Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Chân dung "phi công công cộng" của 20 bà vợ các quan chức Trung Quốc


HỒNG THỦY
(GDVN) - Quan chức bị cắm sừng đã kiên quyết trừng trị Nhuế Thành Cương bằng cách khép cho anh tội làm gián điệp, bán bí mật quốc gia nhằm "giết người diệt khẩu"

Đa Chiều ngày 9/2 đưa tin, dư luận từ lâu đã đồn thổi đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) trở thành "hậu cung" của các dâm quan, tham quan Trung Quốc. Nhiều biên tập viên, phóng viên ngoại hình ưa nhìn của đài này đã bị ép quan hệ với các dâm quan để đổi lấy tiền đồ chính trị tại đài truyền hình quốc gia. Tuy nhiên gần đây truyền thông lại đổ dồn sự chú ý vào một biên tập viên nam điển trai, Nhuế Thành Cương.

Tổng hợp tin tức báo chí hôm 9/2 Đa Chiều cho hay, Nhuế Thành Cương đang bị dư luận gán cho biệt danh "phi công công cộng", bởi anh được cho là đã phục vụ hơn 20 mệnh phụ phu nhân với vai trò người tình của họ. Nhuế Thành Cương vốn đã nổi tiếng từ lâu, nhiều người đã đem câu nói: "Người bạn thân nhất của tôi là Bill Clinton" làm đề tài bàn tán khi Nhuế Thành Cương thất thế.

Trong thời gian đỉnh cao của sự nghiệp biên tập viên, Cương đã được phỏng vấn nhiều chính khách và người nổi tiếng, trong đó có Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Đó là lý do vì sao anh trở nên nổi tiếng với câu nói này.

Có nguồn tin cho biết, khi Nhuế Thành Cương bị điều tra đã khóc lóc sụt sùi khai rằng, bà Cốc Lệ Bình, phu nhân của ông Lệnh Kế Hoạch khi còn là Chánh văn phòng trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng ép Cương "quan hệ", trong chuyện này Nhuế Thành Cương là người bị hại (?!).

Thông qua quan hệ với bà Cốc Lệ Bình, Nhuế Thành Cương đã mở rộng mạng lưới quan hệ với "băng đảng Lệnh Kế Hoạch" và có được nhiều nguồn tin tình báo quan trọng về chính trị, kinh tế Trung Quốc, trong đó không ít thông tin được bán cho tình báo nước ngoài (?!).

Tin đồn bà Bình cặp bồ với Cương đã lan truyền rộng rãi từ trước khi chồng bà, ông Lệnh Kế Hoạch bị bắt để điều tra tham nhũng, mặc dù Cương kém bà Bình gần 20 tuổi, bình thường ra ngoài họ vẫn gọi nhau là chị - em. Ngày nay, những câu chuyện đồn thổi về mối tình "chị - em" này vẫn có thể tìm thấy trên các trang mạng ở Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh kiểm soát internet rất kỹ.

Có tờ báo hải ngoại cho biết, Nhuế Thành Cương đã "phục vụ" trên 20 mệnh phụ phu nhân. Khi bị thẩm vấn, Cương được cho là đã khai rằng anh còn giữ cả những đoạn video, hình ảnh mây mưa của mình với vợ các quan chức. Sau khi Cương bị bắt, đã có 28 mệnh phụ phu nhân gọi điện sang Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương can thiệp giúp đỡ.

Tuy nhiên theo Đa Chiều, những ông chồng quan chức bị cắm sừng đã kiên quyết trừng trị Nhuế Thành Cương bằng cách khép cho anh tội làm gián điệp, bán bí mật quốc gia nhằm "giết người diệt khẩu".

Tuy những thông tin Nhuế Thành Cương làm "phi công công cộng" cho các bà vợ quan chức không có cách nào xác minh, nhưng việc nhà chức trách Trung Quốc buộc tội Cương làm gián điệp thì đã được truyền thông nhà nước thừa nhận. Ngày 14/9/2014, Tân Hoa Xã bất ngờ giật tít: "Nhuế Thành Cương bị tố làm gián điệp, dân mạng: Nếu đúng như vậy thì phải nghiêm trị". Đường Tĩnh Viễn, một nhà bình luận thời sự nói rằng bài báo này của Tân Hoa Xã cho thấy dường như Bắc Kinh muốn xác nhận Cương làm gián điệp.

Đa Chiều cho rằng, bất luận Nhuế  Thành Cương có làm "phi công tập thể" cho hơn 20 bà vợ quan chức hay không, thì rõ ràng Cương có mối liên hệ rất mật thiết với gia đình Lệnh Kế Hoạch. Và cũng nhờ quan hệ với "vợ anh Hoạch", Cương một tay thâu tóm quyền lực, tay kia tranh thủ vơ vét tiền tài. Nhưng điều khôi hài là Cương cũng đã từng có 2 cuốn tự truyện được truyền thông liệt vào dạng "giáo trình cho những người muốn thành công".

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lễ rước vua giả “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội



Hãy quên ba cái lẻ tẻ: Chém lợn, giáo xư, nhà cô Trang Trần chửi nhau.. đi để mắt tới cái này nờ:

Mối họa từ 'tiền đồn Trung Quốc' ở biển Đông

Việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp các bãi đá ở quần đảo Trường Sa đặt ra nguy cơ với nhiều nước trong khu vực và cả Mỹ.

Mối hoa từ 'tiền đồn Trung Quốc' ở biển Đông
Công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên đá Gạc Ma - Ảnh: Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế
Hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa của VN trở thành tâm điểm chú ý của thế giới trong vài tuần qua, sau khi xuất hiện nhiều hình ảnh và phân tích cho thấy Bắc Kinh đang cấp tập biến những bãi đá tại đây thành pháo đài quân sự. Mới đây nhất, trong cuộc điều trần đặc biệt về các điểm nóng an ninh toàn cầu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Giám đốc Tình báo quốc gia James Clapper tố cáo Trung Quốc đang mở rộng các tiền đồn ở biển Đông nhằm phục vụ “mưu đồ hung hăng áp đặt chủ quyền trong khu vực”. Lời cảnh báo của ông Clapper một lần nữa nhấn mạnh nguy cơ đặt ra đối với các quốc gia trong khu vực từ hoạt động phi pháp của Bắc Kinh.
Khống chế tuyến hàng hải
Mối họa từ 'tiền đồn Trung Quốc' ở biển Đông - ảnh 2
Việc Trung Quốc cải thiện khả năng phòng thủ từ xa sẽ khiến nước này càng trở nên hung hăng hơn trong cách hành xử với các nước láng giềng
Mối họa từ 'tiền đồn Trung Quốc' ở biển Đông - ảnh 3
MICHAEL mazza
Theo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, chỉ trong năm qua, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 242 ha đất ở Trường Sa. Các cơ sở hạ tầng như sân bay và căn cứ hậu cần có thể đi vào hoạt động trong năm nay, cho phép Bắc Kinh thiết lập chỗ đứng vững vàng tại vùng biển ở khu vực Đông Nam Á.
Tờ The Washington Free Beacon dẫn lời cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik nhận xét chiến lược của Bắc Kinh giành quyền kiểm soát biển Đông là một mục tiêu dài hạn của giới lãnh đạo Trung Quốc. “Trong 15 năm qua, phía Trung Quốc đã tiến hành chiến lược mới về việc xây dựng ồ ạt trên những bãi đá chìm và hiện ở vào vị thế không chỉ có thể thực thi yêu sách với chính những bãi đá mà còn với cả toàn bộ hàng triệu dặm vuông ở biển Đông”, ông Tkacik nói và nhận định việc xây dựng là một phần chiến lược được tính toán tỉ mỉ với mục đích kiểm soát toàn bộ hoạt động giao thông quốc tế trên biển và trên không ở vùng biển này.
Trong một bài viết đăng trên website của Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhà nghiên cứu về chính sách ngoại giao và quốc phòng Michael Mazza cũng đưa ra nhận xét tương tự. Theo ông Mazza, bằng cách xây dựng những pháo đài trên biển ở Trường Sa, Bắc Kinh có thể bố trí lực lượng hải quân và không quân để ngăn chặn lực lượng đối địch tiếp cận bờ biển Trung Quốc từ phía nam và phía tây. Một đường băng trên đá Chữ Thập sẽ rút ngắn khoảng cách đối với Eo Malacca, cho phép Bắc Kinh kháng cự việc phong tỏa tuyến hàng hải từ xa hoặc tạo điều kiện cho chính Trung Quốc đe dọa tuyến đường chiến lược này. Theo Reuters, một số chuyên gia quân sự tin rằng Trung Quốc có thể sẽ sử dụng các cơ sở trực thăng trên các hòn đảo để phục vụ hoạt động săn tàu ngầm. “Việc Trung Quốc cải thiện khả năng phòng thủ từ xa sẽ khiến nước này càng trở nên hung hăng hơn trong cách hành xử với các nước láng giềng”, nhà nghiên cứu Michael Mazza nhận định.
Động cơ xây dựng tiền đồn ở Trường Sa không đơn thuần chỉ có mục đích phòng thủ. Các đường băng, bãi đáp trực thăng, ụ pháo, kho chứa và bến tàu ở cách bờ biển cả ngàn km sẽ tạo thuận lợi cho việc triển khai lực lượng. Vì vậy, việc xây dựng các hòn đảo ở biển Đông làm nơi trú đóng của lực lượng quân sự Trung Quốc sẽ tạo ra thách thức mới cho các nhà hoạch định quân sự ở các nước ven biển Đông cũng như Ấn Độ, Úc và Mỹ, theo ông Mazza.
Chúng cũng đặt ra thách thức đối với Đài Loan, Nhật và Hàn Quốc, vốn phụ thuộc vào sự tự do và an toàn của tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua biển Đông. Trung Quốc từ lâu đã lo lắng về việc bị phong tỏa, song nước này hiện ở vị thế thuận lợi hơn để quấy nhiễu tuyến đường biển có vai trò quan trọng với những nước khác, qua đó áp đặt những tổn thất kinh tế đối với Đài Bắc, Tokyo và Seoul bằng cách buộc những tàu hàng phải chọn con đường vòng tránh xa hơn.
“Kế hoạch cuối cùng của Trung Quốc đối với các hòn đảo vẫn chưa rõ ràng nhưng các dự án bồi đắp đó chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc. Việc đạt được một giải pháp hòa bình thực sự cho tranh chấp biển Đông hiện trở nên khó khăn hơn”, ông Mazza viết.
“Làm luật” ở biển Đông
“Trung Quốc sẽ vượt Mỹ ở biển Đông”
Đây là đánh giá của Tham mưu trưởng hải quân Mỹ Jonathan Greenert trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Quốc phòng thuộc Ủy ban Ngân sách Hạ viện ngày 26.2. Theo trang Breaking Defense, hạ nghị sĩ Rodney Frelinghuysen, Chủ tịch tiểu ban, đã truy vấn Đô đốc Greenert về tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước câu hỏi liệu Mỹ còn ưu thế hải quân so với Trung Quốc ở biển Đông hay không, ông Greenert trả lời: “Ngày hôm nay là có. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục con đường này (cắt giảm ngân sách), sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ không còn (ưu thế)”.
Trong một bài viết đăng trên trang Real Clear Defense ngày 27.2, Giáo sư James Holmes thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ, cũng cảnh báo những nguy cơ từ hoạt động hung hăng của Bắc Kinh. Việc Trung Quốc xây dựng tiền đồn ở biển Đông sẽ cho phép họ triển khai ồ ạt lực lượng hải cảnh, hải quân và không quân, với ý đồ “làm luật” ở biển Đông, phục vụ cho mưu đồ xa hơn là hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”. Điều này sẽ đe dọa quyền tự do hàng hải ở khu vực.
“Một nguyên tắc đang lâm nguy. Các lãnh đạo ở Mỹ và ở châu Á phải tự hỏi mình: các ngài có sẵn sàng từ bỏ quyền tự do biển cả - nguyên tắc nền tảng vốn là rường cột cho trật tự tự do trên biển mà sự thịnh vượng của toàn cầu phụ thuộc vào - để đổi lấy tình hữu nghị đối với Bắc Kinh”, ông Holmes viết. Giáo sư người Mỹ này cũng kêu gọi Washington hãy đáp trả mưu đồ của Bắc Kinh. “Washington phải lĩnh hội được điều gì đang lâm nguy ở Đông Nam Á, định rõ mình xem trọng quyền tự do trên biển và quan hệ với các đồng minh khu vực đến mức nào, và phân bổ nguồn lực để bảo vệ lợi ích và các chủ định của mình”, ông viết.
Cũng với thái độ tương tự, theo tờ The Washington Free Beacon, hạ nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và triển khai lực lượng thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, đã kêu gọi Lầu Năm Góc tái xem xét chương trình trao đổi với quân đội Trung Quốc. “Xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông nhằm đẩy mạnh các yêu sách lãnh thổ đơn giản là sự tiếp nối của việc Trung Quốc xem thường và cự tuyệt giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách có trách nhiệm”, ông nói và thúc giục: “Tôi cho rằng Bộ Quốc phòng cần nhanh chóng đánh giá các kế hoạch trao đổi quân sự song phương trong tương lai với Bắc Kinh trước những hành động khiêu khích trong khu vực của Trung Quốc”.
Sơn Duân
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một con voi ở trong phòng

Nhìn qua bảng số liệu dưới đây (số liệu của World Bank 2013) chúng ta dễ dàng thấy sức mua tương đương (PPP) của VN đứng vào hàng thấp nhất, sau các nước Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, và Brunei:




GDP (tỉ USD)
PPP (USD)
Singapore
297.9
78,763
Brunei
16.1
71,776
Mã Lai
313.2
23,338
Thái Lan
387.3
14,393
Nam Dương
868.3
9,561
Phi Luật Tân
272.1
6,536
Việt Nam
171.4
5,294

Là người Việt còn quan tâm đến đất nước, ai mà không chạnh lòng, thậm chí tức tối, trước tình hình trên. Chính Thủ tướng Chính phủ cũng từng đặt câu hỏi phải làm gì để không đứng cuối bảng? Do đó, câu hỏi đầu năm được đặt ra là VN phải làm gì để theo kịp các nước chung quanh. Các vị "thinkers" như ông Vũ Ngọc Hoàng thì nói “phải đổi mới, đổi mới là con đường duy nhất. Cần phải thoáng mở đầu óc, thoáng mở tư duy và quyết tâm cao trong hành động." Còn bà Khuất Thu Hồng nhấn mạnh thêm: "Nếu chúng ta không phát triển được, không tận dụng được tiềm năng, không tận dụng được cơ hội để phát triển lên rõ ràng là có tội với dân tộc" (1).

Tôi tự hỏi "dân tộc" là ai? Nói ra thì nghe có vẻ hay hay, nhưng trong thực tế câu nói đó không có ý nghĩa gì đáng chú ý. Còn nói chúng ta có tội với tiền nhân thì cần phải minh định "chúng ta" là ai. Ai làm cho đất nước này nghèo? Chắc chắn không phải "nhân dân", mà phải là những người có quyền thế và lèo lái con thuyền quốc gia. Nếu nhận "có tội với tiền nhân" rồi sao nữa? Chẳng lẽ chỉ nói suông nhận tội là xong sao? Đúng là cách nói rhetoric, nói mà không nói.

Chỉ có Tiến sĩ Nguyễn Quang A là nói thẳng và dễ hiểu. Ông nói là cần phải dẹp bỏ vai trò chủ đạo của các tập đoàn thuộc Nhà nước và giúp nền kinh tế sở hữu tư nhân: "Cái thứ nhất là phải triệt để xóa bỏ đường lối sai lầm của Đảng CSVN là: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trên cơ sở đó có thể vạch ra các chính sách kinh tế thúc đẩy cho sự phát triển của khu vực kinh tế Tư nhân trong nước và tạo điều kiện cho chúng hoạt động ngang ngửa, sòng phẳng và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác" (2). Ông nói thêm: “Nền Kinh tế thuộc sở hữu tư nhân phải đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chỉ có nền kinh tế tư nhân nó mới có những động lực để thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển. Kinh tế Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo trong một nền kinh tế được, nó chỉ giữ một vai trò có tính chất phù trợ nào đấy mà thôi. Tôi nghĩ biện pháp quan trọng nhất là phải xóa bỏ tất cả những cái ưu ái, trước hết là các ưu ái đối với DN Nhà nước, thậm chí cả những ưu ái đối với DN Đầu tư nước ngoài. Tôi không nghĩ các DN Tư nhân cần có sự hướng dẫn hay hỗ trợ của Nhà nước, tôi tin họ sẽ tự lo lấy của họ. Song cái quan trọng là phải để cho nó có một môi trường thông thoáng và không bị ai chèn ép.”

Đồng ý với TS Quang A. Người phương Tây có câu an elephant in the room (một con voi ở trong phòng) để chỉ một vấn đề / giải pháp mà ai cũng thấy nhưng chẳng ai muốn/dám nói đến. (Cũng như con voi nó rất bự ở trong phòng, nhưng không ai dám nói đến nó mà chỉ nói xa gần, bóng bẩy). Hai vị thinkers kia thừa biết và thấy "con voi" làm cho VN nghèo nàn và tụt hậu, nhưng không dám nói đến nó, chỉ có TS Quang A nói thẳng và dễ hiểu. Chứng kiến sai trái mà không nói cũng là có tội vậy.  

====



Theo Tuan'blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GOOGLE.TIENLANG: AI GIẾT THỦ LĨNH ĐỐI LẬP NGA NEMTSOV- CÁC HƯỚNG ĐI...

GOOGLE.TIENLANG: AI GIẾT THỦ LĨNH ĐỐI LẬP NGA NEMTSOV- CÁC HƯỚNG ĐI...: Vụ ám sát ông Boris Nemtsov, một thủ lĩnh đối lập có tiếng và từng làm Phó Thủ tướng Nga dưới thời Tổng thống Elsin ngay giữa đường phố M... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu chuyện của ngày hôm nay:

Cải cách thể chế từ câu hỏi chưa có lời giải

Tư Giang
Thứ Bảy,  3/5/2014, 09:37 (GMT+7)
 

 

 

 

Việc lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo làm kinh tế thị trường bị biến dạng, gia tăng vai trò can thiệp hành chính của Nhà nước. Ảnh: KINH LUÂN
(TBKTSG) - Một câu hỏi mà gần 30 năm qua Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh vẫn chưa có câu trả lời, đó là thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một ngày cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được mời đến nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thính giả là các lãnh đạo của hầu hết các tỉnh, thành phố. Kết thúc buổi nói chuyện, nhiều người hỏi bộ trưởng, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ông đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Gần ba mươi năm trước, khi còn là bí thư chi bộ kiêm lớp trưởng của một lớp lý luận cao cấp học tại học viện, ông Vinh cũng đã hỏi câu hỏi đó với các thầy giáo là các nhà lý luận, nhưng không được trả lời. Nay, câu hỏi đó vẫn làm băn khoăn những thế hệ sau ông.
Nhiều người hỏi Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông đáp: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Qua nhiều nghiên cứu sau đổi mới, định nghĩa về thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được xác định rõ, theo chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược. Ông nói: “Chúng ta là nền kinh tế thị trường duy nhất trên thế giới lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, làm kinh tế thị trường bị biến dạng, gia tăng vai trò can thiệp hành chính của Nhà nước”. Lý luận chưa thông đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề trên thực tế, như doanh nghiệp nhà nước ngày càng lớn, chi tiêu công phình to, số công chức trong hệ thống nhà nước không thể tinh giản, phân bố nguồn lực ngày càng lệch lạc... Những điều này, và nhiều điều khác nữa, là nguyên nhân chính cho nền kinh tế rơi vào giai đoạn tăng trưởng thấp, dài nhất kể từ khi đổi mới.
Ông Vinh đã chứng kiến rất nhiều mâu thuẫn khi còn làm ở địa phương. Một ví dụ đơn giản, là miễn thủy lợi phí cho nông dân. Nhà nước rót tiền để công ty thủy nông tưới tiêu nước miễn phí. Cơ chế đó tưởng là tốt, nhưng lại làm tất cả trở nên vô trách nhiệm. Công ty thủy nông vì không thể bán sản phẩm nên không quan tâm chất lượng dịch vụ, cơ quan thủy nông của Nhà nước cũng có thể nảy sinh tiêu cực khi cấp tiền cho công ty thủy nông, và người nông dân nhiều khi để nước chảy tràn bờ mà không mấy bận tâm. “Như vậy, một tài nguyên quý như nước mà được dùng vô tội vạ”, ông Vinh kể lại câu chuyện này, và nói: “Chúng ta cứ tưởng chúng ta tốt, chúng ta đúng khi cho không. Phân bổ nguồn lực dựa vào ý chí chủ quan, trái quy luật thị trường để lại hậu quả rất nghiêm trọng”.
Nhiều thành phần kinh tế tham gia đã góp phần xóa bỏ dần tình trạng độc quyền trong lĩnh vực viễn thông. Ảnh: THANH TAO
Cho đến gần đây, yêu cầu về việc xác định mô hình phát triển và xây dựng thể chế để phân định vai trò của Nhà nước và của thị trường lại được đặt ra. Và một đề án về cải cách thể chế kinh tế Việt Nam đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nhằm tìm các biện pháp giải quyết tình trạng suy kiệt của nền kinh tế.
Những nỗ lực như vậy cần phải được tiến hành nhanh hơn trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Một nghiên cứu của Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tuần trước đã liệt kê hàng loạt cam kết hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam sau khi ký kết các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Tự do thương mại (FTA) với EU thời gian tới.
Chẳng hạn, một số FTA, đặc biệt là TPP mà Việt Nam đang đàm phán có cam kết về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo hướng yêu cầu tất cả DNNN cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không trợ cấp cho DNNN; minh bạch hóa quản lý DNNN. Nội dung cam kết này, theo Bộ Ngoại giao, sẽ đặt ra thách thức về thể chế kinh tế.
Thứ nhất, cơ chế “xin - cho” thời gian qua đã thúc đẩy hình thành khu vực hưởng lợi trên lưng người khác (rent-seeking) thu lợi nhờ các đặc quyền hoặc độc quyền kinh doanh. Việc xóa bỏ cơ chế này đang gặp nhiều trở lực do sức ỳ lớn của nhiều DNNN và các nhóm lợi ích hưởng lợi từ cơ chế này.
Thứ hai, chế độ quản trị của DNNN ở nước ta nhìn chung còn chịu ảnh hưởng của tàn dư cơ chế quan liêu, chưa quan tâm đến các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong quản trị doanh nghiệp; do đó minh bạch hóa quản lý DNNN đặt ra yêu cầu cấp bách về đổi mới căn bản quản trị của DNNN.
Thứ ba, việc đặt các DNNN vào môi trường cạnh tranh “sòng phẳng” trong khi sức cạnh tranh còn hạn chế, nếu không có các thể chế hỗ trợ không loại trừ khả năng bị thâu tóm, chi phối bởi độc quyền tư nhân và/hoặc độc quyền nước ngoài, nhất là trong những lĩnh vực cần có điều tiết của Nhà nước.
Bộ Ngoại giao cho rằng trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần xác định rõ đâu là yếu tố thị trường, đâu là định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ cho rằng, thể chế kinh tế của Việt Nam có đặc thù, nhưng trước hết cần theo dòng chảy chung của nhân loại. Kinh tế thị trường là phương thức phát triển kinh tế chung của thế giới hiện nay, phải chăng định hướng xã hội chủ nghĩa là nói đến bản chất và vai trò của Nhà nước ta.
Với cách tiếp cận như vậy và trên cơ sở kinh nghiệm của các nước, có thể phân định rõ vai trò của thị trường và Nhà nước trong kết cấu thể chế kinh tế ở nước ta như sau:
Thứ nhất, tôn trọng quy luật của thị trường, để thị trường giữ vai trò quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực. Trong hội nhập quốc tế, Nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng doanh nghiệp và xã hội giữ vai trò quyết định thành công và hiệu quả của hội nhập. Vì vậy, cần tạo dựng được các thể chế thị trường hiện đại để khơi dậy và giải phóng tối đa tiềm năng, sáng tạo và sức sản xuất của toàn xã hội.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế, việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường được thể hiện đồng thời dưới hai góc độ: (i) Đẩy mạnh hội nhập quốc tế để dẫn lái kinh tế Việt Nam theo quỹ đạo kinh tế thị trường hiện đại. (ii) Cần có các thể chế bảo đảm tôn trọng và củng cố các nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường như quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.
Thứ hai, về vai trò của Nhà nước. Nhà nước nên tập trung làm tốt các chức năng cốt lõi: (i) Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ các nền tảng tích cực của kinh tế thị trường; (ii) Khắc phục, sửa chữa các khiếm khuyết và thất bại của thị trường nhằm bảo đảm phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực; (iii) Thực hiện tốt các chức năng xã hội nhằm bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.
Những cuộc thảo luận về cải cách thể chế đang được nhiều cơ quan tiến hành trên diện rộng. Tất cả những nỗ lực đó là nhằm tổng kết 30 năm đổi mới ở Việt Nam. Liệu câu hỏi làm băn khoăn bộ trưởng cách đây gần 30 năm có được giải đáp thỏa đáng?
Xã hội dân sự có là “ngáo ộp”
Chủ đề xã hội dân sự chỉ được nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đề cập ngắn gọn trong khoảng 6 phút, nhưng đã để lại sự quan tâm đặc biệt tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014.
Ông Tuyển nói: “Tôi suy đoán rằng cái mà chúng ta kỵ cụm từ xã hội dân sự cũng giống như chúng ta đã từng kỵ thể chế kinh tế thị trường, coi đó là một sản phẩm của kinh tế tư bản. Và bây giờ, chúng ta cũng đang coi xã hội dân sự như là cấu trúc chính trị của chủ nghĩa tư bản.”
Ông giải thích, thể chế thị trường hiện đại bao gồm ba trụ cột là thị trường, Nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự, trong đó thị trường đảm bảo các yếu tố quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo dịch chuyển nguồn lực; Nhà nước xử lý những thất bại của thị trường, dùng chính sách để điều tiết; và các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò phản biện, xây dựng chính sách, và giám sát  thực thi chính sách.
Trích dẫn Karl Marx, rằng bản chất của nhà nước là có tính chất quan liêu, ông Tuyển cho rằng, xã hội dân sự giúp phát huy dân chủ để khắc phục sự quan liêu đó. Ông nhắc lại Thủ tướng cũng yêu cầu phát huy dân chủ trong bản thông điệp đầu năm.
Ông Tuyển, vừa trở về từ cuộc đàm phán song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ở Washinton DC hôm Chủ nhật 27-4, nói ông lo ngại “thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay không tương thích với TPP”. Ông giải thích: “Ví dụ, trong TPP đề cao vai trò của xã hội dân sự, đề cao sự tự do thành lập các hiệp hội. Đây là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị với chúng ta”.
Tư Giang

Phải có chủ thuyết phát triển
Bài phát biểu của ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014 được nhiều người đánh giá cao. Liên quan đến vấn đề cải cách thể chế để tạo ra động lực mới cho phát triển, ông Bá đưa ra sáu đề xuất.
“Thứ nhất, chúng ta chưa có chủ thuyết phát triển của Việt Nam. Tôi đề nghị cần nghiên cứu cụm từ ấy theo nguyên tắc, cái gì có lợi cho đất nước này, cái gì có lợi cho dân tộc này thì làm, cái gì không có lợi thì bỏ, không câu nệ gì hết. Đây là thời điểm tốt khi Đảng đang chuẩn bị Đại hội lần thứ XII.
Thứ hai, nói đến thể chế là nói đến vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Tôi đồng ý. Nhưng còn vế thứ hai, là trên cơ sở xác định rất rõ chức năng, nhiệm vụ kinh tế của Nhà nước thì phải phân định rạch ròi nhiệm vụ của các cơ quan, các bộ phận. Ví dụ, Đảng ra chiến lược phát triển 10 năm, Quốc hội quyết định kế hoạch 5 năm, Chính phủ quyết định hàng năm. Khi đã minh định như vậy thì cứ thế mà làm.
Thứ ba, phải làm rõ trách nhiệm và phải có chế tài đối với cơ quan công quyền khi không thực hiện nhiệm vụ. Quốc hội, Chính phủ mà làm sai thì chế tài thế nào? Quốc hội thông qua luật mà luật không đi vào cuộc sống thì phải chế tài chứ. Chính phủ cũng thế. Các cơ quan công quyền phải làm việc có trách nhiệm.
Thứ tư, có một số tổ chức phải đưa ra ngoài Quốc hội, Chính phủ để đảm bảo tính trung thực và chính xác được. Tôi đề nghị kiểm toán, ngân hàng trung ương, thống kê phải đưa ra ngoài, cấp trên của các cơ quan này chỉ là luật pháp. Kiểm toán cũng phải kiểm toán cả Quốc hội và bất kỳ cơ quan nào tiêu tiền ngân sách.
Thứ năm, đã đến lúc phải tổ chức lại chính quyền nhà nước ở các địa phương, nên xem xét thành lập chính quyền cấp vùng. Đề nghị chính quyền địa phương không làm kinh tế, tỉnh nào cũng phát triển công nông nghiệp, dịch vụ. Lúc ấy họ mới ra khâu quy hoạch, chiến lược có giá trị.
Thứ sáu, phải nhanh chóng ban hành một số luật, ví dụ trưng cầu ý dân, luật về xã hội dân sự.
Theo tôi, động lực mới chỉ có từ cải cách thể chế. Đất nước này muốn phát triển lớn thì phải có đột phá, phải dám làm mạnh mẽ”.
Tư Giang lược ghi

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Chàng 18 này rất có thể trở thành nhà tư tưởng vì những lập luận sắc bén và chặt chẽ của chàng!


7913754434_7dd6e6f1e4_b

5 nhận định về cách lập luận chính trị ở Việt Nam

Đầu tiên các bạn thường hay bác bỏ ý kiến trái chiều bằng lý do kiểu như “Bọn phản động, bọn bán nước” từ phía các bạn ủng hộ chế độ hoặc là “Ôi cộng sản, lũ ngu dốt!!!” từ phía các bạn còn lại. Đây gọi là chụp mũ về tư tưởng, về niềm tin, các bạn muốn bảo vệ tư tưởng niềm tin của bạn thì bạn phải có lập luận, phải có lý lẽ để bảo vệ nó, chứ không phải bác bỏ mọi ý kiến phản bác bằng cách phán xét đối tượng tranh luận với bạn.
Thứ hai, không chấp nhận ý kiến bên đối diện dù cho họ đưa ra đầy đủ lý lẽ và chứng cứ thuyết phục. Các bạn phải tập chấp nhận những ý kiến đúng đắn từ phía bên kia. Nếu bên kia đưa ra được bằng chứng lý lẽ thuyết phục thì bạn phải chấp nhận nó, có như vậy thì lý lẽ, bằng chứng của bạn mới được người khác lắng nghe, tán thành. Không nên tranh luận theo kiểu cãi bướng, cứ đinh đinh cái định kiến rằng bên mình luôn đúng và bên kia luôn sai.
Thứ ba, 1 vấn đề rất là nhức nhối, chửi thề. Nếu các bạn không có văn hóa, không biết cách ứng xử thì mình khuyên các bạn đừng tham gia những vấn đề thế này, xem cho biết đi. Vì tranh luận là giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ, lập luận, chứ không phải cãi nhau ngoài đường bên nào chửi cho bên kia im miệng là thắng.
Thứ tư, thường xuyên lôi lịch sử, những chính sách sai lầm của bên đối lập trong quá khứ ra để phán xét tư cách, độ đúng đắn của họ. ....... Đồng thời, thứ chúng ta tranh luận là những vấn đề hiện nay, với những cá nhân sống trong thời đại này chứ không phải vào thời nào đó. Cho nên việc lôi lịch sử ra để xuyên tạc phán xét là hành động không hợp lý và mang tính thù địch hơn là tranh luận.
Thứ năm, so sánh vấn đề trong nước với nước ngoài. Các bạn có thể dẫn chứng những thành công thất bại của nước khác để củng cố cho lập luận của bạn nhưng cái mình nói ở đây là cái kiểu lấy nguyên nước người ta ra so sanh với nước mình mà không nêu ra thua ở đâu, vì sao thua. Như “Bên Singapore hồi xưa thua mình, giờ nó hơn mình chục năm”, các bạn chỉ nhìn tới việc nước mình thua nước họ với tâm thái là ganh tị, chứ không phải học tập. Biết mình thua người khác rồi thì phải xem mình thua ở đâu và có niềm tin phấn đấu chứ ko phải cứ luôn miệng nói mình thua người này người kia như vậy.
Có lẽ do nước ta một Đảng nên người dân không quen với việc tranh luận những vấn đề thế này. Nhưng theo mình, trước khi bàn về tự do, bàn về dân chủ, bàn về đa đảng thì mỗi người dân trong chúng ta, dù tư tưởng chính trị như thế nào, đều phải biết cách làm thế nào để tranh luận, đưa ra lý lẽ hợp lý chứ không phải thực hiện những hành động đưa mọi cuộc tranh luận nào vào ngõ cụt.
P/S: Nếu bạn nào tâm đắc về bất kì quyển sách nào về nghệ thuật tranh luận, lập luận thì cho mình xin vì những cái trên là do mình tự rút ra và còn phải học nhiều. Xin cảm ơn.

KR

Phần nhận xét hiển thị trên trang