Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

4 bài học kinh doanh của một gái gọi hoàn lương

VIỆT TRINH


BizLIVE - 
Lúc nào tôi cũng ăn vận tinh tươm, ăn nói lịch sự ngay cả khi khách hàng thô lỗ. Chỉ một hoặc hai bình luận xấu cũng phá hỏng việc làm ăn của tôi.

4 bài học kinh doanh của một gái gọi hoàn lương
Ảnh minh họa.
Bài học 3: Định giá đúng
Ngày nay, đàn ông có thể ngủ với các ngôi sao phim nóng với giá 2.000USD, họ cũng đặt quảng cáo trên cùng trang với tôi. Ngoài ra, giá thuê “em gái” là 4.000USD/tháng, ngoài ra còn có những gói “du lịch lãng mạn” với giá 2.000USD.
Vì vậy nếu muốn kiếm được nhiều tiền, bạn cần cung cấp những dịch vụ có phần đặc biệt hơn. Cá nhân tôi đồng ý dùng đồ chơi, đóng nhập vai hay quan hệ nhiều chỗ khác. Nhưng hơn hết, tôi mang đến sự thấu hiểu. Thực tế, đối với cả những người thuê tôi ba hoặc bốn tiếng, chúng tôi cũng chỉ dành 15’ để làm chuyện ấy, còn lại họ bỏ tiền để mua sự thấu hiểu.
Gái gọi da trắng hét giá cao nhất tại New York. Sau đó đến gái Tây Ban Nha, rồi châu Á (Hàn Quốc hoặc Nhật Bản có giá cao hơn Trung Quốc một chút), sau đó đến gái da đen.
Tôi không hiểu là do quy tắc cung cầu hay không, nhưng một khách hàng của tôi – diễn viên tóc vàng đẹp trai – đã nói tôi phải tận dụng lợi thế.
Anh nói anh ta đã tham gia 10 buổi thử vai trong 5 tháng qua mà không được chọn 1 lần nào, lí do là vì thị trường đang “khát”  tóc nâu, còn lượng khách hàng Latin đang gia tăng và ví tiền của họ cũng dày hơn.
Tôi thường học các mẹo kinh doanh từ chính khách hàng của mình mà họ cũng không biết. Lần này cũng vậy, tôi bắt đầu hét giá cao ngất. Có một vài cô gái Mỹ chỉ ra giá 400USD, tôi không hiểu họ bị ngu, họ quá lười nghiên cứu thị trường, hay họ không nghiêm túc trong công việc.
Bài học 4: Chăm sóc vốn liếng
Nếu đầu quân cho một trung tâm môi giới, họ sẽ chọn lọc khách, đặt hẹn và quan tâm tới bạn, nhưng họ cũng quan tâm luôn cả tiền của bạn. Ví dụ với trung tâm spa trước đây tôi làm việc, họ lấy 50% tiền boa tôi nhận được. Tỷ lệ này với các trung tâm môi giới gái gọi là 30 – 40%.
Nhiều cô bạn đồng nghiệp của tôi không muốn đau đầu quản lý việc kinh doanh, tôi cho đó là thiển cận.
Ví dụ, nếu một trung tâm quảng cáo 20 cô gái, thường sẽ có một, hai cô tóc vàng và một cô tóc nâu. Đương nhiên 3 cô này sẽ làm việc vất vả nhất, nếu không muốn nói là lao lực.
Nếu trung tâm đón 20 khách một ngày, vậy trung bình mỗi cô sẽ tiếp 10 khách. Cuối mùa hè, họ sẽ tích góp được 50.000USD, nhưng phải đi khách rất nhiều. Tôi không cho như thế là bất hợp lý về mặt chi phí.
Tôi làm việc chăm chỉ, nhưng một khi đã tự mình kinh doanh, tôi chỉ làm việc chăm chỉ vì bản thân tôi, chứ không vì ai, hay một trung tâm nào khác.
Tôi cao 1m74, nặng 54 cân, chân dài, mắt xanh, môi mọng, thân hình mảnh khảnh hút ánh nhìn. Nó chính là vốn liếng của tôi, và tôi chăm sóc nguồn vốn của mình.
Tôi ăn chay và có chuyên gia thể dục riêng. Tôi đến tiệm chăm sóc móng tay ít nhất 2 lần 1 tuần, luôn luôn sơn màu đỏ. Khi đi khách, lúc nào tôi cũng mặc đồ lót đắt tiền và tất chân dài.
Mỗi khi tôi đi khách là mỗi lần tôi lên sàn diễn, vì vậy tôi chuẩn bị kỹ lưỡng, thỏi mascara có giá 130USD, nhuộm tóc tốn 200USD, phấn mắt tốn 50USD, rồi kem nền và son môi. Đồ lót đẹp có giá ít nhất 100USD, tổng cộng là 600USD, chưa kể giày dép.
Tôi làm việc ngay khi đứng trước cửa phòng. Bạn không được để ý tới cái phong bì anh ý cầm, bạn phải giả vờ nó không tồn tại.
Bạn sẽ cười vì anh ấy đẹp trai, và hai người có cảm tình ngay từ đầu. Nếu anh ta ngại, tôi mời anh ta một ly rượu vang. Nếu anh ấy cực kỳ e thẹn, tôi sẽ gợi ý massage cho anh.
Thỉnh thoảng tôi sẽ nói “ôi anh thật đẹp trai”, vì mọi người thích nịnh, thậm chí nó không đúng sự thật. Mọi người muốn tin vào những điều tốt đẹp, vì như thế dễ dàng hơn, đặc biệt với những người dám bỏ ra 1.000USD để tiêu khiển một giờ. Đàn ông có tiền nghĩ mình sành điệu hơn người bình thường.
Tôi từng tiếp một ông khách đã 60 tuổi, ông này muốn tôi “lên đỉnh” 6 lần trước ông ta, vì ông muốn chứng tỏ mình vẫn còn tràn trề sinh lực đối với một cô gái trẻ. Tôi nói dối để kiếm tiền, nhưng lời nói giả dối nhất chính là những điều con người tự huyễn bản thân.
Có một điều tôi luôn chú ý: Không bao giờ hỏi về gia đình của khách. Không phải vì điều này vượt quá ranh giới của sự riêng tư, nhưng nhỡ nhà anh ấy vừa có tang thì sao? Nói về điều này sẽ khiến anh ấy buồn, tôi thì không bao giờ muốn khách buồn.
Cũng với lý do này, tôi không bao giờ nói về những chuyện làm tôi phiền lòng. Người Nga có câu nói: "Nếu tôi đói và anh no, anh chẳng bao giờ hiểu nổi tôi". Tương tự, một tỷ phú sẽ chẳng hiểu những vấn đề vớ vẩn của tôi.
Sau khi nghe tôi kể khổ, có thể anh ta sẽ giúp tôi một lần, hai lần, nhưng nó có thể biến một khách hàng trung thành thành một khách vãng lai.
Thêm vào đó, tôi cố gắng tỏ ra mình thú vị. Tôi thường nói với khách rằng mình vừa trở về từ Dubai hay Hawaii, trong khi thực chất tôi chưa bao giờ tới đó. Nhưng tôi đã nghe những câu chuyện về chúng qua ti vi và kể lại, điều này khiến tôi có vẻ sành sỏi, thú vị hơn. Đàn ông thích gái đẹp, nhưng cũng thích gái thú vị.
Nếu khách muốn đưa tôi đi ăn tối, tôi sẽ ăn salad và uống nước quả. Không hành, không tỏi, không cà phê, không gì nặng mùi. Có thể anh ta không thấy phiền, nhưng những khách sau thì có. Tôi ít khi uống rượu và không bao giờ cắn thuốc. Tôi nhận tiền trước rồi mới đi khách, và không mặc cả qua điện thoại.
Thời gian hành chính của tôi trải dài trong 12 tiếng, từ trưa tới nửa đêm. Lúc nào tôi cũng ăn vận tinh tươm, lịch sự ngay cả khi khách hàng thô lỗ. Chỉ một hoặc hai bình luận xấu cũng phá hỏng việc làm ăn của tôi.
Tôi thích đặt hẹn trước hai hoặc ba ngày. Nếu một khách gửi email nói "Này em, có rảnh không", tôi sẽ không tiếp, vì thà có 2 hoặc 3 khách chắc chắn còn hơn là 10 khách vãng lai. Đây là quy luật 80-20 tôi đã từng đọc được trong một cuốn sách kinh doanh.
Tôi có thể đi xa cùng khách. Tôi muốn thể hiện rằng mình đặc biệt, nhưng không kiêu căng, nên khi muốn ngồi khoang hạng nhất, tôi không nói: "Anh phải đối xử tử tế với tôi!", thay vào đó tôi nói: "Chân em khá dài, ghế ở khoang này hơi sát nhau, em mỏi gối thì không 'làm việc' được tốt nữa", và thường tôi đạt được mục đích.
Mặc dù tôi ước mơ trở thành một đạo diễn hoặc nhà tâm lý học, tôi vẫn theo học kinh doanh, đó là việc cần làm. Điều tôi thường xuyên đọc được là phải học từ những lỗi lầm của mình.
Lỗi lầm lớn nhất tôi phạm phải là có lần, một khách hỏi tôi có bạn trai chưa, tôi nói chưa, và thực chất là như vậy. Khi anh ta hỏi lí do, tôi nói: "Vì anh ta không làm em thỏa mãn". Tôi nói thế để khiến khách có hứng. Nhưng anh ta có hứng đến nỗi anh ta làm tôi thấy rất đau.
Thế nên lần sau khi khách hỏi tại sao tôi không có bạn trai, tôi thường cúi mặt xuống và nói, "anh ấy là người Do Thái, lấy anh ấy em phải cải đạo, bố mẹ em sẽ chết mất", thường khách sẽ nhìn tôi, nắm lấy tay và nói "ôi em thật tội nghiệp", và sau đó anh ta sẽ rất nhẹ nhàng, ngọt ngào.
90% khách của tôi đã có gia đình, hầu hết trong số đó là nhân viên ngân hàng. Nếu bạn gặp một nhân viên ngân hàng đầu tư khẳng định anh ta chưa từng chơi gái, một là bạn đang nói chuyện với một ông thánh, hai là bạn đang gặp một tên giả dối.
Đàn ông giống hệt nhau, nhưng cũng rất khác nhau. Có một khách từng trả tôi 20.000USD một tháng để tôi dành ra trọn vẹn 2 ngày mỗi tuần ở với ông. Ông đã 62 tuổi, li dị, tính rất tốt bụng. Thỉnh thoảng ông đưa tôi đi xem phim, ăn tối, đôi lúc chúng tôi ngủ với nhau. Ông bị ung thư, và nói yêu tôi, muốn lấy tôi.
Tôi không biết ông có bao nhiêu tiền, nên chẳng muốn lấy ông vì nhỡ đâu ông đang nợ nần chồng chất. Tôi cũng chẳng tiện hỏi ông sẽ để lại cho tôi bao nhiêu tiền sau khi ông chết. Tôi không muốn ông buồn, vì lí do công việc, nhưng một phần vì tôi cũng quý ông.
Lần khác, tôi lại gặp một gã muốn được quan hệ miễn phí, nếu không hắn sẽ báo cảnh sát. Tôi dọa lại rằng tôi sẽ đăng số điện thoại của hắn lên trang web quảng cáo trai gọi đồng tính. Đôi lúc đi với ma phải mặc áo giấy.
Bỏ nghề này rất khó. Bác sỹ tâm lý của tôi nói cách tốt nhất là nghĩ về việc tôi muốn làm trong phần đời còn lại. Thường một cô gái sẽ nghĩ chỉ làm thêm một tuần nữa thôi, tiết kiệm được thêm vài nghìn USD nữa rồi bỏ. Sau đó là thêm một tháng nữa, chỉ một chuyến đến Las Vegas nữa thôi, nhưng rồi một năm nữa lại qua đi.
Tôi từng gặp những cô trên trang Erotic Review có tới 600 bình luận. Ít nhất cô ta đã hành nghề 10 năm, tôi không muốn mình là một trong số đó.
Một số đồng nghiệp của tôi đã bỏ nghề, nhưng không thành công. Một cô nhận được việc làm tại Phố Wall, với mức lương 6.000USD/tháng. Tôi có thể kiếm được ngần đó trong 1 ngày, cô ấy cũng vậy, nên cô tiếp tục làm gái gọi bán thời gian. Tiền có ma lực rất mạnh.
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng cô ấy có nên làm gái không, tôi không biết phải trả lời thế nào cho phải. Đương nhiên có rất nhiều nguy hiểm, bị cảnh sát bắt, gặp những kẻ giết người hàng loạt, buôn người, tú bà… Tôi chưa gặp phải ai trong số đó, có thể vì từ đầu tôi đã nghiêm túc trong công việc, bác sỹ tâm lý nói tôi đã gặp may.
Đôi lúc tôi cảm thấy thiếu cái gì đó, không hẳn chỉ là tiền. Tôi nhớ những lúc được ăn mặc diện, được trang điểm. Giờ thậm chí tôi không cả sơn móng tay, mặc áo thun và quần jeans cả tuần, tự sửa móng tay, móng chân, thỉnh thoảng tôi cảm thấy hơi buồn vì điều đó.
Tôi cũng tạm biệt những bữa sáng 100USD, không đi chơi với các đồng nghiệp cũ nữa. Tôi nhớ họ, nhưng tôi phải lựa chọn, một bên là tình bạn với những nàng điếm, một bên là gia đình và tương lai.
Trong lớp học làm phim, tôi xem tác phẩm "Gatsby vĩ đại". Gatsby luôn muốn trở thành một người tốt hơn, ông không bao giờ làm được điều đó, nhưng luôn nỗ lực.
Những cô gái trong nghề này, họ luôn muốn chạm tới một thế giới mới quanh họ, nên họ đến những cửa hàng đắt tiền, ăn trong các nhà hàng sang trọng.
Nếu bạn là người có nhan sắc, bạn có thể kiếm được tiền nhờ nó. Nhưng sau cùng, chính bạn phải là người tìm ra khoảng trời đó cho bản thân. 
Từ khóa : gái gọikinh doanh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chỉ ở tạm thôi mừ, bao giờ hạ cánh ngổ ra Hà Thành hay vô Bến Thành mới là nơi ở lâu dài..


Quan làm đơn nắn đường, dân làm đơn đánh lộn 

Báo Đất Việt

Tin tức thời sự - Dư luận đang xôn xao chuyện ở xứ Thanh có ông nguyên Phó Chủ tịch tỉnh làm đơn xin nắn đường để nhà mình được ra mặt phố rộng.

a
Hiện trạng ngõ rộng 8m đi vào cổng nhà ông Nguyễn Văn Thát. Ảnh: Báo Lao động

“Nắn cong đường để qua nhà nguyên phó chủ tịch tỉnh” là tên bài báo trên báo Lao động đang gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Bài báo cho biết: Ngày 7.7.2005, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt mặt bằng quy hoạch thi công đường Dương Đình Nghệ kéo dài số 87/XD-UB. Theo đó, đường có chiều rộng 32m và “phù hợp quy hoạch chi tiết khu Nam Ngạn - Cầu Hạc - P.Thanh Hoá”. 

Bình đồ tuyến thi công tỉ lệ1/500 đã được ông Lê Thế Bắc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt. Theo thiết kế thi công này thì lô đất nhà ông Nguyễn Văn Thát - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá nằm trong quy hoạch đường, ông có thể mở cổng thẳng ra đường 32m này.

Tuy nhiên, sau đó, do điều chỉnh lại kinh phí, với bình đồ thi công mới này, lô đất nhà ông Thát chỉ còn có lối ra đường Dương Đình Nghệ kéo dài là 2,5m, không thoả mãn ý định mở ngõ rộng ít nhất 6m của ông. Do vậy, ngày 30.9.2013, ông đã có đơn “kiến nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết đường Dương Đình Nghệ kéo dài...”. Theo đó, ông Thát kiến nghị “Chủ tịch tỉnh cho xem xét điều chỉnh chi tiết đoạn này để tôi có cổng ra đường Dương Đình Nghệ ít nhất 6m”.

Vậy là toàn bộ các văn bản, quyết định từ trước phải đảo lộn lại hết để phù hợp với lá đơn kiến nghị của ông nguyên Phó Chủ tịch tỉnh, con đường đáng lẽ đã được thi công bị đình trệ, người dân bức xúc nhưng có hề gì, nhu cầu mở rộng đường ra ngõ nhà ông “nguyên quan” này vẫn quan trọng hơn.

Ngày 21.8.2014, ông Nguyễn Đức Công - Phó Chủ tịch UBND TP.Thanh Hoá - có văn bản số2649/UBND-QLĐT gửi Sở Xây dựng vềviệc thoả thuận duyệt bình đồ tuyến điều chỉnh theo ý đồ của ông Nguyễn Văn Thát. Ngày 2.10, Phó GĐ Sở Xây dựng Đào Vũ Việt đã ký thống nhất với đề xuất trên.

Cứ tưởng chuyện nắn cong đường chỉ để “ưu tiên” nhà của các quan chức đang tại vị như vụ nắn đường né nhà ông Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long hồi năm 2013, ai ngờ ở Thanh Hóa, các cơ quan ban ngành chức năng lại còn làm việc chu đáo cẩn thận hơn, nắn cả đường theo đơn kiến nghị của ông “nguyên quan” Phó Chủ tịch tỉnh. 

Đúng là “miệng người sang có gang có thép” thật, ông bà ta nói chả thừa đi đâu một chữ nào. Mặc kệ quy hoạch, mặc kệ dân đen đã nghiêm chỉnh chấp hành, ông nguyên Phó Chủ tịch tỉnh cứ thảy ra một cái đơn ngang xương, thế mà cũng đầy quyền phép.

Nói đến chuyện làm đơn ngang xương, tôi lại nhớ đến chuyện anh lái xe ôm Hồ Văn Vệ ở Long An gửi đơn lên công an xin đánh lộn vì vụ việc oan uổng của mình đã chờ quá lâu mà chưa được giải quyết. 

Người thì khen cho anh Vệ vì anh thật là mưu trí, người thì chê anh Vệ vì anh làm chuyện ngược đời. Nhưng ơ kìa, có ông quan làm đơn đòi nắn đường thì cũng phải có ông dân làm đơn đòi đánh lộn được chứ, có gì mà lạ đâu?

Bởi cái sự làm đơn đòi hỏi những thứ ngang xương thế này nó cho thấy một tình cảnh trớ trêu của đời sống xã hội hôm nay: pháp luật không còn được thượng tôn, người ta bắt đầu hành xử theo lệ hơn là luật. 

Càng ngày nếu càng có nhiều ông quan làm đơn đòi quyền lợi cho mình, chà đạp lên mọi quy định chung thì sẽ càng ngày càng có nhiều người dân làm đơn đòi những chuyện ngang xương không kém. Để xem “mèo nào cắn mỉu nào”. 

“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, ''Người trên ở chẳng chính ngôi/Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào/ Người trên ở chẳng được cao/ Khiến cho kẻ dưới lộn nhào lên trên'', tục ngữ ca dao đã nói đầy ra đấy, có gì lạ đâu. 

Những vị cán bộ có chức có quyền một thời tại vị, đến khi về hưu rồi vẫn chưa thoát được cơn mê lợi quyền, vẫn chưa học được cái đức làm dân nên làm đơn đòi nọ đòi kia sai một thì những vị cán bộ đương quyền nể sợ lá đơn đó mà làm theo sai mười. Bởi họ đang vẽ ra những con đường để bảo vệ quyền lợi cho nhau, bảo vệ cho nhóm lợi ích của mình. 

Bạn đọc hãy ngẫm nghĩ mà xem, một xã hội muốn đạt đến sự văn minh, không có con đường nào khác là thượng tôn pháp luật. Trước pháp luật, bậc vương tôn cũng phải bình đẳng như thứ dân, đó mới là kim chỉ nam để hướng mọi sự trên đời theo đúng đạo. 

Nhưng bằng những vụ việc thế này, chẳng khác nào những ụ mối xông ngầm trong thân đê, làm mục ruỗng lòng tin của mọi người vào sự công bằng trong xã hội. 

Vấn đề ai là người sẽ xuống tay diệt trừ mối mọt đây?

Mi An
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Cu Vinh Khoai đã lọc:


1.
Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ, bây giờ không biết nằm ở đâu... Đi tìm “một bộ phận không nhỏ” này nhằm sửa bản thân bộ máy công quyền, phục vụ dân tốt hơn.
Chúng nó đang ở đâu ta?
Này...Bộ phận không nhỏ ơi, vẫn khỏe và bình an đấy chứ?
Ở nguyên đó, xin địa chỉ, số điện thoại, để chúng tao đến xử lý nghe chửa?
(http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/202259/mot-bo-phan-khong-nho-khong-biet-nam-o-dau.html)


2.
Đã chết 9 năm vẫn được công nhận…đủ sức khỏe học lái xe.
Để sống lại, theo Ngọc Trinh dẫn chương trình chuyển động 24H tối nay: Chỉ cần 170 ngàn bạc.
Ai là tác giả của sáng kiến xác nhận sức khỏe này nhỉ? Chúng nó đang ở đâu ta?
(http://motthegioi.vn/xa-hoi/da-chet-9-nam-van-duoc-cong-nhandu-suc-khoe-hoc-lai-xe-111233.html)

3.
Quốc hội VN có những đặc thù so với quốc hội các nước, nên đại biểu Quốc hội VN có những điểm khác nghị sĩ nhiều nước.
Một trong những điểm khác là cho phép đại biểu vẫn tiếp tục làm công việc hiện tại của họ và chỉ kiêm nhiệm công việc đại biểu mà thôi. Hiện nay, chỉ có đại biểu chuyên trách là làm việc toàn phần mà số này chưa được 30% tổng số đại biểu, đang đề nghị tăng lên 35%.
Có những người gánh đến 4-5 chức danh, cương vị nhà nước và đoàn thể. Có dành được 30% thời gian cho trách nhiệm đại biểu thì chưa chắc đó đã là 30% thời gian tốt nhất.
Giờ thì nhà cháu mới hiểu,do đảm nhiệm nhiều chức vụ và cương vị, nên cương vị này kém, có cách một phát thôi chức thì tớ còn chức khác, chứ sao, chúng nó ở đâu ta? Còn dám đề nghị tao từ chức không ta? Từ chức này thì mình ỏn ẻn có chức khác chứ bộ.
(http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20141015/khi-dai-bieu-quoc-hoi-nhieu-vai/658333.html)

4.
Bị can mà có cả lưỡi lam trong người, ưa cứa là mang dao ra cứa, thế chúng nó bị tạm giam mà cũng thoải mái là sao ta?
+Sau khi Tòa tuyên án, cho rằng mình bị oan, bị cáo Trịnh Thế Phương (SN 1984, ngụ tổ dân phố Hương Long, phường Ba Ngòi, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) lôi lưỡi dao lam trong người ra, cứa lia lịa vào cổ mình tự tử.
Câu hỏi đặt ra là bị cáo có bị oan, và công tác quản lý trại giam, dẫn giải “có vấn đề” nên phạm nhân mới có lưỡi dao lam thủ sẵn trong người?(http://baophapluat.vn/ky-su/cua-co-keu-oan-truoc-vanh-mong-ngua-199075.html)

5.
Khiếp quá cơ, hai đảng viên bỗng một ngày đẹp trời thành hai lão thầy bói...Thế thì chúng nó sẽ bói cái gì đây bà con? Chúng nó nghĩ mình là ai, đang ở đâu để bói?
+Chiều 14/10, tại cuộc họp báo Thành ủy, trước câu hỏi của PV Báo Giao thông đề nghị cho biết quan điểm xử lý đối với trường hợp bố con thầy bói Tạ Ngọc Phú và Tạ Hùng Cường (xã Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội) làm tà thuật “di cung, hoán số”, khiến nhiều nạn nhân khóc hận vì mặt bị rỗ, ông Phan Đăng Long (Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội) cho biết, Ban Tuyên giáo Thành ủy sẽ kiểm tra, xác minh vụ việc mà Báo Giao thông phản ánh để có biện pháp xử lý kịp thời.(http://giaothongvantai.com.vn/phap-luat/dieu-tra/201410/ha-noi-kiem-tra-vu-dang-vien-kiem-thay-boi-khien-nhieu-nguoi-mat-ro-545400/)

6.
Báo Nông nghiệp Việt Nam có bình luận văn hóa rất hay, nóng và đúng: Thất đức với Di sản của tác giả Kiều Mai Sơn ( ảnh đi kèm).
Chúng nó nghĩ gì, tưởng đang ở đâu lại có thể ứng xử với Di sản theo cách " cưỡng dâm"thế này ta?

7.Đúng là Bạc Liêu tay chơi, không có tiền vẫn quyết xây nhà hát Hoành tá tràng, rồi cạn tiền, thả, nhưng trước khi thả vẫn chạy cho được kỷ lục Nhà hát hình 3 chiếc nón lớn to rộng nhât.
Kỷ lục để làm gì lạ thế các bác.
Muốn kỷ, muốn lục thì xây cho xong đi đã chứ.
Mà cái hội đồng gì đó của chúng nó chắc mãi nghe đờn ca tài tử, mắt nhắm mắt mở nên ký bừa xác lập kỷ lục nhỉ?
(http://news.zing.vn/Nha-hat-3-non-la-222-ty-xay-chua-xong-da-duoc-xac-lap-ky-luc-post467677.html)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các loại người trong tác phẩm khuyết danh: ” Văn Tế Thập Loại Giáo Sư”

Nguyễn Trần Sâm

Nguyễn Trần Sâm
Năm 2010, trên hàng chục (có thể hàng trăm) trang mạng xuất hiện tác phẩm khuyết danh Văn Tế Thập Loại Giáo Sư (gọi tắt là Văn Tế). Về hình thức, đây không phải loại văn tế đặc trưng mà là thơ song-thất-lục-bát, bắt chước Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Cụ Tiên Điền.

 Tôi đọc và thực sự kính phục tác giả của nó. Trong vỏn vẹn 392 chữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh hiện thực sinh động về cuộc đua chen mua bằng bán tước, với tài dùng từ ngữ không chê vào đâu được, từng từ được chọn lựa đắt đến mức không thể nào thay thế nổi. Tôi nghĩ tác phẩm này xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa Văn của các thế hệ sau.

Bốn năm đã qua, và tôi thấy không nên để mọi người quên đi tác phẩm giá trị này. Tôi quyết định phải viết về nó. Nhưng vì không phải nhà nghiên cứu văn học, nên tôi chỉ dám đặt ra nhiệm vụ là dùng văn xuôi để nói thêm cho rõ hơn, kỹ hơn về các loại người, “thập loại giáo sư, tiến sỹ” được nêu trong Văn Tế. Đúng ra thì lối văn được dùng trong đó đã rất sáng sủa, nhưng do rất cô đọng nên độc giả phổ thông có thể không hiểu hết khi đọc qua một lượt. Và tôi hình dung đối tượng bài viết của tôi chính là tầng lớp độc giả đó. Với các vị có trình độ về Văn Học mà tình cờ xem qua bài này, tôi xin được thông cảm, và nếu được chỉ giáo thì tôi thực sự biết ơn.
*
Văn Tế có 14 khổ. Ba khổ đầu chỉ xin dẫn ra để bạn đọc tiện theo dõi. 
  1. Tiết quý Thu gió mưa vuồn vuột
Dân quê miềng lạnh buốt xương da

Lập đàn đèn nến hương hoa

Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.

  1. Bể học vấn hư hư thực thực

Lối quan trường bắc bực gai chông

Vênh vênh một lũ Hội đồng

Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.

  1. Không có gì mà gì cũng có

Sự học hàm ngấp ngó đua tranh

Đua tranh thì có giá thành

Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.

Từ khổ 4 đến khổ 13, tác giả đặc tả “thập loại” người đua chen trong “bể học vấn” và “lối quan trường”.
*
  1. Nào những kẻ mũ cao áo rộng

Chốn tam đình ngong ngóng vào ra

Thanh binh chính thị nghiệp nhà

Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.

Đây nói về loại người “mũ cao áo rộng”, tức ăn mặc sang trọng, thường xuyên “ngong ngóng”, đi ra đi vào “chốn tam đình”, tức chốn công đường với nhà cao cửa rộng, những tòa nhà mà người dân thường chỉ nhìn thôi cũng đã thấy nghẹt thở, và nếu phải bước vào trong thì thấy kinh hoàng hơn nhiều so với anh Pha của Nguyễn Công Hoan khi vào huyện đường gặp Quan Phụ Mẫu. Nghề của họ là “thanh binh”, nghĩa hẹp là kiểm tra, giám sát binh lính, rộng hơn là có quyền điều khiển những đám đông dân chúng trong xã hội và các quan cấp dưới. Loại này được quyền nói gì thì nói, nói oang oang, với ngôn từ như “rồng leo”. Tuy “mồm giải mép loa” thì khó nói được những điều sâu sắc, nhưng vì có quyền thế nên lời họ nói được coi là “nhả ngọc phun châu” (kiểu như “phân hóa nội bộ nước Mỹ” hay “ném chuột nhưng phải giữ bình”,…).

Loại người này thực ra rất ghét tri thức và trí thức. Ghét tri thức vì nó làm lộ ra sự đểu cáng và dốt nát. Ghét trí thức vì biết người hiểu biết thật sự không trọng gì họ. Và để khỏi bị khinh, cũng là tạo điều kiện để tiến thân xa hơn, họ phải tìm cách khoác lên mình cái áo TS, PGS hay GS. Nhưng họ vẫn chỉ là họ. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nói:

“Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng, nhưng trong thực tế, bản chất của lưu manh là thâm thù, căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung… Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học; bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm.”

*
  1. Nào những kẻ miệt mài đèn sách

Đạo văn người chắp nhặt nên câu

Sách người làm mọt làm sâu

Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.

Trong thập loại người đua chen trong bể học vấn, đây là loại tử tế hơn cả. Họ “miệt mài đèn sách”. Nhưng ngay cả họ cũng chẳng phát hiện hay sáng tạo ra cái gì mới cho xã hội, bởi cũng chỉ nhặt nhạnh, “copy” ở sách này một tí, báo kia một ít, rồi “paste” chúng lại với nhau thành “công trình” này, “luận án” nọ. Hoạt động chính của họ là “đạo văn”, là “làm mọt làm sâu” ở sách người, là “nhai lại” những điều người khác đã nói (và tự cho thê là thâm thúy, tài giỏi lắm!). Một dạng ăn cắp vặt.

*
  1. Nào những kẻ tò vò nuôi nhện

Bụng nhện tròn nó quện luôn ông

Ô hô mông quạnh đồng không

Có hương có khói nhưng không bàn thờ.

Nếu trong thập loại, loại “mũ cao áo rộng” được lợi nhiều nhất từ những cuộc đua tranh thì loại “tò vò nuôi nhện” là loại thảm thương nhất. Thất bại toàn diện. (Mặc dù thành ngữ “tò vò nuôi nhện” phản ảnh sai thực tế là chính tò vò ăn nhện, nhưng ở đây ta hãy cứ hiểu theo nghĩa truyền thống rằng “tò vò nuôi nhện” nói về những kẻ cố công nuôi kẻ khác một cách uổng phí.) “Tò vò nuôi nhện” ở đây là những kẻ dốc hết vốn liếng ra để nuôi những ông “thầy” và vài kẻ nào đó trong “một lũ hội đồng” mà “phiếu bầu thì có” nhưng “đầu không có gì”, nhưng rủi thay, những nhân vật đó “tử” đột ngột (theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng), không thể đem kẻ nuôi mình “về đích”. Kẻ đua tranh không thể thành TS, PGS, GS được, đành cũng “chết” theo kẻ mình nuôi, bị “quện” theo ra chốn “mông quạnh đồng không”. “Chết” mà không thành danh, nên không được lập “bàn thờ”, chỉ được người đời thương hại đốt cho vài nén nhang cho “có hương có khói”. 

*
  1. Nào những kẻ lập lờ đục nước

Hội Tâm linh mưu chước sắp bày

Dị nhân đuổi gió hô mây

Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.

Không chỉ có người đời bình thường bước vào chốn đua tranh vì học hàm, học vị. Những kẻ thuộc “hội tâm linh”, tưởng chừng hướng toàn bộ tâm trí về cõi huyền, không màng danh lợi, lại cũng lao vào cuộc mua danh. Chúng tự tô vẽ bản thân như những “dị nhân” (trước ngày kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, có kẻ còn cam đoan có thể “đuổi gió hô mây” để tạo thuận lợi cho việc tổ chức “đại lễ”), hoặc cố “múa mép, múa tay”, thể hiện mình theo cách nào đó để thiên hạ thấy ở chúng những “quái nhân” có đầy phép lạ, nhằm mục đích được “múa tiền” và… đút túi.

*
  1. Nào những kẻ điên điên dại dại

Nay quốc ca mai lại quốc hoa

Ô hô vỏ lựu mào gà

Nước nôi man mác biết là còn không.

Những kẻ “điên điên dại dại” này thực ra chỉ “điên điên dại dại” ở lối sống. Thực ra, chúng họ hàng rất gần với những kẻ “mũ cao áo rộng” hoặc chính là bọn này. Vì chỉ có chúng mới có quyền “phát động” thi sáng tác “quốc ca (mới)” hay thi đề cử “quốc hoa”. Trong việc tranh đoạt quyền lợi, chúng rất “tỉnh”, rất “cao mưu”. Chỉ có điều, những trò chúng làm đều là trò “vỏ lựu mào gà”, giống như việc làm của bọn làng chơi, lấy nước vỏ lựu, máu mào gà (và thời giờ là các loại hóa chất) để “mượn màu chiêu tập”, “làm hồng vùng kín” để lừa khách chơi, làm như gái còn trinh. Dối trá, lòe bịp dân đen để trục lợi là nghề của chúng. Tác giả Văn Tế, với thái độ khinh bỉ, đã mô tả chúng, những kẻ quyền thế đó, như anh chị em sinh đôi của bọn chuyên dùng mẹo “mượn màu chiêu tập” trong kinh doanh xác thịt. Và thực sự đó là sự tương đồng. Với bọn người quyền thế này thì “đất nước” cũng thành “nước nôi”, và chúng sẵn sàng bán rẻ lúc nào không biết.

*
  1. Nào những kẻ lưu vong thất thổ

Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu

Học đòi lí lẽ ba xu

Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.

Đây là nói những kẻ đi du học bên “Tây” (chắc không có ý nói Việt Kiều, vì cụm từ “mặt rỗ kỳ khu” rõ ràng nói về những kẻ “học bạc mặt” mới theo được dân bản xứ). Trong số đó, có những kẻ học được ít nhiều “lý lẽ” bên Tây, nhìn về quê nhà thấy có nhiều điều oái oăm, bèn ngứa miệng, lên tiếng “phản biện” hoặc “dạy bảo”. Nhưng đã là kẻ đua tranh trong “bể học vấn hư hư thực thực” thì thực ra cũng chẳng giỏi giang chi, nên cái “lý lẽ” kia cũng chỉ đáng “ba xu”, lại nói cho bọn “tai tru” nghe nên càng chẳng đâu vào đâu, người ngoài cuộc chứng kiến “mà rầu”.

*
  1. Nào những kẻ Đông Âu tu luyện

Trợ cấp còm tằn tiện từng khâu

Gái xinh chẳng dám nhìn lâu

Áo phông son Thái khấu đầu bán buôn.

Đoạn này nói về những kẻ cũng “đi Tây”, nhưng là “Tây Đông Âu”, tức là các nước “xã hội chủ nghĩa anh em” cũ. Cánh này đi theo “đề án 322” của chính phủ, học bổng ở dạng “trợ cấp còm”, phải ra sức tằn tiện mới đủ sống. Thấy “gái xinh” thì ngoảnh đi nơi khác, hoặc có nhìn cũng “chẳng dám nhìn lâu”. Nhìn lâu nhỡ thèm thì tiền đâu bao! Và để xông xênh chút thì trước khi đi đành mang theo ít “áo phông son Thái” sang bán. Mà bán thì sợ nhỡ người quen bắt gặp nên đành “khấu đầu”, giấu mặt. Cố ki cóp kiếm ít, khi về còn có vốn để “mua danh”.  

*
  1. Nào những kẻ cúi luồn thân phận

Tay bút gươm lòng lận bút lông

Ô hô trời đất thấu không

Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa.

Đây có lẽ là đoạn có dung lượng ngữ nghĩa lớn nhất. Thú thực, lúc đầu tôi không hiểu câu “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa” nghĩa là thế nào. Hỏi thì mới rõ, “đô Long” và “đốc Đông” là nói về hai vị đô đốc Nguyễn Tăng Long và Đặng Tiến Đông của quân Tây Sơn. Sử xưa nói Nguyễn Tăng Long chỉ huy đánh trận Đống Đa, và nghe nói vào cái giai đoạn trong ban lãnh đạo cấp rất cao có một vị họ Đặng thì các “xử da” của ta “quyết định” rằng người chỉ huy đánh trận này là Đặng Tiến Đông. Nếu quả có thế thì đây là một sự tráo trở, đánh lừa cả dân tộc! Những “xử da” kia đã chọn lối sống “cúi luồn thân phận”, vung bút ra vẻ như “bút gươm”, nhưng kỳ thực mềm oặt như “bút lông”, sẵn sàng tạo ra những pho sử điêu toa.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tác giả Văn Tế không cố tình khẳng định rằng đã có sự tráo trở đổi trắng thay đen như vừa nói. Câu “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa” ở đây không mang nội dung của một khẳng định mang tính khoa học lịch sử. Đây chỉ là một thủ pháp văn chương để nói về sự tráo trở nói chung trong việc chép sử. Tác giả chỉ muốn nói có loại người sẵn sàng làm những việc như cho “Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa”.
*

  1. Nào những kẻ ghen gà tiếng gáy

Hám vinh danh tháu xoáy công trình

Chưa thôi tranh luận rập rình

Đã lôi nhau đến pháp đình… tội chưa.

Nghĩa của đoạn này khá rõ. Nó nói về những kẻ máu me hơn người, theo “triết lý” “con gà tức nhau tiếng gáy”, và để đạt mục đích thì sẵn sàng “tháu xoáy công trình”. Kèm theo đó là những kẻ khi cảm thấy hình như kẻ khác “tháu xoáy” thì chưa kịp làm rõ trắng đen đã “lôi nhau đến pháp đình”, quyết triệt hạ đối phương để rộng đường cho chính mình trong việc tiến thân. 
*
  1. Cũng có kẻ thân lừa ưa nặng

Cũng có cha lẵng nhẵng oán ân

Cuốc Liên điện thoại Ma Lân

Đánh rơi thằng nọ, xí phần đứa kia…

Cuối cùng là những kẻ ngay trong cái “lũ hội đồng”. Họ là những kẻ không còn phải đua tranh để kiếm danh hiệu TS, PGS, GS nữa. Họ đã là những GS. Tuy, như nói ở đầu Văn Tế, họ chỉ có “phiếu bầu” mà “đầu không có gì” hoặc có ở mức chưa đủ xứng đáng, nhưng họ được quyền ban ân huệ cho kẻ khác. Vì những thành viên khác của hội đồng cũng có đệ tử (hay người nuôi) cần được ban ơn, nên cuộc đua tranh càng khốc liệt. “Lũ hội đồng” phải mua bán trong nội bộ hội đồng, hoặc trao đổi theo kiểu “xí phần”: Thằng này “đệ” của tớ đấy nhé, ông bỏ cho nó thì tớ bỏ cho “đệ” của ông. Nếu nhận lời nhiều, bao không hết, hoặc nhận trường hợp “không được giá” thì đành “đánh rơi”: “Khó quá cậu ạ. Mình đã đưa cho mấy tay kia hết cái số cậu đưa cho mình nhưng có lẽ bọn nó vẫn thấy chưa đủ.” hoặc ““Xi vi” (CV, curriculum vitae, chữ Latin, vẫn hay dịch là “lý lịch khoa học”) của cậu chưa ấn tượng lắm, mình không bảo vệ cho cậu được”. Nhiều trường hợp việc bầu bán trở thành việc “oán ân”, và có “cha” máu me đến mức phải “lẵng nhẵng”, cố tìm cách đưa đệ tử “vào cầu”. Các GS trong hội đồng gặp nhau trực tiếp không tiện thì “điện thoại”. Một “Cuốc Liên” nào đó gọi tới một “Ma Lân”: “Nhớ bỏ cho thằng nọ (hay đứa kia) nhé…”

Ở đây cũng phải nói thêm về hai cái tên “Cuốc Liên” và “Ma Lân”. Rất giỏi. Đây chỉ là những ví dụ vu vơ, rất chung chung, nhưng lại gợi ra được những cái tên cụ thể của những vị từng ở trong hội đồng học hàm (ngành Văn). “Cuốc Liên” tất nhiên là viết chệch từ “Quốc Liên”, có thể là Mã Quốc Liên hay Ma Quốc Liên,… còn “Ma Lân” thì là “Mai Gì Lân” hay “Mã Gì Lân” chẳng hạn. Nhưng mà ai có tật thì giật mình thôi. Đố anh nào dám lồng lên, la lên rằng “Thằng viết bài này nó nói xấu tôi!” đấy. Chung chung mà cụ thể, cụ thể mà vẫn chung chung. Thế mới tài!

*
Và khổ kết là:
  1. Phận bèo bọt thia lia mặt nước

Giang sơn này độc dược tràn lan

Bán buôn sông biển non ngàn

Hồn hề hồn hỡi hồn tan hay còn…
*
Như đã nói từ đầu, ngôn từ của bài Văn Tế này không chê vào đâu được. Tuy nhiên, xin nói thêm rằng kể ra hai câu đầu tác giả cứ lấy nguyên văn hai câu của Cụ Tiên Điền

Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt

Tỏa hơi may lạnh buốt xương da

thì có lẽ hay hơn. Ngoài ra, tôi thấy hình như đoạn kết hơi lạc đề: Lẽ ra “hồn” ở đây phải là “hồn” được tế, tức là các GS, TS; nhưng đây lại có ý nói về những “phận bèo bọt”, phải chăng là nói đám dân đen?

18.10.2014 

Đọc thêm: VĂN TẾ THẬP LOẠI GIÁO SƯ

Khuyết Danh


Tiết quý Thu gió mưa vuồn vuột
Dân quê miềng lạnh buốt xương da
Lập đàn đèn nến hương hoa
Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.

Bể học vấn hư hư thực thực
Lối quan trường bắc bực gai chông
Vênh vênh một lũ Hội đồng
Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.

Không có gì mà gì cũng có
Sự học hàm ngấp ngó đua tranh
Đua tranh thì có giá thành
Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.

Nào những kẻ mũ cao áo rộng
Chốn Tam đình ngong ngóng vào ra
Thanh binh chính thị nghiệp nhà
Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.

Nào những kẻ miệt mài đèn sách
Đạo văn người chắp nhặt nên câu
Sách người làm mọt làm sâu
Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.

Nào những kẻ tò vò nuôi nhện
Bụng nhện tròn nó quện luôn ông
Ô hô mông quạnh đồng không
Có hương có khói nhưng không bàn thờ.

Nào những kẻ lập lờ đục nước
Hội Tâm linh mưu chước sắp bày
Dị nhân đuổi gió hô mây
Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.

Nào những kẻ điên điên dại dại
Nay quốc ca mai lại quốc hoa
Ô hô vỏ lựu mào gà
Nước nôi man mác biết là còn không.

Nào những kẻ lưu vong thất thổ
Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu
Học đòi lí lẽ ba xu
Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.

Nào những kẻ Đông Âu tu luyện
Trợ cấp còm tằn tiện từng khâu
Gái xinh chẳng dám nhìn lâu
Áo phông son Thái khấu đầu bán buôn.

Nào những kẻ cúi luồn thân phận
Tay bút gươm lòng lận bút lông
Ô hô trời đất thấu không
Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa.

Nào những kẻ ghen gà tiếng gáy
Hám vinh danh tháu xoáy công trình
Chưa thôi tranh luận rập rình
Đã lôi nhau đến pháp đình… tội chưa.

Cũng có kẻ thân lừa ưa nặng
Cũng có cha lẵng nhẵng oán ân
Cuốc Liên điện thoại Ma Lân
Đánh rơi thằng nọ, xí phần đứa kia…

Phận bèo bọt thia lia mặt nước
Giang sơn này độc dược tràn lan
Bán buôn sông biển non ngàn
Hồn hề hồn hỡi hồn tan hay còn…

Cuối thu nhặt được
(Khuyết danh)   
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trả lời câu hỏi vì sao người thất nghiệp ngày càng đông, dân càng khổ?

Chơi sang như... quan Việt! 


TỔNG HỢP (NV) - Những dự án khổng lồ cứ đội vốn, nhiều tỉnh, thành đua xây trụ sở ngàn tỷ, nợ nước ngoài ngày càng tăng... dân Việt Nam gánh nợ ngày càng nhiều,VN vẫn “chơi sang như...quan Việt!”

Tại phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN, nợ của Việt Nam ngày càng tăng, 72% ngân sách phải chi thường xuyên, 28% ngân sách còn lại vừa phải chi cho phát triển, trả nợ, làm việc khác..., đã khiến người dân rất lo lắng bởi chắc chắn viễn cảnh tương lai sẽ rất nặng nề.



Với chiều cao 37 tầng, tòa nhà trung tâm hành chính 2,000 tỷ đồng giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất Ðà Nẵng. (Hình: VNExprees)


Theo Ðất Việt, với tỉ lệ chi “khủng” thường xuyên như trên, nhiều người dân than thở: “Nghèo nhưng xài sang là căn bệnh của phần lớn các tỉnh, thành ở Việt Nam hiện nay.”
Tỉnh, thành nào cũng ồ ạt chi tiêu mà không ngần ngại nhìn vào nguồn thu của quốc gia thế nào. Chỉ nhìn vào trụ sở, bãi xe của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh là đã thấy rất rõ việc này.
Hàng loạt tỉnh lao vào xây trụ sở mới, cái nào cũng ngàn tỷ thì ngân sách nào chịu nổi?
Việc xây trụ sở mới đã trở thành mốt của rất nhiều địa phương, từ Ðà Nẵng, Bình Dương, Ðồng Nai cho đến những tỉnh nghèo “rớt mồng tơi” như Lai Châu cũng xin hơn 550 tỷ đồng để xây trụ sở mới. Gần đây nhất, tỉnh Hải Dương vừa kiến nghị xây trụ sở mới hơn 2,000 tỷ đồng.
Hiện nay, phần lớn địa phương vẫn sống bám vào ngân sách trung ương, thế nhưng “bệnh” xài sang thì chẳng kém cạnh ai. “Xây trụ sở thì dùng tiền ngân sách mà tiền ngân sách thì do dân đóng. Ngồi trong trụ sở hoành tráng chính là ngồi trên 'vai' của người dân lam lũ,” ông Nguyễn Khuê, một quan chức về hưu ta thán!
Một trong những nguồn chi lớn nhất của ngân sách chính là tiền lương cho công chức. Trong những cuộc họp gần đây, các cơ quan chức năng CSVN cũng đã đưa ra con số khoảng 30% công chức làm việc “có cũng như không.”
Tại nhiều nơi, mỗi xã có đến vài trăm người hưởng lương từ ngân sách. Thế nhưng, để tinh giản những “cán bộ” này thì không có biện pháp. Nói cách khác, 30% tiền lương đã bị phung phí.
Nguồn chi thì thế, còn nguồn thu thì sao? Con số hơn 51,000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, gần 19,000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 213,000 doanh nghiệp kê khai lỗ trong 9 tháng đầu năm 2014 đã cho thấy thực trạng của nguồn thu không mấy sáng sủa.
Chi cao, nguồn thu tăng chậm, nợ ngày càng lớn... quả là một viễn cảnh tối tâm. Ðáng ngại hơn là cho đến lúc này, nhà cẩm quyền CSVN vẫn chưa có giải pháp cụ thể, căn cơ cho vấn đề trên.(Tr.N)

Phần nhận xét hiển thị trên trang