Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

De bi dien lam!

Sự thật người đàn ông bị “điều khiển bằng sóng não”


(Công lý) - Theo tiến sỹ Vũ Thế Khanh, việc cài thiết bị vào sóng não để theo dõi, điều khiển suy nghĩ của người khác được coi là khoa học viễn tưởng. Việt Nam chưa thể có loại thiết bị này.

Sóng não người có thể điều khiển bằng thiết bị?
Mới đây, một tờ báo mạng đăng tải thông tin về việc bà T (35 tuổi, ngụ ở Gò Vấp, TP.HCM) bị một chiếc máy phát sóng thâm nhập vào bộ não, lấy cắp ký ức bằng cách quản lý sóng bên trong não.
Theo bài báo, người đàn bà này cho rằng bị chính người của chồng mình lấy cắp ký ức. Bà T cũng cho hay, bị nhà chồng biết trước mọi suy nghĩ và tìm cách hạn chế quyền tự do và khống chế mọi hành vi khiến  bà cảm thấy danh dự và nhân cách bị xúc phạm nghiêm trọng
Việc xuất hiện thông tin về một loại máy phát sóng (thiết bị) có khả năng nhận diện được suy nghĩ, điều khiển bộ não, làm mất ý thức con người khiến nhiều người nghi ngờ cho rằng sóng não của mình có thể bị điều khiển, dẫn đến cuộc sống bị xáo trộn.
Trước đó không lâu, gửi đơn đến báo điện tử Công lý, anh N.T.D (SN 1979, ở xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, anh bị một chiếc máy phát sóng, điều khiển ý thức, làm thay đổi hành vi con người.
Theo anh D cách đây 7 năm (năm 2007), anh D phát hiện có người nói chuyện trong đầu mình và kéo dài cho tới tận ngày hôm nay. Họ nói toàn chuyện mặt trái, chỉ nói và làm ngược những việc anh D làm.
Nếu học tập, nghiên cứu  thì họ chửi là ngu, làm cho quên, nếu làm thì họ bó chân tay, bó đầu. Nếu ăn thì họ cho mùi phân trâu, phân bò, họ dày vò, làm cho không có dịch vị, nếu ngủ thì họ làm cho mơ màng, thức giấc nhiều lần.
Anh D cho rằng, trong não của anh dường như có một chiếc máy điều khiển hành vi, khiến anh không thể làm chủ được cơ thể.
Theo người thân, anh D bị bệnh và đang được điều trị tại quê
Sáng ngày 28/1, trong buổi tiếp xúc với phóng viên tại chính ngôi nhà của gia đình ở xã Đồng Quang (Quốc Oai) anh D cho hay, bản thân rất bức xúc, đau khổ, không làm được việc và không chịu được sự giày vò của chiếc máy “ăn cắp sóng não” bí ẩn này. Trong suốt khoảng thời gian gần 10 năm, anh luôn sống trong tâm trạng ám ảnh, khủng hoảng, suy sụp tinh thần.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đó, anh D tốt nghiệp Đại học mỏ Địa chất năm (1996 – 2000), sau đó được cử vào Vũng Tàu làm trong  ngành dầu khí.
Tại đây, anh D có tham gia học thêm văn bằng 2 ở Đại học Ngoại thương, thành phố Hồ Chí Minh.
Trong khoảng thời gian này (năm 2007), Anh D cho rằng mình bị một chiếc máy phát sóng thâm nhập, phát hiện suy nghĩ và điều khiển mọi hành vi.
Từ khi có hiện tượng này, anh  phải từ bỏ công việc ở Vũng Tàu, từ bỏ việc học thêm và trở về quê để dưỡng bệnh.
Điều khiến phóng viên bất ngờ, trong quá trình tiếp xúc với người thân,  xóm làng, mọi người đều cho rằng bản thân anh D bị  “ma nhập”.
Lý giải khoa học
Trao đổi với phóng viên về sự việc trên, tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng việc cài thiết bị vào sóng não để theo dõi, điều khiển suy nghĩ của người khác được coi là khoa học viễn tưởng, Việt Nam chưa thể có loại thiết bị này.
Theo tiến sỹ Vũ Thế Khanh, việc cài thiết bị vào sóng não để theo dõi, điều khiển suy nghĩ của người khác được coi là khoa học viễn tưởng
Đối với một số nước công nghệ phát triển có thể có loại thiết bị phân tích để xác định nhận diện, lời nói nói dối hay nói thật, dựa vào đặc tính của âm thanh có thể đoán được tư cách, trình độ IQ, văn phong của người đó.
Còn để cài thiết bị theo dõi suy nghĩ người khác thì bắt buộc phải mổ não ra, thiết bị đó phải được chế tạo cực kỳ siêu nhạy, khi đó nó có thể chuyển tín hiệu của não sang một tín hiệu khác để giải mã.
"Nếu tôi cài một chíp sinh học vào trong não của một ai đó, chíp có thể phát ra, từ chuyển động cơ học biến thành chuyển động từ trường, rồi người ta giải mã sóng sang một tín hiệu khác. Phải có một thiết bị cài vào trong não, khi anh phát ra một ý nghĩ nào đó, phải có một thiết bị khác giải mã nó”- Tiến sĩ Khanh nhấn mạnh.
Về trường hợp của anh D, ông Khanh cho rằng trước hết đây là một bệnh lý liên quan đến nhiều vấn đề về biến thái của bệnh tâm thần.
Giả sử có máy phát sóng thì anh D cũng không phải là đối tượng để người ta làm việc đó, đấy là anh này bị hoang tưởng, tâm thần phân liệt tự tưởng tượng ra.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Sơn Hà, Chuyên viên Vụ tổ chức phi Chính phủ Bộ Nội vụ cũng cho rằng: “Bộ não là trung tâm xử lý các thông tin, thu nhập xử lý và điều khiển mọi hành vi của con người trong cuộc sống hằng ngày. Trong mỗi một con người đều có trường điện từ do dòng điện sinh vật tạo nên. Thực tế có tồn tại thiết bị nhận biết được suy nghĩ não bộ, nhưng chỉ trong một khu vực nhất định và không thể khống chế suy nghĩ đó”.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc anh D cho rằng mình bị một ai đó điều khiển sóng não là câu chuyện hoang đường và có dấu hiệu của bệnh lý tâm thần.
Ông Nguyễn Đình Chi, trưởng thôn Yên Nội cho biết: “Anh D trước đây công tác trong Vũng Tàu, mới về địa phương được khoảng 3 năm nay. Thời gian ở quê, gặp ai anh cũng cho rằng bị một chiếc máy phát sóng điều khiển trong não. Gia đình đã đưa anh đi khám bệnh và phát hiện có dấu hiệu thần kinh không bình thường”.
(Cũng liên quan đến những sự việc này, gần đây, một thám tử tại TP.HCM cho rằng, một nhóm tội phạm đưa một loại máy móc hiện đại vào Việt Nam. Loại máy này có khả năng đánh cắp ký ức của con người. Nhóm tội phạm này đã bị bắt giữ. Sự thật về việc này ra sao, báo điện tử Công lý sẽ làm sáng tỏ trong bài viết sau).
Thọ Phúc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách làm tĩnh tâm khi thế giới quanh bạn trở nên hỗn loạn

4 cách làm tĩnh tâm khi thế giới quanh bạn trở nên hỗn loạn
Bạn có nhớ bộ phim Phù thủy xứ Oz, khi một cơn lốc xoáy quét qua và Dorothy bị cuốn vào khung cảnh tàn phá hỗn loạn? Đôi khi cuộc sống của bạn cũng thế – mặc cho bạn cố gắng thế nào đi nữa để giữ cân bằng, thì thế giới xung quanh dường như vẫn quá hỗn loạn. Nhưng nếu bạn có thể nỗ lực để thực hiện 4 cách làm tĩnh tâm sau đây, bạn sẽ gặt hái được phần thưởng và tìm thấy sự bình an ngay cả mọi thứ đang rối tung lên.
1. Tìm một căn phòng và đóng cửa lại
Nghe có vẻ hơi kỳ quặc, nhưng đôi khi bạn phải tách mình ra khỏi thế giới để cố gắng tĩnh tâm lại. Hãy dậy sớm hơn mọi người trong gia đình vào mỗi buổi sáng, tìm một nơi yên tĩnh như một căn gác xép và thử ngồi thiền.
Để chuẩn bị thiền, bạn hãy tìm một chỗ ngồi thật thoải mái, bạn có thể ngồi kiết già hoặc ngồi tựa trên gót chân, hãy đặt đồng hồ báo thức, nhắm mắt lại và bắt đầu theo dõi hơi thở. Bạn có thể thiền chỉ 5 phút hoặc tốt hơn là một lần vào buổi sáng và một lần buổi tối. Hiệu quả không phải ở chỗ bạn ngồi được bao lâu, mà là bạn thực hiện thường xuyên đều đặn.
Ngồi tựa trên gót chân
Ngồi tựa trên gót chân
2. Giảm bớt tin tức và mạng xã hội
Nếu bạn thấy thế giới xung quanh quá rắc rối, hãy tắt máy đi. Nhất là với các tin tức thời sự hàng ngày, ngày càng dễ tiếp cận, và ngày càng gây phiền não hơn bao giờ hết. Hãy quyết định bạn sẽ tránh xa cái tivi, đài radio và các mạng xã hội trong vòng một tuần và xem kết quả thế nào. Hãy tận hưởng tất cả thời gian rảnh bạn có, khi mà tất cả những điều này đã được gỡ bỏ. Chúng ta đã làm phiền tâm trí mình khi dành biết bao thời gian mỗi ngày bên các món đồ điện tử, hết cái này đến cái khác.
3. Giữ cân bằng trước những khó khăn và thách thức
Những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể làm chúng ta quên đi sự lịch thiệp. Cô nàng Thái Độ mang cho bạn cà phê sữa mà chẳng hề mỉm cười, trên thực tế, cô ta thẳng thừng thô lỗ khi bạn yêu cầu rót đầy ly. Một buổi chiều đi làm bực mình khi xin đường mà người ta không nhường, mà dường họ đang muốn chèn xe bạn.
Những điều khó chịu nhỏ nhặt này có thể làm bạn mất bình tĩnh, nhưng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều khi rũ chúng xuống, nhún vai và tiếp tục hành trình. Quát vào mặt người pha chế hay phóng nhanh vượt ẩu không phải là điều người tốt làm. Hãy giữ bình tĩnh khi những vấn đề xảy ra thực sự KHÔNG PHẢI là cái gì đó to tát.
ngoi thien la 1 cach de tinh tam
Nghe thật lạ, nhưng đôi khi bạn cần tách mình ra khỏi thế giới và tĩnh tâm lại. (Ảnh: pixabay)
4. Nhận ra khi bản thân bị mất cân bằng.
Đôi khi bạn chỉ cần lùi một bước và ngẫm nghĩ lại. Có thể do vấn đề về nội tiết tố, có thể bạn đã uống quá nhiều cà phê, hoặc có thể do các ngôi sao đang sắp xếp theo một cách nào đó khiến bạn phát khùng. Dù nguyên nhân gì đi chăng nữa, nhận thức được điều đó là bạn đã thắng một nửa rồi.
Hãy chú ý và nhận ra khi nào bạn đang bị mất cân bằng và nhìn vào bên trong. Bạn hãy lên một kế hoạch dành riêng cho bản thân để có thể tự mình quay trở lại bình thường. Có thể cần phải nghỉ một ngày, đến lớp yoga, tăng gấp đôi thời gian ngồi thiền, bỏ cà phê, hoặc đi massage. Hãy lên kế hoạch khi bạn thấy bản thân mình đang mất cân bằng, để không bị lôi vào cơn lốc giống như Dorothy.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh rằng bột ngọt còn nguy hại hơn cả rượu, nicotine và nhiều loại thuốc khác, nó gây tổn thương não, ….


Bột ngọt lặng lẽ giết người trong êm ái

Bột ngọt còn được gọi là mì chính, có tên hóa học là monosodium glutamate (MSG). Trong bảng các phụ gia thực phẩm thì nó được mã hóa với ký hiệu là E621. Ngày nay bột ngọt được sử dụng trong rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau nhất là các loại chế biến sẵn như: giò chả, đồ hộp, các nước sốt, nước mắm, nước tương, bột nêm, đồ ăn cho trẻ em…và đã trở thành loại gia vị gần như không thể thiếu của bất cứ bếp ăn nào ở Việt Nam, từ gia đình cho đến nhà hàng, căng tin.
Bột ngọt không phải là một gia vị đơn thuần như muối hay tiêu, mà là chất tăng cường hương vị cho thực phẩm, làm cho các đồ ăn có cảm giác tươi ngon hơn, mùi dễ chịu hơn. Nó đánh lừa miệng lưỡi của người ăn khi mang lại cảm giác là có nhiều protein hơn, ngon miệng hơn.
Lợi ích của bột ngọt đối với ngành công nghiệp thực phẩm thì đã rõ ràng, nhưng phụ gia này lại có thể hủy hại sức khỏe của bạn một cách lặng lẽ. Loại phụ gia này được xếp vào trong nhóm chất excitotoxin, là tên gọi của nhóm các chất gây tổn hại tới hệ thần kinh. Các excitotoxin thường gây kích thích quá lớn tới sự dẫn truyền thần kinh trong não dấn đến giết chết các tế bào thần kinh. Hầu hết các excitotoxin vào cơ thể người thông qua vai trò là phụ gia thực phẩm vì đặc tính của excitotoxin là kích thích các tế bào vị giác ở lưỡi, tăng cường cảm giác ngon ngọt của bất cứ loại thức ăn nào chứa chúng. Có khoảng 70 excitotoxin đã được xác định, đa số các excitotoxin này là các axit amin phản ứng với các thụ thể đặc hiệu trong não dẫn đến sự hủy diệt của một số loại tế bào thần kinh.
Được phát hiện ra từ năm 1908, nhưng mãi đến những năm 1960 mới có những nghiên cứu về sự nguy hại của mỳ chính (MSG). Năm 1957, bác sĩ nhãn khoa Lucas và Newhouse đã thử nghiệm MSG trên động vật, kết quả cho thấy 100% các tế bào thần kinh ở lớp trong võng mạc bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1968, Tiến sĩ Olney thuộc Khoa tâm thần học tại Đại học Louis, Washington đã lặp đi lặp lại các thử nghiệm cho thấy MSG không những phá hủy các tế bào thần kinh võng mạc mà còn phá hủy các tế bào vùng não dưới đồi và các tế bào não các vùng lân cận. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy sự tàn phá mạnh mẽ của MSG tới não ở động vật mới sinh và chưa trưởng thành.
Khái niệm “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” (chinesse syndrome restaurants) đã được đưa vào trong các tài liệu y học để chỉ những người bị phản ứng phụ sau khi ăn bột ngọt, với các biểu hiện như tê, tim đập nhanh. Ngày nay hội chứng này được gọi là “Hợp chứng bột ngọt” (MSG Symptom Complex).
Gần đây nhiều nghiên cứu cũng cho biết cụ thể hơn về cơ chế gây hại của các excitotoxin trong đó có glutamate. Trong phòng thí nghiệm, cho các tế bào não tiếp xúc với glutamate , sau đó rửa sạch, thì thấy ban đầu các tế bào não vẫn bình thường, sau khoảng một giờ các tế bào này nhanh chóng bị chết. Những ảnh hưởng này không chỉ diễn ra ở trẻ nhỏ và người chưa trưởng thành mà ngay cả người trường thành cũng bị nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Sự thiệt hại các tế bào thần kinh ở các vùng não chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về thần kinh như Alzheimer, Parkinson, thậm chí còn gây u não, ung thư não và các bệnh về thần kinh hiếm gặp khác.
Nhiều tác dụng phụ khác cũng có liên quan đến việc tiêu thụ thường xuyên của bột ngọt, bao gồm: béo phì, tổn thương mắt, nhức đầu, mệt mỏi và mất phương hướng, trầm cảm. FDA cũng thừa nhận “Hợp chứng bột ngọt”. Hơn nữa, ngay cả FDA thừa nhận rằng triệu chứng này có thể xảy ra ở nhóm người có ăn nhiều bột ngọt.
Theo FDA, các trượng hợp mắc “hợp chứng bột ngọt”, có thể có các biểu hiện sau: tê, cảm giác nóng rát, ngứa ran, căng mặt, đau ngực hoặc khó thở, đau đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh, buồn ngủ, yếu mệt.
Thực tế, không chỉ có bột ngọt mà còn rất nhiều chất excitotoxic đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thực phẩm. Chúng kích thích tới các tế bào vị giác ở lưỡi, qua đó tăng cường vị ngon, ngọt của bất cứ loại thức ăn nào. Vì lợi nhuận, và chưa có chất thay thế phù hợp…rất nhiều lý do khác nhau khiến cho nhiều nhà sản xuất thực phẩm vẫn tiếp tục sử dụng một cách vô tội vạ dưới các hình thức khác nhau mặc cho những khuyến cáo về liều lượng sử dụng cũng như những nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người.
Có thể nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, nếu bột ngọt là độc hại như thế thì sao các nước không cấm luôn đi? Hình như câu trả lời không đơn giản lắm, vì những trường hợp như thế này có khá nhiều, ví dụ như thuốc lá, ai cũng biết là vô cùng độc hại nhưng hiện nay vẫn chưa có nước nào cấm hoàn toàn.
Mạnh Lạc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỜI MẸ DẶN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kinh!

Cảnh sát Nga bố ráp quán người Việt bán thịt hổ, báo


Canh sat Nga

Cảnh sát Nga vừa tiến hành bố ráp một quán ăn Việt Nam tại Moscow. Tại đây, họ phát hiện ra quán bày bán các món ăn làm từ thịt hổ và báo.


Đầu, da của hổ và báo đã được phát hiện tại một nhà hàng nơi họ đã róc thịt loại động vật quý hiếm này để chế biến thành món ăn. Cảnh sát Nga đã thu được xương của các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng và cũng đã tịch thu gần nửa tạ thịt mà họ cho là của một con hổ Amur quý hiếm và da báo.
Nhà hàng này nằm ở ngoại ô thủ đô Moscow, thường phục vụ các món ăn 'kỳ lạ và đắt tiền'. Một số người châu Á tin rằng thịt hổ sẽ cải thiện hiệu suất làm việc ở khắp mọi nơi từ 'phòng họp với phòng ngủ’.

Canh sat Nga
 Cảnh sát Nga bố ráp
Canh sat Nga
 phát hiện ra 50kg thịt hổ
 
Canh sat Nga
 Chủ quán người Việt bán thịt hổ và báo
 

Cảnh sát nghi ngờ nhà hàng không chỉ chế biến thịt động vật quý hiếm phục vụ cho khách hàng mà còn bán chúng ra thị trường châu Á các sản phẩm khác từ hổ, báo như xương, móng, nanh để sử dụng trong y học cổ truyền.
Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết: "Chúng tôi đang điều tra dựa trên giả định ban đầu rằng các động vật đã bị săn đuổi và giết hại để tạo nguồn cung thịt cho nhà hàng. Những thứ khác không dùng trong nấu ăn cũng có thể đem bán với giá cao để làm thuốc”
'Một ký thịt hổ có thể lên đến 1.000 bảng. Đầu hổ khoảng 2.500 bảng và da hổ thì có giá đến 7.000 bảng’, người của cảnh sát cho biết. Theo Quỹ Quốc tế Vì Thiên nhiên, cả hai loài báo và hổ Amur đều đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Cảnh sát cho biết họ đang thẩm vấn một nhân viên người Việt bị tình nghi giết và vận chuyển các loài động vật quý hiếm đến Moscow.

Anh Tú (theo Daily Mail)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đất nước đậm đặc tử khí và ưa giết hại đồng chí của mình. Nếu lãnh đạo này gửi thiệp mừng năm mới, cần cẩn trọng!

(NLĐO)- Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa xử tử một vị tướng quân đội vì bất đồng, Bloomberg đưa tin hôm 7-2.

Theo một quan chức Hàn Quốc, Tướng Pyon In-son của Triều Tiên đã bị xử tử hình hồi tháng trước vì thể hiện quan điểm khác với Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
The Obama administration says the sanctions are in response to provocations and threats by North Korea, led by Kim Jong-un - particularly the cyberattack on Sony.
Ảnh: KCNA/Reuters

Hiện vẫn chưa rõ vấn đề bất đồng là gì.
Trước đó, có tới 50 quan chức nước này cũng bị xử tử vì những cáo buộc khác nhau, trong đó có cả cáo buộc … xem phim Hàn Quốc!
Trong một diễn biến mới nhất, Nhà lãnh đạo họ Kim mới có một động thái khiến không ít người bất ngờ khi ông trao đổi thiệp chúc mừng năm mới vớiTổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon – vốn là một người Hàn Quốc.
“Nhà lãnh đạo của chúng tôi đã gởi thiệp năm mới để đáp lại lời chúc từ ông Ban Ki-moon” – Đặc phái viên của Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc - ông Kim Song nói, đồng thời tiết lộ thêm rằng việc trao đổi thiệp mừng này diễn ra hôm 6-2.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Thụy Sĩ vừa xác nhận đã ngừng tài trợ cho các sỹ quan Triều Tiên tham gia tập huấn tại nước này. Trước đó, từ năm 2011, mỗi năm Thụy Sĩ đào tạo 2 đại diện của chính quyền Bình Nhưỡng tại Trung tâm chính sách an ninhGeneva, theo thỏa thuận.
Thụy Sĩ đã chi 174.000 USD trong 3 năm qua cho hoạt động này. Tuy nhiên năm 2014, các sỹ quan Triều Tiên đã gây quan ngại khi bị phát hiện tham gia diễn tập trái phép tại một trường bắn. Do đó phía Thụy Sĩ đã xem xét lại thỏa thuận và chấm dứt hoạt động này.
Đỗ Quyên (Theo Bloomberg)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày mai giỗ nhà thơ Phùng Quán!

GIỖ PHÙNG QUÁN LẦN THỨ 20, ĐỌC LẠI BÀI THƠ "LỜI MẸ DẶN"

Trao giải thưởng Quỹ Phùng Quán tại Lăng Mộ vợ chồng a Phùng Quán

      LỜI MẸ DẶN, TUYÊN NGÔN CỦA NGƯỜI CẦM BÚT

Ngô Minh

 Bạn đọc thân mến. Ngày mai, 21 tháng Chạp âm lịch là ngày giỗ thứ 20 nhà thơ Phùng Quán ( 1995- 2015). Ngô Minh nằm viện, nên tất cả công việc giỗ chạp đều do nhà văn Tô Nhuận Vỹ "cầm chịch". Tham gia giỗ Phùng Quán năm nay có nhà thơ Mai Văn Hoan,nhà thơ Vihnx Nguyên, nhà thơ Nhất Lâm, Lê Tấn Quỳnh...Anh em sẽ lên mộ thắp nhang sau đó sẽ vào nhà thờ cúng giỗ. NhÂn dịp giỗ Phùng Quán, mời bạn đọc cùng Ngô Minh đọc lại bài thơ LỜI MẸ DẶN, bài thơ cốt tử nhất của Phùng Quán, bài thơ đã được khắc lên lăng mộ nhà thơ...
             Bài thơ “ Chống tham ô lãng phí “ trong Giai phẩm mùa Thu số I (9-1956 ) của Phùng Quán được những nguời cực đoan thời đó đánh giá là một bài thơ “nói xấu chế độ”, “chống đảng”, là “phản động”. Sau nhiều lần học tập, viết bản tự kiểm điểm, bị “đấu tố” gay gắt , Phùng Quán có nguy cơ bị khai trừ ra khỏi Hội Nhà văn, bị đưa ra khỏi biên chế Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi anh đã dấn thân theo Vệ Quốc đoàn từ tuổi thiếu niên, rồi phải đi “lao động cải tạo” nhiều năm. Thực tế gần một năm sau, tức đến năm 1958 những hình thức kỷ luật này mới được thi hành, nhưng lúc đó ai cũng đã biết trước bản án dành cho “bọn nhân văn”. Đối với người miền Nam xa quê hương , thân cô thế cô giữa phố phường Hà Nội như Phùng Quán, nguy cơ bị kỷ luật như thế là rất đáng sợ. Bị coi là “phản động”, ai cũng tìm cách xa lánh, lại bị tách khỏi môi trường lính quen thuộc, xa đồng chí, bạn bè dễ làm người thanh niên trẻ tuổi dễ trở nên hoang mang tuyệt vọng , dễ dẫn đến bệnh tâm thần hoặc tìm đến cái chết.
             Nhưng Phùng Quán thì không. Anh vẫn sống và sáng tác hay hơn, quyết liệt hơn. Sau khi báo Nhân Văn-Giai phẩm bị đình bản, năm 1957, Nhà nước cho phép Hội Văn nghệ xuất bản tuần báo Văn do nhà văn Nguyễn Công Hoan làm chủ bút với mục đích chấn chỉnh lại tình hình văn nghệ lúc ấy.  Phùng Quán đã xuất hiện trên báo Văn số 21, ra ngày 27-9-1957 với bài thơ Lời mẹ dặn gây xôn xao dư luận. Lập tức bài thơ được nhiều người chép, thuộc như là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn cầm bút của văn nghệ sĩ . Nhưng bài thơ một lần nữa lại làm cho Phùng Quán lâm vào tai ương nặng hơn.
               Lời mẹ dặn là bài thơ tự sự rất dễ hiểu, dễ thuộc, không có gì mới lạ về cấu trúc, ngôn ngữ thơ,  không có gì là “biểu tượng hai mặt” cả. (“Biểu tượng hai mặt” là cụm từ mà thời đó hay dùng để những tác phẩm văn học “có vấn đề”, thực ra văn chương càng đa nghĩa mới hay). NhưngLời mẹ dặn lại chứa đựng một tư tưởng nhân văn cực kỳ lớn lao, thể hiện bản lĩnh cao cường của tác giả trước cuộc đời. Vì thế nó đã trở thành một “kiệt tác” thơ Việt thế kỷ XX. Mở đầu bài thơ, nhà thơ kể chuyện tỉ tê rất văn xuôi như không có gì đáng chú ý : “Tôi mồ côi cha  năm hai tuổi/ Mẹ tôi thương tôi không lấy chồng…/ Ngày ấy tôi mới lên năm/ Có lần tôi nói dối mẹ/ Hôm sau tưởng phải ăn đòn /
                                         Nhưng không mẹ tôi chỉ buồn
                                         Ôm tôi hôn lên mái tóc…
                                         Con ơi...trước khi nhắm mắt
                                         Cha con dặn con suốt đời
                                         Phải làm một người chân thật
             Đến đây thì  tư tưởng bài thơ bắt đầu xuất hiện. “Mẹ ơi chân thật là gì ?”- Đúng là câu hỏi rất ngây thơ của một đứa trẻ lên năm, nhưng lại là một câu hỏi lớn, rất khó trả lời đối với không ít người lớn giữa trường đời  đen bạc . “Chân thật”, bản tính hồn nhiên của con người đang bị méo mó, mai một, biến dạng dần đi do mọi người phải tìm cách bon chen, nịnh hót, nói dối, lừa lọc để tồn tại hoặc để được vinh thân phì gia. Thậm chí có người đã không chân thật rồi, lại còn ghét những người chân thật. Tục ngữ ta có câu “Nói thật mất lòng”. Đó là thực tế vô cùng trớ trêu của con người. Nhớ lời mẹ dặn, từ nhỏ, người lớn hỏi Phùng Quán:” Bé ơi, bé yêu ai nhất ? – Bé yêu những người chân thật. Từ chỗ phải làm người chân thật đến  thái độ “yêu những người chân thật” là đi từ mình đến xã hội rộng lớn.
                                           Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
                                           Con ơi một người chân thật
                                           Thấy vui muốn cười cứ cười
                                           Thấy buồn muốn khóc là khóc
           Câu giải thích bước đầu  của người mẹ cho con vô cũng dễ hiểu.Thấy vui muốn cười là cười- thấy buồn muốn khóc là khóc. Nhưng đó là một chân lý sâu xa, một phương ngôn sống. Vì con người từ khi lọt lòng mẹ là thế, đó là bản tính tự nhiên không thể khác được. Nhưng chân lý giản đơn ấy làm nhiều người  ngạc nhiên tán thưởng, bởi vì đã từ lâu trong xã hội ta con người luôn sống ngược lại với ý  nghĩ của mình, không dám nói thật ý nghĩ của mình. Có khi vui mà dối lòng không cười được. Khi buồn lại nén lòng mà cười để mong làm vui lòng người khác. Sống dối lòng như thế con người dần dà bị biến thành một kẻ dối trá ! Một người dối trá. Trăm người dối trá. Triệu người dối trá. Một xã hội người dối trá !
                Sau cười khóc hồn nhiên là đến chuyện yêu ghét, một cấp độ cao hơn của thái độ và nhận thức, ứng xử của con người trong cộng đồng:
                                                 Yêu ai cứ bảo là yêu
                                                 Ghét ai cứ bảo là ghét.
            Nhắc đến nhà thơ Phùng Quán là người ta nhớ ngay đến “Yêu ai cứ bảo là yêu- Ghét ai cứ bảo là ghét”. Hai câu đó đã thành biểu tượng tinh thần, ý chí của anh. Yêu ghét rạch ròi là thái độ sống của người quân tử, của kẻ sĩ ở đời. Thái độ dứt khoát thể hiện ở động từ “ cứ bảo”. Cứ bảo là nói ngay, nói không cần đắn đo, suy tính.
              Nhưng sự đời không phải bao giờ cũng “ Yêu ai cứ bảo là yêu- Ghét ai cứ bảo là ghét” được, mà có rất nhiều sức ép buộc con người phải nói khác ý mình đi, dối trá, biến mình thành tôi tớ, “nói theo nói leo” làm lợi cho những người có thế lực có tiền bạc. Vấn đề là anh có đủ dũng khí để yêu là nói yêu, ghét là nói ghét hay không. Đoạn thơ sau đây là một cung bậc cao hơn, có thể gọi là thái độ bất khuất, không chịu luồn cúi của tác giả trước những thế lực cường quyền:
                                                  Yêu ai cứ bảo là yêu
                                                  Ghét ai cứ bảo là ghét
                                                  Dù ai ngon ngọt nuông chiều
                                                  Cũng không nói yêu thành ghét
                                                  Dù ai cầm dao doạ giết
                                                  Cũng không nói ghét thành yêu
               Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ, đã thành chân lý vĩnh  hằng trong lòng người yêu thơ Việt Nam từ 50 năm qua, đọc lên nghe như kinh nguyện. Nói yêu thành ghét- nói ghét thành yêu chính là bản chất của những kẻ cơ hội, tâm địa xấu xa, hèn yếu. Chỉ cần kẻ xấu “ngon ngọt nuông chiều”, hứa hẹn tiền tài địa vị hoặc “cầm dao doạ giết” là ngoan ngoan nói và làm theo chúng. Lịch sử Việt Nam đã có nhiều danh nhân vĩ đại nêu tấm gương trung nghĩa, không khuất phục trước cường quyền như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Cao Bá Quát, Lê Lợi, Trương Định, Vua Hàm Nghi.v.v..cùng hàng ngàn chiến sĩ kiên trung trong các nhà tù hay trên  các pháp trường của thực dân đế quốc trong hai cuộc kháng chiến…Chỉ mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt  trước quân nhà Tống phương Bắc cách đây gần 1000 năm thôi, cũng đủ nói lên ý chí chí đó của người quân tử nước Nam : Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư . Ngược lại, nhiều việc nói theo người cầm quyền, làm theo ý đồ ngoại bang đã gây ra nhiều thảm hoạ đau thương cho nhân dân, đất nước. Từ chỗ sợ sệt, người ta trở nên hèn nhát. Một thời xứ ta sinh ra không ít “trí thức hèn”, “nhà văn hèn”. Những “Đại nhân hèn” ấy chỉ cần chìa ra trước mặt một ít bổng lộc, một tí chức tước quèn thôi đã không dám mở miệng nói chính kiến của mình, dù biết cấp trên nói sai, làm sai, vẫn ngoan ngoãn vâng lời. Cứ như thế ở xứ ta  đã đào tạo ra nhiều thế hệ “người hèn” ”gọi : dạ, bảo: vâng”, không còn tính độc lập suy nghĩ của người quân tử.
                Từ chuyện “chân thật”, “khóc cười”,“yêu ghét”, nhà thơ đã đưa người đọc đến bản lĩnh người cầm bút. Đây là mục tiêu cuối cùng mà bài thơ muốn đạt tới:
                                                   Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
                                                   Đứa bé mồ côi thành nhà văn
                                                   Nhưng lời mẹ dăn thuở lên năm
                                                   Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ
                                                    Người làm xiếc đi trên dây rất khó
                                                    Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
                                                    Đi trọn đời trên con đường chân thật
              Đoạn thơ này chứng tỏ Phùng Quán nhận thức rất rõ một điều : Vì làm nhà văn chân thật là rất khó, nên đã có không ít nhà văn không đi trọn đời trên con đường chân thật. Trước sức ép của cường quyền, nhiều nhà văn đã  cam tâm “bẻ cong ngòi bút”, phục vụ cho những mục đích xấu xa. Ca ngợi cái xấu, đả kích cái tốt. Nhà thơ Xuân Sách đã vẽ rất chính xác chân dung méo mó, khốn khổ của hàng trăm nhà văn Việt Nam một thời qua tập thơ Chân dung nhà văn, vì lý do này lý do khác,  đã không đi trọn đời trên con đường chân thật!
                Còn Phùng Quán thì tuyên chiến với thói nịnh bợ, giả dối:
                                               Tôi muốn làm nhà thơ chân thật
                                               Chân thật trọn đời
                                                Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi
                                                Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
                                                Bút giấy tôi ai cướp giật đi
                                               Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

            Bài thơ lớp lang, đầy triết lý “sống thật, yêu thật, nói thật, viết thật”, thật đến tận cùng. Đoạn kết bài thơ là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn thơ. Mới 25 tuổi đời mà viết như thế là bản lĩnh, tiết tháo lắm lắm. Điều đáng khâm phục hơn là Phùng Quán suốt cuộc đời mình cho đến khi “nằm dài dưới đáy huyệt” đã sống như thế, viết như thế. Năm 1984, gần 30 năm, khi về thăm quê nội Huế, trong tiểu thuyết tình 13 chương bằng thơ “Trăng Hoàng Cung” , Phùng Quán một lần nữa nhắc lại tuyên ngôn này trong bài thơ “Tôi thích viết trên giấy có kẻ dòng” :
                                                     Là nhà văn
                                                    Tôi yêu tha thiết
                                                     Sự ngay thẳng tột cùng
                                                    Ngày thẳng thuỷ chung
                                                    Của mỗi dòng chữ viết
             50 năm qua, bài thơ “Lời mẹ dặn” đã trở thành tài sản tâm hồn của bao thế hệ thanh niên Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc. Hồi tôi  sưu tầm tài liệu để biên soạn cuốn “ Nhớ Phùng Quán”( NXB Trẻ, 2002), nhạc sỹ Phạm Duy ở nước ngoài đã gửi bản nhạc phổ bài thơ Lời mẹ dặncủa Phùng Quán in trong tập“Tập nhạc Phạm Duy”(NXB Hồng Lĩnh USA, 1994) về cho nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, nhờ chuyển cho chị Vũ Thị Bội Trâm với lời đề tặng “Kính tặng gia đình Phùng Quán”. Tôi đã coppy một bản để in vào sách,  Nhưng bài hát này không nằm trong quy định các bài hát của Phạm Duy được hát của Bộ Văn hoá thông tin lúc đó, nên thôi. Mới đây, Trung tâm Văn hoá doanh nhân và  Nhà xuất bản giáo dục đã tổ chức bình chọn 100 bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX. Tuy việc bình chọn thiếu chuẩn mực, có nhiều ý kiến không đồng tình với cách chọn và nhiều  tác giả thơ,  nhiều bài thơ được chọn không xứng đáng là thơ hay, chứ chưa nói “ hay nhất thế kỷ”. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng chỉ 50% bài thơ là hay, còn  nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì nói” đó là tập thơ” 30 bài thơ hay và 70 bài thơ dở của thế kỷ XX”. Nhưng việc chọn bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán là một trong những “bài thơ Việt hay nhất thế kỷ XX”, theo tôi là hoàn toàn chính xác.
              Thế nhưng, khi bài thơ ra đời, đã có nhiều nhà phê bình cho là bài thơ “mang biểu tượng hai mặt”, với ý đồ xấu. Ô hay, văn chương càng đa nghĩa càng hay, sao chỉ mới “hai mặt” đã  kêu.  Trong bài “Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số kẻ cầm đầu trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm” của Từ Bích Hoàng in trên Văn nghệ Quân đội số 5 (5/1958) có đoạn:” Phùng Quán làm bài thơ Lời mẹ dặn , Trần Dần, Văn Cao kéo Quán đi khao chả cá. Văn Cao khen :” Phùng Quán viết khá, không đánh vào hiện tượng mà đả thẳng vào bản chất. Những sáng tác kiểu hai mặt như thế nhan nhản ra đời…”. Có tờ báo lớn còn in hẳn bài thơ “ Lời mẹ dăn- Thật hay không ?” ký tên Trúc Chi  dài 112 câu, chửi bới , nhiếc móc thậm tệ tác giả Lời mẹ dặn . Xin trích mấy đoạn  ngắn:
                                       …Nó ghét chỗ thầy hiền bạn tốt
                                         Nó yêu nơi gái điếm cao bồi
                                         Ghét những người đáng yêu của thiên hạ
                                         Yêu những người đáng ghét của muôn người,
                                         Quen học thói gà đồng mèo mả
                                         Hoá ra thân chó mái chim mồi
                                         ….
                                         Theo lẽ thường: thì sét đánh không ngã
                                         Chắc trên đầu có cột thu lôi
                                         Nếm đường mật lưỡi không biết ngọt
                                         Chắc ăn tham vị giác hỏng rồi
                                         Nghề bút giấy đã làm không trọn
                                         Dùng dao khắc đá cũng  xoàng thôi !...
          Tác giả  bài thơ “ Lời mẹ dặn- Thật hay không ?” dùng lời lẽ côn đồ, hàng tôm hàng cá,  nhưng lại không hiểu những ý nghĩa, triết lý nhân văn cao sâu của những ý thơ Phùng Quán. Phùng Quán viết rằng yêu ai, ghét ai phải nói cho thật lòng, sống cho thật lòng. Nhưng Trúc Chi lại thuyết phải nên yêu ai, nên ghét ai. Hay những câu thơ Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi / Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã / Bút giấy tôi ai cướp giật đi / Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá là hình ảnh biểu tượng, nghĩa bóng, Trúc Chi lại hiểu theo nghĩa tục, nên lên giọng mỉa mai. Vì thế bài thơ Lời mẹ dặn, cùng với bài Chống tham ô lãng phílà hai bài thơ làm cho tác giả của nó trở thành một tên trong bộ “bộ tứ” nhân văn giai phẩm, bị “đánh” tơi bời, phải “30 năm cá chịu, văn chui, rượu nợ”
               Sinh thời, nhà văn Phùng Quán kể với tôi rằng, khi đọc bài thơLời mẹ dặn - Thật hay không? trên đăng trên một báo lớn, anh  vừa buồn cười và tức giận. Anh quyết tâm tìm cho ra Trúc Chi là ai để “đối thoại trực tiếp” cho ra lẽ. Vì không thể hiểu nội dung bài thơ Lời mẹ dặnmột cách thô thiển như thế được. Ở Hải Phòng có nhà văn Trúc Chi quê Phú Yên, nhỏ hơn Phùng Quán ba tuổi, là nhà văn miền Nam tập kết.Trúc Chi rất thân với Phùng Quán. Nhiều anh em bạn bè cho rằng, có thể Trúc Chi đã “phản bạn” để “xưng công”(!?). Phùng Quán buồn lắm. Anh quyết định cầm tờ báo Nhân Dân có in bài thơ “Lời mẹ dăn- Thật hay không?”nhảy tàu hoả xuống Hải Phòng tìm đến nhà Trúc Chi. Gặp nhau, nhà văn Trúc Chi rất mừng rỡ, nhưng khi Phùng Quán cho xem tờ báo thì Trúc Chi ngớ ra :” Lời mẹ dặn là bài thơ rất hay, mình thuộc lòng. Mình là người đàng hoàng, làm sao lại có thể viết bài thơ chửi bới tệ hại đối với cậu như thế được !”.
              Mãi đến năm 1989, có người gửi cho Phùng Quán tập thơ “Một đôi vần” của ông quan lớn Hoàng Văn Hoan, do Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Việt Bắc ấn hành, trong đó có bài thơ “ Lời mẹ dặn- Thật hay không?”. Nhà văn Xuân Đài, bạn chí thân của anh Phùng Quán trong suốt 30 năm bị biếm của đời anh, hiện đang sống và viết ở Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận việc này là chính xác. Nhưng khi đó thì Hoàng Văn Hoan đã “tị nạn chính trị” tại Trung Quốc (rồi sau này chết chôn ở bên đó).
                Mỗi bài thơ đều có số phận của nó. Lời mẹ dặn, là  một tuyệt tác thơ của dân tộc, dù bị chửi bới, vùi dập, nó vẫn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng người yêu thơ. Yêu ai cứ bảo là yêu. Ghét ai cứ bảo là ghét. Dù ai cầm dao doạ giết...Cũng không nói ghét thành yêu…Giấy bút tôi ai cướp giật đi / Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. Năm 2010, xây dựng lăng mộ anh chị Phùng Quán- Bội Trâm, chúng tôi đã khắc trích đoạn bài thơ Lời mẹ dặn lên đá granit như lời nguyền của nhà thơ !
Phần nhận xét hiển thị trên trang