Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Bí ẩn hầm vàng trong kinh thành Huế


Trải qua các đời vua chúa nhà Nguyễn, đến nay kinh thành Đại Nội Huế vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn chưa có lời giải thoả đáng. Đó là thông tin về những hầm vàng bạc khổng lồ dưới thời vua Minh Mạng.
Những câu chuyện bí ẩn về vua Minh Mạng
Lăng Minh Mạng nằm dưới chân núi Cẩm Kê (xã Thủy Bằng, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế) được xây dựng trên diện tích 28ha bao gồm nhiều kiến trúc khác nhau. Nhưng khi đến đây hỏi về nơi chôn cất thi hài Vua Minh Mạng thì ai nấy, kể cả những người dân trong vùng lẫn những người phụ trách coi sóc lăng tẩm, đều không biết.
Trong các tài liệu ghi lại về lịch sử của triều Nguyễn mà chúng tôi tìm thấy tại các hiệu sách và các lăng tẩm khác ở Huế đều không nhắc đến nơi chôn cất Vua Minh Mạng cũng như kho báu của ông.
Thời vua Minh Mạng (1820 - 1840) là thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều nhà Nguyễn. Về sau, khi ông qua đời, toàn bộ những thông tin liên quan đến kho tàng này đều theo ông về với lòng đất. Không còn một ai biết được chút manh mối nào về những căn hầm bí mật này.
vua Minh Mạng, kho-vàng, kho vàng, vua-Minh-Mạng, đại nội Huế, đại-nội-Huế, bí-ẩn, triều-Nguyễn
Đại Nội Huế còn ẩn giấu nhiều bí ẩn dưới lòng đất.
Các vị vua của triều Nguyễn sau này một phần vì không muốn làm kinh động tới tiên đế, một phần vì thời thế thay đổi nên cũng không còn chuyện chôn cất vàng bạc và đả động gì tới những tài sản mà vua Minh Mạng trước đó đã giấu đi.
Sách Đại Nam nhất thống chí (tập Kinh sư), Đại Nam thực lục và Đại Nam Điển Lệ cho biết, kho tàng của triều Nguyễn dưới thời Gia Long gọi là Nội Đồ Gia, được thiết lập ở phía tả của Hưng Khánh thuộc Tử Cấm Thành, qua năm đầu thời Minh Mạng được đổi tên là Nội Vụ Phủ.
Cơ quan này quản lý 7 kho với 7 loại vật hạng khác nhau, trong đó kho vàng bạc là quan trọng nhất. Mỗi kho có 12 người chủ thủ canh giữ rất cẩn mật. Các kho được triều đình cho kiểm kê đầy đủ, nghiêm ngặt và thanh tra chặt chẽ.
Riêng hầm chứa vàng bạc ở kho này đã chứa đến 200.000 lượng vàng bạc vào năm 1836.
Vào cuối năm 1838, Vua Minh Mạng cho rằng các nhân viên làm việc ở cơ quan ấy “đi lại ồn ào” gần nơi cung cấm nên nhà vua cho dời Nội Vụ Phủ ra khỏi Tử Cấm Thành và thiết lập tại khu vực bên trái Hoàng Thành (tức là khuôn viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật ngày nay).
Nhà vua giao cho Thống chế Mai Công Ngôn điều khiển 2.000 biền binh làm công việc dời kho này. Cẩn thận hơn, vua Minh Mạng đã chỉ định các đại thần cao cấp nhất trong triều đình là Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Tăng Minh, Trương Đăng Quế và Hà Duy Phiên thay nhau hàng ngày đến giám sát công việc dời kho để của kho khỏi bị bỏ sót và thất thoát.
Hầm vàng vua Minh Mạng?
Theo đó, vào năm Thành Thái thứ 11 (1899), Khâm sứ đại thần Boulloche sau khi nhận được tin báo của Hoằng Trị quận vương Hồng Tố nói đời Vua Minh Mạng và Thiệu Trị có chôn nhiều bạc trong Đại Nội đã phái quan hội đồng (Quận vương Hồng Tố, Thượng thư Bộ Công Nguyễn Thuật, Thượng thư Bộ Lễ Huỳnh Vĩ, Hội biện Sô Lê, Đô Ty, quận công Ưng Huy, Tham biện Tôn Thất Hoài Điển) và phát 100 phu khỏe theo nơi được chỉ đào và tìm thấy một hầm bạc ba vết (là loại bạc chuẩn của triều Nguyễn, trên thường có 3 cụm chữ triện đóng riêng rời.
vua Minh Mạng, kho-vàng, kho vàng, vua-Minh-Mạng, đại nội Huế, đại-nội-Huế, bí-ẩn, triều-Nguyễn
Vua Minh Mạng
Khâm sứ đại thần bàn trích 30.000 nén do Thượng thư Bộ Hộ Trương Như Cương, Hội biện Đô Ty chở ra Ngân hàng Hải Phòng đổi lấy tiền chi biện các việc công ích. Về sau ông khâm sứ đại thần nói với vua số bạc ấy trừ thuế, phí tổn đài tải quy ra tiền tổng cộng 460.350 đồng, gửi Ngân hàng Thượng Hải.
Hầm bạc được Khâm sứ đại thần Boulloche tìm thấy không phải là hầm bạc duy nhất. 6 năm sau, năm Duy Tân thứ 9 (1915), một hầm bạc khác được phát hiện.
Trong quá trình đào đất sau cửa Tường Loan để sửa chữa ống nước trong khuôn viên Đại Nội, toán thợ chạm phải hầm bạc, một số phái viên của Bộ Công đã trình lên trên. Nhận được tin, Phủ Phụ chính cùng Khâm sứ đại thần Charles tới xem thấy dưới hầm gạch có hòm gỗ, hai đầu đều có đai sắt mục đứt lộ ra các thỏi bạc.
Khi đào lên kiểm biên có đến 60 hòm gỗ với 10.000 hốt bạc và 1 đồng tiền đồng đỏ cùng khắc chữ Phú Thọ Đa Nam, 28 đồng tiền đồng và tấm bia đá khắc 16 chữ, dịch nghĩa “Giáp Ngọ ngày tốt, mười vạn bạc ròng, lưu làm quốc dụng, ai dám riêng lòng”.
Hầm bạc thứ 2 được tìm thấy vào tháng 7 thì cuối tháng 8 (29/8), cũng tại khu vực chỗ cửa Tường Loan, khi thi công sửa chữa miệng ống nước, lúc đào gạch lát nền, những người thợ thi công đụng phải phiến đá lớn, trên ấy có đồng tiền đồng hạng lớn đã nghĩ ngay đó là hầm chôn bạc của vua tiền triều.
Việc phát hiện được báo lên trên, lần này đích thân vua Duy Tân cùng Khâm sứ đại thần Charles tới xem việc “khai quật”. Quá trình đào tìm thấy 1 đồng tiền đồng đỏ, 28 tiền đồng, bia đá khắc 16 chữ với nội dung “Minh Mạng Giáp Ngọ, cất bạc trăm ngàn, của nước không thiếu, chất chứa muôn vàng” và 70 hòm gỗ, bên trong có 10.000 hốt bạc thỏi...
Mãi đến gần 100 năm sau lần tìm kiếm cuối cùng của người Pháp, tưởng như sẽ không còn ai nhắc đến kho báu trong Hoàng cung nữa thì trong Đại Nội lại diễn ra thêm một cuộc tìm kiếm mà chưa có tài liệu nào ghi lại.
Sự kiện diễn ra vào mùa đông năm 1988. Nguyên do bắt nguồn từ một ông cụ ở TP.HCM từng làm việc tại Huế, nghe người con trai của một vị quan xưa nói về kho vàng trong Đại Nội.
Trước khi tạ thế, vị quan đã có một thời coi sóc kho tàng ở Nội Vụ phủ trong Hoàng cung dặn lại người con trai của ông rằng ngày xưa có một kho vàng được chôn ở khoảng giữa bức tường phía Đông của Tử Cấm Thành, gần bờ hồ Ngự Hà.
Ông cụ ấy mách lại cho một nhà lãnh đạo tại TP.HCM biết. Nhà lãnh đạo này báo cho Bộ Nội vụ hàng cấp cao hơn hay.
Lúc bấy giờ, một số cán bộ có thẩm quyền của Bộ này vào Bình Trị Thiên phối hợp với Sở Công an và Tỉnh ủy để cho đào. Dĩ nhiên mọi việc đều được tiến hành trong vòng bí mật. Một góc của Tử Cấm Thành bị phong tỏa và được canh gác kỹ lưỡng.
Lực lượng đào gồm khoảng 10 người thuộc lực lượng trinh sát chính trị và kinh tế của Sở Công an đóng tại Huế. Chính những người đào cũng chẳng được cho biết là mình đang đào gì, cứ nghĩ rằng có lẽ việc đào bới tìm tòi này liên quan đến một vụ án chính trị hoặc kinh tế nào đó, hoặc đào hầm vũ khí chôn giấu từ trước năm 1945.
Tuy mất khá nhiều thời gian nhưng kết quả của cuộc tìm kiếm này không có thứ gì giá trị như những lần người Pháp tìm thấy trước đó. Và từ thời điểm đó đến bây giờ không còn có bất kỳ một cuộc khai quật nào liên quan kho báu trong lòng đất của Vua Minh Mạng nữa.
Có lẽ tất cả vẫn sẽ mãi mãi là một bí ẩn...
(Theo báo Pháp luật)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bốn bài thơ "trăn trở" lúc cuối đời của Chế Lan Viên.



Chế Lan Viên (Người đứng giữa) cùng các VNS (Chả biết các bác đang ròm gì nhỉ? )

 Một người bình thường

“Người nông dân ấy đã bốc mộ cho hàng ba trăm thương binh
Xác anh em và xác con mình
Anh xếp trên giường nhà anh như họ còn nằm ngủ
Vợ, dâu anh thì sợ
Nhưng anh vẫn làm nhiệm vụ
Việc ấy không để lại hào quang trên tay
Ánh sáng gì trong mắt
Hay huân chương trên tường
Có khi bản thân anh cũng muốn quên giữa cuộc đời chật vật
Còn ta à! Thì bận vì dạ hội, liên hoan
Tình ca, hội thảo...
Bao nhiêu điều láo nháo chúng ta quên
Quên rằng giờ chiến thắng mười năm
Anh ta vẫn khổ
Con vào trường không có chỗ
Đến bệnh viện không tiền
Ra đường không ai nhớ
Về làng người ta quên”
1985

 
Ai? Tôi!

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
1987  



 
Bánh vẽ

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì còn dịp đâu nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi
Họ cũng ngồi thôi
Nhai nhồm nhoàm
(Prométheé 86, Văn học và Dư luận, 8-1991)


 
Trừ đi

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau – giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm – giết một ước mơ – tôi giết
Cái cánh sắp bay – trước khi tôi viết
Tôi giết bão ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển – Giết mưa
Và giết cả cỏ trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi.
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – Người có lỗi
Đã phải giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình
(Tạp chí Văn, Paris 1992)


Theo: Tacphammoi
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lão nông mò được "tảng" phỉ thúy trị giá hàng nghìn tỷ


Một người nông dân ở Trung Quốc đã mò được một khối đá phỉ thuý khổng lồ được cho là có giá trị lên tới hàng tỷ NDT.

    Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, mới đây một người đàn ông ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến,Trung Quốc đã mò được một khối đá phỉ thuý “khổng lồ”.
    Khối đá này nặng 5 tấn, chất đá rất cứng, bề mặt đá có màu nâu đồng, bên trong ánh xanh lục.
    Qua thẩm định, các chuyên gia cho biết, khối phỉ thuý này đã có hàng trăm năm lịch sử, thuộc triều đại nhà Thanh.
    Qua bề mặt đá, màu sắc và chất đá cho thấy khối phỉ thuý có nguồn gốc từ Myanmar. Đây là loại vô cùng quý hiếm, hiện nay gần như không tìm được loại ngọc “thuần” này nữa.
    Các chuyên gia cho biết, nếu khối phỉ thuý này có chất ngọc tốt thì nó sẽ có giá hàng tỷ NDT (1 tỷ NDT bằng khoảng 3.500 tỷ VNĐ).
    Ánh xanh lục đặc trưng của ngọc phỉ thuý
    Ánh xanh lục đặc trưng của ngọc phỉ thuý
    Người đàn ông đào được khối ngọc quý này có tên là Thái Hữu Ích. Ông Thái cho biết - “Cách đây không lâu, tôi thấy ngư dân cứ than phiền là lúc đi quăng lưới thường xuyên bị rách lưới do vướng vào một vật gì đó.
    Tôi thấy tò mò nên liền đích thân đi xem thế nào. Tôi lặn xuống đáy suối 6-7 lần, chạm tay xuống thấy có một khối đá to, nhưng bề mặt đá lại khác hoàn toàn so với những tảng đá thông thường.”
    Khối ngọc phỉ thuý khổng lồ được ông Ích tìm thấy
    Khối ngọc phỉ thuý thô khổng lồ mà ông Thái Hữu Ích tìm thấy.
    Nhận thấy đây là một loại đá đặc biệt nên ông Thái liền thuê một chiếc cần cẩu 20 tấn, cùng với sự giúp sức của người dân trong làng, ông đã đưa được khối đá lên và mang về để trong sân nhà mình.
    Hoàn Cầu cho hay, một thương gia đã tìm đến ông Thái Hữu Ích và muốn mua khối đá này với giá 80 triệu NDT (khoảng 280 tỷ VNĐ).
    Tuy nhiên, do không biết khối phỉ thuý này có thuộc tài sản quốc gia hay không và chưa biết xử lí thế nào nên ông không đồng ý bán.
    Hiện khối phỉ thuý này vẫn đang để ở nhà ông Thái chờ các cơ quan chức năng tiếp tục thẩm định.
    theo Đại Lộ

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Hòn đảo bí ẩn ở Siberia làm Putin “đau đầu”


    Sâu trong vùng Siberia lạnh giá cảu Nga, tồn tại một hòn đảo với những kiến trúc bí ẩn hiện đang làm đau đầu nhiều nhà khoa học Nga và cả tổng thống Nga Putin.

      Theo Daily Mail, khu vực này lần đầu được phát hiện vào năm 1831, và mục đích xây dựng của hòn đảo này vẫn chưa được lí giải suốt gần hai thế kỉ nay.
      Thoạt nhìn thì hòn đảo hình chữ nhật Por-Baijin trông như là một pháo đài hay một nhà tù ghê rợn với kiểu kiến trúc phổ biến và một vài khu vực bị hủy hoại.
      Nhưng cho tới nay, 1300 năm sau khi được xây dựng thì công dụng của hòn đảo hình chữ nhật này và tàn tích mê cung sâu trong Siberia vẫn còn là một ẩn số.

      Pháo đài bí ẩn được nối với một vùng đất bằng một lối đi nhỏ
      Các sử gia và nhà khoa học Nga có nhiều quan điểm khác nhau về ẩn số này. Một vài chuyên gia tin rằng khu vực biệt lập này được xây nên để người dân sinh sống không phải làm nhà tù.
      Họ còn cho rằng hòn đảo này thực chất là một cung điện mùa hè, tu viện hoặc thậm chí là một đài quan sát thiên văn
      Tên gọi Por-Bajin dịch theo tiếng Tuvan nghĩa là “ngôi nhà đất sét”. Hòn đảo tọa lạc ở giữa vùng Sayan và dãy núi Altai, cách Moscow khoảng 3800 km gần biên giới của Mông Cổ.
      Bản đồ tái hiện lại hòn đảo trước khi bị hủy hoại 
      Hòn đảo nằm cách Moscow 3800 km và gần biên giới Mông Cổ
      Nhiều cuộc nghiên cứu chuyên sâu đã được tiến hành vào năm 2007.
      Các nhà khảo cổ học đã khám phá được các tấm bài vị bằng đất sét cỡ bàn chân người, những bức vẽ đã phai màu trên phần thạch cao của các bức tường, những cánh cổng khổng lồ và nhiều mảnh gỗ cháy.
      Các chuyên gia cho rằng hòn đảo này được xây dựng trong suốt thời kì đế chế Uighur Khaganate (744-840 SCN) nhưng động cơ xây dựng nên công trình này vẫn chưa rõ ràng.
      Kiến trúc này nằm ở nơi quá vắng vẻ, cách xa khu định cư và các tuyến đường giao thương.
      Viện Khoa học Nga đang tiến hành khai quật để tìm ra thời điểm và nguyên nhân khu phức hợp này được xây dựng
      Por-Bajin ( hay “ngôi nhà đất sét” theo tiếng Tuvan) từ lâu được cho là pháo đài xây dựng bởi vương triều Uyghur
      Bí ẩn khác được hé lộ khi cách thức xây dựng và vật liệu lại là phương thức xây dựng của người Trung Quốc
      Bí ẩn chồng chất bí ẩn, khi mà cách thức xây dựng và vật liệu xây dựng nên công trình này lại dựa theo phương thức xây dựng truyền thống của người Trung Quốc.
      Một số nhà khoa học cho rằng họ có thể áp dụng công nghệ tạo bản đồ bằng tia laser để tạo ra một hình ảnh ba chiều về khu vực rộng 3.5 hecta này và từ đó có thể tìm được công dụng thật sự của nó.
      Các cuộc khai quật trong những năm 1950 và 1960 không thể đi đến được kết luận chính thức 
      Các cuộc khai quật trong những năm 1950 và 1960 không thể đi đến được kết luận chính thức
      Mặc dù nhiều tài liệu ước đoán công trình này rơi vào khoảng 1,300 năm tuổi, nhiều bức tường ở đây vẫn còn nguyên vẹn và được bảo quản tốt.
      Cấu trúc chính của khu vực được chia ra thành hai phần, vào được bao bọc bởi các tuyến đường bộ có mái lợp được chống đỡ bơi 36 cột gỗ nằm trên các bệ đỡ bằng đá.
      Câu hỏi thậm chí còn khiến các nhà khoa học đau đầu thêm là tại sao nơi này lại bị bỏ hoang.
      Các nghiên cứu trước đây có cho thấy khu vực này có rất ít các hệ thống sưởi ấm, mặt dù nơi đây quanh năm phải chống đỡ khí hậu khắc nghiệt của vùng Siberia và nằm ở vùng đất cách 2,299m so với mực nước biển.
      Thủ tướng Nga Vladimir Putin và hoàng tử Albert của Monaco đã từng viếng thăm hòn đảo này vào năm 2007. Họ cũng ngạc nhiên với các chi tiết của khu vực.
      Ông Putin từng khẳng định: “Tôi đã từng đi rất nhiều nơi, từng thấy nhiều điều, nhưng chưa bao giờ tôi thấy thứ gì lạ lùng đến vậy”.
      theo Pháp luật TPHCM

      Phần nhận xét hiển thị trên trang

      Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông






      Hồi còn nhỏ khi còn học tiểu học, tôi vẫn còn nhớ những lời kể của ngoại tôi về Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông, đó là lần đầu tiên trong đời nghe tên thành phố này mặc dù không hiểu chữ Hòn Ngọc Viễn Đông là gì. Hôm nay sống và học tập tại Sài Gòn tôi dần hiểu hơn về một Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông.

      Thành phố Sài Gòn trong trí óc của cậu học trò bé nhỏ là nơi đúng nghĩa của chữ thành phố với nhà cửa to lớn, với đèn điện sáng choang, với xe cộ dập dìu, với những cửa hiệu đầy những hàng hóa sản xuất tại đây hoặc nhập cảng từ ngoại quốc. Sài Gòn có nhiều cái mới lạ, người đông đúc và đi hoài không hết. Lớn lên vào học ở Sài Gòn, tôi đã hiểu thêm một chút về thành phố hơn 300 tuổi, từng là thủ đô của Miền Nam khi đất nước chia cắt.

      Nhà thơ Chế Lan Viên viết về Sài Gòn trong nhưng năm thập niên 40, ông có nhắc đến những bài ca vọng cổ văng vẳng khắp phố, nghe rất lạ đối với dân miền Trung như ông, và đó là nét đặc biệt nhất mà tác giả ghi nhận.

      Có lẽ thời cách đây mấy chục năm và trước đó, đa số dân cư Sài Gòn nói giọng gần giống dân miền Tây Nam Ky`. Có hai chữ của người con gái Sài Gòn nói làm tôi nhớ nhất là “chời ơi” (trời ơi) và “phải hôn” (phải không), nghe rất ngộ, dễ thương. Cái chữ “ hôn” lại càng hấp dẫn được thốt ra từ miệng người đẹp.

      Khi nền tân nhạc du nhập và phát triển vào Việt Nam, sau thời kỳ đất nước chia cắt năm 1954 thành hai miền Nam - Bắc thì Sài Gòn trở thành nơi quy tụ của biết bao nhân tài từ nhiều nơi. Sài Gòn là niềm cảm hứng cho biết bao nhạc sĩ viết nên các ca khúc về Sài Gòn. Sau này tôi chỉ nghe lại các ca khúc này qua băng, đĩa nhưng tôi rất ấn tượng với các ca khúc.

      Đầu tiên phải nói tới bản Sài Gòn Đẹp Lắm Sài Gòn Ơi của nhạc sĩ Y Vân, gọi tắt là Sài Gòn có câu kết: “Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”. Điệu Chacha nhún nhẩy, âm thể trưởng vui tươi, âm điệu dễ nghe dễ hát dễ nhớ làm trở thành bài hát biểu tượng của thành phố. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người Sài Gòn. Ngày nay tôi rất thích khiêu vũ Chachacha với bài này.

      Nhạc sĩ Anh Bằng cũng có bài Sài Gòn Thứ Bảy diễn tả nỗi buồn của một người lính trẻ về thăm kinh đô nhưng sao “Sài Gòn thứ bảy mà nghe cô đơn”.






      Rất nhiều ca khúc tuy không có tựa đề Sài Gòn nhưng người nghe cảm thấy chất thành phố này bàng bạc trong đó. Chẳng hạn như bản Nhớ Thành Đô của Hoàng Thi Thơ : “ Tôi xa đô thành một đêm không trăng sao. Thành đô còn nhớ mãi, nhớ mãi, chiều mưa trên công viên, giờ chia ly sân ga và khi gặp nhau trên lề đường hẹn hò”.

      Một bản mà thập niên 60 rất phổ biến là Bước Chân Chiều Chủ Nhật của Đỗ Kim Bảng với câu hát: “tôi thích lang thang trong chiều chủ nhật, mây tím giăng ngang trên trời Sài Gòn”. Riêng cái âm điệu của câu đầu: si đố si si sol mi sì sì để lại ấn tượng mà sau này bài hát Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn cũng có câu mở đầu giống 90% và lấy câu này làm nét nhạc chủ yếu của ca khúc.

      Tại sao bước chân chiều chủ nhật lại được ưa thích? Chợt nghĩ là thời đó ở Việt Nam làm việc 6 ngày chỉ nghĩ ngày chủ nhật, có chỗ nghỉ chiều thứ bảy. Vì thế ngày chủ nhật bà con đi dạo phố Sài Gòn ăn kem, uống cà phê, mua sắm và ngắm phố phường. Không khí rất thanh bình, không có đông đúc chen chúc hỗn lọan, bụi đường khói xe dày đặc như thành phố bây giờ.

      Sài Gòn cũng là nơi tập trung các đại học nổi tiếng của miền Nam từ xưa cho đến nay và bài hát Trả Lại Em Yêu của Phạm Duy đã đưa những nét của khung trời đại học với trường Luật thơ mộng : “ Trả lại em yêu khung trời đại học , con đường Duy Tân cây dài bóng mát”.

      Nhưng cũng có những bài hát tả những cảnh phố phường Sài Gòn hoa lệ hay những xóm lao động nghèo khổ như bản Xóm Đêm của Phạm Đình Chương, bản Kiếp Nghèo của Lam Phương sáng tác trong một đêm mưa bước về ngang con hẻm nhỏ nghe tiếng ru con. Hay bản Nữa Đêm Ngòai Phố của Trúc Phương, khi cất tiếng hát lên là biết tác giả tả cảnh lang thang ở Sài Gòn lúc về khuya. Sau này những người đi hát dạo, khảy cây đàn guitar thùng, ngân nga những bài hát điệu Bolero tương tự như bản Phố Đêm của Tâm Anh, là cả một bầu trời Sài Gòn hiện ra.

      Sài Gòn là chủ đề lớn, là nguồn cảm hứng phong phú cho nhiều bài hát. Cái tên Sài Gòn, đã gắn liền với cái tên Việt Nam. Hòn Ngọc Viễn Đông. 

      nguồn = sưu tầm





      Phần nhận xét hiển thị trên trang

      Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

      Xu nịnh, Đội trên đạp dưới, bốc phét, tán láo.. và tháng tháng lãnh lương!

      24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

      - Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.
      tiến sỹ, Việt Nam
      Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?
      Nhiều quan chức
      Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012.
      Cách đây không lâu, Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.
      Lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp… trên danh thiếp hầu hết đều kèm hai chữ TS.
      Và tiến sĩ cho dù có đang làm gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.
      Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.
      PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".
      Tiến sĩ rởm “bị lộ” đã từng làm việc ở những đâu?
      Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.
      Chắc chắn không ít lãnh đạo các tập đoàn, cơ quan Nhà nước có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.
      Đầu tháng 6/2010, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Với tấm bằng cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì), không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.
      “Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.
      Đang đình đám là “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam và làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Đến tháng 9.2003, ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng cty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Hậu quả mà vị “tiến sĩ kinh tế” này để lại cho các đơn vị ông ta từng công tác đến nay ai cũng rõ.
      Chi Mai tổng hợp

      Phần nhận xét hiển thị trên trang

      Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?


      Tony Buổi Sáng
      Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc, và sự thật đã đến với họ trong đó có Việt Nam.

      Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

      Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

      Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

      Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.

      Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.

      Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.

      Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

      Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của

      Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.

      Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.

      Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

      Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

      Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

      Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.


      Phần nhận xét hiển thị trên trang