Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Khoảng 1000 đảng viên chủ chốt của CPP đã tập trung tại Koh Pich để tham dự đại hội bất thường.

(GDVN) - 
Chủ tịch danh dự CPP Heng Samrin trong phiên khai mạc đại hội bất thường.
Theo Phnom Penh Post ngày 31/1 đưa tin, đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền CPP đã triệu tập đại hội bất thường, kỳ đại hội đầu tiên kể từ tháng 7/2013. Chủ tịch đảng Chea Sim đã không thể tham dự vì lý do sức khỏe. Ông đã từng nói với những người ủng hộ từ năm 2013, rằng cải cách là sự sống của CPP và cả dân tộc Khmer.
Khoảng 1000 đảng viên chủ chốt của CPP đã tập trung tại Koh Pich để tham dự đại hội bất thường nhằm đặt nền móng nhân sự chủ chốt của đảng cho cuộc bầu cử năm 2017 và 2018. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đồng thời là Phó Chủ tịch CPP lần đầu tiên tuyên bố, Chủ tịch đảng Chea Sim sẽ vắng mặt tại đại hội bất thường vì lý do sức khỏe.
Tuy nhiên ông Hun Sen cũng lưu ý rằng, chứng nào Chea Sim còn sống thì ông vẫn là Chủ tịch đảng CPP. Chủ tịch danh dự CPP Heng Samrin cáo buộc chính đảng đối lập Cứu quốc Campuchia CNRP đã khiến CPP không triệu tập được đại hội trong gần 2 năm qua. "Bởi vì tình hình Campuchia sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7/2013 đã bị kích động bởi đảng đối lập và những người ủng hộ, họ không bao giờ chấp nhận kết quả bầu cử".
"Ứng cử viên của họ được bầu đã không đến làm việc tại Quốc hội, họ còn kích động các cuộc biểu tình và bạo loạn, gây ra sự hỗn loạn bằng mọi cách để lật đổ chính phủ và đảng CPP cầm quyền", ông Heng Samrin tuyên bố, trong đó khẳng định CPP đã khoan dung với các cuộc biểu tình và cố gắng giải quyết các vấn đề bằng cải cách nhẹ nhàng và vững chắc.
Tuy nhiên ông Samrin cũng thừa nhận CPP hiện tại đang ở trong một bối cảnh chính trị mới. "Mặc dù chúng ta đã nhận được sự ủng hộ từ đa số người dân trong cả nước, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng đảng của chúng ta đã bị mất một số ghế trong Quốc hội, trong khi số ghế của phe đối lập tăng lên. Điều này khiến chúng ta phải nghiên cứu sâu sắc xem lý do tại sao, đánh giá điểm mạnh điểm yếu, rút ra bài học kinh nghiệm để có những cải cách sâu sắc và hiệu quả."
Vào tháng 9/2013 sau bầu cử Quốc hội, ông Hun Sen đã kêu gọi các thành viên CPP làm trong sạch chính mình và "chữa lành" căn bệnh của đảng. Trong kỳ đại hội bất thường cuối tuần này, CPP sẽ bổ sung thêm các thành viên trẻ vào Ban chấp hành Trung ương, tìm kiếm các thế hệ lãnh đạo tiếp theo chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc gia năm 2017, 2018.

TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku?


(GDVN) - Bài viết cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quyết định phát động chiến tranh của Trung Quốc, các nước ven Biển Đông nhỏ yếu hơn, TQ đang chuẩn bị...

Quân đội Trung Quốc tích cực tham gia tổ chức diễn tập với các thành viên SCO, nhất là chống khủng bố để ổn định phía tây bắc, rảnh tay cho bành trướng trên Biển Đông?
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23 tháng 1 dẫn mạng Quan sát quân sự Nga ngày 20 tháng 1 đưa tin, khả năng liên minh giữa Trung Quốc và Nga do báo chí đề cập là “to lớn”, hơn nữa còn có thể bổ sung thêm thực lực của các nước trung gian như Kazakhstan, Mông Cổ. Một khi có hậu phương chiến lược kể trên, Trung Quốc có thể trực tiếp bắt tay giải quyết vấn đề của mình ở Thái Bình Dương, hơn nữa sẽ không giới hạn ở đó.
25 năm qua, thực lực của Hải quân Trung Quốc được tăng cường rõ rệt. Đến nay đã có 26 tàu đổ bộ Type 072 (lượng giãn nước các chủng loại từ 4.100-4.800 tấn), 3 tàu đổ bộ Type 071 (lượng giãn nước trên 20.000 tấn). Đồng thời còn chế tạo các tàu khu trục Type 052B, Type 052C, Type 051C, Type 052D và tàu hộ vệ Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 với tốc độ chưa từng có. Thực lực của lực lượng tàu ngầm cũng gây ấn tượng quan ngại sâu sắc.
Không nên quên sự chuẩn bị quân sự của Trung Quốc ở các đảo thuộc Biển Đông và biển Hoa Đông, hiện đang xây mới sân bay ở đó. Sau khi nhận thức được có thể không kịp thực hiện chương trình chế tạo tàu sân bay nội (chỉ cải tạo tàu sân bay Varyag của Ukraine đã mất hơn 10 năm), Trung Quốc quyết định biến các hòn đảo xa xôi thành tàu sân bay không chìm trên biển. Ngoài ra, thực lực của lực lượng hàng không bờ biển Quân đội Trung Quốc luôn mạnh hơn lực lượng hàng không trên tàu.
Căn cứ vào nhân tố tổng hợp có thể suy đoán, tiếp tục qua 10 năm, Trung Quốc sẽ có được ưu thế quân sự mang tính quyết định nhằm vào tất cả các nước trong khu vực, tiền đề là không tính tới sự hỗ trợ của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Nhưng, Mỹ chắc chắn sẽ can dự trước vào cuộc chiến tranh. Một nguyên nhân khác tăng tốc khởi động cơ chế chiến tranh của Mỹ là ở chỗ đồng USD sụt giá, cùng với đồng nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ thế giới.
Ở cấp độ chính trị, Washington có nhu cầu xúi giục Bắc Kinh phát động các hành động quân sự quy mô lớn đối với một nước láng giềng nào đó, từ đó có cớ tuyên bố Trung Quốc là kẻ xâm lược.
Loại địa vị này sẽ trực tiếp làm cho Trung Quốc một khi thất bại về quân sự thì sẽ bị nước chiến thắng tùy ý chiếm lĩnh và chia cắt. Dù sao, ví dụ thực tế này hoàn toàn không xa vời, cảnh ngộ của đế chế Nhật Bản và đế chế Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và đế quốc Othman sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đều như vậy.
Năm 2014, Trung Quốc đã ra mặt xâm phạm trắng trợn và nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam bằng các chiến dịch to lớn, thậm chí đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Một khi Mỹ chiến thắng, tất cả khoản nợ của đồng minh NATO từ Trung Quốc đương nhiên sẽ bị xóa sổ, tài sản của Trung Quốc trên toàn thế giới sẽ bị niêm phong.
Báo TQ cho rằng: Đương nhiên, không được trông chờ tầng lớp tinh hoa Trung Quốc sẽ phản quốc đi theo địch, họ “chắc chắn kiên trì chiến đấu”. Nếu như nói các chuyên gia cách đây không lâu còn dự đoán, “còn tới 10 năm nữa mới nổ ra cuộc xung đột quy mô lớn, như vậy hiện nay, thời hạn này đã tới gần”.
Nếu như tình thế tranh chấp phát triển theo hình thức cực đoan, “để chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể nổ ra, Trung Quốc ít nhất cần tới thời gian 3 năm để chuẩn bị”.
Trong tình hình không cực đoan, cần 10 - 20 năm để chuẩn bị. Bắc Kinh hiểu rất rõ, họ có thể “sẽ không còn có được môi trường phát triển tốt đẹp”, bởi vì “trò chơi đang tiến hành theo quy tắc của người khác”, vì vậy phải áp dụng biện pháp tương ứng, từng bước cải thiện quan  hệ với các quốc gia lục địa, có kế hoạch bảo vệ ổn định biên cương.
Đến nỗi Trung Quốc đã sớm bắt đầu “xây dựng các điểm tựa và căn cứ” trên phương hướng mà Lục quân, Không quân hoặc Hải quân Trung Quốc có thể phát động chiến dịch tiến công trong tương lai, điều này sớm đã không còn bí mật gì.
Vài năm trước, giới blog Ấn Độ còn nhiệt tình bàn bạc về các hình ảnh vệ tinh liên quan tới các công trình quân sự của Trung Quốc ở khu vực Aksai Chin, khu vực này do Trung Quốc đánh chiếm trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.
Khoảng tháng 7 năm 2014, trên truyền thông đã xuất hiện thông tin Quân đội Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) sân bay mới ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong khi đó, ở phía bắc Trung Quốc, khu vực cách biên giới Nga trên trăm km cũng có sân bay và căn cứ.
Tháng 12 năm 2014, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Nam Kỷ trên biển Hoa Đông, nó cách đảo Senkaku (do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc đòi chủ quyền) chỉ hơn 300 km. Không còn nghi ngờ gì nữa, hành động này là để nhanh chóng tiến quân tới khu vực tranh chấp giữa Trung-Nhật.
Năm 2014, cộng đồng quốc tế chứng kiến Trung Quốc có một loạt các hành động phá hoại DOC, ngăn cản tiến tới COC - đó là các hành động nguy hiểm của họ trên Biển Đông: hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và xây dựng đảo nhân tạo ở các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam v.v...
Nhưng, khó khăn của kế hoạch này ở chỗ, Ishigaki, đảo Iriomote và Yonaguni của Nhật Bản cách đảo Senkaku gần hơn, khoảng cách giữa chúng bằng khoảng một nửa khoảng cách giữa các đảo của Trung Quốc.
Nhật Bản có sân bay dân dụng ở Ishigaki và Yonaguni, có thể sử dụng để bảo vệ đảo Senkaku. Ngoài ra còn có kế hoạch xây dựng trạm radar và khu cảnh giới trên đảo Yonaguni trong 2 năm tới.
Nhật Bản có thể sẽ biến đá ngầm lớn nhất trong đảo Senkaku thành tàu khu trục không chìm, triển khai rất nhiều hệ thống phòng không và hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển Type 88 tự chế. Hòn đảo này nham thạch chắc chắn, có thể xây dựng công sự phòng thủ mạnh, xây dựng hệ thống đường hầm dưới mặt đất.
Trong lịch sử, Nhật Bản có kinh nghiệm phong phú biến đảo nhỏ thành pháo đài. Kinh nghiệm đột kích đảo Iwo Jima của Quân đội Mỹ và tấn công chiếm giữ của Liên Xô trước đây chính là minh chứng trực quan. Từ lúc đó, công nghệ phát triển mạnh.
Mỹ còn cam kết, một khi Nhật Bản bị tấn công, sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Tokyo, nhưng Mỹ không có bất cứ đảm bảo nào để thực hiện cam kết. Thực tiễn chứng minh, khi đó tất cả đều sẽ tùy thuộc vào quyết định của chủ nhân Nhà Trắng. Viện trợ quân sự cho Nhật Bản có thể chỉ giới hạn ở cung ứng nguồn lực, trang bị quân sự và tình báo trinh sát.
Mặc dù Mỹ rất có thể quyết định tham chiến thực sự, đặc biệt là trong tình hình Trung Quốc một khi cả gan áp sát Okinawa, bởi vì Mỹ bố trí căn cứ quân sự khổng lồ ở đó, bao gồm căn cứ không quân Kadena và căn cứ thủy quân lục chiến Futenma, cùng với trạm bảo đảm kỹ thuật, kho xăng dầu. Mỹ đến lúc đó sẽ đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc từ bỏ đồng minh, mất hết thể diện; hoặc tham chiến thực sự, hậu quả khó đoán.
Khả năng lớn nhất là, Nhà Trắng cuối cùng “sẽ quyết định tham chiến”, bởi vì một khi Okinawa bị chiếm đóng, Guam và quần đảo Bắc Mariana sẽ bị đe dọa.
Năm 2014, thế giới tiếp tục chứng kiến Trung Quốc dồn sức mạnh quân sự cho Biển Đông khi biên chế rất nhiều tàu chiến mới như tàu khu trục Type 052D (trong hình), tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056... Xu thế này sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ trong tương lai.
Rất rõ ràng, Nhật Bản sẽ tập trung dựa vào lực lượng hàng không trong chiến tranh trên biển tương lai. Hiện nay, chương trình đóng tàu chiến của Nhật Bản cơ bản chấm dứt. Trong tương lai gần, sẽ chỉ trang bị 2 tàu sân bay chở trực thăng săn ngầm lớp Izumo và 3 tàu ngầm lớp Soryu.
Nhưng kế hoạch đổi mới lực lượng hàng không tấn công của Nhật Bản tương đối khổng lồ, dự tính sẽ mua sắm F-35A thay thế cho 78 chiếc F-4 cũ. Hiện nay đã đặt mua 42 chiếc F-35A, ngoài ra 28 chiếc đã đưa vào ngân sách. Lô máy bay chiến đấu mới này sẽ triển khai ở liên đội hàng không số 83 tại Naha, Okinawa.
Nhưng, không có bất cứ lý do gì cho rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu phát động tấn công từ đảo Senkaku trong tương lai, trừ phi động cơ ý thức hệ đã chiếm thượng phong, đã vượt động cơ kinh tế và địa-chính trị. “Logic hợp lý hơn là đánh chiếm quần đảo Trường Sa”, các đối thủ ở đó như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia “tương đối nhỏ yếu”, ít nhất yếu hơn một bậc, hơn nữa “giá trị chiến lược” lớn hơn.
Đương nhiên, khi đối phó với Philippines thì sự việc sẽ không đơn giản như vậy. Từ năm 1951 đến nay, Philippines đã ký kết Hiệp ước viện trợ quân sự lẫn nhau với Mỹ. Tháng 4 năm 2014, hai nước đã phê chuẩn điều ước mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ, lần đầu tiên để cho quân đồn trú Mỹ trở thành lực lượng thường trú về thực chất.
Đây cũng chính là “điểm tựa” để Philippines dám thách thức Trung Quốc ở Biển Đông. Hai nước đã tranh đoạt quyết liệt 20 năm xung quanh đảo tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc rõ ràng chiếm thế thượng phong. Vì vậy không loại trừ khả năng Mỹ sẽ buộc phải đoạt lấy Philippines lần thứ ba trong lịch sử.
Hiện nay, theo bài báo tuyên truyền của TQ, Philippines tạm thời chỉ thách thức Trung Quốc, ngoài ra còn đang tăng cường quan hệ với Quân đội Việt Nam, "ký kết liên minh chống Trung Quốc". Do bất cứ bên nào đều sẽ không sẵn sàng nhượng bộ hoặc thỏa hiệp, vì vậy sẽ chỉ làm trầm trọng hơn xung đột.
Năm 2014, thế giới chứng kiến hàng loạt những phát ngôn và hành động cực kỳ hiếu chiến cũng như tìm mọi cách đánh lừa dư luận của phía Trung Quốc liên quan đến tranh đoạt lãnh thổ ở khu vực xung quanh, nhất là từ đầu tháng 5 đến tháng 7 năm 2014
Vùng biển quần đảo Trường Sa có tài nguyên sinh vật và dầu mỏ phong phú. Ngoài ra, ở đây kiểm soát eo biển Malacca - nơi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, 25% thương mại trên biển của thế giới đi qua nơi này, hàng năm có 50.000 tàu qua lại. Tàu chở dầu từ Trung Đông chạy tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan cũng đi qua đây, vì vậy chiến tranh khu vực rất có thể bùng nổ ở đây.
Giữa một số nước trong khu vực và Trung Quốc không có vấn đề nghiêm trọng, nhưng lập trường của họ đến nay không rõ ràng lắm. Đồng thời, họ cũng hoàn toàn không lệ thuộc quá mức vào Mỹ. Rất có thể sẽ khoanh tay đứng nhìn từ đầu đến cuối. Indonesia quan tâm hơn tới sự ổn định ở trong nước. Hoa kiều ở Singapore rất nhiều, hoàn toàn không lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc. Campuchia và Thái Lan sẽ cố gắng duy trì trung lập hoàn toàn.
Ấn Độ rất có thể được cho là kẻ thù của Trung Quốc, chứ không phải là nước trung lập, nhưng Ấn Độ sẽ đứng ngoài trong giai đoạn đầu xung đột, cố gắng tận dụng cơ hội để thu lợi. Bangladesh, Sri Lanka và Bhutan - những quốc gia chịu ảnh hưởng khá lớn từ Ấn Độ cũng sẽ làm như vậy.
Trung Quốc tạm thời còn đang cân nhắc các loại con đường tiếp tế, ứng phó vói cục diện eo biển Malacca một khi bị địch phong tỏa. Ngoài tuyến đường Âu-Á nêu trên, còn gồm có xây dựng điểm cuối vận chuyển dầu khí mới ở Transbaikal tới Mãn Châu.
Trung Quốc cũng đã chọn Pakistan và Myanmar, có kế hoạch thông qua những cảng biển và lãnh thổ của các nước này, trực tiếp vận chuyển năng lượng về Trung Quốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tears of the Amazon, EP02, #03, 아마존의 눈물, 2회 20100108

Phần nhận xét hiển thị trên trang

su diet vong cua loai vuon by thien ngoc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phát minh độc đáo để nông dân trèo dừa dễ như... đi xe đạp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời gian đã khiến các đại gia thay đổi như thế nào?


Qua thời gian, những đồ vật thể hiện đẳng cấp người giàu ở Việt Nam thời bao cấp dần thay thế thành những loại hiện đại như túi hàng hiệu, siêu xe, du thuyền và máy bay riêng,…




Bếp dầu và ấm đun nước xứ, đĩa sắt tráng men Hải Phòng đều là những đồ dùng quý không phải gia đình thời bao cấp nào cũng được sở hữu. Tuy nhiên, theo thời gian, hiện nay ngoài làm bằng chất liệu quý, tinh xảo, chúng còn được dát vàng và có giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mới thực sự thể hiện được đẳng cấp của giới nhà giàu. Ảnh: Lao động/ Vietnamnet.




Những chiếc tivi đen trắng hiệu Sharp, Hitachi hay đài VEF 206.. có giá đến 7 – 10 chỉ vàng. Thời đó, tivi đặc biệt rất hiếm, chỉ những nhà nào “siêu giàu” mới dám mua về để xem. Nó cũng là niềm tự hào một thời của những nhà giàu. Bởi cứ đến tối, người dân xung quanh khu vực đó lại tập trung ở những nhà có tivi để xem. Tuy nhiên, hiện nay những chiếc tivi không chỉ đơn thuần là xem mà nó còn phải có nhiều chức năng, độ tinh xảo cũng như công nghệ hiện đại mới được các gia đình giàu có sử dụng. Ảnh: Tầm tay/ Tuổi trẻ.




Xe đạp thống nhất, là những “hàng hiệu” siêu xa xỉ và chỉ những người giàu có mới được sở hữu sử dụng. Nhưng ngày nay, muốn thể hiện đẳng cấp thì đại gia phải có siêu xe.




Khi xe đạp trở nên phổ biến hơn thì ở Việt Nam, những hàng xe như Super Cub 50, Simson, Minsk, Babetta, Chaly,…trở thành những “siêu xe” chỉ có gia đình thật sự có điều kiện mới mua được. Tuy nhiên, hiện nay, những đại gia không khẳng định qua “công nghệ 2 bánh” mà thay bằng công nghệ không bánh như phi cơ, máy bay riêng. Ảnh: VTCNews/ Vietnamnet.




Giống như các “huyền thoại” hai bánh trên, đồng hồ Seiko đã từng chinh phục giới nhà giàu Sài Gòn và nhanh chóng chiếm ngôi vị số 1 trong những vật dụng xa xỉ của người Hà Nội thời bao cấp. Tuy nhiên, hiện nay, những đồng hồ hàng hiệu như Calibre 2460 WT, Excalibur Quatuor, Grand Complication… được làm từ bạch kim 950 và có độ tinh xảo với độ chính xác tuyệt đối và có giá vài trăm cho đến hàng chục tỷ đồng mới là món trang sức thể hiện đẳng cấp. Ảnh: VTCNews/ Bizlive.




Thời trước, chiếc túi xách da chỉ những “cậu ấm, cô chiêu” trong những gia đình giàu có mới có cơ hội được sử dụng. Nhưng hiện nay, những túi hiệu Hermès, Chanel, Prada, Burberry… được ship từ nước ngoài về và có giá lên đến mấy trăm triệu đồng, thậm chí vài tỷ đồng mới thể hiện được độ sành điệu của người giàu có. Ảnh: Lao động.




Xích lô ngày xưa là phương tiện đi lại không thể thiếu được của những người có tiền ở Sài thành. Xưa kia, người đi xích lô để thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, đường phố. Tuy nhiên, hiện nay, giới nhà giàu ít khi thưởng ngoạn trên bộ mà họ tự sắm du thuyền để thưởng ngoạn những cảnh sắc hoặc nếu ai muốn sử dụng dịch vụ du thuyền, họ phải trả chi phí lên đến hơn 1 triệu đồng/ngày.
Nguồn : Soha News

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xem để biết, Người Việt ngày nay tiến hóa sau 100 năm.. Không còn bụng ỏng đít vòn, răng đen hạt mướp cái "còn" lê thê..

Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm trong số hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc của nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937).
khoa_than_xua (4) (Copy)
Ông đã mô tả rất chân thực hình ảnh và cuộc sống của những tầng lớp người Việt Nam dưới thời Pháp cai trị. Những bức ảnh đó được đánh giá cao bởi tính chân thực, giàu tính tư liệu, được chụp bởi tay máy chuyên nghiệp biết tôn trọng văn hoá bản địa, và còn được chụp với với một tinh thần dân tộc học rõ nét nhằm truyền đạt những thông tin văn hóa bằng hình ảnh.
khoa_than_xua (3) (Copy)
Năm 1885, Pierre Dieulefils gia nhập pháo binh Pháp ở Bắc Kỳ. Năm 1886, ông mở triển lãm ảnh đầu tiên của mình tại Hà Nội.
Từ năm 1888, sau khi giải ngũ, ông hành nghề ảnh tại Hà Nội. Năm 1889, ông đoạt huy chương đồng tại Exposition Universelle tại Paris nhờ những bức ảnh chụp tại Đông Dương.
khoa_than_xua (8) (Copy)
Ông cưới vợ là bà Marie Glais năm 1889 và đưa vợ sang sống tại Hà Nội. Năm 1900 ông đoạt huy chương vàng tại Exposition Universelle tại Paris. Năm 1910, ông lại đoạt huy chương vàng tại l’Exposition Internationale de Bruxelles.
Bộ ảnh này sau đó được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Mời độc giả thưởng thức trọn vẹn cả bộ ảnh đậm chất văn hóa và nghệ thuật này.
khoa_than_xua (15) (Copy)
khoa_than_xua (Copy)
khoa_than_xua (1) (Copy)
khoa_than_xua (2) (Copy)


khoa_than_xua (5) (Copy)
khoa_than_xua (6) (Copy)
khoa_than_xua (7) (Copy)

khoa_than_xua (9) (Copy)
khoa_than_xua (10) (Copy)
khoa_than_xua (11) (Copy)
khoa_than_xua (12) (Copy)
khoa_than_xua (13) (Copy)
khoa_than_xua (14) (Copy)
 
QDC News - QuachDaiCa.info
Phần nhận xét hiển thị trên trang