Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Chặn đứng "Vạn lý Trường Thành" phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

"...Động thái tỏ ra trung lập trước Trung Quốc ngày một hung hăng hơn với các nước láng giềng sẽ chỉ đặt Bắc Kinh gần hơn tới chỗ đánh chiếm bất hợp pháp các hòn đảo ở Biển Đông..."




giankhoanHD981_55
Tàu Hải cảnh Trung Quốc lập vòng vây bảo vệ hoạt động bất hợp pháp
của giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam hồi tháng 5
Tờ National Interest ngày 3/9 đăng bài phân tích của học giả Captain Raul Pedrozo, cựu thẩm phán Mỹ viết cho Trung tâm Phân tích Hải quân bình luận, việc xem xét kỹ hồ sơ lịch sử và pháp lý cho thấy rằng các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
Theo Raul Pedrozo, nửa đầu năm 2014 đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể các hành vi hung hăng của Trung Quốc khi nước này tiếp tục chiến dịch lát cắt xúc xích nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông. Bắc Kinh đã tìm cách thay đổi hiện trạng trong khu vực để củng cố tuyên bố "chủ quyền" đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và vùng biển liền kề.
Trong tháng 2 Trung Quốc đã bắt đầu một dự án xây dựng, cải tạo bất hợp pháp quy mô lớn tại đá Gạc Ma - Trường Sa, trong đó có thể chứa một sân bay quân sự mới của quân đội nước này để kiểm soát các tuyến đường biến chiến lược trong khu vực đi qua Bển Đông. Các tháng tiếp theo, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực thi cái gọi là quy định đánh bắt cá mới, bắt tàu các các nước phải "được phép" của họ mới được đánh bắt trong 2 triệu km vuông của đường lưỡi bò khét tiếng trên Biển Đông.
Vào tháng 5, Trung Quốc tiếp tục leo thang với việc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam . Tàu chiến hải quân và các tàu tuần tra khác của chính phủ nước này cùng một số lượng lớn "tàu cá" đã được triển khai để bảo vệ hoạt động phi pháp của giàn khoan. Một tuần sau đó, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã ra sức ngăn cản hoạt động tiếp tế của Philippines cho tiểu đội lính đồn trú ngoài bãi Cỏ Mây, Trường Sa mặc dù hoạt động này vẫn diễn ra thường xuyên liên tục từ 1999.
Gần đây nhất, Bắc Kinh công khai bác bỏ đề xuất của Mỹ đóng băng các hành vi khiêu khích trên Biển Đông tại diễn đàn An ninh khu vực (ARF), đồng thời công bố sẽ xây dựng trái phép 5 ngọn hải đăng ở Hoàng Sa. Chỉ 2 tuần sau đó, 1 chiếc J-11 của quân đội Trung Quốc đã có hành vi "đánh chặn" nguy hiểm nhằm vào chiếc P-8 của hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động trong không phận quốc tế trên Biển Đông ở phía Đông đảo Hải Nam.
Trung Quốc đã biện minh cho tất cả các hành động (phi pháp, khiêu khích) này bằng tuyên bố họ có cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển liền kề, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển và đấy biển có liên quan nằm trong đường lưỡi bò. Nhưng việc xem xét kỹ các ghi chép lịch sử và pháp lý cho thấy rằng tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
duongluoibo32
Căng thẳng trên Biển Đông hiện nay đều xuất phát từ tham vọng
bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, thể hiện rõ nhất qua tấm
bản đồ đường lưỡi bò bất hợp pháp
Bắc Kinh nói rằng họ có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên sự phát hiện và thực thi chủ quyền liên tục trong suốt triều đại nhà Hán. Mặc dùy thủy thủ Trung Quốc có thể đã nhận thức được sự tồn tại của những hòn đảo ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng cụ thể rằng Trung Quốc đã thực sự "phát hiện" ra những hòn đảo này trước những người đi biển từ các nước láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Hơn nữa, ngay cả khi Trung Quốc phát hiện ra các đảo, luật pháp quốc tế cho thấy khá rõ ràng rằng các hoạt động khám phá mang tư cách cá nhân mà không có hành vi nghề nghiệp, kiểm soát hiệu quả sau đó thì không có ý nghĩa đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ. Hiệu quả nghề nghiệp đòi hỏi phải có ý định và sẽ hành động thực thi chủ quyền cùng với một số hoạt động thực tế thể hiện điều đó.
Trung Quốc dựa trên hồ sơ cho rằng ngư dân nước này đã "sống rải rác trên một số đảo ở Trường Sa trong thời gian ngắn". Tuy nhiên theo luật pháp quốc tế, hành vi của các cá nhân này không đủ điều kiện là hành động của một nhà nước. Không có bằng chứng đáng tin cậy rằng chính phủ Trung Quốc đã ủy quyền, trao quyền cho những ngư dân này, thậm chí là xử phạt họ.
Các hành vi có thể kiểm chứng đầu tiên về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa đã không xảy ra cho đến năm 1909, nhưng gần 100 năm trước đó hoàng đế Gia Long của Việt Nam đã chính thức chiếm hữu quần đảo này từ năm 1816. Việt Nam và Pháp đã quản lý và thực thi chủ quyền liên tục và hiệu quả đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Nhật đảo chính Pháp trong Thế chiến II.
Hành động có thể kiểm chứng đầu tiên của Trung Quốc đối với yêu sách chủ quyền quần đảo Trường Sa xảy ra năm 1933, nhưng cũng sau khi Pháp (với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại) đã công bố công khai chủ quyền với quần đảo này năm 1929. Pháp chính thức chiếm đóng quần đảo Trường Sa năm 1933, đồng thời sáp nhập và quản lý hiệu quả quần đảo này. Thời điểm đó chinh phục vẫn là một phương pháp thụ đắc lãnh thổ được công nhận theo luật quốc tế cho đến khi Hiến chương Liên Hợp Quốc có hiệu lực tháng 10/1945.
Trung Quốc cũng viện dẫn một số điều ước quốc tế, các tài liệu báo cáo để chứng minh yêu sách "chủ quyền" của họ với các đảo ở Biển Đông, nhưng các tài liệu này không hỗ trợ cho quan điểm của Bắc Kinh.
Họ cho rằng nước Pháp đã từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại), khi ký hiệp ước Trung - Pháp (Công ước Pháp - Thanh) năm 1887. Tuy nhiên đường biên giới được thành lập năm 1887 chỉ quyết định quyền sở hữu với các đảo ven biển gần, không phải những đảo ở giữa vịnh Bắc Bộ hay xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam để hỗ trợ cho yêu sách của họ cũng đã được đặt không đúng chỗ. Những tài liệu này chỉ cho biết rằng Trung Quốc sẽ khôi phục chủ quyền đối với Mãn Châu, quần đảo Bành Hồ và đảo Đài Loan sau chiến tranh. Các câu tiếp theo tuyên bố Nhật Bản sẽ bị trục xuất khỏi "các vùng lãnh thổ khác" mà Nhật đã chiếm đống bằng vũ lực không có nghĩa là "các vùng lãnh thổ khác" sẽ được trả lại cho Trung Quốc.
Chỉ có kết luận hợp lý là "các vùng lãnh thổ khác" bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã bị đánh chiếm bằng bạo lực từ Pháp (với tư cách đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại) thì sẽ phải trao trả cho Pháp (đại diện cho Việt Nam) chứ không phải Trung Quốc vào lúc kết thúc cuộc chiến.
Kết luận này được hỗ trợ bởi thực tế là Tưởng Giới Thạch đã có mặt tại Hội nghị Cairo nhưng không có tài liệu nào về tuyên bố cuối cùng với các đảo ở Biển Đông. Chắc chắn, nếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là lãnh thổ của Trung Quốc trước chiến tranh, Tưởng Giới Thạch đã phải khẳng định điều này và "đòi lại" chúng ngay tại Hội nghị Cairo.
Trung Quốc nói rằng yêu sách chủ quyền của họ với các đảo ở Biển Đông còn được hỗ trợ bởi Hiệp ước Hòa bình năm 1951 ký kết với Nhật Bản. Tuy nhiên văn bản cuối cùng của hiệp ước đã ghi nhận sự từ bỏ của Nhật Bản với đảo Đài Loan - Bành Hồ và 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong 2 tiểu mục riêng biệt của Điều 2. Như vậy Nhật Bản có lẽ đã từ bỏ quyền của mình với đảo Đài Loan và Bành Hồ và trao trả cho Trung Quốc, còn Hoàng Sa - Trường Sa được Nhật Bản từ bỏ trong tiểu mục riêng biệt với Đài Loan và Bành Hồ cho thấy Trung Quốc không phải đối tượng Nhật Bản trao trả. Lập luận Nhật Bản đã trao trả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc là không có cơ sở.
Tương tự như vậy, Thông cáo chung Trung Quốc - Nhật Bản năm 1972 không ủng hộ lập trường của Bắc Kinh bởi nó chỉ nói rằng Điều 8 của Tuyên bố Potsdam sẽ dược áp dụng chứ không phải Tuyên bố Potsdam và Tuyên bố Cairo hỗ trợ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Năm 1946, Quốc dân đảng đem quân chiếm đóng bất hợp pháp đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa và đảo Hoàng Sa trong quần đảo Hoàng Sa cho đến khi sự chiếm đóng của phe Đồng minh tại Đông Dương kết thúc vào tháng 3/1946 là một sự vi phạm rõ ràng Điều 2 của Hiến chương Liên HỢp Quốc, và do đó nó không cung cấp sự hỗ trợ với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này.
Tương tự như vậy, việc Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình năm 1956 và Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa năm 1988, 1995 cũng vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc, do đó yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không có hiệu lực pháp lý đối với các đảo.
Trung Quốc cũng khẳng định rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ bỏ quyền của mình đối với các đảo ở Biển Đông trong những năm 1950, 1960. Tuy nhiên thời điểm này theo Hiệp định Geneva 1954, cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Pháp bàn giao cho Việt Nam Cộng hòa do ở dưới vĩ tuyến 17 về phía Nam chờ ngày tổng tuyển cử. Vì vậy bất cứ phát biểu nào từ quan chức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với 2 quần đảo này đều vô nghĩa về mặt pháp lý.
Dựa trên những bằng chứng do các bên tranh chấp và các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, có thể thấy rằng hồ sơ của Việt Nam vượt trội hơn hẳn so với Trung Quốc về chủ quyền với các đảo ở Biển Đông.
Theo học giả Raul Rodrozo, Việt Nam cần tìm cách giải quyết vấn đề Biển Đông tại một diễn đàn quốc tế. Việc Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọi các bên tranh chấp khác nhau làm rõ yêu sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế là điều vô ích. Các sự kiện và quy định của luật pháp quốc tế đã khá rõ ràng để chỉ ra rằng tuyên bố yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ, các hành vi đối kháng của Bắc Kinh trên Biển Đông đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Động thái tỏ ra trung lập trước Trung Quốc ngày một hung hăng hơn với các nước láng giềng sẽ chỉ đặt Bắc Kinh gần hơn tới chỗ đánh chiếm bất hợp pháp các hòn đảo ở Biển Đông.
Hồng Thủy
Theo GDVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chả cần tách bạch, dài dòng quá làm gì, chỉ cần viết "Trung thu Việt nam" là đủ mà!

Trung thu 'thoát Trung' ở Sài Gòn

SÀI GÒN (NV) - Người dân Sài Gòn chuẩn bị đón Trung Thu mà lần đầu tiên ít thấy bóng dáng “Made in China” và được thay bằng các sản phẩm mang bản sắc Việt Nam.


Ở phố lồng đèn trên đường Triệu Quang Phục, Chợ Lớn, những người thợ thủ công đã chế ra những cái lòng đèn tàu thủy in rõ dòng chữ, Hoàng Sa, Trường Sa là biểu hiện rõ nhất của ý thức thoát Trung.


Khác với mọi năm, năm nay những lồng đèn nhựa, đèn lồng nhập cảng từ Trung Quốc bị “đè bẹp” bởi nhu cầu quay về với lồng đèn khung tre, giấy kiếng, đèn giấy xếp... đậm bản sắc Việt.


Dù chưa đến cao điểm sáng đèn trung thu, nhưng bóng áo dài làm mẫu ảnh giữa phố lồng đèn vốn đậm sắc màu văn hóa Hoa Hạ, cũng là điều cho thấy nét thuần Việt ngày càng cao trong mùa lễ hội này.


Các hiệu bánh trung thu lâu đời ở Chợ Lớn vẫn làm bánh theo công thức của người Hoa di dân từ thế kỷ trước. Hiệu bánh Phương Diêm Thuận này với công thức làm bánh truyền thống của người Hoa Triều Châu. Theo ông chủ thì hiệu bánh nhà ông sống được nhờ hợp vệ sinh, không dùng chất bảo quản như thực phẩm nhập từ Trung Quốc.


Trần Tiến Dũng 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi bổ xung cho đ/c Vinh: HỌC PHẢI ĐI ĐÔI VỚI HÀNH - SINH VIÊN RA TRƯƠNG PHẢI CÓ VIỆC LÀM - Nếu không một ngày không xa giáo dục sẽ là khoảng trống đáng sợ nếu con em nhân dân không có một trong bốn cái "ệ" ngài chủ tịch nước vừa nhắc đến ở đâu đó..không nhớ!


BÀI PHÁT BỂU CỦA BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC ( trong tưởng tượng)
Tôi vô tình tìm thấy bản ghi chép lời phát biểu của Bộ trưởng giáo dục trong đầu mình rồi háo hức đọc nó:

Thưa các thầy giáo cô giáo đồng nghiệp yêu quý của tôi.
Thưa các em học sinh yêu quý.
Tôi rất vinh dự được nhà trường mời tham dự Ngày lễ khai giảng năm học mới: 2014-2015.
Tôi lại vinh dự được các thầy các cô dành cho tôi với tư cách Bộ trưởng được đánh hồi trống khai trường.
Dù được các thầy cô và các em vỗ tay động viên rất nhiệt tình nhưng tôi nhận ra, hồi trống vừa rồi mình đánh có lỡ nhịp. Chỉ là đơn giản đánh 1 hồi 3 nhịp mà tôi vẫn lỡ, điều đó mới biết, ngay cả việc sơ khai, tưởng như ai cũng biết mà nếu không tập trung, không ôn luyện, vẫn sai.
Tôi nhìn thấy gương mặt hào hứng của các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh ngày tựu trường, sự hân hoan đó, tình cảm náo nức đó, tinh thần dạy và học vẫn bền bỉ và nhiệt huyết đó, khiến tôi thấy có lỗi với mọi người. Tôi, chúng tôi, những nhà quản lý giáo dục đất nước, nhân ngày khai trường, gửi lời xin lỗi sâu sắc và chân thành tới các thầy giáo, cô giáo, tới các em học sinh, các bậc phụ huynh…chúng tôi đã chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, chúng tôi đã và đang để cho ngành giáo dục ở tất cả các cấp học vẫn loanh quanh với những giải pháp, cải cách, đổi mới trong sự lúng túng, trong bất lực, trong sự rối rắm, khiến cho các thầy giáo cô giáo, các em học sinh bị ảnh hưởng toàn diện, làm phiền lòng đến các bậc phụ huynh, phiền lòng xã hội. Chúng tôi biết chúng tôi rất khao khát đổi mới, khao khát được thúc đẩy nền giáo dục nước nhà đi lên, không thành một nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thì chí ít cũng phải đạt cho được mục tiêu vì con người, học sinh phải được học những kiến thức cần học, học sinh cần sự lèn luyện mẫu mực về đạo đức sống, đạo đức làm người, giáo viên cần có những giáo án mở rộng cho sự sáng tạo, giáo án không chỉ là khung cảnh của kiến thức phải dạy mà nó còn phải là nơi để các thầy các cô sáng tạo thêm, chất chứa ở từng trang sách, bài giảng là lòng nhiệt tâm, tài năng của người thầy, người thầy phải được sáng tạo cùng giáo án chứ không phải như bây giờ là phải dạy theo giáo án. Cũng như vậy, học sinh phải học những điều đúng tuổi mình cần phải học, tiếp thu đúng điều mình cần tiếp thu, học phải là niềm vui thú, là sự cám dỗ, hấp dẫn, lôi kéo chứ không phải như bây giờ, học như sự bắt buộc, bị áp đặt, bị nhồi nhét, bị dắt chân kéo tay vào một núi kiến thức đồ sộ mà đầu óc trống rỗng.
Khao khát của chúng tôi, trong đó có tôi, Bộ trưởng giáo dục của các bạn là có thật, là thật lòng, là cháy bỏng.
Nhưng hỡi ôi, vì sao nhiều năm rồi chúng tôi không thành công?
Vì sao ư? Vì chúng tôi, trong đó có thể có cả chúng ta, đang áp đặt kiến thức, cách nhìn, sự tương tác sai đối tượng. Chúng ta lấy góc nhìn, sự tương tác, ý chí chủ quan của các bậc cha chú, của trình độ đại học, trên đại học, giáo sư, tiến sĩ để áp đặt lối nghĩ, tư duy, khả năng thu nhận kiến thức của bậc tiểu học, trung học. Trong khi đó với bậc Đại học, trên đại học, những nhà quản lý chúng ta, trong đó có chúng tôi, có tôi, lại áp đặt cái nhìn, sự tương tác, ý chí chủ quan chỉ ngang với bậc tiểu học. Cái nhìn ngược ấy làm vỡ vụn hệ thống, làm ngược quy luật, phá vỡ sự thống nhất, vì thế, nếu không thay đổi, mãi mãi sẽ loanh quanh trong ngõ cụt mà không có đường ra.
Ai là chủ thể để cải cách giáo dục tiểu học, trung học? Không phải là giáo sư, tiến sĩ từ trên Bộ chúng tôi, mà phải từ các thầy cô giáo, từ học sinh thân yêu, cả từ phụ huynh nữa, phải đi từ đó, phải ghi nhận từ đó, phải bắt đầu từ đó, cải cách giáo dục phục vụ cho ai thì người đó mới là người có trách nhiệm đề xuất, và chúng tôi, những nhà quản lý giáo dục chỉ là nơi để tổng hợp, phân loại, phân tích, so sánh, nâng cao và hoàn thiện. Hệ Đại học cũng thế. Hệ cao đẳng cũng thế. Phải bắt đầu từ chính người thụ hưởng, chính người thực hiện mới có thể ra được những khuôn định hợp lý, tương thích, không áp đặt, không chủ quan, không xa rời thực tiễn và không bảo thủ.
Tôi, với tư cách Bộ trưởng, cũng như các Thứ trưởng của tôi, cũng như các Cục, Vụ, Viện nghiên cứu của Bộ, chúng tôi sẽ bắt đầu trở lại làm một học sinh tiểu học, một học sinh trung học, một sinh viên, trở lại bằng toàn bộ tâm thế, tư duy, tình cảm và ý thức, để bắt đầu cần phải làm cái gì đầu tiên cho các bậc học. Tôi, chúng tôi, những nhà quản lý giáo dục lại xin trở về đúng vị trí cần lao, phụ huynh học sinh để thấm cho hết, đau cho hết, nhận cho hết bao nỗi lo lắng, nhọc nhằn, lo toan đối với con em mình.
Năm học mới, chúng tôi, trong đó có tôi, và chúng ta phải bắt đầu như thế.
Chúng ta phải bắt đầu từ chính ý nghĩa cao cả, thiêng liêng và trong trẽo nhất của hai chữ GIÁO DỤC, không vụ lợi, không áp đặt, không lợi dụng, không kiêu ngạo, phải bắt đầu từ số KHÔNG đau đớn, phải bắt đầu từ lỗi lầm đau đớn với các bậc tiền nhân, để đặt những bước chân đầu tiên trên sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Việc đầu tiên, tôi, Bộ trưởng giáo dục có thể yêu cầu làm ngay là từ năm học tới, ngày khai giảng chắc chắn phải đúng là ngày KHAI GIẢNG.
Xin cám ơn các thầy giáo cô giáo và các em học sinh đã lắng nghe phát biểu của tôi.
Với tư cách Bộ trưởng, tôi chúc các thầy cô giáo và các em học sinh bước vào năm học bằng nguồn năng lực mới, cùng chúng tôi thay đổi cho một nền giáo dục tiến bộ.
Với tư cách người học trò của năm xưa, tôi cúi đầu tri ân và mãi mãi mang ơn các thầy giáo cô giáo của nhiều thế hệ đã luôn như thế, cho chúng tôi kiến thức, cho chúng tôi làm người.
Xin cám ơn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Thần hồn nát thần tính - Nhưng cũng có thể là một phép thử???

Hộp lạ trước nhà tướng quân đội, công an và công binh vào cuộc

Lực lượng bộ đội công binh được điều động đến nhà vị tướng quận đội để kiểm tra hộp quà vô chủ.
Lực lượng bộ đội công binh được điều động đến nhà vị tướng quận đội để kiểm tra hộp quà vô chủ.
Lãnh đạo công an quận Ba Đình xác nhận, hộp quà vô chủ gửi đến nhà một vị tướng quân đội trên phố Nguyễn Công Hoan (phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) hoàn toàn bình thường, phía trong chỉ là một vài đồ chơi trung thu của trẻ em.
Tổ trưởng tổ dân phố số 31, phường Ngọc Khánh (Hà Nội) cho biết, khoảng 11 giờ trưa 4.9, ông nhận được thông tin, Công an phường Ngọc Khánh và lực lượng công binh quân đội đã đến ngôi nhà của một Thiếu tướng quận đội trên phố Nguyễn Công Hoan để kiểm tra một hộp quà lạ, không rõ của ai gửi đến chủ ngôi nhà này.
Ông Tổ trưởng tổ 31 cũng cho biết thêm: Hộp bưu phẩm lạ đặt trước cổng nhà gia đình vị Thiếu tướng quân đội không ghi địa chỉ người gửi. Vì lo ngại hộp này có vật thể gây nguy hiểm nên chủ nhà đã gọi công an khu vực và lực lượng quân đội đến để kiểm tra kỹ càng.
Về vụ việc trên, theo thông tin từ thượng tá Nguyễn Văn Tính - Phó trưởng Công an quận Ba Đình cho biết, sự việc là do tâm lý cẩn trọng sợ nguy hiểm của chủ nhà.

Sau khi lực lượng chức năng tiến hành di dời ra khỏi hiện trường và tiến hành khám nghiệm gói bưu phẩm, lực lượng công binh (bộ tư lệnh thủ đô) xác định, gói bưu phẩm hoàn toàn bình thường, phía trong chỉ là một vài đồ chơi trung thu của trẻ em.

Trước đó theo một số người dân trong khu vực, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, khu vực xung quanh ngôi nhà vị cán bộ quân đội trên phố Nguyễn Công Hoan được lực lượng công an phong tỏa.
Theo danviet

Yên tâm đi nhờ thơ ạ! Chẳng ai đưa bác vô nghĩa trang Mai Dịch đâu, về quê là cái chắc!


LỜI DẶN
Nếu đời tôi dừng lại chốn tha hương
Tang lễ xin đừng làm với lễ nghi cấp tá
Tiêu binh súng, lưỡi lê tôi không lạ
Màu cờ kia sẵn trong máu tim tôi.
Lời điếu văn nghe quá quen rồi
Hội Nhà văn thôi cũng đừng bận rộn
Những trang viết suốt một đời vất vưởng
Các báo đừng tìm nhặt để đăng lên.
Khi mắt tôi khép lại cái nhìn
Hãy đưa tôi về nơi sinh nở
Làng tôi nhỏ, lối vào làng cũng nhỏ
Ô-tô về phải dừng lại đường quan
Thi hài tôi sẽ trở lại với làng
Trên sức lực bạn bè, xóm mạc
Những bàn tay lam nham cua cắp
Những bàn chân tập tễnh bước gai đâm
Núi Quỳ Sơn sẵn dành chỗ tôi nằm
Hoa ấm lửa, đất nồng hơi than cháy
Hạnh phúc lắm được nằm xuống đấy
Dù gió mưa, không biết lạnh bao giờ.
Chẳng cần bia khắc tên tuổi nhà thơ
Dân quê kiểng, trời cho bền trí nhớ
Trẻ chăn trâu vui đùa cùng cây cỏ
Sẽ chỉ cho ai tìm đến chỗ tôi nằm.
Những vòng hoa thành phố quá chóng tàn
So sao được với tình thương gốc rễ!
1989

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Trung Quốc lo ngại :"Nếu tôi mang theo đôi đũa này đi khắp nơi, rốt cuộc tôi sẽ chết đói".

Trung Quốc chế “đũa thông minh” để phát hiện độc tố trong thức ăn

BizLIVE - Tập đoàn Baidu đã chế tạo ra những đôi "đũa thông minh", được cho là có khả năng phát hiện những thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe.

Trung Quốc chế “đũa thông minh” để phát hiện độc tố trong thức ăn
Đuôi đũa có thể nhấp nháy màu đỏ khi đầu đũa gấp thức ăn có dầu độc hại - DR
Theo RFI, tại Trung Quốc, nơi những vụ xì-căng-đan thực phẩm là không thể đếm xuể, từ dầu thải thu thập ở ống cống cho đến thịt chồn giả thịt bò, tập đoàn internet Baidu đã chế tạo ra những đôi "đũa thông minh", được cho là có khả năng phát hiện những thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe.

Một phát ngôn viên tập đoàn này hôm 4/9/2014 cho AFP biết như trên.

Theo phát ngôn viên trên, ý tưởng về đũa thông minh đầu tiên được giới thiệu trong một video ngày 1/4, đã được hưởng ứng hết sức tích cực khiến tập đoàn phải nghiêm túc nghiên cứu về vấn đề này. Sản phẩm trong giai đoạn triển khai được Bách Độ trình bày tuần này trong một băng video mới.

Người ta trông thấy đôi đũa - tuy thanh mảnh nhưng chứa đầy cảm ứng điện tử - được liên tiếp nhúng vào nhiều tô đựng dầu ăn. Các thiết bị cảm ứng phân tích nhiệt độ và thành phần cấu tạo của dầu, và sau đó trên một điện thoại thông minh được kết nối với đôi đũa, hiện lên những thông tin thu thập được. Nếu dầu ăn độc hại cho người tiêu thụ, thì một đèn lưỡng cực gắn trong đũa sẽ nhấp nháy ánh sáng màu đỏ.

Trung Quốc thường xuyên bị chấn động bởi những xì-căng-đan được gọi là "dầu thải ống cống". Có nghĩa là dầu ăn được làm ra từ dầu đã qua sử dụng thải ra đường cống và thức ăn thừa của các nhà hàng, sau đó bán lén lút với giá rất rẻ cho các chủ hàng ăn nhỏ và hàng rong đường phố.

Cơ quan y tế năm ngoái đã cố gắng chặn đứng việc làm ăn phi pháp đang nở rộ này. Khoảng một trăm người bị câu lưu và hai chục người bị bắt giam (trong đó có hai người lãnh án chung thân), trong một chiến dịch được tuyên truyền ầm ĩ.

Những "đôi đũa thông minh" trên hiện chưa sẵn sàng bán ra thị trường. Bách Độ chỉ mới sản xuất một số hàng mẫu giới hạn, và cũng chưa cho biết thời điểm sẽ tung ra bán.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, phát minh này được cư dân mạng chào đón nồng nhiệt, tuy cũng lấy làm tiếc là phải cầu viện đến một vật dụng như vậy. Một người sử dụng Vi Bác mỉa mai: "Nếu tôi mang theo đôi đũa này đi khắp nơi, rốt cuộc tôi sẽ chết đói".

Thực tế là thực phẩm bẩn hiện diện khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc. Ngày nào báo chí cũng nêu ra những vụ bê bối về thực phẩm nhiễm độc, từ những quả trứng bị nhuộm màu bằng hóa chất công nghiệp, cho đến thịt ôi thiu được đem trộn với các vật liệu khác và đổi ngày sản xuất. Chỉ riêng xì-căng-đan sữa nhiễm mélamine năm 2006 đã làm cho sáu trẻ em tử vong và 300.000 em khác bị bệnh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phải làm gì để điều này không xảy ra?

Khủng hoảng nợ công ở Việt Nam đang đến dần?

Sẽ rất tệ nếu một phần quá lớn của ngân sách được dùng để trả nợ cũ vì số tiền này không dùng để tái tạo giá trị cho tương lai. Thêm nữa, với nguồn thu yếu, Việt Nam đang phải đi vay thêm để trả nợ cũ (đảo nợ), biến cuộc chơi ngân sách thành một trò ponzi nguy hiểm;
TS. Trần Vinh Dự
Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế vĩ mô của giai đoạn này là việc nền kinh tế đang ở trong trạng thái ổn định và, trên một vài phương diện, tốt dần lên một cách chậm chạp. Các biến số vĩ mô chính đều tương đối ổn. Thí dụ lạm phát giữ được ở mức 1 con số (kỳ vọng năm nay chỉ ở mức 5%). Cán cân thương mại có thặng dư ở mức thấp (xuất siêu nhẹ cả hai năm 2012 và 2013, 6 tháng đầu 2014 đạt 1,51 tỷ USD). Tăng trưởng GDP ổn định ở mức loanh quanh từ 5% đến 5,5% (5,03% năm 2012, 5,42% năm 2013, và kỳ vọng 5,4% năm 2014). Tỷ giá có một lần phá giá nhẹ giữa năm nay (có tác dụng tốt để tăng xuất khẩu) nhưng nhìn chung không bị áp lực gì lớn phải phá giá tiếp.
news_s76
Tuy nhiên, có vẻ sự ổn định này đang ru ngủ nhiều người và nó che khuất những rủi ro ngầm bên dưới. Một trong những vấn đề vĩ mô đau đầu nhất đã được giới chuyên gia nói đến khá nhiều, nhưng hầu như công luận không mấy người để ý (và dù có để ý thì cũng không ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó) là câu chuyện khủng hoảng nợ công của Việt Nam có vẻ như đang đến dần.
Theo Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2014 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cuộc khủng hoảng này có vẻ đang đến vì hai lý do: thu kém đi trong khi chi thì phình to liên tục.
Thu ngân sách của Việt Nam đang gặp nguy hiểm vì nhiều lẽ. Việt Nam dựa quá lớn (25% năm 2013) vào các nguồn thu không thường xuyên như bán tài sản nhà nước, giao quyền sử dụng đất, dầu thô… Các khoản này sẽ hết dần, không sinh sôi. Trong khi đó, thu thường xuyên (thuế và phí) giảm dần do giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và theo các cam kết của các hiệp định thương mại. Nhà nước tìm cách thu vét (truy thu thuế) tuy nhiên trong khi doanh nghiệp tư nhân còn chưa gượng lên được bao nhiêu sau khủng hoảng nên việc thu vét cũng dễ đẩy doanh nghiệp tư nhân vào chỗ kiệt quệ.
Chi ngân sách của Việt Nam thì đang ngày càng phình to vì nhiều lý do. Nghĩa vụ trả nợ vay quốc tế (cả gốc lẫn lãi) đang tăng dần với ngày càng nhiều khoản vay đáo hạn. Chi thường xuyên (thí dụ trả lương công chức và ngân sách hoạt động của bộ máy hành chính) chiếm tỷ trọng lớn và vẫn đang phình to, hiện đã vượt thu thường xuyên (thí dụ thuế và phí). Cơ cấu chi bất hợp lý vì về mặt tỷ trọng chi đầu tư thì giảm (chỉ còn 21,4% trong tổng chi) mà chi thường xuyên lại tăng, thể hiện nỗ lực “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ về cơ bản không thành công. Đó là chưa kể với vấn đề Trung Quốc hiện nay, chi quốc phòng và an ninh sẽ buộc phải tăng lên, dễ rơi vào bẫy chạy đua vũ trang, chèn ép và lấy mất vốn của các lĩnh vực tạo giá trị thặng dư khác.
Vì cơ cấu thu chi như vậy dẫn đến chỗ thâm hụt ngân sách đang tăng dần. Từ 4,8% năm 2012 đã tăng lên 5,3% năm 2013. Tổng mức nợ công là 53,5%, vẫn thấp hơn ngưỡng an toàn 65%, nhưng đã tăng 26,89% so với năm 2012, là một tốc độ tăng quá lớn.
Có hai vấn đề lớn nhất trong chuyện này. Thứ nhất là cơ cấu chi ngân sách dùng để trả nợ vay đang sắp vượt ngưỡng cho phép (25% trong tổng chi ngân sách – ngưỡng an toàn do Ngân hàng Thế giới khuyến nghị và thủ tướng phê chuẩn). Sẽ rất tệ nếu một phần quá lớn của ngân sách được dùng để trả nợ cũ vì số tiền này không dùng để tái tạo giá trị cho tương lai. Thêm nữa, với nguồn thu yếu, Việt Nam đang phải đi vay thêm để trả nợ cũ (đảo nợ), biến cuộc chơi ngân sách thành một trò ponzi nguy hiểm;
Thứ hai, vì nền kinh tế không có dấu hiệu hồi phục đáng kể trong trung hạn, có khả năng rất cao là bức tranh ngân sách sẽ còn tiếp tục xấu đi do các khoản thu thường xuyên không tăng, các khoản thu không thường xuyên có thể giảm, trong khi chi ngân sách thì liên tục dưới áp lực phải phình to (để trả nợ, và thậm chí đơn giản như chi thường xuyên cũng không kiểm soát được và vì thế tiếp tục phình). Câu chuyện vượt ngưỡng 65% GDP có thể sẽ đến rất sớm nếu Việt Nam không kiểm soát mạnh được chi thường xuyên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang