Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Phát hiện phi thuyền trên đỉnh núi lửa Mặt Trăng

Ngày phát hiện: Tháng 10 năm 2014.

Vị trí phát hiện: Miệng núi lửa Manilius, bề mặt Mặt trăng
Nguồn ảnhhttp://goo.gl/8lDNNc
Chiếc phi thuyền này có hình trụ dài, được phát hiện ở trong lòng núi lửa Manilius trên bề mặt của Mặt Trăng. Ông Scott Waring, chuyên gia phân tích UFO, bình luận trên blog cá nhân của mình: “Nó giống UFO xuất hiện trên Trái Đất”. Waring cũng dẫn lời bình của một chuyên gia UFO khác là ông William Rutledge: “Dựa vào hình dạng và so với kích thước đã biết của núi lửa Manilius (có đường kính khoảng 38 km), UFO này có kích thước rất lớn, chiều dài có thể từ 10-15 km”. Bạn đã từng nhìn thấy chiếc phi thuyền nào lớn như vậy chưa? Có phải đây là UFO của người ngoài hành tinh hay chỉ là một tảng đá tình cờ xuất hiện trong lòng núi lửa trên Mặt Trăng?
Hình ảnh màu về chiếc phi thuyền (UFO) được phát hiện trong lòng núi lửa trên Mặt Trăng. (Ảnh: NASA)
UFO, phi thuyền, Mặt trăng, khổng lồ,
Hình ảnh đen trắng về chiếc phi thuyền (UFO) được phát hiện trong lòng núi lửa trên Mặt Trăng. (Ảnh: NASA)
Mời các bạn xem clip bên dưới và cho biết ý kiến của mình bằng cách bình luận vào mục bên dưới bài viết:
Công Lý – Theo UFOSightingsdaily


Về một thằng giả vờ giỏi nhất nước Việt nam. Các cụ nói cấm có sai về nhân hình học:


Đọc hậu hiện đại. Tác phẩm 10. “Dư luận viên” Trần Nhật Quang, một nghệ sĩ hậu hiện đại đích thực
Đã thấy Lê Văn Tài qua loạt bài thơ cụ thể concrete poetry đầy sáng tạo của anh, Lê Vĩnh Tài đùa nghịch trên tấm ảnh sẵn có làm chúng ta bật cười, và Lê Anh Hoài lấy thân làm “cột điện” độc đáo thế nào rồi, nay bất ngờ ta có thêm một sáng tạo khác của một nghệ sĩ hậu hiện đại mới: Trần Nhật Quang qua một nghệ thuật mới: poetry video, nếu có thể nói thế.
Tôi muốn gọi Trần Nhật Quang là nghệ sĩ hậu hiện đại đích thực.
Hãy xét ngữ liệu “phòng lạnh” vô cùng phong phú được nghệ sĩ này sử dụng: “mô hình xã hội chủ nghĩa”, “nạn người bóc lột người”, “can thiệp thô bạo”… rồi thì “tư bản giẫy chết”, “dân chủ khát máu”…
Đọc thêm anh tụng ca thiên đường Bắc Triều Tiên “không có thất học, không có thất nghiệp, không có vô gia cư, không có tình trạng ốm đau chờ chết như các phần còn lại của thế giới…”. Địa đàng ấy chính “là mô hình xã hội mà các nước Tư bản phương Tây đang phải hướng tới”!
Đó không là một giễu nhại đầy hài hước sao!?
Rồi thì anh đặt mình đối trọng với Tổng thống Mỹ, với Đại sứ Hoa Kỳ. Ông Obama nói/ tôi nói… Ông Đại sứ Mỹ tuyên bố/ tôi tuyên bố…
Thổi phồng, nhấn mạnh, lặp lại, e hèm, nghiêm trọng hóa, lập luận mâu thuẫn đầy chủ ý, bật cười, khua tay múa chân, tất tần tật. Và hãy ngắm khuôn mặt rất “kịch” của anh: vẻ cố gắng diễn ý đến nổi gân cổ của anh, đôi mắt láo liên liên tục chuyển tới chuyển lui, nhất là ở bề sau, chiều sâu ánh mắt ấy: đầy sự đùa cợt.
Làm sao xem một video clip ngắn ngủn với câu kết: “những người như Chu Hảo, như Nguyên Ngọc là các nhà dân chủ khát máu”, mà có thể nín cười được!? Chu Hảo lành là thế, lành đến nhà văn Phạm Thị Hoài định danh anh “đối lập trung thành”, vậy mà Trần Nhật Quang cứ gán bừa “dân chủ khát máu”. Thú thật, mỗi bận nhớ đến câu này thôi là tôi không thể không bật cười thành tiếng. Tài tình thế là cùng!
Hãy “đọc” Trần Nhật Quang theo một hướng khác, bằng tâm cảm khác, thì tất cả sẽ đổi khác. Tinh thần giễu nhại hậu hiện đại lồ lộ trong hầu hết tác phẩm của nghệ sĩ này.
Tài liệu tham khảo:
1. Các nước đa đảng hầu hết đều nghèo đói
https://www.youtube.com/watch?v=OUBrsb9xVsw
2. Bắc Triều Tiên “là mô hình xã hội mà các nước Tư bản phương Tây đang phải hướng tới” https://www.youtube.com/watch?v=DG4bobx-xSM
3. Chủ nghĩa Tư bản man rợ đang giẫy chết
https://www.youtube.com/watch?v=J4KzT2tJN0Y

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Coi chừng, ngày nào đó bạn sẽ biến thành khỉ hoặc khủng long nếu điều này cứ liên tiếp xảy ra!

LOÀI NGƯỜI ĐANG NẰM TRONG MỘT THÍ NGHIỆM QUY MÔ LỚN



Bằng cách cho các thành phần biến đổi gen vào thực phẩm của con người mà không có bất kỳ dấu hiệu (ghi nhãn) nào để người tiêu dùng biết về sự có mặt các sinh vật biến đổi gen – người tiêu dùng đang là vật thí nghiệm, trên quy mô lớn cho các Tổ hợp công nghệ sinh học/hóa chất… đa quốc gia.
Dưới đây là trích một bài báo cũ từ năm 2009 của nhà di truyền học David Suzuki và Faisal Moola. Mối quan tâm bắt đầu với việc Monsanto phát hành siêu ngô biến đổi gen gọi là 'SmartStax' mà hiện nay đã được chứng minh là độc hại và bị cấm trên toàn thế giới.
FDA [Cơ quan Quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ] nói rằng các sinh vật biến đổi gen không khác nhiều so với thực phẩm bình thường vì vậy không cần ghi nhãn. Điều này hoàn toàn sai, các sinh vật này không tồn tại trong tự nhiên, chúng bị chuyển gen mà không quan tâm đến những hạn chế sinh học. Chúng chưa bao giờ được nghiên cứu nghiêm túc – trong một thời gian đủ lâu – trên quy mô rộng, để thấy rõ các ảnh hưởng của gen biến đổi đối với sức khỏe và môi trường trong khi thực phẩm bình thường đã được loài người kinh nghiệm hàng triệu năm.
Bài của Arjun Walia trên “Earth We Are One” ngày 28/9/2014 [Geneticist David Suzuki Says Humans “Are Part Of A Massive Experiment”] Nguồn: http://earthweareone.com/geneticist-david-suzuki-says-humans-are-part-of-a-massive-experiment/
Nhà truyền học David Suzuki đã vận động chống lại biến đổi gen trong thời gian dài, ông lên tiếng về cách thức mà sinh vật biến gen có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng như môi trường. Chúng ta không thể tin tưởng vào chính phủ đối với thực phẩm và sức khỏe, tốt hơn, bạn thực sự tìm hiểu cho mình chứ không mù quáng tin vào những gì đang được nói.
Phong trào rộng lớn toàn cầu chống lại biến đổi gen không dựa trên niềm tin, nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng biến đổi gen gây hại. Một nghiên cứu cho thấy độc tố Bt trong cây biến gen của Monsanto có thể gây tổn hại cho tế bào hồng cầu và gây ra bệnh bạch cầu. Một số nghiên cứu khác cho thấy thức ăn chăn nuôi biến đổi gen gây ra viêm dạ dày nặng và trương tử cung ở lợn. Đã có nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên kết giữa biến đổi gen với ung thư, và một loạt các bệnh khác. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã cùng nhau ủng hộ lệnh cấm GMO. Kèm với GMOs là các loại hóa chất “bảo vệ thực vật” liên quan đến ung thư, alzheimer, parkinson, tự kỷ.
David Suzuki với Faisal Moola:
Chuẩn bị phát hành siêu ngô biến đổi gen với tên gọi ‘SmartStax’ năm 2010, Monsanto đang dùng một khẩu hiệu quảng cáo với câu hỏi "Wouldn’t it be better?" – chúng tôi có thể làm tốt hơn so với tự nhiên. Và đó, tự nó là một vấn đề. Loại ngô biến gen này, được thiết kế bởi Monsanto có 8 đặc điểm cùng lúc: 6 đặc điểm chống côn trùng và 2 đặc điểm để ngô chịu đựng được nhiều hơn lượng hóa chất diệt cỏ, mà chất diệt cỏ đó cũng của Monsanto. Đây là lần đầu tiên một sản phẩm thiết kế gen với hơn 3 đặc tính được tung ra thị trường. Canada chấp thuận mà không đánh giá nó cho sức khỏe con người hay rủi ro môi trường mặc dù có hướng dẫn an toàn thực phẩm quốc tế. Một vấn đề là, chúng ta không thể biết những hậu quả không lường trước được của gen bị thiết kế hoặc thực phẩm biến đổi gen gây ra trong tự nhiên. Các nhà khoa học có thể chia sẻ sự đồng thuận về các vấn đề như sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra, nhưng họ không có cùng một mức độ chắc chắn về những tác động của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và con người!
NGUYÊN TẮC PHÒNG NGỪA
Bởi vì chúng ta không chắc chắn về những tác động của biến đổi gen, chúng ta phải xem xét một trong những nguyên tắc hướng dẫn trong khoa học, đó là nguyên tắc phòng ngừa. Theo nguyên tắc này, nếu một chính sách hay hành động có thể gây tổn hại cho sức khỏe con người và môi trường, chúng ta không được tiến hành cho đến khi chúng ta biết chắc chắn những gì sẽ tác động. Chúng ta cũng phải yêu cầu các chính phủ trở nên minh bạch hơn khi nói đến giám sát cây trồng GM mà cuối cùng sẽ vào bụng chúng ta thông qua chuỗi thức ăn.


Lena Morgoun

Nguồn: http://davidsuzuki.org/blogs/science-matters/2009/09/more-science-needed-on-effects-of-genetically-modifying-food-crops/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vẫn là chuyện sử dụng hiền tài thôi bạn ạ! Con ông cháu cha ngồi hết chỗ, nguyên khí QG ngồi ở đâu? Xin hãy đừng thở than!

Không có công nghệ, Việt Nam đừng tự hào “rừng vàng biển bạc”

Tôi vẫn nhớ mãi bài học ngày trước tôi được học trong trường phổ thông: “Nước Việt Nam rất giàu và đẹp, có rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu”. Khi đó tôi cảm thấy tự hào về đất nước mình nhiều lắm. Lớn lên một chút, tôi càng thêm tự hào vì nước mình nhiều cái nhất quá, con đường dài nhất, cây cầu dài nhất, xuất khẩu nông sản xếp nhất nhì thế giới. 

Tuy nhiên, dần dần, mặc dù lòng tự hào đó vẫn còn nguyên trong tôi, nhưng tôi lại tự hỏi “Vì sao nước mình giàu và đẹp thế, nhiều cái nhất thế, mà chúng ta vẫn thua kém nhiều quốc gia khác?”. Tại sao Việt Nam có dân số đứng thứ 14 thế giới, nhưng nền kinh tế lại chỉ đứng thứ 42 thế giới? Tại sao Việt Nam có 24.000 Tiến sỹ và giành được rất nhiều giải thưởng quốc tế nhưng nền khoa học công nghệ Việt Nam vẫn thua kém nhiều quốc gia khác? 
Chúng ta đang làm chủ những công nghệ nào? Chúng ta đang đứng ở đâu trên bản đồ công nghệ thế giới? Và tôi nhận ra rằng, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần dẹp bỏ những tự hào hão huyền để nhìn thẳng vào sự thật: Nước Việt Nam còn nghèo và lạc hậu. 

khong-co-cong-nghe-viet-nam-dung-tu-hao-rung-vang-bien-bac-1

Tại sao Việt Nam còn nghèo và lạc hậu? 

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, với hơn 60 triệu người (xấp xỉ 70% dân số) làm nông nghiệp, nhưng chỉ tạo ra 801 nghìn tỷ đồng (tương đương 38 tỷ usd) giá trị sản xuất, trong số 171,39 tỷ usd GDP toàn quốc năm 2013, tức là 70% dân số chỉ tạo ra khoảng 22% giá trị GDP. Tại sao Việt Nam luôn đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo, café mà lại tạo ra giá trị sản xuất không tương xứng như vậy? Tôi nghĩ, lý do chính là vì chúng ta đang không làm chủ được những công nghệ sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp. 
Tại sao cứ mỗi lần được mùa thì người nông dân lại khốn khổ hơn? Phần lớn là vì công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch của Việt Nam còn đang yếu kém. Đó cũng là lý do tại sao hạt café của Việt Nam mặc dù được xuất khẩu đi khắp thế giới nhưng Việt Nam không hề có tên trên bản đồ café thế giới. 

Từ nông nghiệp, đến khai khoáng, sản xuất nguyên vật liệu, Việt Nam vẫn chỉ là quốc gia xuất khẩu sản phẩm thô chứ vẫn chưa có công nghệ chế biến tiên tiến để có thể xuất khẩu những thành phẩm ở dạng tinh chế. Phải chăng chúng ta cứ mải mê tự hào mà quên mất rằng thế giới đang chuyển động? 

Trong sản xuất công nghiệp, mặc dù Việt Nam đề ra 6 ngành công nghiệp mũi nhọn gồm: Điện tử; máy nông nghiệp; chế biến thực phẩm; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô. Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến hoài nghi cho rằng, chúng ta vẫn đang loay hoay đi tìm ngành công nghiệp mũi nhọn. Cũng không cần phải là người theo chủ nghĩa hoài nghi, chỉ cần tự đặt câu hỏi “Việt Nam đang làm chủ công nghệ nào trong những ngành kể trên?” để có thể thấy mức độ lạc hậu của Việt Nam so với thế giới. 

Có thể nói, để làm chủ công nghệ sản xuất ô tô và đóng tàu đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến về luyện kim, cơ khí chính xác, tự động hoá, điện, điện tử và phần mềm điều khiển. Tuy rằng không nhất thiết phải làm chủ tất cả công nghệ, nhưng phải nhìn nhận thẳng thắn là phần lớn những công nghệ đó chúng ta chưa làm chủ được. 

Nói ví dụ, nếu muốn sản xuất ô tô, chúng ta không nhất thiết phải giỏi về công nghệ luyện kim, nhưng chúng ta phải làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo động cơ và điều khiển tự động. Chúng ta phải có năng lực phát triển, thay đổi những công nghệ đó mà không bị phụ thuộc vào những nhà cung cấp khác. Nếu không, đó chỉ có thể là ngành công nghiệp lắp ráp chứ không thể gọi là sản xuất. 

khong-co-cong-nghe-viet-nam-dung-tu-hao-rung-vang-bien-bac-2

Khi Việt Nam chưa có một thế hệ kỹ sư tay nghề cao như vậy, thì có lẽ chúng ta vẫn phải chấp nhận tiếp tục gia công cho nước ngoài và dần tiếp thu, với hi vọng một ngày nào đó có thể làm chủ công nghệ hiện đại. 

Tôi từng cảm thấy vô cùng tự hào khi Việt Nam đoạt giải nhì Robocon Châu Á, nhưng những thành tựu về điện tử, tự động hoá, điều khiển tự động đó dường như vẫn chưa được phát huy trong những ứng dụng thực tế. Tôi có một anh bạn làm ra chiếc máy rửa xe tự động đầu tiên ở Việt Nam, đó là một kỹ sư từng học ở Hàn Quốc về. Khi anh thông báo với tôi việc đó, tôi mừng cho anh vô cùng, tuy nhiên thẳng thắn mà nói, điều đó vẫn chưa làm tôi thấy thoả mãn. 

Tôi chưa thoả mãn, không phải bởi vì tôi đố kỵ với anh ấy, mà bởi vì tôi muốn Việt Nam phải làm chủ được công nghệ sản xuất tàu ngầm mi-ni, hay máy bay trực thăng mi-ni. Điều này hiển nhiên là bất khả thi, ít ra là tại thời điểm này. Tuy nhiên tôi vẫn mơ ước. Tôi không muốn nhìn thấy kỹ sư Việt Nam chỉ làm ra máy cắt cỏ, máy thu hoạch café, thậm chí là máy rửa xe tự động. 

Việt Nam có thiếu nhân tài không? Xin thưa là “Không”. Tôi khẳng định là Việt Nam không thiếu nhân tài. Việt Nam có Lê Bá Khánh Trình, có Ngô Bảo Châu, có biết bao người hàng năm vẫn mang về cho Việt Nam những chiếc huy chương vàng Olympic Toán học, Vật lý, Hoá học thế giới. Vậy tại sao nền khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn lạc hậu? Phải chăng vì Việt Nam vẫn chỉ mải mê với những thành tích đạt được từ khoa học cơ bản và nặng tính lý thuyết mà quên mất khoa học ứng dụng? 

Những tấm huy chương và giải thưởng vẫn sẽ chỉ là những tấm huy chương nếu như không thể đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của nền khoa học công nghệ Việt Nam. Và với những thành tựu về khoa học công nghệ mà Việt Nam đạt được cho tới nay, phải thẳng thắn thừa nhận rằng chẳng mấy ai trên thế giới quan tâm. 



Những bài học phát triển nhờ công nghệ từ thế giới. 


Sau chiến tranh thế giới thứ 2, có 2 quốc gia bị kiệt quệ về nền kinh tế là Nhật Bản và Đức.

Hơn 60 năm sau chiến tranh, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Để làm nên điều thần kỳ này, theo lời những bạn Nhật Bản của tôi, đó là vì người Nhật luôn ý thức được rằng đất nước họ nghèo tài nguyên, do đó họ phải lao động và không ngừng sáng tạo. Người Nhật không ngần ngại dẹp bỏ quá khứ, bắt tay với người Mỹ, và hơn hết, người Nhật lao động 20 tiếng/ngày. 

Để có tập đoàn Sony hôm nay, người Nhật đã cử kỹ sư của mình sang hãng Phillip để học hỏi trong 15 năm. Để có thể tự sản xuất được ô tô, Honda đã nghiên cứu không biết bao nhiêu động cơ của các hãng Châu Âu. Người Nhật làm việc quên mình để có một nước Nhật Bản như ngày nay. Và tất nhiên, trước đó, công nghệ sản xuất máy bay và đóng tàu chiến của người Nhật đã có thừa. 

khong-co-cong-nghe-viet-nam-dung-tu-hao-rung-vang-bien-bac-3

Nói về nước Đức, hiển nhiên mọi người thừa biết quốc gia này có nền tảng đứng đầu thế giới về cơ khí chế tạo và cơ khí chính xác. Tuy nhiên, điều làm tôi ấn tượng nhất về dân tộc luôn nguyên tắc và chính xác tuyệt đối này lại đến từ những chia sẻ của ngài Tổng Lãnh sự Đức trong một buổi hoà nhạc tổ chức tại Tp.HCM: 

"Nước Đức chúng tôi nghèo tài nguyên, chúng tôi không có thép, không có dầu mỏ, không có than, vì vậy người Đức chúng tôi phải lao động chăm chỉ. Tài nguyên của chúng tôi chính là con người và sự sáng tạo của mỗi người Đức, do đó chúng tôi lao động và sáng tạo bằng trái tim và khối óc."

Ở một khía cạnh khác, tôi muốn nhắc đến Đặng Tiểu Bình. Tôi sẽ không đề cập đến vai trò của ông trong việc phát động cuộc chiến tranh biên giới 1979 với Việt Nam, mà tôi muốn nói đến một Đặng Tiểu Bình có vai trò rất lớn trong đổi mới kinh tế và phát triển khoa học của Trung Quốc. Một trong những triết lý cải cách của Đặng Tiểu Bình mà tôi vẫn nhớ đó là “Hơi thở phương Đông và luồng gió mới phương Tây”, nghĩa là sự kết hợp giữa tinh thần và tư tưởng phương Đông với các thành tựu về khoa học công nghệ của phương Tây. Đó là thời kỳ mà Đặng Tiểu Bình chấp nhận cử 10 người đi du học, chỉ cần 1 người trở về. 

Đồng thời cũng không thể không nhắc tới thời kỳ mà Trung Quốc chấp nhận trở thành đại công xưởng gia công của thế giới, và hãy xem, giờ đây Trung Quốc tung hoành và làm chủ, đồng thời sở hữu những công nghệ nào! 

Đương nhiên, mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng chúng ta có thể thấy, có những quốc gia không giàu có về tài nguyên thiên nhiên, kiệt quệ về kinh tế sau chiến tranh, chỉ nhờ vào công nghệ và nguồn lực con người đã vươn lên trở thành những cường quốc. Và Việt Nam cũng đừng quên rằng, Campuchia đã nghiên cứu và chế tạo thành công xe điện điều khiển bằng smartphone. 

Việt Nam được dự báo sẽ trở thành con rồng Châu Á, nhưng con rồng này đang ngủ quên quá lâu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liên Hợp Quốc đã chính thức xem việc tự do truy cập internet là một quyền cơ bản của con người


truy
Được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ của mình trên Internet có nên được công nhận là một quyền cơ bản của con người? Trong một Nghị quyết được thông qua vào ngày 5-7-2012, Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí ủng hộ quan điểm này.

Theo đó, Nghị quyết này cho rằng tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, dân tộc….đều có quyền được truy cập Internet và tự do thể hiện suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn của bản thân họ trên mạng thông tin toàn cầu này.
Tất cả 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm cả những quốc gia nổi tiếng trong vấn đề kiểm duyệt nội dung cũng như việc truy cập vào các website của người dùng như Trung Quốc, Cuba đều đặt bút kí vào bản Nghị quyết đầy ý nghĩa này.
Tuy nhiên, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với bản Nghị quyết này đi kèm với một điều kiện rằng “Tự do thông tin và an toàn thông tin trên mạng Internet là hai vấn đề có quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào nhau”. Bên cạnh đó, đại biểu của Trung Quốc Xia Jingge cũng cho biết rằng việc đặt bút kí vào bản Nghị quyết này không phải là một dấu hiệu cho thấy quốc gia này sắp sửa phá bỏ cái gọi là “Vạn lí tường lửa” (Great Firewall of China) – một hình ảnh ví von cho sự kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt của quốc gia này.
Vấn đề này lần đầu tiên được khẳng định bởi một cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, Liên minh Viễn thông quốc tế (UIT) vào năm 2003. Mới đây, UIT đã bị chỉ trích kịch liệt sau khi phát sinh tin đồn rằng những quốc gia thành viên của Liên minh đang chuẩn bị bản dự thảo cho phép Liên Hợp Quốc có quyền kiểm soát nhiều hơn tới việc truy cập Internet của người dùng trước một hội nghị được tổ chức vào tháng 12-2012. UIT đã bác bỏ những tin đồn này.
Bên cạnh đó, việc coi được truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của nhân loại cũng được nhận được sự ủng hộ từ nhiều người nổi tiếng trên Internet; chẳng hạn như Tim Berners – Lee, người đã phát minh ra World Wide Web.
Hội đồng Nhân quyền là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc theo dõi sự tiến bộ về quyền con người cũng như phát hiện ra những hành vi vi phạm những quyền cơ bản này trên tất cả các nước thành viên. Trước đây, tổ chức này đã gọi quyền tự do thể hiện quan điểm của bản thân của con người là “một trong những nền tảng thiết yếu” của một xã hội dân chủ và công nhận tầm quan trọng của Internet trong việc “thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được tự do đưa ra những ý kiến và quan điểm này”.
Vào tháng 6-2011, trong một báo cáo khác của mình, Liên Hợp Quốc cũng đã coi được truy cập Internet là một quyền cơ bản của toàn nhân loại.
Xuân Hoàng (nguồn blog dandensg)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Giải Nobel Hòa bình cho ai năm nay?

Edward Snowden trong trang về câu chuyện thu thập tin tình báo qua mạng
Đức Giáo hoàng Francis, thiếu nữ Pakistan Malala Yousafzai và cựu nhân viên an ninh mạng của Mỹ Edward Snowden hiện được cho là dẫn đầu bảng ứng cử viên nhận Nobel Hòa bình 2014.
Giải thưởng này sẽ được công bố ở Na Uy ngày 10/10 năm nay.
Ngoài ba người trên còn có Tổng thống Uruguay José Mujica, một nhóm hòa bình Nhật Bản phản đối quân sự hóa châu Á, cô Chelsea Manning, cựu quân nhân Mỹ (đổi giới), và bác sỹ phụ khoa Congo, Denis Mukwege.
Từ Nga, tờ báo độc lập Novaya Gazeta và Trạm Không gian Quốc tế cũng được đề cử cho giải Nobel Hoà bình, theo các hãng thông tấn.
Trong số ba người mà theo trang web UPI của Mỹ nói là 'dẫn đầu' Malala Yousafzai là cô gái từng viết blog về quyền trẻ em dưới chế độ kiểm soát của Taliban cho BBC Urdu.
Vì thế cô đã bị những kẻ muốn cấm các em gái được đi học bắn nhưng không chết.
Edward Snowden hiện đang trú ngụ tại Nga sau khi chạy trốn từ Hong Kong vì lo sợ bị chị́nh quyền Hoa Kỳ truy bắt do tiết lộ các thông tin tình báo của quân đội Mỹ.
Năm nay, giải Nobel cho các ngành khoa học như vật lý và hóa học đã được trao bởi Ủy ban tại Thuỵ Điển.
Còn giải Nobel Văn chương 2014 hiện chờ được công bố.
Giải Nobel Hòa bình được nhà khoa học Alfred Nobel đặt ra trong di chúc của ông hồi năm 1895.
Giải này, trên nguyên tắc, được trao cho "người đóng góp nhiều nhất cho tình ái hữu giữa các dân tộc, xóa bỏ hoặc làm giảm bới các quân đội thường trực, và cho công việc tổ chức những đại hội vì hòa bình".
Giải này lại do Na Uy quyết định và không ít lần đã gây ra tranh cãi.
Chẳng hạn Mahatma Gandhi của Ấn Độ dù được đề cử nhiều lần nhưng chưa bao giờ được trao giải Nobel Hòa bình.
Một nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc, ông Lưu Hiểu Ba thì được trao giải năm 2010 dù bị Trung Quốc phản đối và cho đến nay ông vẫn bị cầm tù ở nước này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cu y nguyễn!

Kim Jong-un tái xuất, tay chống gậy

VNExpress - Truyền thông Triều Tiên hôm nay đăng ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un chống gậy đến thăm một khu liên hợp tại nước này, đánh dấu sự xuất hiện trở lại sau 40 ngày vắng mặt trước công chúng. 


Ông Kim Jong-un trong lần xuất hiện mới nhất trước truyền thông. Ảnh: Rodong Sinmun

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đưa tin ông Kim "trực tiếp chỉ đạo" tại Khu nhà dành cho các Nhà khoa học Wisong mới xây dựng. Hãng này cũng cho biết, trước đó, chủ tịch Triều Tiên đã đến thăm Viện Năng lượng Thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nhà nước.

"Các nhà khoa học của chúng ta là những người yêu nước đang cống hiến tất cả cuộc sống của họ để xây dựng một quốc gia giàu có và mạnh mẽ", hãng thông tấn dẫn lời ông Kim nói.

Một số quan chức cấp cao Triều Tiên đã tháp tùng ông Kim trong chuyến thăm khu dân cư. Trong số đó có ông Hwang Pyong-so, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, người được coi là nhân vật quyền lực số hai tại nước này.

Rodong Sinmun, tờ báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, đăng tải nhiều hình ảnh trong chuyến thăm cơ sở của ông Kim. Trong ảnh, ông chống gậy khi di chuyển.

Báo đảng Triều Tiên không nói rõ các bức ảnh nói trên chụp ngày nào. Biên tập viên cấp cao Brian Todd của CNN bình luận rằng chưa thể xác thực được sự tái xuất trên thực tế của ông Kim. "Vẫn còn nhiều câu hỏi và quá ít câu trả lời vào lúc này", Todd nói.

Tương tự, phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Patrick Ventrell cho biết ông chưa khẳng định được thông tin mà KCNA đưa ra. "Chúng tôi đã đọc tin nổi bật này nhưng chưa thể bình luận gì về tính xác thực vào lúc này", ông nói.

Việc ông Kim Jong-un không xuất hiện trong các sự kiện quan trọng trong 40 ngày qua làm dấy lên nhiều đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông, cũng như khả năng có thay đổi trong bộ máy quyền lực tại Bình Nhưỡng.

Đây không phải là lần vắng mặt trước công chúng kéo dài đầu tiên của ông Kim. Tháng 8/2012, 6 tháng sau khi lên nắm quyền, truyền thông nhà nước Triều Tiên không đưa tin hoặc chụp ảnh ông trong 23 ngày. Ông xuất hiện trở lại một tháng sau đó, khi đến thăm một khu nuôi cá heo.

Lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện với cây gậy. Ảnh: Rodong Sinmun
Lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện với cây gậy. Ảnh: Rodong Sinmun
Vũ Thảo

Phần nhận xét hiển thị trên trang