Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

CÓ PHẢI NGUYỄN QUANG LẬP VÌ TIỀN LÀM BẬY?

Nhà thơ Mai Văn Hoan
14-12-2014
Nguyễn Quang Lập có tội hay không có tội? Nếu có tội thì là tội gì? Động cơ của việc phạm tội?… Đó là những câu hỏi mà công chúng đang chờ lời giải đáp của những người có trách nhiệm.
Đứng trước một sự việc mỗi người đều có quyền bày tỏ thái độ, quan điểm của mình. Từ hôm nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt (6-12-2014) đến nay có hàng trăm tờ báo trong và ngoài nước đưa tin, có hàng nghìn người tham gia tranh luận trên các trang mạng xã hội. Điều đó chứng tỏ việc Nguyễn Quang Lập bị bắt đã gây sự chú ý đặc biệt của cộng đồng. Có người gọi đó là “cơn địa chấn”. Vụ việc Nguyễn Quang Lập được quan tâm đặc biệt là vì Nguyễn Quang Lập là nhà văn, nhà viết kịch (kịch bản sân khấu và điện ảnh) khá nổi tiếng, là chủ trang blog Quê Choa thu hút hàng trăm triệu lượt người truy cập. Tất nhiên, tính cách của Lập, văn chương của Lập, việc làm của Lập có người không thích, không đồng tình. Âu cũng là chuyện bình thường. Nhưng thiết nghĩ: tạo được sức hút để độc giả đến với mình như Nguyễn Quang Lập thì không phải bất cứ ai cũng làm được. Đa số cư dân trên các trang mạng đều bày tỏ sự khâm phục và chia sẻ niềm cảm thông sâu sắc với nhà văn Nguyễn Quang Lập khi nghe tin anh bị bắt. Lẻ tẻ cũng có những bài viết lên án, quy kết Nguyễn Quang Lập. Đọc những bài quy kết, lên án Nguyễn Quang Lập, tôi thấy người viết có phần vội vàng quá chăng?
Mới đây, ông Đông La có bài “Nguyễn Quang lập – đâm lao phải theo lao”, đăng trên trang blog của mình. Đông La quy kết: Nguyễn Quang Lập “mong nhận được chuyển tiền chứ không phải chuyên chở sự thật”! Nếu cơ quan điều tra kết luận: nhà văn Nguyễn Quang Lập “mong nhận chuyển tiền” của một tổ chức phản động nào để viết và đăng những bài có nội dung phản động thì chắc chắn Lập sẽ chịu sự trừng phạt theo luật định. Tất nhiên là cơ quan điều tra phải có đầy đủ bằng chứng để khẳng định tổ chức ấy đúng là tổ chức phản động. Phải có đủ bằng chứng về việc Lập nhận tiền của tổ chức phản động ấy. Và cũng phải có sự phân tích một cách đầy đủ, thuyết phục những bài Lập viết hoặc đăng tải trên blog Quê Choa có hại gì cho dân, cho nước. Ngược lại, chỉ vì muốn “chuyên chở sự thật” với mong ước có sự thay đổi trong ôn hòa, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn mình mà nhà văn Nguyễn Quang Lập có những bài viết hoặc chuyển tải những bài viết “phạm pháp” thì cũng nên xem xét một cách công minh, thấu đáo. Đôi khi động cơ trong sáng nhưng hành động có thể thiếu cẩn trọng. Lập là một tài năng nhưng cũng là con người. Mà là con người thì sao tránh khỏi những khiểm khuyết. Một người từng ở trong quân ngũ, một người từng có những đóng góp không nhỏ cho văn chương, cho ngành sân khấu và điện ảnh nước nhà như Nguyễn Quang Lập, nếu có vi phạm điều này, điều nọ thì nên tổ chức những cuộc hội thảo, tranh luận, phản biện để tìm ra chân lý. Tôi tin điều đó sẽ thu hút được nhiều tầng lớp, đặc biệt là tầng lớp trí thức tham gia. Góp phần đưa đất nước đi lên.
Chuyện Nguyễn Quang Lập có “mong được chuyển tiền” hay không, “hạ hồi phân giải”. Giả sử cơ quan điều tra không có đủ bằng chứng kết luận Nguyễn Quang Lập “mong được chuyển tiền” thì ông Đông La sẽ ăn nói thế nào với nhà văn Nguyễn Quang Lập và “đồng bọn” – theo cách gọi của Đông La – gồm: nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu-phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà báo Huy Đức…? Những người này có quyền kiện ông về tội đặt điều vu khống, xâm hại, bôi nhọ danh dự cá nhân theo luật.
Tiền rất quan trọng cuộc sống của mỗi con người. Nhưng vì tiền mà bán rẻ nhân cách, phẩm giá của mình thì cần lên án. Nguyễn Quang Lập là người tôi may mắn tiếp xúc, gần gũi một thời gian khá dài. Tôi và Lập đều là dân quê Bọ (Quảng Bình), cùng sống ở Huế với nhau hơn 10 năm, cùng “chia ngọt, sẻ bùi” trong thời đất nước khó khăn.
Từ thủ đô Viên Chăn, cháu Mai An Huy, con trai tôi, tin nhắn hỏi tôi: Sao người tốt như chú Lập lại bị bắt hở ba? Rồi Huy nhắc lại một kỷ niệm làm tôi vô cùng xúc động. Không ngờ Huy nhớ kĩ đến như thế. Số là thời đó, để kiếm thêm đồng ra đồng vào nuôi con ăn học, vợ chồng tôi bàn nhau làm da-ua, xi-rô đem bán. Nhưng kẹt nhất là chưa sắm được tủ lạnh. Một lần ghé chơi căn phòng chập hẹp của vợ chồng Nguyễn Quang Lập ở 24 Lê Lợi, thấy chiếc tủ lạnh, máy chạy rất êm, tôi ướm hỏi Lập xem có thể gửi nhờ da-ua, xi-rô được không? Lập gât đầu ngay. Tôi mừng rơn, về báo với vợ con. Thế là cứ chập tối, Huy chở da-ua, xi-rô đến bỏ nhờ tủ lạnh vợ chồng Lập, sáng lại đến lấy mang đi bán. Khi tôi có nhã ý muốn góp một ít để vợ chồng Lập thanh toán tiền điện. Lập gạt đi: Có tốn kém mấy đâu, anh để tiền ấy lo cho các cháu! Mãi đến 4 tháng sau, nhờ kiếm được ít tiền từ việc bán da-ua, xi-rô, nhà tôi mới sắm được chiếc tủ lạnh saratov. Thật cảm ơn vợ chồng Lập vô cùng!
Với một người tài năng và nổi tiếng như Lập việc kiếm đâu có khó. Chỉ riêng viết báo không thôi, hàng tháng anh đã thu được khối tiền. Anh còn in sách, viết kịch bản sân khấu, điện ảnh…Bởi vậy, tôi không tin là nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận tiền của một tổ chức phản động nào đó để làm những việc hại dân, hại nước (ngoại trừ trường hợp anh bị ai đó gài bẫy). Tất cả đang nóng lòng chờ đợi kết luận cuối cùng của những người có trách nhiệm!
Nguyện vọng của tôi và đại đa số người dân là: mong sao những kẻ bán nước, hại dân, sách nhiễu, tham nhũng… đều được đưa ra ánh sáng, đều được xử theo luật định dù bất kỳ kẻ đó là ai, ở cương vị nào!
(Tác giả gửi cho QTXM)
Nguồn: Ngô Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Van ban!



Tôi có anh bạn luật sư, trứ danh lắm. Mỗi tội còi. Ấy nhưng mỗi lần đi đạp mái đều chọn những yêu kiều vĩ đại nhất mang dáng hình của hà mã hoặc lợn lai. Anh giải thích hạng đó mới làm anh có khoái cảm cho cái lối đạp mái dạo trường kỳ. Nhẽ khi người ta tủi thân về sức vóc nên cần được an ủi bởi thể trạng trái ngang chăng? Chuyện này được anh vận dụng rất triệt để trong việc xây dựng gia đình khi cất công cưới về một cô vợ tròm chèm 69 ký chưa trừ bì. Anh không lấy làm phiền.

Vợ anh làm ở công ty thức ăn chăn nuôi, buồng KCS. Tôi đồ rằng trong quá trình kiểm nghiệm chất lượng thị táy máy mà ăn nhầm thứ thực phẩm dành cho gia súc gia cầm kia chăng? Hay thị có thứ hóc - môn tăng trưởng phi liều lượng? Chịu!

Vợ anh sinh con, anh lại mòn đi tý thể hình vốn chẳng lấy gì làm to nhớn. Ngược lại vợ anh phốp pháp hơn xưa. Béo đến độ thị bị hăm ở cả lặc lè và các kẽ móng tay móng chân bi bí mỗi khi nồm giời. Người thường vẫn bị hăm chỗ kín, tỷ như bẹn hay bườm, nhưng hăm đến cả ra chỗ hở như vợ anh thì nguy lắm. Ngồi cạnh thị chả khác gì cạnh nồi cơm thiu dù đã cố công tẩm ướp hàng cân phấn rôm khử mùi hút ẩm. Anh vẫn không lấy làm phiền dù bọn tôi bày tỏ sự quan ngại cực kỳ sâu sắc.

Thế nên trong tất cả các cuộc đàn đúm mỗi khi đẹp giời hoặc giở giời vợ chồng anh luôn là ưu tiên hạng bét, tức là gọi sau cùng cốt để đủ mâm hoặc làm cá dọn bể. Có thể anh biết hoặc không, điều quan trọng là chẳng lấy làm phiền. Cái nết ấy ở thời buổi này là quý hóa lắm. Bọn tôi cứ giả như con vợ anh không phải là cục thịt mỡ thiu thì hay biết mấy hoặc ít ra là bát thịt đông thin thít thì hân hạnh xiết bao.

Bọn tôi không vì điều ấy mà ảnh hưởng đến công việc bởi thật ra chuyện đong hìu và béo ị chả liên quan đéo gì nhau. Nhưng bọn tôi lo cho anh. Là cứ với cái đà thịnh vượng hẩm hiu của con vợ thì một ngày nào đó anh sẽ độc hành đi chầu giời mất. Anh toi đồng nghĩa với việc An-nam mất đi một thiên tài trong một cái xã hội đầy rẫy những thiên tai và lầm lạc. Bọn tôi có khuyên anh lo việc bảo dưỡng cái thân còi. Anh bảo đéo sao, nom thế thôi mà khỏe chán. Và tất nhiên anh lại không lấy làm phiền.

Thấm thoát niên qua niên, vợ anh giờ đã là mẹ của ba thiên thần đái đứng. Bằng cảm quan mà so sánh thì thị chẳng khác đếch gì con lợn sề dù mắt có nhiều lòng đen hơn hiahia. Anh thì hỡi ôi, miếng tóp mỡ còn phải nghẹn ngào ứa lệ. Bọn tôi chán đến tận bẹn rồi nên cũng không rỗi hơi mà quan ngại nhưng anh lại có vẻ hơi lấy làm phiền. Anh hỏi thế bi giờ phải nàm thao? Ai đó mau mồm bày cho anh kế sách uống thực phẩm chức năng qua đó mà tăng trọng lượng. Và vợ anh cũng có thể uống, tất nhiên là loại tụt cân như cách người ta đang giảm tải đường dài. Anh cười hiuhiu, thiu như cơm nguội.

Công cuộc cải tạo thể chất của vợ chồng anh đạt kết quả khá thần kỳ. Anh bi giờ thịt da phơi phới, béo tốt nồng nàn, khác hẳn với cái ngày xưa khi có những khách hàng thối mồm bảo luật sư đéo gì mà như thằng nghiện. Vợ anh cũng thế, vẻ thanh mai lên ngôi, cướp đoạt và đánh tan không thương tiếc những đường hăm và băm vằm nhiều đồi thịt. Bọn tôi thật hết sức ngỡ ngàng và luôn lấy gương vợ chồng anh ra mà phán bảo cho những điều tương tự. Thật là một cuộc cách mạng long giời lở thịt.

Và điều vĩ đại hơn là anh bỏ hẳn nghề luật sư. Vợ anh cũng thôi việc ở cái buồng KCS. Vợ chồng anh chuyển sang nghề bán thực phẩm chức năng cho cái công ty cực kỳ của khỉ. Anh bảo tiền nhiều hơn và lại có cái để kiện toàn. Quan trọng hơn là vợ chồng anh đang bán chính cuộc đời mình và những thứ tin yêu tuyệt đối.

Các bạn bán cái đéo gì tùy thích nhưng để thành công thì hãy giống vợ chồng anh bạn tôi kia. Điều này đéo hẳn là chân lý nhưng mọi lẽ thuận ở đời đều có chân. Vấn đề là các bạn đứng, đi, hay chạy.

Còn riêng tôi thì nằm, hiahia...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Theo như bác này "phân", bọn PHẢN ĐỘNG hơi bị nhiều nhở:

PHÂN LOẠI PHẢN ĐỘNG!


Phản động loại 1: Loại thâm thù cách mạng
Loại này thường là những tên trước kia có âm mưu và thủ đoạn chống lại cách mạng, bị cách mạng trừng trị, đánh đuổi, giáo dục, cải tạo, vì đòn đau nên chúng sinh ra hận thù sâu sắc, dai dẳng (có thể đến hết đời này sang đời khác). Chống phá điên cuồng, bất chấp thủ đoạn là đặc điểm chính của loại thâm thù cách mạng, với loại này rất khó có thể cảm hóa, giác ngộ, bởi những quyền lợi bất chính trước đây của chúng bị thu hồi là rất lớn.
Trong cái gọi là "đấu tranh dân chủ, xóa bỏ độc tài", mục đích của loại này là lật đổ chế độ hiện nay, khôi phục lại "thiên đường", "hòn ngọc" của chúng trong chế độ cũ.

Thành phần chủ yếu trong loại thâm thù cách mạng chủ yếu là bọn tàn ngụy quân lưu vong, có thể là địa chủ, người nhiều ruộng đất trước kia bị mất quá nhiều tài sản do chính sách cách mạng ruộng đất.

Phản động loại 2: Loại bất mãn chế độ
Loại này thường là những người trí thức, có tài năng, song có thể do tự cao tự đại, tự cho rằng mình hơn người thì phải ở ngôi này vế kia; có thể do bị kẻ khác chèn ép, không thăng tiến được; cũng có thể do nhu cầu danh vị nào khác ko được thỏa mãn mà sinh lòng bất mãn chế độ, cho rằng do chế độ này mà họ không ngóc lên được, nhưng suy cho cùng cũng là bởi nhận thức lệch lạc, không vững lập trường, và tự diễn biến từ những con người đó.
Đây là loại nhạy cảm, khó nói hết... trong tổ chức rân chủ, những con người thuộc loại "bất mãn" thường được vào vai chủ xị... bởi họ có trình độ vs đc tổ chức coi là những người cấp tiến, giác ngộ...Những cá nhân tiêu biểu của loại 2 có thể nhắc đến Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải(Điếu cày), JB. Nguyễn Hữu Vinh, Trần Khải Thanh Thủy, Vũ Đông Hà, Nguyễn Đình Thắng...

Phản động loại 3: Loại tham danh hám lợi

Loại này chủ yếu là những kẻ tham lam, vì vụ lợi bản thân mà chống phá cách mạng, thậm chí bán nước cầu vinh, đây là loại chiếm tỉ lệ lớn trong phởn hội...

Loại này chống phá vì tiền vì lợi, chứ không phải vì lý tưởng hay tư tưởng gì đó xa vời... khi tổ chức còn cho tiền, tạo tiếng thì thề thốt nọ kia, chống cộng đến cùng, nhưng khi lợi ích ko còn được đáp ứng nữa thì sẵn sàng phản trắc. Loại này thường bị bọn cáo già lợi dụng làm tay sai bởi đòn đánh vào lòng tham

Vì danh lợi là động cơ thúc đẩy, nên những tên trong phởn loại 3 thường có trình độ thấp, vốn liếng lý luận chủ yếu đc những loại kia bồi cho, rồi hễ mở mồm là lu loa ra vẻ ta đây, nhưng thực ra chưa chắc đã hiểu nó là dư lào, không khác gì loài vẹt nói tiếng người vậy. Những cá nhân tiêu biểu có thể kể như: Nguyễn Thị Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Vũ Hồng Tố, Nguyễn Thị Bùi Hằng, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh...

Phản động loại 4: Loại cơ hội.

Loại này là những kẻ tuy có trình độ, chuyên môn, song lý tưởng vs lập trường giả tạo, gió chiều nào theo chiều ấy, như con dơi quạ, khi tung cánh giả chim, khi co cánh làm chuột... Loại cơ hội về chính trị, như V.I.Lênin chỉ ra, sự thể hiện của nó là “không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu nổi được. 

Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa thuận” với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những sự bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại”. Những kẻ cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị rõ ràng, luôn ngả nghiêng, dao động. Khi cách mạng thuận lợi thì tỏ ra “cấp tiến”, khi cách mạng gặp khó khăn thì thoái lui, thỏa hiệp... Tựu chung cũng chỉ vì vụ lợi cho cá nhân.

Đây là loại nham hiểm, xảo xuyệt, ẩn nấp trá hình rất khó phát hiện nếu như không tỉnh táo, bản lĩnh. Loại phần tử này rất khó xử lý bằng pháp luật bởi thủ đoạn của nó là vô cùng tinh vi, nhạy cảm, không nằm trong điều khoản nào của Luật hình sự. Loại này, với những thành viên tiêu biểu như: Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Trọng Vĩnh, Vi Đức Hồi, Nguyễn Chí Dũng, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập...

Còn loại nào bỏ sót không nhỉ???

Victor Charlie - CT03

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Một nhiếp ảnh gia Trung Quốc đã thực hiện phóng sự ảnh về cuộc sống trong các phòng trọ ở tầng hầm chung cư của gần 1 triệu lao động ngoại tỉnh ở Bắc Kinh.

Một nhiếp ảnh gia Trung Quốc đã thực hiện phóng sự ảnh về cuộc sống trong các phòng trọ ở tầng hầm chung cư của gần 1 triệu lao động ngoại tỉnh ở Bắc Kinh.
Liu Jing, 21 tuổi, rời quê ở Hà Nam để lên Bắc Kinh làm việc. Cô thuê một căn phòng hẹp dưới tầng hầm ở chung cư tại vị trí trung tâm thủ đô. Liu là một trong khoảng gần 1 triệu người nhập cư Trung Quốc đang trải qua cuộc sống dưới lòng đất như vậy. Cứ khoảng 50 đến 100 phòng sẽ sử dụng chung một nhà tắm và một số nhà vệ sinh.
Liu Jing, 21 tuổi, rời quê ở Hà Nam để lên Bắc Kinh làm việc. Cô thuê một căn phòng hẹp, chỉ nhỉnh hơn chiếc giường đơn, dưới tầng hầm ở chung cư tại vị trí trung tâm thủ đô. Liu là một trong khoảng gần 1 triệu người lao động ngoại tỉnh tại các thành phố lớn của Trung Quốc đang trải qua cuộc sống dưới lòng đất như vậy. Cứ khoảng 50 đến 100 phòng sẽ sử dụng chung một nhà tắm và một số nhà vệ sinh.
He Bing, 25 tuổi, từ Trùng Khánh đến Bắc Kinh, hiện đang sống trong một căn phòng cho thuê dưới tầng hầm. Anh đang thay đồ để chuẩn bị đi phỏng vấn vị trí nhân viên bán bảo hiểm. Giá thuê của những căn phòng với diện tích từ 7 đến 8 m2 vào khoảng từ 300 đến 700 nhân dân tệ (khoảng 50 USD đến 110 USD).
He Bing, 25 tuổi, từ Trùng Khánh đến Bắc Kinh, sống trong một căn phòng cho thuê dưới tầng hầm. Anh đang thay đồ để chuẩn bị đi phỏng vấn vị trí nhân viên bán bảo hiểm. Giá thuê của những căn phòng diện tích từ 7 đến 8 m2 vào khoảng từ 300 đến 700 nhân dân tệ (khoảng 50 USD đến 110 USD).
Anh Sun Kuangda, 29 tuổi, và con trai Xiang Song 8 tuổi đang xem truyền hình tại căn phòng trọ dưới một tầng hầm ở phía tây Bắc Kinh. Những người không đủ tiền thuê phòng trọ trên mặt đất mà phải tìm đến những căn phòng dưới tầng hầm thường là nhân viên bồi bàn, tiếp viên karaoke, thợ cắt tóc, đầu bếp, bảo vệ, công nhân, người giúp việc... Vào mùa hè, các căn phòng trở nên ẩm ướt và mốc meo.
Anh Sun Kuangda, 29 tuổi, và con trai 8 tuổi đang xem truyền hình tại căn phòng trọ dưới một tầng hầm ở phía tây Bắc Kinh. Những người không đủ tiền thuê phòng trọ trên mặt đất mà phải tìm đến những căn phòng dưới tầng hầm thường là nhân viên bồi bàn, tiếp viên karaoke, thợ cắt tóc, đầu bếp, bảo vệ, công nhân, người giúp việc... Vào mùa hè, các căn phòng trở nên ẩm ướt và mốc meo.
Cô Zhuang Qiuli, quê ở Quảng Đông, đã sống với bạn trai Feng Tao, quê ở Tứ Xuyên, tại Bắc Kinh hơn 5 năm. Tuy nhiên, họ chỉ mới thuê phòng trọ dưới tầng hầm khoảng 2 năm trở lại đây do giá thuê phòng trên mặt đất ngày càng đắt đỏ.
Cô Zhuang Qiuli, quê ở Quảng Đông, đã sống với bạn trai Feng Tao, quê ở Tứ Xuyên, tại Bắc Kinh hơn 5 năm. Tuy nhiên, họ chỉ mới thuê phòng trọ dưới tầng hầm khoảng 2 năm trở lại đây do giá thuê phòng trên mặt đất ngày càng đắt đỏ.
Anh Niu Song (33 tuổi) và vợ Zhao Ansheng đều là đầu bếp tại một nhà hàng. Họ thuê phòng trọ dưới tầng hầm phía bắc Bắc Kinh. Chính quyền cho phép người dân thuê phòng dưới các căn hầm ở những tòa nhà lớn từ thập niên 1990, thậm chí ban hành nhiều quy định tạo điều kiện cho lao động nhập cư tìm được chỗ ở.
Anh Niu Song, 33 tuổi, và vợ Zhao Ansheng đều là đầu bếp tại một nhà hàng. Họ thuê phòng trọ dưới tầng hầm ở khu phía bắc Bắc Kinh. Chính quyền cho phép người dân thuê phòng dưới các căn hầm ở những tòa nhà lớn từ thập niên 1990, thậm chí ban hành nhiều quy định tạo điều kiện cho lao động nhập cư tìm được chỗ ở.
Cô Ji Lanlan, 25 tuổi, cùng con gái 3 tuổi đang chơi điện tử trên máy tính. Phòng của cô Ji là một trong những căn phòng cho thuê dưới tầng hầm có diện tích lớn. Ji đến từ tỉnh Hà Nam, hiện đang làm nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh đã được 4 năm.
Cô Ji Lanlan, 25 tuổi, cùng con gái 3 tuổi đang chơi điện tử trên máy tính. Phòng của Ji là một trong những căn phòng cho thuê dưới tầng hầm có diện tích lớn. Ji đến từ tỉnh Hà Nam, làm nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh đã được 4 năm.
Cuộc sống dưới lòng đất của người lao động Trung Quốc
Anh thợ điện Zhang Hao, 26 tuổi, sống cùng vợ là Xiang Qigui, 23 tuổi, trong một căn phòng dưới tầng hầm chỉ khoảng 7 m2. Họ có một ngôi 2 tầng ở quê tại Hà Nam. Đứa con 1 tuổi của Zhang và Xiang sống ở quê cùng ông bà. "Chúng tôi không có ý định ở đây lâu dài. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng chịu đựng thêm vài năm, nếu không thì chuyến đi của chúng tôi đến Bắc Kinh chỉ là công cốc", anh Zhang nói.
Ji Jia, 20 tuổi, là nhân viên bán hàng tại một cửa hàng thời trang ở Bắc Kinh. Cô sống trong căn phòng cùng bạn đồng nghiệp.
Ji Jia, 20 tuổi, là nhân viên bán hàng tại một cửa hàng thời trang ở Bắc Kinh. Cô sống trong căn phòng cùng bạn đồng nghiệp. "Đây là tầng hầm kinh khủng nhất mà tôi từng ở. Tôi không dám vào phòng tắm vì nó quá bẩn. Ban đầu tôi thích nơi này vì có đủ chỗ để tôi ở chung với bạn. Nhưng chắc tôi sẽ ở đây thêm một tháng nữa rồi tìm nơi ở mới". Thu nhập của Ji Jia là 3.500 nhân dân tệ (565 USD)/tháng, nhưng phần lớn cô dùng để mua thực phẩm và quần áo.
Cô Cheng Lijuan, 25 tuổi, đến từ Hà Bắc. Co sống trong căn phòng dưới tầng hầm một chung cư ở Bắc Kinh cùng chồng. Theo Cheng, sống trong căn phòng có ưu điểm là mùa đông thì mát, mùa hè thì ấm. Những người không đủ tiền thuê phòng trọ trên mặt đất mà phải tìm đến những căn phòng dưới tầng hầm thường là nhân viên bồi bàn, tiếp viên karaoke, thợ cắt tóc, đầu bếp, bảo vệ, công nhân, người giúp việc... Vào mùa hè, các căn phòng trở nên ẩm ướt và mốc meo.
Cô Cheng Lijuan, 25 tuổi, đến từ Hà Bắc. Cô sống trong căn phòng dưới tầng hầm một chung cư ở Bắc Kinh cùng chồng. Theo Cheng, sống trong căn phòng có ưu điểm là mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát.
Một nhóm công nhân xây dựng trong căn phòng chật hẹp ở Bắc Kinh mà họ đã thuê trong 6 tháng qua. Những thanh niên này đến từ tỉnh Hà Bắc. Trong tương lai, họ có thể không còn được tiếp tục thuê vì những chính sách mới của thành phố. Tháng 12/2010, chính quyền thủ đô ban hành quy định mới hạn chế việc cho thuê phòng dưới tầng hầm, đặt mục tiêu giảm dần việc xây dựng và lưu trú tại những phòng trọ này vì cho rằng chúng
Một nhóm công nhân xây dựng trong căn phòng chật hẹp ở Bắc Kinh mà họ đã thuê trong 6 tháng qua. Những thanh niên này đến từ tỉnh Hà Bắc. Trong tương lai, họ có thể không còn được tiếp tục thuê vì những chính sách mới của thành phố. Tháng 12/2010, chính quyền thủ đô ban hành quy định mới hạn chế việc cho thuê phòng dưới tầng hầm, đặt mục tiêu giảm dần việc xây dựng và lưu trú tại những phòng trọ này vì cho rằng chúng "không an toàn, dơ bẩn và hỗn loạn".
a
Một người mẹ bế đứa con về nhà ở tầng hầm tại khu chung cư ở Bắc Kinh khi lên đèn.
Theo TRI THỨC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc công bố loạt ảnh cha con ông Tập Cận Bình

Dân trí Trong một động thái hiếm thấy đối với các cựu quan chức Trung Quốc, một bộ sách ảnh của cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, cha của ông Tập Cập Bình, đã được xuất bản rộng rãi. Nhiều bộ phim tài liệu, tượng đài tưởng niệm và cả bộ tem cũng được ra mắt.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng của Hồng Kông, cuốn sách có tiêu đề “Tiểu sử bằng ảnh của Tập Trọng Huân”, đã được nhà xuất bản Nhân dân của nước này phát hành. Bộ sách ảnh có gần 300 tấm về gia đình và sự nghiệp nhà cố lãnh đạo, kèm theo một tiểu sử dài 70.000 từ.
Ông Tập Trọng Huân (giữa) cùng hai con trai
Ông Tập Trọng Huân (giữa) cùng hai con trai
Bộ ảnh cũng bao gồm một số bức chụp ông Tập Cận Bình khi còn nhỏ, một vài trong số này được tờ nhật báo Tin tức Bắc Kinh xuất bản hôm thứ Hai.
Một trong số này chụp ông Tập Cận Bình – khi đó còn là một sinh viên đại học Thanh Hoa – cùng cha mình tới thăm một ngôi làng ở nông thôn Quảng Đông năm 1978. Khi đó ông Tập Trọng Huân vừa được bổ nhiệm làm bí thứ tỉnh này, và được giao nhiệm vụ lãnh đạo cuộc cải cách thị trường của Trung Quốc do nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
Ông Tập Cận Bình tham gia chuyến thị sát để thực hiện một nghiên cứu xã hội, tờ Tin tức Bắc Kinh viết. Một bức ảnh khác chụp cha con ông Tập thăm một đơn vị quân đội tại Quảng Đông.
Ông Tập Trọng Huân qua đời ở tuổi 89 hồi tháng 5/2002, thời gian gần đây đã được nhắc tới nhiều thông qua một loạt hoạt động tưởng niệm.
Hồi năm ngoái, một loạt lễ tưởng niệm đã được tổ chức khắp Trung Quốc, trong đó có cả một buổi lễ tại Đại lễ đường nhân dân, nhân dịp 100 năm ngày sinh ông Tập Trọng Huân.
Cơ quan bưu chính Trung Quốc thì xuất bản tới 2 bộ tem tưởng nhớ vị cựu phó thủ tướng. Kênh truyền hình trung ương CCTV thì có một bộ phim tài liệu dài tới 6 phần về cuộc đời nhà cách mạng này. Một bức tượng và một công viên cũng được xây dựng tại tỉnh Thiểm Tây, nơi ông Tập Trong Huân sinh ra và được an nghỉ, để tưởng nhớ ông.
Các nhà phân tích đánh giá, việc ông Tập có nhiều hành động tri ân cha mình chính là nhằm nâng cao vị thế nguyên thủ quốc gia của mình. Bởi tại Trung Quốc, các hoạt động tưởng niệm long trọng, cấp cao không thường được tổ chức cho những người ở cấp của ông Tập Trong Huân, một ủy viên Bộ chính trị và phó thủ tướng chính phủ.
Một số hình ảnh trong bộ tiểu sử ảnh của ông Tập Trọng Huân
Ông Tập Trọng Huân và vợ là bà 
Ông Tập Trọng Huân và vợ là bà 
Ông Tập Trọng Huân và vợ là bà Qi Xin
Ông Tập Cận Bình (trái) trong một lần cùng cha xuống cơ sở
Ông Tập Cận Bình (trái) trong một lần cùng cha xuống cơ sở
Ông Tập Cận Bình (trái) trong một lần cùng cha xuống cơ sở
Gia đình và bạn bè tiễn ông Tập Trọng Huân đi công tác tại sân bay tháng 4/1978
Gia đình và bạn bè tiễn ông Tập Trọng Huân đi công tác tại sân bay tháng 4/1978
Thanh TùngTheo SCMP
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“35 năm trước, tôi đã nhìn thấy hai người ‘lạ’ trên sao Hỏa”, cựu nhân viên NASA tiết lộ (+video)


Một phụ nữ có tên Jackie tự xưng là cựu nhân viên của cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) trong chương trình radio “Broke” đã cho biết, cách đây 35 năm cô đã từng nhìn thấy hai “người lạ” trên sao Hỏa. (Video chụp hình)
Theo các thông tin mới cập nhập của Apple, Jackie đã nói, lúc đó cô đang làm việc tại NASA, đồng thời thực hiện công tác giải mã các số liệu được gửi về từ con tàu thăm dò sao Hỏa “Viking 1″. Sau đó, có một lần cô đã nhìn thấy hai “người” xuất hiện trên sao Hỏa, cô cho biết tất cả những quần áo mà họ mặc đều không giống như những bộ quần áo vừa dày vừa nặng của phi hành gia hay mặc, hơn nữa họ tiếp cận rất gần tàu thăm dò sao Hỏa.
Jackie cho biết thêm, lúc đó có tới 6 nhân viên khác cũng nhìn thấy sự việc này, nhưng liệu 2 người kia có phải là phi hành gia của NASA hay không thì đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Video:
Theo Vietdaikynguyen




















































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lúc công khai..lúc bí mật..




Nhà có 8 anh em, anh Lập thứ 7, tôi út.
Tôi đái dầm từ bé đến năm lớp 9 mới hạn chế đôi chút. Mỗi buổi sáng, anh Lập lại kêu:" Mạ ơi. Thằng Vinh đái ướt quần con rồi". Và anh Lập nheo mắt:" Cu mi nhỏ hơn cu tau răng mi đái nhiều rứa?". Tôi kéo quần anh Lập xuống coi, đưa cu tôi so với Lập, thấy Lập to hơn, dài hơn. Tức lắm. Sau này mới chói lòa một chân lý: Lập sinh trước tôi 
3 năm lớn hơn thì cu Lập phải to hơn là đúng, không cần đố kị.
Ngày sinh ra anh Lập, ba tôi đặt tên cho Lập trong giấy khai sinh là Nguyễn Quang Vinh. Sau vài ba tháng, nghĩ sao, ông lại thay giấy khai sinh, thay tên Nguyễn Quang Vinh thành Nguyễn Quang Lập. Ba năm sau sinh tôi ra, ba tôi đặt tên tôi là Nguyễn Quang Vinh. Nếu bây giờ tên Nguyễn Quang Lập là Nguyễn Quang Vinh và tên tôi là Nguyễn Quang Lập thì sao nhỉ? Thì tôi sẽ gánh họa thay Lập: què chân trái, liệt tay trái. Lập tài hơn tôi, Lập cần lành lặn, tôi ngu hơn, tôi gánh cái què của Lập cũng được. Hồi tôi 6 tuổi, Lập 9 tuổi, hai thằng thường xuyên mò đi xem văn công. Quảng Bình lúc ấy là trên bom dưới đạn, báo chí gọi là tuyến lửa. Vì là tuyến lửa nên Trung ương ưu tiên Quảng Bình được xem nhiều lần biểu diễn của văn công. Đáng lẽ hồi ấy, người ta phải cho bọn tôi gạo, cá thịt, nhưng người ta cứ cho văn công nên rất nhiều lần hai thằng được coi văn công. Nhưng lại không phải coi văn công. Hai anh em lẻn ra sau sân khấu, trườn bò dưới cát rồi vén tấm vải bạt che chỗ các o văn công thay áo quần, chui đầu vào. Trời tối, mấy o không thấy hai cái đầu trọc của anh em tôi đang nhoài vào, mở mắt hoang hoác nhìn ngắm từng o thay áo quần. Vú vê, mông má các o nhìn rõ mòn một. Lập còn nói :" O hồi nãy nhiều lông hơn hơn o vừa rồi". Tôi gật đầu. Tôi thấy mỗi lần có o văn công thay áo quần, Lập nuốt nước miếng. Tôi học theo cũng nuốt nước miếng. Lập hỏi :" Răng mi nuốt nước miếng?". Tôi hỏi:" Răng anh nuốt nước miếng?". Lập cười. Thấy hai anh em thường xuyên kéo nhau đi xem văn công, ông hàng xóm nói với ba tôi:" Hai cháu rất có năng khiếu. Tích cực đi xem văn công". Ba tôi gật đầu tự hào.
Thời chiến tranh, bệnh xá, trường học, cửa hàng đều hoạt động dưới nhà hầm. Một lần tôi và Lập kéo nhau đến gần một cửa hàng thì nghe tiếng cười rúc rích. Hai anh em rón rén chạy đến, khoét cát trên gờ đất nhà hầm, thò đầu vào xem. Trong cửa hàng o nhân viên đang ôm chú cửa hàng trưởng. Chú cửa hàng trưởng thấp lùn, phải đứng trên ghế mới hôn được o nhân viên. Mãi hôn, cái ghế đổ, chú cửa hàng trưởng ngả lăn quay. Tôi và Lập cười ha ha. O nhân viên chạy ra, kéo tay hai anh em dến một góc, dúi cho gói kẹo và thì thầm thì thầm rằng không được nói với ai chuyện này. Tôi không biết chuyện này là chuyện gì những cũng ngoan ngoãn gật đầu vì tôi là cháu ngoan Bác Hồ, người lớn nói gì là phải ngoan ngoãn gật đầu- cô giáo dạy thế. Lập cầm gói kẹo. Hai thằng chạy ra sau động cát. Chia đôi. Thừa một cái. Lập nói:" Tau to hơn mi, tau thêm cái này". Tôi không chịu. Lập cắn đôi cái kẹo, đưa tôi một nửa. Hồi đó, một năm bọn tôi mới được ăn kẹo một lần vào ngày tết. Lập cầm gói kẹo, miệng nhai, cùng tôi bước nghêng ngang về làng, kiêu hãnh.
Thời tôi học lớp 4, ở làng Đông thấy rộ lên phong trào dân quân đi bắt các đôi nam nữ hủ hóa. Anh Lập và tôi rất hào hứng chuyện này. Anh Lập hào hứng vì muốn biết hủ hóa như thế nào, muốn biết thằng đàn ông đè dí người đàn bà ra làm sao. Anh Lập nói, tao phải biết để sau này tao làm nhà văn. Tôi thì háo danh, muốn tận tay bắt quả tang một vụ hủ hóa để được cô giáo hiệu trưởng nêu gương dưới cờ vào sáng thứ 2. Nghe tôi nói thế, anh Lập hằm hằm:" Mi thích biểu dương thế, sau này mi sẽ Đảng viên". Tôi hỏi:" Đảng viên là răng?". Lập nói:" Tao cũng đéo biết. Nhưng làng mình ai lớn lên cũng đua nhau vô đảng. Chắc là rất hay. Khi mô lớn, tao và mi sẽ vô đảng nhé". Tôi sướng lắm. Nhưng bây giờ thì kể chuyện đi bắt hủ hóa đã.

Rình rập mãi cũng bắt gặp được một vụ. Tôi phát hiện đầu tiên. Tôi định lao lên hô hoán thì anh Lập giữ tay lại:" Ngu. Hai người đó đang ngồi tâm sự thì mắc chi mà hô hoán?". Tôi tròn mắt:" Chớ đàn ông ngồi cạnh đàn bà là được mà". Lập giải thích:" Thằng ngu. Nghe đây. Hủ hóa là gì? Một. Là khi và chỉ khi con cu của người đàn ông đâm vào bướm đàn bà. Hai. Khi và chỉ khi, người đàn ông và người đàn không phải vợ chồng, không phải đã xin ý kiến chi bộ để được yêu nhau mà họ vẫn đâm vào nhau thì mới gọi là hủ hóa, mới bắt". Phức tạp. Nhưng vì để được cô giáo khen tôi lại phải nhớ trong đầu lời Lập " khi và chỉ khi...".
.....Anh Lập kéo tôi nằm xuống trên một đống cỏ. Nín thở. Anh Lập không cần bắt, chỉ cần nhìn thấy người đàn ông đâm người đàn bà như thế nào để biết sau này làm nhà văn. Còn tôi thì hau háu với thành tích. Cách chúng tôi khoảng 3 mét, đôi nam nữ vẫn ngồi bên nhau, rì rầm nói chuyện. Anh Lập yêu cầu tôi nằm im. Tôi thấy ở bụng mình ươn ướt. Hóa ra chúng tôi đang nằm trên bãi cứt. Tôi thì thầm:" Chết. Cứt". Anh Lập nói nhỏ:" Biết rồi. Khả năng thằng kia sau khi ỉa xong thì bắt đầu tâm sự với cô này". Lâu quá. Gần một giờ sau thì tôi nghe oạch một cái. Người đàn ông đè người đàn bà lên cát. Tôi nói nhỏ:" Bắt ". Lập cản lại:" Thằng này. Chưa đâu. Giai đoạn 1 thôi. Khi nào thấy áo quần cởi ra thì lúc ấy mới...". Tôi nghe tiếng cô gái kêu lện một tiếng. Lại nghe tiếng hực. Rồi hai người nhấp nhổm trong ánh sáng mờ trên cát. Anh Lập dán mắt nhìn lẩm bẩm:"Đéo mẹ. Sao không ai cởi áo quần?". Ba mươi phút sau, nghe tiếng họ cười. Cả hai dắt tay nhau đi. Hai anh em nhìn nhau. Lập nói:" Sao vậy?". Tôi không biết. Sau này, mãi sau này, khi Lập thành nhà văn, Lập nói:" Hồi đó tao và mày ngu. Thằng cha đó nó không cần cởi áo quần, nó chỉ thò con cu của nó ra đâm thôi. Ngu thật". Tôi hỏi:" Sao anh biết. Anh cũng làm thế rồi à?". Lập ấp úng:" Nói chung là, khi cần thì vẫn phải thế. Cu mình như khẩu súng, lúc công khai, lúc bí mật, miễn là tiêu diệt được quân thù...". Tôi im.

------------
Hai anh em chụp ảnh này tại nơi sơ tán là đội 1 thôn Đông Dương, hình như là vào năm 1970.

Phần nhận xét hiển thị trên trang