Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

(TNO) Trung Quốc hôm 2.4 đã lên tiếng chỉ trích việc 2 chiến đấu cơ Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan.


Chiến đấu cơ F-18 của Không quân Mỹ - Ảnh: Reuters
Trước đó, hãng tin CNA (Đài Loan) đưa tin 2 chiếc F-18 của Mỹ đã hạ cánh xuống một căn cứ không quân ở miền nam Đài Loan vào hôm 1.4 do gặp phải sự cố kỹ thuật. Không rõ 2 chiến đấu cơ này đến từ đâu và đang bay đi đâu, CNA cho biết.
“Mặc dù lần hạ cánh này không được định trước và xảy ra vì yêu cầu kỹ thuật, nhưng nó cũng cho thấy rõ rằng Đài Loan đã cho phép phi công gặp nạn hạ cánh một cách an toàn”, Reuters dẫn lời Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Henrietta Levin.
Đề cập đến vụ việc này tại một cuộc họp báo ngày 2.4, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Chúng tôi đã gửi tuyên bố đến phía Mỹ. Trung Quốc yêu cầu Mỹ nên nghiêm túc tôn trọng ‘chính sách một Trung Quốc’… và nên xử lý sự việc này một cách thận trọng và hợp lý”.
Mỹ có nghĩa vụ giúp Đài Loan phòng vệ theo một ký kết có từ năm 1979. Trung Quốc đã kịch liệt lên án các thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ trong những năm gần đây, theo Reuters.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai đang chờ thống nhất và không loại bỏ khả năng dùng vũ lực để "lấy lại" vùng lãnh thổ này.
Hoàng Uy


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Duong_ve_no_le

“Nền giáo dục, nền tuyên truyền chính trị đã khiến cho thói quen đọc sách nằm ngoài chính thống hầu như không còn”

Báo Một Thế Giới đã có cuộc trò chuyện với ông Chu Hảo – Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản (NXB) Tri thức về “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới” – một “ngọn lửa” mà ông và những người cộng sự ở NXB này miệt mài thắp lên trong lòng những người yêu sách ở Việt Nam.
Thưa ông, xin ông chia sẻ với độc giả về ý tưởng và ước vọng của tủ sách có cái tên rất lạ – “Tinh hoa tri thức thế giới” này?
– Nước Nhật từ thời Minh Trị – Thiên Hoàng khoảng những năm 1860-1890, các nhà khoa học đã dịch hầu hết các tác phẩm kinh điển của Democrat, Aristotle, Plato, Kant, Hegel… và tập hợp thành tủ sách tinh hoa tri thức thế giới. Nhiều người cho rằng đó là một trong những nguyên nhân cốt  lõi khiến nước Nhật thời Minh Trị đã vươn lên trở thành một quốc gia hùng cường.
Đầu thế kỷ 20, các sĩ phu yêu nước của Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu… đã tổ chức dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Hán. Những cuốn sách này được truyền bá về trường Quốc học Huế với tên gọi “Tân thư”. Nhiều sĩ phu yêu nước của Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng… đều đọc tủ sách này. Những hiểu biết về tự do, bình đẳng, bác ái; những tư tưởng về dân chủ, dân quyền từ đó bắt đầu được nhen nhóm ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, thỉnh thoảng cũng có một vài NXB cho ra mắt một số cuốn sách kinh điển của thế giới nhưng không có tính hệ thống và Nhà nước chưa đứng ra tổ chức làm. Từ năm 2005, NXB Tri Thức bắt đầu tiến hành dịch những cuốn sách đó từ nguyên bản sang tiếng Việt chứ không phải từ tiếng Hoa hay tiếng Nhật.
Tủ sách này có tên gọi là “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới”. Mục đích thành thập tủ sách này là muốn truyền tải các tri thức phổ quát của nhân loại về chính trị kinh tế học, triết học, khoa học xã hội tự nhiên và nhận thức luận khoa học mà các nước tiên tiến khác đã dịch thành tủ sách của nhà nước và phổ biến cho cộng đồng, cung cấp thêm những giá trị tinh thần đã trở thành phổ quát của nhân loại.
Khởi nguyên của ý tưởng này là từ đâu, thưa ông?
– Trong suốt quá trình làm việc với cộng đồng nghiên cứu khoa học ở Việt Nam (ông Chu Hảo là nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ – PV), tôi nhận ra rằng, trình độ văn hóa chung của anh em cán bộ mình thiếu rất nhiều bởi ngay trong trường phổ thông, chúng ta chỉ được học một thứ, biết một thứ, đi thi một thứ cho đến tận bây giờ chứ không có ai khuyến khích và ít có điều kiện, cơ hội mở rộng kiến thức ra ngoài cái được coi là chính thống. Tôi nghĩ rằng những giá trị phổ quát của toàn nhân loại thì dân mình cũng có quyền được biết.
Trong thế giới ngày ngay, chúng ta phải chấp nhận sự đa dạng, chấp nhận sự khác biệt. Không phải cái gì không giống ta đều xấu. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có quyền lựa chọn cái khác biệt so với chúng ta, điều đó không có nghĩa họ xấu hơn chúng ta. Hiểu biết những giá trị phổ quát chung của nhân loại giúp cho mình không đi lạc lối.
Tôi lấy ví dụ như nền giáo dục của chúng ta hiện nay: Nhiều người cho rằng chúng ta đang đi lạc lối so với cái phổ quát của nhân loại. Vì sao lại như vậy? Vì chúng ta không tham khảo kỹ, không học tập kỹ những cái gọi là phổ quát, những kinh nghiệm của nhân loại đã thay đổi trong quá trình phát triển của nó cho nên mới duy trì một nền giáo dục lạc hậu đến tận bây giờ. Vừa rồi, Trung ương mới thông qua nghị quyết về đổi mới giáo dục. Ai cũng mong giáo dục của chúng ta sẽ chuyển biến, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết này thì còn phải chờ.
Tôi đồng ý với ông về quan điểm những tinh hoa tri thức của nhân loại nên được phổ biến rộng rãi đến nhiều người. Hẳn ý tưởng này nhận được rất nhiều sự ủng hộ?
Từ năm 2005 chúng tôi thành lập NXB Tri Thức, mục đích chính là để xuất bản Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới. Được sự ủng hộ của lãnh đạo Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,với nỗ lực của tập thể anh chị em trong NXB và sự hỗ trợ rất hiệu quả của mạng lưới cộng tác viên và độc giả, chúng tôi đã tồn tại được đến ngày hôm nay.
Theo kế hoạch, chúng tôi phải xuất bản được gấp 3 lần hiện tại, tuy nhiên hiện nay mỗi năm chúng tôi chỉ xuất bản được vài ba chục cuốn vì dịch những cuốn sách về triết học, xã hội học, kinh tế chính trị học không phải là dễ. Muốn dịch thì phải có nền tảng văn hóa chung tốt. Số cộng tác viên hiện tại đều đã lớn tuổi nên họ dịch chậm vì rất  rất cẩn trọng.
Ví dụ như dịch giả Nguyễn Xuân Khánh dịch cuốn “Tâm lý học đám đông”, dịch giả Phạm Toàn dịch “Nền dân trị Mỹ” mất cả năm trời…đến những tác phẩm kinh tế học của Hayek, nhận thức luận khoa học của Thomas Kuhn, những cuốn sách về triết học của John Stuart Mill hay Karl R. Popper…không phải ai cũng dịch được.
Các em trẻ giỏi ngoại ngữ có nhiều nhưng không phải ai cũng dịch được. Đến bây giờ vẫn còn mấy trăm cuốn nữa nhưng chưa có ai nhận dịch. Tuy nhiên, lớp trẻ đang dần trưởng thành, một số người trẻ có ý thức tự bồi dưỡng để dịch những cuốn đó. Anh em trí thức ở nước ngoài cũng giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.
Khó khăn thứ hai là tiền để sản xuất những cuốn sách này không có. Chúng ta có 90 triệu dân nhưng nền giáo dục, nền tuyên truyền chính trị đã khiến cho thói quen đọc sách ra ngoài chính thống hầu như không còn. Mỗi bản sách chúng tôi phát hành được 1000 – 2000 cuốn đã là thành công lắm rồi, không NXB nào có thể sống được với lượng phát hành như thế. Dù Liên hiệp hội có hỗ trợ nhưng chúng tôi vẫn phải tự hạch toán chứ không thuộc biên chế nhà nước nên kế hoạch chậm lại rất nhiều.
Điều khích lệ lớn nhất với chúng tôi đó là dòng sách này tuy mới lạ nhưng có uy tín khá tốt trong cộng đồng. Độc giả ngày càng quan tâm, tác dụng cũng ngày càng tốt. Vì thế dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ mục đích của mình.
Như ông vừa chia sẻ, những cuốn sách này dù là sách kinh điển nhưng đều là những tri thức phổ quát của nhân loại?
Ở các nền giáo dục tiên tiến, học sinh năm cuối cấp phổ thông đã được giáo viên giới thiệu để thảo luận. Tôi được biết, nền giáo dục miền Nam cũ cũng như vậy. Khi chúng tôi xuất bản tủ sách này, học sinh sinh viên của ta rất ngỡ ngàng.
Điều hạn chế nhất của không ít người làm khoa học ở Việt Nam là không biết đọc cái gì, không thiết tha đọc cái gì ngoài những thứ chính thống đã được học.
Tôi nghĩ rằng khi có điều kiện thì phải  xây dựng cho bằng được tủ sách này để truyền cho các thế hệ mai sau. Có thể những phiên bản đầu dịch chưa tốt, sau này sẽ có người dịch lại nhưng phải có người bắt đầu.
Theo quan điểm của ông, sự xuống cấp chung về đạo đức xã hội mà chúng ta đang lo lắng hiện nay, có phần nào nguyên nhân từ việc thiếu những tri thức nền, tri thức cơ bản như thế hay không?
Đấy cũng là một trong những lý do hết sức cốt yếu. Giáo dục và văn hóa mà bất cập thì chúng ta phải trả giá hàng thế kỷ. Hiện trạng xã hội ta hiện nay có một phần rất lớn do lỗi trong hệ thống dẫn dến không phát huy được năng lực sáng tạo, không phát huy được độc lập tư duy và tự do học thuật…
Với Tủ sách này chúng tôi muốn bổ sung cho xã hội những luồng tư tưởng tốt đẹp khác mà người Việt Nam cần phải biết. Biết thiên hạ làm gì, thiên hạ nghĩ gì, cái gì hay thì theo, cái gì dở thì tránh xa chứ không thể để cho con cháu ngàn đời chỉ biết có một thứ mà cái thứ đó nhiều người đã cho là sai lầm.
Theo đánh giá của cá nhân ông, Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới có thành công được như ông và đồng sự mong đợi chứ?
Chỉ có số lượng là không được như mong đợi nhưng ý nghĩa của nó, tác dụng của nó với những người đã đọc thì tôi hoàn toàn thỏa mãn. Số người đọc càng ngày càng nhiều, số thầy giáo sử dụng những cuốn sách này dạy sinh viên ngày càng nhiều, trí thức đến với cuốn sách này càng nhiều, trong các hội sách người ta nói đến tủ sách tinh hoa  cũng ngày càng nhiều, đó là phần thưởng vô giá đối với tôi.
Trong quá trình làm tủ sách này và trong quá trình ông cùng các bạn bè tri thức của mình trong nỗ lực thúc đẩy xã hội này tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, có khi nào cảm thấy nản lòng không?
Ngay từ đầu chúng tôi đã hình dung không dễ vì chưa chắc các cơ quan chức năng đã chấp nhận dòng sách của chúng tôi. Trong khi từng cuốn sách một chúng tôi phải thuyết minh, các cơ quan truyền thông đại chúng nhắc lại các khẩu hiệu về tự do, dân chủ, phát huy năng lực sáng tạo thì trên thực tế những tác phẩm nào nói đến tự do, nói đến dân chủ là khó xuất bản nhất, phải đi giải thích nhiều nhất.
Có những tác phẩm từ thế kỷ 19 khi nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ra đời, khi Đảng cộng sản chưa ra đời nhưng có nhiều người cứ nghĩ rằng họ chỉ trích mình đây – nó vô lý như vậy đấy. Thế nhưng đấy là cuộc đời, là sự thật mà chúng ta không tránh đi đâu được. Tôi giải thích được đến đâu thì tôi xuất bản được đến đó.
Có lúc nào nản lòng không ư? Cũng có lúc gần như thế thật, nhưng tôi lại nghĩ rằng nếu mình và đồng nghiệp không quyết tâm đi theo đến cùng, bỏ dở thì không biết đến bao giờ mới khởi động lại được, như thế là có lỗi với  xã hội, với các thế hệ trẻ. Tôi rất mừng vì hiện nay có những người trẻ thỉnh thoảng lại đến đây mua sách và lên đây gặp tôi và chia sẻ những thứ mà họ đã được đọc.
Ở nước ngoài họ nghiên cứu những cuốn sách này rất sâu. Tôi lấy thí dụ như cuốn Đường về nô lệ (The Road to Serfdom) của F.A. Hayek – cuốn sách gối đầu giường của nhóm cải cách Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã đọc, ông ta nắm được tư tưởng hay trong đó và áp dụng vào đổi mới năm 1978.
Nhiều cuốn sách mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc được giới thiệu để đọc trong khi đó chúng tôi rất khó khăn để có thể xuất bản được. “Đường về nô lệ” chỉ chứng minh một điều rất đơn giản, nếu công hữu tư liệu sản xuất để nhà nước thao túng tất cả, không chấp nhân thị trường tự do thì sẽ đi đến khốn cùng, sẽ về lại thời nô lệ…
Nhưng ông có lo lắng khi giới trẻ bây giờ họ sống nhợt nhạt, ít trăn trở hơn, ít quan tâm đến các vấn đề lớn của đất nước hơn các thế hệ trước đó?
Đó là lỗi của nền giáo dục của mình.
Đến nay, phía NXB có kế hoạch, dự định nào  để đưa bộ sách này vào các trường Đại học, các cơ quan bộ ngành để cho cán bộ đọc không, thưa ông?
Chúng tôi đã có kế hoạch tặng sách cho các thư viện của các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước nhưng gặp không ít khó khăn do vấn đề kinh phí. Phía Liên hiệp hội cũng đã có kế hoạch cấp cho NXB mỗi năm 800 triệu để làm việc đó nhưng chúng tôi không tiêu được do hệ thống tài chính quá phức tạp, rắc rối, coi trọng hóa đơn chứng từ hơn là hiệu quả thực sự. Chúng tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và chúng tôi vẫn đang tiến hành kế hoạch này.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ là làm như trước đây người Nga đã làm thôi, có chi mà phải luận bàn?

CHÍNH KHÁCH NGA NÓI VỀ BỘ MÁY TUYÊN TRUYỀN CỦA KREMLIN

  •   GENADYI GUDKOV
Theo cựu Phó Chủ tịch ủy ban an ninh Quốc hội Nga Genadyi Gudkov , truyền thông Nga là “một bộ máy tuyên truyền dựa trên các bản năng tiềm thức” (subconscious instincts)[1].
Tuyên truyền ở Nga là độc quyền và dựa trên các các bản năng thấp, nhằm nhồi sọ (nguyên văn зомбируя – ám quẻ, làm ra sản phẩm nửa người nửa ma) con người ta. Nhờ vậy mà chiến tranh có thể cố kết người dân, và thường nâng cao được độ tín nhiệm của các lãnh tụ. Chẳng cần lý tưởng hóa phương Tây, nhưng cấu trúc chính quyền các quốc gia phương Tây khiến khái niệm “bộ máy tuyên truyền” không có chỗ. Học giả Gudkov trả lời trong khuôn khổ phóng sự truyền hình “Tuyên truyền của Kremli là cái gì?” (Кремлевская пропаганда: что это такое?) của RIA/Novyi Region, Moscow, tháng 9/2013.
Truyền thông Nga từ khi xung đột bùng phát ở Ukraina là dạng tuyên truyền thời chiến với nghĩa xấu nhất của khái niệm này. Truyền thông nhà nước (Nga) đóng vai trò “khăn lau bàn”, khi bất cứ thông tin nào gieo mầm cho nghi ngờ và kém tự tin đều được xem là thù địch, và phải bị xóa, bị chặn.
Hôm nay trên các kênh của nhà nước không còn phản biện thực sự… Có một danh sách đen được đưa cho tất cả các kênh. Trên các kênh chính (như truyền hình thuộc trung ương), cấm không được phản ảnh những thông tin thực về những kẻ chống đối gần hơn tầm pháo bắn, nếu không sẽ bị mất việc. Như vậy, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành loa tuyên truyền ràng buộc xã hội vào chỉ một quan điểm, không có lựa chọn, không nhân nhượng.
Tiếc thay, truyền thông Nga còn trội cả về những xuyên tạc thô thiển, do thiếu tính chuyên nghiệp. Chẳng hạn, chiếu một người trai tử nạn, và nói xảy ra ở Ukraina, nhưng hình này thực ra xảy ra khá lâu rồi, và ở Syria. Hoặc là phỏng vấn người lái xe tải, nhưng hóa ra là đã cắt đi vài đoạn từ phóng sự của một đài truyền hình khác, và nói về một chuyện khác…
Sự ồ ạt, thiếu giao lưu, độ đậm đặc, cộc lốc, xuyên tạc một cách thô thiển nhất, và dối trá là cung cách tuyên truyền ở Nga hôm nay. Người dân Nga hôm nay, tiếc thay, bị tẩy não (nguyên văn оболваненный – bị lú lẫn) trước hết bởi truyền hình. Nhân dân không hiểu điều gì đang xảy ra, nghĩ rằng ở Ukraina đang có bọn phát xít, bọn theo phát xít, đang chiếm đóng toàn lãnh thổ nước này.
Một phụ nữ đã bị “thay não” bảo tôi thật khó sống khi bị bọn phát xít ở Ukraina đe dọa. Tôi gục gặc, hiểu rằng chuyện trò với những người “bị bỏ bùa mê”  là vô ích. Nhưng ở cuối câu chuyện bà ấy nói: “Nhưng ông có biết tôi không hiểu điều gì không? Em gái tôi sang Kiev, đi lại bình thường, dạo chơi, nói chuyện bằng tiếng Nga, chẳng bị ai hành hung. Chắc là cô ấy đã gặp may”!
Cách tuyên truyền như thế giống như những “phút căm hờn”, gây bởi các bản năng sẵn trong đáy tiềm thức. Chẳng hạn khi chiếu lên màn hình thi thể bị cắt rời, trong mỗi người bình thường căm hận sôi lên. Hoặc khi chiếu bộ mặt của chủ nghĩa phát xít và những gì tàn độc, lý trí bị ngắt mạch, các cảm xúc và bản năng được khởi động. Tuyên truyền của Nga đang lấy những gì tồi tệ nhất của Gơ ben (Gobbels): “lời nói dối càng quái vật thì nó càng giống với sự thật” (ngụ ý” càng nói dối hùng hồn càng làm người ta dễ tin). Vì vậy, nó (tuyên truyền ở Nga) đã lần theo con đường mà Orwell đã viết trong “1984”. Trong sách này, Orwell tiên đoán rằng làm nóng máy một đám đông là dễ, rằng bất kỳ cuộc chiến nào cũng vạch đường tới bản năng con người. “Hai phút căm hờn” (two minutes’ hate) được Orwell miêu tả có một bản sao là tuyên truyền của chúng ta (Nga)…
Vì thế, bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng buộc một số lượng lớn người dân nào không rành về tình hình chính trị trong ngoài nước sát cánh với nhau trong cảm giác ái quốc. Khi nào các bản năng này được bật công tắc, chính quyền sẽ có được sự ủng hộ to lớn.
Truyền thông phương Tây cũng có cả các luật chơi kiểu này (đóng mạch các “bản năng chính trị” – ND), nhưng các phương tiện truyền thông đại chúng của họ được tổ chức theo cách làm cho nhà nước không thể sai bảo và gây ảnh hưởng lên truyền thông. Vì thế mà ở phương Tây có nhiều góc nhìn, nhiều cách bày tỏ quan điểm chính trị và lập trường của công dân. (Ở phương Tây) không có “khoanh vùng” (зашоренность), không có sự chế áp hà khắc đối với tính tự lập của truyền thông. Ở bên đó không cho phép báo chí nhận tiền của nhà nước, vì như thế sẽ phá hủy nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động truyền thông phương Tây. Vì thế, truyền thông phương Tây tự do hơn, độc lập hơn. Ngay cả hiện nay, trong điều kiện trừng phạt kinh tế, khi cả thế giới, buồn thay, đang siết chặt hàng ngũ chống lại Nga, ở phương tây vẫn vang lên những tiếng nói phê phán (phê Merkel, Horlande, Obama, NATO…). Trong khi phương Tây bình tĩnh chuyển tải những quan điểm trái chiều, ở Nga điều này hoàn toàn không có.
Vì thế truyền thông phương tây, một cách tiên nghiệm (apriori) không thể trở thành đơn cực và đơn ý thức hệ. Nó không thể có các đặc điểm tuyên truyền của chủ nghĩa Phát xít hoặc Liên Xô thời Stalin, khi bất kỳ sơ xuất hoặc gây ngờ vực nào bị trừng phạt với tội danh phản bội, được thi hành án bằng tử hình. Vì thế phương Tây luôn tự do hơn, bình yên hơn, khách quan hơn. Hơn thế nữa, phương Tây không cho là họ đang ở trong tình trạng có chiến trang với nước Nga – nước mà hiện nay cho rằng mình đang tứ bề thụ địch – những “kẻ địch” đương chực sẵn cận Đường vành đai lớn (МКАД) bao quanh thủ đô Moskva. Phương Tây không bị kích động cuồng chiến (hysteria) như ở ta (Nga)…
Ở phương Tây không thể có kiểu tuyên truyền mà một nước chuyên chế sinh ra. Dĩ nhiên là nên cầu trời, để không có một Quốc trưởng (Führer) lại lên nắm quyền, vì lúc đó bộ máy tuyên truyền kiểu “bùa mê” lại sẽ xuất hiện.
Nước Nga đang không có truyền thông (theo đúng nghĩa – ND) – chỉ còn lại một số kênh nhất định, nhưng không đại chúng. Chúng bị xem thường, bị thiếu kinh phí, thiếu những người đăng ký mua dịch vụ, sản phẩm, bị “soi”, bị kiềm chế không phát triển được. Nhưng những kênh nào thực sự đúng nghĩa truyền thông chỉ đạt được một lượng người xem nhỏ. Các kênh tuyên truyền thường có quan điểm đơn cực. Đây là điều nguy hiểm – đến một lúc nhất định, như năm 1956 – vỡ òa ra, là người dân chẳng biết gì về các vụ đàn áp và các sai lầm dưới thời Stalin. Vì người dân tư duy một đàng, còn thực tế xảy ra một nẻo.
Lê Đỗ Huy (trích dịch)
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/forums/topic/tuyen-truyen-kremlin/#sthash.xKUvg01q.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nói mãi mỏi mồm, viết mãi mỏi tay. Thơ ca hò vè mãi cũng chẳng thay đổi được lòng tham đâu các bạn ợ!



VIẾNG CÂY
Người quê ra phố viếng cây
Thương mình bé nhỏ hao gầy niềm tin
Thương trời sâu mỏi cánh chim
Thương đơn côi gió mỏi tìm cành xanh
Thương tình đời quá mong manh
Giang tay ôm phố vẫn đành trụi trơ
Thương người mang trái tim khô
Vung dao cho gốc rễ lìa đất linh
Thương cây, thương bạn thương mình
Thôi anh, xót lắm! quê Thanh em về!!!
• Anh hỏi em thích đi thăm nơi nào các anh sẽ đưa em đi. Em bảo rằng chỉ có vài tiếng ở HN thôi, các anh cho em đi viếng cây. Nhưng vết tích còn lại chỉ là cái hố vuông được trồng thế vào đó những cây “vàng tâm” khẳng khiu không cành không lá. Em mong tìm thấy một chút rễ của cổ thụ nhưng chẳng thể! Rồi anh đưa em dạo qua những con phố còn nguyên cây xanh. Chưa bao giờ em cảm thấy con người MANG ƠN CÂY XANH đến vậy. Đi dưới vòm lá, em thưởng thức tình yêu mà cây dành cho ta để rồi vã mồ hôi khi tới con phố "bị vặt lông" như ai đó đã nói. Em hiểu anh đang nghĩ gì khi chỉ cho em từng gốc cây đánh số: Xà Cừ 15, Sao Đen 16…! Không là người HN mà lúc này hơn lúc nào hết em thấy HN trong máu thịt của mình. Tạm biệt các anh, những người bạn qúy của em. Hẹn một ngày chúng ta lại có dịp vui vẻ bên nhau dù chỉ trong chốc lát.
(Viết trên xe từ Giáp Bát về quê 2/4/2015)

NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA NÓI TRÚNG SUY NGHĨ CỦA MÌNH QUÁ:
"Nếu đàng hoàng như thé, tôi tin cả xã hội sẽ đồng thuận. Còn cứ làm một cách dấm dúi, chụp giật như thành phố vừa rồi mà còn mong nhân dân ủng hộ, mong có sự đồng thuận thì đó chỉ là chuyện ở trên mây. Chính vì thế, cánh báo chí cứ hỏi gỗ khai thác đưa về đâu, bán bao nhiêu. Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Cũng chính vì cái này mới có chuyện chặt cây. Bởi vừa rồi mang danh nghĩa thay cây sâu mọt, nhưng thực chất chỉ là trò ngụy trang trá hình để các vị khai thác gỗ, vì những cây các vị chặt có sâu mọt đâu. Nhiều cây gỗ cực đẹp, có tuổi thọ hàng trăm năm, giá lên đến mấy trăm triệu, đấy là theo định giá của dân. Mà định giá không khó lắm. Dân kinh tế, các nhà buôn gỗ có thể tính được ngay. Dân biết thực chất vấn đề , các nhà báo cũng biết ngay vấn đề nên họ cứ truy hỏi. Và các vị lãnh đạo thành phố thì lúng túng như gà vướng tóc. Tất nhiên rồi sắp tới, các vị sẽ trả lời, và rồi cũng sẽ rất minh bạch, sẽ khó có chuyện xà xẻo thật. Nhưng đó là sự minh bạch khi không thể không minh bạch. Vì thế và chẳng có gì đáng để chúng ta phải chờ đợi những câu trả lời ấy nữa. Vì khi người dân cần câu trả lời thì lãnh đạo thành phố không trả lời. Còn bây giờ chỉ là sự hợp thưc hóa những chuyện khuất tất...".
(Nguồn: Lão Khoa-Blogtiengviet)
BẠN ĐỌC VÕ TÁ LUÂN ĐÃ CÓ MỘT BÀI TOÁN NHƯ THẾ NÀY:
Giá xà cừ khoảng 70tr/cây đường kính 0,8-1,2m. Có khoảng 3,000 cây xà cừ trong danh sách bị chặt. Còn lại là 6700-3000=3700 cây các loại; trong đó có nhiều cây sưa, giá sưa khoảng 2 triệu/ ký.... Xà cừ: 3000x70.000.000đ=210.000.000.000 đ=210 tỷ đồng. Các loại khác trung bình 50 triệu/ cây: 3600x50.000.000đ=180.000.000.000 đ= 180tỷ đồng. Sưa tính ước khoảng 200 cây=20.000kgx 10.000.000 đ= 100.000.000.000 đ= 200 tỷ đồng. Chi phí khai thác thực tế: 10 tỷ Ngân sách chi: 73 tỷ Dư: 73-10= 63 tỷ Vậy tổng thu: 210+180+200+63=653tỷ đồng. Hèn gì vội vã thế..... Nếu tính cả tiền dư từ nhà tài trợ được 500 tỷ, họ thuê đơn vị trồng hết 150 tỷ. Dư 350 Vậy tổng thu là: 1000 tỷ.
...
Giá mà bác Nguyễn Bá Thanh được chọn làm chủ tịch Hà Nội, biết đâu HN đã có một bộ mặt khác rồi... 

(Nguồn: FB Kim Nga).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đạo...Thánh chém lợn

Tối qua, mấy thằng tụ tập uống bia. Hầu như bao giờ cũng thế, trong cuộc uống bia thế tất nào cũng tranh nhau chém…lợn. (Xin thông báo với bà con, từ nay từ chém gió được thay bằng …chém lợn cho phù hợp với truyền thống).


Mình cũng cầm dao xông ra chém búa xua. Nói, tao vừa làm bài thơ hay về bức tượng dê đặt trong công viên, và đọc:
Thì mày cũng là Dê thôi/ Cớ sao xí xớn vô ngồi ở đây?/ Trên đầu thì có dù bay
Ở dưới chân lại đạp ngay đồng vàng./ Phải như tao mới đàng hoàng/ Đã dê mình lại phải càng giấu…dê…
Đến đó thì bọn nó ồ lên, bảo mình đạo thơ Lý…Nam Đế. Mình hỏi, Lý Nam Đế là ai, làm gì? Tụi nó bảo, Lý Nam Đế làm Trưởng Ban Tuyên giáo Quảng Bình. Mình hỏi Quảng Bình ở đâu, tụi nó bảo giáp…Quảng Tây.

Cãi không lại, bực cả mình. Đến lúc tụi nó rót bia, bảo uống. Mình nói, bia này là bia…đạo, tao đếch uống. Tụi nó hỏi, cơ sở nào nói đạo bia? Mình nói, nó có mùi vị giông giống loại bia tao từng uống, đạo. Tao chỉ uống loại bia nào không giống các loại bia khác thôi!

Tụi nó trố mắt, há hốc mồm kinh ngạc, đoạn chấp tay, vái: Dạ thưa, tụi em thua, anh đúng là Thánh chém…lợn!

Mình đứng phắt dậy, hét lên, tụi bây đừng xúc phạm tao, Thánh chém lợn tên là Hoàng… Bắc Ninh, tao không đạo…thánh, nha, nha, nha!

THE END

Phần nhận xét hiển thị trên trang

[MV] HÁT VỀ ANH NGUYỄN BÁ THANH

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ròm xem tin tức --bài viết ... - Lầu 1: Chào Em, Sàigòn 40 của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1...

Ròm xem tin tức --bài viết ... - Lầu 1: Chào Em, Sàigòn 40 của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1...: Chào Em, Sàigòn 40 March 28, 2015 ... Phần nhận xét hiển thị trên trang