Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Sáng tác mà lị, kêu cái gì?

Hoa Thốt Nốt & Đàn Ta Lư


Gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trườngHuy Thục

Tôi lạc bước qua tuốt Cambodia. Nhìn quanh, thấy thiên hạ xếp hàng nườm nượp đi thăm Đế Thiên – Đế Thích nên tôi cũng đi luôn cho nó… giống với người ta. Tới nơi mới biết, té ra, hồi đầu thế kỷ XX, học giả Nguyễn Hiến Lê đã tìm đến nơi này rồi. Ông ghi nhận:
“Người Miên ưa đục hình trên đá. Ở điện Angkor Vat có trên 12.000 thước vuông đá đục hình về đời các vị thần thánh. Ở đền Bayon, hình diễn lại đời sống hàng ngày và phong tục đương thời. Ở Sân Voi tại Angkor Thom, trên bốn trăm thước chiều dài, hiện lên hình những loài vật lớn bằng vật thiên nhiên.”
Qua đầu thế kỷ XXI thì nhiếp ảnh gia NgyThanh cũng đã vác máy đến đây, và thu vào ống kính của ông nhiều hình ảnh tuyệt vời. Xin coi (chơi) một cái:
Angkor 1
Angkok bình lặng. Ảnh: NgyThanh

Tôi không có thói quen mang thước và máy ảnh theo người nên không biết Đế Thiên – Đế Thích dài/rộng cỡ nào, và kỳ vỹ ra sao. Chỉ nhớ mình vừa qua khỏi cổng chính là đã thấy… mấy mợ hàng rong. Họ chào mời du khách mua nước thốt nốt ướp lạnh.
Tôi cũng muốn thử chơi một ly cho biết nhưng ngần ngừ một lát rồi tiếp tục đi. (Mới ực hai lon bia Cambodia xong, còn chưa biết W.C chỗ nào, ngu sao mà uống nữa). Vừa đi, vừa nhớ tới một anh bạn cũ: Hà Trung Liêm.
Gần 30 năm trước (lúc cả Khmer Rouge và lính Việt Nam đều còn hiện diện ở Cambodia) tôi và Liêm cũng đã lén chui từ tỉnh Aranyaprathet (Thái Lan) sang Poipet để “tham quan” Xứ Chùa Tháp mấy lần rồi.
Có lần, đang nằm võng giữa rừng thì Liêm móc trong ba lô ra tờ báo Quân Đội Nhân Dân, rồi chỉ cho tôi xem một đoạn thư tình của một anh lính bộ đội gửi (từ chiến trường phía Tây) về cho người yêu bé bỏng ở hậu phương Hà Nội: “Anh muốn cài lên tóc em một cành hoa thốt nốt…
hoa thot not 2
Hoa thốt nốt. Nguồn ảnh: tuelan.com
Hai thằng cười lăn, cười lộn thiếu điều muốn đứt võng luôn. Hơn một phần tư thế kỷ đã qua, tôi không còn nhớ được tên tác giả bức thư tình (“bất hủ”) nói trên nhưng vẫn còn giữ nguyên ấn tượng về sự liều lĩnh (quá cỡ) của tác giả.
Ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy cây thốt nốt nên mới dám có ý nghĩ dại dột cài nguyên một buồng hoa (dám nặng cỡ chục kí lô) lên mái tóc của người yêu bé bỏng. Con nhỏ mà gẫy cổ là vô tù về tội ngộ sát (hay cố sát) như không, chớ đâu phải chuyện giỡn chơi – cha nội?
Sau này, có dịp nghe Huy Thục tâm sự tôi mới biết là ông nhạc sĩ này còn liều lĩnh và ẩu tả hơn nhiều: “Đi cùng các đơn vị chiến đấu ở Cam Lộ, Khe Sanh, hình ảnh các cô gái Vân Kiều gùi trên vai những quả đạn pháo, tên lửa nặng trĩu, vẫn với chiếc đàn Ta Lư đeo trước ngực, cất tiếng ca mừng các anh giải phóng quân đã làm tôi xúc động viết nên những nốt nhạc đầu tiên cho Tiếng đàn Ta Lư.” (“Nhạc Sĩ Huy Thục Và Những Bài Ca Đi Cùng Năm Tháng” – Đỗ Sâm, Công An Nhân Dân, 09/12/2004).
Tôi bảo đảm là đại tá nhạc sĩ Huy Thục cũng chưa bao giờ nhìn thấy một cái tên lửa. Thằng chả chỉ “suy đoán” rằng “tên lửa” và “tên tre” đều là tên cả, và chỉ khác nhau (xíu xiu) về kích thước và trọng lượng thôi nên mới dám “bắt” đám con gái Vân Kiều “gùi trên vai nặng trĩu” như thế. Đã thế, trước ngực mỗi cô còn đeo lủng lẳng chiếc đàn ta lư, và vừa đi vừa hát nữa chớ.
Thiệt là quá đã, và quá đáng!
Huy Thục nổi tiếng với hai bản nhạc cách mạng: “Tiếng Đàn Ta Lư” và “Cô Gái Pa Kô.” Ông cũng nhận được nhiều bổng lộc cùng khen thưởng: giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1993, 1995), giải thưởng Bộ Quốc Phòng (1994), giải thưởng Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (1980), cùng cả đống huy hiệu hay huy chương gì đó – ngó  muốn hoa mắt luôn!
Thế còn còn mấy cô gái Vân Kiều và cô gái Pa Kô thì sao? Câu trả lời có thể tìm được qua một bài phóng sự (“Người Dân Tộc Thiểu Số Vân Kiều Và Pa –Kô”) của Nhóm Phóng Viên Tường Trình Từ Việt Nam, nghe được qua RFA, hôm 18 tháng 10 năm 2013. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
“Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa – Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.
Thi thoảng, trên đường đi, bắt gặp vài cụ già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói và nỗi buồn tuổi già bóng xế trong tiếng chân bước. Không những thế, có nhiều cụ bà già 60, 70 tuổi phải gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km từ nhà đến trung tâm thương mại Việt – Lào – Thái hoặc chợ Khe Sanh để bán.”
van kieu 3
Cô gái Vân Kiều ngày nay. Ảnh: RFA
Mấy “bà già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói” trên “đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo” hôm nay chính là những cô gái Vân Kiều hay Pa Kô mấy chục năm về trước. Chớ còn ai vô đó nữa?
Ngày trước:
Gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến.
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường
Để bộ đội chúng ta ăn no mà đánh thắng giặc Mĩ
Ngày nay họ “gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km” để mang đi bán kiếm tiền độ nhật. Và đời sống thường nhật của họ được thiên hạ mô tả là “khổ cực không còn gì để nói.”
Nghe như thế người ta rất dễ có cảm tưởng (hay hiểu lầm) rằng Chính Quyền Cách Mạng là cái đồ ăn cháo đá bát, hoặc cái thứ bạc nghĩa vô ơn.
Không dám “vô ơn bạc nghĩa” đâu!
Coi nè:
“Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) cho biết, sẽ triển khai Quy định ưu tiên đối với người có công với cách mạng khi làm thủ tục lên máy bay.
Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 30/CT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 25/12/2014 về việc bổ sung đối tượng hành khách được ưu tiên phục vụ là người có công với Cách mạng tại các Cảng hàng không Việt Nam.
Căn cứ Thông báo Kết luận 58/TB-CHK của Cục Hàng không VN ngày 7/1/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị; Vietnam Airlines cho biết từ ngày 1/2/2015 sẽ triển khai bổ sung quy định ưu tiên đối với hành khách là người có công với cách mạng.
Theo đó, đối với Dịch vụ làm thủ tục của người có công sẽ được nhân viên thủ tục nhận biết và hướng dẫn vào quầy làm thủ tục ưu tiên; được ưu tiên làm thủ tục tại quầy dành cho khách hàng thường xuyên và các tiêu chuẩn dịch vụ khác theo hạng vé đã mua.
Ưu tiên tại khu vực soi chiếu an ninh, khách được ưu tiên sử dụng lối đi riêng dành cho khách hạng thương gia hoặc khách hàng thường xuyên.
Dịch vụ ra tàu bay khách ra tàu bay trước cùng với các khách ưu tiên khác.
Hành khách là người có công với cách mạng cần xuất trình đầy đủ giấy tờ xác nhận đi kèm (bản sao không cần chứng thực) để được ưu tiên phục vụ.”
Coi: chỉ qua một bản tin ngắn ngủi, vỏn vẹn chỉ có 258 chữ mà cụm từ “người có công với cách mạng” được lập đi lập lại tới năm lần lận. Vậy còn muốn đòi hỏi gì hơn nữa chớ?
Còn bằng cách nào mấy bà già Vân Kiều, Pa Kô lọt vô được sân bay để các “hãng hàng không ưu tiên phục vụ đối tượng người có công với cách mạng theo quy định của nhà nước” thì lại là chuyện khác. Chuyện này nhà nước hoàn toàn vô can. Tui cũng vậy.
Mới đi thăm quần thể Đế Thiên – Đế Thích về, lội bộ muốn rã cẳng luôn. Mệt thấy mẹ. Viết được bi nhiêu cũng đã muốn ứ hơi rồi. Thôi tui đi ngủ nha. Chuyện (dài) của mấy má Pako và mấy má Vân Kiều xin để lại bữa sau, hoặc kiếp sau, đi. Good night & good luck!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vài chiêu đánh bật đối thủ cạnh tranh khỏi quan trường

Kết quả hình ảnh cho Tranh biếm họa chốn quan trường?

Rút kinh nguyệt vài chiện năm rồi, như dzụ Dùng dư luận đốn ghế nhau ở bệnh viện E, rồi dzụ Anh Chín Cung buột phải hạ cánh trước thời hạn ... Mới đây nghe tin Hà Tĩnh báo cáo về Bộ dư 17 phò, tất nhiên chính quyền sẽ điều chỉnh gạt bớt người ra cho đúng theo ba rem quy định. Hoặc có trường hợp cấp phó đủ nhưng cấp trưởng đến tuổi hạ cánh hay đã được cất nhắc lên trên, ghế trống ấy mấy phò ai cũng ghé đít. Làm thế để ta trụ, ta lên còn hắn dăng cùi bắp hoặc ngán chân cho nó vấp té bể mặt, để không ai cản mũi kỳ đà cần phải oánh cho nó lên bờ, xuống ruộng dù lâu nay là đồng chí tình thương mến thương với nhau.
Muốn thành công cần 3 nhơn hoà:
- Có đệ tử ruột soi, moi tin bất lợi của đối thủ (cần dụ nó, anh mày lên thì cái chỗ anh sẽ là của chú).
- Cần có quần chúng hưu trí máu chiến chống tiêu, đứng đơn (bơ sữa bồi dưỡng không đáng là bao).
- Cần có lều báo loại kền kền chuyên ăn xác thối (mất từ chục chai trở lên, tùy ghế thơm nhiều ít).

--------------

- Coi hắn có thường trốn vợ đi ăn vụng hay hát karaoke bằng tay không?
- Coi con cái nhà hắn có xì ke ma tuý, quậy phá ăn chơi hơn người không?
- Coi hắn nuôi heo đào đất có thối móng tay, nhà đất chìm nổi bao nhiêu cái?
- Coi hắn có chơi bằng giả, hạ tuổi tác, khai man thành tích gì không?
- Coi xem hắn đã leo lên bằng cách nào, có từng trốn NVQS không?
- Coi hắn có đỡ đầu đại gia nào, ký quyết công trình có gì mờ ám không?
.....

Đại loại là dzậy, tìm soi càng nhiều càng tốt, ít nhất là 2 phốt, chờ gần đến ngày họp Thường vụ, bầu bán cơ quan, đệ tử ruột sẽ xầm xì to nhỏ với mấy em rổi hơi bẻm mép thân cận sếp nhớn, đồng thời bắn tin cho lều báo xào bài đăng dưới dạng bạn đọc phản ánh, miễn sao đạt yêu cầu: rối rắm để câu giờ, tạo dư luận bán tín bán nghi, lãnh đạo yêu cầu xác minh nguồn tin, đương sự giải trình... thế là em nó sẽ cà lăm, phải ngồi đó thanh minh thanh nga để anh mày thẳng tiến.

_______
Thợ cạo

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một công ty của Mỹ phát hiện kho vàng trong con tàu từ cuối thế kỷ 19 ở Đại Tây Dương. Giá trị của khối tài sản được tìm thấy lên tới 150 triệu USD.


1
Năm 1988, nhóm lặn thuộc công ty Columbus America Discovery Group do Tommy Thompson dẫn đầu có trụ sở tại Ohio, Mỹ đã phát hiện kho báu trong chiếc tàu SS Central America, theo Daily Mail. Ảnh: Maritime-executive
1
Con tàu bị bão nhấn chìm khi đang chở 21 tấn vàng từ Panama tới New York năm 1857 khiến 425 người thiệt mạng. Nhiều ngân hàng của Mỹ lao đao, kéo theo khủng hoảng kinh tế sau vụ đắm tàu này, BBC đưa tin. Ảnh: AP
1
Con tàu nằm dưới vùng biển ngoài khơi cách bang Nam Carolina, Mỹ khoảng 257 km. Ảnh: Maritime-executive
1
Sau khi Thompson công bố kho báu, 39 công ty bảo hiểm đã nộp đơn kiện. Họ khẳng định đã phải bồi thường thiệt hại khi tàu mất tích cuối thế kỷ 19 nên có quyền sở hữu vàng trên tàu. Ảnh: Reuters
Kho báu trăm triệu USD trong tàu chở vàng chìm của Mỹ
Vàng trong tàu SS Central America được trưng bày tại Long Beach, California, Mỹ năm 2010. Ảnh: AP
1
Tháng 3/2014, Công ty thăm dò đại dương Odysey được cấp phép khai quật khu vực tàu chìm. Trong lần tìm kiếm đầu tiên hồi tháng 4/2014, nhóm thợ lặn đã phát hiện nhiều vàng với tổng giá trị khoảng 1,3 triệu USD. Ảnh: News Limited
1
Thompson là người dẫn đầu nhóm thợ lặn thám hiểm của Columbus và phát hiện kho báu trên SS Central America. Ảnh: AP
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề phòng sự xâm nhập của Nhà nước Hồi giáo IS vào Việt Nam VÀ ĐỪNG QUÊN HIỂM HỌA MỖI NGÀY MỖI NÓNG LÊN NGOÀI BIỂN ĐÔNG.

Cái tên IS (nhóm “Nhà nước Hồi giáo”) hiện nay đã trở thành một trong những từ khóa phổ biến được cư dân mạng tìm kiếm trên mạng Internet. Những hành động bạo lực và vô nhân tính của tổ chức này đang là nỗi ám ảnh của các nhà lãnh đạo thế giới. Không chỉ Mỹ cùng các đồng minh, mà Nga và Trung Quốc cũng phải e dè khi nhắc đến nhóm khủng bố này. Mặc dù chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng đề phòng trước sự xâm nhập của tổ chức này cũng là một vấn đề cấp bách hiện nay.

Những năm gần đây, IS đã xuất hiện len lỏi trên khắp thế giới với quy mô và cơ cấu không ngừng phát triển. Mới đây, Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey lên tiếng xác nhận cơ quan này đang điều tra khả năng các đối tượng ủng hộ nhóm “Nhà nước Hồi giáo” đã có mặt tại khắp 50 bang của Mỹ.
Internet là phương tiện chính để IS dụ dỗ công dân của nhiều nước trên thế giới gia nhập tổ chức này. Bằng cách đăng tải những bức ảnh về “chân dung một gia đình thân thiện”, hay đưa ra những lời hứa hẹn về một cuộc sống tuyệt vời và các tài liệu cổ động thánh chiến để chiêu dụ thành viên cho IS. Nhắm vào tâm lý của “con mồi”, lực lượng tuyển mộ thậm chí còn sử dụng bức ảnh chụp những anh chàng điển trai để lôi kéo các cô gái, hay dụ dỗ họ bằng cách cho rằng họ là “người được chọn”, “người đặc biệt”.
Đặc biệt, mạng xã hội chính là công cụ tuyên truyền hấp dẫn mà các phần tử cực đoan IS đang sử dụng, hụ nữ Hồi giáo của nhiều quốc gia hiện nay đang rời bỏ đất nước, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ tới các khu vực do IS kiểm soát ở Syria, chủ yếu là để kết hôn với các tay súng IS. Đây thực sự là một vấn đề đáng báo động khi mà số lượng phụ nữ tham IS ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, tiếp cận trực tiếp cũng là một cách để tổ chức này xây dựng lực lượng. Các thành viên IS một khi đã được huấn luyện trở thành chiến binh “thánh chiến”, sẽ xuất ngoại đến các nước đã nhắm mục tiêu và tích cực phổ biến tư tưởng cực đoan cho các thanh niên ở đây. Bộ trưởng An toàn Công cộng Canada Steven Blaney từng phát biểu rằng: “thông tin tuyển mộ người của IS đã nêu bật nhu cầu cần có luật để ngăn cản những người ra nước ngoài với ý định gia nhập các tổ chức vũ trang cực đoan”.
Trước sự lộng hành của IS, Mỹ không thể ngồi yên. Theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại London (Anh), tính đến nay, các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu đã tiêu diệt 140 phiến quân thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, trong chiến dịch chống “Nhà nước Hồi giáo” của Mỹ, thì dân thường vẫn là “con tốt bị thí mạng”.
Khu vực Châu Á hiện nay đã trở thành mục tiêu mới của tổ chức này. Mới đây, nhóm khủng bố IS đã đăng tải trên tài khoản mạng xã hội Twitter một tấm hình cho thấy tòa tháp 101 ở Đài Bắc, Đài Loan đang bị thiêu cháy cùng với thông điệp đầy đe dọa “Khi IS tấn công thành phố của bạn, nó sẽ chẳng còn đẹp nữa. Được sự cho phép của Thánh Allah, ngày đó không còn xa”.
Tại Trung Quốc cũng có một số lượng nhỏ cộng đồng người Hồi giáo Sunni – xuất thân của IS. Từ đầu năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ khủng bố liên quan đến các phần tử Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Cùng với các phương tiện trao đổi liên lạc ngày càng hiện đại, IS thực sự là một mối đe dọa của Trung Quốc khi các phần tử khủng bố móc nối với nhau. Là nước có biên giới sát với Trung Quốc, ảnh hưởng của IS đối với Việt Nam không thể coi thường.
Đề cập đến quy mô tổ chức và sự tàn bạo của IS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho biết: “Hiện nay, IS đã chiếm đóng trên khoảng diện tích 90.000 km2 ở cả Iraq và Syria, trong những khu vực này, người dân chỉ có 2 lựa chọn: Đi theo hoặc chết”.
Trước mắt, Việt Nam vẫn chưa là mục tiêu của lực lượng IS, tuy nhiên tương lai vẫn chưa thể nói trước. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay, những kẻ tuyển mộ IS ẩn mình trong bóng tối sẽ dễ dàng xâm nhập và chiêu mộ chiến binh từ khắp thế giới, kể cả Việt Nam. Các bậc sinh thành, người giám hộ trước hết nên quan tâm đến việc tiếp cận Internet của giới trẻ, giúp con em mình hiểu được những hậu quả trước khi sự thể quá trễ.
Bên cạnh đó, truyền thông cần thường xuyên phổ cập kiến thức, , cách thức tiếp cận cũng như tội ác của nhóm Nhà nước Hồi giáo IS, đề phòng sự xâm nhập của IS, ngăn chặn hành vi bắt chước những kiểu hành quyết con tin dã man, gây rối loạn trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sex và tình báo Xô Viết - Và hình như..?

 

Sex va tinh bao Xo Viet

“Ở Mỹ hoặc phương Tây, thỉnh thoảng các ông kêu gọi đàn ông “đứng lên” vì tổ quốc. Ở Nga chỉ có chút khác biệt, chúng tôi bảo các cô gái hãy “nằm xuống” – một viên tướng KGB về hưu nói.

Sex trong tình báo: một lịch sử lâu đời
Môn “khoa học” không được thừa nhận
Hai quốc gia được cho là áp dụng “mỹ nhân kế” trong tình báo nhiều nhất là Nga và Trung Quốc. Cơ quan tình báo Liên Xô KGB dùng tiếng lóng “chim én” để chỉ phụ nữ và “quạ đen” để chỉ đàn ông được huấn luyện quyến rũ các mục tiêu có thông tin quan trọng.
Không bình luận về chuyện các điệp viên của mình có dùng sex để đổi thông tin không, nhưng một vài quan chức CIA nói “thỉnh thoảng” nó vẫn xảy ra, và tuy “bẫy mật” không phải là cách tốt nhất để chiêu dụ quan chức nước ngoài nhưng đôi khi “nó giải quyết được một số vấn đề ngắn hạn”.
Oleg Kalugin, tướng KGB đã về hưu, một lần được hỏi tại sao nhiều điệp viên Nga sử dụng sex trong công việc như vậy, đã trả lời đơn giản: “Ở Mỹ và phương Tây, các ông  kêu gọi đàn ông “đứng lên” vì tổ quốc. Ở Nga có chút khác biệt, chúng tôi kêu gọi các cô gái hãy “nằm xuống””.
KGB vốn tin rằng người Mỹ là những kẻ cuồng sex theo chủ nghĩa vật chất, vì thế các điệp viên của họ sẽ dễ dàng bị sắc đẹp đưa vào tròng. Không chỉ dùng tình dục cho các nhiệm vụ tức thời, KGB còn xem đó như một phương án dự phòng, nếu một viên chức Mỹ nào đó trở nên quan trọng trong tương lai, họ đã có đủ phương tiện để “thu phục” anh ta.
CIA thì ngược lại, họ rất hạn chế sử dụng chiêu này với các đối thủ nước ngoài. “Thu dụng một cách cưỡng ép thường không có hiệu quả. Chúng tôi thấy tiền và sự tự do vẫn hấp dẫn hơn”, theo lời một cựu điệp viên. Nếu tình cờ CIA biết một điệp viên Xô Viết nào đó có cô bạn gái, họ sẽ thử chiêu dụ cô gái đó như một cầu nối. Một khi đã nắm thóp được anh ta, họ sẽ tìm cách biến anh chàng thành gián điệp cho mình.
Mật ngọt chết ruồi
Năm 1955, John Vassall, một viên thư ký đồng tính làm việc cho Cố vấn hải quân của Đại sứ quán Anh tại Matxcơva bị một nhóm “quạ đen” của KGB đưa vào tròng. Sau khi tham gia một bữa tiệc trác táng, John được cho xem những tấm hình của chính mình trong tình trạng không thể tệ hơn. Liên tiếp tám năm sau đó, anh ta buộc phải làm gián điệp cho Nga.
“Mới xem được 3 tấm hình tôi đã không chịu nổi nữa. Chúng làm tôi phát bệnh. Thì tôi chứ ai, bị chộp trong lúc đang vui sướng …với nhiều gã đàn ông”, báo Telegragh trích dẫn những dòng hồi tưởng của anh chàng không may mắn.
Cùng khoảng thời gian đó, Bộ phận tình báo hải ngoại của Stasi (Cục an ninh quốc gia Đông Đức) cũng tung ra hàng loạt các “điệp viên Romeo” để quyến rũ các nữ thư ký làm việc cho chính phủ Tây Đức. Khoảng 40 phụ nữ đã bị kết án vì đã tuồn bí mật cho người tình của mình, không hề nhận ra họ là gián điệp nước ngoài.
Sex va tinh bao Xo Viet
Bức tường Berlin năm 1961
“Khi bắt đầu, tôi còn không có khái niệm gì về kết quả nó sẽ mang lại”, Markus “Mischa” Wolf, một trưởng bộ phận gián điệp Stasi, sau đó nói. Điều thú vị là, Markus tin rằng bí mật sẽ được tuôn ra nhiều hơn nếu đó là tình yêu thật sự thay vì chỉ là “tình một đêm”. Một thư ký Tây Đức thậm chí đã  tổ chức hôn lễ với người tình của mình trong một đám cưới giả dàn xếp bởi Stasi. Vấn đề trở nên nghiêm trọng đến nỗi giới chức NATO phải ra lệnh treo những tấm poster lên tường trong các văn phòng nhắc nhở các cô gái phải “đóng kín trái tim” mình lại.
Gần hơn, tháng 7 năm 2009, một nhân viên ngoại giao của Anh, James Hudson, bị dính vào vụ rùm beng liên quan đến gái mại dâm và buộc phải từ chức. Một đoạn video dài hơn bốn phút ghi cảnh Hudson đang vui vẻ cùng hai cô gái trong một khách sạn thành phố Ekaterinburg bị phát tán khiến London bẽ mặt. Có dư luận cho rằng chính cơ quan FSB (tiền thân là KGB) đã gài bẫy vị quan chức Anh.
Một trường hợp khác, trong phái đoàn thương mại của Anh đến thăm Trung Quốc năm 2009, một phụ tá cao cấp của Thủ tướng Gordon Brown đã qua đêm với một phụ nữ Trung Quốc quyến rũ tại Thượng Hải. Sáng hôm sau, ông ta hớt hải báo cáo chiếc điện thoại BlackBerry do chính phủ cấp đã “không cánh mà bay”.
Có thể nói, trong khi người Nga hay người Trung Quốc đang khai thác thế mạnh của tình báo công nghệ, họ vẫn trở về với những phương pháp thực hành đã qua kiểm chứng, “mỹ nhân kế” là một trong số đó. Vai trò con người trong một thời gian nào đó rõ ràng bị lấn át bởi tiến bộ kỹ thuật, nhưng dần các chuyên gia tình báo nhận ra máy móc có thể là điểm yếu chết người.
“Một cuộc chuyện trò trên băng ghế đá công viên bỗng nhiên không phải là ý kiến tệ nếu biết rằng một cuộc điện thoại, dù được mã hóa, có để dễ dàng bị GCHQ (một cơ quan tình báo Anh) nghe lén và được giải mã bởi một chuyên gia khai thác dữ liệu của NSA ở Utah ngay sau đó”, Telegragh dẫn lời một nguồn tin trong ngành.
Nhà báo Nga Inna Svechenovskaya, tác giả của quyển sách “Sex và tình báo Xô Viết” từng nhiều năm đi cóp nhặt những câu chuyện và sự thật đằng sau hoạt động nhạy cảm này của cơ quan tình báo các nước khối Liên Xô. Bà nhận xét rằng không ai hoàn thiện “bẫy mật” thành một nghệ thuật như người Nga nhưng chính họ cũng thừa nhận rằng đó là một thứ vũ khí nguy hiểm – một con dao hai lưỡi. Không hiếm trường hợp điệp viên nảy sinh tình cảm thực sự với “mục tiêu” của mình, và cơ quan tình báo không còn kiểm soát được họ nữa.
Svechenovskaya có nhắc đến trường hợp hy hữu xảy ra với ông cựu Tổng thống Indonesia Ahmed Sukarno. Vì muốn tìm kiếm ảnh hưởng tại Châu Á, KGB gửi một nhóm các cô gái trẻ đẹp tiếp cận vị nguyên thủ vốn nổi tiếng háo sắc này. Họ làm quen với mục tiêu trên chuyến bay của ông này đến Matxcơva dưới vỏ bọc tiếp viên hàng không. Màn làm tình tập thể tiếp theo diễn ra trong một khách sạn ở Matxcơva bị ghi hình toàn bộ bằng camera bí mật.
cuu tong thong indonesia ahmed sukarno
Cựu tổng thống Indonesia Ahmed Sukarno
Ngày hôm sau, KGB mời Sukarno đến rạp chiếu phim và cho ông ta xem cuốn băng hình. Trái ngược với phản ứng hoảng sợ mà họ mong đợi, Sukarno cho rằng đó chính là món quà bất ngờ những người bạn Liên Xô tặng và hỏi các nhân viên đang há hốc mồm vì kinh ngạc xem còn bản copy nào không để ông mang về nước làm quà.
(Còn tiếp)
Minh Trung
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin được không?


"Nước ta thiếu gì những chính khách liêm khiết, giàu lòng thương dân"
(GDVN) - "Không thể vơ đũa cả nắm bởi tôi thấy lãnh đạo của ta từ thấp đến cao có rất nhiều đồng chí giản dị, chân thành, hòa vào với dân". Gần đây, dư luận xôn xao trước chuyện một quan chức Việt có lối hành xử bị đánh giá là “thô lỗ” trước mặt nhiều người. Đây không phải lần đầu chuyện như vậy xảy ra. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, một bộ phận quan chức, lãnh đạo nước mình thường tỏ ra quan cách, xa rời dân chúng.
PGS.TS. NGƯT Phạm Xuân Hằng (Ảnh: VNN)
Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. NGƯT Phạm Xuân Hằng, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VII, Nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học - xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) về vấn đề này.

Có ý kiến cho rằng, một bộ phận quan chức, lãnh đạo thường tỏ ra quan cách, xa rời dân chúng. Ngồi xem đá bóng, xem biểu diễn nghệ thuật lúc nào cũng phải chỗ vip, đi đâu cũng "tiền hô hậu ủng" tùy tùng, thư ký, trợ lý, còi ủ, xe dẫn đường ầm ĩ, trông hãnh tiến và thiếu sự thân thiện, chân tình. Lập ngôn thì trái ngược hẳn với hành động. Ông/bà có nghĩ vậy không?
PGS.TS. NGƯT Phạm Xuân Hằng: Tôi nghĩ không thể trả lời thẳng câu hỏi của bạn được. Thứ nhất, nếu là lãnh đạo đất nước được mời xem bóng đá, xem biểu diễn văn nghệ mà khi đến tìm chỗ mà ngồi, e rằng người mời không ai làm thế. Ngay khách đến nhà ta (dù ta mời hay khách tự đến), ta cũng mời ngồi vào nơi lịch sự nhất của nhà ta, chứ có để khách tìm chỗ ngồi đâu. Không nên khắt khe thế. Mà theo tôi, ngồi hàng đầu xem văn nghệ thì đó chưa phải chỗ tốt để thưởng thức nghệ thuật đâu.
Còn nếu nói “đi đâu cũng “tiền hô hậu ủng" tuỳ tùng, thư ký, trợ lý, còi ủ, xe dẫn đường ầm ĩ, trông hãnh tiến và thiếu sự thân thiện, chân tình”, thì tôi chưa thấy cảnh huyên náo, ầm ĩ thế bao giờ, ngay cả khi ta đón các nguyên thủ nước ngoài trên đường từ sân bay về trung tâm Hà Nội. Chỉ thấy đoàn xe con dài, có xe công an dẫn đường, được vượt đèn đỏ. Đoàn xe ca đưa đón Đại biểu Quốc hội ra nghị trường, về khách sạn cũng có xe công an dẫn đường, được vượt đèn đỏ theo quy định.
(GDVN) -Đánh giá cao thái độ cầu thị, phản ứng nhanh của Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng, nhưng nhiều người cho rằng như thế là chưa đủ.
Đáng trách là trường hợp, có người sắm còi ủ khi bản thân không có tiêu chuẩn ấy. Chắc để vừa đi nhanh, vừa ra oai chăng. Qua truyền hình kênh thời sự, tôi thấy cũng có các vị lãnh đạo của ta tự cầm ô che mưa. Nhân đây, xin kể chuyện chiếc ô: Khi Bác về quê Nghệ An, đứng nói chuyện với nhân dân giữa buổi sang nắng gắt, Bác được một cán bộ địa phương mang ô đến che nắng. Bác quay lại hỏi: “Chú có đủ ô để che cho tất cả bà con đứng kia không?”. Anh cán bộ địa phương hiểu ý Bác, lẳng lặng hạ, cụp ô lại, đứng bên Người. Tư tưởng sướng cùng dân, khổ cùng dân của Bác bắt nguồn từ chuyện “chú có đủ ô …không?”. Minh triết Hồ Chí Minh giản dị, dễ hiểu, dễ theo là thế. Ai không theo được việc nhỏ thế, thì đâu có phải sống cùng dân, vì dân.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An: Không thể vơ đũa cả nắm bởi tôi thấy lãnh đạo của ta, thậm chí lãnh đạo cấp cao có rất nhiều đồng chí giản dị, chân thành, hòa vào với dân. Chẳng hạn, khi họ đi vi hành, họ cũng giản dị như bao người dân khác chứ không có gì khác biệt. Hay các đồng chí được thăng chức vẫn đi xe cũ như các đồng chí ở vị trí thấp hơn…
Tuy nhiên, đúng là có một bộ phận hống hách, xa dân. Việc ngồi ở chỗ vip, đi đâu cũng có tùy tùng, còi xe inh ỏi… hoàn toàn mang tính hình thức chứ không có nội dung. Sở dĩ họ như vậy là vì họ không nhận thức được rằng họ trưởng thành từ dân và chính dân nuôi họ trưởng thành. Cũng có thể họ lên bằng cách nào đó nên mới có thái độ không đúng như thế. Họ tưởng rằng lên được vị trí đó là có quyền hành dân thay vì phục vụ dân.
Nên nhớ đi buôn thì khách hàng là thượng đế, còn nếu đã là công bộc thì dân là người nuôi dưỡng mình, tạo điều kiện cho mình phát triển. Làm sao có thể đối xử với họ như thế được?!
Người ta cũng cho rằng làm lãnh đạo không chỉ cần năng lực điều hành công việc, mà cần thể hiện tác phong gần gũi và thuyết phục. Không hề hình thức mà những tác phong đó thể hiện chức phận "đầy tớ" của dân. Hống hách, quan cách chỉ có ở những vị coi việc làm quan là để oai phong, thu hái bổng lộc, tiến thân, mà quên đi bổn phận, trách nhiệm của mình. Rồi có người so sánh, ở nhiều nước, giới lãnh đạo luôn hành xử, lập ngôn một cách rất chuẩn mực phù hợp với chức phận của mình, không lên gân, không tỏ ra "khác biệt"...
Quan điểm của ông/bà về vấn đề này như thế nào? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa quan chức và người dân thưa ông/bà?
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Ảnh: VNE)
PGS.TS. NGƯT Phạm Xuân Hằng: “Hống hách, quan cách” đâu phải tố chất đạo đức, văn hóa của “công bộc”, đấy là bản chất của “quan tham”. Những tố chất cơ bản đòi hỏi người lãnh đạo các tổ chức, theo tôi, ít nhất là: Tự trọng để tôn trọng người khác; Trung thực với chính mình để trung thực với dân, với nước; biết lắng nghe những lời “nghịch nhĩ”, vì đó thường là “trung ngôn”; Có khát vọng vì con người, cho con người; không vụ lợi, biết “dĩ dân vi thượng”; nói đi đôi với làm, mà nên nói ít, làm nhiều; bám sát thực tiễn để nắm bắt hơi thở của cuộc sống mà hoạch định chính sách trong phạm vi lãnh đạo của mình. Đó cũng là kỹ năng lãnh đạo cần bồi đắp bằng thực tiễn cho những ai thuộc diện lãnh đạo, quản lý. Điều tối kỵ là sống ngoài nhân dân, trên nhân dân. Có thế mới không vô cảm với dân, với nước được.
Sao cứ phải ở nước ngoài nhỉ? Chỉ tính vài chục năm qua, ở nước ta thiếu gì những chính khách liêm khiết, giàu lòng thương dân, biết “dĩ dân vi thượng”. 
Còn bạn hỏi: “Làm thế nào để quan chức Việt có tầm vóc của một chính khách”?, thực ra tôi cũng đã nói ở trên rồi, nhưng ngắn gọn lại là, hãy giản dị, bao dung, sống giữa nhân dân, sống cho dân như Hồ Chí Minh, thế là thành chính khách khi được ngồi vào ghế chính khách. 
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An: Đúng vậy. Nhiều lãnh đạo cấp cao, được giao trọng trách lớn, họ có thế đâu. Cử tri nói với tôi rằng nhiều khi gặp lãnh đạo cấp cao còn thích hơn gặp cấp thấp vì họ lịch sự hơn. Có những đồng chí cấp rất bình thường, nhưng lúc nào cũng tỏ ra oai phong. Có vẻ như họ làm vậy vì họ háo hức những thứ họ không bao giờ có được.
Khi điều hành công việc, hai đối tượng quan chức – người dân có chức trách khác nhau. Không thể rút ngắn khoảng cách ấy được. Khi sống thì có thể gần nhau, còn khi tổ chức công việc phải hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn một người ra lệnh, những người khác phải thi hành.
Để có tầm vóc của một chính khách, trước hết bản thân họ phải tự rèn luyện. Ngoài ra, khâu tuyển chọn, đề bạt, đào tạo cán bộ cũng phải tốt. Cán bộ phải giỏi chuyên môn để khi dân hỏi họ không luống cuống. Cùng với đó, tổ chức, dân cũng phải giám sát cán bộ chặt chẽ. Sai là phải xử lý luôn.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. NGƯT Phạm Xuân Hằng và Đại biểu Bùi Thị An!
http://www.giaoducvietnam.vn/Xa-hoi/Nuoc-ta-thieu-gi-nhung-chinh-khach-liem-khiet-giau-long-thuong-dan-post155962.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lời nói không giống mũi tên, khó thu lại!

Văn hóa cướp?!
Tại giao ban báo chí đầu năm mới, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nói rằng: “Khi bàn về các lễ hội cần có cơ sở lý luận, nhìn nhận đúng lịch sử và bản chất của lễ hội. Đa phần là lễ hội nông nghiệp, mang dấu ấn nền sản xuất lạc hậu …
Trong lễ hội đền Gióng, có một tục gọi là tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre, cướp trầu cau. Đúng là nhiều khi cũng xảy ra xô xát. Nhưng phải nói rõ hơn về việc “cướp” ở đây. Theo quan niệm của người xưa, đây là sự may mắn. Lưu ý chữ "cướp", nhiều người không hiểu, nghĩ là cướp giật, nhưng không phải như vậy, “cướp” ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người H'Mông”. Và ông Long nhận định 'xanh rờn': “Đây là cướp có văn hóa…”.

Đây quả là ‘tư duy mới’ mang đầy ‘bản sắc dân tộc’ và biết ‘tôn trọng truyền thống’ chăng? Không phải vậy, cần nói rằng: Phát biểu, lý giải kiểu như ông Long là chẳng hiểu gì về văn hóa dân tộc cả.

Xưa, Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.


Quang cảnh Lễ hội đền Gióng

Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được Unesco công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc".

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở Sóc Sơn (nơi thánh Gióng bay về trời) và hội Gióng ở xã Phù Đổng (nơi sinh ra thánh Gióng) có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng. Những nghi thức được quan tâm, "chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam".

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".


"Cướp có văn hóa" (!?)

Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.

Trong Lễ hội: “cướp” là trò giành giật, cũng là hình thức ‘thi thố’ cho vui, xem ai nhanh tay, nhanh trí hơn ai. Trong thể theo cũng có hình thức “cướp”, biểu hiện cụ thể như tranh cướp bóng trong bóng đá, bóng rổ, bóng chày… Nhưng đều lành mạnh và có ‘luật chơi’ khá chu tất, hoàn hảo. 

Còn như Lễ hội Đền Gióng vừa rồi người ta thấy phản cảm nhất là dùng gậy đập, đánh, dẹp, rất xô bồ. Như vậy, ông Long nói là “Cướp có văn hóa”! Kết luận cộc lốc và vô trách nhiệm như vậy đâu có được. Bản thân nó là hình thức vui chơi có văn hóa: “Cướp trong lễ hội”. Hình thức này cũng ít thôi, không phổ biến, không phổ quát và cũng có “luật chơi” chứ không loạn cào cào như tình trạng cướp đã xảy ra như lễ hội mới rồi! Nhưng nói rằng “Cướp có văn hóa” là không được.


Theo PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: Ngày xưa, bản thân chữ “cướp” là “giành lấy cho mình”. Nó thể hiện tính năng động, tính chủ động nhất định nào đó trong một kỳ dịp, một lễ hội. Nó thể hiện sự cạnh tranh, sự thi đua để thể hiện năng lực cá nhân của mình và nó có tính tích cực trong văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh.

Những tập tục “cướp” này được diễn ra trong một bình minh lịch sử của chúng ta khi đất chắc chắn không rộng, người chắc chắn không đông, nếu không muốn gọi là thưa, thì nó thanh bình, nhàn tản. Nên nhớ rằng những tập tục này diễn ra như một nghi thức văn hóa, một sự thỏa mãn nhiều hơn.

Lấy ví dụ như vùng Sóc Sơn hay một số vùng ngoại thành Hà Nội còn có tục cướp giò hoa tre... họ có thể vật lộn nhau, thậm chí ngã xuống ao để lấy, nhưng không theo nghĩa trục lợi, thực dụng, hay làm đau người khác.

Tuy nhiên, chuyện “cướp” bây giờ có thể nói là đúng theo kiểu “cướp giật”, bằng mọi cách để đạt tới, thậm chí làm mọi người bị thương. Nếu ai đó khắt khe có thể nói đó là sự xuống cấp của đạo đức trong việc tranh giành “sự quan tâm” của các đấng siêu nhiên, của các thế lực thần bí, cũng như của “thế giới ảo”.

Con người chúng ta “thờ phụng” một cách tuyệt đối chữ “Cướp”, và để nó diễn ra một cách trần trụi theo đúng giá trị từ nguyên nghĩa đen của nó thì là đáng buồn chứ không phải hay ho gì.

Chẳng hạn trò chơi cướp cờ đâu làm bị thương đối thủ. Nhưng giờ người ta sẵn sàng vật lộn cướp giật với nhau để kiếm một cái lộc, một cái miếng gì đó ở trong cộng đồng, trong làng, giữa các ban thờ, các nhà chùa, sẵn sàng làm người khác bị thương và mình gặt hái.

Đó là cái khác biệt và cũng là sự méo mó, biến tướng và đẩy tới ý nghĩa tuyệt đối của từ “cướp”.

Tuy nhiên, trong phát biểu của ông Phan Đăng Long lại so sánh, ví dụ rất khập khiểng: “dấu ấn nền sản xuất lạc hậu”, cướp ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người H'Mông”. Thế cư dân hiện này ‘thưa thớt’ à? Sao lại ví von với ‘tục cướp vợ của người H’Mông’?

Những lãnh đạo chuyên ngành văn hóa, những ‘cán bộ văn hóa’ như ông Phan Đăng Long không thể nhìn nhận, phân tích, lý giải về văn hóa (nói chung), phong tục tập quán, lễ hội (nói riêng) như thế được.

Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)

http://bongbvt.blogspot.com/2015/03/van-hoa-cuop.html#more
Phần nhận xét hiển thị trên trang