếu không ta sẽ công khai những chuyện ngươi đã liên lạc với thiên triều từ trước tới nay”.

Tần Cối rất lo sợ, bèn dùng kế “rút củi đáy nồi” bằng cách ra lệnh cho các tướng Hàn Thế Trung, Dương Kỳ Trung, Lưu Kỳ ..vv.. lui quân về giữ Nam Tống kẻo … bị Ngột Truật đánh úp (?), để mặc cho quân Nhạc Phi đơn độc không thể đánh lên Biện kinh được. Với miệng lưỡi khéo léo của một bậc trạng nguyên thông minh từ nhỏ, Tần Cối cũng thuyết phục Cao Tông triệu hồi Nhạc Phi về kinh. Nhạc Phi đang đà thắng lợi, không về. Trong cùng một ngày, với quyền lực tể tướng của mình, Tần Cối phát ra 12 đạo kim bài (tức 12 tấm thẻ bài bằng vàng, lệnh của nhà vua), thúc giục Nhạc Phi trở về. Bắt buộc Nhạc Phi phải về, nếu không toàn gia tộc tại kinh đô sẽ bị giết.

Khi đại nguyên soái Nhạc Phi đã về, liền bị Tần Cối tống ngay vào ngục để sẽ xử tội. Tướng quân Hàn Thế Trung cùng các tướng khác lúc đó cũng đã bị triệu hồi, chất vấn Tần Cối: “Xử tội đại nguyên soái Nhạc Phi, thế bằng chứng đâu?”. Tần Cối trả lời: “Không có bằng chứng. Nhưng cũng không cần có”. Ba tiếng “Không cần có” (Mạc tu hữu) sau này được sử sách chép liền với tên tuổi Nhạc Phi để chỉ những lời buộc tội ngụy tạo.

Tần Cối còn đang do dự, giết Nhạc Phi thì bị dân chúng phản đối mà không giết sẽ bị Ngột Truật công bố chuyện bán nước, người vợ của Tần Cối là Vương Thị nói: “Tướng công phải hiểu, bắt cọp thì dễ, thả cọp về rừng rất khó bắt lại, giết đi là xong “. Tần Cối nghe theo, bèn sai người giết Nhạc Phi. Vào một đêm tháng 1 năm 1142, Nhạc Phi và con trai của mình là Nhạc Vân bị hành quyết bằng cách thắt cổ chết trong ngục.

BỊ HẬU THẾ COI LÀ KẺ BÁN NƯỚC

Người Hán sau đó xem Tần Cối là đại gian tế, phục vụ kẻ địch. Cho đến ngày nay, món bánh “dầu cháo quẩy” (Yau ja gwai, Du tạc quỷ, nghĩa là quỷ sứ bị bỏ vạc dầu) của người Hoa được làm bằng bột chiên trong dầu, luôn luôn làm từng cặp dính nhau, đó là tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối bị trói với nhau và ném vào vạc dầu hành tội.

Sau khi Tống Cao Tông mất, Nhạc Phi mới được giải oan, người ta đem hài cốt Nhạc Phi chôn cất trên đồi bên bờ Tây Hồ tại Hàng Châu, phong cảnh rất đẹp. Về sau lại dựng Nhạc Miếu ở phía đông ngôi mộ, tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa, phía trên có một bức hoành phi với bốn chữ “Hoàn ngã sơn hà” (trả lại giang sơn cho ta) do chính bút tích của Nhạc Phi. Tượng Tần Cối được đúc bằng gang, cùng vợ là Vương Thị bị còng tay quỳ trước mộ để người đi qua nhổ nước bọt vào mặt. Trước mộ Nhạc Phi có hai vế câu đối:
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần
(Núi xanh may mắn được làm nơi chôn cất xương cốt bậc trung liệt.
Sắt trắng uổng thay bị đúc làm tượng kẻ nịnh thần)

Một người họ Tần, sau triều Tống đến thăm mộ Nhạc Phi, làm hai câu đối:
Nhân tòng Tống hậu hãn danh Cối
Ngã đáo phần tiền, hối tính Tần.
(Từ sau đời Tống, ít ai tên là Cối.
Ta đến trước mộ, tự thẹn mình mang họ Tần)

Sau khi Nhạc Phi chết và các tướng giỏi Hàn Thế Trung, Dương Kỳ Trung, Lưu Kỳ, Trương Tuấn ..vv.. đã bị Tần Cối cách chức, Nam Tống bị Kim đô hộ dưới hình thức một xứ tự trị, các vua Nam Tống phải gọi vua Kim bằng thúc phụ (chú) và hàng năm phải tiến cống 10 vạn lạng bạc, 10 vạn tấm lụa. Vì Kim dân ít, không đủ người cai trị cả nước nên không trực tiếp chiếm Nam Tống như đã chiếm Bắc Tống, cứ để như thế thu thuế thì dễ hơn.
Tình trạng Kim cho Nam Tống “tự trị” như vậy kéo dài 120 năm, rồi cả Kim lẫn Tống đều suy trong khi Mông Cổ mạnh lên. Thiết Mộc Chân tức Thành Cát Tư Hãn đem quân đánh chiếm cả Kim lẫn Tống, lập nên nhà Nguyên. Dân chúng lại bị làm nô lệ cho “chủ mới”.

3. Kết luận của “Những chuyện bên lề”.
Thưa quý bạn, ngày 1-5-2014, Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương- 981 đến hạ đặt tại thềm lục địa Việt Nam. Các nhà khoa học Việt Nam cho biết, vùng này không có dầu hoặc có rất ít không đáng kể, Trung Cộng cũng biết như thế nhưng đây là một “cục gạch” do chúng đặt “bước đầu” trên thềm lục địa Việt Nam để sẽ chiếm hết lãnh hải VN theo đường lưỡi bò chúng đã tự ý vạch ra. Sau khi chiếm biển, chúng sẽ chiếm tới đất, biến Việt Nam thành một tỉnh tự trị của chúng và đặt tên là Âu Lạc (cái tên này đã có từ đời An Dương Vương Thục Phán, tức thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch).
Dân tộc Việt Nam có truyền thống bất khuất, không chịu làm nô lệ. Nhưng có hai vấn đề, thứ nhất là nước nào cũng vậy, luôn luôn có những “ông lớn” Tần Cối đầy tham vọng, tự hiến mình làm tay sai cho giặc; thứ hai là TC rất mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự so với Việt Nam, ta khó đánh lại được với chúng.

Mỹ sẽ giúp thôi với một vài điều kiện do Mỹ đưa ra như về nhân quyền hoặc thể chế chẳng hạn. Đây là cuộc đấu lớn giữa phe Nhạc Phi và phe Tần Cối trong nội bộ nước VN. Nhạc Phi có thế mạnh của Nhạc Phi nhưng Tần Cối cũng có thế mạnh của Tần Cối, chưa bên nào chịu thua bên nào. Dù muốn dù không, bắt buộc Mỹ phải giúp phe Nhạc Phi để giữ VN, bởi vì nếu TC chiếm được VN sẽ ảnh hưởng tới các nước Đông Nam Á khác, và khi ấy, TC sẽ sẵn sàng ném ra từ 20 tới 30 tỷ đô la để đào con kênh Kra dài 100 km tại Thái Lan, ăn thông giữa vịnh Thái Lan tức Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Tất cả các tầu bè sẽ đi lại qua con kênh này, mỗi ngày khoảng chừng 400 chiếc và… nộp thuế cho TC thay vì đi xa hơn 1000 km qua vịnh Malacca đầy hải tặc như hiện nay. 20 hay 30 tỷ đô la đối với TC không phải chuyện lớn. Mỹ đã vô hiệu hoá được anh em Thaksin Shinawatra, không để họ bắt tay cho phép TC đào con kênh đó ngay từ bây giờ thì trong tương lai, cũng phải đề phòng nếu “lỡ” sơ xẩy, để TC chiếm được VN chứ. Giữa hai siêu cường Mỹ và TC, anh nào cũng muốn đào con kênh Kra và đó chính là lý do khiến Mỹ phải giúp VN. /.
                                     

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam là cơ hội chiến lược độc đáo


(Chính trị) - Cuốn hồi ký “Hard Choices” của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người vừa tuyên bố chạy đua ghế Tổng thống Mỹ hé lộ nhiều bí mật bên trong những cuộc khủng hoảng quốc tế và nước Mỹ, các quyết định chính trị quan trọng và thử thách “cân não” mà bà phải đương đầu trong 4 năm làm Ngoại trưởng.


“Hard Choices” (Những lựa chọn khó khăn) xuất bản năm 2014, dày hơn 600 trang.
Cuốn hồi ký đã nhận được sự cố vấn về nội dung của nhiều chuyên gia chính sách hàng đầu Mỹ và thế giới. Nhiều nhà quan sát chính trị và các phóng viên quốc tế cho rằng “Hard Choices” là một cách quảng bá hiệu quả cho hình ảnh và đường lối ngoại giao thiên về “quyền lực mềm” của bà Hillary Clinton, đóng vai trò mở đường quan trọng trong cuộc đua của bà để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Hard Choices, Hillary Clinton, Biển Đông, ARF, Mỹ, TQ
Bà Hillary Clinton và cuốn hồi ký “Hard Choices”. Ảnh: Getty Images
Hôm 10/4, chỉ vài ngày trước khi phát động chiến dịch tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2016-2010, bà Hillary Clinton đã công bố phần bổ sung mới nhất của hồi ký, trong đó đề cập những ngày cuối cùng của bà trên cương vị Ngoại trưởng, cuộc sống mới với tư cách bà ngoại và những suy nghĩ hướng về tương lai.
Các cuộc thăm dò trong nhiều tháng liền đều cho thấy bà Clinton áp đảo các ứng viên khác của đảng Cộng hoà trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần này.
Ấn tượng Việt Nam
Trong cuốn “Hard Choices”, bà Hillary Clinton nhiều lần nhắc tới Việt Nam với ấn tượng tốt đẹp. Bà cho biết còn nhớ sâu sắc một ngày tháng 7/1995, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton đưa ra tuyên bố quan trọng về việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam tại Nhà Trắng, trước sự chứng kiến của các cựu binh chiến tranh Việt Nam, gồm thượng nghị sỹ John Kery và John McCain.
Theo bà Hillary, đó là sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới – chữa lành những vết thương cũ và tạo dựng con đường cải thiện quan hệ chiến lược và kinh tế giữa hai nước.
Khi ông Bill Clinton là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam vào năm 2000, vợ chồng bà nghĩ rằng sẽ phải đương đầu với sự oán giận hoặc thậm chí thái độ thù địch, nhưng khi đi vào thành phố, họ lại thấy đám đông người dân Việt Nam đứng dọc bên đường chào đón. Các sinh viên Việt Nam, những người lớn lên trong giai đoạn hoà bình, tập hợp tại Đại học Quốc gia Hà Nội để nghe Tổng thống Bill Clinton phát biểu.
“Ở tất cả những nơi tới thăm, chúng tôi đều cảm nhận được sự ấm áp và lòng hiếu khách của người dân Việt Nam. Đó là sự phản ánh về thiện chí đã phát triển giữa hai nước chỉ qua một thế hệ và là bằng chứng rõ ràng về việc quá khứ không quyết định tương lai”- bà Hillary viết trong hồi ký.
Trở lại Hà Nội trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ năm 2010, bà Hillary Clinton cảm thấy kinh ngạc trước sự phát triển của Việt Nam cũng như quan hệ Việt-Mỹ kể từ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Năm 2010, thương mại song phương đã đạt gần 20 tỷ USD, trong khi con số trước khi hai nước bình thường hoá quan hệ chỉ khoảng 250 triệu USD.
Bà Hillary nhận định: “Việt Nam là một cơ hội chiến lược độc đáo dù còn thách thức; Việt Nam đang có những bước đi vững chắc để mở cửa nền kinh tế và cố gắng thể hiện vai trò lớn hơn trong khu vực”.
Việt Nam và TPP
Trong phần viết về khu vực Thái Bình Dương, bà Hillary Clinton tiết lộ rằng một trong những công cụ quan trọng nhất để Mỹ kết nối với Việt Nam là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Những hồi ức về Việt Nam trong cuốn hồi ký. Ảnh: Thuỳ Dương
TPP được kỳ vọng tạo ra mối liên kết giữa các thị trường châu Á và Mỹ, giảm các hàng rào thuế quan trong khi nâng cao chất lượng lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ.
Theo bà Hillary Clinton, mục tiêu đàm phán TPP là để tạo ra “một hiệp định thương mại có ý nghĩa, có khả năng thi hành và tiêu chuẩn cao”. TPP có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty Mỹ cũng như người lao động Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2008, cả bà Hillary và đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đều cam kết theo đuổi những hiệp định thương mại mạnh mẽ và công bằng hơn.
Trong cuốn “Hard Choices”, bà Hillary cho rằng Việt Nam cũng ở vị trí có thể giành được nhiều lợi ích từ TPP, bởi vậy lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng thực hiện một số cải tổ để đạt được hiệp định mới này.
Theo bà Hillary, TPP đang trở thành trụ cột kinh tế quan trọng trong chiến lược của Mỹ tại châu Á, thể hiện lợi ích trong việc hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ và tuân theo trật tự dựa trên luật lệ.
Vấn đề Biển Đông tại Hà Nội
Trong hồi ký của mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ nhớ lại thời điểm diễn ra Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 ở Hà Nội tháng 7/2010.
Theo bà Hillary, vào ngày thứ hai của ARF-17, chủ đề duy nhất nổi lên trong suy nghĩ của mọi người là vấn đề Biển Đông. Các tranh chấp lãnh thổ trở thành một câu hỏi quan trọng: Liệu Trung Quốc có sử dụng sức mạnh đang lên để áp đặt phạm vi ảnh hưởng? Hoặc liệu khu vực có tái khẳng định rằng những hình mẫu quốc tế cũng phải ràng buộc được thậm chí cả các quốc gia mạnh nhất?
Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng cho rằng các tranh chấp lãnh thổ không phải là chủ đề thích hợp cho một hội nghị khu vực. Bà Hillary đã phải họp hàng giờ với ông Kurt Campbell và các trợ lý châu Á để thống nhất những gì Mỹ sẽ tuyên bố.
Ngay khi mở màn phiên họp ASEAN, Việt Nam đã nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tiếp đó, ngoại trưởng các nước khác lần lượt bày tỏ quan ngại, đồng thời kêu gọi một cách tiếp cận mang tính hợp tác và đa phương trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Khi thời cơ tới, bà Hillary đã ra hiệu đề nghị phát biểu.
“Tôi nói rằng Mỹ không đứng về phía nào trong mọi tranh chấp nhưng ủng hộ cách tiếp cận đa phương đã được đề nghị, tuân thủ theo luật quốc tế và không được cưỡng bức hay đe doạ sử dụng vũ lực. Tôi hối thúc các quốc gia trong khu vực đảm bảo tự do di chuyển trên Biển Đông và cùng nhau xây dựng một bộ quy tắc ứng xử để ngăn chặn xung đột. Mỹ sẵn sàng tạo thuận lợi cho tiến trình này bởi vì Mỹ cho rằng tự do hàng hải trên Biển Đông là ‘lợi ích quốc gia’ của Mỹ” – bà Hillary nhắc lại trong hồi ký.
Theo bà, “lợi ích quốc gia” là cụm từ được lựa chọn cẩn thận, nhằm đáp trả tuyên bố trước đó của Trung Quốc rằng việc mở rộng yêu sách chủ quyền lãnh thổ trong khu vực là “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.
Từ Hà Nội trở về Washington, tâm trí bà Hillary vẫn ngập tràn những kịch tính về vấn đề Biển Đông và bà cảm thấy tự tin hơn về chiến lược và vị trí của Mỹ ở châu Á.
(Theo Vietnamnet)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ Chính trị - Tư Liệu

Người đầu tiên có sáng kiến lập một Bộ Chính trị trong Ban chấp hành Trung ương đảng là Dgiécdinxki – ngay tại cuộc họp lịch sử ngày 10.10.1917 quyết định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và sáng kiến của ông rất được hoan nghênh. Từ đó, cơ cấu quyền lực đặc biệt này được áp dụng ở hầu hết các ĐCS và tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, lịch sử đã cho chúng ta thấy, các ĐCS nắm quyền lãnh đạo trên thế giới ngày nay không còn nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay.

Dgiécdinxki là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban an ninh toàn Nga, tiền thân của KGB khét tiếng sau này. Mối quan hệ giữa Dgiécdinxki và Lênin nói chung không được êm ái cho lắm và khi Lênin còn sống, vấn đề đưa Dgiécdinxki vào Bộ Chính trị không được đặt ra. Sau khi Lênin mất, Dgiécdinxki là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.

Nước Nga Xô – viết non trẻ ra đời vào thời điểm gần cuối cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong vấn đề ký hòa ước với Đức, Trung ương đảng có sự bất đồng lớn – cũng có thể nói, đây là cuộc đấu tranh giữa Lênin với đa số các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương muốn đánh bằng bất cứ giá nào. Trước tình thế nguy ngập, Lênin chỉ thị bằng mọi giá phải ký hòa ước và kết quả cuộc bỏ phiếu đã nghiêng về ý kiến Lênin. Ngày 3.3.1918, hòa ước Brest – Litov đã được ký.
Bộ Chính trị – ba tiếng “thân thuộc” đó có lẽ không ngày nào là không hiển hiện trên tivi, trên báo chí, trong từng câu chuyện và cả trong mỗi ý nghĩ của dân chúng. Lý do thật đơn giản, bởi quá khứ, hiện tại và tương lai đều gắn liền với các quyết sách của Bộ Chính trị. Người ta nói đến, nghĩ đến Bộ Chính trị với sự khâm phục và sự ngưỡng mộ đặc biệt.
Nếu một vấn đề mà “Bộ Chính trị đã quyết định rồi” thì chỉ còn có việc phải thực hiện, chấm dứt tất cả các tranh cãi. Điều này, một mặt nói lên quyền lực đặc biệt, bao trùm toàn bộ của Bộ Chính trị; mặt khác, nó cũng cho thấy vấn đề đã được các bộ óc xuất sắc nhất của đảng suy nghĩ, cân nhắc hết sức kỹ càng trước khi đưa ra quyết định.
Giucốp – một tướng lĩnh huyền thoại của LX trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đã rất xúc động khi lần đầu tiên gặp Bộ Chính trị và Xtalin. Đó là thời điểm sau khi ông chỉ huy thắng lợi chiến dịch Khan-khin Gôn, Mông Cổ. Sau đó, Giucốp được chỉ định làm Tư lệnh Quân khu đặc biệt Ki ép. Bấy giờ, quân đội LX tiến hành nhiều cuộc tập trận với tình huống là Đức sẽ tấn công LX. Trong một cuộc tập trận rất lớn, Giucốp được giao Chỉ huy quân Xanh – giả định là quân Đức, đã đánh thắng quân Đỏ – giả định là quân Nga do Páplốp chỉ huy. Khi phân tích về cuộc tập trận, Xtalin rất khó chịu vì sự thất bại của quân Đỏ.
Một ngày sau, Giucốp được triệu tập lên gặp Xtalin. Ông ta nói:
Bộ Chính trị đã quyết định không để Mêrétxcốp làm Tổng Tham mưu trưởng nữa và cử đồng chí lên thay.
Giucốp không hề nghĩ đến một quyết định như vậy, bèn đáp lại:
- Tôi chưa bao giờ làm công tác tham mưu cả. Tôi luôn ở đơn vị chiến đấu. Tôi không thể làm Tổng Tham mưu trưởng.
Bộ Chính trị đã quyết định cử đồng chí rồi. Xta-lin nói, nhấn mạnh vào tiếng “đã quyết định”.
Như vậy, Giucốp chỉ còn việc phải chấp hành.
Rạng sáng ngày 22.6.1941, Đức bắt đầu tấn công LX. Vào hồi 3 giờ 40 phút sáng, Giucốp điện thoại khẩn cấp cho Xtalin báo cáo tình hình và đề nghị cho phép bắt đầu các hành động đánh trả, song Xtalin – sau phút bàng hoàng, chưa cho phép mà lại yêu cầu triệu tập Bộ Chính trị họp. Mãi cho đến 4 giờ 30 phút sáng, các Ủy viên Bộ Chính trị mới tới điện Kremlin đầy đủ. Khoảng thời gian đó đủ cho xe tăng Đức tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ LX hàng chục cây số nữa. Quân Đức với sự bất ngờ và chiếm ưu thế về binh lực, vũ khí, đã ào ạt đánh đòn phủ đầu như vũ bão làm rối loạn bộ đội LX. Thế nhưng, nếu Bộ Chính trị chưa họp, chưa ra quyết định, bộ đội LX vẫn chưa thể có các hành động đánh trả quân Đức.
Trưa ngày hôm đó, Xtalin gọi cho Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Giucốp:
- Bộ Chính trị quyết định cử đồng chí tới Phương diện quân Tây Nam với tư cách là đại diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh. Đồng chí cần bay ngay tới Ki ép rồi từ đó cùng với Khơrútxốp đến Bộ tư lệnh Phương diện quân ở Técnôpôn.
Quyết định của Bộ Chính trị phái Tổng Tham mưu trưởng ra mặt trận ngay trong ngày đầu chiến tranh, trong tình hình chiến sự diễn ra cực kỳ bất lợi cho LX rõ ràng không phải sáng suốt. Vắng Tổng Tham mưu trưởng, tất nhiên việc điều phối, chỉ huy các mặt trận gặp khó khăn. Bộ Tổng tham mưu và Đại bản doanh không nắm được đầy đủ tình hình nên ra nhiều mệnh lệnh không thực tế và do đó, không thể thực hiện được. Các quyết định đưa ra luôn bị chậm trễ, lạc hậu so với thực tiễn.
Cuối tháng 7, Bộ Chính trị lại có ý định cách chức Nguyên soái Timôsencô, tư lệnh Phương diện quân miền Tây. Nhưng Giucốp phản đối, ông cho rằng việc luôn thay đổi các tư lệnh phương diện quân ảnh hưởng không tốt tới diễn biến các trận đánh. Các tư lệnh chưa kịp nắm tình hình công việc đã phải mở các trận đánh lớn. Giucốp nói, Nguyên soái đã làm tất cả những gì có thể làm được trên cương vị của mình, và gần suốt một tháng đã kìm quân địch lại ở vùng Xmôlenxcơ,  không ai có thể làm được gì nhiều hơn nữa. Nếu để Timôsencô thôi giữ chức tư lệnh phương diện quân là sai lầm và không có lợi. Bộ Chính trị đã phải chấp nhận lập luận đó là đúng đắn.
Nhớ lại những ngày đầu chiến tranh, số phận bi thảm đã xẩy ra với Páplốp – một tướng lĩnh bậc nhất của quân đội Xô-viết. Do những thất bại nghiêm trọng của phương diện quân Tây, Páplốp đã bị Tòa án binh – dĩ nhiên, phải được Bộ Chính trịthông qua, kết án tử hình. Cùng bị xử bắn với Páplốp còn có năm Thiếu tướng và một chính ủy. Họ đã không làm được điều mà họ không thể làm. Quyết định của Bộ Chính trị và Tòa án binh rõ ràng quá nghiêm khắc. Những ngày đầu chiến tranh, có mặt trận nào mà không thất bại?
Có thể nói, những ngày đầu chiến tranh, Bộ Chính trị rất lo âu. Có lúc, Xtalin và cácỦy viên Bộ Chính trị không nắm được tình hình, bèn trực tiếp sang Bộ Tổng tham mưu xem bản đồ chiến sự. Từ Kremlin đến tòa nhà Bộ Tổng tham mưu chỉ vài phút đi bộ. Lúc này, các tướng lĩnh Xô-viết đang đứng quanh một bàn tròn rộng, trên đó là bản đồ chiến sự các mặt trận.

Bộ trưởng Quốc phòng:
- Thưa đồng chí Xtalin, chúng tôi chưa kịp tổng hợp tình hình, có rất nhiều thông tin trái ngược nhau, vì vậy tôi chưa thể báo cáo ngay được.
Xtalin nổi giận:
- Đơn giản là các anh không muốn nói với chúng tôi về sự thật. Bêlôruxia đã bị mất và bây giờ các anh định đặt chúng tôi trước những thất bại mới hay sao? Cái gì xẩy ra ở Ucraina? Cái gì diễn ra ở Pribantích? Các anh đang chỉ huy các mặt trận hay là chỉ ghi nhận các tổn thất?
Khi Giucốp đề nghị cho các tướng lĩnh tiếp tục làm việc thì Bêria, Ủy viên Bộ Chính trị tỏ ra khó chịu:
- Có lẽ chúng tôi cản trở các anh à?
- Tình hình ở mặt trận rất cấp bách, đang chờ các chỉ lệnh của chúng tôi. Sau đó, Giucốp nhìn thẳng vào mặt Bêria và nói: Có lẽ anh có thể ra được các mệnh lệnh chiến đấu?
- Nếu được giao, tôi sẽ ra được các mệnh lệnh. Bêria trả lời.
- Đó là khi Bộ Chính trị giao cho anh, còn bây giờ Bộ Chính trị đang giao cho chúng tôi. Giucốp thẳng thắn cắt ngang.
Bêria – một con người ghê gớm, không ai là không sợ ông ta. Sau khi Xtalin mất, chính Giucốp là người đủ cam đảm trực tiếp ra lệnh bắt Bêria, vì mới nghe nói sẽ bắt ông ta, có người sợ quá đã ngất xỉu. Đó lại là câu chuyện khác của chúng ta.
Các Ủy viên Bộ Chính trị hình như đã làm rối thêm vấn đề vì lúc này các tướng lĩnh Xô-viết đang tập trung cao độ nhằm phân tích tình hình các mặt trận để ra mệnh lệnh chiến đấu. Thời gian lúc này hết sức quý báu. Nếu không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng không thể can thiệp vào công tác chỉ huy.
Nhưng quả thật, Bộ Chính trị đã làm không ít người run sợ. Hơn bảy chục năm qua, cơ quan chính trị chủ yếu, thần kinh và khối óc của đảng, đất nước LX là Bộ Chính trị. Bộ Chính trị quyết định tất cả các vấn đề có tính nguyên tắc về đối nội và đối ngoại của đất nước. Bộ Chính trị quyết định đưa quân vào Hunggari, Tiệp Khắc, Ápganixtăng, giúp đỡ VN chống người Mỹ, thông qua các vấn đề về biên giới quốc gia, giải trừ quân bị, các chuyến bay vào vũ trụ, xây dựng tuyến đường sắt Baican Amua, tăng giảm giá cả, phát hành tiền tệ và hàng loạt vấn đề quan trọng khác.
Bộ Chính trị gồm các nhà lãnh đạo có uy tín cao, quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Họ là những người thông thái, nhưng không còn trẻ, thường là già yếu. Bộ Chính trịđã tạo nên sự quan tâm đặc biệt ở cả trong và ngoài nước.
Số lượng các Ủy viên Bộ Chính trị không nhiều lắm, trên dưới hai chục người, bao gồm cả Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trịCó thời kỳ, tất cả Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng của các nước Cộng hòa đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Theo truyền thống,  Bộ Chính trị thường họp vào thứ Năm hàng tuần, tại Kremlin, trong tòa nhà Chính phủ ở tầng ba, ngay trên phòng mà một thời Xtalin đã từng làm việc. Hàng tuần, vào thời gian đó, trên phố xuất hiện những chiếc xe Zil hạng nặng với những hành khách quan trọng quyết định số phận đất nước. Ngoài ra còn có các xe bảo vệ. Cảnh sát dọn quang đường phố và đứng chặn lối đi đến khu vực họp.
Phòng họp của Bộ Chính trị không rộng lắm, có thể chứa được 80 người. Ở giữa phòng có một bàn họp lớn phủ dạ xanh lá xây. Các Ủy viên Bộ Chính trị phải ngồi đúng vị trí của mình, quy định cho suốt cả nhiệm kỳ của Bộ Chính trị. Các Bí thư Trung ương đảng, thành viên Chính phủ hay những người được mời dự cũng ngồi theo vị trí quy định sẵn, không một ai nhầm lẫn, không có chuyện đột nhiên có ai đó ngồi vào vị trí của người khác.
Bộ Chính trị nghiên cứu kỹ, đánh giá vấn đề một cách khách quan và sâu sắc. Đối với nhiều dự án, Bộ Chính trị đã có nhận xét bằng văn bản, làm rõ hơn vấn đề được quan tâm.
Thông thường, ở các cuộc họp, người ta chỉ đưa ra một, hai vấn đề lớn, đòi hỏi sự xem xét rộng rãi, toàn diện và hàng loạt vấn đề nhỏ khác thường không được thảo luận. Các Ủy viên Bộ Chính trị sau khi nghe báo cáo đồng ý thông qua ngay. Có khiBộ Chính trị họp trongvòng 30, 40 phút, cũng có khi họp liên tục tới 10 tiếng đồng hồ. Không có vấn đề lớn nào mà ở ngoài sự chú ý của Bộ Chính trị.
Cũng có những cuộc họp Bộ Chính trị xem xét vấn đề riêng tư, chẳng hạn vụ việc liên quan đến con trai của Khơrútxốp, thời Xtalin.
Theo một số tài liệu, Leonid Khơrútxốp là một phi công lái máy bay tiêm kích. Ngay trong lần xuất kích đầu tiên, anh ta đã thoát ly khỏi đội hình, bay về phía quân Đức và mất tích luôn. Theo lệnh của Xtalin, đội đặc nhiệm của tướng Abakumốp đã tiến hành chiến dịch truy bắt Leonid Khơrútxốp và đưa về Mátxcơva để xét xử. Tòa án quân sự Quân khu Mátxcơva đã tuyên phạt Leonid Khơrútxốp tử hình.
Khơrútxốp đã nhiều lần cầu xin Bêria, Xêrốp và cả Xtalin để giảm án cho con trai. Và thật là bất ngờ, Xtalin đồng ý đưa vấn đề ra Bộ Chính trị để xem xét. Tại cuộc họpBộ Chính trị, các chứng cứ được đưa ra. Bí thư Thành ủy Mátxcơva phát biểu đầu tiên, rằng không nên tha thứ cho con cái các quan chức, nếu họ phạm tội, thậm chí tội rất nặng, trong khi lại nghiêm khắc với con cái bình dân, thì nhân dân sẽ nói thế nào. Các Ủy viên Bộ Chính trị như Bê ria, Malencốp, Kaganovich, Môlotốp đều phát biểu đồng ý giữ nguyên hiệu lực bản án. Còn Xtalin nói rằng, đồng chí Khơrútxốp cần phải cứng rắn lên và chấp nhận ý kiến các đồng chí khác. (Sau này, Khơrútxốp sẽ trả thù. Câu chuyện còn rất dài).
Cùng với thời gian, các vấn đề được Bộ Chính trị xem xét một cách vội vã và hời hợt hơn. Tổng bí thư thường áp đặt các ý kiến của mình, đôi khi ngắt lời người đang phát biểu một cách không tế nhị cho lắm.
Thời gian trôi đi và đất nước LX càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng toàn diện.Bộ Chính trị cũng bất lực, không thể giải quyết được tình hìnhĐến năm 1991, có khi tới 3 tháng Bộ Chính trị không họp. Và rồi Bộ Chính trị cũng không còn cơ hội để họp nữa, vì Liên bang Xô-viết hùng mạnh, thành trì của phe XHCN  đã đi đến chỗ sụp đổ vì những khuyết tật của nó.
http://lemaiblog.wordpress.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“TQ có thể tấn công các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á”


“Chúng ta có đủ khả năng về hỏa lực cần thiết. Tàu ngầm lớp Ohio là một trong những vũ khí mạnh, có thể mang – phóng 616 tên lửa tấn công hải đối đất mỗi chiếc”.
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) phiên bản tiếng Trung vừa trích dẫn tờ Đa Chiều, một tờ báo của cộng đồng người Hoa ở Mỹ nói về nhận định của một chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng các căn cứ quân sự của quân lực Hoa Kỳ ở Đông Nam Á cũng như các hạm đội tàu sân bay hoạt động ở Thái Bình Dương có thể sẽ bị Trung Quốc tấn công dữ dội bằng các tên lửa hạng nặng.

Báo cáo của VOA được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực đang có chiều hướng tiếp tục tiềm ẩn gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines ... ở Biển Đông cũng như xung đột lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo ở Biển Hoa Đông.
Hơn nữa, sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng đang tấp nập hơn thường thấy trong nhiều năm gần đây khi Washington thực hiện chiến lược xoay trục sang khu vực.
    “TQ có thể tấn công các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á” - Ảnh 1
Hải quân Trung Quốc (ảnh minh họa)
Để ngăn chặn quân đội Mỹ can thiệp bằng các hành động quân sự trong tương tại ở Đông Á và Đông Nam Á, Trung Quốc mong muốn xây dựng được khả năng phát động tấn công chống lại Mỹ trong các cuộc xung đột tiềm tàng.
Cũng qua đó, Trung Quốc muốn làm lu mờ tất cả các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Đông của các nước láng giềng lân cận. Trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh, đặc biệt là xây dựng khả năng chống can dự, chống xâm nhập khu vực từ đối thủ bên ngoài.
Phát biểu tại Ủy ban đánh gia an ninh – kinh tế quan hệ Mỹ - Trung hôm 1 tháng 4 vừa qua, nhiều chuyên gia quân sự đã nhận định rằng Trung Quốc đã cải thiện được số lượng và chất lược các tên lửa đạn đạo tấn công, có thể đe dọa các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á.
Xung đột khó tránh?
Toshi Yoshihara, Người đứng đầu cơ quan Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc có thể phát động tấn công tên lửa của PLA để chế áp và tiêu diệt các căn cứ quân sự ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á trong trường hợp có mâu thuẫn không thể đàm phán với Trung Quốc.
Ông Toshi Yoshihara nói thêm rằng: “Thời gian không phụ thuộc vào phía Trung Quốc, có những cánh cửa cơ hội đang khép lại, Trung Quốc có thể hành động khi đang ở đỉnh cao uy lực và trong lúc đối phương của Bắc Kinh không mạnh”.
Phát biểu tại một diễn đàn mang tên WEST 2014 do Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ - giám độc các chiến dịch thông tin – tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ - Đại úy James Fanell cho rằng:
“Chúng tôi kết luận rằng PLA đã có nhiệm vụ mới nằm lòng đó là xây dựng khả năng phát động chiến tranh chớp nhoáng nhằm tiêu diệt các lực lượng quân sự của Nhật Bản trên Biển Hoa Đông nhằm khống chế, chiếm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku hoặc đảo Ryukyu ở phía Nam Nhật Bản”.
    “TQ có thể tấn công các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á” - Ảnh 2
Toshi Yoshihara, Người đứng đầu cơ quan Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ
Gates – một chuyên gia khác tại Trung tâm nghiên cứu New American Security Elbridge Colby cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không có lợi ích gì nếu để xảy ra xung đột hay leo thang vũ trang ở khu vực.
Học giả Gates nói rằng: “Tuy nhiên, việc quân đội Mỹ hiện diện ở khu vực ngày càng nhiều, cụ thể là để phục vụ chiến lược xoay trục sang châu Á của Washington đã không thích hợp cho việc ngăn chặn xung đột quân sự với một đối thủ như Trung Quốc”.
“Cả một thế hệ sau khi Liên Xô sụp đổ sau đó là sự can dự, chinh chiến của Hoa Kỳ tại các quốc gia ở Trung Đông, khủng bố, phiến quân cực đoan đã làm cho giới tinh hoa quân sự, chính trị của Hoa Kỳ quên đi rất nhiều với việc làm thế nào để đối mặt với một đối thủ có năng lực mạnh, có thể xung đột với sự thống trị của Hoa Kỳ trên chiến trường và...Trung Quốc là một trong những thách thức như vậy”.
Tuy nhiên, cũng có một diễn giả cao cấp tại Trường quan hệ quốc tế và công chúng thuộc Đại học Pittsburgh có tên Dennis Gormley nói rằng sức mạnh hỏa lực của quân đội Hoa Kỳ cũng không nên bị xem thường.
Ông nhấn mạnh “Chúng ta có đủ khả năng về hỏa lực cần thiết. Tàu ngầm lớp Ohio là một trong những vũ khí mạnh, có thể mang – phóng 616 tên lửa tấn công hải đối đất mỗi chiếc”.
“Chúng ta thường xuyên có hai chiếc trực chiến, tổng cộng số tên lửa có thể tấn công là 1200 quả, chỉ riêng hai tàu đó thôi. Hai tàu cùng loại này có thể được huy động từ các căn cứ khác để nâng cao gấp đôi khả năng tấn công từ tàu ngầm”.
Một chuyên gia khác nói rằng các nhân tố quan trọng nhất để đảmbảo chiến thắng nhanh chóng là khả năng thống nhất chỉ huy, hiệp đồng tác chiến cũng như đảm bảo các hệ thống kiểm soát hỏa lực và tình báo. Trung Quốc yếu hơn Hải quân Mỹ về mọi khả năng đó.
Để có thể tránh được hiện tượng phán đoán và tính toán nhầm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cả hai nước này được cho là đang cố gắng thúc đẩy hợp tác thông qua các cuộc tập trận chung.
Một mặt, Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh phát triển quân sự không vì mục đích phi hòa bình nhưng có lẽ điều này khó có thể thuyết phục được các quốc gia khác, đặc biệt là những nước láng giềng của Bắc Kinh. Mặc khác, Trung Quốc cũng đã công khai cảnh báo Mỹ rằng đừng có can thiệp vào các tranh chấp ở Đông Nam Á và Đông Á.
Bình Nguyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BOXUN NEWS DẪN NHIỀU NGUỒN TIN MÀ TỜ NÀY THU THẬP ĐƯỢC CHO BIẾT, QUÁCH BÁ HÙNG VÀ VỢ MÌNH ĐÃ BỊ BẮT GIỮA HÔM 10/4 VỪA QUA.



       Báo Đài Loan: Trung Quốc đã bắt tướng Quách Bá Hùng và vợ, con - Ảnh 1
    Quách Bá Hùng (bên trái) và Từ Tài Hậu (bên phải)
    Báo chí Đài Loan dẫn nguồn từ tờ Boxun News - một tờ váo của người Hoa ở Trung Quốc vốn rất nổi tiếng vì chuyên cung cấp các thông tin bên trong chính giới tại Bắc Kinh cho hay, cựu tướng quân đội Quách Bá Hùng và vợ mình đã bị bắt giữ để phục vụ điều tra cáo buộc tham nhũng.

    Boxun News dẫn nhiều nguồn tin mà tờ này thu thập được cho biết, Quách Bá Hùng và vợ mình đã bị bắt giữa hôm 10/4 vừa qua.

    Thông tin này sau đó đã lan rộng ở Bắc Kinh, đặc biệt là trong giới chính trị ở nước này.

    Boxun News cho biết, một số nhân chứng đã chứng kiến cảnh lực lượng an ninh với vũ trang hạng nặng đã xuất hiện cùng hàng chục xe đặc chủng tại Cục an ninhTrung Quốc vào hôm thứ 6 vừa qua ở quận Wanshouzhuang ở thành phố Bắc Kinh, khu vực này được cho là nơi gia đình tướng Quách Bá Hùng đang ở.

    Truyền thông Đài Loan cho biết, không thể chắc chắn việc bắt cựu viên tướng cao cấp này ở Trung Quốc có được công bố sớm hay không nhưng có thể sẽ có một thông báo chính thức về vụ việc trước Ngày lao động 1/5 tới đây.

    Một tờ báo khác của cộng đồng người Hoa ở hải ngoại (tờ Mingjing News) cũng đưa tin cho biết các tài khoản của tướng Quách Bá Hùng đã bị phong tỏa từ lâu, sau khi bị bắt hai vợ chồng vị tướng về hưu này đã được đưa đến một địa điểm giam giữ bí mật.
       Báo Đài Loan: Trung Quốc đã bắt tướng Quách Bá Hùng và vợ, con - Ảnh 2
    Quách Bá Hùng (bên trái)


    Trước đó, theo báo Đa Chiều cũng của cộng đồng người Hoa tại Mỹ ngày 19/3 đưa tin cho hay, sau khi Từ Tài Hậu bị bắt, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Quách Bá Hùng cũng liên tục bị đồn là mục tiêu đả hổ tiếp theo của Tập Cận Bình.

    Con trai ông Hùng, Thiếu tướng Quách Chính Cương vừa bị bắt càng làm tin đồn về "con sói Tây Bắc" lan mạnh. Gần đây truyền thông Trung Quốc công khai bàn tán chuyện trong một vài lần hiếm hoi xuất hiện trước truyền thông từ khi nghỉ hưu, Quách Bá Hùng đã có lần đi chùa Thiếu Lâm để hành lễ cầu an.

    Trên mạng internet ở Trung Quốc đang phát tán một lá thư thứ 2 tự xưng là của "tập thể cán bộ Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc" tố cáo ông Hùng hoảng loạn vì sắp bị bắt nên đã phải tìm thày cúng bái, giải hạn cầu an. Con dâu ông Hùng, Ngô Phương Phương cũng mời thày phong thủy về xem mộ trạch, giải hạn cho cha.
       Báo Đài Loan: Trung Quốc đã bắt tướng Quách Bá Hùng và vợ, con - Ảnh 3

    Bức thư kia bắt đầu phát tán trên mạng từ tháng 4 năm ngoái, trong đó nói rằng Quách Bá Hùng thường đi đền đi phủ cầu thần thánh phù hộ.
    Hòa Bình
    ( Người đưa tin )
    Phần nhận xét hiển thị trên trang