Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Mênh mông chật chội, chật chội mênh mông

Lại Nguyên Ân
Chuyện một cơ quan chức năng ở địa phương nọ yêu cầu kiểm điểm một nhà văn đang cư trú tại địa phương mình vì nội dung một tác phẩm mới xuất bản của nhà văn ấy, chẳng hiểu sao cứ từng lúc từng lúc gợi thức trong tôi nhiều việc cũ, nối lại nhiều suy nghĩ vẫn bỏ dở, những điều tưởng chừng rất ít liên quan nhau.
Mươi năm trước, lần đầu tới một thành phố miền Trung, tôi đã tò mò muốn hỏi xem tại thành phố này liệu có còn “nhà văn đô thị” nào (nghĩa là nhà văn từng nổi tiếng trong văn học đô thị miền Nam trước 1975) sống ở thành phố này không? Một cán bộ trong ngành văn hoá nói với tôi theo cách nói suồng sã giữa những người thân quen: “Không còn ai đâu ông, ai không di tản ra nước ngoài thì cũng đã chạy vào sống ở Sài Gòn rồi. Ông tính, siết con người ta như kiểu tuyên huấn nhà mình thì anh nhà văn cũ nào mà sống nổi ở địa phương?”
Quả thật, chính câu trả lời rất ư “nội bộ” của người cán bộ lớp trước ấy đã góp phần thúc đẩy tôi dần dà tự tìm lời giải cho mình về tình trạng cư trú của giới nhà văn xã hội chủ nghĩa thời những năm 1950-90: số rất đông sống ở thủ đô hoặc thành phố lớn; chỉ những nhà văn tiềm năng, nhà văn chưa nổi tiếng, hoặc phải là nhà văn lớn, rất có uy tín mới dám sống ở tỉnh lẻ. Chẳng đâu xa, đó cũng là đặc điểm về cư trú của giới nhà văn Việt Nam sống ở miền Bắc trước 1975: tuyệt đại đa số đều tìm cách để được về sống thường trú tại Hà Nội.
Mà không riêng gì giới nhà văn, số đông cán bộ, học sinh, sinh viên, thậm chí thường dân thời ấy, đều thích được sống và làm việc ở Hà Nội, đô thị lớn duy nhất tính từ Mục Nam Quan đến sông Bến Hải. Trong dân gian bảo nhau: “Giàu nhà quê không bằng kéo lê kẻ chợ”, đến thời ta dân gian thay “kẻ chợ” bằng “Hà Nội”. Riêng những người làm việc trong khu vực nhà nước hồi ấy giải thích với nhau rằng ở Hà Nội thì được thêm phụ cấp đắt đỏ 12%, rồi hàng hoá lương thực thực phẩm ở Hà Nội dù sao cũng sẵn và nhiều hơn các nơi khác, kể cả hàng hoá trong cung cấp lẫn ngoài chợ đen. Trong giới trẻ thời ấy sau lúc ra trường nếu gặp lại nhau mà có ai bảo rằng mình đang ở Hà Nội, thế nghĩa như là người ấy đã có một điểm thành đạt hơn bè bạn. Những năm 1970 tôi dạy học ở một nơi cách Hà Nội sáu chục cây số, những hôm gần đến ngày thứ bảy lại nghe tiếng mấy cô học viên hỏi ông bạn giáo viên phòng bên: “Maivề Hà không thầy ?” “Hà” đây là nói lóng về Hà Nội. Ngày thứ bảy thời ấy đã đi vào thành ngữ của giới viên chức “cắt cơm bơm xe nghe thời tiết liếc đồng hồ vồ xe đạp …”, hai ba giờ chiều còn bụi đỏ đầy mình, cắm cúi trên đoạn đường Sơn Tây hay Đáp Cầu, tám giờ tối đã áo quần sạch sẽ cùng vợ hoặc bạn gái tề tựu tại vườn hoa Chí Linh cạnh Bờ Hồ nghe những Quang Hưng, Bích Liên, Vân Khánh, Thanh Huyền, Kiều Hưng…hát, -- không phải những bài hát nào khác mà chính những bài hát mình vẫn thường nghe qua đài! – sáng chủ nhật gắng qua vườn Cổ Tân xếp hàng uống tại chỗ hoặc mua về nhà mấy “vại” bia hơi, rồi chiều chủ nhật lại trên xe đạp ngược chiều đường hôm trước. Ấy là một trong những niềm vui đời thường nho nhỏ thời ấy. Hình như chẳng ai gắng cắt nghĩa đến nơi đến chốn xem vì sao người sống ở miền Bắc thời ấy thích sống ở Hà Nội và thường thích khoe là mình đã ở Hà Nội, mình thông thạo đời sống Hà Nội, hệt như sau 1975 người ta thích khoe là đã đến Sài Gòn, đã sống ở Sài Gòn, khoe như là khoe một cái “hơn đời” của mình. Trên những nẻo đường sơ tán, đôi khi người ta lặp lại cái cảm giác lạc vào “u tì quốc” và “thiếu chân giời” của những Xuân Diệu, Nguyễn Tuân những năm 1940-50 và nhân đấy nghĩ đó là lý do để mình thiết tha với một nơi đủ đầy rộng lớn như Hà Nội. Nhưng ngẫm ra đó vẫn chẳng phải lý do thực sự. Những ai tự coi mình như “người Hà Nội”vẫn thường bị vặn hỏi: đất Hà Nội có gì hơn nơi khác mà các anh thiết tha với nó đến vậy? Một câu hỏi rành rọt nhưng hầu như không tìm được lời đáp rành rọt!
Hai anh bạn tôi quen thường qua tai tôi để tranh cãi với nhau. Một người chỉ đặt chân lên đất Hà Nội khi tuổi đã ngoài 20 mà nay cả nhà đều thành đạt giàu sang, thường qua tôi để “ra đề” cật vấn anh bạn còn lại: Các ông cứ tự hào là “người Hà Nội” chứ ta chỉ thấy người Hà Nội gốc làm tạp dịch phu phen bưng bê…; đến đây và làm nên quan to chức lớn trên đất này bao giờ cũng là người nơi khác! Anh bạn thứ hai, bố mẹ ra đây từ sớm và sinh ra anh trên đất Hà Nội này, tình cảnh anh giờ cũng thường bậc trung nên gần tôi hơn, cũng qua tôi đáp lại như thách thức: Nhưng cả các quan lớn lẫn con cháu họ rốt cuộc đều “thị dân hoá” cả loạt đấy thôi; đời trước từ xa đến còn là chính trị gia, văn nghệ sĩ tầm cỡ, khát vọng, lý tưởng không lớn thì cũng đáng kể, đời sau lớn lên ở đây chỉ rặt phường giá áo túi cơm, không mặt nạc đóm dày, xôi thịt như con em giới chức nhà quê thì cũng chỉ ham vui ham hưởng lạc, có quan tâm đến thời cuộc thì cũng chỉ là sáng sáng để ý xem phải treo cờ màu gì nói theo giọng ai rồi thì mải đi đánh quả kiếm tiền để tận hưởng mọi lạc thú trên đời, không từ những lạc thú tệ hại nhất! Hà Nội nó thị dân hoá, “hà-nội-hoá” các vị như thế đấy! Sao không gồng mình gồng cả con cháu mình lên, tống chúng nó về lại vùng sâu vùng xa quê cha đất tổ mà rèn chí luyện tài dồi mài kiến thức để nay mai tiếp tục làm chính khách to làm nghệ sĩ lớn?!…Chà chà, những đối đáp bất tận!…
Có một cảm tưởng hầu như đồng nhất ở nhiều lớp người khác nhau ở nhiều thời khác nhau mà mãi về sau tôi mới nhận ra, ấy là cảm tưởng xem Hà Nội hầu như là điểm đỗ lý tưởng của bất cứ ai muốn trốn tránh một sự vụ nào đó, một tai nạn nào đó. Những năm 1950, không ít những học sinh trung học ở miền trong, khi gia đình bị quy thành phần địa chủ phú nông, đã lặng lẽ tìm ra Hà Nội, vừa làm thêm đủ nghề bán báo đánh giầy gia sư…, vừa theo học đại học vừa viết báo viết sách, và đến những năm 1980 thì trở thành giáo sư đầu ngành, về thăm quê Thanh Nghệ dẫn theo cả đám môn sinh ồn ào sặc sỡ và đủ loại phóng viên. Giới quản lý thành phố biết rằng dân sự ở Hà Nội đây là “phức tạp” nhất nước, chính quyền đô thị từ chỗ ban đầu chỉ có hai cấp (thành phố và khu phố tức là quận) đến chỗ phình lên thành ba cấp (thành phố, quận, phường) với bộ máy càng ngày càng đông chức dịch nhân viên. Nhưng trong dân sự người ta hiểu: gì thì gì, ở thành phố lớn vẫn có nhiều khoảng rộng rãi nhất, có thể nói là nhiều tự do nhất. Trong thời chiến, người ta tán phét với nhau rằng cả “giặc lái” lẫn “biệt kích”, nếu thâm nhập được miền Bắc mà muốn nằm yên không bị phát hiện thì chỉ có nước vào Hà Nội! Chuyện bàn tán với những tin tức vu vơ chẳng biết thực hư ra sao, nhưng hồi những năm 1970, một lần tình cờ đi cùng người bạn mang thư và quà tới một nhà trong một ngõ phố ở mạn Bạch Mai, tôi bất ngờ gặp một lão “khựa” không nói được tiếng Việt nào hình như vừa mới tới đây, sau hỏi ra thì đúng là một nạn nhân của cách mạng văn hoá phương Bắc vừa đến tạm trú trên đất Hà Nội! Tất nhiên giữa biển người Việt vốn rất nhạy để nhận ra những gì “dị chủng”, “khác máu tanh lòng” thì người nước ngoài đến đây rất dễ bị phát hiện nên chuyện vừa kể là chuyện hiếm. Dễ gặp hơn là chuyện người tỉnh xa bị sự cố tìm về thành phố nương náu. Tôi có biết một cặp, một cô thợ dệt và một viên sĩ quan, thuê nhà trong một xóm ven nội. Đó là hồi cuối những năm 1960. Họ quấn quýt nhau lắm, nhưng khi cô thợ dệt sắp sinh con thì viên sĩ quan nọ biến mất. Sau được biết anh ta đã có vợ có con; chị vợ cả là cán bộ phụ nữ vùng Thanh Nghệ, đã hành động rất bài bản: đầu tiên là đòi đơn vị bộ đội buộc anh và ả phải ra toà huỷ cái hôn ước sai trái, tiếp theo là đòi đơn vị “kỷ luật” anh ta, cho anh ta về phục viên với gia đình vợ con; đến lúc vị quân nhân buộc phải về quê làm dân thường rồi thì bà chính thất mới tuyên bố với họ hàng nhà chồng và chính quyền địa phương rằng bà quyết định ly hôn anh chồng bội bạc! Vợ con không nhìn nhận, ở quê không còn chốn nương thân, viên cựu sĩ quan lại mò ra Hà Nội làm thuê làm mướn độ thân và sống theo kiểu không hôn thú với cô thợ dệt vốn là “người cũ”của anh. Nhìn viên cựu sĩ quan đã thành người phu khuân vác ở cảng sông, nhiều lúc tôi tự hỏi: nếu không có không gian thành phố, chẳng biết người cựu quân nhân bị cả đơn vị lẫn gia đình ruồng bỏ kia có thể sống ở đâu trên đất nước này?
Một anh bạn hoạ sĩ có câu giải thích mang tính triết lý: “Chỉ những giòng sông lớn mới chứa được rác bẩn!” Nếu ta tính trong cái đa tạp mà thành phố lớn chứa đựng có những thành phần bất hảo, dưới đáy xã hội, tức là “rác bẩn” mà giới quản trị thành phố, dù không thể ưa thích nhưng cũng không thể trục xuất hay trừ khử, tức là buộc phải dung chứa, phải chấp nhận cho tồn tại, -- có lẽ thời đó ở miền Bắc chỉ đô thị Hà Nội là có cái chất “giòng sông lớn” ấy chăng? Và chúng tôi, bọn người tứ xứ, với hàng ngàn cơ hội hay dở khác nhau đã tụ về nương náu chốn này, chẳng qua là vì nó có chút xíu tự do hơn nơi khác? “Tình yêu Hà Nội” của người sống ở miền Bắc thời đó có lẽ chỉ là sự diễn đạt “tình yêu tự do”, một thứ tình cảm tuy phổ quát nhưng từng người mang nó vị tất đã ý thức được thật rành rẽ.
Ngẫm ra con người ta vừa cần cộng sinh, cần sự trợ giúp của cộng đồng, lại cũng cần khoảng cách nhất định với chính cộng đồng mà mình chung sống. Nguyễn Minh Châu có lần ví con người với những con nhím: dù ở cạnh nhau vẫn cẫn một khoảng cách để khi xù lông lên vẫn không chạm phải nhau. Đối với đời sống cá nhân con người, kiểu cộng đồng họ hàng làng xóm ở thôn quê vị tất đã là đáng ưa thích hơn so với kiểu cộng đồng mà bề ngoài chỉ như là “nhà ai nấy biết” ở chốn đô thị.
Cộng đồng thôn quê thường chỉ thừa nhận con người trong các vai trò theo thứ bậc ở đại gia đình và giòng họ, ngoài ra là một số rất ít những vai của “xã hội” làng xã: các bề trên về tuổi tác (các bô lão) hoặc chức quyền ( lý trưởng, phó lý, trương tuần…, cạnh đó là những vai “cựu” tương ứng, dù hết chức quyền vẫn còn chút oai hơn so với dân thường) hoặc các trưởng họ…; dân thường là “tứ dân” tức là xét theo 4 loại (nghề) sĩ nông công thương; cũng trong thường dân nhưng bị coi là thấp hơn gồm những người ngụ cư, người làm những việc bị coi là thấp hèn ( mõ làng, quét chợ,…); ở làng xã cũng có thành phần “bất hảo” ví dụ đám du thủ du thực, trộm cướp chuyên nghiệp, có thể có gốc gác quê quán ở đây nhưng sống kiểu “bán trú”, ngoài vòng pháp luật, dù chính quyền làng xã có thể kiểm soát ít nhiều. Đôi khi, do định kiến, người làng xã tính vào hạng “bất hảo” cả những phụ nữ chửa hoang, những người bị bệnh phong cùi, v.v… Đặc điểm của cư dân làng xã là từng cá nhân đều được định rõ danh phận; con người ở đây là “con người chức năng” trong các quan hệ tông tộc hoặc “xã hội” làng xã ( trong tiếng Việt không có các đại từ nhân xưng đích thực, mà thường phải mượn các danh xưng chức năng tông tộc như anh, chị, em, cô, chú, bác, ông, bà, cụ, v.v…có lẽ là bởi điều này); mọi hành vi của “con người chức năng” đều được kiểm soát và đối chiếu với danh phận của nó: hành động phù hợp danh phận sẽ được biểu dương, hành động không phù hợp danh phận sẽ bị lên án thậm chí trừng phạt, nhân danh đạo lý và trật tự làng xã.
Kẻ sĩ dù được kể đầu tiên trong tứ dân vẫn chỉ là dân; kẻ sĩ lang bạt ra thiên hạ kiếm sống, dù lập được danh mà không thành quan, trở về làng khi có việc nhà vẫn phải lụy đám chức dịch làng xã. Hãy nghe Trạng Quỳnh khấn thổ thần làng mình: “Chú là kẻ cả trong làng / Ta là người sang ngoài nước / Đôi bên chức tước / Chẳng kém gì nhau / Vì vợ tớ đau / Phải ra khấn vái…”. Thổ thần tức là phiên bản “tâm linh” của chức dịch làng xã sở tại; kẻ sĩ không thành quan dù có mạo xưng “người sang ngoài nước” để nạt rằng ta chẳng kém mi, tựu trung vẫn phải đà lụy, nhờ vả đám chức dịch làng quê.
Trong nghề làm sách, dăm bảy năm trước tôi từng biết một cây bút nông dân “nằm lỳ” ở quê vùng Nam Định viết được một cuốn tiểu thuyết, in ra, ban đầu được khen là ngồn ngộn chất sống, nghe nói quê hương tự hào lắm vì có anh ta; nhưng rồi người ta bới ra được những lỗi đụng chạm đến thần tượng hoặc uy tín nào đó, thế là cơn phê phán nổi lên, mà dư luận tại quê hương anh ta lại là gay gắt nhất!
Quê hương nếu ai không nhớ / sẽ không lớn nổi thành người!” – người ta cứ việc hát như thế mà không để ý đấy là một câu rủa sả, đe nẹt! Buộc phải nghe lời rủa lời đe nặng nề ấy, nhiều khi tôi muốn cãi: Sự thực lại là đã có biết bao nhiêu lớp người chỉ thành danh thành người được khi đã ra khỏi quê hương. Lại cũng phải nói: quê hương không chỉ đáng yêu, quê hương còn đáng sợ, đáng ngại, đáng ghét nữa chứ, trong mọi trạng thái tâm lý của mọi loại người?
Ai đã đọc Hemingway hẳn nhớ một truyện ngắn ông tả một anh lính sau chiến tranh về làng, bỗng thấy làng cũ của mình xấu xí đến nỗi chỉ có thể bỏ nó mà đi! Nguyễn Minh Châu cũng có truyện ngắn tả anh lính xa nhà lâu ngày, hình ảnh quê hương như đồng nhất với hình ảnh cô thôn nữ xinh xắn anh hằng thầm yêu trộm nhớ; nỗi sầu xứ đã đưa anh trở về ngôi làng cũ tan hoang sau chiến trận, để rồi anh phải thất vọng khi nhận ra “cố nhân” trong hình hài một mụ bán cá xiêu vẹo chao chát tanh tưởi!
 Tìm đâu dễ một hồn thơ tài tình và tha thiết với đề tài quê hương như Nguyễn Bính? Nhưng sau quãng đời tha hương, đến quãng hồi hương mới thật ngậm ngùi làm sao! Mà gần như ông bị buộc về quê như cách đi “an trí” chứ đâu phải ông muốn về? Nhà thơ nổi danh khi ra ngoài thiên hạ, lúc về lại quê hương lại là lúc thân bại danh liệt; sự vinh danh chỉ trở lại 20 năm sau khi ông đã lìa đời! Cứ theo tình cảnh cuối đời của hai tài thơ đất Bắc là Tản Đà và Nguyễn Bính thì phải cay đắng mà kết luận rằng: chừng nào người đời tránh xa, quê hương ruồng rẫy, -- ấy là thời điểm một thiên tài được xác nhận!
Nếu ở thôn quê con người bao giờ cũng được định danh thì ở đời sống đô thị, con người không phải bao giờ cũng hữu danh. Thậm chí có thể nói yếu tố vô danh (hoặc ẩn danh) hiện diện thường trực trong các quan hệ con người ở chốn đô thị. Anh chàng thi sĩ dù gắng kiếm tìm âm hao một “bóng hồng” từng thoáng qua mắt mình mà không dễ quên thì cũng chỉ có thể trở lại đúng nơi chốn cũ mà hỏi bâng quơ: “Cô gì hôm ấy… lấy chồng hay chưa ?” (thơ Nguyễn Duy). Nếu một mặt, tính vô danh của con người nơi đây khiến các quan hệ chốn đô thị luôn ẩn chứa rủi ro, buộc người ta phải trù định những điều kiện ràng buộc, những ứng xử theo phương châm “cưa đứt đục suốt”, “tài tượng phân minh”…nhằm hạ thấp mức độ rủi ro; thì mặt khác, tính vô danh lại là tấm áo giáp vô hình mà hữu dụng che chắn cho cá nhân, cả về các liên hệ dân sự thực tế lẫn về tâm lý, khỏi con mắt tọc mạch của người ngoài. Cá nhân vừa mạnh mẽ lại vừa yếu đuối. Đời sống cá nhân người ta có không ít điều không nên, không buộc phải cho người khác biết. Người ở số nhà bên cạnh, người ở căn hộ bên cạnh không cần phải biết họ tên, nghề nghiệp, nhiệm sở của bạn; sự “không biết” đó là khoảng tự do dành cho nhau giữa những “người dưng” nơi đô hội. Phải thừa nhận rằng về mặt bảo vệ tự do cá nhân và bí mật riêng tư thì không gian đô thị tỏ ra tốt hơn không gian làng xã, và ngay giữa các đô thị thì đô thị lớn tốt hơn đô thị nhỏ. Có lần, đến tận nơi một thành phố cao nguyên mà không thể gặp anh bạn nhà văn, bọn tôi đành gửi lời nhắn anh rằng: nếu ông ở Hà Nội hay Sài Gòn thì ai mà “phong toả” nổi ông?
 Giữ lấy cho mình tự do cá nhân và bí mật riêng tư là nhu cầu phổ quát của mọi người sống trên đời, không riêng gì văn nghệ sĩ. Có một điều thoạt nhìn thì hơi trái ngược nhưng chẳng có gì khó hiểu lắm là khá nhiều người đã nổi tiếng trong hoạt động văn học nghệ thuật, đã quen tên quen mặt trên báo trên đài trên tivi, nhưng ở nơi mình cư trú lại muốn yên thân, muốn được coi như người vô danh không ai biết đến. Cá nhân con người vốn rất cần những không gian và thời gian chỉ một mình mình biết mình làm gì với ai ở đâu. Người đang sáng tác thường có nét tâm lý là rất ghét bị nhòm ngó từ gần hoặc từ xa, có lẽ vì sáng tác là hành vi rất mực cá nhân (ngay người thưởng thức nghệ thuật, dù đang ngồi sát cạnh những người khác trong rạp trong khán phòng thì hành vi thưởng thức cũng là một mình thế giới nội tâm từng người đối mặt với các dữ kiện đang diễn ra trên sân khấu hay màn ảnh trước mắt chứ không phải là người nọ tiếp nhận hộ người kia; hành vi tri giác bao giờ cũng là hành vi cá nhân).
Không phải ai cũng có thể sống và làm việc chỉ một mình, mình với mình hoặc với thiên nhiên. Người thường không dễ thích sống một mình, dù chỉ là những thời gian đơn độc dành để bồi bổ tri thức, thưởng ngoạn nghệ thuật hay dưỡng dục nhân cách. Ở các thành phố và cả các miền quê đang diễn ra một hiện tượng đáng quan sát, ấy là khi người ta có cơ hội làm được cơ ngơi bốn năm tầng với hàng chục phòng, nhưng “tân gia” được ít lâu thì mọi người trong nhà lại ít ở phòng riêng mà thường tụ tập về một phòng nào đó, căn phòng ấy mặc nhiên diễn lại cái quá khứ cả nhà chỉ có vẻn vẹn một phòng, người ăn cơm người xem tivi người chuyện vãn người ngáp vặt người ngủ gật người lọc xọc điếu cày, trong khi một loạt phòng khác đóng cửa phủ bụi! Sống bầy đàn có vẻ dễ hơn sống đơn độc; phải có nội lực, có văn hoá mới có thể sống đơn độc. Ở nước Nga trước trong và sau thời xô-viết vẫn luôn có những phụ nữ không lập gia đình, sống với những công việc buồn tẻ nhưng có ích lâu dài cho người đời ví dụ soạn từ điển, làm chú giải các tác phẩm kinh điển của văn học nước mình hoặc văn học các nước khác.
Có một điều không nên lảng tránh là các cá nhân trên đời, trong từng cộng đồng nhỏ hoặc cộng đồng lớn, -- các cá nhân ấy có quy mô không ngang nhau. Tôi nói “quy mô cá nhân”, “tầm cỡ cá nhân” không theo cách nhà lý luận mà theo cách người quan sát đời sống.
Tôi nhớ, khi nói về Tản Đà những năm cuối đời, một ký giả từng nhận xét trạng thái của ông giữa những người khác là “kềnh càng”. Hiểu theo nghĩa trật tự giao thông ngày nay thì từ này trỏ phương tiện giao thông chở hàng cồng kềnh quá khổ quá tải; tức là nói “kềnh càng” là nói kích cỡ lớn hơn chiếm không gian nhiều hơn kích cỡ thường. Một con người tài năng với những thành tựu nhất định cộng thêm một vài cá tính nhất định sẽ mặc nhiên mang kích cỡ khác người thường dù thân hình thật của con người ấy vẫn ngồi lọt vừa trong một chiếc ghế thường. Chính cái kích cỡ “tinh thần”, “tính cách” của con người ấy mới là vấn đề cho những người xung quanh. Nếu người dân thường, nhất là thị dân, cứ việc vỗ tay xúm vào tung hô công kênh nếu thích ai đó “tầm cỡ”, hoặc lùi ra xa “mặc kệ nó” nếu không thích; thì giới chức dịch “nghĩ mình phương diện quốc gia” lại dễ xem sự hiện diện con người tầm cỡ khác thường trong khu vực mình quản trị là vấn đề không đơn giản. Giới chức dịch các xứ sở dân chủ lâu đời đã quen ứng xử với xã hội dân sự; cách quản trị của họ đảm bảo cho các cá nhân dù kềnh càng đến mấy cũng đặt vừa trong xứ sở ấy; ông Solzhenitsyn kềnh càng đến độ xã hội xô-viết phải trục xuất, vẫn đặt vừa vào đất Hoa Kỳ mà chẳng cần đặc cách hay ngoại lệ gì, dù sống nơi đất lạ cũng chỉ để tiếp tục làm Solzhenitsyn đến cùng mà thôi! Chứ còn như ở nơi nghe nói là sạch nhất thế giới là đất Singapore thì có người đến đấy trở về bảo rằng người thường sống được chứ người tài không sống được nơi ấy; nếp sống đất ấy vẫn thừa những cố chấp mà lại vẫn thiếu độ khoan dung cần thiết, không thể đẻ ra và dung dưỡng được thiên tài! Tôi chưa đến đất ấy dù chỉ một giờ, nên chỉ có thể ghi lại nhận xét của người khác!
Ta hãy đem vấn đề “quy mô cá nhân” trở lại “xã hội” làng xã để luận xem một nhà văn, một nghệ sĩ thời nay có thể tồn tại ra sao ở không gian vẫn cũ kỹ này?
Một nhà văn hay một nghệ sĩ hoặc một trí thức tự do nói chung, nếu không là quan chức viên chức, ở không gian làng xã sẽ được liệt vào hạng kẻ sĩ không thành đạt, sẽ thuộc hạng “dân thầy” , -- không gần “quan thầy” nhưng gần “dân thợ”, -- tức là gần với thầy giáo thầy cúng thầy bói xưa kia. Giới chức làng xã, giới chức địa phương nói chung, với quyền quản trị vốn có, đương nhiên tự xem mình ở trên hạng “dân thầy” này, tuy “tầm cỡ cá nhân” từng người trong giới chức dịch là chuyện rất mù mờ. Và nếu các loại “thầy”này tài sơ trí thiển, lam lũ kiếm ăn, lại cống nạp đúng lệ, thì giới chức địa phương làng xã có thể tạm vừa lòng. Chỉ những “dân thầy” tạo ra những sản phẩm có hiệu năng xã hội rộng lớn mới dễ làm bất an tâm trí cả giới chức lẫn xã hội thứ bậc làng quê! Nguyên nhân bề sâu chính là “quy mô cá nhân” của những “dân thầy” nào, do sản phẩm sáng tạo của mình mà tạo ra được hiệu quả xã hội rộng lớn, sẽ trở nên “kềng càng” giữa xã hội địa phương làng xã! Dùng lại chữ của thời Trạng Quỳnh, “người sang ngoài nước” bao giờ cũng mang tiềm năng gây khó chịu cho “kẻ cả trong làng”! Thành thử, “người sang ngoài nước” thường chọn nơi sống xa làng, vì biết cái luật đời “xa thơm gần thối”, ở gần dễ mất thiêng, dân thường hay ghen tỵ, đám sai nha hay quấy quả, bọn chức dịch hay rình rập, chỉ cần trong tiếng tăm “người sang” có thoảng mùi “phức tạp” là có cơ hội cho bọn họ ra tay!
 Sống trên đời này dù ở đâu cũng không dễ. Những so sánh về môi trường đô thị và nông thôn làng xã nêu trong bài này cũng chỉ là những nét chính, có thể rút từ các nghiên cứu xã hội học hoặc dân tộc học về cư dân Việt, tuy người viết những dòng này thiên về kinh nghiệm, trải nghiệm riêng với tính cách một người Việt sống trong cộng đồng Việt.
Nói về sự thuận tiện hay khó khăn của môi trường xã hội, môi trường cư dân đối với đời sống cá nhân nói chung, cá nhân văn nghệ sĩ nói riêng, nếu chỉ đặt trong những lựa chọn nêu trên (đô thị/nông thôn) thì thật ra, ta vẫn mới chỉ tiếp cận ở phía thụ động. Nhưng cũng chưa dễ gọi tên từ phía chính diện vấn đề này là gì? Là nói về chất lượng xã hội của môi trường cư trú cho cá nhân con người? Hay là về một trong số các chỉ tiêu về chất lượng sống?
Trên những rao vặt về nhà đất trên báo chí trong nước bây giờ có thể thấy người ta lưu ý đến phương diện chất lượng cư dân, thể hiện ở lời rao: ngôi nhà, căn hộ hay mảnh đất được rao bán kia thuộc khu vực “dân trí cao, an ninh tốt”. Nhưng thật ra đấy cũng chưa phải tất cả nội hàm cần có trong chất lượng môi trường cư trú. Thậm chí có thể đoan chắc rằng các cộng đồng cư dân Việt trên đất Việt nói chung còn thiếu trải nghiệm để có thể là nơi cho những cư dân khác nhau về tôn giáo, về chủng tộc, về văn hoá, về xác tín chính trị hay đạo đức…có thể chung sống ổn thoả cạnh nhau. Hình như học giả nhiều nước thường dùng phạm trù “khoan dung”(tolerance) để xác định các phương diện vừa nêu. Cách nay chưa lâu, có một năm nào đó mà “khoan dung” được quốc tế lựa chọn làm chủ đề văn hoá của năm; hình như giới văn hoá Việt Nam chỉ hưởng ứng ở mức tối thiểu, với một “hội thảo kỷ niệm” gì đó rồi cho qua. Thế mà ngẫm ra “khoan dung” lại chính là cái tinh thần còn thiếu nhiều hơn cả ở hầu hết các vấn đề của các cộng đồng Việt. “Khoan dung” chủ yếu không phải chỉ là khoan thứ, tha thứ, dung thứ theo đó người ta buộc phải chịu đựng cái mà mình cho là sai trái, lỗi lầm…được tồn tại cạnh mình; cái cách đầy hạ cố ấy không phải là tinh thần chính của khoan dung, dẫu rằng trong nội hàm khoan dung có ý nghĩa đó. Khoan dung (tolerance) chủ yếu là nói khả năng chấp nhận những khác biệt với mình được tồn tại bình thường bên cạnh mình, dù đó là khác biệt về niềm tin chính trị hay tôn giáo, khác biệt về chủng tộc hay văn hoá. Các cộng đồng người Việt, theo tôi, còn thiếu thốn đáng kể về tính khoan dung, còn cần được bồi bổ đáng kể về đức tính khoan dung, để có thể chung sống cùng nhân loại trong hiện tại và tương lai.

Trở lại chuyện cư trú của giới nhà văn nêu ở đầu bài viết này, người ta nhận rằng ở Đông Âu và hầu khắp các nước trong Liên bang Xô-viết cũ, hiện giờ mức tản mác về các địa phương của giới nhà văn tăng lên; có thể bởi nhiều lý do nhưng chắc hẳn sự “phi tập trung hoá” giới này có liên quan với sự mở rộng không gian xã hội dân sự ở các nơi này. Ở nước ta, sau 1975, một phần khá lớn giới cầm bút vào sống ở Sài Gòn khiến nơi đây trở thành điểm cư trú của giới nhà văn đông đảo có lẽ ngang Hà Nội. Ngoài hai điểm tập trung này, ở những nơi khác số lượng nhà văn cư trú ít hơn hẳn, và ở nông thôn lại ít hơn ở đô thị. Sự việc một vài nhà văn cư trú ở thôn quê hoặc ở tỉnh nhỏ bị một số chức dịch địa phương “hành” dễ hơn nhà văn cư trú ở đô thị cho thấy môi trường cư trú ở đây vẫn ít thuận lợi cho những người làm nghề sáng tạo tinh thần, nghĩa là môi trường cư trú vẫn chưa đổi thay chất lượng. Đây là cả một giới hạn chưa dễ vượt qua trong nhiều năm tới.

 Hà Nội, 30/4/2006


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Em đi trại sáng quác!



thơ "hậu hiện đại"
...........................
bài thơ tên là: "em đi trại sáng tác"
Nội dung: 
đ
c
may!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TẠI SAO VĂN CHƯƠNG?

Mario Vargas Llosa (1936~), Nobel Văn Chương năm 2010, là một nhà tiểu thuyết lớn, nhưng ngoài truyện, ông còn viết kịch, kịch bản phim, báo, phê bình và tiểu luận văn học. Các bài tiểu luận văn học của ông là kết tinh của một tri thức uyên bác và một sự nhạy cảm phi thường của một nhà văn bậc thầy. Xin giới thiệu phần đầu bài tiểu luận “Tại sao văn chương?” của ông.

Tại các hội chợ sách hay các thư quán, tôi vẫn thường gặp cảnh một người đàn ông lịch sự đến và xin tôi chữ ký. “Để cho vợ tôi, con gái tôi, hay mẹ tôi”, ông ấy giải thích. “Cô/bà ấy là một người say mê đọc sách và yêu thích văn chương”. Tôi hỏi ngay: “Còn ông thì sao? Ông không thích đọc à?” Câu trả lời hầu như lúc nào cũng giống nhau: “Dĩ nhiên là tôi thích đọc, nhưng tôi bận bịu lắm.” Tôi đã nghe những lời giải thích như vậy cả hàng chục lần: người đàn ông ấy, cũng như hàng ngàn người đàn ông khác giống ông ta, có quá nhiều chuyện quan trọng để làm, có quá nhiều nghĩa vụ, có quá nhiều trách nhiệm trong đời sống, đến nỗi họ không có thể phí thời giờ quý báu của họ để vùi mình vào một cuốn tiểu thuyết, một tập thơ, hay một bài tiểu luận văn học từ giờ này qua giờ khác. Theo quan niệm phổ biến này, văn chương là một hoạt động có thể miễn trừ; hiển nhiên nó rất cao quý và hữu ích cho việc rèn luyện mỹ cảm và phong thái lịch lãm, nhưng chủ yếu nó chỉ là trò tiêu khiển, một thứ trang sức mà chỉ có những người có nhiều thời gian giải trí mới đáp ứng được. Nó là cái gì có thể lấp vào khoảng trống giữa các trận thể thao, các cuốn phim, một ván bài hay một ván cờ; và nó có thể bị hy sinh không chút đắn đo khi người ta dành “ưu tiên” cho những công việc và những bổn phận không thể buông bỏ trong cuộc đấu tranh sinh tồn.
Dường như rõ ràng là văn chương càng ngày càng trở thành một hoạt động của nữ giới. Trong các tiệm sách, các cuộc hội nghị hay các buổi đọc sách công cộng của các nhà văn, thậm chí, ngay trong các khoa nhân văn ở đại học, đàn bà rõ ràng là nhiều hơn đàn ông. Trước nay người ta vẫn thường giải thích là các phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu đọc nhiều vì họ làm việc ít giờ hơn nam giới, và quá nhiều phụ nữ cảm thấy họ có những lý do thích đáng hơn đàn ông để biện minh cho thời gian mà họ dành cho những chuyện huyễn tưởng và ảo tưởng. Tôi có phần dị ứng với lối giải thích căn cứ vào việc phân chia nam và nữ thành hai phạm trù đông cứng và gán cho mỗi phái tính những ưu và khuyết điểm đặc thù của nó; nhưng không nghi ngờ gì nữa là càng ngày số lượng độc giả văn chương càng ít, và trong số ít ỏi còn lại ấy, phụ nữ chiếm đa số.
Hiện tượng này hầu như diễn ra khắp nơi. Tại Tây-ban-nha, chẳng hạn, một cuộc thăm dò mới đây do Tổng Hội Nhà Văn Tây-ban-nha thực hiện cho thấy có một nửa dân số trong cả nước chưa bao giờ đọc một cuốn sách nào cả. Cuộc thăm dò cũng cho thấy, trong cái thiểu số người đọc sách, số phụ nữ thừa nhận có đọc sách cao hơn số nam giới khoảng 6.2 phần trăm, một sự chênh lệch có vẻ như đang lớn dần. Tôi vui cho những phụ nữ này, nhưng tôi cảm thấy buồn cho nam giới, và cho cả hàng triệu người có khả năng đọc nhưng lại không chịu đọc.
Họ khiến tôi thấy thương hại cho họ không phải chỉ vì họ không biết đến cái lạc thú mà họ đánh mất, nhưng còn vì tôi tin là một xã hội không có văn chương, hay một xã hội trong đó văn chương bị xua đuổi — như một tật xấu ngấm ngầm — ra ngoài lề đời sống xã hội và cá nhân, và bị biến thành một cái gì giống như một thứ giáo phái tà đạo, thì đó là một xã hội bị mắc đọa trở thành man rợ về phương diện tinh thần, và thậm chí có nguy cơ đánh mất nền tự do của nó. Tôi muốn đưa ra một số lập luận để phản đối cái ý tưởng cho văn chương là chuyện phù phiếm, và để bênh vực cho quan điểm xem nó là một trong những công việc tiên quyết và thiết yếu của trí tuệ, một hoạt động bất khả thay thế trong việc xây dựng công dân trong một xã hội hiện đại và dân chủ, một xã hội của những cá nhân tự do.
Chúng ta sống trong kỷ nguyên chuyên môn hoá kiến thức, nhờ sự phát triển phi thường của khoa học và kỹ thuật và từ việc phân mảnh tất nhiên của kiến thức thành vô số chuyên ngành hẹp khác nhau. Xu hướng văn hoá này, dù gì đi nữa, chắc hẳn sẽ nổi bật lên trong những năm sắp tới. Chắc chắn là việc chuyên môn hoá mang lại nhiều lợi ích. Nó mở ra những khám phá sâu hơn, những thí nghiệm lớn hơn; nó chính là động cơ của sự tiến bộ. Tuy nhiên, nó cũng có những hậu quả tiêu cực, vì nó xoá bỏ những đặc tính trí thức và văn hoá thông thường vốn cho phép nam và nữ cùng tồn tại, giao tiếp và có cảm giác liên đới với nhau. Chuyên môn hoá dẫn đến sự thiếu vắng mối cảm thông xã hội, đến việc phân chia con người vào những khu biệt cư (ghetto) của các kỹ thuật viên và chuyên viên. Sụ chuyên môn hoá kiến thức đòi hỏi những thứ ngôn ngữ chuyên môn hoá và những loại mã tự càng ngày càng có tính chuyên ngành, vì thông tin càng ngày càng trở thành chuyên biệt và khu biệt hoá. Đây là tình trạng đặc dị hoá và phân cách hoá mà một câu cách ngôn ngày xưa đã cảnh báo chúng ta: đừng quá chú mục vào cành hay lá mà quên chúng là bộ phận của cây; hoặc quá chú mục vào cây mà quên chúng là bộ phận của rừng. Ý thức về sự hiện hữu của rừng tạo nên cảm giác về tính khái quát, cảm giác về sự tuỳ thuộc, vốn là điều kiện nối kết xã hội lại với nhau và ngăn ngừa cho nó khỏi bị phân tán thành hằng hà sa số những sự cá biệt mang tính tự kỷ. Tính tự kỷ của quốc gia cũng như của cá nhân tạo nên bệnh hoang tưởng và sự cuồng sảng, bóp méo hiện thực, từ đó làm nảy ra ra sự thù hận, chiến tranh và ngay cả hoạ diệt chủng.
Trong thời đại của chúng ta hiện nay, khoa học và kỹ thuật không thể đóng một vai trò nhất quán, chỉ vì sự phong phú vô tận của kiến thức cũng như tốc độ tiến hoá của nó đã dẫn đến sự chuyên môn hoá và những điều khó hiểu của nó. Nhưng văn chương đã, đang và, cho đến chừng nào nó còn tồn tại, sẽ tiếp tục là một trong những mẫu số chung của kinh nghiệm nhân sinh qua đó loài người có thể nhận biết chính họ và có thể tương thoại với nhau, bất kể những khác biệt đến đâu chăng nữa về nghề nghiệp, về những dự định trong đời sống, về trú xứ địa lý và văn hoá, về hoàn cảnh riêng tư của từng người. Nó đã giúp cho các cá nhân, với tất cả những nét cá biệt của cuộc sống của họ, vượt qua lịch sử: với tư cách là độc giả của Cervantes, Shakespeare, Dante và Tolstoy, chúng ta hiểu nhau xuyên qua không gian và thời gian, và chúng ta cảm thấy chính mình là thành viên của cùng một chủng loại, bởi vì, qua những tác phẩm mà các nhà văn này đã sáng tạo, chúng ta học được điều gì chúng ta cùng chia sẻ với nhau như những con người, điều gì vẫn còn là đại đồng giữa tất cả chúng ta bên dưới cơ man những tiểu dị đã phân hoá chúng ta. Không có gì bảo vệ một con người tốt hơn trước sự ngu xuẩn của thành kiến, sự kỳ thị chủng tộc, óc bè phái trong tôn giáo và chính trị, và chủ nghĩa dân tộc độc tôn, cho bằng cái sự thật từng hiển lộ bất biến trong những tác phẩm văn chương lớn: rằng con người, nam cũng như nữ, thuộc mọi quốc gia và xứ sở, đều nhất thiết bình đẳng với nhau, và chỉ có sự bất công mới gieo rắc trong họ mầm mống của óc kỳ thị, nỗi sợ hãi và sự bóc lột.
Không có gì tốt hơn văn chương để dạy cho chúng ta thấy, giữa những sự dị biệt về sắc tộc và văn hoá, sự giàu có của di sản nhân loại, và biết quý trọng những sự dị biệt này như một thực chứng của sự sáng tạo đa diện của nhân loại. Đọc những áng văn chương hay là một kinh nghiệm lạc thú, dĩ nhiên; nhưng đó cũng còn là một kinh nghiệm để tìm hiểu chúng ta là gì và như thế nào, trong sự nguyên vẹn cũng như sự bất toàn của con người, với những hành động, những giấc mơ và những bóng ma của chúng ta, riêng lẻ cũng như trong những mối quan hệ nối liền chúng ta với kẻ khác, trong hình ảnh công cộng cũng như trong những góc khuất bí ẩn của ý thức chúng ta.
Cái tổng thể phức tạp của những sự thật đầy nghịch lý này — theo cách nói của Isaiah Berlin — đã làm nên chính bản chất của điều kiện nhân sinh. Trong thế giới ngày nay, cái kiến thức quán triệt và sinh động này về con người chỉ có thể được tìm thấy trong văn chương. Thậm chí không có bất cứ ngành nhân văn nào khác — kể cả triết học, lịch sử hay các bộ môn nghệ thuật, và chắc chắn không phải các bộ môn khoa học xã hội — có thể có được cái kiến quan nhất quán này, cái diễn ngôn phổ quát này. Ngay cả các ngành nhân văn cũng phải chịu thúc thủ trước sự phân hoá và vi phân hoá hiểm nghèo của kiến thức, tự cô lập trong những nhánh tri thức mang tính kỹ thuật càng ngày càng trở nên manh mún, ở đó, ý tưởng và từ vựng vượt ra ngoài tầm với của con người bình thường.
Một số phê bình gia và lý thuyết gia thậm chí còn muốn biến văn chương thành một khoa học. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra bởi tác phẩm hư cấu không hiện hữu để chỉ tra vấn một giới vực đơn lẻ của kinh nghiệm. Nó hiện hữu để làm phong phú cái tổng thể của cuộc nhân sinh xuyên qua sự tưởng tượng, một cái tổng thể không thể bị chia cắt, tháo rời, hay giảm thiểu thành một chuỗi những sơ đồ hay công thức mà không bị biến mất. Đó chính là ý nghĩa của cái kiến quan của Proust rằng “cuộc nhân sinh thực sự, mà cuối cùng sẽ được hiển lộ, cuộc nhân sinh duy nhất được sống một cách trọn vẹn, là văn chương.” Nói thế, không phải là ông đang phóng đại và cũng không phải là ông chỉ đang diễn tả tình yêu đối với nghiệp văn của chính mình. Ông đang xiển dương cái dự kiến đặc thù rằng, nhờ văn chương, cuộc nhân sinh sẽ được hiểu rõ hơn và được sống tốt hơn, và rằng để sống cuộc nhân sinh một cách trọn vẹn hơn người ta cần phải sống nó và chia sẻ nó với những kẻ khác.
Mối tương giao thân ái mà văn chương thiết lập giữa người và người, thúc đẩy họ đối thoại với nhau và làm cho họ có ý thức về một nguồn gốc chung và một mục tiêu chung, là mối tương giao vượt qua mọi giới hạn mang tính thời gian. Văn chương đưa chúng ta trở lại quá khứ và nối liền chúng ta với những con người của những thời đại đã qua, những con người đã đặt ra những câu chuyện, đã thưởng thức và đã mơ mộng qua những văn bản truyền lại cho chúng ta, những văn bản hôm nay cho phép chúng ta cũng thưởng thức và mơ mộng như thế. Cái cảm nhận mình là thành viên trong kinh nghiệm nhân sinh tập thể vượt qua thời gian và không gian này là thành tựu lớn nhất của văn hoá, và không có gì đóng góp nhiều hơn vào việc phục hồi nó trong từng thế hệ cho bằng văn chương.
Borges luôn luôn cảm thấy bực mình khi bị hỏi: “Văn chương dùng để làm gì?” Dường như ông cảm thấy đó là một câu hỏi ngu xuẩn; với câu hỏi đó, ông chỉ muốn trả lời: “Chẳng có ai lại hỏi tiếng hót của chim hoàng yến hay cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp để làm gì.” Nếu những cái đẹp như thế hiện hữu, và nếu, nhờ chúng, cuộc sống bớt xấu và bớt buồn đi, dù chỉ trong một thoáng, thì việc tìm kiếm những lý do thực tế để biện giải cho nó không phải là quá đỗi nhảm nhí sao? Nhưng cái câu hỏi ấy dù sao cũng là một câu hỏi hay. Bởi vì tiểu thuyết và thơ không giống với tiếng chim hót hay cảnh mặt trời lặn xuống chân mây; bởi vì chúng không được tạo ra một cách tình cờ hay tự nhiên. Chúng là những sáng tạo của con người, và bởi vậy, người ta có quyền hỏi tại sao chúng được sáng tạo, chúng được sáng tạo như thế nào, mục đích của chúng là gì và tại sao chúng lại tồn tại lâu đến như vậy.
Các tác phẩm văn chương được sinh ra, như những bóng ma vô hình tướng, trong đáy sâu ý thức của nhà văn, được phóng chiếu vào đó bởi sức mạnh tổng hợp của vô thức, và sự mẫn cảm của nhà văn trước thế giới chung quanh, và những cảm xúc của hắn; và chính từ tất cả những điều này, qua cuộc đấu tranh với chữ nghĩa, nhà thơ hay người kể chuyện dần dần tạo ra hình thức, thể mạo [của tác phẩm], sự chuyển động, tiết tấu, hoà điệu, và cuộc sống. Một cuộc sống hư tạo, dĩ nhiên, một cuộc sống được tưởng tượng ra, một cuộc sống được làm bằng ngôn ngữ — tuy vậy người ta vẫn tìm kiếm cuộc sống hư tạo này, có người thường xuyên tìm kiếm, có người thỉnh thoảng, bởi vì cuộc sống thực thì thiếu thốn đối với họ, và cũng không có khả năng ban phát cho họ những gì họ mong muốn. Văn chương không bắt đầu hiện hữu qua tác phẩm của một cá nhân riêng lẻ. Nó chỉ hiện hữu khi nó được người khác đón nhận và khi nó trở thành một phần của cuộc sống xã hội — khi nó, nhờ việc đọc, trở thành một kinh nghiệm được chia sẻ.
Một trong những hiệu quả lợi ích đầu tiên của văn chương diễn ra ở cấp độ ngôn ngữ. Một cộng đồng không có một nền văn chương bằng chữ viết thì sẽ tự diễn đạt ít chính xác hơn, ít phong phú về sắc độ tình cảm hơn, và cũng ít minh bạch hơn so với một cộng đồng nơi mà công cụ thông tri chính, tức là chữ viết, đã được trau dồi và được hoàn thiện qua các văn bản văn chương. Một nhân loại không đọc, không được văn chương chạm đến, thì giống như một cộng đồng mù điếc và mắc bệnh vong ngữ, phải chịu đựng những khó khăn to lớn trong việc thông tri do cái ngôn ngữ thô thiển của nó gây ra. Điều này cũng đúng cả với từng cá nhân nữa. Một người không đọc, hoặc đọc ít, hoặc chỉ đọc những thứ rơm rác, là một kẻ thiểu năng: hắn có thể nói rất nhiều nhưng chẳng phát biểu được bao nhiêu, bởi từ vựng của hắn thiếu thốn phương tiện để tự diễn tả.
Đây không chỉ là một sự hạn chế về ngôn ngữ. Nó còn thể hiện một hạn chế trong tri thức và trong sự tưởng tượng. Nó là sự nghèo nàn về tư tưởng, vì lý do đơn giản là những ý tưởng, những khái niệm mà xuyên qua đó chúng ta nắm bắt được những bí ẩn của điều kiện nhân sinh, không thể tồn tại bên ngoài ngôn từ. Chúng ta học cách nói một cách chính xác — và sâu sắc, mạnh mẽ, tinh tế — từ những áng văn chương hay, và chỉ từ những áng văn chương hay mà thôi. Không có bất cứ chuyên ngành hay bộ môn nghệ thuật nào khác có thể thay thế văn chương trong việc thủ tác thứ ngôn ngữ mà con người cần để thông tri. Phát ngôn trôi chảy, sở hữu và tuỳ nghi sử dụng một ngôn ngữ phong phú và sinh động, có khả năng tìm ra lối diễn tả thích nghi cho mọi ý tưởng và mọi cảm xúc mà ta muốn truyền đạt, tức là được chuẩn bị tốt hơn để suy nghĩ, để giảng dạy, để học hỏi, để đàm thoại, và cũng để tự do tưởng tượng, để mơ mộng, để cảm nhận. Một cách kín đáo, chữ nghĩa vọng âm trong mọi hành động của chúng ta, kể cả những hành động ngỡ như không dính líu gì đến ngôn ngữ. Và khi ngôn ngữ phát triển, nhờ văn chương, và đạt đến cao độ của sự tinh xảo và phong cách, nó làm gia tăng khả năng thưởng thức của con người.
Văn chương thậm chí còn ban cho tình yêu, dục vọng và cả hành động tính giao cái phẩm cách của sự sáng tạo nghệ thuật. Không có văn chương, ngôn ngữ nhục cảm sẽ không hiện hữu. Tình yêu và lạc thú sẽ nghèo nàn hơn, chúng sẽ thiếu hẳn sự tao nhã và tinh tế, chúng sẽ không thể đạt tới độ mãnh liệt mà sự phóng tưởng trong văn chương mang lại. Không phải là cường điệu khi nói rằng một cặp tình nhân đã từng đọc Garcilaso, Petrarch, Gongora hay Baudelaire sẽ đánh giá lạc thú và nghiệm sinh lạc thú cao hơn những người mù chữ đã bị những tập phim tình cảm xã hội trên truyền hình biến thành những kẻ ngớ ngẩn. Trong một thế giới mù chữ, tình yêu và dục vọng sẽ không khác gì những thứ làm thoả mãn thú tính, chúng cũng không vượt qua khỏi sự thoả mãn thô lậu của những bản năng sơ khai.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Giọng nói dứt khoát của ông chủ tọa khiến cả nhà tôi đau đớn”


Đã gần 10 năm trôi qua, kể từ ngày ông Nguyễn Thanh Chấn (trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị kết án ngồi tù oan sai do cựu thẩm phán TAND tối cao Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) làm chủ tọa phiên tòa.

 Ông Nguyễn Thanh Chấn trao đổi với phóng viên.



Nhớ lại ký ức của 10 năm về trước, ông Chấn không kìm nén được nước mắt: “Tôi nhớ như in, thời điểm tòa tuyên án tôi về tội giết người là ngày 27/7, nếu không nhờ tình tiết giảm nhẹ do bố tôi là liệt sĩ, có lẽ tôi có đã không thể thoát khỏi án tử hình trong gang tấc”.
Nói đến đây, ông Chấn như mắc nghẹn ở cổ họng, toàn thân người tù oan sai này cứng đơ, tựa lưng vào bức tường đã cũ kỹ mà không nói thêm được điều gì
Tiếp lời chồng, bà Nguyễn Thị Chiến cho biết: “Lúc chồng tôi tranh luận với Viện kiểm sát để chứng minh bản thân không phạm tội, tuy nhiên, HĐXX chỉ lặng im và cuối cùng tuyên án tù chung thân. Giọng nói dứt khoát của ông chủ tọa khiến cả nhà tôi đau đớn, con gái lớn không giữ nổi bình tĩnh đã ngất luôn tại tòa”.
Mặc dù rất căm phẫn với những người trực tiếp thực thi pháp luật dạo đó, cố tình dồn nén gia đình mình đến bước đường cùng, song bà Chiến dường như cũng nhận ra điều gì đó: “Trong lúc xét xử, nhiều cán bộ thỉnh thoảng cũng quay đi, đôi mắt họ đỏ hoe, tôi nghĩ họ biết chồng tôi oan sai nhưng không làm gì được vì quyền tuyên án vẫn là chủ tọa phiên tòa. Sau khi nghe HĐXX đọc bản án, ông Chấn một mực kêu oan trước tòa, ông cho rằng những tình tiết trong vụ án là “hoang đường, phi lý”.

Bà Nguyễn Thị Chiến khóc òa khi kể về những tháng ngày gian khổ kêu oan cho chồng.

Tại phiên tòa ngày hôm đó, ông Chấn cũng đưa ra bằng chứng gỡ tội cho mình: “Gia đình tôi có mắc một chiếc điện thoại cố định phục vụ bà con trong làng. Trước thời điểm nghi ngờ tôi giết chị H. chỉ vài phút, tôi đang bấm máy cho anh Nguyễn Văn Thực (người cùng làng) gọi điện thoại đi và việc đó có bà Phạm Thị Nhâm (người cùng làng) đến mua kẹo làm chứng. Bảng kê chi tiết điện thoại gia đình tôi sau đó cũng đưa ra làm bằng chứng trước tòa nhưng cũng bị bác bỏ. Họ bác bỏ toàn bộ những chứng cứ có lợi cho tôi và chỉ công nhận những gì bất lợi. Tôi có làm gì nên tội mà sao họ cứ phải làm thế với tôi?”.
Bà Thân Thị Hải – người sát cánh cùng vợ ông Chấn đi kêu oan nhấn mạnh: “Có lẽ do những ngày bị tạm giam chờ xét xử, ông Chấn bị bức cung nhục hình dẫn đến sức khỏe suy kiệt, người tù oan sai này vẫn cứ cố bảo vệ lẽ phải cho mình nhưng tất cả đều vô vọng”.
Bản án “dàn dựng”
Theo bản án số 1241/PTHS, ông Chấn bị kết tội “giết người” sau khi hiếp dâm không thành chị Nguyễn Thị H.. Nội dung bản án cho rằng, trên đường đi lấy nước, ông Chấn đi ngang qua nhà nạn nhân Nguyễn Thị H., thấy chị này đang trong nhà liền nảy ý định vào “trộm tình”. Nghĩ là làm, Chấn lẻn vào nhà, tay chộp vào ngực người phụ nữ và đề nghị sỗ sàng: “Cho anh một cái” nhưng bị cự tuyệt. Giận dữ, Chấn rút con dao thủ sẵn trong người ra đâm liên tiếp vào người, vào bụng chị H. khiến chị này tử vong.
 Ông Nguyễn Thanh Chấn bên vòng tay bà con lối xóm.
Điều đáng nói, bản án còn nêu rất rõ chứng cứ cho thấy chính ông Chấn là thủ phạm: “Cơ quan điều tra xác định kích thước vết chân của Nguyễn Thanh Chấn cho thấy bàn chân trái của Chấn gần đúng với vết chân bỏ lại hiện trường”.
Tại trang 10 của bản án phúc thẩm, “tội ác” của ông Chấn được kết luận hết sức đanh thép: “Hành vi giết người của Chấn thể hiện sự hung hãn, tàn bạo và hết sức độc ác và y cố tình thực hiện tội phạm đến cùng”. Và để củng cố cho kết luận của mình, phiên tòa phúc thẩm cũng nêu rõ quan điểm: “Tòa án cấp sơ thẩm quy kết Nguyễn Thanh Chấn theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự về tội giết người là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, không oan như lời nại ra của y”.
Án phúc thẩm còn nêu nhận định: “Thực ra Nguyễn Thanh Chấn cố tình chối tội bởi sự mặc cảm về tội ác mà y đã gây ra cho người khác cùng với sự gieo rắc đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân, mặt khác hòng lẩn tránh sự lên án của dư luận xã hội và sự trừng phạt nghiêm minh của luật pháp…”.
Nhận định về bản án này, ông Chấn khẳng định, tất cả chỉ là dàn dựng, bản thân bị ép cung, nhục hình, bị đánh đập nên phải nhận tội.
Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, theo tài liệu điều tra, trong quá trình nghiên cứu xem xét phúc thẩm hồ sơ vụ án đối với bị can Nguyễn Thanh Chấn, ông Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) khi đó là Thẩm phán TAND Tối cao, chủ tọa phiên tòa đã không thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Ông Chiêm đã sử dụng các chứng cứ được thu thập trái quy định để kết tội ông Chấn sát hại chị Nguyễn Thị H., người cùng thôn Me, xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang. Gia đình nạn nhân đã đề nghị xem xét tình tiết chị H. bị mất 2 chiếc nhẫn trước khi bị sát hại, nhưng ông Chiêm đã không kiểm tra đánh giá chứng cứ trong quá trình điều tra nên không phát hiện sai sót về tố tụng hình sự.
Trong quá trình xét xử phúc thẩm, Thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm đã sử dụng chứng cứ duy nhất là lời khai nhận tội của ông Chấn tại CQĐT và sử dụng biên bản xác định kích thước bàn chân ông Chấn nhận định là gần đúng với dấu vết bàn chân thu thập được tại hiện trường làm chứng cứ buộc tội ông Chấn đã phạm tội giết người. CQĐT Viện KSND Tối cao nhận định, việc làm của Thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm đã vi phạm một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa trong đánh giá chứng cứ dẫn đến việc tuyên bản án oan sai.

Liên quan đến vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, ngày 29/9 vừa qua, Lý Nguyễn Chung (người gây ra cái chết cho chị Hoan) hung thủ thật sự trong vụ án mạng tại thôn Me năm 2004 đã bị đưa ra xét xử tại TAND tỉnh Bắc Giang với hai tội Giết người và Cướp tài sản. Tuy nhiên, phiên toà đã hoãn do đề nghị của đại diện bị hại, luật sư và cơ quan công tố

Ngày 30/9,  Cơ quan điều tra cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) để điều trahành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo tài liệu điều tra, trong quá trình nghiên cứu xem xét phúc thẩm hồ sơ vụ án đối với bị can Nguyễn Thanh Chấn, ông Chiêm khi đó là Thẩm phán TAND Tối cao, chủ tọa phiên tòa đã không thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

————-

http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so-vu-an/cuu-tham-phan-toa-toi-cao-vua-bi-bat-trong-ky-uc-vochong-ong-chan-a53416.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Giọng nói dứt khoát của ông chủ tọa khiến cả nhà tôi đau đớn”

Đã gần 10 năm trôi qua, kể từ ngày ông Nguyễn Thanh Chấn (trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị kết án ngồi tù oan sai do cựu thẩm phán TAND tối cao Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) làm chủ tọa phiên tòa.

 Ông Nguyễn Thanh Chấn trao đổi với phóng viên.


Nhớ lại ký ức của 10 năm về trước, ông Chấn không kìm nén được nước mắt: “Tôi nhớ như in, thời điểm tòa tuyên án tôi về tội giết người là ngày 27/7, nếu không nhờ tình tiết giảm nhẹ do bố tôi là liệt sĩ, có lẽ tôi có đã không thể thoát khỏi án tử hình trong gang tấc”.
Nói đến đây, ông Chấn như mắc nghẹn ở cổ họng, toàn thân người tù oan sai này cứng đơ, tựa lưng vào bức tường đã cũ kỹ mà không nói thêm được điều gì
Tiếp lời chồng, bà Nguyễn Thị Chiến cho biết: “Lúc chồng tôi tranh luận với Viện kiểm sát để chứng minh bản thân không phạm tội, tuy nhiên, HĐXX chỉ lặng im và cuối cùng tuyên án tù chung thân. Giọng nói dứt khoát của ông chủ tọa khiến cả nhà tôi đau đớn, con gái lớn không giữ nổi bình tĩnh đã ngất luôn tại tòa”.
Mặc dù rất căm phẫn với những người trực tiếp thực thi pháp luật dạo đó, cố tình dồn nén gia đình mình đến bước đường cùng, song bà Chiến dường như cũng nhận ra điều gì đó: “Trong lúc xét xử, nhiều cán bộ thỉnh thoảng cũng quay đi, đôi mắt họ đỏ hoe, tôi nghĩ họ biết chồng tôi oan sai nhưng không làm gì được vì quyền tuyên án vẫn là chủ tọa phiên tòa. Sau khi nghe HĐXX đọc bản án, ông Chấn một mực kêu oan trước tòa, ông cho rằng những tình tiết trong vụ án là “hoang đường, phi lý”.

Bà Nguyễn Thị Chiến khóc òa khi kể về những tháng ngày gian khổ kêu oan cho chồng.

Tại phiên tòa ngày hôm đó, ông Chấn cũng đưa ra bằng chứng gỡ tội cho mình: “Gia đình tôi có mắc một chiếc điện thoại cố định phục vụ bà con trong làng. Trước thời điểm nghi ngờ tôi giết chị H. chỉ vài phút, tôi đang bấm máy cho anh Nguyễn Văn Thực (người cùng làng) gọi điện thoại đi và việc đó có bà Phạm Thị Nhâm (người cùng làng) đến mua kẹo làm chứng. Bảng kê chi tiết điện thoại gia đình tôi sau đó cũng đưa ra làm bằng chứng trước tòa nhưng cũng bị bác bỏ. Họ bác bỏ toàn bộ những chứng cứ có lợi cho tôi và chỉ công nhận những gì bất lợi. Tôi có làm gì nên tội mà sao họ cứ phải làm thế với tôi?”.
Bà Thân Thị Hải – người sát cánh cùng vợ ông Chấn đi kêu oan nhấn mạnh: “Có lẽ do những ngày bị tạm giam chờ xét xử, ông Chấn bị bức cung nhục hình dẫn đến sức khỏe suy kiệt, người tù oan sai này vẫn cứ cố bảo vệ lẽ phải cho mình nhưng tất cả đều vô vọng”.
Bản án “dàn dựng”
Theo bản án số 1241/PTHS, ông Chấn bị kết tội “giết người” sau khi hiếp dâm không thành chị Nguyễn Thị H.. Nội dung bản án cho rằng, trên đường đi lấy nước, ông Chấn đi ngang qua nhà nạn nhân Nguyễn Thị H., thấy chị này đang trong nhà liền nảy ý định vào “trộm tình”. Nghĩ là làm, Chấn lẻn vào nhà, tay chộp vào ngực người phụ nữ và đề nghị sỗ sàng: “Cho anh một cái” nhưng bị cự tuyệt. Giận dữ, Chấn rút con dao thủ sẵn trong người ra đâm liên tiếp vào người, vào bụng chị H. khiến chị này tử vong.
 Ông Nguyễn Thanh Chấn bên vòng tay bà con lối xóm.
Điều đáng nói, bản án còn nêu rất rõ chứng cứ cho thấy chính ông Chấn là thủ phạm: “Cơ quan điều tra xác định kích thước vết chân của Nguyễn Thanh Chấn cho thấy bàn chân trái của Chấn gần đúng với vết chân bỏ lại hiện trường”.
Tại trang 10 của bản án phúc thẩm, “tội ác” của ông Chấn được kết luận hết sức đanh thép: “Hành vi giết người của Chấn thể hiện sự hung hãn, tàn bạo và hết sức độc ác và y cố tình thực hiện tội phạm đến cùng”. Và để củng cố cho kết luận của mình, phiên tòa phúc thẩm cũng nêu rõ quan điểm: “Tòa án cấp sơ thẩm quy kết Nguyễn Thanh Chấn theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự về tội giết người là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, không oan như lời nại ra của y”.
Án phúc thẩm còn nêu nhận định: “Thực ra Nguyễn Thanh Chấn cố tình chối tội bởi sự mặc cảm về tội ác mà y đã gây ra cho người khác cùng với sự gieo rắc đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân, mặt khác hòng lẩn tránh sự lên án của dư luận xã hội và sự trừng phạt nghiêm minh của luật pháp…”.
Nhận định về bản án này, ông Chấn khẳng định, tất cả chỉ là dàn dựng, bản thân bị ép cung, nhục hình, bị đánh đập nên phải nhận tội.
Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, theo tài liệu điều tra, trong quá trình nghiên cứu xem xét phúc thẩm hồ sơ vụ án đối với bị can Nguyễn Thanh Chấn, ông Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) khi đó là Thẩm phán TAND Tối cao, chủ tọa phiên tòa đã không thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Ông Chiêm đã sử dụng các chứng cứ được thu thập trái quy định để kết tội ông Chấn sát hại chị Nguyễn Thị H., người cùng thôn Me, xã Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang. Gia đình nạn nhân đã đề nghị xem xét tình tiết chị H. bị mất 2 chiếc nhẫn trước khi bị sát hại, nhưng ông Chiêm đã không kiểm tra đánh giá chứng cứ trong quá trình điều tra nên không phát hiện sai sót về tố tụng hình sự.
Trong quá trình xét xử phúc thẩm, Thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm đã sử dụng chứng cứ duy nhất là lời khai nhận tội của ông Chấn tại CQĐT và sử dụng biên bản xác định kích thước bàn chân ông Chấn nhận định là gần đúng với dấu vết bàn chân thu thập được tại hiện trường làm chứng cứ buộc tội ông Chấn đã phạm tội giết người. CQĐT Viện KSND Tối cao nhận định, việc làm của Thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm đã vi phạm một số điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa trong đánh giá chứng cứ dẫn đến việc tuyên bản án oan sai.

Liên quan đến vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, ngày 29/9 vừa qua, Lý Nguyễn Chung (người gây ra cái chết cho chị Hoan) hung thủ thật sự trong vụ án mạng tại thôn Me năm 2004 đã bị đưa ra xét xử tại TAND tỉnh Bắc Giang với hai tội Giết người và Cướp tài sản. Tuy nhiên, phiên toà đã hoãn do đề nghị của đại diện bị hại, luật sư và cơ quan công tố

Ngày 30/9,  Cơ quan điều tra cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Tuấn Chiêm (SN 1949, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) để điều trahành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo tài liệu điều tra, trong quá trình nghiên cứu xem xét phúc thẩm hồ sơ vụ án đối với bị can Nguyễn Thanh Chấn, ông Chiêm khi đó là Thẩm phán TAND Tối cao, chủ tọa phiên tòa đã không thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

————-

http://www.doisongphapluat.com/phap-luat/ho-so-vu-an/cuu-tham-phan-toa-toi-cao-vua-bi-bat-trong-ky-uc-vochong-ong-chan-a53416.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang