Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Triển vọng Việt Nam chuyển hoá khi gia nhập các Cộng đồng thương mại tự do


Vũ Ngọc Yến 
 

Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu, không những chỉ ra con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững  mà còn tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một quốc gia dân chủ , pháp trị, phồn vinh và văn minhĐất nước dưới chế độ độc đảng tuy đã có 40 năm hòa bình,song vẫn trì trệ ,suy thoái.Việt Nam hiên nay  đang đối đầu trước những khó khăn kinh tế và chính trị.Bối cảnh này thúc ép Việt Nam  cần phải mở rộng hợp tác quốc tế cũng như chủ động gia nhập vào các cộng đồng thương mại tự do do các quốc gia dân chủ khởi xướng. Tham gia vào các hiệp định mậu dịch tự do (FTA) sẽ là cơ hội cho đất nước phát triển tiềm năng và giảm bớt lệ thuộc vào ngoại bang.



 
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Stategic Economic Partnership Agreement, viết tắt  TPP)

Hiệp định TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA)  chủ trương liên kết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển  thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương  thành một công đồng mậu dịch không còn hàng rào quan thuế.  Thỏa thuận thành lập ban đầu được các nước Brunei, Chí Lợi,Tân Tây Lan, Tân Gia Ba ký  vào ngày  tháng 06 - 2005. Hiện tại có thêm 8 nước tán đồng , đó là các nước Úc, Mã Lai, PeruHoa KỳViệt Nam,Nhật Bản,Gia Nã Đại và Mễ  Tây Cơ.

TPP là thị trường với 800 triệu dân có tổng sản lượng nội địa (GDP)  khoảng 27.000 tỷ USD  và  chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu. 40% xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đi đến 11 quốc gia TPP.  Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước đối tác thương mại quan trọng của ViệtNam.Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29 tỳ USD   và với Nhật  đạt 25 tỷ USD.Trong số các nước tham gia TPP, Hoa Kỳ là nước lớn nhất  có ảnh hưởng nhất nên giữ vai trò chủ động trong các cuộc đàm phán. Theo quan sát của các chuyên gia, Hoa Kỳ tham gia đàm phán TPP  nhằm :-  Gia tăng lợi ích của Hoa Kỳ trong chính sách kinh tế và đối ngoại với  Châu Á.- Mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu của Hoa Kỳ.    .

Các chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ đánh giá TPP là „Minh ước thương mại của thề kỷ 21“ và sẽ  là công cụ tăng cường sức mạnh của Hoa Kỳ  trong chiến lược xoay trục sang Châu Á „Pivot to Asia“.

Hiệp định TPP dự kiến sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2015.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu ( Vietnam – EU Free Trade Agreement –viết tắt EVFTA ).

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 10 năm 1990, quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh   EU đã phát triển rất nhanh chóng, đi từ trọng tâm ban đầu là thương mại và viện trợ sang một quan hệ đối tác mang nhiều tính chính trị hơn  và đa dạng hơn. Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện  giữa hai bên  (Viet Nam – EU Partnership and Cooperation Agreement –PCA ) được  ký kết vào tháng 6.2012 đã mở rộng thêm phạm vi hợp tác  trong các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công hiệu quả, cũng như du lịch, văn hóa, di cư, chống khủng bố và cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.Tiếp nối hiệp định này , EU và Việt Nam đã thỏa thuận tiến tới  mức  đối tác ổn định hơn thông qua một hiệp định mậu dịch tự do (EVFTA). 

EU là một liên minh kinh tế và chính trị  gồm 28 nước Châu Âu. Với hơn 500 triệu dân, EU chiếm hơn một phần tư GDP của thế giới (khoảng  17.000 tỷ USD), là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu và chiếm một phần năm thương mại toàn cầu.. EU xem Việt Nam là cánh cửa  vào  thị trường  Đông Nam Á (ĐNA) và  sẽ giúp EU sớm đạt mục đích kế tiếp là ký kết hiệp định  thương mại tự do  với tất cả 10 nước của  Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN).

EU  là một trong những đối tác đầu tư và thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều ngày càng tăng. Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam. Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2013 giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 33,78 tỷ USDCũng như TPP, Hiệp định EVFTA chũ trương mở rộng hợp tác  thương mại tự do giữa Việt Nam và  Liên minh Châu Âu (EU).Hiệp định có thể sẽ được ký kết  trong năm 2015 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập bang giao.

Cơ hội  đối với Việt Nam khi  tham gia TPP và EVFTA. .

Phát triển thương mại, tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư

Hoa Kỳ và Liên minh EU là hai đối tác hàng đầu của Việt Nam. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam qua thị trường Hoa Kỳ và EU  là giầy dép, dệt may, cà phê , đồ gỗ, nông thủy sản,thực phẩm chế biến,thủ công, linh kiện điện tử... Ngược lại,các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính  là máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải và phụ tùng, dược phẩm, phân bón.Nhờ cắt giảm thuế quan ,tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng. Phòng Thương mại Hoa Kỳ dự phóng  xuất khẩu của Việt Nam , khi không tham gia vào TPP thì đến năm 2025 chỉ đạt 239 tỷ USD nhưng khi có TPP sẽ tăng thêm 67,9 tỷ USD lên 307 tỷ USD, trong đó mặt hàng dệt may và da giày sẽ có mức tăng cao nhất với 45,9%. Tương tự, Việt Nam có nhiều thế mạnh về xuất khẩu hải sản đông lạnh. Đối với cộng đồng  EVFTA, lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng 30-40%..Nói chung ,các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA)  là dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm (trong đó có hải sản). Khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũng mở rộng đáng kể nhờ FTA, và có thể góp phần làm tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế.

Nhờ có sự bảo vệ luật pháp thông qua Hiệp định được ký kết, Nguồn đầu tư trực tiếp (FDI ) từ  các nước EU,Hoa Kỳ và các quốc gia thành viên trong TPP  vào Việt Nam có nhiều khả năng sẽ tăng lên. Các nhà đầu tư  thực sự  sẽ coi Việt Nam như lãnh địa sản xuất và giúp Việt Nam trở thành công xưởng kỹ thuật cao để xuất khẩu sản phẩm có phẩm chất cao  sang qua Hoa Kỳ,EU và tất cả các nước đối tác thương mại của Việt Nam.

Nâng cao năng lực tiêu thụ và cạnh tranh.

Nhờ giảm thuế lượng hàng nhập khẩu từ các nước TPP và EU gia tăng giúp người tiêu thụ  trong nước được hưởng hàng hóa có phẩm chất.Các doanh nghiệp có cô hội sử dụng nguyên liệu giá rẻ nhập khẩu từ các nước thành viên  Hiệp định giúp giảm chi phí  sản xuất..Trong lãnh vực dịch vụ, môi trường kinh doanh sẽ  ép buộc các doanh nghiệp nội địa phải  đổi mới phương thức quản lý và công nghệ để tạo ra sản phẩm và phục vụ giới tiêu thụ trong nước tốt hơn. Việc gia nhập FTA,  Việt Nam sẽ tiếp nhận được nhiều chuyển giao công nghệ, vốn đầu tư để nâng cao chất lượng hàng hoá, sản phẩm, từ đó có khả năng cạnh tranh trên các thị trường nước ngoài.

Cải thiện dân sinh ,dân quyền và nhân quyền.

Nhân phẩm, quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, pháp trị và sự tôn trọng nhận quyền là các giá trị nồng cốt của các quốc gia dân chủ phương tây. Các thể chế và Chính phủ các nước dân chủ có nghĩa vụ gìn giữ và đấu tranh cho các giá trị đó.Vì vậy Hoa Kỳ và EU kỳ vọng Hiệp định thương mại tư do sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam khởi sắc, qua đó góp phần giảm nạn nghèo đói,giảm thiểu bất bình đẳng trong sự phân chia của cải.Trong quá trình thương thảo hiệp định

Vấn đề lao động , Hoa Kỳ  đặt ra yêu cầu các nước tham gia thực thi  quyền tự do lập hội, công đoàn,cũng như..phải bảo vệ quyền lợi công nhân và bảo vệ môi trường .
 

Giãm bớt lệ thuộc Trung quốc 

Từ nhiều năm, thiếu hụt cán cân thương mại trên chục tỷ USD là căn bệnh thường niên của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc. Năm 2013 Việt Nam nhập siêu gần 24 tỷ USD ( xuất khẩu 13 tỷ -nhập khẩu 37 tỷ ). Trung Quốc cung cấp phần lớn phụ liệu, cho các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt Nam dùng lắp ráp và tái xuất cảng sản phẩm.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ  đạt 29 tỷ USD, xuất siêu 20 tỷ USD,với Nhật Bản 25 tỷ USD, xuất siêu 2 tỷ USD và với EU 33 tỷ USD ,xuất siêu 15 tỷ USD.

Trong tương lai sau khi gia nhập Hiệp đinh ,Việt Nam có cô hội tìm đối tác trong TPP cung cấp nguyên liệu dùng cho các sản phẩm xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về quan thuế,thay vì nhập khẩu nguyên liệu  của Trung Quốc.Những công ty Trung Quốc không phù hợp những quy định của Hiệp định sẽ bị loại khỏi những cuộc đấu thầu  và hàng hóa „nhái“ Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn cũng sẽ bị cấm nhập khẩu. 

Theo tinh thần Hiệp định FTA, các quốc gia thành viên phải tuân theo những quy định về thương mại,về xuất xứ hàng hóa,về rào cản kỹ thuật và về trao đổi dịch vụ cũng như phải tôn trọng những luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ sáng kiến và phải minh bạch trong chính sách cạnh tranh.. 

Hoa Kỳ và EU hy vọng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các thành viên Hiệp định gia tăng sẽ giúp Việt Nam bớt lệ thuộc kinh tế Trung Quốc.
 

Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013

  

Thị trường
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất nhập khẩu
Trị giá
 (Tỷ USD)
So với 2012
 (%)
Trị giá
 (Tỷ USD)
So với 2012
 (%)
Trị giá
 (Tỷ USD)
So với 2012
 (%)
Châu Á
68,57
11,5
108,20
17,8
176,77
15,3
- ASEAN
18,47
4,4
21,64
2,7
40,10
3,5
- Trung Quốc
13,26
7,0
36,95
28,4
50,21
22,0
- Nhật Bản
13,65
4,5
11,61
0,1
25,26
2,4
- Hàn Quốc
6,63
18,8
20,70
33,2
27,33
29,4
Châu Mỹ
28,85
22,4
8,98
10,6
37,84
19,4
- Hoa Kỳ
23,87
21,4
5,23
8,4
29,10
18,8
Châu Âu
28,11
19,2
11,43
7,9
39,55
15,7
- EU (27)
24,33
19,8
9,45
7,5
33,78
16,1
Châu Phi
2,87
16,0
1,42
37,7
4,29
22,4
Châu Đại Dương
3,73
9,9
2,09
-5,3
5,82
3,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan


 
Thách thức chính trị và pháp luật  đối với chế độ cộng sản Việt Nam
 
Theo các chuyên gia kinh tế, gia nhập TPP và EVFTA. không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt Việt Nam trước nhiều bất lợi và thách thức

 
Tác động tiêu cực của mậu dịch tự do

 
Việt Nam có thể bị rơi vào bẫy lương thấp vì chỉ có lợi cạnh tranh ở các loại hàng hóa kém giá trị nhờ sản xuất dựa trên phí lao động thuận lợi và tài nguyên.Trong khi Hoa Kỳ, Nhật và EU có ưu điểm cạnh tranh ở các sản phẩm giá trị cao nhờ kỹ thuật cao và sáng tạo.Một khi Hiệp định thương mại được áp dụng,  hàng hóa lưu thông tư do trên thị trườngsẽ dẫn tới hậu quả các doanh nghiệp Việt Nam   không thể cạnh tranh và có nguy cơ phá sản. Các chuyên gia phỏng tính một vài nghành sản xuất như điên tử,công nghiệp ô tô,máy móc.. sẽ sa thải nhiều nhân công,trong khi các nghành giầy dép, quần áo,dệt may lại  phát triển. Lãnh vực nông nghiệp và biến chế thưc phẩm cũng bị thiệt hại nặng vì cạnh tranh.

Tổng sản lương nội địa GDP sẽ tăng nhờ gia nhập cộng đồng thương mại , nhưng phúc lợi lại không đươc phân chia công bằng giữa các lãnh vực sản xuất, giữa các địa phương và giữa các giai tầng xã hội.

Về mặt môi trường, tăng xuất khẩu hải sản dẫn đến tình trạng đánh cá cạn kiệt, và lạm dụng ruộng đất  để  nuội tôm cá.
 

Thách thức chính trị và pháp luật

 
Đáp ứng tiêu chuẩn phâm chất hàng hóa theo quy định của Hiệp đinh  là sự thách thức đối với Việt Nam.Hai công cụ được nêu ra trong các cuộc đàm phán là TBS ( Technical Barries to Trade) và SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures) có mục đích bảo vệ y tế,an toàn con người và môi sinh  mà Hoa Kỳ và EU đòi hỏi các thành viên Hiệp định phải tuân thủ.

Hiệp định không giới hạn trong mục giảm thuế,tạo điểu kiện kinh doanh thuận lợi mà còn bao hàm nhiều mục khác,chẳng hạn quy định về xuất xứ hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ -phát minh, quyền lao động, minh bạch trong cạnh tranh cũng như gìn giữ mội trường. Để thực thi những yêu cầu này của Hiệp định, Việt Nam phải cải cách hệ thống pháp luật hiện hành và thiết lập một cơ chế giám sát và thẩm định việc thi hành hiệp định.


Kết luận

 
Gia nhập cộng đồng thương mại tự do đưa lại cả lợi ích lẫn bất lợi  .Những bất lợi sẽ giảm thiểu một khi Việt Nam đăt quyền lợi tổ quốc  trên hết, cải cách toàn diện kinh tế và chính trị cũng như kiện toàn hệ thống pháp luật công minh .Gia nhập TPP và EVFTA sẽ giúp Việt Nam cơ hội xây dựng một nền kinh tế vững bền góp phần cải thiện dân sinh, dân trí, nhân quyền cũng như có nhiều triển vọng thoát khỏi sự không chế của Trung Quốc.

 
Vũ Ngọc Yến

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HỎI CHUYỆN TÁC GIẢ “CHUYỆN TƯỚNG ĐỘ”


Trần Độ (Tạ Ngọc Phách)
Trần Độ (Tạ Ngọc Phách“Nhà văn phải dám ngồi bệt xuống đất mà viết(Võ Bá Cường)
DƯƠNG TỬ THÀNH thực hiện
- Tập sách “Chuyện Tướng Độ” của ông gặp rất nhiều trắc trở trước khi nó được ra mắt bạn đọc?
Võ Bá Cường: – Thời ấy cứ nhắc đến hai từ “Tướng Độ” là ai cũng muốn tránh, thậm chí khi tôi đi viết, cứ nhắc đến Tướng Độ là người ta không muốn nói đến nữa. Nhưng rất may tôi được anh Nghiêm Hà, nguyên là thư ký của Tướng Độ suốt từ những ngày ở chiến trường cho đến khi ông mất, giúp cho tôi toàn bộ tài liệu quý về cuộc đời Trần Độ; đại tá Trần Thắng, con trai của Tướng Độ cũng đã đưa tôi đi khắp các chiến trường mà Tướng Độ từng ở, cung cấp cho tôi những trang nhật ký của cha mình… Qua những tài liệu tôi nhìn thấy một vị tướng có dũng khí, có nhân cách.
Trong quá trình chấp bút tôi có được sự cổ vũ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông đã chỉ cho tôi viết như thế nào để cuốn sách được ra mắt bạn đọc; có được thái độ đúng mực của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi tôi đến xin ý kiến; có được sự tiếp sức của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông đã trực tiếp đọc từng trang văn và viết bài “Cần lấy lại sự công bằng cho Tướng Độ”, đó là những yếu tố quan trọng giúp tôi hoàn thành bản thảo. Khi “Chuyện tướng Độ” đến tay Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân tôi đã gặp được ông giám đốc Phạm Quang Định và người biên tập là nhà văn Nguyễn Tiến Hải dám làm, dám chịu trách nhiệm nên cuốn sách đã vượt qua được cửa ải cuối cùng để ra mắt bạn đọc.
- Khi sách ra mắt có điều gì khiến ông nuối tiếc?
– Sau khi sách ra mắt, tôi nhận được sự cổ vũ của nhiều tướng lĩnh và bạn đọc, đương nhiên cũng có những ý kiến trái chiều nhưng không đáng quan tâm. Tôi chỉ tiếc rằng mình chưa đủ tài năng và khả năng để tái hiện chân dung một con người văn tài võ tướng. Trước một khối tư liệu quý giá, “tài hèn” của tôi chưa đủ để tạo nên những trang văn lay động bạn đọc hơn về một nhân vật đáng kính.
Nhà Võ Bá Cường Trong chuyến trở lại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, nơi ông đã từng có thời gian gắn bó. Ảnh Xuân Thủy
Nhà văn Võ Bá Cường Trong chuyến trở lại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, nơi ông đã từng có thời gian gắn bó. Ảnh Xuân Thủy
- Bây giờ, khi “Chuyện Tướng Độ” đã ra mắt được 5 năm nhưng phần hai của nó vẫn chưa được công bố. Vì sao vậy?
- Băn khoăn lớn nhất của tôi hiện nay là còn phần hai của “Chuyện Tướng Độ” chưa được xuất bản. Phần này chứa dung lượng lớn tư liệu về mong muốn đổi mới đất nước và chỉnh đốn Đảng. Trong lá thư gửi cho BCH Trung ương Đảng và các lão thành cách mạng Tướng Độ có nói “Tôi không phải là người chống Đảng mà tôi chống lại sự ô nhiễm trong Đảng”, vì thế tôi tin đến một thời điểm thích hợp cuốn sách sẽ được ra mắt bạn đọc.
- Nhiều nhà văn không ngại viết về những con người gai góc nhưng lại bất lực trước những rào cản vô hình để tác phẩm chào đời, ông đã vượt qua những rào cản ấy bằng cách nào?
- Trong cuộc đời ai cũng muốn chọn con đường bằng phẳng để đi, tôi biết con đường tôi chọn đầy gai góc khó khăn, nhưng với trách nhiệm của nhà văn, tôi vẫn đi gõ cửa các nhân vật, tôi tin gõ cửa thì cửa sẽ mở, đã đi là sẽ đến vì lòng quyết tâm của mình trước bạn đọc.
(nguồn vnexpress.net)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tương tác Putin với Kim Jong-un, Tập Cận Bình sẽ cho thấy sức mạnh của Nga


HỒNG THỦY
(GDVN) - Tương tác giữa Putin với Tập Cận Bình và Kim Jong-un sẽ cho thấy mức độ những nỗ lực liên tục của Nga để tăng cường quyền lực cho mình ở Thái Bình Dương.

The Moscow Times ngày 1/4 đăng bài phân tích của Peter J. Marzalik, một cây bút tự do nghiên cứu chính sách an ninh đại học George Washington cho rằng, trong lúc quan hệ của Nga với phương Tây sụt giảm xuống mức thấp nhất do những xung đột âm ỷ ở miền Đông Ukraine, Moscow đang tiếp tục trục hướng Đông của mình thông qua việc tìm kiếm quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Triều  Tiên.

Những nỗ lực gần đây về hợp tác song phương ngày càng trở nên chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự. Điều này cho thấy Nga muốn tăng cường sức mạnh ở Thái BÌnh Dương và tiếp tục thách thức phương Tây trên phạm vi toàn cầu. Ngày 17/3 Điện Kremlin chính thức xác nhận, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tới Moscow trong tháng 5, đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông kể từ khi lên nắm quyền.

Kim Jong-un là một trong 68 nguyên thủ quốc gia được Tổng thống Nga Vladimir Putin mời đến dự kỷ niệm 70 năm Liên Xô đánh bại phát xít Đức trong Thế chiến thứ II, mặc dù chỉ có 26 nhà lãnh đạo xác nhận sẽ tham dự. Một số nhà phân tích cho rằng, lời mời của Putin với Kim Jong-un chủ yếu là một cử chỉ tượng trưng. Lễ kỷ niệm này là một cơ hội để ông phô trương uy tín quốc tế của mình và giới thiệu vai trò toàn cầu của Nga.

Hơn nữa sự xuất hiện cùng nhau của Putin và Kim Jong-un, người đứng đầu 2 quốc gia là mục tiêu trừng phạt kinh tế của phương Tây cũng có thể tạo ra một hình ảnh khiêu khích "đoàn kết chống phương Tây". Tuy nhiên những người khác tin rằng đã có một chính sách đối ngoại rõ ràng thực dụng hơn của Nga.

Tiến sĩ Leonid Petrov, một giáo sư nghiên cứu châu Á đại học Quốc gia Úc cho rằng, Bắc Triều Tiên là một người bạn "thuận tiện" cho Moscow, đó là cùng chống Mỹ và Bình Nhưỡng là một phần quan trọng của châu Á. Nga đã mất nhiều đồng minh truyền thống và bạn bè, giờ đây Moscow cần có đồng minh, kể cả về kinh tế lẫn chính trị.

Về khả năng Kim Jong-un thăm Moscow sẽ có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là một "hoạt cảnh sân khấu chính trị". Nga đang phối hợp thực hiện một nỗ lực làm tăng ảnh hưởng của mình ở Thái Bình Dương. Kim Jong-un thăm Nga đầu tiên chứ không phải Trung Quốc cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Trong vài năm qua quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã xấu đi do sự phản đối mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên và Nga chia sẻ một lịch sử ngoại giao lâu dài. Người sáng lập CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành từng phục vụ trong quân đội Liên Xô, được đào tạo đặc biệt tại Liên Xô trong những năm 1940. Trong chiến tranh, Liên Xô đã trở thành ân nhân chính của Bình Nhưỡng cho đến năm 1991. Sau đó dù Trung Quốc trở thành nhà viện trợ của Bắc Triều Tiên, nhưng cố Chủ tịch Kim Jong-il vẫn thỉnh thoảng tới Moscow, kể cả chuyến thăm 1 tháng trước khi qua đời năm 2011.

Khoảng cách quan hệ Trung - Triều ngày càng lớn cho Nga cơ hội thúc đẩy sự hiện diện của họ tại châu Á ngay cả khi đang bị lôi vào miền Đông Ukraine. Putin đã chiếm thế chủ động chiến thuật một lần nữa. Năm 2012 Nga lần đầu tiên đồng ý xóa 90% nợ cho Triều Tiên từ thời Liên Xô, với tổng số tiền là 10 tỉ USD. Moscow còn tái đầu tư vào các dự án năng lượng, y tế, giáo dục giữa 2 nước.

Tháng 10 năm ngoái Nga công bố một liên doanh xây dựng hệ thống đường sắt ở Bắc Triều Tiên trong vòng 20 năm tới, đổi lại Moscow sẽ được quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản. Hợp tác khác đang được xem xét bao gồm chia sẻ các khu vực phát triển tiên tiến để thúc đẩy trao đổi thương mại song phương. Một đường ống dẫn khí đốt sinh lời qua Bắc Triều Tiên có thể cung cấp trực tiếp khí đốt của Nga cho Hàn Quốc.

Rõ ràng là Nga đang tăng cường ảnh hưởng của mình ở châu Á, tập trung vào khai thác thị trường năng lượng ngoài châu Âu để giữ vững nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt của pương Tây thông qua "thả giá dầu".

Bình Nhưỡng đã rất hoan nghênh Moscow khi tuyên bố năm 2015 là năm hữu nghị đặc biệt Nga - Triều. Đáng chú ý hơn, tháng trước Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov cho biết, Nga và Triều Tiên có cuộc diễn tập quân sự chung, một động thái phản ứng lại tập trận chung Mỹ - Hàn hàng năm.

Sự tương tác giữa Putin với Tập Cận Bình và Kim Jong-un sẽ cho thấy mức độ những nỗ lực liên tục của Nga để tăng cường quyền lực cho mình ở Thái Bình Dương trước sự thất vọng của phương Tây.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lão Kít chẳng phải tay vừa!

Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?

HỒNG THủy

(GDVN) - Để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế.
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online.
Tiến sĩ Subhash Kapila, chuyên gia tư vấn về quan hệ quốc tế và chiến lược ngoại giao Nam Á ngày 30/3 bình luận trên tờ Euroasia Review, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây trả lời phỏng vấn từ Singapore rằng, Trung Quốc nên "để lại tranh chấp Biển Đông cho đời sau giải quyết" thực tế là gợi ý nhằm loại bỏ sự cô lập quôc tế trước hành vi leo thang xung đột đang phát sinh kỷ lục trên Biển Đông gây ra bởi Bắc Kinh.

Hôm 28/3 khi bàn về mối quan hệ và các xu thế xung đột của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines ông Kissinger đã nói: "Đặng Tiểu Bình khi xử lý một số vấn đề từng nói rằng, không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết xong trong thế hệ này. Chúng ta có thể để lại một số vấn đề cho đời sau giải quyết mà không nên làm cho nó trở nên rối rắm hơn". Nếu chỉ có câu này thôi xem ra cũng vô hại, nhưng khi đọc tiếp bình luận của ông rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên "loại bỏ sự cấp bách của các cuộc tranh luận" về Biển Đông, thì lại tiềm ẩn nhiều chiến lược.
Sự cấp bách của các cuộc tranh luận về tranh chấp Biển Đông tồn tại là bởi các mối quan tâm quốc tế gây ra từ sự leo thang của Trung Quốc, như việc Bắc Kinh vô cớ xung đột và hung hăng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới sự thống trị hoàn toàn Biển Đông. Đó là những động thái gây mất ổn định của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng này và chính điều đó khiến Hoa Kỳ thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương.
Việc ông Kissinger vận động Hoa Kỳ và Trung Quốc "tháo ngòi nổ tranh luận" cho thấy, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đang báo động "người bạn tốt Trung Quốc" của ông có thể đi vào một bãi mìn chiến lược trong tranh chấp Biển Đông, giống như tới điểm giới hạn không xa nơi Hoa Kỳ có thể phải can thiệp hạn chế chống lại sự leo thang không kiềm chế của Bắc Kinh trong xung đột.
Theo Tiến sĩ Subhash Kapila, Henry Kissinger nổi tiếng là một nhà ngoại giao Mỹ "biện hộ cho Trung Quốc". Với vị trí của mình, Kissinger có nhận thức rõ ràng rằng trong trường hợp có một sự can thiệp hạn chế của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không thể vượt qua bằng tương quan sức mạnh bất đối xứng với Hoa Kỳ.
Có mâu thuẫn trong ý kiến của Henry Kissinger về Biển Đông khi người ta đọc cuốn sách mới nhất của ông, "Thế giới quyền lực", trong đó Kissinger gọi các tranh chấp ở Biển Đông là "đối đầu quốc gia". Có lẽ ở đây Kissinger mặc nhiên cho rằng Hoa Kỳ không nên tham gia vào bất kỳ sự leo thang tranh chấp nào ở Biển Đông và để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế.
Kissinger là một chính khách theo đuổi học thuyết "cân bằng quyền lực" trong suốt cuộc đời, ông đã không nhận ra rằng những gì đằng sau hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông khi tạo ra những hòn đảo nhân tạo là nhằm thống trị, bá chủ toàn bộ Biển Đông. Kissinger không xem điều này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá vỡ cân bằng quyền lực trong khu vực và chống lại Hoa Kỳ?
Hơn nữa khi cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Trung Quốc nên để tranh chấp Biển Đông cho "đời sau" giải quyết là ông đang ngầm giúp Bắc Kinh có thời gian để hoàn thành chiến lược bá chủ, thống trị hoàn toàn Biển Đông? Tóm lại các hoạt động leo thang xung đột và hành vi hung hăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông cần được cộng đồng quốc tế chặn đứng lại bởi đó là cân bằng quyền lực toàn cầu, để đảm bảo hòa bình và ổn định. 
Đó là sự tham giao vào sự cạnh tranh toàn cầu, không phải là đối đầu quốc gia giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc, bởi cả 2 đều bất bình đẳng để đối chọi với Bắc Kinh trong bất kỳ cạnh tranh nào.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh;Đc: NvPhamvietdao1.blogspot.com: TBT Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc trước, đi ...

Nhà văn Phạm Viết Đào: Thế sự-Văn chương-Tâm linh;Đc: NvPhamvietdao1.blogspot.com: TBT Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc trước, đi ...: Tổng Trọng, Tướng Quang ‘qui mã’ Written By Trung Lập on Thứ Hai, ngày 16 tháng 3 năm 2015 | 16.3.15 “Tổng Trọng” là Tổng Bí t... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chẳng qua các tồng chí Nhật Bản cũng dễ chiều người.Các tồng chí VN hay thích cái gì cũng nhất, các tồng chí ấy cho NHẤT luôn!

"Con cờ" của đàn ông để làm gì?
FB Ngọc Bảo Châu Làm truyền hình mà nói cái tháp truyền hình chỉ phục vụ mục đích kinh tế, du lịch là chính còn phát sóng là phụ chẳng khác nào nói "con cờ" của đàn ông chỉ dùng để làm ăng-ten phát sóng kiểu như ăng-ten truyền hình hoặc giữ thăng bằng cho cơ thể chứ không phải vì mục đích sinh lý, đẻ đái hằng ngày.

Báo Tuổi Trẻ đăng Đài truyền hình Việt Nam VTV đòi xây tháp truyền hình cao nhất thế giới, nhưng nói như lão trưởng Ban chuẩn bị đầu tư dự án tháp truyền hình Việt Nam Nguyễn Thành Lương thì xây nó chủ yếu phục vụ mục đích kinh tế, thu hút du lịch chứ không phải mục tiêu phát sóng.  Tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Skytree với kinh phí xây dựng là 820 triệu USD, VTV đòi phải xây cao hơn Tokyo Skytree 2m mới oách. 

Tổng giám đốc VTV, ông Trần Bình Minh, lý giải việc xây tháp truyền hình cao nhất thế giới, đó là mơ ước của không biết bao nhiêu thế hệ những người làm việc tại VTV.

Ngọc Bảo Châu từng làm việc tại VTV cách đây 15 năm nhưng chưa từng có mơ ước viển vong kiểu như vậy. 


Anh bạn già đồng nghiệp - đồng hương ở gần nhà Ngọc Bảo Châu cả đời cống hiến tâm sức cho Đài vừa mới nghỉ hưu cũng nói rằng mong muốn lớn nhất mà nhiều thế hệ làm báo tại Đài truyền hình Việt Nam là có thật nhiều chương trình mang lại lợi ích giải trí và có tính giáo dục cao cho xã hội dù có phục vụ mục đích chính trị đi chăng nữa, chứ không phải là cái tháp truyền hình cao chót vót nhưng không có óc.

VTV là đài truyền hình quốc gia, ai cũng biết, nhưng VTV thì không cần biết người dân muốn gì và phớt lờ đi nhiệm vụ phát sóng chương trình là chính chứ không phải nhiệm vụ làm kinh tế qua dự án xây tháp truyền hình.

Chẳng hạn, người dân cần giải trí xem bóng đá thì VTV buông bỏ cho K+ và đi mua games show bạc tỷ về nhăng nhít suốt ngày. Xã hội cần nâng bước tài năng trẻ thì VTV lại đi vùi dập nó qua vụ cầu thủ bóng đá Công Phượng. Làm điều tra tuổi tác một cậu bé thì lên tận mồ mả gia đình người ta mà đào bới. Lên sóng thì nhiều MC mặt mày vênh váo, hỗn xược, chì chiết người xem, thử hỏi xây tháp truyền hình cao nhất thế giới với kinh phí cả tỷ USD mà rỗng tuếch như thế để làm gì, sao tránh khỏi nghi ngờ của người dân?

Làm truyền hình mà nói cái tháp truyền hình chỉ phục vụ mục đích kinh tế, du lịch là chính còn phát sóng là phụ chẳng khác nào nói "con cờ" của đàn ông chỉ dùng để làm ăng-ten phát sóng kiểu như ăng-ten truyền hình hoặc giữ thăng bằng cho cơ thể chứ không phải vì mục đích sinh lý, đẻ đái hằng ngày.

Phần nhận xét hiển thị trên trang