Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam


Sự cố đã xảy ra sau trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 khi CĐV Malaysia tràn qua khán đài sân Shah Alam để đánh CĐV Việt Nam. Máu đã đổ trên gương mặt một số CĐV đội khách.

VFF khiếu nại lên AFF về vụ CĐV Việt bị đánh ở Malaysia

Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho biết đã chỉ đạo PCT Trần Quốc Tuấn tiến hành những biện pháp cần thiết để khiếu nại với AFF vụ BTC sân Shah Alam không đảm bảo an toàn cho CĐV VN.
CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam
Phóng viên Tùng Lê của Zing.vn có mặt tại sân Shah Alam cho biết, ngay sau khi Hoàng Thịnh rời sân bằng cáng cuối hiệp 2, đã có một số mâu thuẫn nổ ra giữa CĐV 2 đội. Ban đầu, CĐV Malaysia ném chai lọ về phía CĐV Việt Nam, và sau đó họ tràn sang khán đài CĐV Việt Nam ngồi để hành hung.
CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam
Máu đã đổ trên gương mặt một số CĐV Việt Nam. Sự việc diễn ra quá nhanh khiến cảnh sát nước chủ nhà không kịp phản ứng. Tiền vệ Thành Lương đã bất chấp nguy hiểm ném cuộn băng gạc lên khán đài để giúp CĐV Việt Nam cầm máu.
CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam
Có khoảng 2000 CĐV Việt Nam đến sân Shah Alam để cổ vũ ĐTVN trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 với Malaysia, trong đó có khá nhiều CĐV nữ.
CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam
Một số CĐV tìm cách trốn chạy khỏi sự quá khích của fan chủ nhà, nhưng không ít CĐV nữ chỉ biết đứng chịu trận và khóc.
CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam
Sau trận đấu, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ một số đối tượng quá khích của nước chủ nhà. Có thể thấy rõ sự hung hãn của CĐV áo đen trước CĐV Việt Nam.
CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam
Không hề có bóng dáng của cảnh sát và lực lượng an ninh sân khi vụ việc vừa xảy ra. Theo phóng viên có mặt tại hiện trường, cảnh sát chỉ ra hiệu từ xa cho CĐV Việt Nam tránh khỏi khu vực nguy hiểm.
CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam
CĐV
Một số CĐV Việt Nam trong lúc cố gắng thoát khỏi điểm nóng đã bị mắc kẹt và đứng trước nguy hiểm từ CĐV đội khách.
c
Trước tình huống khá nghiêm trọng, cảnh sát Malaysia bắt đầu triển khai nhiệm vụ bảo vệ người Việt và nỗ lực kiểm soát tình hình trên khán đài...
c
Tuy nhiên, họ cũng vấp phải sự chống đối quyết liệt có phần cực đoan từ CĐV chủ nhà.
CĐV Malaysia tràn sang khán đài đánh CĐV Việt Nam
Ở một góc khán đài khác, sau khi đội nhà bị Việt Nam đánh bại với tỷ số 2-1, CĐV Malaysia đã đốt pháo sáng phản đối và bày tỏ thái độ giận dữ với ĐTQG nước này.
Các CĐV Việt Nam phải rời sân cuối cùng trước sự bảo vệ nhiều tầng của cảnh sát nước chủ nhà.
Các CĐV Việt Nam phải tách từng nhóm nhỏ, rời sân cuối cùng trước sự bảo vệ nhiều tầng của cảnh sát bản địa. Trong số gần 80.000 CĐV chủ nhà đến theo dõi trận đấu, có các phần tử thuộc nhóm ultra (fan cực đoan). Nhóm này tiếp tục săn đuổi các khán giả Việt Nam mặc áo đỏ sau khi trận đấu kết thúc. Tuy nhiên, nhờ sự bảo vệ của cảnh sát, CĐV Việt Nam đã ra về an toàn. Trong sân, các CĐV Malaysia khác tiến tới bày tỏ sự thất vọng, xin lỗi và tặng người hâm mộ Việt Nam khăn cổ động làm quà lưu niệm.

Malaysia 1-2 Việt Nam: Ngược dòng hoàn hảo

Bị Malaysia dẫn trước từ quả penalty không rõ ràng, song ĐTVN vẫn bình tĩnh và quyết tâm thi đấu để ngược dòng thắng 2-1 ở bán kết lượt đi AFF Cup 2014 lúc 19h ngày 7/12.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài do bác Đinh Phong Vũ sưu tầm ( Ông nguyên là cán bộ Vụ Sân khấu (Bộ Văn hóa) Hội Nghệ sĩ Sân khấu tại Hà Nội và Hội viên tại Hội nhà văn Học Đạo diễn sân khấu tại Đại học nghệ thuật Moscow) nhân mấy vụ tai nạn truyền thông xảy ra gần đây. Bài đăng trên f B Dinh phong Vu:


Bài trong "Quê Choa" tôi rất thich. Xin đăng lại :
Nguyễn Caem - Các Mác và nền Báo chí XHCN
Chính trị - xã hội
Tư tưởng triết học
Nguyễn Caem
Theo blog Quê Choa
Kết quả hình ảnh cho Ảnh Các Mác

Bất kỳ ai đem tư tưởng tiến bộ về báo chí của Mác cố tìm cách thực hiện đều bị coi là tiêu cực, là phản động, là không đúng đường lối chính thống của Đảng, của Nhà nước...
Mác được coi là sư tổ của phong trào XHCN tiến lên CNCS ở nhiều nước hiện nay, kể cả cái Nhà nước Xô viết và một số nước XHCN Đông Âu nay đã sụp đổ. Tuy nhiên triết lý về báo chí của ông có thể coi là hoàn toàn xa lạ ở những nước này, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là xa lạ mà có thể nói, bất kỳ ai đem tư tưởng tiến bộ về báo chí của Mác cố tìm cách thực hiện đều bị coi là tiêu cực, là phản động, là không đúng đường lối chính thống của Đảng, của Nhà nước.
Điều rất thú vị, là những trang viết đầu tay, mở đầu cho những tư duy về học thuyết của Mác lại là vấn đề Tự Do Báo chí. Trên tờ Nhật báo Tỉnh Ranh (Reinische Zeitung), Mác đã có bài báo dài nhan đề: Những cuộc tranh luận về báo chí, và một loạt bài bàn về tự do báo chí rất sắc sảo. (Có thể xem những bài này trong Mác Ăng ghen Toàn tập, TI.1995)
Thứ nhất Mác đề cao Tự Do báo chí. Trong khi đó nền báo chí XHCN lại là nền báo chí độc nguyên. Không phải độc nguyên văn hóa hay tư tưởng mác xít. Bởi nếu là văn hóa hay tư tưởng thì sẽ là của rất nhiều người, nhiều nhóm, nhiều trường phái của cái văn hóa hay hệ tư tưởng ấy. Ở đây nó chỉ là độc nguyên của một nhóm nhỏ cầm quyền, tự cho mình là chủ của tư tưởng!
Mác nói: ”Báo chí nói chung là thực hiện Tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí, ở đó có tự do báo chí.”(sđd tr 84)
Mác có một định nghĩa về báo chí tự do rất sắc sảo, cũng có thể coi đó như lý tưởng, như sứ mệnh của báo chí nói chung. :”Báo chí tự do-đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới; nó là hiện thân của nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đáu tranh đó. Báo chí tự do, đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm như mọi người đều biết thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do, đó là tấm gương tinh thần, trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do, đó là tinh thần cuả quốc gia, mà mọi túp lều tranh đều có thể có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực và lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào...”(Sđd tr 100).
Mác nói về bản chất của báo chí tự do rất hay,”đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do.”(Sđdtr89).Có bốn điều: dũng cảm, lý tính, đạo đức và tự do, đó mới là bản chất của báo chí tự do!
Trong đoạn văn trên, Mác khẳng định mấy điều: (a) báo chí tự do chủ yếu là của nhân dân, ta có thể hiểu rộng là của xã hội dân sự, đễ sám hối, đễ tự nhận thức. (b) BCTD, là tinh thần của quốc gia, không phải là tinh thần của phe nhóm. Dù là do ai chủ trương thì BCTD phải hướng đến hiệu quả đó. (c) BCTD là toàn diện, toàn năng đầy sinh khí. Những vấn đề ấy xa lạ biết bao nhiêu so với hiện thực méo mó, phiến diện mà nền báo chí XHCN đã thể hiện. Nền báo chí này trong hiện thực chỉ đề cao tính đảng, gạt bỏ tính nhân dân, coi thường tính phổ biến, toàn diện, ở khắp nơi nó luôn giăng ra những rào cản,áp đặt những lề đường, luôn tìm cách áp đặt vào mắt nhà báo cái ốp che mắt ngựa, để cho họ chỉ nhìn thấy cái “định hướng” của người cầm quyền.
2. Mác nói về phong cách báo chí với những lời nồng nhiệt, trữ tình. “Báo chí quan hệ với điều kiện sinh sống của nhân dân với tư cách là lý tính, nhưng cũng không kém phần tình cảm. Vì vậy, báo chí không chỉ nói bằng tiếng nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối quan hệ hiện tồn từ đỉnh cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy nhiệt tình của bản thân cuộc sống. Báo chí tự do đem tình trạng (bần cùng) của nhân dân dưới hình thái trực tiếp của nó,không bị khúc xạ qua bất kỳ giới quan liêu nào cả, tới ngưỡng cửa của nhà vua, đưa nó tới trước quyền lực của nhà nước... Báo chí chẳng qua chỉ là và phải là “biểu hiện” vang dội của những tư tưởng và tình cảm hằng ngày của nhân dân đang suy nghĩ thật sự theo cách của nhân dân-biểu hiện thật ra đôi khi nồng nhiệt, phóng đại và sai lầm.” (Sđd tr 237) Mác nói thêm: “Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó một cách gay gắt hăng say, phiến diện như những tình cảm,tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó.”
Rõ ràng báo chí XHCN đã đánh mất rất nhiều tính trong sáng, hồn nhiên vô tư của cái nhiệt tình đầy lý tính và tình cảm nhân văn, đời thường, đầy tình người. Vì nó không còn là của Dân, của xã hội,nó luôn bị “khúc xạ” bởi giới quan liêu.Ở một chỗ khác Mác còn nói rõ là bỡi giới cầm quyền chỉ muốn nghe tiếng nói của chính mình.
3. Mác có nói đên luật báo chí. Trước khi nói về luật báo chí, Mác đề cập đến một triết lý về luật pháp nói chung,(mà nó cũng vô cùng xa lạ vói tư duy luật pháp XHCN trong hiện thực). Ông nói: ”Luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến,trong đó tự do có một sự tồn tại vô ngã, có tính chất lý luận, không phụ thuộc vào sự tùy tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh của tự do, của nhân dân.” Từ quan niệm ấy, Mác đi đến khẳng định “Luật báo chí là luật thật sự,bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khẳng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí là tồn tại của tự do; vì thế luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình.”(Sđd tr 91). Có thể nhận xét rằng luật báo chí của VN không chứa đựng nỗi triết lý báo chí của Các Mác!
4. Trong quan niệm luật báo chí, Mác có đề cập đến kiểm duyệt và luật kiểm duyệt. Ông quyết liệt lên án báo chí kiểm duyệt. Ông phân loại khái quát báo chí, chỉ bằng hai loại: báo chí tự do và báo chí kiểm duyệt. Các sự phân loại khác như ta vẫn thường thấy như báo Đảng,báo Đoàn thể, báo Chính quyền, báo nghành, báo trung ương, báo địa phương v.v... chỉ là phân chia theo giống. Tất tật những giống báo ấy hoặc thuộc loại này hoặc loại kia. Theo Mác trên đời chỉ có hai loại báo mà thôi. Hoặc tự do hoặc kiểm duyệt.
Ông kết luận, mà cũng là kết án: ”Tính cách của báo chí bị kiểm duyệt-đó là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa.”(Sđd Tr 89)
Ông nói: ”Kiểm duyệt chân chính,bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản snh ra từ bản thân mình. Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ.”(sđd tr91)
Liên quan đến phê bình, ông nhận xét sắc sảo mà cũng rất mạnh mẽ: “... khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái, mà bản thân trở thành đảng phái,khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính, mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình,mà không muốn chịu sự phê bình, khi sự phê bình phủ nhận bản thân bằng sự thực hiện của chính mình, cuối cùng khi sự phê bình không có tính chất phê bình đến mức coi một cách sai lầm cá nhân riêng lẻ là hiện thân của trí tuệ phổ biến, coi mệnh lệnh của sức mạnh là mệnh lệnh của lý tính,coi những vết mực là những vết trên mặt trời, coi những nét gạch xóa của người kiểm duyệt là những cấu tạo toán học,coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, khi đó, lẽ nào sự phê bình lại không mất tính chất hợp lý của mình?” (Sđd tr 91)
Mác cho rằng: “ luật kiểm duyệt không phải là luật, mà là biện pháp cảnh sát và thậm chí còn là biện pháp cảnh sát tồi, bởi vì nó không đạt được điều nó muốn, và nó không muốn điều nó đạt được” (Sđd tr 98)
Ông nói tiếp: “Ở nước có chế độ kiểm duyệt bất cứ tập sách nào bị cấm, tức là không qua kiểm duyệt mà xuất bản là một sự biến. Sách ấy được coi là tử vì đạo, mà sự tử vì đạo thì không thể không có vầng hào quang và những tín đồ... Mọi điều bí mật đều có sức hấp dẫn. Chỗ nào dư luận xã hội là một sự bí mật đối với bản thân nó, thì mỗi tác phẩm trên báo chí vi phạm về mặt hình thức những giới hạn bí ẩn đều sẽ có sức lôi cuốn trước dư luận xã hội ấy. Chế độ kiểm duyệt làm cho mỗi tác phẩm bị cấm dù hay hoặc dở đều trở thành không bình thường, còn tự do báo chí thì tước mất của tác phẩm cái vẽ oai nghiêm, bề ngoài đó.” (sđd tr 98)
Ông chỉ ra hậu quả tai hại của kiểm duyệt: ”Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng lại với cuộc sống quốc gia, biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư... Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần của quốc gia như thế đó.”(sđd tr105)
Mác chỉ ra những điều, nghịch lý thay lại là hiện thực của nền báo chí XHCN. Nhiều sự thực đã chứng minh nhận xét của Mác là đúng. “Quan chức kiểm duyệt không chỉ trừng phạt những hành vi phạm tội,bản thân ông ta còn bịa ra những hành vi phạm tội đó...Chính vì vậy mà công việc kiểm duyệt được giao không phải cho tòa án, mà là cho cơ quan cảnh sát”. Ở các nước XHCN còn được giao cho quan chức tuyên huấn, cho cả những cán bộ chính trị không có kiến thức gì về lĩnh vực này (Sđd tr102). Ông còn nói “Chế độ kiểm duyệt lên án ý kiến của tôi không phải là ý kiến của quan chức kiểm duyệt,mà là của cấp trên ông ta.” (sđd tr102)
5. Trong nền báo chí XHCN còn một vấn đề khác cũng rất quan trọng, đó là mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và báo chí. Tư tưởng sau đây của Mác cũng rất xa lạ và trái khoáy với hiện thực. Mác quả quyết “Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau đễ phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau, nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước - không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là những sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý.” ( Lời bào chữa của phóng viên ở Mô den - sđd tr290). Nền báo chí XHCN từ lúc nào đã nhiễm thói xấu (mà Lênin gọi là mùi xú uế của thây ma chế độ cũ) luôn coi báo chí và những người làm báo như thần dân, như phó thường dân, sẵn sàng hoạnh họe, sãn sàng bắt bớ... Tại sao không tiếp nhận được tư duy tiến bộ của Mác đễ xây dựng một quan hệ thật văn hóa, thật tiến bộ, thật nhân văn giữa báo chí và giới cầm quyền?
Năm vấn đề rất lớn mà Mác gợi ý cho nền báo chí Việt Nam, nó dường như kết luận quả quyết rằng nền báo chí XHCN hiện thực đang rất phi mác. Chả nhẽ người Nam bộ sau 75, lại thông tuệ, nhạy bén dường vậy khi phán một câu như thánh phán “nói zậy mà không phải zậy”. Hay là Vũ Trọng Phụng có lý khi nhận xét rằng: “Thật thế, tôi tin rằng Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thối nát. Tôi không tin dân An nam ta lại có nỗi một điều tín ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn gì...” (dẫn theo Hoàng Ngọc Hiến trong Luận bàn về Minh triết, NXB Tri Thức 2011.)
Báo chí là một lĩnh vực hoạt động tinh thần, mà Mác nói là con mắt, là tấm gương soi là tinh thần v.v... của nhân dân. Làm cho nó xứng đáng là công cụ văn hóa của Đất nước hôm nay là chuyện lớn. Tôi gởi gắm tâm tình này tới các nhà báo và nhà cầm quyền nhân ngày Báo chí “cách mạng” Việt Nam với niềm hy vọng chúng ta phải làm cho báo chí VN, theo Mác là loại báo chí TỰ DO, để cho điều mà chúng ta tuyên bố rằng chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam, không trở thành “nói một đằng, làm một nẻo.”
Nền báo chí Việt Nam, trong sứ mệnh và sử mệnh cao quý của mình, để xứng đáng với Nhân dân, với Đất Nước trong thế kỷ 21 này, xin hãy thức tỉnh./.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thông tin hai chiều về vụ nhà văn NQL bị bắt:

(Thời sự) - Cách đây không lâu tôi tình cờ đọc được bài viết: “Nhà văn Nguyễn Quang Lập – Văn tài, phải đổi một đời trần ai”. Vì vốn tính tò mò nên sau khi đọc xong tôi muốn tìm hiểu chân dung con người này để xem ông ta có thật như những đồn đoán không, nhưng… than ôi! những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Ông là đại diện cho một lớp người có tài nhưng không có phẩm hạnh.

    Nói đâu xa, chỉ mới đây thôi, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri đã nhắc lại câu chuyện cố Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu năm xưa: “Đánh chuột đừng để vỡ bình”. Ngay sau đó một số bài viết đăng tải trên blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập lại suy diễn một cách đầy lệch lạc.
Nguyễn Quang Lập
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng và tương thích với mọi thời đại. Và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vận dụng bài học kinh nghiệm xưa vào hiện tại chỉ muốn nhắc nhở chúng ta làm việc gì cũng phải đặt quốc gia lên trên hết. Bởi vì “bình” ở đây phải hiểu nghĩa bóng một cách vĩ mô như: Quê hương, giang sơn xã tắc, quốc gia – Tổ quốc độc lập, chế độ chính trị, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… Chứ “bình” không chỉ một cá nhân ai. Kể cả người đó có là Vua, Tổng thống, Lãnh tụ – vĩ nhân, Chủ tịch nước, hay Tổng Bí thư của Đảng cũng có thể phải hy sinh cho Tổ quốc. Còn “chuột” hiểu nghĩa bóng ám chỉ kẻ thù – giặc ngoại xâm và những kẻ phản động, theo giặc phản quốc, hại dân. Tất nhiên “chuột” ám chỉ cả những kẻ tham nhũng, kể cả tham nhũng kinh tế và tham nhũng chính trị (giặc nội xâm)…
Ý nghĩa câu nói của Tổng Bí thư rõ ràng là thế. Ấy vậy mà một số bài viết đăng tải trên blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập lại ngang nhiên đặt câu hỏi: “Ai là chuột, ai là bình”? Thậm chí, còn đặt câu hỏi có tính chất chỉ trích, nếu chưa muốn nói là châm biếm, bôi bác: “Đánh chuột phải giữ lấy bình, hay phải giữ lấy mình”“Ném chuột sợ vỡ bình – Buồn thay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”
Tại sao phải yêu cầu phân biệt, tách bạch rõ ràng giữa “chuột” và “bình”, trong khi Nguyễn Quang Lập đủ hiểu ý nghĩa câu nói của Tổng Bí Thư. Hay vì ông ta cố tình không hiểu, chỉ mong lãnh đạo nói gì nóng để đưa lên blog của mình, ai đọc, ai hiểu thế nào mặc kệ, miễn sao bẻ cong sự thật lái dư luận theo hướng khác để hạ uy tín lãnh đạo.
Vẫn hay nghe nhiều người kháo nhau rằng “nghèo như nhà văn”. Thiết nghĩ, câu này chỉ đúng với những văn sĩ thời xưa phải “sống mòn” với nghề, chứ thời thế nay khác những văn sỹ như Nguyễn Quang Lập hiện nay không chỉ sống được với nghề mà họ còn làm giàu được từ nghề.
Hơn ai hết, cũng giống như những người “biết viết văn”, Nguyễn Quang Lập hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng nhưngông cũng hiểu sự đi lệch ấy trong một số hoàn cảnh thì nhận được không ít những lợi ích mà tôi cho rằng hoàn cảnh nước nhà không thể trả được. Suy cho cùng ông cũng phải mưu sinh trong khi chính ông lại có thừa những nhu cầu không tên và đó cũng là một yêu cầu trong cái nghề ông đang theo đuổi.
Về nội dung phản ánh chúng ta thấy được một điều, Nguyễn Quang Lập không chỉ giỏi kiếm tiền mà còn biết “ngụy trang kín đáo” và tài tình khi phần lớn những bài viết của ông đều hướng đến một nội dung thuộc vào loại “Hot” hiện nay như Chống tham nhũng, chống những cắn bệnh tiêu cực của xã hội, lên án những gì đi ngược lại với xu hướng phát triển. Tất nhiên, nếu ông viết những nội dung này một cách thuần túy thì đã tốt. Đằng này, ông ta chỉ lấy đó làm cái vỏ bọc cho chính mình để thực hiện những toan tính của một kẻ làm “tay sai”. Nguyễn Quang Lập chấp nhận bẻ cong chính ngòi bút của mình và từ từ đi vào văn trường của ma quỷ và tự biến mình ra khỏi xã hội.
Bạch Dương
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vợ Bọ Lập: "CHỒNG TÔI BỊ BẮT KHI ĐANG LIỆT NỬA NGƯỜI"- Rất đáng tiếc và chia sẻ với chị, nhân đây xin đăng lại hai bài của Hiệu Minh viết về anh:

Quê Choa…”nhập kho”

Hội Blogger Hà Nội 8-2009. Ảnh: HM
Hội Blogger Hà Nội 8-2009. Ảnh: HM
Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa, vừa bị cơ quan An ninh điều tra bắt giữ theo điều 258 Bộ luật Hình sự chiều ngày 6-12-2014.  “Lý do bắt quả tang đang tải bài vở đăng những nội dung được cho là xuyên tạc, chống nhà nước,” theo em trai của nhà văn là nhà văn/blogger Nguyễn Quang Vinh cho biết trên Facebook riêng của mình. Nói theo ngôn ngữ của giới bloggers là Quê Choa đã…nhập kho.
Tôi cũng thỉnh thoảng chát với anh Lập qua Facebook, chủ yếu hỏi thăm sức khỏe vì tôi biết anh đi lại khó khăn, viết bằng một ngón. Gặp anh một lần (8-2009) do Hội Blogger Hà Nội tổ chức đón Thanh Chung và tôi.
Nhiều người dự đoán một ngày nào đó anh sẽ bị bắt và ở lao tù như các vị lãnh đạo tiền bối trong cách mạng Việt Nam. Vấn đề là thời điểm nào thôi, bắt cho mục đích nào. Thế giới hỗn mang khó đoán định.
Mấy ngày gần đây, TBT Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu với cử tri Hà Nội “Ta giữ được độc lập chủ quyền, nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được đảng lãnh đạo, môi trường hòa bình ổn định.”
Việc bắt các bloggers phản biện trái chiều với đảng và nhà nước trong một số xâu chuỗi các sự kiện gần đây, nói lên rất rõ điều mà TBT Trọng đã tuyên bố, sự tồn vong của chế độ do đảng lãnh đạo là mục tiêu tối thượng.
Nhân vụ nhà văn Nguyễn Quang Lập, chúng ta còn nhớ ông Hồ Chí Minh từng bị giam 4 tháng và viết Nhật ký trong tù với những bài thơ nổi tiếng. Trên bìa trang sách “Ngục trung Nhật ký”, ông Hồ để nguyên văn chữ Hán bài thơ
nhat-ky-trong-tu1Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại;
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.
Dịch
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn lên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập có một số lượng sách đồ sộ về kịch bản, truyện ngắn, tiểu thuyết và một blog với hơn 100 triệu hít. Hồi đầu năm, nhà văn có gửi cho tôi một số sách do anh ký và nhờ bán làm từ thiện.
Dù anh Lập bị bắt nhưng di sản tinh thần của người cầm bút chân chính sẽ còn mãi với thời gian. Thân thể nhà văn ở trong lao nhưng tinh thần của anh vẫn ngoài lao, đồng hành tự do cùng hàng triệu bạn đọc.
Sách của anh Nguyễn Quang Lập tại Virginia. Ảnh: HM
Sách của anh Nguyễn Quang Lập tại Virginia. Ảnh: HM
Hiệu Minh blog kính chúc anh Nguyễn Quang Lập mạnh khỏe, giữ gìn bản thân và hy vọng anh trở về nhà sớm.
HM Blog. 6-12-2014

Quê Choa không…“đọa”

Entry này thân mến tặng nhà văn Nguyễn Quang Lập và bạn đọc chiếu rượu Quê Choa. Thân ái.
Blog Hiệu Minh.

Hàng ngày tôi đi từ nhà ra bến metro, đưa hai nhóc ra xe bus đến trường, còn mình đi làm phía DC. Có hai con mèo lạc, cứ thấy chúng tôi là chạy đến kêu meo meo, dụi đầu vào chân như muốn tìm hơi ấm. Những ngày đông tuyết giá lạnh, thương chúng biết chừng nào. Nhưng luật ở đây chỉ được báo cho cảnh sát “súc vật” mà không được tự tiện mang về nhà.
Đọc blog Quê Choa với họ nhà Mèo đông đúc tôi chợt nhớ ra hai chú mèo lạc đáng thương kia.
Một lần về HN hồi tháng 8-2009, tôi gặp anh Nguyễn Quang Lập tại nhà hàng Ba Mẫu Quán do anh Nguyễn Trọng Tạo tổ chức với giới Blogger Hà Nội.
Tuy không quen từ trước, nhưng được anh khen một câu “blog HM rất đáng đọc”, tôi đâm ra nể…mình. Khen nhà giầu chả thích, khen vợ mình đẹp hơi lo, nhưng khen văn mình hay thì sướng đến mây xanh, lạ thế. Chắc các nhà văn không bị cảm giác ấy đánh lừa :)
Ấn tượng với tôi là nhà văn NQL rất giản dị, mặc áo như dân Mường, có đôi mắt sáng, hay cười tủm tỉm, miệng ngậm tẩu thuốc lúc nào cũng phun khói như nhà máy nhiệt điện Ninh Bình bên núi Cánh Diều do Trung Quốc giúp ta xây dựng những năm 1970.
Thấy anh mở cửa taxi ra rất khó khăn, phải chống nạng. Hỏi ra mới biết là NQL bị tai nạn giao thông khá nghiêm trọng, nhưng đã hồi phục.
Ngồi cạnh anh, nhưng đông người, tôi không nói chuyện được gì nhiều. Hẹn lần khác sẽ gặp riêng, nhưng công việc bận sửa nhà nên đến lúc đi, đã sai hẹn với anh.
Khi quay trở lại Washington DC, tôi mới có dịp đọc Blog Quê Choa kỹ hơn. Tôi bookmark trên cả hai máy tính ở văn phòng và ở nhà, chưa kể trong Blog HM cũng có đường dẫn trang trọng.
Trong thế giới đa chiều với đại dương thông tin, blog, facebook mọc lên như nấm, những trang nào được bookmark, nghĩa là tác giả đã có chỗ đứng trong trái tim bạn đọc.
Quê Choa là một trong những số ít ỏi đó. Trong khoảng thời gian 4 tháng với lượng hít hơn 1 triệu, chứng tỏ, blog này rất nổi tiếng và đang vượt ra khỏi chiếu rượu thông thường. Mấy trăm ngàn comment do bạn đọc viết và do anh trả lời. Một lượng công việc khủng khiếp mà tôi tin rằng chỉ những blogger có tâm, có tầm mới kham nổi.
Lúc rỗi, tôi vào chiếu rượu để xem người ta uống, nhắm và chuốc nhau như thế nào. Thỉnh thoảng, anh bê vài entry từ bên Blog HM, ném “cái PC” trên chiếu rượu và mời các bác nhắm món IT “lạ”.
Nhiều bác thuộc loại “cao thủ” trong làng văn thơ tham gia ở đây và qua comment của họ, tôi học được rất nhiều trong nghề viết.
Nguyễn Quang "Chập". Ảnh: Nguyễn Đình Toán.
Viết mấy dòng này vào ngày lễ Tạ ơn (Thanksgiving) bên Mỹ, muốn cảm ơn anh NQL và các anh chị trên Quê Choa đã giúp cho tôi hiểu thêm về thế giới người cầm bút và bạn đọc. Nhờ có Quê Choa mà Blog HM được thơm lây rất nhiều.
Mỗi câu chuyện của nhà văn bao giờ cũng có mở đầu và kết thúc. Có lần tôi đã đùa gọi anh là Nguyễn Quang “Chập” vì suốt ngày lê la trên thế giới ảo, rất lo cho sức khỏe của anh. Lúc nào đó anh cũng sẽ thôi “đưa tin” liên tục. Ngày nào đó bạn cũng sẽ đọc tin về Blog HM hết entry vì lý do…sức khỏe.
Chợt nghĩ về thế giới blogger. Chẳng ai bắt họ phải nghĩ về TS, HS, bauxite, bản án chị Ba Sương, về tham nhũng mang tầm quốc gia hay bao bất cập khác. Lẽ ra nên sớm đi tối về, lo lắng cho nồi cơm đầy có hơn không.
Nếu đứng ngoài phán xét thì không thể hiểu tại sao, bàn đến những vấn đề nhậy cảm, có thể phạm tội, bị bắt, cũng không làm họ nhụt chí.
Trong thời điểm hiện tại, những ngang trái và bất cập làm cho người cầm bút thực sự không thể không lên tiếng. Blog là công cụ giúp họ bày tỏ thái độ không qua kiểm duyệt.
Hôm qua, NQL thông báo Quê Choa…”đọa” rồi. Đừng nên đoán già đoán non, một người như NQL chắc không giấu điều gì. Tôi tin vì đã thấy anh chống nạng tới chiếu rượu ngoài đời. Nếu Quê Choa có đổi hướng chẳng qua do sức khỏe của tác giả. Bạn đọc nên thông cảm với anh.
Nhiều người tin Quê Choa vẫn là chiếu rượu như nó đã vốn sinh ra. Mấy hôm đầu, họ nhà Mèo có thể bị bơ vơ như mấy chú mèo lạc bên Virginia, nhưng thời gian sẽ giúp họ lấp đầy phần thiếu hụt “hơi ấm con người” do nhà văn NQL không re-com nữa.
Nhưng đó cũng là dịp có thêm nhiều người lành lặn, khỏe mạnh khác, không thờ ơ với thời cuộc, tham gia, sẽ động viên nhà văn bớt nỗi lo toan về vận nước và Quê Choa không đến nỗi “đọa” vì phải chống nạng trên chiếu rượu.
Những trăn trở, suy tư trên chiếu rượu “Quechoa” cũng là ước mong đất nước không phải “chống gậy” ra biển lớn.
Như tôi đã trích lời Luther King trong entry trước “Our lives begin to end the day we become silent about things that matter – Cuộc đời của chúng ta bắt đầu kết thúc khi chúng ta im lặng về những điều lẽ ra phải lên tiếng”.
Hiệu Minh. 25-11-2009. 
Bọ đọa rồi (blog Quê Choa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Những đám mây sẽ còn ở lại

Tại sao văn chương Nguyễn Bình Phương khác biệt?


Độc giả chuyên nghiệp hay không chuyên dễ dàng quy văn chương Nguyễn Bình Phương vào một chữ “lạ” (hay ít thiện chí hơn thì “khó hiểu”) rồi yên tâm với cách sắp xếp xét cho cùng rất yên ổn như vậy. Nhưng hết cuốn tiểu thuyết này đến cuốn tiểu thuyết khác, văn chương ấy cứ cựa quậy không ngừng, giống những cặp rắn trở đi trở lại mãi kể từ tác phẩm rất sớm như Bả giời, lúc nào cũng đe dọa vùng thoát khỏi một cách nghĩ hợp lý này hay một nhận định hợp lý khác. Nó sẵn sàng đi vào những khoảng trống phi lý, như thể liên tục nhắc nhở người ta nhớ rằng quả thật có tồn tại những khoảng khuất, và văn chương thật ra chia làm hai nửa: một nửa nỗ lực miêu tả phía bên này của mặt trăng, nửa kia thì tìm cách lấn vào quãng tối tăm khó dò còn lại.

Một người quan sát bình tĩnh nhiều khả năng sẽ nhận ra văn chương Việt Nam vài chục năm vừa qua đã có lúc xô theo hướng “hiện thực ngồn ngộn”, mang nặng một niềm tin khó lung lay về “chân thực” và “phản ánh”; rồi lại đến lúc, phần lớn nghiêng hẳn sang ngả chế giễu, châm biếm những gì hiện ra trước mắt. Gần đây ta có hàng loạt tác phẩm mỉa mai sâu cay đời sống đô thị, sự vô vị của cõi nhân gian bé tí, trong đó ken dày những câu đoạn nặng ưu thời mẫn thế và đậm thứ gia vị gây nhồn nhột nỗi hoang mang. Đại để, mỗi thời lại có một phong vị nổi trội nào đó hút lấy phần đông nhà văn say sưa khám phá. Nhưng điều kỳ quặc của văn chương nằm ở chỗ “đúng thời”, “hợp giọng” lại rất có khả năng tạo ra không nhiều giá trị. Ngược lại với đó là những giọng nói như thể lúc nào cũng lệch dòng, lạc thời (tất nhiên “lạc thời” cũng không phải là điều chắc chắn tạo ra giá trị) - Nguyễn Bình Phương là người tạo ra một giọng như thế; ban đầu nó chỉ len lỏi, mơ hồ, nhưng giờ đây, nhất là với cuốn tiểu thuyết mới Mình và họ (NXB Trẻ, viết trong quãng thời gian 2007-2010), giọng nói ấy đã không chỉ còn phảng phất vương vấn trong vài nhóm nhỏ độc giả sành văn chương nữa. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bình Phương đã hình thành đầy đặn. Nói đúng ra, nó đã rất dày từ Những đứa trẻ chết già hay Người đi vắng.

Mọi tiểu thuyết gia đích thực đều nhất thiết phải có một cách nhìn thế giới rất riêng. Trong rất nhiều năm, Nguyễn Bình Phương xây dựng một cách nhìn thế giới xoay quanh làng Phan, xã Linh Sơn (“như một cục bướu của huyện” - Bả giời) và con sông Linh Nham. Một so sánh có lẽ không cần thiết và không nhất thiết chuẩn xác nhưng giúp ta dễ hình dung hơn: một số nhà văn Trung Quốc gần đây cũng gắn chặt với một địa danh, như Lý Nhuệ với Lữ Lương, Mạc Ngôn với Cao Mật hay Diêm Liên Khoa với Bả Lâu.

Mình và họ là một trong những lần hiếm hoi Nguyễn Bình Phương tách khỏi Linh Sơn, tạo bối cảnh chính của tác phẩm ở nơi khác, nhưng cái tên Linh Sơn vẫn xuất hiện vài lần. Ở lần “thoát ra khỏi Linh Sơn” này, nhân vật chính tên Hiếu đi tới mấy tỉnh miền núi phía Bắc giáp biên giới, lần theo hành trình của người anh trai từng là lính trong cuộc xung đột đẫm máu trước đây giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ở mấy tỉnh vùng cao ấy, hồi “Bảy chín” và “Tám tư”, nhiều chuyện thảm khốc đã xảy ra, bởi vì “cái dải biên cương này lý lịch cũng phức tạp, chồng chéo và oan khuất” (tr. 259). Thế nhưng, Hà Giang trong Mình và họ trở nên rất đáng nhớ lại vì những yếu tố khác. Cũng giống như một tác phẩm lớn xưa kia từng lấy Hà Giang làm bối cảnh (bộ tiểu thuyết Giòng sông Thanh Thủy của Nhất Linh- tác phẩm giờ đây rất ít được biết đến), vùng cao và những nông nỗi máu xương của con người chỉ là chuyện phụ. Trong mọi tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, bao giờ câu chuyện thời hiện tại cũng diễn ra trên cái nền những câu chuyện lịch sử: ở Những đứa trẻ chết già là vụ việc Nông Văn Vân dưới triều Nguyễn, ở Người đi vắng là cuộc nổi dậy của Lương Lập Nham và Đội Cấn, ở Mình và họ trước hết là một lịch sử dàn trải nhưng lắm vang dội, khốc liệt của các thủ lĩnh thổ phỉ sơn cước mà những điểm mốc đáng nhớ là Lý Dương Tài, Hoàng A Tưởng, Trảo Sành Phú, nhất là Châu Quang Lồ. Mọi chuyện từng xảy ra như thể vẫn đang xảy ra - trục thời gian tuyến tính dường như không mấy ý nghĩa trong cách nhìn thế giới của Nguyễn Bình Phương, nên những sự việc kinh thiên động địa có thể “chẳng khác gì việc xích mích với hàng xóm” (tr. 52).

Nhan đề ban đầu của cuốn tiểu thuyết, Xe lên xe xuống hay nhan đề chính thức cho lần xuất bản này, Mình và họ, chia thế giới thành hai nửa. Tác giả cũng không giấu ý định của mình: “Một dải núi xanh lam trong veo giăng ngang tầm nhìn, chia thế giới thành hai phần bằng nhau” (tr. 131). Nhà văn là người đứng ở giữa, chính xác ở trung điểm của “lên” và “xuống”, “mình” và “họ”, khoảng thời gian đã qua và khoảng thời gian sau đó: “Mình đang nhìn ký ức bằng cặp mắt se lạnh. Ký ức cũng se lạnh nhìn lại mình” (tr. 91). Rồi sự ở giữa ấy còn trở nên vô hình và trừu tượng hơn nữa, thể hiện ở những đoạn văn in nghiêng trong cuốn sách - sự ở giữa cõi sống và cõi chết. Khi đi lên núi là người sống, khi đi xuống sự sống ấy đã chấm dứt, nhưng không có gì đáng kinh hoảng: “Mình bị kẹp giữa bọn họ, đám bên ngoài không mang theo gì cả, ngoài sự kiên trì ghê gớm, và đám bên trong này với sức mạnh của súng và còng số tám” (tr. 29). Nên bình thản không hoảng hốt, bởi vì có ở giữa mới biết, “mình với họ rất khó phân biệt” (tr. 211). Cuốn tiểu thuyết sẽ kết thúc bằng sự từ chối phân biệt: “làm sao để phân biệt được lên với xuống”, “làm sao để phân biệt được mình với họ?” (302).

Và cũng phải ở vào vị trí ấy thì mới có thể khởi sự lờ mờ trả lời được những câu hỏi mang ý nghĩa sống còn cho nhận thức, vì trong đầu óc nhân vật chính luôn luôn dai dẳng câu hỏi, từ bên ngoài thì làm sao biết được có gì ở bên trong: “Mình muốn biết bên trong những cái cây của vùng này là gì” (tr. 12); nhân vật Hiếu tìm cách nhìn vào bên trong người tình của mình để “xem bên trong có cái gì”, và rốt cuộc tạm biết là có “cả một thế giới nguyên thủy, mù mịt trong ấy, nhưng hoang liêu” (tr. 13). Nhu cầu nhận thức này làm nên sự cân bằng cho cuộc đời nhân vật chính, bởi nếu không cuộc đời ấy chỉ loanh quanh đọc chuyện giật gân trên những số báo Công an nhân dân và điềm nhiên gây tội lỗi.

Chúng ta đi đến một điểm rất thú vị trong thế giới văn chương Nguyễn Bình Phương: muốn “ở giữa” được thì nhất thiết phải tìm ra được sự cân bằng, điều này rất khó, vì mọi đường ranh giới thật ra đều vô hình, kể cả đường biên giới giữa hai quốc gia: người anh trai của nhân vật chính đã vô tình đi sang đất nước của “họ” và bị quân “họ” bắt sống giải về sâu trong lục địa Trung Quốc. Cấu trúc của Mình và họ đặc biệt gọn gàng, làm nổi bật lên tính chất mạch lạc của một câu chuyện. Thật ra, những tiểu thuyết trước đây của Nguyễn Bình Phương cũng rất nỗ lực mạch lạc, nhưng thường xuyên gây rối trí cho độc giả vì những phân đoạn chồng chéo lên nhau. Ở Mình và họ vẫn là nhiều câu chuyện, nhưng cấu trúc đi vòng tròn (mở đầu cũng chính là đoạn kết, bắt đầu và kết thúc ở “cú bay thảng thốt tuyệt mỹ” của nhân vật chính - tr. 7) và sự cắt cúp, dàn dựng khôn ngoan, tỉnh táo đã làm câu chuyện dễ theo dõi hơn, thậm chí có thể còn hấp dẫn cả đối với độc giả thiếu kiên nhẫn. Lần này, sự cân bằng mà văn chương Nguyễn Bình Phương đạt được chủ yếu nhờ cấu trúc, trong khi ở những tiểu thuyết trước đây, sự cân bằng ấy phần lớn nằm ở các đơn vị nhỏ hơn: ta hãy để ý (ví dụ như ở Người đi vắng) sự xuất hiện dày đặc của phép so sánh; câu văn của Nguyễn Bình Phương rất hay có hai phần ở hai bên từ “như”; hai nửa thế giới, nửa nhìn thấy được và nửa khuất lấp, tồn tại trong thế cân bằng chông chênh với một từ “như” nhỏ bé ở giữa. Ở Mình và họ, phép so sánh được sử dụng tiết kiệm và đắt giá hơn nhiều, và chủ yếu xuất hiện khi có những con rắn hay trăn, loài vật luôn luôn ẩn hiện trong các câu chuyện của Nguyễn Bình Phương, một loài vật đặc biệt, vừa đe dọa phá hủy sự cân bằng vừa là biểu tượng đẹp nhất của sự cân bằng cặp đôi và vòng tròn: “hai tay cuộn lên như hai con trăn đang núc mồi” (tr. 70); “Cả bàn tay, cả cánh tay của người đàn ông ấy quả thực giống như một con trăn gió đói mồi, cuồn cuộn, hau háu” (tr. 116); “Đường giống như con trăn lớn, xe thì cứ đổ xuống trên cái thân trăn đó” (tr. 128).

Và cuối cùng, tại sao văn chương của Nguyễn Bình Phương lại có thể cân bằng trên thế chông chênh như vậy? Có lẽ bởi văn chương ấy được đặt trên ba yếu tố hết sức cơ bản, khách quan và bền vững: thứ nhất là đá (tức là cả đồi và núi; nhiều lúc đá có thể di chuyển trong đêm như ở Mình và họ hay tạo dáng vô cùng đáng nhớ: “dãy đồi mang hình cô gái khỏa thân nằm ngửa” - Những đứa trẻ chết già); thứ hai là cây (tất nhiên liên quan đến những khu rừng - Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn Việt Nam viết về cây hay nhất); và nước, nước sông, nước mưa hoặc sương (“sương mờ chờn vờn quẩn quanh như khói, như cỏ, như lửa trắng, như những bàn tay mơn trớn vuốt ve mà chẳng dâm đãng chút nào” - Ngồi) và đặc biệt là mây.

Những đám mây sẽ làm ta không quên được Mình và họ; có “đám mây cô đơn nhất”, là “đám mây ngũ sắc, có những tia sáng chói bắn tóe ra, giống chiếc nơm đang úp thẳng xuống” (tr. 8), có “đám mây trắng hình chữ nhật” (tr. 111) rồi chốc lát biến thành “con ngựa xám đang lồng lộn phi trên một rừng gươm nhọn hoắt” (tr. 112). Vào những thời điểm quan trọng trong các câu chuyện của Mình và họ, đều xuất hiện mây, khi lấp huyệt cho người anh (“bạch long phù” - tr. 239), khi Hiếu và người anh trai đánh nhau thì “đám mây xòe ra hệt như chiếc quạt giấy trắng phau” (tr. 203).

Những đám mây ấy “vô tình” hay “kiêu mạn” (tr. 172), chúng hờ hững hợp tan, và chúng cứ ở lại đó, lãnh đạm phía bên trên những điều vô nghĩa của cuộc sống con người, bên trên thế gian luẩn quẩn, mà theo Nguyễn Bình Phương, “xét cho cùng, từ khởi nguồn đến giờ, chưa hề mất đi một cái gì, kể cả sự mông muội” (tr. 121).

Phần nhận xét hiển thị trên trang