Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Nộn ruột!

Cần những tầm nhìn vượt thời gian
Hồ Vinh (TBKTSG) - Bài viết Lãnh đạo và tầm nhìn trên TBKTSG số 51-2014 nêu lên một số quan điểm về tầm nhìn của người lãnh đạo trong tổ chức, trong đó, tác giả đã có những phân tích sâu sắc về những rủi ro khi bổ nhiệm người lãnh đạo chưa sẵn sàng. Bài viết này chia sẻ thêm một góc nhìn khác về chủ đề này.
Trước hết, cần phân biệt chức năng, vai trò, tính chất của quản lý và lãnh đạo. Quản lý thiên về khoa học, đòi hỏi những phương pháp, công cụ khoa học, và năng lực tư duy logic. Lãnh đạo lại thiên về nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, sức thu hút…

Năng lực quản lý thường được hình thành và phát triển theo thời gian thông qua quá trình đào tạo, huấn luyện hoặc qua chính quá trình làm việc. Năng lực lãnh đạo lại phụ thuộc nhiều hơn vào tố chất, mặc dù việc đào tạo, học hành, kinh nghiệm làm việc cũng có đóng góp phần nào.

Người lãnh đạo, bằng uy tín, phong thái, hay một tố chất đặc biệt nào đó của mình, thường có sức ảnh hưởng lớn và có khả năng thu hút, lôi kéo được người khác đi theo con đường mà mình chọn để đạt được một mục tiêu nào đó. Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải có những năng lực thực thi cụ thể như lập kế hoạch, phân công, phân nhiệm, tổ chức, kiểm soát... như nhà quản lý, mà chỉ cần có tầm nhìn để chọn đúng hướng đi, đúng mục tiêu, và biết cách thu phục những nhà quản lý khác để tổ chức thực thi.

Một người lãnh đạo giỏi có thể có một tầm nhìn rất xa, vượt qua giới hạn sức khỏe, tuổi thọ và năng lực thực thi của chính mình. Họ có thể “thấy” được tương lai hàng trăm năm; có thể hình dung được những sứ mệnh mà hàng triệu người phải thực hiện, và những mục tiêu chỉ có thể đạt được sau nhiều thế hệ. Khi đó, tầm nhìn không còn là “điểm giao nhau” giữa tiềm năng tổ chức và năng lực tối đa của người lãnh đạo nữa.
Những công ty hàng đầu thế giới đã có tầm nhìn (vision) được xây dựng cách đây hàng trăm năm, qua bao thế hệ giám đốc, tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị; và bản thân những người lãnh đạo đưa ra tầm nhìn ngày ấy, giờ cũng đã không còn. Thế nhưng, bất chấp tuổi tác và chuyện sống, chết của người lãnh đạo, bất chấp việc người đó có đủ sức khỏe, thời gian hay năng lực để thực thi hay không, công ty vẫn phát triển và ngày càng tiến tới viễn cảnh đúng như dự đoán của người lãnh đạo thuở ấy. Và những nhà lãnh đạo giỏi ngày nay cũng luôn hướng đến những tầm nhìn vượt thời gian theo cách như vậy, không phụ thuộc vào tuổi tác, năng lực thực thi của bản thân mình.

Tầm nhìn là một hoài bão - một viễn cảnh được kỳ vọng - mà người lãnh đạo muốn (và tin) rằng tổ chức của mình sẽ vươn tới. Viễn cảnh đó có thể rất xa, có thể vượt thời gian, không gian; có thể đòi hỏi nhiều thế hệ lãnh đạo kế tục mới trở thành hiện thực. Viễn cảnh đó không nhất thiết phải nằm trong “tầm với” của người lãnh đạo hiện tại theo nghĩa người ấy phải có khả năng khai thác, xử lý ngay trong nhiệm kỳ của mình. Những mục tiêu doanh thu hay lợi nhuận trong vài ba năm thực chất chỉ là những mục tiêu ngắn hạn, thậm chí là rất ngắn so với tầm nhìn rất xa mà người lãnh đạo muốn nhìn thấy ở một công ty.

Một người lãnh đạo đúng nghĩa sẽ không dựa vào năng lực của riêng mình để đề ra tầm nhìn hay sứ mệnh. Một người lãnh đạo có tố chất thực sự phải thấy được viễn cảnh mà cả đội ngũ trong tổ chức sẽ phải theo đuổi, và có thể sẽ mất nhiều thế hệ lãnh đạo mới có thể vươn tới viễn cảnh này.

Một tầm nhìn ngắn hạn (cho phù hợp với năng lực của mình) sẽ làm cho người lãnh đạo bị mắc kẹt trong lối tư duy chụp giật, “ăn xổi, ở thì”, không thể đem lại điều gì lớn lao cho tổ chức và cũng không thể huy động được sức mạnh đội ngũ để cùng “phất cờ tụ nghĩa”.

Lãnh đạo và tầm nhìn

http://www.thesaigontimes.vn/124452/Can-nhung-tam-nhin-vuot-thoi-gian.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao các nước giàu lại dân chủ?


Khi 22 tuổi, Adam Smith đưa ra một tuyên bố nổi tiếng, “Điều kiện tiên quyết để đưa một quốc gia từ mức độ man rợ thấp nhất đến phồn thịnh cao nhất là không gì khác ngoài hòa bình, thuế khóa vừa phải, và một chính quyền tôn trọng công lý: mọi điều còn lại là do quá trình tự nhiên của sự vật đem tới.”[1] Ngày nay, gần 260 năm sau, chúng ta biết điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Việc chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất đã chứng tỏ Smith sai lầm ra sao khi nó làm nổi bật sự tương tác phức tạp giữa nhà nước và nền sản xuất hiện đại.

Để đảm bảo đi lại bằng hàng không khả thi và an toàn, nhà nước đảm bảo phi công biết cách lái máy bay và chiếc máy bay đó phải vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt. Họ xây dựng sân bay và cung cấp hệ thống ra-đa và vệ tinh để theo dõi các máy bay, kiểm soát không lưu để giữ chúng bay cách xa nhau, và các dịch vụ an ninh để ngăn chặn những kẻ khủng bố. Và, khi có sự cố, người ta không cần đến sự hỗ trợ từ hòa bình, thuế khóa hợp lý, và công lý; mà cần đến các cơ quan chính phủ chuyên nghiệp, có nguồn lực dồi dào.

Mọi nền kinh tế tiên tiến hiện nay có vẻ cần nhiều hơn những gì Smith dự đoán hồi ông còn trẻ. Các chính phủ không chỉ lớn và phức tạp, bao gồm hàng ngàn cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hàng triệu trang quy tắc và quy định; họ còn dân chủ – và không chỉ bởi họ tổ chức bầu cử thường xuyên. Tại sao?

Khi xuất bản cuốn The Wealth of Nations[2] ở tuổi 43, Smith trở thành nhà khoa học về sự phức tạp (complexity scientist) đầu tiên. Ông hiểu rằng nền kinh tế là một hệ thống phức tạp cần phối hợp công việc của hàng ngàn người chỉ để tạo nên những thứ đơn giản như một bữa ăn hay một bộ đồ.

Nhưng Smith cũng hiểu rằng trong khi nền kinh tế quá phức tạp để một người có thể tổ chức được thì nó lại có khả năng tự tổ chức. Nó sở hữu một “bàn tay vô hình,” thứ hoạt động thông qua giá cả thị trường để cung cấp một hệ thống thông tin có thể dùng để tính toán rằng liệu việc sử dụng những nguồn lực cho một mục đích nhất định là có đáng hay không – tức là có lợi nhuận hay không.

Lợi nhuận là một hệ thống động lực khiến các doanh nghiệp và cá nhân đáp ứng lại các thông tin mà giá cả cung cấp. Và thị trường vốn chính là một hệ thống huy động nguồn lực, nó cung cấp tiền bạc cho các công ty và các dự án được mong đợi ​​sẽ đem lại lợi nhuận – tức những dự án phản ứng hiệu quả với giá thị trường.

Thế nhưng sản xuất hiện đại lại đòi hỏi nhiều yếu tố đầu vào mà thị trường không thể cung cấp. Và như trong trường hợp của các hãng hàng không, các yếu tố đầu vào này – quy định, tiêu chuẩn, chứng nhận, cơ sở hạ tầng, trường học và trung tâm đào tạo, phòng thí nghiệm khoa học, các dịch vụ an ninh, và nhiều thứ khác khác – được kết hợp với những yếu tố có thể mua được từ thị trường. Chúng tương tác với các hoạt động mà thị trường tổ chức theo những cách phức tạp nhất.

Vậy vấn đề ở đây là: Ai kiểm soát việc cung cấp các yếu tố đầu vào được cung cấp cho công chúng? Thủ tướng? Cơ quan lập pháp? Thẩm phán hàng đầu đất nước nào đã đọc hàng triệu trang các quy định pháp luật hoặc xem xét chúng bổ sung hay mâu thuẫn lẫn nhau thế nào, chưa nói đến việc áp dụng chúng vào vô số hoạt động khác nhau bao gồm nền kinh tế? Ngay cả một tổng thống hành pháp (presidential executive)[3] cũng không thể nắm rõ những thứ được hay không được thực hiện bởi hàng ngàn cơ quan chính phủ và cách chúng ảnh hưởng đến từng phần của xã hội như thế nào.

Đây là một vấn đề cần nhiều thông tin, và cũng như các thách thức về mặt phối hợp xã hội mà thị trường giải quyết, nó không cho phép điều khiển theo hướng tập trung hóa. Điều cần thiết là một cơ chế tương tự bàn tay vô hình của thị trường: một cơ chế tự tổ chức. Bầu cử rõ ràng là không đủ, bởi chúng thường diễn ra hai hay bốn năm một lần và thu thập rất ít thông tin từ mỗi cử tri.

Thay vào đó, một hệ thống chính trị thành công phải tạo nên được một bàn tay vô hình thay thế – một hệ thống phi tập trung hóa quyền lực để có thể xác định được vấn đề, đề xuất giải giải pháp, và giám sát hiệu quả thực hiện, để các quyết định được đưa ra dựa trên nhiều thông tin hơn.

Để lấy một ví dụ, chính phủ liên bang Hoa Kỳ chỉ chiếm 537 ghế trong khoảng 500.000 vị trí dân cử của nước này. Rõ ràng, còn nhiều điều diễn ra ở những nơi khác.

Quốc hội Hoa Kỳ có 100 thượng nghị sĩ với 40 trợ lý cho mỗi người, và 435 dân biểu với 25 trợ lý cho mỗi người. Họ được tổ chức thành 42 ủy ban và 182 tiểu ban, có nghĩa là có 224 cuộc đàm thoại song song diễn ra cùng lúc. Nhưng nhóm gồm hơn 15.000 người này không tồn tại đơn lẻ. Đối mặt với họ là khoảng 22.000 chuyên gia vận động hành lang, mà một trong những nhiệm vụ của họ là cùng ngồi xuống với những nhà lập pháp để dự thảo các đạo luật.

Điều này, cùng với một nền báo chí tự do, là một phần của cái cấu trúc vốn giúp đọc hàng triệu trang luật và giám sát những gì các cơ quan chính phủ thực hiện hay không thực hiện. Nó tạo ra các thông tin và các động cơ để phản hồi lại nó. Nó ảnh hưởng đến việc phân bổ ngân sách. Nó là một hệ thống mở mà trong đó ai cũng có thể tạo ra tin tức hoặc tìm một chuyên gia vận động hành lang để được trợ giúp, cho dù đó là bảo vệ cá voi hay là ăn thịt chúng.

Nếu không có một cơ chế như vậy, hệ thống chính trị không thể cung cấp kiểu môi trường mà nền kinh tế hiện đại cần. Đó là lí do tại sao tất cả các nước giàu lại dân chủ, và tại sao một số nước, như của người viết bài này (Venezuela), đang trở nên nghèo hơn. Cho dù một số các nước này có tổ chức bầu cử, họ có xu hướng vấp ngã tại ngay cả những vấn đề phối hợp đơn giản nhất. Xếp hàng để bỏ phiếu không đảm bảo rằng người dân sẽ không còn phải xếp hàng để mua giấy vệ sinh.

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Why Are Rich Countries Democratic?” Project Syndicate, Mar. 26, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ricardo Hausmann là cựu Bộ trưởng Kế hoạch của Venezuela và cựu Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, giáo sư ngành Thực hành phát triển kinh tế tại Đại học Harvard, nơi ông giữ chức Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế.

(Nghiên Cứu Quốc Tế)
———————-

[1] Xem Adam Smith. The Theory Of Moral Sentiments (Lý thuyết về cảm tính đạo đức), Quyển II Phần II Chương III – ND.

[2] Tên đầy đủ là Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia, bản tiếng Việt hiện nay dịch là Bàn về của cải quốc gia, hay Quốc phú luận – ND.

[3] Hình thức chính thể tổng thống chế, trong đó tổng thống có quyền lực mạnh, chẳng hạn như ở Hoa Kỳ. Ngược lại là hệ thống tổng thống hình thức (figurehead presidents), nghị viện có quyền lực mạnh, chẳng hạn như ở các nước Cộng hòa đại nghị – ND.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÀO LAO BÍ ĐAO ĐẦU NĂM MỚI!

Những tiên đoán “lạnh gáy” của các nhà tiên tri cho năm 2015

4.1.2015

TP - Các nhà khoa học đã giải mã được những tiên đoán của nhà tiên tri lừng danh người Pháp Nostradamus (1503 – 1566) cho năm 2015. Theo những tiên đoán của ông, năm nay thế giới sẽ đối mặt với những thảm họa kinh hoàng.

Nhà tiên tri kiệt xuất Nostradamus.

Chẳng hạn, trong năm 2015 sẽ xảy ra những vụ mưu sát nhằm vào các nhà lãnh đạo của 4 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Nostradamus cũng tiên đoán những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ ở Đức và Pháp, núi lửa phun trào dữ dội tại Italia, động đất huỷ diệt ở Mỹ và nạn đói khủng khiếp ở châu Phi.

Nostradamus còn tiên đoán trong năm 2015 sẽ xảy ra thêm một cuộc xung đột nữa giữa đạo Thiên Chúa và đạo Hồi khiến loài người đứng trước ngưỡng cửa một cuộc Chiến tranh thế giới mới. Ngoài ra, nhân loại sẽ khốn đốn vì phóng xạ và rất nhiều người sẽ chết trẻ.

Nhưng Nostradamus cũng tiên đoán cả những sự việc tốt đẹp trong năm 2015. Chẳng hạn, thuế sẽ không còn nữa, người dân thuộc các dân tộc khác nhau sẽ có thể dễ dàng giao tiếp với nhau và thậm chí con người có thể dễ dàng giao tiếp cả với loài vật. Các nhà khoa học sẽ chế tạo được thần dược tuổi xuân và nhờ đó con người sẽ có thể sống đến 200 tuổi.

Sau Nostradamus 4 thế kỷ đã xuất hiện một nhà tiên tri lừng danh khác và lần này là một phụ nữ - đó là nhà nữ tiên tri mù Vanga người Bulgaria (1911 – 1966). Một số tiên đoán của bà cho năm 2015 cũng tương tự như những tiên đoán của Nostradamus, đặc biệt về những thảm họa mà loài người phải đối mặt.

Chẳng hạn, bà Vanga tiên đoán trong năm 2015 sẽ xảy ra những cuộc xung đột có quy mô thế giới và những cuộc nội chiến tại một vài nước. Nạn thất nghiệp sẽ lên tới đỉnh cao kéo theo những hậu quả tai hại. Bà cũng tiên đoán những thảm họa thiên nhiên như những vụ nổ dữ dội trên Mặt Trời khiến nhân loại chìm trong bóng tối và làm hư hỏng mọi máy móc thiết bị trên Trái Đất.

Mặt khác, bà Vanga cũng tiên đoán nhiều sự việc tốt lành, chẳng hạn, nhân loại sẽ tìm được loại thuốc đặc trị chữa bệnh ung thư. 

Đó là những tiên đoán cho năm 2015 của 2 nhà tiên tri nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại và có thể thấy rất nhiều tiên đoán trong số đó đượm màu bi quan. Tuy nhiên, đại đa số các nhà chiêm tinh hiện nay đưa ra những tiên đoán cho năm 2015 lạc quan hơn nhiều.

Họ tiên đoán năm 2015 sẽ ổn định và thanh bình hơn năm 2014. Nhiều người sẽ được hưởng những thay đổi tốt đẹp, đặc biệt là những ai tận tuỵ làm việc và kiên trì theo đuổi mục đích đã đề ra. Dĩ nhiên trong năm 2015 cũng sẽ xảy ra những tai ương và thảm họa nhưng sắc màu chủ đạo của thế giới vẫn sẽ là tươi sáng hơn năm 2014.

Theo Jlady.ru
___________

Cũng là chuyện tào lao thôi!
Năm vừa rồi nếu tin vào nhà tiên chi Chần Dần thì có mà đổ thóc giống ra mà ăn!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Viễn ảnh 2025


 Dự đoán tương lai thường là hành động của những người liều lĩnh hoặc dại khờ. Lịch sử đầy rẫy những tiên đoán của nhiều nhân vật nổi tiếng mà sau này chính họ cũng muốn rút lại.
Trong giới kinh tế, ít ai quên rằng, vào năm 1926, chính J. M. Keynes, có lẽ là nhà kinh tế vĩ đại nhất thế kỷ 20, tiên đoán rằng trong tương lai sẽ không có khủng hoảng kinh tế! Irving Fisher, một nhà kinh tế hàng đầu cùng thời với Keynes, cũng khẳng định vào năm 1929 rằng thị trường chứng khoán sẽ chỉ xuống giá vài hôm là cùng. Gần đây hơn (1998) Paul Krugman mạnh bạo tiên đoán rằng đến năm 2005 thì ảnh hưởng kinh tế của Internet sẽ không hơn gì fax (và có mấy ai còn nhớ fax là gì?).
Trong lĩnh vực khoa học thuần túy, nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking đoan chắc năm 1988 rằng muộn lắm là vào năm 2000 khoa học sẽ có thể giải thích tất cả hiện tượng trong vũ trụ bằng một lý thuyết tổng quát và nhất thống (unified theory of everything). Nay là năm 2015 rồi, và nhân loại vẫn còn đợi.
Nhưng, dù có thể là sai, hoặc rất sai, mọi người đều phải dự đoán, nhất là trong ngắn hạn và trung hạn, để chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra, chí ít là trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Và tất nhiên, đối với những người có nhiệm vụ lãnh đạo (doanh nghiệp, tập thể, hay quốc gia) thì việc dự đoán chính là một phần cốt yếu của trách nhiệm.
Vậy thì, thử đoán: Việt Nam sẽ ra sao năm 2025? Chọn 2025 vì từ đây đến đó không quá gần (để thiếu thích thú) mà cũng chẳng quá xa (để dễ sai lầm). Hơn nữa, đó là năm mà Việt Nam đã độc lập và thống nhất tròn nửa thế kỷ. Một điểm mốc nổi cộm trong dòng lịch sử của chúng ta.
Ba xu hướng chung
Trước hết, chúng ta có thể nhận diện vài xu thế chung, có tính định hướng cho mọi quốc gia trong những thập niên sắp đến. Ba xu hướng ấy là (1) tiến bộ công nghệ, (2) toàn cầu hóa, và (3) biến đổi khí hậu.
Tiến bộ công nghệ là một xu hướng không ai có thể phủ nhận
Trần Hữu Dũng, dự đoán Ảnh: Lê Anh Dũng
Tuy nhiên nói là khoa học và công nghệ tiến bộ là chưa đủ, thậm chí quá mơ hồ. Sự thực là, tốc độ tiến bộ của khoa học trong vài thập kỷ gần đây có phần chậm lại (nhìn kỹ sẽ thấy những phát minh nền tảng, có tính cách mạng đã xảy ra từ khoảng năm 1945-1971(1)) và tiến bộ công nghệ diễn ra rất không đồng đều ở những ngành công nghiệp khác nhau.
Hơn nữa, đa số tiến bộ công nghệ bộc phát từ nhu cầu sinh hoạt xã hội, do sự kích thích của lợi nhuận kinh tế đến tinh thần sáng tạo cá nhân. Sự phát triển những ứng dụng này rất bất ngờ: chỉ vài năm trước đây không ai tưởng tượng là dịch vụ taxi Uber hay thuê phòng ở tư gia Airbnb phổ biến nhanh chóng như hiện tại. Trong tương lai trước mắt, xu hướng phát triển của Internet là “Internet kết nối mọi thứ” (“The Internet of Things”) tức là dùng điện thoại hoặc máy tính bảng để điều khiển gia dụng (như máy điều hòa nhiệt độ, máy đóng/mở cửa garage).
Toàn cầu hóa
Cụm từ “toàn cầu hóa” hầu như đã trở thành sáo ngữ, và thường được cho là một xu hướng tốt đẹp. Trên thực tế thì ngày càng hiện rõ những khía cạnh không tốt của trào lưu này, chẳng những về mặt kinh tế mà còn về mặt y tế, văn hóa, tội phạm...
Oái oăm là, song song với toàn cầu hóa, từ vài năm nay chủ nghĩa dân tộc cũng có xu hướng mạnh lên, chẳng những ở các quốc gia đang phát triển mà còn ở các nước phát triển phương Tây (kể cả Nga và Đông Âu). Một phần, xu hướng này là do sự xách động của các lãnh tụ cơ hội (như trường hợp Trung Quốc) để huy động sự ủng hộ của quần chúng khi quốc gia của họ gặp những khó khăn kinh tế, chẳng hạn. Tuy nhiên, không ít trường hợp chủ nghĩa dân tộc bộc phát từ quần chúng như một hệ quả của toàn cầu hóa.
Có hai lý do. Một là, sự di dân ồ ạt (ngay giữa những nước có văn hóa tương đối giống nhau, như Đông Âu và Tây Âu) gây ra phản ứng bài ngoại của người bản xứ, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Hiện tượng này đang xảy ra ở Tây Âu. Hai là, những nước nhỏ tự thuyết phục rằng họ cũng có thể tự lập về kinh tế (Scotland đã viện dẫn Iceland làm ví dụ, và miền Catalan ở Tây Ban Nha cũng rục rịch theo sau, đòi tách ra khỏi Tây Ban Nha).
Biến đổi khí hậu
Đây là một đại nạn đang xảy ra cho nhân loại, không phải là chuyện xa vời, và ảnh hưởng của nó không chỉ ở việc mất đất do sa mạc hóa, do mực nước biển dâng cao, mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến thể chế và an ninh quốc gia. Lấy trường hợp Syria làm ví dụ. Nhiều học giả cho rằng một trong những nguyên nhân chính của cuộc nội chiến ở quốc gia này, và lan ra khắp Trung Đông, là biến đổi khí hậu. Cụ thể, nhiều vùng đất trồng trọt ở Syria đã bị sa mạc hóa do biến đổi khí hậu. Dân cư các vùng này phải tìm cách mưu sinh ở thành thị. Tập trung vào những khu ổ chuột, không được sự trợ giúp của nhà nước, họ đâm ra bất mãn và cầm súng chống lại chế độ. Tình trạng tương tự cũng đang manh nha ở Brazil, vùng sông Amazon.
Ba xu hướng này, lúc thì cộng hưởng, lúc thì đơn lẻ, sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, và cả thể chế nữa.
Viễn ảnh
Tăng trưởng, bình đẳng và khủng hoảng
Có thể khẳng định rằng nhìn chung, kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhiều thập niên tới. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 18, không còn ai tin rằng tương lai nhân loại sẽ tối mịt như tiên đoán của Malthus. Tất nhiên, cũng phải nhìn nhận là có hai hiểm họa hăm dọa tương lai loài người, đó là biến đổi khí hậu và đại chiến với vũ khí hạt nhân.
Song, trong xu thế toàn cục đáng lạc quan ấy là một số không nhỏ các xu thế cục bộ (ảnh hưởng nước này nhiều hơn nước kia, lúc này hơn lúc khác), có thể là nguyên nhân của nhiều bi quan.
Một là, tốc độ tăng trưởng sẽ không đồng đều giữa các quốc gia, mà phần lớn là do hậu quả của chất lượng chính sách và thể chế của từng quốc gia. Chênh lệch giữa các quốc gia phát triển và một số quốc gia chậm phát triển có thu hẹp, nhưng chênh lệch giữa các quốc gia (một thời cùng là chậm phát triển) lại giãn ra thêm. Do đó sự chêch lệch giữa các quốc gia về chất lượng đời sống cũng như về sức mạnh kinh tế lẫn quân sự sẽ tăng lên. Điều này tất nhiên sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về quốc phòng và an ninh.
Hai là tốc độ tăng trưởng thu nhập thường không đồng đều (theo địa phương, ngành nghề, thang thu nhập) trong từng quốc gia. Nói cách khác, ở nhiều quốc gia, chênh lệch giàu nghèo có khuynh hướng tăng thêm, có khi tăng vọt một cách đáng ngại. Cần nhấn mạnh điều này: trong lúc khoảng cách giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển ngày càng thu nhỏ thì sự chênh lệch giàu nghèo trong mỗi quốc gia lại có xu hướng tăng lên(2).
Ba là nguy cơ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế luôn luôn tồn tại. Nhìn lại kinh nghiệm thế kỷ vừa qua thì hầu như thập niên nào cũng có một cơn khủng hoảng tài chính quốc tế (khu vực hoặc toàn cầu). Từ đây đến năm 2025 cũng khó mà tránh được một thời kỳ suy thoái, nặng hoặc nhẹ, chỉ vài tháng hay lâu hơn. Tăng trưởng sẽ chậm lại, thậm chí đình trệ hoặc quay về hướng âm. Ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng này đối với những thành phần khác nhau trong xã hội cũng nặng nhẹ khác nhau.
Xã hội và văn hóa
Nếu như hầu hết quốc gia đều lạc quan về đời sống vật chất của đại đa số người dân, thì đời sống tinh thần (kể cả những liên hệ gia đình, xã hội) lại là mối quan ngại sâu sắc ở mọi nơi. Văn hóa đại chúng sẽ phát triển, nhất là do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nhưng văn hóa hàn lâm sẽ mai một. Đó không phải là một viễn ảnh đáng lạc quan.
Sự chênh lệch giàu nghèo không những gây bất ổn xã hội mà còn có khuynh hướng khiến chính phủ tiêu ít tiền hơn cho giáo dục, y tế, chuyên chở công cộng (vì những người có thu nhập cao có thể tự trang trải những dịch vụ ấy, không cần đến nhà nước, và do đó không làm áp lực để nhà nước cung cấp). Tuổi thọ bình quân chắc chắn sẽ tăng (trừ vài trường hợp hãn hữu, như ở Nga) và chi phí cho y tế và bảo hiểm xã hội cũng tăng theo.
Mặt khác, hầu hết mọi xã hội đều có khuynh hướng “khoan dung” hơn: quyền phụ nữ, quyền những người tàn tật, những người đồng tính ngày càng được luật pháp công nhận.
cuối cùng là trách nhiệm
Trước viễn ảnh phác họa trên đây, trách nhiệm đối phó là ở nhà nước lẫn cá nhân mọi người dân.
• Trách nhiệm nhà nước
Trách nhiệm của nhà nước (như một cơ cấu thực thi nguyện vọng của toàn dân) có thể tóm tắt trong bốn điểm: ổn định và hài hòa, linh động và sáng tạo.
• Ổn định và hài hòa
Hiển nhiên, ổn định xã hội là cần thiết để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Nhưng nền móng của sự ổn định ấy phải được xây dựng từ sự hài hòa, đồng thuận của xã hội chứ không thể do áp đặt. Thu nhập càng chênh lệch thì xã hội càng căng thẳng, mầm mống bất ổn càng lớn mạnh.
Ổn định cũng có nghĩa là giảm biên độ biến động khi kinh tế trì trệ, tài chính khủng hoảng. Phải nhìn nhận rằng không thể nào triệt tiêu mọi sự cố bất trắc (mà nguồn gốc có thể do thiên tai, hoặc từ nước ngoài). Không nên để nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào bất cứ một nước nào, một sự phụ thuộc như thế sẽ có tính truyền dẫn, đưa những biến động từ nước ấy sang nước ta. Trong đầu tư cũng như trong bang giao quốc tế, nguyên tắc căn bản bao giờ cũng là đa dạng hóa, đa phương hóa.
• Linh động và sáng tạo
Sáng tạo chỉ có thể xuất phát từ cá nhân con người, và một môi trường xã hội và kinh tế thông thoáng là cần thiết để cá nhân phát huy sáng tạo và đồng hành với thế giới. Đặc biệt là những ứng dụng của công nghệ cao đòi hỏi tự do kinh doanh và sáng tạo cao. Những phát minh này có lẽ không cần sự tài trợ của nhà nước (nếu thị trường vốn là hiệu quả), song khó mà phát triển trong một môi trường mà quyền sở hữu trí tuệ không hợp lý, thiếu minh bạch và không được bảo đảm.
Trong một thế giới không ngừng thay đổi, một thử thách lớn là làm thế nào để thích ứng với những thay đổi ấy, nhất là dưới sức ép của lợi nhuận kinh tế ngắn hạn, để bảo tồn những di sản văn hóa dân tộc. Một chính sách đúng đắn đòi hỏi những thảo luận sâu rộng, lọc lựa sáng suốt từ những nhà văn hóa, song cũng cần lắng nghe và thực thi những đề xuất chính đáng, dù đôi khi chúng có thể đi ngược lợi ích trước mắt của một thiểu số quyền lực. Cá nhân nhà lãnh đạo cần nhìn xa hơn nhiệm kỳ của mình, thậm chí thế hệ của mình.
Rõ ràng là mỗi quốc gia đều phải đối phó với những thử thách có tính sống còn như đã nói trên. Rủi thay, như nhiều học giả (Acemoglu, Robinson, và nhất là Fukuyama) đã phát giác, chất lượng thể chế ở hầu hết mọi nước, kể cả những nước phát triển, đều dưới tầm những thử thách thời đại. Lấy trường hợp nước Mỹ chẳng hạn. Chế độ tam quyền phân lập rạch ròi của nước ấy, dù có thể đã thích hợp vào một thời kỳ lịch sử nào đó, dường như hiện tê liệt trước những thử thách về khí hậu, về môi trường, về phân hóa xã hội. Đi tìm một thể chế mới có thể phải cần một cuộc cách mạng tự căn bản mà ít quốc gia nào sẵn sàng.
● Trách nhiệm cá nhân
Tất nhiên, không chỉ nhà nước là có trách nhiệm chuẩn bị cho tương lai, mọi người trong xã hội, tùy cương vị của mình, đều có bổn phận ấy. Một là, mỗi cá nhân phải đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, không ngừng trau dồi kỹ năng, sẵn sàng thay đổi ngành nghề để đáp ứng với nền kinh tế ngày càng nặng hàm lượng tri thức, khi mà nhu cầu lao động tay nghề cao ngày càng tăng và thay đổi. Hai là, mỗi người phải giữ gìn sức khỏe, nói chung là có một cuộc sống lành mạnh. Dù những tiến bộ y khoa sẽ giúp gia tăng tuổi thọ trung bình, mỗi người vẫn có trách nhiệm bảo dưỡng sức khỏe để tận hưởng tuổi hưu, và không gây gánh nặng cho gia đình và xã hội vì những bệnh tật do lối sống (như hút thuốc, nhậu nhẹt...). Ba là, không nên chỉ nương nhờ vào lương hưu, vào bảo hiểm xã hội, mà phải dành dụm đủ tiền (hoặc khôn ngoan đầu tư!) để an hưởng tuổi già.
Đó là viễn ảnh năm 2025, theo tôi.
Trần Hữu Dũng/ Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
(1) Xem Michael Hanlon, “The golden quarter," Aeon, 3-12-2014 - Tyler Cowen, The Great Stagnation, NY: Penguin, 2014
(2) Đây là kết luận chính của một trong những cuốn sách quan trọng nhất năm nay, đó là cuốn Vốn ở thế kỷ 21 của Thomas Piketty.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cần một cái lắc đầu dứt khoát


“Giả sử Trung Quốc cho Việt Nam vay 700 nhân dân tệ (NDT), tương đương 100USD với tỷ giá 1USD/7NDT. 5 năm sau, dù chỉ vay bao nhiêu trả đủ bấy nhiêu nhưng nếu đồng NDT lại lên giá với 1USD/6NDT thì để trả được 700NDT đó, Việt Nam phải trả 117USD, tức mất thêm 17USD. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bị hao hụt thêm 17USD. Và việc mua thêm 17USD đó sẽ khiến VND mất giá và lạm phát có nguy cơ tăng cao”.

Đây là một ví dụ mà vừa tuần trước, TS Lưu Ngọc Trịnh - giáo sư Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - nêu ra khi bàn về nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam trước nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT.

Một đồng vay, bao nhiêu thua thiệt, mà thua thiệt lớn nhất là trở thành con nợ, là sự lệ thuộc.

Nhưng vấn đề không chỉ là vay-nợ nữa. Một bản tin “giật mình” hôm qua đã xuất hiện khi Hiệp hội DN Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc vừa chính thức có kiến nghị gửi cơ quan chức năng Việt Nam đề nghị cho phép mở rộng phạm vi giao dịch đồng NDT.

Bản kiến nghị cho biết khá nhiều sự thật đau lòng: Nhu cầu giao dịch thanh toán bằng NDT tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt. Tại thị trường biên mậu Việt - Trung, cuối năm 2013 ước tính kim ngạch thanh toán bằng NDT đã đạt khoảng 15 tỉ USD cho dù “lưu thông NDT chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Đa số giao dịch thanh toán bằng NDT thông qua con đường không chính ngạch”.

Phía Trung Quốc đưa ra lý lẽ nếu thị trường thanh toán NDT từ biên giới được mở rộng đưa vào nội địa Việt Nam và được thực hiện chính ngạch thì Việt Nam có thể quản lý giám sát nguồn vốn này, đóng góp trong việc thu thuế; phòng, chống rửa tiền…

Thật tệ trước viễn cảnh NDT sẽ là đồng tiền giao dịch chính thức ngay trên lãnh thổ Việt Nam, bởi khi ấy, dù muốn hay không thì cả người dân và ngân hàng sẽ phải tích trữ để giao dịch, thanh toán.

2 tháng trước, khi nói về ngôi miếu thờ được một nhà đầu tư nước ngoài xây tại Vũng Áng, ĐBQH Dương Trung Quốc đã nói đến “chủ quyền quốc gia”: “Thỏa mãn những mong muốn chính đáng nhưng phải có điều kiện. Đây không phải là thu hút đầu tư, mà là vấn đề chủ quyền”.

Chưa chắc có mối liên hệ nào giữa hai sự việc trên và sự so sánh có thể khập khiễng, nhưng với đề nghị giao dịch chính thức bằng NDT phải được hồi đáp ngay bằng cái lắc đầu dứt khoát nếu chúng ta còn tôn trọng đồng tiền Việt Nam, một sự tôn trọng cần thiết như coi trọng độc lập quốc gia

Đào Tuấn
(Lao Động)

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/can-mot-cai-lac-dau-dut-khoat-1015465.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những nơi có thể đứng cùng lúc trên hai quốc gia


http://baomai.blogspot.com/
Nhiều nơi trên thế giới có ranh giới giữa các quốc gia chỉ là một vạch kẻ mong manh và bạn dễ dàng cùng một lúc đặt chân lên hai đất nước.


Trên thế giới vẫn tồn tại các đường biên giới hòa bình khiến nhiều du khách khi ghé thăm đều thích thú chụp ảnh trong tư thế hai chân đứng ở hai đất nước khác nhau.

image
Bỉ và Hà Lan nổi tiếng với đường biên giới zích zắc. Vì vậy mà nhiều du khách khi đến đây đều cố gắng chụp một bức ảnh làm kỷ niệm, ghi lại hình ảnh của chính mình với tư thế mỗi chân đặt trên một đất nước khác nhau.

image
Một du khách chụp ảnh tạo dáng khi cùng lúc đứng trên hai đất nước Thụy Điển - Na Uy.

image
Chỉ cần một bước nhỏ, người đàn ông này có thể đứng cùng lúc tại hai quốc gia Mỹ - Canada.

image
Công dân hai nước dùng luôn đường biên giới Mexico - Mỹ làm lưới chơi bóng chuyền.

image
Người đàn ông này cũng đang đứng trên hai quốc gia Đức và Hà Lan.

image
Danh giới giữa Thụy Sĩ và Italy chỉ cách nhau chưa đến một bước chân.

image
Đứng tại địa điểm này, du khách có thể cùng lúc có mặt trên 3 đất nước: Bỉ, Hà Lan và Đức.

image
Ranh giới Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chỉ cách nhau một bước chân.

image
Chỉ cần đứng ở những vị trí khác nhau quanh 3 chiếc bàn này, bạn sẽ được tính là từng đặt chân tới 3 quốc gia Áo, Slovakia, Hungary.

image
Biên giới giữa hai nước Ấn Độ - Trung Cộng.

image
Khi đứng tại Cape Agulhas, bạn sẽ có cơ hội cùng lúc xuất hiện ở hai biển lớn: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

http://baomai.blogspot.com/

Những cung đường biên giới kỳ lạ trên thế giới

Đứng ở đảo Little Diomede nhìn sang đảo Big Diomede trên biển Bering, du khách không chỉ đơn giản chỉ được quan sát từ Mỹ sang Nga mà còn 'nhìn vào ngày mai' do múi giờ chênh lệch.

Bỉ - Hà Lan


Baarle - Nassau là khu tự trị ở Hà Lan có đường biên giới chung với thành phố tự trị Baarle-Hertog của Bỉ và hai bên được chia tách khá phức tạp. Đường biên giới được phân chia bằng các vạch chữ thập màu trắng vẽ trên mặt đất, chạy theo hình zíc zắc khắp phố phường, xuyên qua cả nhà cửa, vườn tược. Vì vậy có những ngôi nhà bị phân chia làm đôi, một nửa nằm ở Hà Lan, nửa còn lại nằm trên đất Bỉ.

image
Một người có thể cùng lúc đứng trên hai đất nước, chân trái ở Hà Lan còn chân phải sang Bỉ.

Paraguay - Argentina – Brazil

Ba quốc gia này có đường biên giới tự nhiên được tạo bởi điểm giao nhau giữa hai con sông Iguazu và Parana. "Ngã ba biên giới" này cũng là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan hàng năm bởi địa thế độc đáo.

image
Biên giới của ba quốc gia được chia cắt bởi hai con sông.

Ấn Độ - Pakistan

Đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan được báo chí quốc tế mệnh danh là "đường biên giới nguy hiểm nhất". Hai quốc gia trên có lịch sử tranh chấp lâu đời, vì vậy nên đường biên gưới này được chiếu sáng bằng đèn pha với lý do an ninh. Ánh đèn pha này được phát sáng mạnh đến mức đường biên này có thể nhìn thấy từ vũ trụ.

image
Đường biên giới Ấn Độ - Pakistan nhìn từ trên cao.

Nga - Mỹ

Đường biên giới Nga - Mỹ chính là khoảng cách giữa hai hòn đảo Diomede ở eo biển Bering. Đảo Little Diomede có dân số 146 người thuộc Mỹ còn Big Diomede không có người ở thuộc Nga. Hai hòn đảo này cách nhau khoảng 4 km nhưng lại có hai múi giờ khác nhau. Nếu ở Little Diomede là 9h sáng ngày thứ bảy, thì Big Diomede là 6h sáng ngày chủ nhật. Vì vậy người dân ở Little Diomede khi nhìn sang Big Diomede, họ không chỉ đơn giản là nhìn sang một quốc gia khác mà họ còn "nhìn vào ngày mai".

image
Đứng từ đảo nhỏ nhìn sang đảo lớn, du khách không chỉ đơn giản nhìn sang một quốc gia láng giềng mà còn nhìn sang cả ngày mai.

Biên giới Á – Âu

Yekaterinberg là thành phố của Nga, nằm ở Urals - nơi có đường biên giới chia cách hai châu lục Á - Âu bởi Nga là quốc gia nằm ở cả hai châu lục này. Thủ đô Moscow nằm ở phần lãnh thổ châu Âu.

image
Đường biên giới Á - Âu tại Yekaterinberg.

Haiti - Cộng hòa Dominica

Nhìn từ trên cao, du khách rất dễ nhận ra đường biên giới chia cắt hai đất nước Haiti và Dominica. Nếu Dominica được phủ xanh bởi cây cối thì Haiti lại là những vùng đất khô cằn. Sở dĩ có sự đối lập này là bởi chính phủ Dominica đã có những biện pháp rất cứng rắn trong việc bảo vệ các khu rừng của mình, trong khi Haiti thì không.

image
Bên trái là Haiti khô cằn, còn bên phải là cộng hòa Dominica được phủ xanh bởi cây cối.

http://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KỂ TỪ THỨ HAI 29-12-2014, TRUNG QUỐC NGĂN CHẶN TOÀN DIỆN KHÔNG CHO DÂN DÙNG GMAIL CỦA GOOGLE.


Phần nhận xét hiển thị trên trang