Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Thực ra bà ta chẳng mất gì. Hồng Kong vốn là đất đai trung Quốc. Cũng giống như TQ cũng sẽ không mất gì khi Hoàng Sa trả lại cho Việt Nam. Có lẽ nhiều người cho đây là so sánh khập khiễng..Nhưng biết đâu được? Lịch sử thế giới nhiều khi được viết bằng những bất ngờ lớn mà!



Bà Thatcher đã mất Hong Kong như thế nào? 

Mạnh Kim
FB  Mạnh Kim

Chuyến công du Bắc Kinh tháng 9-1982 của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher là một trong những cột mốc quan trọng đưa đến việc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. Trong chuyến đi này, khi hai bên còn thương thảo, Đặng Tiểu Bình đã dọa rằng nếu Anh không chấp nhận điều kiện Bắc Kinh, Trung Quốc có thể chiếm Hong Kong bằng vũ lực…

Tại sao phải trả Hong Kong cho Trung Quốc?

Vương quốc Anh sở hữu Hong Kong bằng ba hiệp ước, liên quan ba vùng đất trên lãnh thổ Hong Kong: Hiệp ước Nam Kinh 1842; Hiệp ước Bắc Kinh 1860 và Hiệp định mở rộng lãnh thổ Hong Kong 1898. “Nam Kinh Điều Ước” nói đến việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn (“thường viễn”) đảo Hong Kong (hòn đảo phía Nam Đặc khu Hong Kong hiện tại) – như một “chiến lợi phẩm” đối với Anh sau Cuộc Chiến Nha phiến lần thứ nhất; “Bắc Kinh Điều Ước” liên quan việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long (sau Cuộc Chiến Nha phiến lần hai); và Hiệp định 1898 liên quan việc cho thuê khu Tân Giới trong 99 năm (hết hạn ngày 30-6-1997). 

Hiệp định 1898 trở thành nguồn gốc của mọi rắc rối. Đầu thập niên 1980, khi lãnh thổ Hong Kong phát triển thành khu kinh tế nổi trội, giới doanh nghiệp Hong Kong bắt đầu lo lắng về tương lai Hong Kong sau cột mốc 1997. Chiếu theo nội dung ba hiệp ước, chỉ khu Tân Giới là được trả cho Trung Quốc sau thời hạn 99 năm; trong khi đảo Hong Kong lẫn Cửu Long vẫn thuộc về Anh. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, cả ba khu đã hợp nhất thành một, xét về mặt kinh tế. Vấn đề gây lo ngại là, ba khu - đảo Hong Kong, Cửu Long và Tân Giới - sẽ thuộc về Anh hay Trung Quốc? Nếu thuộc về Trung Quốc, các hợp đồng thuê đất của giới doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào? Và còn các dự án đầu tư đan xen giữa ba khu vực vốn không hề được tách biệt bằng ranh giới địa lý cụ thể…? Tháng 9-1982, Thủ tướng Thatcher sang Bắc Kinh trong bối cảnh như vậy. Viết trên The Independent, tác giả Robert Cottrell đã thuật nhiều chi tiết hậu trường về chuyến đi trên…

Chuyến công du của bà Thatcher, lần đầu tiên với một Thủ tướng Anh đương nhiệm, đã được báo chí Trung Quốc cố tình dìm thấp, như một sự kiện chính trị không đáng quan tâm. Trên Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc, sự kiện Thatcher đến Bắc Kinh được “xếp” ở bản tin thứ tư, sau bản tin về chương trình làm việc Quốc hội, sau bản tin về công nhân mỏ Hà Nam; sau bản tin Kim Nhật Thành đến Tây An. Tháp tùng Thatcher là thư ký riêng Robin Butler; tùy viên báo chí Bernard Ingham; tân Toàn quyền Hong Kong Sir Edward Youde; và trợ lý thứ trưởng ngoại giao đặc trách châu Á-Thái Bình Dương Alan Donald (do bất đồng với Ngoại trưởng Francis Pym trong vấn đề Falklands nên bà Thatcher để ông ở nhà). Thatcher được tư vấn trước đó là nên đề cập tách bạch giữa vấn đề “chủ quyền” với “quản lý hành chính”, cụ thể: Vương quốc Anh có thể giao lại chủ quyền toàn bộ Hong Kong nếu Bắc Kinh đồng ý để Anh quản lý hành chính sau thời điểm 1997. 

Gặp Đặng Tiểu Bình

Từ phi trường, Thatcher được đưa đến Nhà khách Điếu Ngư Đài rồi dự lễ đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân Dân, nơi bà có cuộc hội đàm ngắn với đồng cấp Triệu Tử Dương. Trong tiệc tối, Triệu bắt đầu làm nóng vấn đề Hong Kong, dù cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ chưa chính thức diễn ra: “Trong quan hệ song phương của chúng ta, có những vấn đề để lại từ lịch sử cần phải được giải quyết thông qua con đường thương nghị”. Thatcher trả lời: “Chúng ta chưa bắt đầu bàn đến vấn đề Hong Kong. Tôi sẽ theo đuổi vấn đề quan trọng này với ông vào ngày mai”. Tuy nhiên, “vào ngày mai”, Bắc Kinh đã gây sức ép tâm lý trước. Sáng hôm đó, tại hành lang Đại lễ đường Nhân Dân, ngay trước căn phòng mà Thatcher chờ bên trong, họ Triệu đứng với một nhóm phóng viên Hong Kong và bất ngờ tuyên bố: “Trung Quốc chắc chắn sẽ lấy lại chủ quyền Hong Kong”! Bắc Kinh muốn đánh tiếng rằng chuyến đi của bà Thatcher sẽ chẳng có ý nghĩa gì. 

Thatcher đến Bắc Kinh trong tình trạng không được khỏe. Bà đã tỏ ra mệt trong chuyến công du bốn ngày tại Nhật trước đó. Vào thứ năm 23-9, sau cuộc gặp với họ Triệu, bà gần như không thể tỉnh trong suốt chương trình hòa nhạc Beethoven do sinh viên Học viện âm nhạc Bắc Kinh biểu diễn. Bà còn phải đến Học viện nghệ thuật trung ương; dự chương trình ra mắt sách của Hội đồng Anh; và có mặt trong tiệc tối với giới doanh nghiệp Anh tại khách sạn Kiến Quốc (“Bắc Kinh Kiến Quốc phạn điếm”) trước khi trở về phòng nghỉ lúc tối mịt. 

Sáng hôm sau, thứ sáu 24-9, Thatcher bắt đầu gặp Đặng Tiểu Bình. Tại Đại lễ đường Nhân Dân, Đặng ngồi cùng Ngoại trưởng Hoàng Hoa, Phó Thủ tướng Chương Văn Tấn và đại sứ Trung Quốc tại Anh, Kha Hoa. Gặp Thatcher, Đặng đốp: Trung Quốc không thể làm gì khác hơn là lấy lại chủ quyền toàn bộ Hong Kong vào năm 1997; và Bắc Kinh sẽ làm điều đó, bất luận Anh muốn hay không. Hong Kong - bà Thatcher trả lời – phải hiểu là thuộc về Anh, với sự ràng buộc của ba hiệp ước có giá trị pháp lý quốc tế, trong đó có hai hiệp ước liên quan vấn đề nhượng vĩnh viễn. Trung Quốc không thể bác bỏ thực tế này. Nếu muốn lấy lại toàn bộ Hong Kong, cách duy nhất là phải làm theo luật, thông qua việc thay đổi các điều khoản của ba hiệp ước, với sự đồng ý của Anh… Thatcher nói thêm, bà hiểu “sự quan trọng” của “vấn đề chủ quyền” đối với Trung Quốc, nhưng điều mà Chính phủ Anh quan tâm chủ yếu là phải có một bộ máy quản trị hành chính Anh duy trì tại Hong Kong sau năm 1997, để bảo đảm “sự ổn định và thịnh vượng” của lãnh thổ. Thatcher hàm ý, một Hong Kong mà Anh đã giúp xây dựng thành trung tâm thương mại mậu dịch quốc tế không thể phút chốc bị tuột mất về tay Trung Quốc.

Đây là điều mà Đặng không muốn nghe. Chưa lần nào kể từ khi quan hệ hai nước được bình thường hóa năm 1972 mà một thủ tướng Anh dám trực tiếp lên tiếng phản đối việc trao trả Hong Kong. Thế mà bây giờ, một thủ tướng Anh muốn quay ngược đồng hồ và nói với Trung Quốc bằng thứ ngôn ngữ của thực dân thế kỷ 19, biện bạch những sự sai trái trong hai Cuộc chiến Nha phiến, buộc Trung Quốc phải một lần nữa mất mặt thừa nhận sự yếu đuối và nỗi nhục năm nào. Nếu đồng ý để Anh ở lại Hong Kong sau năm 1997, Đặng nói, ông chẳng khác bọn bán nước nhà Thanh đã trao đất Trung Quốc cho Anh bằng các hiệp ước phi pháp và vô giá trị. Bắc Kinh không thể chấp nhận điều đó. Cờ Anh phải biến mất. Toàn quyền Anh phải biến mất. Và chỉ Trung Quốc mới có thể quyết định chính sách nào thích hợp cho tương lai Hong Kong. Vương quốc Anh chỉ có thể “hợp tác” trong tiến trình chuyển giao. Mà nếu không cùng Trung Quốc thỏa thuận chuyển giao trong vòng hai năm, Bắc Kinh sẽ đơn phương tuyên bố chính sách riêng về số phận Hong Kong… Cuối cùng, để thêm phần nặng cân, Đặng dọa sẽ dùng vũ lực nếu cần: “Tôi có thể bước vào (Hong Kong) và lấy lại tất, ngay trong chiều nay”! 

Cuộc gặp kết thúc. Không có kết quả cụ thể. Bản tuyên bố chung sau đó ghi: “Lãnh đạo hai nước đã tiến hành các buổi nói chuyện sâu rộng trong một bầu không khí hữu nghị về tương lai Hong Kong. Cả hai nguyên thủ đã thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề. Hai nguyên thủ đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán thông qua các kênh ngoại giao sau chuyến công du này nhằm đạt được mục đích chung là duy trì sự ổn định và thịnh vượng cho Hong Kong”. 3g chiều cùng ngày, Tân Hoa Xã đã xỏ lá khi thuật: bản tuyên bố chung nêu rõ “quan điểm Chính phủ Trung Quốc về việc lấy lại toàn bộ Hong Kong là trước sau như một”! Bản tin này xuất hiện ngay thời điểm Thatcher tổ chức cuộc họp báo riêng. Khi được phóng viên hỏi về nội dung bản tin Tân Hoa Xã, bà Thatcher vẫn duy trì quan điểm riêng: “Có ba hiệp ước đang tồn tại. Chúng tôi sẽ bám chặt vào các hiệp ước trừ khi chúng tôi quyết định khác đi. Ở thời điểm này, chúng tôi bám chặt vào các hiệp ước”. Trước thái độ của Thatcher, Bắc Kinh tức giận. Chỉ một mình Triệu Tử Dương đến dự tiệc chia tay bà Thủ tướng tổ chức tại Đại lễ đường Nhân Dân. 

Tháng 10-1983, khi các cuộc đàm phán bế tắc và thậm chí có thể đổ vỡ, thị trường Hong Kong bắt đầu hỗn loạn. Đồng đôla HK tụt dốc không phanh. Cuối cùng, London nhân nhượng và Bắc Kinh cũng lùi một bước. Công thức “nhất quốc, lưỡng chế” kéo dài 50 năm đã giúp cả hai cùng đỡ mất mặt. Ngày 19-12-1984, hai bên ký tuyên bố chung về việc Anh trao trả Hong Kong… Một số ý kiến nói rằng Anh đã trong tình thế rất yếu khi đàm phán. Cách trở địa lý khiến Anh không thể bảo vệ Hong Kong bằng quân sự là một vấn đề. Còn có nhiều yếu tố khách quan, chẳng hạn Hong Kong lệ thuộc gần như hoàn toàn nguồn nước từ Quảng Đông. Bất luận thế nào, người ta vẫn chỉ trích và cho rằng bà Thatcher thất bại khiến Hong Kong bị tuột mất khỏi Anh. 10 năm sau sự kiện chuyển giao 1997, trả lời báo chí, cá nhân Thatcher cũng thừa nhận bà cảm thấy tiếc về “tình huống bất khả kháng” mà bà đối mặt khi đàm phán; bà thấy “thất vọng” và “buồn” khi không thể thuyết phục Bắc Kinh để Anh tiếp tục hiện diện ở Hong Kong, dù với tư cách người thuê đất.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gặp khi đầu óc đang căng..Thôi thì thư giãn lăng nhăng cái hình:





Trẻ con dứt khoát là không. Được ăn thịt chó nên trông thế này:))



Chử Đồng đã Tử từ lâu. Cớ sao lại có l. trâu hiện hình:))



Bố uống thì con cũng tu. Xong rồi hai đứa gật gù lăn quay:))



Đạo



...Và đời



Đừng thấy chị có lắm vàng. Mà bọn vô lại vội vàng ăn không:))



Hương rừng thơm đồi vắng. Nước trong " khe" thì thầm:))



Đánh dậm thì dái sẽ thâm. Sau đây trình diễn hàn lâm bắt đầu:))




Tiên sư cái bọn hổ mang. Đậu phụ chùa cắn đậu phụ làng... gâu gâu:))




Kích cầu cái chết rất phê. Nhưng tao còn khỏe hơn dê đầu đàn:))




Một tay anh nắm dùi cui. Một tay anh vặn cái đui...bóng đèn:))



Nhổ lông vất vả công phu. Nách kia có thể chuột chù thất kinh:))




Ống nhổ đọ với ống bô. Cho nên đời mãi bị khôvilồn:))



Không yêu giả dép bố về. Đéo gì lại phải ê chề thế kia:))



Tri thức là một cái cây. Thảo nào chúng nó như bầy quạ khoang:))



Mẹ đang gieo mạ mầm xanh. Còn con gieo nỗi tanh bành tuổi thơ:



Nụ hôn ở tuổi mãn kinh. Sao mà giống bác Xuân Hinh diễn hề:))



Quan Công phiên bản Lừa:))




Này bà biết chuyện gì chưa? Con dâu tôi nó ngủ trưa thối l:))



May mà không có nạo thai. Không thì xe máy lai rai đặt vòng:))

Thumbnail

Trộm chó bị đánh chết tươi. Trộm vịt trông giống đười ươi ăn quà:))

Nguồn: nhặt trên NET.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bất ổn ở TQ:

Trung Quốc: Bạo loạn ở Vân Nam, Quý Châu

BizLIVE - 
Tám người được cho là đã thiệt mạng trong một vụ xung đột giữa các công nhân xây dựng và người dân ở tỉnh Vân Nam thuộc Tây Nam Trung Quốc, chính quyền và truyền thông nước này thông báo hôm thứ Tư ngày 15/10, được BBC News dẫn lại hôm nay.

Trung Quốc: Bạo loạn ở Vân Nam, Quý Châu
Bạo loạn ở Vân Nam được cho bắt đầu là một cuộc biểu tình. Ảnh AFP
‘Chính quyền cướp đất’
Hình ảnh trên mạng xã hội Weibo cho thấy các thi thể nằm trên đường và các công nhân xây dựng bị trói cùng với đông đảo cảnh sát chống bạo động. Tuy nhiên, những hình ảnh này không thể được kiểm chứng độc lập.
Chính quyền nói rằng cảnh sát sẽ tiến hành điều tra một cách ‘đúng luật, khách quan và công bằng’ và sẽ trừng phạt những kẻ phạm pháp.
Tờ tạp chí Tài Tân cho biết hồi tháng Sáu cũng xảy ra va chạm. Khi đó người dân đã tố cáo chính quyền ‘cướp đất của họ’ để làm dự án.
Tạp chí này cho biết một số dân làng đã nói với họ rằng có những người ‘mặc đồng phục đen’, một số người đeo tấm chắn có huy hiệu công an đã ‘tấn công’ họ và họ đã đánh trả.
Tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân chính của hàng chục ngàn cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc mỗi năm. Đa số đều không được truyền thông Trung Quốc đưa tin mặc dù trong một số trường hợp như cuộc nổi dậy của nông dân ở làng Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông, hồi năm 2011 đã thu hút sự chú ý của quốc tế và khiến chính quyền Bắc Kinh hứa hẹn hành động.
Cuộc bạo loạn ở Vân Nam diễn ra vào lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp họp hội nghị trung ương 4 với các chủ đề chính như nền pháp trị để chống lại tình trạng bất ổn mà Đảng đang rất sợ.
Tại tỉnh Quý Châu sát với Vân Nam hôm 13/10 cũng xảy ra các vụ đụng độ của hàng nghìn dân với lực lượng công an tại huyện Tam Tuệ, làm hai người chết, theo tờ Minh Báo ở Hong Kong.
Lý do cuộc biểu tình được cho là do một quyết định của tỉnh ngưng không nâng cấp thị trấn Tam Tuệ lên thành thành phố.
Hàng nghìn người đã tụ tập ngoài trường tiểu học địa phương ủng hộ học sinh bãi khóa sau khi ban giám hiệu cấm học sinh nghỉ học.
Sau hai ngày diễn biến vụ việc trở nên nghiêm trọng khiến 1.000 cảnh sát cơ động Trung Quốc có hỗ trợ của trực thăng vào cuộc.
Nguồn tin từ Hong Kong cũng nói có sau vụ ẩu đả làm nhiều người bị thương và hai bên công an và người biểu tình đã đánh nhau giành xác hai học sinh bị chết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi bạo lực bị kích hoạt cả dân với quan đều không đúng!

NÔNG DÂN TRUNG QUỐC BẮT CÔNG AN ĐỐT SỐNG

ỨC NƯỚC VỠ BỜ: CA Trung Quốc đánh chết dân, dân phẫn nộ đốt sống CA
NÔNG DÂN TRUNG QUỐC BẮT CÔNG AN ĐỐT SỐNG
Ngày hôm qua 14/10/2014 Tại Côn Minh, Vân Nam, sau khi chính quyền địa phương thất bại trong việc qui họach đất, đã gửi hằng trăm công an tới Côn Minh để đàn áp các nông dân giữ đất.
Trong cuộc đụng độ mi nhất vào ngày hôm qua, Cảnh sát cơ động đã đánh chết 2 nông dân. Giận dữ vì công an đã giết nông dân, gần một ngàn dân làng từ các thị trấn chung quanh đã tập trung và ném đá vào phía công an, đập phá xe cảnh sát, buộc họ phải tháo chạy.
8 công an cơ động không chạy kịp đã bị nông dân bắt trói, và sau đó đem ra đốt sống. http://wickedonna2.tumblr.com/post/99999629888/2014
FB Những Công Dân Tự Do








Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những cuộc cách mạng từ số phận


img_1170

Trong buổi sáng ngày 10/10, khi tin tức phát đi cho biết giải Nobel hoà bình 2014 thuộc về về 2 con người cao quý của Ấn Độ và Pakistan, chắc hẳn không ít người dân của 2 quốc gia này đã rơi nước mắt sẻ chia vui mừng cho niềm kiêu hãnh từ khổ đau của họ, cho một niềm hy vọng ấp ủ của họ.
Giải Nobel Hoà Bình năm nay, vinh danh những cái tên vươn lên từ thế giới nhục nhằn thống khổ. Một bên là chủ nghĩa dã man nhân danh lý tưởng, nơi vùng đất của Pakistan đang chịu sự hành hạ và cưỡng bức từ Taliban. Và một bên khác là chủ nghĩa dã man nhân danh phát triển đã đày đoạ và lạm dụng sức lao động trẻ em ở Ấn Độ. Nobel Hoà Bình 2014 đã hoàn thành trọn vẹn vai trò của mình khi nhắc nhở rằng giữa những điều tàn tệ mà con người buộc phải chấp nhận trong thế kỷ 21, vẫn có những niềm hy vọng trỗi dậy, vượt qua cái chết và số phận, toả sáng như những tượng đài của lương tâm.
Điểm chung của cả hai nhân vật được giải Nobel Hoà Bình 2014 năm nay, ông Kailash Satyarthi (60 tuổi) và cô Malala Yousafzai (17 tuổi) rằng họ chỉ là những con người bình thường, cuộc sống bình thường nhưng bị xô đẩy phải trở thành những người làm cách mạng cho đời mình, cách mạng cho dân tộc mình.
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó chứng kiến cha mẹ mình quá cực khổ để kiếm ra tiền cho con đến trường, ông Kailash lớn lên với giấc mơ đem học vấn và cuộc đời an lành đến cho mọi đứa trẻ. Câu chuyện đời của ông Kailash trở thành một huyền thoại sống của đất nước Ấn Độ khi suốt những năm qua, tổ chức Bachpan Bachao Andolan của ông đã cứu giúp được hàng chục ngàn đứa trẻ. Ở tuổi 26, ông Kailash Satyarthi từ bỏ công việc kỹ sư điện đầy hứa hẹn của mình và quyết dấn thân vào con đường cứu giúp những trẻ em ở Ấn Độ đang trở thành nô lệ lao động, tố cáo sự bóc lột trẻ em. Đó là một hành động hiểm nguy vì ông có thể bị trả thù và giết chết bất cứ lúc nào. Tuy nhiên nhờ sự ủng hộ của dân chúng mà tổ chức của Kailash Satyarthi dần dần lớn mạnh. Cho tới hôm nay, ý tưởng về một tổ chức toàn cầu mang tên Global March Against Child Labor của ông, đã có hơn 2000 thành viên từ 140 quốc gia.
Với Malala Yousafzai, cuộc đời của cô cũng là một bước ngoặt bất ngờ khi cô lên tiếng về quyền được đi học của phụ nữ, và bị Taliban, nhóm Hồi giáo cực đoan bắn vào đầu, do cho là cô đã chống lại kinh thánh Hồi Giáo của họ. Sự khác biệt của Malala là sau khi tỉnh dậy, trên đầu phải vá bằng một miếng thép, thay cho phần sọ đã vỡ, cô lại tiếp tục lên tiếng và tranh đấu cho hàng triệu trẻ em đạo Hồi đã chết hoặc đang sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Sức mạnh và lẽ phải trên nền tảng bất bạo động của Malala đã khiến ngay cả giới Taliban cũng phải rúng động. Chính thủ lãnh Adnan Rasheed ở vùng thung lũng Swat, Pakistan đã gửi thư cho Malala, thú nhận rằng ông ta cũng bị sốc khi nghe cô bị bắn. Tuy nhiên Adnan Rasheed cố biện minh rằng Malala bị trừng phạt vì đã thách thức lưỡi gươm đạo Hồi và tuyên truyền cho phương Tây.
Malala Yousafzai là một trong những người sống sót và rất hiếm hoi quyết lên tiếng. Trong bài viết của tờ Daily Times, Ấn Độ, nhà báo Omer Zaheer Meer có viết rằng đã có vô số những cái chết như vậy xảy ra bởi một chế độ độc tài nhân danh lý tưởng. Sự tồi tệ bạo hành trên con người luôn bị cả thế giới khinh ghét. Tay sai của chế độ chặn trước cửa nhà, hành hung trên đường đi, tấn công quyền sinh tồn và học hành hợp pháp của con người. Thậm chí bọn chúng xông vào nhà hành hung và giết chết. Nếu Malala Yousafzai không lên tiếng, cô chỉ là một linh hồn tức tưởi như bao cái chết khác. Bất chấp việc bị hãm hại ở quê nhà, xua đuổi khỏi tổ quốc do chống lại cái ác, cô gái nhỏ Malala đứng lên và trở thành niềm hy vọng vào ngày mai, của bình an và lương tâm của con người.
Khi Malala Yousafzai nhận giải Nobel Hoà bình ở tuổi 17, rất nhiều người đã nghĩ đến Josua Wong (Hoàng Chi Phong) của Hồng Kông. Cuộc Cách mạng Dù đầy lãng mạn và quả cảm của những sinh viên Hồng Kông trong việc đòi quyền bầu cử minh bạch cũng đã giới thiệu một chàng trai 17 tuổi nhận thức sắc bén với thế giới sống của mình và không chịu chấp nhận bị lừa phỉnh, bị biến thành một con rối chính trị cho bất cứ ai. Việc lên tiếng mạnh mẽ của Josua Wong cũng biến cuộc sống bình thường của anh ta thành một nhà cách mạng. Bị chính quyền khủng bố bằng cách cho côn đồ giả danh hành hung, sỉ nhục, gửi vòng hoa phúng điếu đến tận nhà, Josua Wong càng rực sáng để soi rõ bộ mặt nhớp nhúa chính quyền độc tài.
Giữa một thế giới như đang vào buổi hoàng hôn của văn minh nhân loại, hỗn loạn khắp nơi bởi những chính quyền nhân danh lý tưởng, độc tài và đạo đức giả, tuổi trẻ của một thế hệ mới đang làm bừng lên một niềm hy vọng. Những cuộc cách mạng cần thiết bằng lương tâm và lòng dũng cảm, như những nốt nhạc bất ngờ làm rúng động, thức tỉnh lòng người giữa một bài trường ca thế gian tối tăm và tuyệt vọng.
Blog Tuấn Khanh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc: Phải tung xe bọc thép dẹp biểu tình ở Quý Châu

  

Trung Quốc: Phải tung xe bọc thép dẹp biểu tình ở Quý Châu
Suốt từ ngày 11.10 đến nay, ở tỉnh Quý Châu - Trung Quốc nổ ra cuộc biểu tình lớn với hàng chục ngàn người tham gia. Chính quyền Trung Quốc đã điều hàng ngàn cảnh sát đặc biệt với cả máy bay trực thăng và xe bọc thép để dẹp loạn.

>>Công an xã Trung Quốc bị dân làng thiêu sống?

Báo chí Trung Quốc hầu như không đưa tin. Tuy nhiên, trên các mạng xã hội như weibo tràn ngập các bình luận cùng video clip và hình ảnh cho thấy cảnh sát đã dùng dùi cui tấn công người biểu tình, bất kể là người già hay thanh niên, nam giới hay phụ nữ. 

Hàng chục người đã bị thương, phải cấp cứu trong bệnh viện và có tin đã có một sinh viên tử vong do vết thương quá nặng. Cũng đã có rất nhiều người đã bị bắt nhưng chưa thể có những con số chính xác.

Biến cố bắt đầu khi chính quyền tỉnh hôm 29.9 thông qua nghị quyết sáp nhập ba huyện Zhenyuan, Cengong, Sansui thành một thành phố. Trung tâm hành chính mới sẽ đặt ở Zhenyuan.

Nhưng người dân ở huyện Sansui, vốn có đất bị thu hồi với giá rẻ mạt khiến họ giận dữ và xuống đường biểu tình.

Họ đòi chính quyền hoặc phải đặt trung tâm hành chính tại Sansui hoặc trả lại đất.

Trung Quốc: Phải tung xe bọc thép dẹp biểu tình ở Quý Châu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai giết nguyên soái Hạ Long?


Khai quốc công thần Nguyên soái Hạ Long và vợ
Khai quốc công thần Nguyên soái Hạ Long và vợ

Trong bữa tiệc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 71 của mình, Mao Trạch Đông đã uống một bình rượu Bạch Sa Dạ, xong nói có người đang muốn “cướp quyền” Mao, liệu quân đội còn ủng hộ Mao không?
Một số sách báo Trung Quốc xuất bản những năm gần đây giải thích vì sao Mao đưa câu hỏi ấy ra. Là do bấy giờ Mao (về danh nghĩa) bị đẩy khỏi “tuyến một” về “tuyến hai” của chính trường Trung Nam Hải (sau thất bại Đại tiến vọt) và uy tín đang xuống. Mao muốn dựa vào quân đội để khởi sắc và nêu câu hỏi trên trực tiếp nhằm vào Lâm Bưu (Phó chủ tịch đảng, Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) đang là thượng khách của Mao trong tiệc rượu. Mao hỏi, Lâm Bưu không khỏi nghĩ đến hai nhân vật quyền lực hiện đang mâu thuẫn với Lâm:
1. Đại tướng La Thụy Khanh, Phó thủ tướng, Tổng thư ký Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng tham mưu trưởng quân đội.
2. Nguyên soái Hạ Long, Phó thủ tướng, Phó chủ tịch thường trực Quân ủy trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban công nghiệp quốc phòng.
Việc vu cáo bức hại La Thụy Khanh mời các bạn xem Kỳ 5 (Kỳ 5: Đại tướng La Thụy Khanh nhảy lầu tự vẫn).
Dưới đây nói về thủ đoạn đánh đổ Hạ Long.
Hạ Long sinh năm 1896 tại Hồ Nam. Năm 31 tuổi, Hạ Long chỉ huy quân khởi nghĩa Nam Xương (Giang Tây) chống lại Tưởng Giới Thạch (đứng đầu Quốc dân đảng) đang mở đợt lùng bố, giết hại các đảng viên đảng Cộng sản và những người cách mạng cánh tả Trung Quốc.
Theo cuốn “Cha tôi Đặng Tiểu Bình” của Mao Mao (sđd ở Kỳ 53-54), khoảng một triệu người bị tàn sát trong các đợt khủng bố trắng (từ 1927 - 1932): “chỉ riêng tháng 1 đến tháng 8.1928 đã có hơn 10.000  người hy sinh, tổ chức đảng cũng bị phá hoại nghiêm trọng. Đến cuối năm 1927, số lượng đảng viên từ trên 50.000 giảm xuống còn hơn 10.000” (tr. 218).
Trong tình thế hiểm nghèo, Hạ Long (cùng Bí thư Quân ủy trung ương Chu Ân Lai và Diệp Đình, Chu Đức, Lưu Bá Thừa) phát động khởi nghĩa Nam Xương ngày 1.8.1927. Tài liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (đã dẫn Kỳ 58) ghi có 30.000 binh sĩ tham gia khởi nghĩa, sau thất bại chỉ còn lại gần 2.000 quân. Tuy không thành công, nhưng đó là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện (lần đầu tiên) của lực lượng vũ trang do đảng Cộng sản lãnh đạo. Nên ngày 1.8 trở thành ngày kỷ niệm thành lập quân đội nhân dân Trung Quốc. Và tên tuổi nguyên soái Hạ Long gắn liền sự kiện đó (tổng chỉ huy quân khởi nghĩa).
Tên ông lại thường ghép cạnh Robin Hood (nhân vật anh hùng của thời Trung cổ trong truyền thuyết phương Tây - pha lẫn chất “giang hồ Lương Sơn Bạc” phương Đông) để gọi: “Robin Hood Hạ Long”.
Hạ Long có “tính tình đặc biệt phóng khoáng” và rất gần gũi thân thiết với gia đình Đặng Tiểu Bình: “Ở Tây Nam, hai gia đình ở tầng trên, tầng dưới, con cái lại sấp xỉ tuổi nhau, cùng vui chơi, cùng cãi lộn. Sau giải phóng, cha tôi thường dẫn chúng tôi đến chơi nhà bác, người lớn nói chuyện vui vẻ, trẻ con chơi nghịch, người ngoài không biết, tưởng như người trong một gia đình. Kể cũng lạ, trong mười vị đại nguyên soái, cha tôi có quan hệ rất tốt với 9 người, chỉ riêng với Lâm Bưu là không hề qua lại. Đó chủ yếu là do tính tình Lâm Bưu rất kỳ cục, không qua lại chơi bời với bất kỳ ai” (Mao Mao - sđd. tr. 845). 
Đoạn trên ít nhiều cho thấy tính cách khác nhau giữa Hạ Long và Lâm Bưu. 
Điều ấy không quan trọng bằng mâu thuẫn giữa hai bên về quan điểm xây dựng quân đội. Một bên, Lâm Bưu chủ trương đặt trọng tâm vào công tác chính trị. Bên kia, Hạ Long đặt nặng công tác huấn luyện quân sự nên (cùng La Thụy Khanh, Diệp Kiếm Anh) mở hội thao võ thuật toàn quốc với hơn 13.000 cán bộ thuộc 18 quân khu tham dự.
Lúc đầu, Mao Trạch Đông (với Chu Ân Lai, Chu Đức và Đặng Tiểu Bình) hoan nghênh cao trào “đua tài kỹ thuật quân sự dấy lên trong các quân binh chủng”, khen ngợi Hạ Long và những tướng lĩnh đề xướng.
Đến sau tiệc mừng thọ 71 tuổi (26.12.1964), Mao đổi thái độ, ủng hộ Lâm Bưu vì Lâm Bưu ra chỉ thị (29.12.1964) phải đẩy mạnh phong trào “học tập tác phẩm Mao Trạch Đông trong toàn quân”. Mao để mặc Lâm Bưu phủ định “cao trào đua tài kỹ thuật”, phê bình Hạ Long và La Thụy Khanh, bảo họ đã hạ thấp vai trò giáo dục tư tưởng Mao trong quân đội, kéo dài các đợt hội thao mất thời gian và tốn kém.
Phần Mao, trong thâm ý, việc làm ấy của Lâm Bưu (đầu năm 1965) đã giúp củng cố thanh thế Mao trong quân đội để chuẩn bị mở trận địa “cách mạng văn hóa vô sản” (mùa thu 1966). Trên trận địa đó, Lâm Bưu cùng Khang Sinh (cố vấn của Giang Thanh) lập tổ chuyên án điều tra Hạ Long về “âm mưu gây binh biến”, “tự tiện điều động quân đội” và “bố trí đại pháo hướng nòng súng về chỗ ở của Mao chủ tịch”, rồi ra lệnh bắt giam.
Bị truy bức, khủng bố tinh thần, không được cấp thuốc chăm sóc khi ngã bệnh, nên Hạ Long đã chết lúc 15 giờ chiều 9.6.1969. Ai là thủ phạm chính bức tử Hạ Long?. Có thể nói hai người “cộng lực”: Mao Trạch Đông (nhằm loại bớt những “ngôi sao” kỳ cựu đang có ảnh hưởng trong quân đội và trên chính trường đương thời) và Lâm Bưu (nhằm giải quyết mâu thuẫn về quan điểm xây dựng quân đội dẫn đến tranh chấp quyền lợi chính trị) - bên cạnh tất nhiên có “đảng hoàng hậu” của Giang Thanh tiếp sức.
Loại trừ Hạ Long và  một số danh thần khai quốc khác, Lâm Bưu bước lên vị trí số 2 (sau Mao Trạch Đông). Nhưng thực chất đó là “vị trí đệm” để Lâm Bưu “chuyển giao quyền lực” cho Giang hoàng hậu. Nhưng Lâm Bưu không sớm nhận ra nước cờ lắc léo của Mao và đã phải chết trên đường lưu vong. (còn nữa).
Giao Hưởng
Phần nhận xét hiển thị trên trang