Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Về bài viết xuyên tạc hoạt động ngoại giao của 2 tàu Hải quân Việt Nam



(GDVN) - Đại sứ Nguyễn Trường Giang nói: "trong tác phong giản dị của người chiến sĩ Hải quân Việt Nam ẩn chứa một sức mạnh to lớn của Việt Nam"..

.
Đoàn cán bộ chiến sĩ biên đội tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ - Hải quân Việt Nam thăm đảo Song Tử Tây
Tờ “ Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 8 tháng 12 đăng bài viết thể hiện sự tức tối và xuyên tạc ngay ở tiêu đề rằng“ Việt Nam liên tiếp dùng ngoại giao quân sự để đoạt lấy địa bàn, trên đường trở về tàu chiến đã xông vào lãnh thổ Trung Quốc”.
Đáng chú ý đây lại là bài viết của của Hoàng Thắng Hữu - với cái mác rất văn hóa là: nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu hợp tác và an ninh biển, nhà nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu xây dựng hình thái ý thức và an ninh văn hóa quốc gia, Viện khoa học xã hội Trung Quốc.
"Quan hệ với các kẻ thù cũ ấm lên, tương tác liên tiếp với Đông Nam Á,
Việt Nam dùng “ngoại giao quân sự” tranh vị thế"
Với quan điểm như vậy, bài báo dẫn truyền thông Việt Nam viết: “Biên đội tàu chiến Việt Nam lần đầu tiên xuyên qua xích đạo, nhận được sự coi trọng rất cao của nước bạn”, “tàu chiến Việt Nam hy vọng thông qua lần đầu tiên tiến vào vịnh Manila cho thấy tầm ảnh hưởng của mình đang không ngừng tăng lên”.
Đầu tháng 12, biên đội tàu chiến Hải quân Việt Nam lần đầu tiên hoàn thành chuyến thăm đến Indonesia, Brunei và Philippines với cùng một hành trình, vừa gây hưng phấn cho truyền thông Việt Nam vừa thu hút sự suy đoán của một số phương tiện truyền thông nước ngoài về ý đồ đi xa ngoại giao quân sự của các “tàu chiến tiên tiến nhất” Việt Nam.
Trong thời gian biên đội tàu chiến Hải quân Việt Nam thăm 3 nước Đông Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam đăng bài viết dài nhấn mạnh “ngoại giao quân sự có lợi cho nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”. Những năm gần đây, ngoại giao quân sự đã trở thành một trong những trụ cột của ngoại giao toàn diện Việt Nam, không chỉ quan hệ “nóng” với Nga, mà còn hợp tác quân sự với các kẻ thù cũ như Pháp, Mỹ từng bước ấm lên.
Cán bộ chiến sĩ biên đội dâng hương tại Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên đảo Song Tử Tây
Đồng thời, ngoại giao quân sự với Trung Quốc càng làm cho người Việt Nam quan tâm. Ngày 6 tháng 12, bài báo mới nhất trên truyền thông Việt Nam là “Lãnh đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam hội kiến với Đoàn đại biểu sĩ quan trẻ Trung Quốc”.
Trong quá trình ngoại giao quân sự, Quân đội Việt Nam còn thường xuyên tiến hành giao lưu bóng chuyền hoặc bóng đá, tổ chức chiêu đãi trên tàu chiến. Các loại dấu hiệu đều cho thấy, bất kể là về phương châm ngoại giao hay về tinh thần quân nhân, Việt Nam đều ngày càng coi trọng ngoại giao quân sự.
Hạm đội Việt Nam lên đảo Song Tử Tây trên đường về
Quan điểm này trên “Thời báo Hoàn Cầu” thực chất đã bị viết xuyên tạc là “Hạm đội Việt Nam lên đảo Nam Tử (Song Tử Tây) Trung Quốc (cưỡng chiếm) trên đường về”, cho rằng, sáng ngày 3 tháng 12, biên đội tàu chiến Hải quân Việt Nam hoàn thành chuyến thăm đối với Indonesia, Brunei và Philippines vào cuối tháng 11, “quay trở về căn cứ số 696 của vịnh Cam Ranh”.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết, biên đội tàu chiến mang theo 228 binh sĩ, do Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm làm trưởng đoàn. Đây là lần đầu tiên biên đội tàu chiến Hải quân Việt Nam tiến hành chuyến thăm tới nhiều nước trong cùng một hành trình. Ngoài ra, biên đội tàu chiến lần đầu tiên đến quần đảo Trường Sa và đổ bộ lên đảo thăm hỏi.
Ngày 30 tháng 11, sau khi thăm Đông Nam Á, trên đường về nước, biên đội Hải quân Việt Nam đã đặc biệt đến đảo Song Tử Tây (báo Trung Quốc tự nhận là của họ và xuyên tạc là bị Việt Nam xâm chiếm). Truyền thông Việt Nam cho rằng “đây là lần đầu tiên biên đội tàu chiến Việt Nam gồm tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ mua của Nga đến đảo này”.
Hải quân Indonesia đón Biên đội tàu Hải quân Việt Nam
Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm nói “rất vui mừng đến thăm đảo của Tổ quốc”, đồng thời khen ngợi binh sĩ trên đảo. Binh sĩ Việt Nam còn làm lễ đối với tượng đài anh hùng dân tộc được xây dựng trên đảo mấy năm trước.
“Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, khi nói đến chuyến thăm Philippines lần này, truyền thông Việt Nam vừa đề cập tới hoạt động huấn luyện tìm kiếm cứu nạn chung với Quân đội Philippines, vừa đưa tin lại về hoạt động giao lưu trên đảo Song Tử Tây với quân nhân Philippines vào tháng 6 năm 2014.
Theo bài báo, trong chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á, biên đội tàu chiến Việt Nam còn tổ chức “ngoại giao chiêu đãi”. Trong thời gian thăm Indonesia, máy bay chiến đấu Việt Nam (máy bay trực thăng săn ngầm K-28) đi theo tàu lần đầu tiên hoàn thành chuyến thăm xa xôi, đã tiến hành huấn luyện tìm kiếm cứu nạn liên hợp trên biển với Hải quân Indonesia.
Không chỉ có vậy, quân nhân Việt Nam còn tổ chức “tiệc chiêu đãi độc nhất vô nhị” trên tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard, có mời tùy viên quân sự các nước ASEAN ở Jakarta. Tầng thứ hai sau khoang điều khiển và nơi đỗ máy bay trực thăng đều được bố trí làm hội trường đẹp, dùng tiếng Anh và tiếng Việt viết khẩu hiệu “Hoan nghênh nhiệt liệt các vị khách quý”, rất bắt mắt.
Theo bài báo, việc tiếp đón long trọng của ba nước Đông Nam Á làm cho phía Việt Nam rất hài lòng. Theo lời nói của Đại sứ Việt Nam tại Brunei Nguyễn Trường Giang, khi biên đội tàu chiến Hải quân nhân dân Việt Nam cập bờ, Tư lệnh Hải quân Brunei hội kiến thân mật với thành viên biên đội tàu chiến, “đây là lần đầu tiên Tư lệnh Lực lượng vũ trang Brunei hội kiến với biên đội tàu chiến nước ngoài đến thăm”.
Tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng huấn luyện trên biển
Ông Nguyễn Trường Giang nói, khi ông đứng trên tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng, cảm nhận được “trong tác phong giản dị của người chiến sĩ Hải quân Việt Nam ẩn chứa một sức mạnh to lớn của Việt Nam”.
Đánh giá về chuyến thăm lịch sử này, Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm nói: “Trong bối cảnh tình hình biển hiện nay vô cùng phức tạp, thông qua chuyến thăm lần này của biên đội Hải quân Việt Nam, Việt Nam đã thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình, thiện chí tích cực hợp tác và nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) với bạn bè quốc tế”.
Theo chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Kiệm, trong bối cảnh  hiện nay, để thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, để bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định trên biển, lực lượng hải quân cần tăng cường các hoạt động đối ngoại như thăm hữu nghị. Hiện nay, có vài chục nước hàng năm cử tàu chiến đến thăm Việt Nam hoặc cùng Hải quân Việt Nam tổ chức huấn luyện liên hợp.
Trong khi đó, trong chuyến thăm đi xa của Hải quân Việt Nam, bất kể là trong điều kiện khí hậu nào, bất kể ngày đêm, sĩ quan và thủy thủ biên đội đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện, năng lực tác chiến được tăng mạnh, mức độ đồng bộ của vũ khí trang bị cũng được kiểm nghiệm, trình độ tiếng Anh, thông tin liên lạc, tác chiến hiệp đồng được các nước đánh giá cao.
Ngoại giao quân sự đồng bộ với cải thiện đãi ngộ quân nhân
Theo bài báo, biên đội tàu chiến hoàn thành chuyến thăm mang tính lịch sử chỉ là một mắt xích của ngoại giao quân sự Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng quân đội tham gia diễn tập liên hợp chi viện cứu nạn và quân y nhân đạo tổ chức ở Brunei. Năm 2014, Việt Nam còn điều quân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hai tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam trực tại quân cảng Cam Ranh
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng cho rằng, quân nhân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc là bước đi mới hòa nhập cộng đồng quốc tế của quốc phòng Việt Nam, thể hiện tư duy quốc phòng hòa nhập cộng đồng quốc tế hiện nay - “lấy bảo vệ Tổ quốc kết hợp với giải quyết vấn đề nóng an ninh của khu vực và quốc tế”.
Việt Nam và “kẻ thù cũ” Pháp cũng nâng cấp trên phương diện giao lưu quân sự và quốc phòng. Năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp lần đầu tiên thăm Việt Nam. Cùng với sự hòa dịu trong quan hệ với Mỹ, những năm gần đây, hải quân hai nước Việt-Mỹ còn tổ chức tập trận chung ở cảng Đà Nẵng, miền trung Việt Nam.
Ngày 30 tháng 1 năm 2014, báo “Quân đội Nhân dân” Việt Nam đăng bài viết “Phương hướng hội nhập cộng đồng quốc tế của quốc phòng Việt Nam” cho biết, Quân ủy Trung ương thông qua nghị quyết “Công tác đối ngoại quốc phòng và hòa nhập cộng đồng quốc tế đến năm 2020 và các năm tiếp theo”.
Đây là lần đầu tiên Quân ủy Trung ương Việt Nam ra nghị quyết về công tác đối ngoại quốc phòng, là sự kiện quan trọng của các lực lượng vũ trang Việt Nam trong triển khai hoạt động hội nhập hệ thống quốc phòng quốc tế. Việc định vị như vậy làm cho tinh thần của Quân đội Việt Nam lên rất cao.
Quan điểm của phía quân đội là: “Mặc dù không phải là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nhưng người làm công tác đối ngoại quốc phòng đã thống nhất nhận thức, kiên định lập trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa và phát huy thành tựu của ngoại giao Việt Nam, hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao quốc phòng. Giống như muốn làm tốt chuẩn bị các phương diện trước khi đội tàu xuất phát, kiểm tra chặt chẽ sức khỏe của nhân viên, dự trữ lương thực, an toàn kỹ thuật của tàu, mà điều quan trọng nhất là có một phương hướng dẫn đường”.
Cán bộ, chiến sĩ tàu Lý Thái Tổ đã làm chủ trang bị, vũ khí hiện đại để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc
Thông qua ngoại giao quân sự, Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng quan hệ hợp tác quốc phòng với 80 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Quân đội nhân dân Việt Nam thiết lập phòng tùy viên ở 36 nước (có kiêm nhiệm tùy viên 7 nước khác), có 45 quốc gia thiết lập phòng tùy viên ở Việt Nam.
Đối với “ngoại giao quân sự” được Việt Nam ngày càng coi trọng, tùy viên rất nhiều nước tại Việt Nam cũng có cảm nhận sâu sắc. Tháng 1 năm 2014, trong giao lưu tổ chức ở Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam, tùy viên Belarus tại Việt Nam nói: “Sự phát triển của xã hội Việt Nam và sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam có quan hệ chặt chẽ, năm 2013 là một năm lĩnh vực đối ngoại quốc phòng Việt Nam đạt được thành công”.
Tùy viên Ấn Độ cho rằng, gần 5 năm qua, Việt Nam đã có một bước tiến dài trong lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, như hợp tác với quân đội các nước, đặc biệt là có thể tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình quốc tế. Tùy viên Singapore cho rằng, Quân đội Việt  Nam đang trải qua giai đoạn quan hệ đối ngoại quốc phòng rất “tích cực”.
Vịnh Cam Ranh chắc chắn là một điểm sáng trong ngoại giao quân sự của Việt Nam. “Căn cứ vịnh Cam Ranh giành được sức sống lần hai” - Đây là vấn đề quan tâm nhất của truyền thông hai nước Nga-Việt khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nga vào cuối tháng 11 năm 2014.
Tên lửa hành trình cận âm Kh-35 Uran của tàu hộ vệ HQ-012 Lý Thái Tổ, Hải quân Việt Nam
Tờ “Quan điểm” Nga ngày 29 tháng 11 cho rằng, căn cứ vào thỏa thuận mới ký kết giữa hai bên, tàu chiến Nga cập cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo cho nhà chức trách cảng là được, không cần tiến hành các thủ tục tiếp theo. Việt Nam là nước thứ hai đạt được thảo thuận tương tự với Nga, sau Syria.
Tháng 6 năm 2014, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Nga dẫn đầu biên đội hạm đội Nga đến căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh, đây là lần đầu tiên tàu chiến Nga đến căn cứ này sau khi Việt Nam thu hồi vịnh Cam Ranh.
RIA Novosti ngày 5 tháng 12 đưa tin, Nga đã sẵn sàng vận chuyển tàu ngầm thông thường Type 636 thứ ba mang tên Hải Phòng đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từng cho biết, dưới sự nỗ lực chung của Nga-Việt, lịch sử Hải quân Việt Nam sẽ mở ra một trang mới, hạm đội tàu ngầm sắp ra đời.
Khi Ngoại trưởng Nga Lavrov khi thăm Việt Nam vào tháng 4, tờ “Kommersant” Nga tháng 4 năm 2014 cho rằng: “Việt Nam hoan nghênh Ngoại trưởng Nga đến thăm với quy cách rất cao hiếm thấy, hành động này rõ ràng không chỉ là xuất phát từ lễ phép, mà là để nhấn mạnh quan hệ tương đối tốt của hai nước”. Được biết, Việt Nam mỗi năm mua trên 1,5 tỷ USD vũ khí và trang bị quân sự của Nga, từ đó làm cho Hà Nội bước vào hàng ngũ những nước lớn nhập khẩu vũ khí Nga.
Cùng với việc tăng cường ngoại giao quân sự, Việt Nam cũng đang nâng cao đãi ngộ quân nhân. Theo tờ “Quân đội Nhân Dân” ngày 13 tháng 10: “Quân chủng Hải quân Việt Nam triệu tập Hội nghị tổng kết tròn 25 năm công tác luân chuyển cán bộ giữ đảo ở quần đảo Trường Sa. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và Quân đội luôn quan tâm đến cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa”.
“Từ năm 1993 trở đi, cán bộ chiến sĩ đóng ở quần đảo Trường Sa đã được hưởng các chính sách đãi ngộ của Nhà nước. Cán bộ sau khi hoàn thành nhiệm vụ được sắp xếp đến các quân khu, quân đoàn công tác. Hiện nay, tại một số địa phương, gia đình của cán bộ chiến sĩ đóng ở quần đảo Trường Sa còn có thể được ưu tiên hưởng các chính sách đãi ngộ việc làm”.
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình HQ-012 Lý Thái Tổ, Hải quân Việt Nam
Ngày 27 tháng 11, Quốc hội Việt Nam biểu quyết thông qua dự thảo “Điều khoản sửa đổi, bổ sung Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam”, luật này đã tăng thêm rất nhiều điều khoản nâng cao đãi ngộ sĩ quan như “sĩ quan được hưởng trợ cấp nhà ở, được bảo đảm nhà công vụ”.
“Hoan nghênh sĩ quan trẻ Trung Quốc thăm Việt Nam”
Tờ “ Kommersant” Nga ngày 26 tháng 11 đăng bài viết “Việt Nam đang mở ra một cánh cửa ở Manila” cho rằng, trong thời gian tàu chiến Việt Nam lần đầu tiên thăm Philippines, tàu chiến hai nước tiến hành tuần tra liên hợp ở khu vực tranh chấp Biển Đông. Tuy hai nước đều cho biết, hoạt động lần này hoàn toàn không phải nhằm vào Trung Quốc, nhưng hợp tác Việt Nam-Philippines trên lĩnh vực quân sự vẫn làm cho Trung Quốc cảm thấy lo ngại.
Đối với hoạt động ngoại giao quân sự lần này của Việt Nam, chuyên gia Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, Việt Nam-Philippines tích cực hợp tác trong lĩnh vực hải quân được tiến hành trong tình hình tranh chấp lãnh thổ tồn tại với Trung Quốc ngày càng căng thẳng, qua đây bày tỏ lập trường đoàn kết. Ông cho rằng, Hải quân Philippines không có năng lực tác chiến lớn, nhưng thực lực của Hải quân Việt Nam ở khu vực này khá mạnh, vì vậy có thể phát huy vai trò then chốt trong lĩnh vực “ngăn chặn Trung Quốc”.
Đối với quan điểm của học giả Nga, một học giả nghiên cứu vấn đề châu Á-Thái Bình Dương giấu tên của Viện khoa học xã hội Trung Quốc không hoàn toàn đồng tình. Ông cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam cũng có “mâu thuẫn” với các nước như Philippines, Malaysia, Indonesia, có một số nước có “tâm lý đề phòng” (?) với Việt Nam, vì vậy, không thể nói đơn giản là, biên đội tàu chiến Việt Nam thăm các nước như Philippines là nhằm vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn cần “giữ cảnh giác nhất định”.
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình HQ-011 Đinh Tiên Hoàng lớp Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam
Học giả này có thêm ngôn từ xuyên tạc, cho rằng: “Nhìn lại lịch sử, bất kể là Việt Nam thống nhất nam bắc, hay khi chiến tranh (báo TQ dùng từ xâm phạm Campuchia để xuyên tạc) mưu đồ tham vọng khu vực, quân đội đều là nhân tố quan trọng để Việt Nam thể hiện thực lực, thực hiện tư tưởng chiến lược. Trong ngoại giao toàn diện, Việt Nam không chỉ coi trọng quan hệ chính trị và kinh tế, mà còn coi ngoại giao quân sự là trụ cột. Cho nên, Việt Nam không chỉ giao lưu quân sự dồn dập với Đông Nam Á, mà còn tăng cường hợp tác quân sự với các nước Nga, Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.
Đối với những người quan tâm đến quân sự Trung Quốc, tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam thăm Đông Nam Á hoàn toàn không xa lạ. Tháng 6 năm 2013, 2 tàu chiến này từng tiến hành chuyến thăm 4 ngày tới Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. “Ngoại giao quân sự” của Việt Nam cũng bao gồm tương tác với Trung Quốc.
Tháng 1 năm 2013, biên đội hộ tống tốp thứ 12 của Hải quân Trung Quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ hộ tống vịnh Aden, trên đường về nước đã thăm hữu nghị 5 ngày thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo cho rằng, đây là lần đầu tiên biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc tiến hành chuyến thăm hữu nghị đối với thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dẫn theo 12 tướng lĩnh thăm Trung Quốc.
Theo báo “Quân đội Nhân dân” Việt Nam, ngày 5 tháng 12, tại Bộ Quốc phòng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã gặp gỡ đoàn đại biểu sĩ quan trẻ Quân đội Trung Quốc do Phó cục trưởng Cục thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Dương Vũ Quân làm trưởng đoàn.
Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao chuyến thăm này, cho rằng “có lợi cho củng cố quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa quân đội hai nước”. Ông hy vọng, “sĩ quan trẻ quân đội hai nước tiếp tục tăng cường tình hữu nghị truyền thống, cùng xây dựng tương lai tốt đẹp”.
Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam?








































































































































































































































































































































































































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đánh chiếm Senkaku, Trường Sa chỉ còn là vấn đề thời gian, cơ hội?


BÌNH NGUYÊN

(GDVN) - Theo khuyến nghị của Zhu Wenquan , binh sỹ TQ cần làm quen, tìm hiểu kỹ lưỡng các tài liệu luật pháp quốc tế cũng như hiệp ước chiến tranh..


Hải quân TQ tập trận với Nga trên Biển Hoa Đông (minh họa)
Trang Want Daily phiên  bản tiếng Trung Quốc ngày 7/12/2014 đưa tin cho biết, trong cuốn sách bàn về kịch bản Trung Quốc sẽ tiến hành đánh chiếm quần đảo Sekaku ở biển Hoa Đông và các hòn đảo còn lại trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), một cựu tư lệnh cấp quân khu của quân đội Trung Quốc đã công khai tư vấn cho chính quyền TQ về chiến lược đối phó với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines trong chiến tranh đoạt đảo.

Trong cuốn sách nói về cách kịch bản đánh chiếm các hòn đảo tranh chấp với các quốc gia láng giềng trên biển Hoa Đông, cựu tướng - tư lệnh quân khu Nam Kinh của quân đội Trung Quốc cũng đã lên tiếng thúc giục binh lính, sỹ quan quân đội nước này trau dồi nghiên cứu, vận dụng các loại kiến thức (bản chất là tìm kẽ hở, biến luật thành công cụ đắc lực cho TQ lợi dụng), tài liệu về luật pháp quốc tế để phục tham vọng đoạt được đảo từ nước khác.

Cựu tư lệnh quân khu Nam Kinh - tướng Zhu Wenquan nói trong cuốn sách của mình rằng Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt với các mặt trận căng thẳng, cụ thể là Nhật Bản, Việt Nam và Phillipines trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Và để đối phó với hiện thực này, theo khuyến nghị của Zhu Wenquan, TQ cần thiết lập các chiến lược với mới có thể đoạt được đảo từ tay nước khác cũng thực hiện tham vọng của mình.

Được biết, trong cuốn sách mang tên "Học thuyến chiến tranh đoạt đảo", cựu tướng Zhu Wenquan của PLA cho rằng quân đội Trung Quốc cần hiểu biết rõ về "kẻ thù" của mình trước khi nổ ra xung đột.

Theo ông ta, đây cũng là một trong những nội dung được đúc rút từ Binh Pháp Tôn Tử - một trong những tác phẩm bàn về nghệ thuật chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc.

Cựu tư lệnh quân khu Nam Kinh nói rằng Trung Quốc buộc phải thay đổi cách suy nghĩ chiến lược truyền thống đó là đánh trận trên bộ. Ông ta tin rằng đã đến lúc PLA cần thiết lập một cơ cấu nhất thể thông tin hiện đại.
Cựu tư lệnh quân khu Nam Kinh - tướng Zhu Wenquan
Zhu Wenquan nhận định rằng nếu quân đội Trung Quốc làm được điều này, nó sẽ góp phần cản thiện sự tương tác hành động giữa các quân chủng hải, lục, không quân trên chiến trường thực.

Cũng theo đánh giá của ông ta, lực lượng lục quân thực sự cần phải làm quen với môi trường tác chiến liên quan đến các kịch bản tấn công đổ bộ thật mà lực lượng này được thành lập để sẵn sàng hành động.

Cuối cùng, theo khuyến nghị của Zhu Wenquan , binh sỹ TQ cần làm quen, tìm hiểu kỹ lưỡng các tài liệu luật pháp quốc tế cũng như hiệp ước chiến tranh để bổ sung hoàn hảo cho chiến thắng cả trong suy nghĩ và trên chiến trường.

Ông Zhu Wenquan cho rằng, điều này có thể cho phép quân đội Trung Quốc tiến hành được các chiến dịch quân sự mà ít có rủi ro về áp lực ngoại giao của cộng đồng quốc tế.

Theo dõi các phương tiện truyền thông, đặc biệt là những phân tích, khuyến nghị của giới chuyên gia, học giả, tướng lĩnh Trung Quốc cũng nhưng so sánh với những hành động thực tế của Trung Quốc trong quá khứ và giai đoạn hiện nay, có thể nhận thấy rằng Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ các tham vọng và tuyên bố chủ quyền (bất hợp pháp ở Biển Đông) của mình và quân đội TQ là một trong những lực lượng đang được đầu tư rất mạnh để dần dần hiện thực hóa mưu đồ chiếm trọn gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc

(TNO) Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, theo tài liệu chính thức từ trang web Bộ Ngoại giao Mỹ.


Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 1
Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc - Ảnh: chụp từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ
Báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.
Báo cáo này được đưa ra ngay trước thời hạn 15.12 mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu pháp lý về vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông.
Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý.
Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ của Trung Quốc. Các đoạn ở tấm bản đồ năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947, tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý. 
Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 2
Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Độc Lập
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến “đường 9 đoạn” theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Báo cáo cho rằng, các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 3 cách diễn giải khác nhau mà Mỹ cho rằng Bắc Kinh muốn thể hiện.
Theo cách diễn giải thứ nhất, “đường 9 đoạn” là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Báo cáo cho rằng nếu đường 9 đoạn thể hiện điều đó thì các đảo và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của công ước này
Thế nhưng, theo Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn có tranh chấp ở các đảo và vùng biển liên quan đến các đảo ở biển Đông. Mặt khác, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan.
Ở cách diễn giải thứ hai, “đường 9 đoạn” là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những đoạn mà Trung Quốc đưa ra đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác.
Thêm vào đó, một đường ranh giới quốc gia như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các nước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại biển Đông.
Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 3
Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải
Ngoài ra, ở các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ phi pháp năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Ở cách diễn giải cuối cùng, “đường 9 đoạn” là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc. Theo báo cáo, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại biển Đông và được các nước khác công nhận việc thực thi này.
Với những phân tích trong 26 trang báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển.
Ngọc Mai

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN SỐT SỘT


Con đĩ dầu ngõ trề môi
“Nhìn sang Trung Quốc thì Chu Vĩnh Khang, quay về Việt Nam thì Trần Văn Truyền , Hoàng Văn Nghiên… bị lột quần cứ là nẫu như dưa nhá. Chả biết sướng ở đâu, nhưng khổ nhất là đám con cháu giờ đây ra đường không dám nhìn ai.
Ấy là còn không biết bao nhiêu vại dưa chưa mở vỉ buồm. Nước mình nghèo, dưa muối nhiều lắm…mở ra có mà thối cả nước! Ôì dào, nhìn tưởng cải tươi, nhưng hóa ra đã thành dưa muối cả rồi, cứ lộ sáng là khú.
Dưa khú nấu với cá trê còn tạm ăn được/ người khú thì chó nó ngửi, đừng nói chuyện nấu với nướng…
Ai trồng cải muối dưa thì cẩn thận nhá…
Ngày xưa địa chủ oan sai còn có ngày mở mặt, cái thứ theo Đảng mà mất phẩm hạnh thì không lấy lại hương được, chỉ có hương thối thôi…”
Cha con đĩ, nói chặt như lạt luộc nước muối thế chứ

Phần nhận xét hiển thị trên trang