Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Qua tài, chả cần "bịa" như cụ Trần Đĩnh đâu nha!

Tuyệt chiêu điểm huyệt giết địch của nữ du kích Việt Nam
"Khi bước vào, may mắn là đàn ngỗng của chúng cũng đang ngủ nên không con nào cất tiếng. Để cảnh giác, ngoài nuôi chó ra, bao giờ bọn Pháp cũng nuôi rất nhiều ngỗng. Hễ có người lạ là ngỗng kêu quang quác báo động. Tôi dẫn đầu đoàn, tiếp sát từng tên một và nhẹ nhàng sờ lên gáy điểm vào huyệt độc đạo của chúng. Hôm sau, tôi nghe tin 33 tên giặc Pháp bỏ mạng nhưng người ta cứ nghĩ chúng bị trúng gió độc".
Câu chuyện này sao giống "Chuyện về người phụ nữ tay không bắt giặc lái Mỹ năm xưa", không khác gì câu chuyện "Dùng cung nỏ bắn hạ... máy bay" và tương tự như câu chuyện "Huyền thoại tay không 'quật ngã' trực thăng UH–1 của Mỹ".
Tuyệt chiêu điểm huyệt giết địch của nữ du kích Việt Nam:
http://danviet.vn/que-nha/tuyet-chieu-diem-huyet-giet-dich-cua-nu-du-kich-viet-nam-388462.html
Chuyện về người phụ nữ tay không bắt giặc lái Mỹ năm xưa
http://congannghean.vn/gia-dinh-xa-hoi/201303/26552-chuyen-ve-nguoi-phu-nu-tay-khong-bat-giac-lai-my-nam-xua-392360/
Ảnh: Cụ Lương Dung Nga, trùm điểm huyệt giết địch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Cửa hàng chọn bạn đời ( Dụ khị No Dụ đị )

 

Gần đây vừa mở một cửa hàng nơi mà chị em phụ nữ có thể lựa chọn và mua cho mình một người đàn ông. Tại cửa ra vào treo một tấm biển với các quy tắc hoạt động của cửa hàng nội dung như sau:
1. Bạn chỉ có thể ghé thăm cửa hàng này MỘT LẦN DUY NHẤT.
2. Cửa hàng có 6 tầng, càng lên cao thì chất lượng đàn ông càng tăng.
3. Bạn có thể chọn người đàn ông ở bất kỳ tầng nào hoặc leo lên tầng cao hơn.
4. Không cho phép quay trở lại xuống tầng dưới.
Một người phụ nữ quyết định ghé thăm “Cửa hàng chọn chồng” để thử vận may tìm bạn đời.
shop
Sau khi đọc dòng chữ trên tấm biển treo trên lối vào tầng 1: “Những người đàn ông có công ăn việc làm”, chị liền đi thẳng lên tầng 2.
shop29
Tấm biển trên lối vào tầng 2 ghi: “Đàn ông có công ăn việc làm và yêu trẻ con” không đủ hấp dẫn. Chị bèn đi tiếp lên tầng 3.
shop26
Tấm biển trên lối vào tầng 3 ghi: “Đàn ông có công ăn việc làm, yêu con cái và cực kỳ đẹp trai”. – Chúa ơi, được đấy! – Chị vui mừng thốt lên, nhưng rồi vẫn bước chân lên cầu thang tầng 4.
shop28
Trên lối vào tầng 4, tấm biển đề: “Đàn ông có công ăn việc làm, yêu con trẻ, đẹp trai hết sảy và biết giúp đỡ việc nhà”. – Tuyệt vời! – Chị nắc nỏm – Mình khó có thể cưỡng lại được. Miệng nói vậy nhưng chân chị vẫn bước lên tầng 5.
shop22
Tấm biển ở đó ghi: “Đàn ông có công ăn việc làm, yêu trẻ, đẹp trai chói lóa, biết giúp đỡ việc nhà và hết sức lãng mạn”.
Chị rất muốn dừng chân tại tầng này để chọn cho mình người bạn đời tuyệt vời lắm rồi, nhưng cuối cùng, chị vẫn vượt qua được cảm xúc của mình và bước lên tầng cuối cùng.
winner
Ở đó sự bất ngờ đang chờ đợi. Trên lối vào tầng 6, chị nhìn thấy tấm biển: “Xin chúc mừng! Chị là vị khách thứ 35 687 021. Tầng này không có đàn ông! Tầng này tồn tại chỉ nhằm mục đích chứng minh rằng không tài nào làm vừa lòng phụ nữ được. Cám ơn chị đã tới thăm cửa hàng chúng tôi!”.
Còn ngay đối diện cửa hàng này cũng đã mở một “Cửa hàng chọn vợ”. Trên tầng đầu tiên giới thiệu những phụ nữ thích làm tình. Trên tầng thứ hai là những phụ nữ giàu có, thích làm tình. Từ tầng thứ ba đến tầng thứ sáu chưa bao giờ có người nào leo lên.
shop2
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mềnh không bình luận vì chưa đọc "Đèn Cù". Đây là bài của "Đôi mắt" chỉ để tham khảo trước khi đọc. Thực ra bài không có cái gì hay. Phét lác, bịa tạc, dựng chuyện hay thêm nếm này các bác làm báo từ xưa nay ở VN mình thì quá quen rùi. Chỉ tò mò phía sau cái đó là cái gì Tồng chí "Đôi mắt" không thấy nói?

Chân tướng Trần Đĩnh qua "Đèn cù" (kỳ 1)

. . 

“Tài viết lách của ông dĩ nhiên là số dzách, nhưng tên ông thì ngày nay bỗng dưng người ta mới khám phá ra trong tác phẩm Đèn Cù. 

Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là nói sự thật, kể những chuyện thật. Đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài lời kể các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị. ”.
(Tụng ca 1, Ngô Nhân Dụng)

"Tố tiếc gì chẳng ra cái đếch
Chuyện đầu cua tai ếch khó nghe
Thôi cho giải tán, đi về!".

(Nhà thơ Tú Mỡ bình luận)
Trần Đĩnh


-------------
Lần đầu, tôi đã đọc một mạch Đèn Cù qua bản PDF lưu hành miễn phí qua internet và đã thấy, thật sự Không cần thiết phải nhiều lời về "tác phẩm" này.
Tuy nhiên, sau khi đọc lần thứ hai qua 8 kỳ đăng tải trên trang Google.Tienlang, nhận thấy "tác phẩm Đèn Cù" của Trần Đĩnh, với bút pháp gian trá, hạ lưu, đê tiện, có thể gây tác hại, như một liều thuốc bả, đối với những bạn đọc vì lý do nào đó, chỉ đọc Đèn cù về mặt văn bản văn học mà không quan tâm, hoặc không nắm vững bối cảnh lịch sử của những câu chuyện rác rưởi mà Ngô Nhân Dụng tung hô là "thâm cung bí sử" trong Đèn cù.
Vì thế, đành mất thời gian vạch trần chân tướng "nhà báo", "nhà văn", và con người "phản chiến" Trần Đĩnh, thông qua chính một vài câu chuyện, sự kiện được Trần Đĩnh đề cập trong Đèn cù. Hy vọng, bài viết này sẽ như một liều thuốc giải hữu ích đối với những bạn đọc vừa đề cập ở trên.
Do bản Đèn cù do G.tienlang đăng tải không đánh số trang, nên các trích dẫn sẽ được ghi chú theo chương, hơi bất tiện cho bạn đọc khi đối chiếu, mong được sự thông cảm. (Khi nào có điều kiện sửa lại, sẽ dẫn theo trang).
Kỳ 1: Phương pháp “làm báo” của Trần Đĩnh qua Đèn Cù

Tác giả tự nhận mình là nhà báo tài năng, viết có "thần", có "khí", đã từng viết hàng trăm bài báo, nhưng, trong Đèn Cù, thì Trần Đĩnh chỉ kể cụ thể về quá trình và "thủ pháp sáng tạo" đối với ba bài báo, một về bầu cử, một về tình quân dân và một về Cải cách ruộng đất.
Qua các chi tiết về ba bài báo này, ta có thể hiểu phương pháp “tác nghiệp” của “nhà báo” Trần Đĩnh như thế nào.

Ngay trong chương 1, tác giả kể lại về 2 bài báo mà mình đã viết, như sau:
Bài báo thứ nhất là bài thuật lại sự kiện cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã.
“Không biết bầu cử cụ thể nào, tôi bịa. Nhưng bài báo đặc biệt sinh động, chân thực. Có cả cô gái Tày reo a lúi! trên đầu đẳng nhà sàn. Với tôi lúc ấy a lúi (ớ kìa) là thán ngữ đáng yêu nhất. Ai nói a lúi đều là con gái mặt hoa da ngọc”.

Bài báo thứ hai mà Trần Đĩnh viết, là về tình quân dân.
“Lại tôi. Tôi dựng ra một vùng chiêm trũng giáp vùng địch bị lụt, mùa màng ngập trắng, lúa sắp mọc mầm. Thì bộ đội về. Kỳ tích xuất hiện. Trắng đồng, sạch đồn”.

Đến bài báo thứ ba, về đề tài Cải cách ruộng đất, được kể lại ở chương 5. Không dấu vẻ tự hào, hai lần Trần Đĩnh nhấn mạnh rằng bài báo này là phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất và khai hỏa cải cách ruộng đất, thì:
“Để có phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ. Trường Chinh nói phân công tôi vì cần một bài báo viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động, còn tội ác thì tôi cứ theo tài liệu, cáo trạng của đội. Tôi nói tôi không dự đấu tố thì anh bảo tôi khai thác Văn, người cấp dưỡng theo anh tới tận Đồng Bẩm và đã chứng kiến các buổi đấu tố. Sở dĩ báo chí không dự đấu là vì giữ bí mật, ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.
Thế là tôi viết bài khai hỏa cải cách ruộng đất theo sự pha phách thêm nếm khó lòng tránh khỏi của người cấp dưỡng đáng yêu của tổng bí thư".

Những chữ in đậm, gạch dưới chính là thủ pháp viết báo "số dzach" của "nhà báo" Trần Đĩnh, như Trần Đĩnh tự thú.
Đi sâu hơn một chút, bạn đọc có thể thấy chỉ trong một đoạn văn ngắn nêu trên đã có một loạt những sự vô lý mà Trần Đĩnh “phịa” trắng trợn:

- Vì Đồng Bẩm gần Hà Nội nên sợ lộ bí mật, sợ Pháp nhảy dù. Nên Trần Đĩnh (báo chí) không dự các buổi đấu tố. Thế mà Trường Chinh vẫn bảo Đĩnh viết bài?

- Trong khi đó thì “cấp dưỡng Văn” lại đi dự và nhờ đó Trần Đĩnh mới “pha phách thêm nếm” để có bài báo “khai hỏa”? “Cấp dưỡng Văn” sao không lo việc “dưa muối tương cà” lại đi dự đấu tố?

- Đã sợ Pháp nhảy dù bắt cóc đến mức "báo chí” không dám đi dự thì sự kiện “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”, nếu có thật như Trần Đĩnh rêu rao, được giới "dư luận viên" chống Cộng coi là một phát hiện mới và tán thưởng ầm ĩ, thì sinh mệnh của linh hồn kháng chiến là các ông Chủ tịch nước và Tổng bí thư hẳn phải không quan trọng bằng an toàn của anh cu “nhà báo” Trần Đĩnh? (Viết đến đây, tôi bỗng liên hệ với một chi tiết trong "tác phẩm Trăn trối" và phát hiện ra, đối với lãnh tụ kháng chiến, thì sự nguy hiểm của cụ Thảo triết gia (cụ phải đứng cách xa lãnh tụ 3m) hóa ra còn cao hơn cả đại đội lính dù Pháp).

- Và, cuối cùng, nếu “báo chí không dự” thì ông nhà báo Tiêu Lang nào đó ở đâu ra kể lại tỉ mỷ vụ bắn, rồi mua quan tài, rồi mai táng địa chủ Năm một cách ghê rợn...cho tác giả, như Trần Đĩnh viết sau đó mấy trang?

Đến đây, tưởng cũng nên nhắc một chút, việc Trần Đĩnh ba xạo về chuyện bí danh, bút danh làm báo. Tất nhiên, khái niệm bí danh và bút danh là khác nhau, nhưng đối với một "nhà báo chuyên nghiệp" như Trần Đĩnh, thì đâu là ranh giới giữa bút danh và bí danh (?).
Chương 1, Trần Đĩnh khoe “chả hiểu sao tôi dứt khoát không bí bầu gì cho mình cái danh nào cả”.
Thậm chí còn viết thư về khoe với mẹ, về việc không bí danh, đồng thời được ở bên cạnh các lãnh tụ cho nên bà cụ mới viết thư động viên “Mẹ rất yêu cái tên Trần Đĩnh cộc. Con được vinh dự ở bên các vì sao sáng, con phải chịu khó, ngoan, vâng lời...”

Chả biết “dứt khoát” được bao lâu, thế nhưng cũng chính “Trần Đĩnh cộc” cho biết, vì mê cô X, nên từng lấy bút danh Hoàng X để viết báo. Rồi ngay ở bài báo “Khai hỏa Cải cách ruộng đất” thì lại “bài báo này tôi ký một tên ú ớ không còn nhớ và sau đó cũng không mó đến nó bao giờ. Chẳng hiểu vì sao”.

Đấy là chưa nói đến việc viết thư về vùng địch khoe mình ở chung với các vì sao sáng (Chủ tịch nước, Tổng bí thư) cũng là một chuyện sẽ bị nghiêm cấm ở nơi gọi là An Toàn khu (ATK).
Như vậy, với cách làm báo "sáng tạo" như trên, có thể tạm kết luận:
Bịa, dựng, pha phách thêm nếm và cộng thêm phét lác, đó là phương pháp viết báo của Trần Đĩnh, không chỉ có từ thời "văn hào" còn ở ATK mà, rõ ràng, giờ đây, phương pháp này đã lại được tận dụng triệt để ngay trong "tác phẩm" Đèn Cù.
------
© Thiên Lý


Chi tiết: http://www.doi-mat.vn/2014/10/chan-tuong-tran-dinh-qua-den-cu-ky-1.html#ixzz3Gjc0ydLU 
Doi-Mat.vn 
Follow us: doimat.cuanhcuem.net on Facebook


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trước Đại hội Đảng, nhiều quan chức Trung Quốc tự tử vì sợ bị điều tra

CARRIE GRACIE

07:03 21/10/2014

BizLIVE - Số liệu thì chưa đầy đủ, nhưng nó cho thấy tỷ lệ tự tử trong số các quan chức Đảng Cộng sản và chính phủ có thể cao hơn 30% so với phần còn lại của dân cư thành thị Trung Quốc, theo BBC News.

Trước Đại hội Đảng, nhiều quan chức Trung Quốc tự tử vì sợ bị điều tra
Một số người nói chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đang tỏ ra có kết quả. Ảnh Reuters
Các chuyên gia nói đây là vấn đề áp lực từ cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Cho tới sáng ngày 14/9, Đổng Học Cương không phải là một số liệu về tình trạng tự tử, mà là một quan chức cấp trung tại thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, 51 tuổi, có vợ con và có cuộc đời cũng giống như bất kỳ ai trong chúng ta.
Ông đã nhảy từ cửa sổ tầng chín xuống, tự tử chết.
Đêm trước, ông đã bị các điều tra viên chống tham nhũng của Đảng Cộng sản thẩm vấn, với nội dung được cho là liên quan tới các cáo buộc nói ông đã nhận hối lộ từ các nhà phát triển bất động sản và đã đút lót cấp trên để được thăng cấp.
Đột nhiên thấy mình bị kẹt trong sứ mệnh 'chống cái xấu' nhằm cứu vãn Đảng Cộng sản Trung Quốc của ông Tập Cận Bình hẳn đã khiến ông Đổng cảm thấy kinh hoàng và thấy thà chết còn hơn.
Ông Tập đã cam kết sẽ không khoan nhượng với nạn tham nhũng trong các quan chức Đảng, và cảnh báo ông sẽ tiễu trừ "cả hổ lẫn ruồi", từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất trong hệ thống.
Truyền thông nhà nước khuếch đại áp lực bằng những thông tin ồn ào hàng ngày về các vụ bắt giữ, điều tra, xét xử và kết án.
Đảng Cộng sản Trung Quốc không hề tỏ ý hối tiếc về những tổn thất nhân mạng. Ông Tập nói đây là cuộc chiến sinh tử cho sự tồn vong của chính bản thân đảng.
Hồi 65 năm về trước, cuộc cách mạng cộng sản đã được nhiều người Trung Quốc đón nhận bởi họ coi Đảng Cộng sản là ít tham nhũng hơn, tích cực hơn trong việc đem lại công lý xã hội so với chính phủ Quốc Dân đảng nắm quyền trước đó.
Nay, Trung Quốc là một trong những xã hội bất bình đẳng nhất thế giới và Đảng bị mắng nhiếc là một cỗ máy làm giàu cho những ai lãnh đạo Đảng.
Trong thời gian hai năm kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã đưa ra một sứ mệnh cá nhân nhằm tái thiết Đảng Cộng sản cho phù hợp với vai trò trong thế kỷ 21.
Tỉnh Sơn Tây thường được coi là tuyến đầu của chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc.
Khu vực này giàu nhờ trữ lượng mỏ và bất động sản, và các quan chức đảng ở đây cũng vậy. Hối lộ đơn giản là cách để công việc ở đây có thể vận hành.
Nay, từ bí thư tỉnh ủy cho tới giám đốc công an bị mất chức, Sơn Tây là nơi chứng kiến một loạt các vụ bắt giữ. Ai cũng nơm nớp lo rằng mình sẽ là người tiếp theo.
'Chấm dứt nhanh chóng'
"Ông ấy hoảng loạn." Đó là nhận định của Cao Cần Vinh, phóng viên điều tra đầu tiên đưa tin về vụ Đổng Học Cương nhảy lầu tự tử.
Ông Cao đã bị tù tám năm sau khi phơi bày vụ tham nhũng của một bí thư đảng địa phương, và ông hiện vẫn đang bị những kẻ thù quyền lực dọa giết.
Nhưng ông nói chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập là có hiệu quả và vụ tự sát của ông Đổng Học Cương chính là một trong những bằng chứng.
"Quý vị có thể nghĩ rằng cái chết là một viễn cảnh đáng sợ, nhưng những quan chức này thì kinh sợ về việc mất đi tài sản và danh tiếng, và họ cũng lo rằng họ có thể bị đưa ra để dọa những người khác."
"Họ không thể chịu nổi cảnh sống như vậy. Họ thà kết thúc cuộc đời một cách nhanh chóng," ông nói.
Cao Cần Vinh cho rằng nỗi sợ có thể khiến cho đảng trở nên thành thật.
Chúng tôi nói chuyện với nhau ở bên ngoài những bức tường cao ngất của nhà tù Sơn Tây, nơi ông từng bị giam, nơi những lính gác có vũ trang nhìn xuống chúng tôi từ đài quan sát từ phía trên cao.
Ông nói với tôi hiện có 60 quan chức Đảng Cộng sản đang thụ án tù ở trong về tội tham nhũng.
Ông hy vọng sự cân bằng quyền lực giữa những người dám phơi bày sự sai trái và các lãnh đạo Đảng đã tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực và rồi những công tố viên đã buộc tội ông rất có thể sẽ bị sờ gáy.
"Phải ngồi tù là một trải nghiệm vô cùng đau đơn, bởi tôi biết tôi vô tội. Tôi thậm chí đã nghĩ tới chuyện tự sát, nhưng rồi tôi tự dặn mình là phải cứng rắn," ông nói.
"Tôi tự nhủ mình phải trụ vững bởi tôi cần chiến đấu chống lại họ cho tới cùng. Tôi tin là chính sách không khoan nhượng của ông Tập đối với nạn tham nhũng sẽ thay đổi được tình hình."
Nhiệm vụ của Hecule
Tại thành phố Vận Thành, tôi làm một vòng thăm khu vực trên chiếc limousine đen có tài xế riêng của một nhà phát triển bất động sản Sơn Tây.
Khi xe đi qua một rừng các dự án xây dựng cao tầng, ông ấy nói với tôi về từng dự án mà công ty ông có tham gia đã hối lộ ra sao các quan chức nắm quyền về đất và về luật.
Nhưng nay chiến dịch chống tham nhũng đã đẩy chính quyền vào thế bối rối. Khi mà tay ai cũng nhúng chàm, thì ai là kẻ săn trộm còn ai là người canh giữ?
Sự khác biệt chỉ là về quy mô. Một số tham nhũng nhiều, một số thì ít, nhưng tất cả đều tham nhũng.
Và do vậy, tất cả những ai muốn làm ăn đều phải bắt mối với họ. Thông lệ là tặng quà, bởi nếu không thì dự án của anh sẽ không thể xuôi lọt.
Thay đổi văn hóa làm việc trong Đảng Cộng sản Trung Quốc quả là một nhiệm vụ to lớn, như nhiệm vụ của lực sỹ Hercules. Và có những người chỉ trích nay cho rằng ông Tập Cận Bình đang đi lầm đường.
Một số người trong Đảng nói rằng chiến dịch đó quá cứng rắn, phá bỏ đi những ưu đãi và làm tổn hại tới sự phát triển kinh tế.
Một số người nghi rằng ông Tập đang dùng vấn đề tham nhũng như cây gậy để tấn công các kẻ thù chính trị.
Từ cái nhìn ngoài Đảng, những người chỉ trích nói rằng việc ông Tập nói về quy tắc pháp luật nhưng lại vận hành một bộ máy điều tra là điều mà chỉ ông có thể trả lời.
Hơn nữa, hai năm nắm quyền của ông cũng là thời gian nhiều luật sư, phóng viên bị bỏ tù do đòi có thêm minh bạch.
Nhưng Giáo sư Wang Yukai từ Học viện Hành chính Trung Quốc nói những người chỉ trích hãy thôi phán xét, bởi sự tồn vong của Đảng Cộng sản đang bị đe dọa, và Chủ tịch Tập có sự ủng hộ của người dân ở phía sau.
Chớ ai nên nghi ngờ gì về quyết định của ông Tập. Ông đã tấn công nạn tham nhũng từ cấp cao tới cấp dưới, thậm chí cả ở những vị trí lãnh đạo cao nhất.
Nạn tham nhũng ăn vào thâm căn cố đế và nếu ông không mở chiến dịch tiễu trừ, Đảng sẽ tiêu vong. Chiến dịch của ông Tập là một làn sóng gây sốc cho toàn hệ thống.
Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc họp chính trị quan trọng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản trong tuần này, và chống tham nhũng vẫn là chủ đề hàng đầu trong nghị trình làm việc.
Đảng cầm quyền đến nay vẫn chưa tìm ra cách hoạt động hiệu quả mà không phải đụng đến chuyện bài trừ tham nhũng.
Theo BBC

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vừa nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia đã “lo ngại Trung Quốc nhòm ngó đảo”

VƯƠNG TIẾN

18:06 20/10/2014

BizLIVE - Theo tin của BBC News, tân tổng thống Indonesia, Joko Widodo, đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ Hai 20/10. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có mặt trong buổi lễ.

Vừa nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia đã “lo ngại Trung Quốc nhòm ngó đảo”
Vùng biển quanh đảo Natuna là nơi tranh chấp giữa Indonesia và Trung Quốc. Ảnh BBC
Hoa Kỳ và Indonesia có quan hệ gắn bó trong lịch sử. Những năm gần đây, Hoa Kỳ đặt hy vọng vào Jakarta như một quyền lực đang lên ở Đông Nam Á để đối phó Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông.
Indonesia không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng vùng đặc quyền kinh tế của nước này, xung quanh đảo Natuna, có chồng lấn với yêu sách của Trung Quốc.
Phóng viên BBC Karishma Vaswani đã ra thăm đảo Natuna và tường thuật:
Bình minh nhẹ nhàng hiện lên trên đảo Natuna. Một vài con tàu đánh cá đơn độc đi ra biển, trong khi một nhóm người đang tất bật sửa con tàu gỗ cũ.
Một ngày bình thường trên đảo Natuna bình yên.
Ông Boy cả đời làm nghề đánh cá – nó nằm trong máu ông rồi. Cuộc sống yên ả, ngày qua ngày. Nhưng bên dưới bề mặt quen thuộc ấy, có cơn bão âm ỉ.
“Tôi nhận ra trong vài năm qua, quân đội tăng cường có mặt ở đây,” ông kể tôi nghe khi chúng tôi ra biển trên chiếc tàu ọp ẹp của ông.
“Chúng tôi thấy nhiều lính hơn trên đảo. Tôi nghĩ họ có mặt ở đây vì đảo này nằm sát biên giới. Có thể có đe dọa từ Trung Quốc và các nước khác.”
Khi quay lại đất liền, nhìn ra Biển Nam Trung Hoa rộng lớn, thật khó hình dung làm sao nơi hẻo lánh này có thể trở thành điểm nóng nếu có xung đột.
Chưa đầy 100.000 người sống trên đảo Natuna, đa số là ngư dân và nông dân.
Cuộc sống trôi đi rất chậm nơi này, nhưng nguy hiểm chực chờ ở vùng biển ngoài khơi đảo Natuna.
Ở đó có hàng tỉ đôla nguồn cá và khí gas tự nhiên mà Indonesia tuyên bố của mình.
Gia tăng lực lượng
Quân đội Indonesia đang gia tăng lực lượng trên đảo. Họ đã điều trực thăng Apache mua của Mỹ tới và sẽ đưa thêm một tiểu đoàn đến đây năm 2015.
“Natuna là đảo xa nhất ở Indonesia,” theo lời Bambang Hendratno, sĩ quan quân đội tại Natuna.
“Chúng tôi cần thêm lực lượng tại đây. Không nên chờ cho đến khi có biến.”
“Malaysia và Trung Quốc đã va chạm vì tranh chấp chủ quyền. Trước khi chuyện tương tự xảy ra, chúng tôi cần hành động.”
Biển Nam Trung Hoa là nơi có tranh chấp – Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam đều đòi hỏi chủ quyền.
Indonesia nói nước này không có lợi ích lãnh thổ trên vùng biển này. Nhưng khi ta nhìn kỹ bản đồ, câu chuyện có khác.
Iis Gindarsah, nhà nghiên cứu quốc phòng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược tại Jakarta, nói chuyện với tôi.
“Đảo Natuna nằm ở phía bắc của Indonesia trong vùng biển Nam Trung Hoa. Đây là khu vực có thể xảy ra xung đột vì đường 9 đoạn của Trung Quốc chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.”
Ông nói tiếp: “Nếu biên giới trên biển không được làm rõ, vẫn sẽ còn tiềm năng đẩy lên thành xung đột.”
“Đã xảy ra một số trường hợp khi Trung Quốc tìm cách đi vào lãnh hải của Việt Nam, và chuyện này cũng có thể xảy ra ở đây.”
Ngoại giao
Nhưng chính phủ Indonesia nhấn mạnh Indonesia và Trung Quốc sẽ không đụng độ trên Biển Nam Trung Hoa mà sẽ giải quyết bằng đường ngoại giao.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói với tôi: “Có thể không có ý định xâm lăng hay chiếm đất theo nghĩa cổ điển, nhưng tính toán sai thì có thể xảy ra.”
“Khi đó người ta sẽ có hành động và tái vũ trang. Ban đầu chỉ mua sắm vũ trang, rồi biến thành chạy đua vũ trang. Chúng tôi không phải đi theo kịch bản đó – chúng ta đã thịnh vượng chính vì có ổn định.”
Trở lại đảo Natuna, rõ là người dân ở đây rất mong ổn định.
Hòn đảo yên bình nhưng lại nằm ở đầu sóng ngọn gió, nơi có thể xảy ra đụng độ giữa Trung Quốc và Indonesia.
Mặc dù hiện nay khả năng đó có vẻ xa vời, nhưng Indonesia vẫn phải thận trọng cân bằng lợi ích của nước này đồng thời phải bảo vệ biên giới của mình.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông: Trung Quốc hoàn tất sân bay vũ trụ trên đảo Hải Nam

THỤY MY

BizLIVE - Theo báo chí Trung Quốc hôm 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao.

Biển Đông: Trung Quốc hoàn tất sân bay vũ trụ trên đảo Hải Nam
Hỏa tiễn Trường Chinh 2F của Trung Quốc được phóng lên từ căn cứ Tửu Tuyền (Jiuquan) tỉnh Cam Túc ngày 11/06/2013. Hình ảnh này có thể được thấy săp tới đây trên đảo Hải Nam với việc hoàn tất căn cứ Văn Xương. Reuters
Theo RFI, Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao.

Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo. Vị trí khu vực xích đạo cũng giúp gia tăng đáng kể trọng tải được phóng đi.

Đây là yếu tố mấu chốt cho những chương trình vũ trụ có phi hành gia, các phi vụ thám hiểm ở khoảng cách thật xa, và việc xây dựng các trạm vũ trụ - mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc.

Căn cứ này có thể giúp tiết kiệm 15% lượng nhiên liệu tiêu thụ so với các hỏa tiễn phóng đi từ căn cứ Tây Xương (Xichang) ở Tứ Xuyên. Chuyên gia Bàng Chi Hạo (Pang Zhihao), được China Daily trích lời cho biết, với căn cứ Văn Xương, việc dùng đường biển vận chuyển đến đây các bộ phận của hỏa tiễn Trường Chinh 5 trong tương lai sẽ trở thành hiện thực. Trường Chinh 5 có khả năng mang theo trọng tải tương tự với hỏa tiễn Ariane 5 của châu Âu.

Hơn nữa, việc phóng hỏa tiễn trên Biển Đông giúp giảm nhẹ các rủi ro liên quan đến việc các tầng của tên lửa bị rơi xuống. Tại Trung Quốc, các bộ phận của hỏa tiễn hay mảnh vỡ động cơ rớt xuống các khu vực dân cư, phá hủy nhà cửa, không phải là chuyện hiếm hoi. Những thiệt hại loại này từ lâu bị giữ bí mật, các nạn nhân bị gây áp lực để không tiết lộ một điều gì.

Nhân dân Nhật báo hôm 17/10 khẳng định, căn cứ Văn Xương "sẵn sàng đi vào hoạt động", nhưng không nói rõ bao giờ sẽ khai trương.

Tại Văn Xương, nơi một khu vui chơi giải trí sẽ đón tiếp khách đến tham quan các bệ phóng. Nơi đây sẽ trở thành một ưu thế du lịch mới của đảo Hải Nam, hiện đang có các bãi biển thu hút cả giới trung lưu lẫn thượng lưu Trung Quốc.

Bắc Kinh dành nhiều tỉ đô la cho việc chinh phục vũ trụ, được coi là biểu tượng cho sức mạnh mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy vậy một phần lớn chương trình được dành cho những thử nghiệm đã được người Mỹ và người Nga thực hiện từ ba chục năm trước.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không sai hẳn, không đúng hẳn!



Ngày 9/10 tại Hà Nội, Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã làm lễ ra mắt chương trình "Chuyển động 24h". Chương trình sẽ được phát sóng trên VTV1 và VTV2, khung giờ 11.15 - 12.00 và 18.30 - 19.00, tiến tới năm 2015, chương trình sẽ trở thành một kênh truyền hình riêng, phát sóng 24h và cập nhật tin tức 30 phút một lần.

Chuyển động 24h được xây dựng trên tiêu chí “chuyển động” cùng thời gian sống hàng ngày gồm mới, nóng, nhanh, thời sự với góc nhìn mới, cách bình luận sắc sảo. Đồng thời, người phụ trách chương trình khẳng định: "Chuyển động 24h sẽ cạnh tranh với các báo mạng về những thông tin trên mạng xã hội được người dân quan tâm nhất”. Ngoài ra, chương trình xây dựng góc nhìn khách quan, xoáy sâu vào trung tâm sự việc, không né tránh, cùng tinh thần bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái tốt, phát hiện và tôn vinh những sự việc, con người, phẩm giá cao đẹp. Chương trình được đầu tư hiện đại, ngang ngửa với thiết bị, cách thức tổ chức sản xuất, xây dựng nội dung, đạo diễn… của các kênh truyền hình như CNN, BBC, NHK…

Với những thông điệp tốt đẹp mà VTV quảng cáo qua lễ ra mắt "Chuyển động 24h". Khán giả hi vọng sẽ được tiếp nhận những thông tin đầy đủ về mọi mặt của đời sống xã hội một cách trung thực, chính xác. Mặc dù vậy , trong những ngày vừa qua, những thông tin mà "Chuyển động 24h" cung cấp hoàn toàn trái ngược với những gì mà họ đã công bố.


Tin tức mà "Chuyển động 24h" cung cấp chiếm phần lớn thời lượng của chương trình hầu hết là những tin giật gân, gây sốc như: bạo lực học đường, nữ sinh đánh nhau, nữ sinh đâm chết người tình, giám đốc bệnh viện say xỉn chửi bới, người dân sống cùng ô nhiễm …. rồi những cái tốt đẹp thì ở tận Châu Âu, Châu Mỹ xa xôi…

Đồng ý rằng, trong xã hội Việt Nam hiện nay rõ ràng còn nhiều hiện tượng tiêu cực xã hội, thế nhưng đó chỉ là một phần trong đời sống xã hội chứ không phải là tất cả. Nhưng nếu thông qua chương trình thì có thể thấy đời sống xã hội đã trở nên tiêu cực, đầy rẫy sự bất ổn, tạo tư tưởng tồi tệ, chán nản, bất mãn trong người dân. Đội ngũ những người làm chương trình, đặc biệt là dẫn chương trình không chuyên nghiệp, tạo cảm giác diễn kịch trên truyền hình, khô cứng, vấp váp, gây thất vọng cho không ít người xem về những kỳ vọng tốt đẹp vào chương trình.

Vấn nạn báo mạng bất chấp tất cả giật tít, câu view nhằm mục đích thu hút khán giả đã gây không ít bức xúc trong người dân và ngay cả trong đội ngũ những người làm báo trong thời gian vừa qua. Thời gian thẩm định thông tin vội vã, viết bài cẩu thả, nhận định hoàn toàn dựa theo cảm tính; đồng thời, nhìn nhận, đánh giá sự việc chỉ ở bề ngoài, phần nổi mà chưa đánh giá đúng bản chất của vấn đề cũng như chưa thể nhận thức được đầy đủ những hậu quả mà mà thông tin cung cấp có thể gây ra đối với dư luận xã hội. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những dư luận trái chiều, thậm chí phản ứng tiêu cực với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.

Với những gì mà "Chuyển động 24h" đã thể hiện trong những ngày qua; người viết bài cảm thấy thực sự lo ngại về những hậu quả đối với đời sống xã hội mà "Chuyển động 24h" sẽ gây ra khi chương trình này trở thành một kênh truyền hình tin tức như kỳ vọng của những nhà sản xuất. VTV là một đơn vị có tầm ảnh hưởng lớn, tiếng nói có hiệu ứng xã hội tốt. Do đó, với những gì mà "Chuyển động 24h" đang tạo ra, có thể thấy hình ảnh một xã hội Việt Nam đầy tiêu cực, bất ổn trong tư tưởng của người dân sẽ sớm trở thành hiện thực, những hậu quả sẽ rất lớn và lâu dài. Đến lúc đó, VTV sẽ là nguyên nhân không nhỏ của những bất ổn đó và phải biết chịu trách nhiệm với những gì mình đã, đang và sẽ gây ra.


Đây không phải là lần đầu tiên, một chương trình truyền hình của VTV cần phải lên án. Trước đó, một khán giả của VTV đã bức xúc viết bài bình luận trên báo Nhân Dân về chương trình "Giai điệu tự hào". Những nhận xét nông cạn, thiếu hiểu biết, lệch lạc và nhạt nhẽo của một số người được mời tham dự chương trình gây không ít bức xúc trong khán giả. Không ít giá trị truyền thống thông qua những ca khúc đã trở thành niềm tự hào của dân tộc bị xoá nhoà ranh giới giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và gian tà, giữa ánh sáng và tối tăm, giữa đẹp và xấu với sự trợ giúp tích cực của truyền thông. Trên trang facebook của chương trình, một khán giả đã đưa ra ý kiến: "xin chương trình và các nhạc sỹ, ca sỹ , đừng áp đặt "cái tôi" của mình vào mà mất đi cái tinh thần, cái hồn cốt của bài hát, không thể bơm ngực, gọt cằm, nâng mũi ... để thành con manơcanh hoàn hảo đến từng milimet, nhưng vô hồn, mà lại nói rằng : "làm mới" để phù hợp với thị hiếu của khán giả trẻ. Tôi cho đó là một sự xúc phạm, kém hiểu biết".

Là một cơ quan truyền thông quốc gia, với vị thế của mình, VTV có những định hướng và chiến lược phát triển lâu dài xứng đáng với tầm vóc của mình trong hệ thống truyền thông; cao hơn nữa là nhằm phục vụ các mục tiêu chính trị của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng, những chương trình mà VTV xây dựng không có tính chọn lọc, chạy đua theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận nhỏ trong xã hội gây không ít thất vọng trong khán giả của VTV. "Đẳng cấp" của VTV là ở một vị trí khác, chứ không phải đẳng cấp theo kiểu "cạnh tranh với báo mạng" bằng bất cứ một tiêu chí, lý do gì.

Một xã hội có phát triển tốt đẹp, có thực sự dân chủ phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống truyền thông báo chí. Vai trò của nhà báo, của các cơ quan thông tấn là phải cung cấp thông tin một cách khách quan, trung thực, đa chiều về mọi mặt của đời sống xã hội chứ không chỉ có đưa những thông tin tiêu cực và sai trái. Tuy nhiên, khách quan và trung thực không có nghĩa là điều gì cũng có thể đưa lên một cách thô mộc, không được chỉn chu; bởi với một đất nước như Việt Nam, báo chí phát triển mạnh mẽ, song vẫn cần phải nằm trong khuôn khổ luật pháp nhất định, phục vụ cho những yêu cầu phát triển của đất nước. Hơn lúc nào hết, các cơ quan báo chí, đặc biệt là VTV cần phải xác định tư tưởng "Lấy đại cuộc làm trọng" để xác định hướng đi, cách làm cụ thể trong việc cung cấp thông tin của mình đến đại đa số quần chúng nhân dân.
 
P/S: Bài của thánh Củ Hành, lãnh tụ mặt l, trâu kính mến:)). Tít tôi giật lại.

Phần nhận xét hiển thị trên trang