Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Bịt hết!

Kichbu 

 Một người đàn ông hái cỏ để ăn
Những bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Eric Lafforgom bằng camera giấu kín trong chuyến thăm gần đây nhất của ông đến đất nước khép kín. Gần đây nhất - không phải theo nghĩa mới đây nhất, mà trong ý nghĩa rằng bây giờ ông vĩnh viễn không bao giờ được nhập cảnh vào đất nước này. Ông đã ghi những bức ảnh trong những chuyến đi du lịch cùng các hướng dẫn viên được chính phủ chấp thuận, những người này người yêu cầu ông loại bỏ tất cả các bức ảnh. Nhưng Eric Lafforgu đã giữ được những bức ảnh này để sau đó đưa ra cho công chúng.

Nhiếp ảnh gia Eric Lafforg đến thăm Bắc Triều Tiên sáu lần. Với thẻ nhớ ông đã đưa ra khỏi đất nước những bức ảnh này.

Khi chụp ảnh, Lafforg mong muốn cho thấy người dân Bắc Triều Tiên - trước hết đó là những người bất hạnh, chứ không phải là những robot vô hồn mà họ thể hiện trên những bức ảnh tại các cuộc diễu hành.



1. Quân đội Bắc Triều Tiên là một trong những quân đội lớn nhất thế giới, nhưng trên thực tế những người lính thường phải đảm nhận công việc tầm thường hơn so với cầm vũ khí.




2. "Các nhà chức trách ghét khi người ta chụp những bức ảnh như thế này. Ngay cả khi tôi giải thích cho họ rằng nghèo khó ở khắp mọi nơi, họ vẫn cấm tôi chụp những bức ảnh này".



3. "Trong những thời kỳ khó khăn (mà chúng thì tường xuyên ở đây) có thể nhìn thấy trẻ em làm việc trên những cánh đồng, - Lafforg giải thích thêm. - Tôi đã bị cấm nhập cảnh sau chuyến đi vào tháng Chín năm 2012 khi tôi đăng tải một số bức ảnh lên Internet. Những người Bắc Triều Tiên đã nhìn thấy chúng và yêu cầu loại bỏ, xem chúng là xúc phạm. Tôi từ chối vì tôi cho rằng sẽ không công bằng nếu không cho thấy hiện thực đất nước họ".

Theo lời của nhiếp ảnh gia, bên ngoài Bình Nhưỡng và các thành phố lớn, người dân địa phương phải sống cực khổ. "Cuộc sống khắ nghiệt ở nhiều nơi của Bắc Triều Tiên, xa lạ với chuẩn mực phương Tây," - nhiếp ảnh gia kể.

Trong một ngôi làng đánh cá nhỏ ông đã được tiếp đón như vị khách danh dự. Người dân ở đây chưa nhìn thấy điện thoại di động bao giờ. Họ suốt ngày bận rộn đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. "Ngay cả với cuộc sống khó khăn như vậy, họ nói với tôi trong dòng nước mắt rằng họ tôn sùng những nhà lãnh đạo kính yêu của mình… cho dù đôi khi họ không có đủ thức ăn".



4. Chính phủ Bắc Triều Tiên cấm chụp ảnh những người thiếu ăn như người đàn ông này...



5. …hoặc cậu bé này.



6. «Cấm chụp ảnh những người ăn mặc không đẹp. Theo ý kiến hướng dẫn viên của tôi, người này mặc quần áo không đẹp để tôi có thể chụp ảnh ".



7. «"Tôi đã nhìn thấy những đứa trẻ thu lượm ngô ven đường gần Begaebongom" - Lafforg giải thích thêm.



8. Một người phụ nữ đang đứng ở giữa đám đông binh lính. Các nhà chức trách không cho phép chụp ảnh quân nhân.



9. Bắc Triều Tiên không muốn giới thiệu thấy quân đội của họ. "Cảnh tượng ảnh như vậy có thể nhìn thấy thường xuyên ở đó. Nhưng cấm chụp ảnh».



10. « Dễ dàng chụp ảnh tại khu phi quân sự (giữa Bắc và Nam Triều Tiên ), nhưng nếu tiến đến quá gần với những người lính, họ sẽ ngăn bạn lại".



11. Chụp ảnh những người lính khi họ nghỉ ngơi cũng bị cấm.


12. "Trong một chuyến đi xem biểu diễn các heo ở Bình Nhưỡng, bạn có thể chụp ảnh các loài động vật, nhưng không phải là quân nhân, những người chiếm 99% số lượng khán giả".


13. Các nhà chức trách Bắc Triều Tiên ghét những hình ảnh chụp binh lính của họ đang nghỉ ngơi. "Bức ảnh này chắc chắn đã góp phần vào việc làm cho tôi bị trục xuất khỏi đất nước", - Lafforg nói.


14. Người đàn ông tắm sông ở Bình Nhưỡng. "Ở các tỉnh khác cảnh này bắt gặp khá thường xuyên".


15. "Người đàn ông này đã sử dụng một chiếc săm cũ thay cho thuyền. Ở nông thôn, người ta thường câu cá ở ao hồ - đây là một cách tốt nhất để có được thực phẩm tươi sống ở những nơi mà chúng rất hiếm ".


16. "Khi đi xe buýt đến Chongjin, một khu vực đang bị nạn đói, máy ảnh của tôi đã bị tịch thu. Khi tôi nhìn thấy những người trên đường phố, tôi mới biết tại sao".


17. "Người đàn ông này ngủ bên bờ biển tại Chilbo. Hướng dẫn viên của tôi yêu cầu tôi loại bỏ hình ảnh này, bởi vì ông sợ rằng mọi người sẽ nghĩ rằng người đàn ông này đã chết. Không, ông ấy vẫn còn sống".


18. "Tại Kaesong, gần khu phi quân sự, khách du lịch lưu trú trong tổ hợp khách sạn xây dựng từ những ngôi nhà ở cũ. Hướng dẫn viên nói rằng bên ngoài tất cả đều như nhau. Không, điều này không đúng như vậy".


19. "Đây là những bức ảnh phổ biến ở phương Tây. Viết rằng người Bắc Triều Tiên phải ăn cỏ. Hướng dẫn viên sẽ mất tự chủ nếu bạn chụp bức ảnh như vậy".


20. "Mọi người về nông thôn tham gia các hoạt động công ích. Trước đây, chính quyền xem những hình ảnh này là tích cực, nhưng bây giờ họ nghĩ rằng chúng ta xem đây là bằng chứng về lao động cưỡng bức".


21. "Đi qua các tòa nhà này, các hướng dẫn viên yêu cầu tôi không chụp ảnh flash. Lý do chính thức - "để không làm mọi người sợ hãi".


22. "Người dân Bắc Triều Tiên hơi một chút hoang tưởng. Hướng dẫn yêu cầu tôi loại bỏ hình ảnh này, bởi vì họ tin chắc chắn rằng tôi sau đó sẽ nói rằng đây là những người vô gia cư, nhưng thực ra họ chỉ đang nghỉ ngơi".


23. Các nhà chức trách cho rằng những bức ảnh ghi lại mọi người đứng và mỉm cười dưới bức chân dung của các nhà lãnh đạo của đất nước là điều xúc phạm. "Đừng bao giờ chụp ảnh khi bạn nhìn thấy mọi người đang làm những điều ngu ngốc trước bức chân dung của các Kim", - Lafforg nói.


24. "Mặc ở Bình Nhưỡng ô tô ngày càng trở nên phổ biến hơn, người dân vẫn chưa quen sử dụng. Trẻ em tiếp tục chơi đùa giữa đường, như thể không nhận thấy xe cộ qua lại».


25. "Trong hai siêu thị ở Bình Nhưỡng bạn có thể tìm thấy tất cả các loại thực phẩm và đồ uống. Họ thậm chí có cả nước khoáng Evian, ở đây chỉ giới thượng lưu mới sờ được".


26. "​​Chúng tôi đến phòng trưng bày nghệ thuật ở Bình Nhưỡng, khi bị cúp điện. Khi điều này xảy ra, họ nói rằng lỗi do người Mỹ".


27. "Có lẽ việc cấm vô lý nhất trong tất cả các lệnh cấm. Khi tôi chụp xong bức ảnh này, tất cả mọi người bắt đầu la hét tôi. Bởi vì bức tranh chưa hoàn thành, tôi không thể chụp ảnh nó".


28. "Tại trại thiếu nhi Sondovon cần có tiếng cười và niềm vui, nhưng rất nhiều trẻ em đến đây từ nông thôn. Chúng sợ hãi, chẳng hạn như thang máy là chúng chưa bao giờ nhìn thấy trước đây".


29. "Các nhà chức trách có vấn đề với bức ảnh này vì hai lý do: cậu bé này đội mũ một cách kỳ lạ (theo ý kiến hướng dẫn của tôi), và hậu cảnh nhìn thấy rõ binh lính".


30. "Metro ở Bình Nhưỡng - sâu nhất trên thế giới, bởi vì nó còn đóng vai trò là hầm trú bom. Họ buộc tôi loại bỏ hình ảnh này, bởi vì nhìn thấy rõ đường hầm".
 


31. "Quần áo rất quan trọng ở Bắc Triều Tiên. Khi tôi yêu cầu được chụp ảnh các sinh viên này, một cô gái đòi chàng trai chỉnh đốn trang phục của mình".


32. "Nếu bạn ghé thăm các gia đình, hướng dẫn du lịch muốn khi bạn chụp ảnh cho thấy trẻ em đang sử dụng máy tính. Nhưng khi họ thấy rằng máy tính bị ngắt điện họ yêu cầu bạn xóa bức ảnh!"


33. "Hai bên đường rất nhiều người mệt mỏi, bởi vì họ phải hàng giờ liền gò lưng trên xe đạp để đến nơi làm việc. Chụp ảnh những người này, dĩ nhiên, cũng bị cấm".


34. Mặc dù chính quyền che giấu thị trường chợ đen, "thị trường xám" mà họ nhắm mắt làm ngơ cho phép một số người kiếm sống.


35. "Chụp ảnh nhãn mác của Chương trình Lương thực Thế giới qua cửa sổ của một ngôi nhà trong làng cũng bị cấm".


36. "Một ví dụ hiếm hoi một đứa trẻ vô kỷ luật ở Bắc Triều Tiên. Chiếc xe buýt đang đi trên những con đường nhỏ Samiyona ở phía bắc, thì cậu bé chạy lao ra đường".


37. "Xếp hàng - loại hình thể thao quốc gia đối với người dân Bắc Triều Tiên". Trong bức ảnh này, mọi người xếp hàng chờ đến lượt của mình lên xe lên xe buýt.


38. "Bình Nhưỡng - tủ kính của Bắc Triều Tiên, vì vậy hình thức bên ngoài của các ngôi nhà được chăm chút kỹ lưỡng. Nhưng nhìn vào bên trong, tất cả những bí mật được phơi bày rõ ràng".


39. Tại lễ hội tưởng niệm Kim Jong-il hàng nghìn người Bắc Triều Tiên xếp hàng đến các tượng đài khác nhau.


40. Thăm một gia đình ở nông thôn. Nhà ở và dân làng cho những bức ảnh như thế này được chính phủ lựa chọn kỹ càng. Tuy nhiên, đôi khi có những chi tiết, chẳng hạn như một bồn tắm như một hồ trữ nước, cho thấy cuộc sống ở đây khá khó khăn.


41. Giao thông công cộng đi lại giữa các thành phố hầu như không có. Người dân muốn đi từ nơi này đến nơi khác phải được phép. Trong bức ảnh này, bạn có thể nhìn thấy những người lính đưa tay vẫy xe trên xa lộ.


42. Giới thiệu sự nghèo đói bị cấm, nhưng cho thấy sự giàu sang cũng bị cấm. Chiếc xe này Lafforg chụp ảnh vào ngày Chủ nhật tại một trong những công viên ở Bình Nhưỡng. Chủ sở hữu "Mercedes" đã tổ chức một bữa thịt nướng.


43. Chụp ảnh những người lính lúc nghỉ ngơi cũng bị cấm.


44. Cấm hoàn toàn việc chụp ảnh các tượng đài Kim Nhật Thành từ phía sau lưng. Điều này bị xem là rất thô tục.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có nhưng mờ KHÔNG GIỐNG AI!

Làm gì có doanh nhân ở nước ta?

Đúng là chẳng có cái cực nào giống cái cực nào. Đi làm con buôn, đối tượng bị miệt thị một thời, gắn liền với thành ngữ “con buôn ép giá”, bây giờ người ta gọi là doanh nhân – giống như con hát bị vua Tự Đức mắng là xướng ca vô loài, giờ được gọi là ca sĩ. Mà thật ra, ở đất nước này, làm gì có doanh nhân, chỉ có nhóm người tự nhận mình và 1 nhóm trông giống giống doanh nhân mà thôi. Nếu chỉ mở 1 cty để trở thành doanh nhân thì ai cũng làm được. Nên nghe ai nói tôi là doanh nhân, nghe buồn cười không chịu được. Hôm bữa gặp chị kia, trang điểm mắt xanh lè, môi lem luốc, vú móm lòng thòng, nói chị là nữ doanh nhân nè em, chị mới mở công ty. Có ông làm cò đất, vài năm trúng nên lên luôn đại gia, gia nhập hội doanh nhân, tức 1 nhóm người biết mặc vét, đi xe hơi và có đi quánh golf và hay đi họp hiệp hội. Hôm bữa có tham dự hội thảo nói về 3 kịch bản bất động sản của thành phố ta, thấy mấy ông ngồi họp ở Caravel Hotel mà kéo quần lên đầu gối, chắc cho mát, lòi chân phèn và lông lá 1 đống, sau đó ra đưa card nói anh là nam doanh nhân thành đạt ở Hóc Môn nè em. Đứng gần hôi nách không chịu được và đôi giày Ý nhưng vớ Trung Quốc, lâu không thay nên bốc mùi thum thủm. Nhưng thôi, khách hàng mà, ráng nịnh.

Cũng lớn tuổi nên Tony suốt ngày líu lo nịnh bợ the so-called đại gia hay doanh nhân gì đó, thì mệt mỏi vô cùng. Lúc Tony còn đi buôn sắt thép cho các đại gia xây dựng, đi nước ngoài suốt. Đạt doanh số, các đại gia được các suất đi tham quan. Ở trong nước thì kẻ hầu người hạ, lên xe xuống ngựa quen nên đi ngoại quốc (ý nói mấy nước phát triển) đại gia bức xúc lắm. Không đi ngoại quốc thì lúc trà dư tửu hậu ở VN không có gì để khoe, nên cực chẳng đã phải đi. Cặp chân chắc lâu quá không sử dụng nên teo tóp (đại gia hay vén ống quần lên là vì vậy). Nhất là khoản đi bộ, từ ga tàu điện đến chỗ cần đến, thậm chí taxi hay xe bus cũng vậy, ít khi nào ở ngay vị trí cần đến, thường phải đi bộ. Thế là các đại gia kêu mỏi chân, chê bai là hẻm bằng Việt Nam. Nhưng rút ngắn lịch trình thì không ai chịu, phải tới cho bằng được chỗ nổi tiếng đó để chụp cái hình (các cty du lịch ghi trên tour chi chít điểm tham quan mới mong bán được tour là vì vậy). Nhu cầu khoe của đại gia cao hơn nhu cầu tìm hiểu văn hóa lịch sử của điểm tham quan, nên rút kinh nghiệm, chỉ cần đưa đến và chụp hình, không cần thuyết minh làm chi cho mệt. Đi du lịch cốt để chụp hình, tụi Mỹ nó nói là Chinese-style tourism, tức du lịch kiểu Trung Quốc, hẻm biết vì sao lại gọi vậy nữa.

Một nhóm các đại gia đi chung thì phải hết sức khéo léo, vì người nọ muốn hơn người kia (A mua đồng hồ 5000 usd thì B sẽ phải mua 6000 USD để… hơn A), nên việc tiết lộ giá tiền là điều không nên với người hướng dẫn. Rồi ăn uống, sẽ phải ăn có nước mắm, chanh và ớt, dù là cao lương hay mĩ vị gì của Tây Tàu đều không hợp khẩu vị, nên vượt qua cửa ải hải quan để mang theo các gia vị này là điều phải làm. Nếu không thì phải mua ở các siêu thị người Việt or Tàu, kẻo các đại gia không hài lòng, đùng đùng bỏ về khách sạn ăn mì tôm. Đi sở thú, đại gia có thói quen khoe là tao đã kinh qua rồi mặc dù trong lòng cũng tò mò muốn coi nhưng phải nói kiểu chảnh mới được, nên phải khéo léo năn nỉ đi đến cho đủ điểm tham quan, năn nỉ 1 câu là gật đầu ngay. Ví dụ đi ngang qua chuồng hổ, đại gia Bình Dương sẽ nói nhà tao có nuôi, khỏi coi, đại gia Hà Nội sẽ nói tao có ăn thịt rồi, khỏi coi, hay đại gia Cà Mau (không muốn mình bị xem là cà chậm), sẽ nói, tao có uống… cao hổ cốt rồi, khỏi coi…. Câu hỏi mà đại gia nào cũng cười ngây ngất là “chắc sếp đã ăn thịt con này rồi ấy nhỉ”….

Thêm nữa là chuyện nhà và chuyện xe. Biệt thự và xe hơi là 2 trong 3 yếu tố quan trọng cấu thành nên đại gia Việt (yếu tố thứ 3 là chân dài-sẽ nói sau), nên các đại gia có sở thích là đi ngoại quốc rồi tranh thủ mua biệt thự cho con nó sang học, đi ngắm các siêu xe để ưng bụng thì “nói nó tính giá rồi giao về VN cho anh/chị”. Nên Tony đâu có muốn đi châu Âu đâu, ngồi máy bay mấy chục tiếng ê đít thấy mẹ, nhưng vì mấy lão đó muốn đi Ba Lê coi tháp Ép Phen, rồi qua Luân Đôn coi đồng hồ Bit Ben, rồi qua Milan mua giày da bóp da, coi xe Phe Ra Ri, đi Thụy Sĩ coi cáp treo núi An Pơ… nên phải chiều. Có điều “Á Á dạ dạ… em qua liền” (mai viết tiếp, đang ở khách sạn, đại gia gọi qua phòng coi 他们今天买的东西- đi lẹ sợ đại gia giận, quýnh quáng nên đang ở Ý, không nói tiếng Ý mà nói lộn tiếng Tàu mới ghê.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những bí ẩn chưa biết về xá lợi Phật giáo




IMG_4859.JPG
Đó là những hạt tinh thể với đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy. Chúng được tìm thấy trong đống tro tàn sau khi hỏa thiêu hài cốt của một nhà tu hành nào đó. Cho đến nay, khi nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển ở trình độ cao, chúng vẫn tồn tại như một bí ẩn chưa được khám phá.
Bảo vật của nhà Phật
Xá lị là từ ngữ phiên âm tiếng Phạn: sarira – nghĩa đen là “những hạt cứng”. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ đã đem xác của ngài đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện thấy trong phần tro còn lại có lẫn rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. Nó được đặt tên là xá lị, được coi là một bảo vật đặc biệt quý hiếm của Phật giáo.
IMG_4860.JPGXá lợi của một thiền sư.
Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo cũng như nghiên cứu của các nhà khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lị, chẳng hạn như:
Tháng 12/1990, một vị cao tăng là Hoằng Huyền Pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, hạt to cỡ như hạt đỗ tương, hạt nhỏ cỡ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như những hạt kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, đó chính là thứ gọi là xá lị.
Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn – ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được tiến hành nghi thức hỏa táng theo tâm nguyện của ngài, trong phần tro còn lại người ta phát hiện được tới 11.000 hạt xá lị, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lị được ghi nhận một cách chính thức.
Viên xá lị có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của Pháp sư Khoan Năng, vị chủ trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày 27/9/1989, ngài viên tịch thọ 93 tuổi. Sau khi hỏa thiêu người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lị màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3-4cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.
Lại có một số trường hợp, xá lị chính là một bộ phận nào đó của cơ thể không bị thiêu cháy. Tháng 6/1994, Pháp sư Viên Chiếu 93 tuổi, chủ trì chùa Pháp Hoa, ở núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử là: Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh. Sau đó vị sư này ngồi kiết già và siêu nhiên viên tịch.
Theo đúng pháp quy của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể bà lên một phiến đá xanh, xếp củi chung quanh và tiến hành hỏa hóa. Lửa cháy sáng rực suốt một ngày một đêm. Trong đống tro nguội, các đệ tử thu được 100 viên xá lị to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lị tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lị hoa). Những bông xá lị hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lị nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu… hết sức kỳ diệu. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả là trái tim của bà không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lị lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó.
Theo kể lại, Pháp sư Viên Chiếu là người từ bi, tính tình điềm đạm và ôn hòa, thường ngày bà chỉ ăn rất ít. Chùa Pháp Hoa đã cho người mang những viên xá lị đó đến giao lại cho Hội Phật giáo tỉnh Thiểm Tây.
IMG_4862.JPG
Khoa học bó tay?
Vài chục năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển như họ đã từng nghiên cứu lý giải các hiện tượng trong thiên nhiên, vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lị, họ đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại.
Trước đây người ta không tin là có xá lị Phật tổ. Mãi đến năm 1997, ông W.C Peppé, người Pháp, khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Népal đã tìm thấy những viên xá lị đựng trong một chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá lị của đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ” (Theo Phật quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong Kinh Trường A Hàm và rải rác ở những sách kinh điển của Phật khác về việc phân chia xá lị đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lị đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.
Về sự hình thành của những viên xá lị, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate, những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi bị hỏa táng cũng sinh xá lị.
Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể của những tín đồ bình thường lại không có xá lị?
Các nhà khoa học lại cho rằng, có thể xá lị là một loại hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên, không hề phát hiện thấy có xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường là những người lúc sinh thời thân thể rất khỏe mạnh và tuổi thọ cũng rất cao.
Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lị. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng: xá lị là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện thì sau khi viên tịch mới có thể sinh xá lị.
Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lị đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng, vậy mà sao đốt nó hoài cũng không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng… Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn là những câu đố chưa có lời giải đáp!
Câu chuyện về ‘trái tim bất tử’ của Bồ tát Thích Quảng Đức ở Việt Nam
Posted by Việt Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Oan sai ngày càng nhiều, nhân dân sẽ mất lòng tin vào chế độ



(GDVN) - Đại biểu Huỳnh Nghĩa: "Ngành công an, kiểm sát cần báo cáo trước Quốc hội đã xử lý những điều tra viên, kiểm sát viên để xảy ra oan sai như thế nào?".
Sửa án do lỗi của thẩm phán quá lớn
Thảo luận tại hội trường về công tác của ngành tòa án, kiểm sát, chiều 25/10, Đại biểu Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) chỉ rõ, những bản án kém đang gây ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân.
Đại biểu Nghĩa nêu thí dụ: Năm 2014, ngành công an đã khởi tố điều tra hơn 159.000 bị can, nhưng phải tạm đình chỉ điều tra hơn 3.200 bị can, đình chỉ điều tra 2.300 bị can. Đặc biệt, có 91 công dân bị oan sai, trong đó phải đình chỉ điều tra 60 bị can do hành vi không cấu thành tội phạm, đã hết thời gian điều tra nhưng không chứng minh được bị can cấu thành tội phạm. Ngành toà án tuyên 21 bị cáo không phạm tội.
“Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là điều tra viên, kiểm sát viên trực tiếp phụ trách vụ án có vấn đề, hoặc là trình độ, năng lực hạn chế, nóng vội, chủ quan hoặc xem nhẹ trách nhiệm của mình trước nhân dân. Khi khởi tố bị can không cân nhắc, xem xét thấu đáo các tình tiết. 
Đề nghị các ngành công an, kiểm sát báo cáo trước Quốc hội đã xử lý những điều tra viên, kiểm sát viên này như thế nào?Nếu không xử lý thì không có tác dụng răn đe, số người bị oan ngày càng tăng lên, mất lòng tin của nhân dân vào công lý, chế độ”, Đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.
ĐBQH Huỳnh Nghĩa đặt ra vấn đề, ở nhiều vụ án dù thẩm phán giỏi nhưng vì sao vẫn phải sửa án?
Về công tác xét xử, năm 2014, ngành toà án đã giải quyết xét xử hơn 385.300 vụ án, trong đó có trên 6.200 vụ án sửa lỗi chủ quan của thẩm phán.
“Đây là con số không hề nhỏ, gợi nhiều suy nghĩ. Thực tế, lỗi chủ quan là lỗi chính của thẩm phán. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này, như nhận thức, năng lực hạn chế, tuy nhiên cũng không ít thẩm phán giỏi nhưng án bị huỷ, sửa rất nhiều. 
Vậy vấn đề ở đây là gì, đây là câu hỏi lớn cần được trả lời từ những người có trách nhiệm của ngành toà án, trong đó đặc biệt thụ lý những vụ án dân sự, kinh tế, thương mại có giá trị tranh chấp lớn, huỷ đi huỷ lại nhiều lần, qua các phiên toà sơ thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm kéo dài nhiều năm gây hoang mang bức xúc cho đương sự, đồng thời làm tốn kém tiền bạc của nhà nước, mất lòng tin của người dân đối với ngành toà án, đề nghị quốc hội tăng cường giám sát việc xét xử các toà án này, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật", Đại biểu Nghĩa nhận định.
Không thể vì sợ đền bù mà để xảy ra oan sai
Đại biểu Bùi Văn Hùng (đoàn Bình Phước) nhận định, công tác giải quyết xét xử khiếu kiện hành chính chưa đạt yêu cầu. Qua tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư của người dân, ông thấy rằng người dân chưa thực sự tin tưởng việc đưa ra toà để phán quyết xử đúng sai các quyết định hành chính của chính quyền. 
Tình trạng thụ lý án kéo dài quá lâu gây bức xúc cho dư luận, người dân thấy bế tắc và hệ quả tất yếu là sẽ dẫn tới nhiều vụ khiếu kiện vượt cấp.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng: Tình trạng thụ lý án kéo dài đang gây bức xúc trong nhân dân, dẫn tới khiếu kiện vượt cấp.
Đại biểu Hùng nêu thí dụ vụ kéo dài nhiều năm tại tỉnh Bình Phước, xét xử Lê Bá Mai với tội danh hiếp dâm trẻ em và giết người xảy ra năm 2013.
“Vụ án này đương sự là Lê Bá Mai đã lần lượt nhận các mức án tử hình, một bản án tuyên vô tội và tha bổng tại toà, và đến nay là bản án là chung thân về hành vi hiếp dâm trẻ em. Dư luận rất bất bình và đặt tên vụ án là kỳ án vườn mít. 
Kỳ án bởi vì kéo dài quá lâu, bởi vì hai mức án quá khác biệt, hơn nữa có nhiều tình tiết đưa ra để kết tội chưa thực sự thuyết phục. Tôi đề nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét lại bản án trên, không để lọt tội phạm, nhưng cũng không để xảy ra oan sai, đặc biệt là không sợ vì bồi thường trách nhiệm mà để oan sai cho người vô tội”, Đại biểu Hùng nói.
Giải trình làm rõ những nội dung ĐBQH quan tâm, cụ thể là kỳ án vườn mít - Lê Bá Mai, ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện KSND Tối cao, cho biết: “Vụ án kéo quá dài nên chúng tôi rất thận trọng lập hai tổ phản biện độc lập. Một bên chỉ ra những vấn đề còn vướng, một bên phản biện. 
Phiên toà phúc thẩm công khai có tranh tụng, có sự tham gia đông đảo của phóng viên và dư luận. Bản án phúc thẩm đã có hiệu lực, bản thân Lê Bá Mai không thấy phản ứng gì, không có đơn thư kêu oan.
Chúng tôi nhân được một số phản ánh nguyên là đại biểu Quốc hội. Chúng tôi thành lập liên ngành có sự tham gia của kiểm sát viên, thẩm phán… xác minh lại những điều các đồng chí nêu, kết quả không thay đổi. Mặc dù trong quá trình điều tra có sơ suất, nhưng những điều đó không làm thay đổi vụ án. Chúng tôi sẽ có trả lời bằng văn bản, VKSND Tối cao sẽ họp và kết luận.
Phần nhận xét hiển thị trên trang