Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Văn bản của Văn phòng Chính phủ là văn bản chính thức đầu tiên đưa kết luận của Phó thủ tướng nêu đề xuất lập khu kinh tế đặc thù riêng của Formosa là không phù hợp với quy định của VN.

Được ưu đãi tột cùng, Formosa đầu tư gì tại Hà Tĩnh?
TT - Mặc dù đề xuất thành lập khu kinh tế không được chấp nhận, Formosa Hà Tĩnh vẫn đang là dự án được hưởng các ưu đãi đụng trần pháp luật. Để được hưởng ưu đãi đặc biệt như vậy, cho đến nay Formosa đã triển khai đầu tư gì tại Hà Tĩnh? PV Tuổi Trẻ vào tìm hiểu tại “đại công trường” của dự án.
Hiện nay tại công trường dự án Formosa có khoảng 24.000 lao động, trong đó có 2.000 lao động nước ngoài, chủ yếu từ Đài Loan với 1.200 người và Trung Quốc khoảng 450 người - Ảnh: Hồng Quý
Lò gió nóng và lò cao đang được tích cực lắp đặt. Riêng lò cao số 1 này đã hoàn thành 71,5%, dự kiến đi vào sản xuất cho ra các sản phẩm thép vào cuối tháng 5-2015. Ảnh: Đình Dân
Với vốn đầu tư gần 10 tỉ USD, cho đến thời điểm này dự án Formosa đã giải ngân hơn 4 tỉ USD. Những thay đổi có thể dễ dàng nhận thấy, từ khu dân cư gần dự án cho đến trung tâm đại công trường này.
Nhà trọ cho lao động nước ngoài
Chế tạo và mua bán gang thép
Có 11 ngành nghề đăng ký kinh doanh, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất ximăng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy, nitơ...; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thô nhẹ...
Ngành nghề cuối cùng trong danh mục hoạt động của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (mã ngành 68100).
Từ ven quốc lộ 1A đi một đoạn ngắn, nhiều người có thể vào ngay khu vực bên ngoài của dự án Formosa. Những đoàn xe chở nguyên vật liệu, chở các kiện hàng khổng lồ nối đuôi nhau vào dự án.
Điều thay đổi lớn nhất kể từ khi có dự án này theo nhiều người dân địa phương đó là giá đất ở đây tăng vùn vụt và kèm theo là sự xuất hiện của các phòng trọ dành cho người nước ngoài. “Anh em bọn tôi và nhiều người dân ở Kỳ Anh đã bỏ tiền túi cũng như vay mượn khá nhiều để xây nhà trọ, mua xe chuyên chở phục vụ chuyên gia Trung Quốc và Đài Loan” - anh Hà, một người dân địa phương đang kiếm sống bằng những dịch vụ phục vụ người lao động ở công trường Formosa, cho hay.
Anh Hà cũng cho biết đất nơi đây giờ rất có giá. “Giờ dân ở đây có đất chẳng ai bán. Họ vay tiền xây nhà trọ đón chuyên gia và công nhân cho thuê rồi mở quán nhỏ ngay đó để bán hàng tạp hóa, ăn uống. Nhà nào gấp quá, cực chẳng đã phải bán thì cũng với giá tầm trên 250 triệu một mét dài” - anh Hà cho biết. Một mét dài tương đương 50m2. Tính ra mỗi mét vuông đất ở đây có giá khoảng 5 triệu đồng. Anh Hà cho hay mức này cao gấp nhiều lần so với trước năm 2008. Giá thuê phòng nghỉ khách sạn ở đây cao hơn hẳn giá thuê ngoài trung tâm thành phố Hà Tĩnh và ngang ngửa giá thuê khách sạn 2-3 sao tại TP.HCM.
Đi vào bên trong công trường an ninh được kiểm soát nhiều lớp nghiêm ngặt,  camera ghi hình, tất cả người ra vào đều phải có thẻ. Giữa cái nắng gần 40oC của trời hè miền Trung, hàng chục ngàn chuyên gia, công nhân từ nhiều nước đang gấp rút lắp đặt máy móc, xây dựng hạ tầng.
Gấp gáp trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Chu Xuân Phàm - trưởng đại diện của Formosa tại Hà Nội - nói: “Công việc hết sức vất vả. Bây giờ chỉ có làm và làm thôi, không thể nói gì hơn”.
Trong khi đó, theo ông Ngô Đình Vân - phó trưởng Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, dự án đang được xây dựng rất nhanh theo tiến độ mà phía chủ đầu tư Đài Loan cam kết. “Đến nay theo con số từ phía ngành thuế báo lại dựa trên khoản thuế Formosa đóng vào ngân sách, họ đã giải ngân được 3,5 tỉ USD. Còn theo ước tính của chúng tôi, họ đã giải ngân hơn 4 tỉ USD vào Vũng Áng” - ông Vân khẳng định.
Từ số vốn giải ngân đó, đến nay theo đại diện Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, khoảng 65% hạng mục của dự án đã hoàn thành. “Dự án có ba mảng chính là nhà máy nhiệt điện, cảng và tổ hợp gang thép. Tháng 9 này nhà máy nhiệt điện số 1 sẽ phát điện, công suất 150 MW và 11 cầu cảng đã xây xong, có cảng nước sâu đón tàu lớn ra vào. Về tổ hợp gang thép, các hạng mục quan trọng đều đã cơ bản hoàn thành” - ông Vân thông tin.
Trên cơ sở tiến độ xây dựng đó, ông Vân cho biết ông Vương Văn Uyên - chủ tịch Formosa - khẳng định trong năm 2015 sẽ ra mẻ thép đầu tiên.
Chuyên về sản phẩm thép
Ghi nhận thực tế trên công trường cho thấy đã có khá nhiều hạng mục của dự án đang trong giai đoạn hoàn thành. Với diện tích được cấp phép lên đến 2.025ha đất liền nên chúng tôi phải dùng xe máy di chuyển trong nhiều giờ mới có thể tiếp cận hết các khu vực khác nhau của đại công trường này. Từ quốc lộ 1A đi vào là tòa nhà văn phòng lớn đã hoàn thành, chỉ còn vài mảng sân đang lát đá ốp vỉa hè. Sát bên là tòa nhà khách lớn với rất nhiều phòng để phục vụ những đoàn khách số lượng lớn tới đây trong tương lai.
Ngay bên cạnh là các tòa nhà làm chỗ ở cho chuyên gia, được đánh dấu A, B, C, D. Các tòa nhà từ 5-10 tầng này được xây theo kiến trúc châu Âu. Tại khu vực nhà máy chế biến thép, các lò cao đã được lắp đặt đứng sừng sững. Chạy dọc các lò cao là những hệ thống khung thép từ nhà xưởng cán nóng, xưởng luyện cốc, lò vôi và các hệ thống đường dẫn cũng đang được đấu nối. Theo thuyết minh của Formosa, từ lò cao này sẽ cho ra các sản phẩm như phôi thép vuông, phôi dẹt, thép cuộn cán nóng, thép cuộn làm sạch và ngâm dầu, thép kiện cán nóng, băng thép cán nóng.
Để chuẩn bị cho mẻ thép đầu tiên sẽ ra lò vào tháng 5-2015, theo ông Vân, dự kiến trong giai đoạn một sẽ có 6.000 cán bộ công nhân vận hành nhà máy, trong đó 1.000 người từ Đài Loan sang. Số còn lại là lao động VN. Hiện tại phía Formosa đang tuyển lao động và tới thời điểm này đã tuyển được 4.000 người.
Theo giấy phép đầu tư dự án chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một có công suất 7,5 triệu tấn/năm, giai đoạn hai 15 triệu tấn/năm và cảng Sơn Dương phục vụ nhà máy gang thép, với tổng vốn đầu tư gần 10 tỉ USD. Cơ cấu sản phẩm nhà máy liên hợp gang thép giai đoạn một với 7,5 triệu tấn gồm: phôi thép vuông 1,5 triệu tấn/năm, phôi dẹt 2,25 triệu tấn/năm, thép cuộn cán nóng 2 triệu tấn/năm, thép cuộn làm sạch và ngâm dầu 450.000 tấn/năm, thép kiện cán nóng 250.000 tấn/năm, băng thép cán nóng 1,05 triệu tấn/năm.
Ông Vân khẳng định hiện nay cơ cấu sở hữu vốn của dự án Formosa không thay đổi, các thông tin chủ đầu tư bán cổ phần cho Trung Quốc là không có thật. Đây là dự án do nhiều cổ đông người Đài Loan sáng lập. “So với bản đầu tiên các cổ đông không có gì thay đổi mà chỉ thay từ 7,9 tỉ lên 10 tỉ USD, đây là những yếu tố tính trượt giá, còn quy mô dự án không có gì thay đổi so với ban đầu. Giờ Formosa đang xin điều chỉnh công suất dự án lên 21,5 triệu tấn thép/năm, tức gấp ba lần so với công suất đăng ký ban đầu cả giai đoạn một và giai đoạn hai chỉ 15 triệu tấn/năm, tương ứng với 28 tỉ USD” - ông Vân cho biết.
Theo thuyết minh của phía Formosa, sản phẩm chủ chốt của họ sắp tới sẽ là các loại thép tấm để phục vụ làm khung sườn ôtô và họ muốn nhắm đến các trung tâm sản xuất ôtô lớn ở Thái Lan, Malaysia.
Nhập máy móc từ Đài Loan, Trung Quốc
Mặc dù Formosa tuyên bố sản phẩm chính của họ sẽ là thép tấm, với dây chuyền sản xuất hiện đại, nhưng theo ghi nhận máy móc thiết bị phục vụ cho dự án chủ yếu từ Trung Quốc. “Công ty chúng tôi nhận bốc dỡ hàng hóa ở cảng Sơn Dương. Hàng nhập về của Formosa phần lớn là hàng có xuất xứ Trung Quốc” - ông Paul Yeh, phó tổng giám đốc Công ty VietGlory đóng tại Kỳ Anh, cho biết.
Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Vũng Áng, dự án Formosa bắt đầu nhập khẩu máy móc, thiết bị từ năm 2010. Các mặt hàng này phục vụ chủ yếu cho các dự án lò luyện thép, nhà máy nhiệt điện đang triển khai xây dựng. Trong đó trên 90% được nhập về từ Đài Loan và Trung Quốc, phần còn lại là từ nhiều quốc gia khác như Đức, Bỉ, Úc...
Điều khá bất ngờ là hàng hóa nhập khẩu của dự án Formosa đang được hưởng ưu đãi rất lớn như miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất, chưa kể Formosa là đối tượng đầu tư trong khu vực được ưu tiên nên tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định...
Tại khu vực làm thủ tục thông quan, nhân viên ra vào nhộn nhịp. Quan sát trên danh mục hàng nhập khẩu và hàng ngàn tờ khai hải quan trên hệ thống điện tử, có thể thấy máy móc linh kiện nhập khẩu vào dự án Formosa chủ yếu đến từ Đài Loan và Trung Quốc. Ngoài các cấu kiện lớn về máy móc, thiết bị thì cũng có những mặt hàng nhỏ lẻ như bulông, ốc vít để lắp ráp. “Hàng nhập khẩu đầu tư về làm tài sản cố định đối với các hạng mục chính trong dự án Formosa như lò cao, lò luyện, nhà máy thép tới trên 90% là từ Đài Loan, Trung Quốc” - một nhân viên hải quan tại đây cho biết.
ĐÌNH DÂN - HỒNG QUÝ - VĂN ĐỊNH
Nhiều lao động nước ngoài đang làm việc tại dự án Formosa - Ảnh: Đình Dân
24.000 lao động từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ
Theo Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, hiện trên công trường Formosa có 24.000 lao động đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đang làm việc, trong đó có khoảng 22.000 lao động VN. Số lao động nước ngoài đến nay có 2.000 người, trong đó phần lớn là chuyên gia Đài Loan với khoảng 1.200 người, Trung Quốc đứng thứ nhì với khoảng 450 lao động... Theo giấy chứng nhận đầu tư hiện hành thì Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có diện tích cả hai giai đoạn hơn 3.318ha. Trong đó, diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha.
Dự án của Formosa bắt đầu từ năm 2008 với vốn đăng ký ban đầu là 7,9 tỉ USD. Đến năm 2013, do thay đổi trong kế hoạch đầu tư mà chủ yếu là do tính toán trượt giá nên dự án được chủ đầu tư phía Đài Loan điều chỉnh lên mức gần 10 tỉ  USD. Số vốn này đều thuộc 10 cổ đông là những công ty thuộc quyền kiểm soát của những doanh nhân Đài Loan. Trong số các cổ đông lớn, có Công ty CPHH công nghiệp nhựa Đài Loan 14,7%, Công ty CPHH công nghiệp nhựa Nam Á 14,7%, Công ty CPHH sợi hóa học Đài Loan 14,7%, Công ty CPHH hóa dầu Formosa 14,7%, Công ty CPHH gang thép Trung Quốc 5%...

Yêu cầu đánh giá tác động đến thị trường thép VN
Văn phòng Chính phủ vừa có thêm thông báo mới truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ và giải quyết kiến nghị của Formosa Hà Tĩnh. Về các kiến nghị “cần tiếp tục được giải quyết”, Văn phòng Chính phủ nêu Bộ Tài chính thực hiện hoàn thuế VAT cho Formosa trước rồi kiểm tra sau. Đồng thời, Bộ Tài chính phải tạm ứng 250 tỉ đồng cho ngân sách Hà Tĩnh để hoàn trả tiền thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đã thu của Formosa vì một phần thuế, phí đã thu thuộc diện tích được giảm và miễn thuế môi trường.
Không ít ý kiến lo ngại thép Formosa với nhiều ưu đãi khi đi vào sản xuất sẽ bóp nghẹt các doanh nghiệp thép trong nước. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công thương triển khai đánh giá tác động của dự án Formosa đến thị trường thép VN khi dự án bắt đầu có sản phẩm. Khoản tiền 80 triệu USD Formosa cho rằng đã ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng công trình cấp nước, Phó thủ tướng cho phép Formosa được trừ vào khoản tiền thuê đất, tiền nước... phải nộp hằng năm.
Văn bản của Văn phòng Chính phủ là văn bản chính thức đầu tiên đưa kết luận của Phó thủ tướng nêu đề xuất lập khu kinh tế đặc thù riêng của Formosa là không phù hợp với quy định của VN.
C.V.KÌNH
http://tuoitre.vn/kinh-te/616455/duoc-uu-dai-tot-cung-formosa-dau-tu-gi-tai-ha-tinh.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Hà Nội: Máy bay rơi tại Hòa Lạc ( Nơi có sân bay QS )

(Dân trí) - Khoảng 7h45 sáng nay (7/7), một chiếc máy bay bị rơi trên cánh đồng thuộc địa phận thôn 11, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Con đường vào khu vực xảy ra vụ việc được phong tỏa để bảo vệ hiện trường
Con đường vào khu vực xảy ra vụ việc được phong tỏa để bảo vệ hiện trường
 
Sau khi rơi xuống, chiếc máy bay đã bốc cháy dữ dội. Lực lượng cứu hỏa, cứu thương... đã được điều động khẩn trương đến hiện trường vụ việc. Khoảng 8h20 phút sáng nay, ngọn lửa đã bị dập tắt.
 
Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, chiếc máy bay bị rơi là máy bay quân sự đang thực hiện nhiệm vụ.
 
Có rất đông người dân tập trung bên ngoài con đường dẫn vào khu vực chiếc máy bay rơi.
 
Hiện chưa có thông tin chính thức về con số thương vong từ sự việc này.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc từ các thông tin của cơ quan chức năng.
Tiến Nguyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện ở nhà có hai bộ trưởng

Tô Lan Hương (Tuần Việt Nam)
Cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình từ con số 0 tròn trĩnh trước khi trở thành một nhà ngoại giao nổi tiếng thế giới với biệt danh "ông Bộ trưởng giải vây" của ngoại giao Việt Nam.
 LTS: Có một sự trùng hợp đặc biệt là không chỉ cùng nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở những giai đoạn khác nhau của đất nước, Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Phạm Bình Minh và cha ông - cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cùng là những người đại diện cho nền ngoại giao nước nhà ở những giai đoạn mà mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc ở trạng thái căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ. 
TVN xin được giới thiệu loạt tư liệu về con đường trở thành nhà ngoại giao của cha con Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch - Phạm Bình Minh do bà Phan Thị Phúc - phu nhân cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và ông Phan Doãn Nam – trợ lý của ông cung cấp, để độc giả có thể hiểu hơn về gia đình rất đặc biệt này. 

Ông Bộ trưởng giải vây của ngoại giao Việt Nam 
Ông Phan Doãn Nam – trợ lý của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch  là người đã giúp việc cho Bộ trưởng từ khi ông còn là Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ấn Độ, cũng là người chứng kiến hầu như trọn vẹn con đường ngoại giao của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch kể rằng: “Xuất thân là một người lính, từng là thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi chuyển sang công tác ở ngành Ngoại giao, nên có thể nói ông Nguyễn Cơ Thạch đã bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình từ con số 0 tròn trĩnh trước khi trở thành một nhà ngoại giao nổi tiếng thế giới với biệt danh "ông Bộ trưởng giải vây" của ngoại giao Việt Nam”
Cũng theo ông Nam, ít người  biết rằng ông Thạch đã bắt đầu con đường ngoại giao của mình với kinh nghiệm là một lời khuyên  ngắn gọn của Bác Hồ. Dù trở thành Chánh VP Bộ Ngoại giao từ năm 1954, nhưng có lẽ năm 1956, khi lần đầu tiên ông được Bác Hồ cử "đi sứ" ở Ấn Độ với cương vị Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch mới trở thành nhà ngoại giao thực sự.
Hiểu được tầm quan trọng trong công tác đối ngoại với Ấn Độ -  đất nước mà khi đó đang là Chủ tịch Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Geneve về Đông Dương nên trước ngày lên đường nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Cơ Thạch đã đến tìm gặp Bác Hồ để xin Người lời khuyên:"Thưa Bác, tôi không có kiến thức gì về ngoại giao. Đến cách dùng dao, dĩa để ăn đồ Tây tôi cũng chưa hiểu. Bác đã từng đi nhiều nơi, bôn ba nhiều nước, Bác hãy chỉ giúp tôi xem tôi phải làm gì?".

ngoại giao, bộ trưởng, hai cha con
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với các phóng viên. Ảnh tư liệu
 Khi đó, Bác Hồ chỉ động viên Nguyễn Cơ Thạch và cho ông lời khuyên duy nhất: "Chú cứ thấy người ta làm gì thì mình học theo là được". Hành trang bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của ông chỉ có thế”. 
Nhưng hoàn cảnh chúng ta ngày đó chỉ có vậy. “Tôi theo ông Nguyễn Cơ Thạch từ những ngày đầu anh Thạch sang Ấn Độ. Tất cả chúng tôi khi đó đều mới ngoài 20 tuổi, một mẩu kỹ năng về ngoại giao cũng không có. Chúng tôi phải học mọi thứ, với không ít sự cố cười ra nước mắt, mà trong đó chắc chắn ông Nguyễn Cơ Thạch là người gặp khó khăn nhiều nhất trong những cuộc tiếp xúc cấp cao", ông Nam nhớ lại
Bà Phan Thị Phúc  - phu nhân cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói rằng bà không thể nào quên những ngày đầu theo chồng sang Ấn Độ. 
Một buổi, ông bà được mời đến chiêu đãi tại Đại sứ quán Pháp, khi bữa tiệc bắt đầu, vợ chồng Tổng lãnh sự Nguyễn Cơ Thạch đành phải tìm cách từ chối món ăn đầu tiên để có thời gian học cách sử dụng dao, dĩa từ các quan khách xung quanh. Đó chỉ là việc nhỏ nhất trong hàng trăm thứ mà ông Nguyễn Cơ Thạch phải học để trở thành một nhà ngoại giao thực thụ.
ngoại giao, bộ trưởng, hai cha con
Ông Nguyễn Cơ Thạch và phu nhân, bà Phan Thị Phúc trong dịp kỷ niệm ngày cưới. Ảnh do gia đình cung cấp
Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch có một nguyên tắc: khi được giao bất cứ nhiệm vụ gì, ông cũng tìm cách học mọi thứ có thể về nó. Từ chỗ không nắm rõ luật pháp quốc tế, nhưng sau một thời gian học hỏi từ sách vở đến người thật việc thật, có một chuyên gia ngành luật đã phải thốt lên: "Bây giờ Nguyễn Cơ Thạch đã trở thành luật sư thực thụ rồi".
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - từng là nhân viên dưới quyền Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch cũng nhớ lãnh đạo của mình là người cực kỳ ham đọc, đến mức, khi đã là Bộ trưởng, áp lực đủ đường, thay vì đợi nhân viên cấp dưới đọc sách và giới thiệu sách cho mình, ông Thạch thường chủ động tìm đọc và cung cấp cho cấp dưới những kiến thức hay mà ông tìm được qua mỗi cuốn sách.
“Tôi luôn khâm phục sự ham học của chồng mình. Khi sang Ấn Độ, ông Thạch không hề biết một từ tiếng Anh, mọi giao tiếp đều phải nhờ phiên dịch. Nhưng sau này, ông ấy đã đọc thông viết thạo 4 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung, Nga và từng không ít lần "đấu tay đôi" với các nhà báo quốc tế mà không cần đến phiên dịch. Ông sẵn sàng "bẻ" lại các nhà báo trước những câu hỏi móc máy của họ.  Là người thẳng thắn, bộc trực, quyết liệt nhưng ứng xử rất nhanh nhạy trước báo giới, nhiều nhà báo quốc tế rất yêu quý ông ấy. Họ thậm chí đã nói: "Ông Thạch là con cáo hai đầu" một cách đầy thích thú” – bà Phan Thị Phúc nhớ lại.
Còn ông Phan Doãn Nam thì cho biết, chính nguyên Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cũng là người rất "ngại" Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch. Khi Việt Nam và Mỹ đàm phán ở hội nghị Paris, ông Nguyễn Cơ Thạch vừa là người chủ trì việc khởi thảo dự thảo hiệp định, cũng là trợ lý cho ông Lê Đức Thọ, kiêm trưởng đoàn chuyên viên của Việt Nam ở Hội nghị. Bởi ông Nguyễn Cơ Thạch luôn biết cách tạo ra lợi thế cho Việt Nam trên bàn đàm phán
Ngoại giao VN trong thời kỳ đỉnh điểm bế tắc
Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình và ông Phan Doãn Nam đều khẳng định, giai đoạn ông Nguyễn Cơ Thạch làm Bộ trưởng là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta thời hiện đại.
ngoại giao, bộ trưởng, hai cha con
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gặp gỡ nhà đồng sáng lập đảng Xã hội Pháp Jean-Pierre Chevènement năm 1982 - Ảnh: Le Monde
Với cương vị Bộ trưởng, ông Nguyễn Cơ Thạch cũng là nhà ngoại giao chịu nhiều áp lực nhất của Việt Nam. Thời ông làm Bộ trưởng cũng được coi là giai đoạn khó khăn và nhiều thách thức nhất của nền ngoại giao nước nhà: Khi đó Việt Nam vừa phải đối mặt với chiến tranh biên giới phía Nam với Campuchia, vừa phải chống chọi với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cấm vận của Mỹ và bị hầu hết các nước trên thế giới cô lập. Đó cũng là thời kỳ sự bế tắc trong quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Là Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách công tác đối ngoại, PTT - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, mọi quyết sách ngoại giao, mọi gánh nặng trong lĩnh vực đối ngoại đều do một tay Nguyễn Cơ Thạch đảm nhiệm.
Phu nhân Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch - bà Phan Thị Phúc là người thường đi cùng ông trong những chuyến công du. Bà cũng là người chứng kiến mọi khó khăn, cay đắng, thậm chí là sự ghẻ lạnh mà ông phải chịu trong thời kỳ mà ngoại giao Việt Nam gần như ở thế "đóng băng" với quốc tế: "Lúc đó cả thế giới hầu như đều hiểu sai tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh biên giới phía Nam của chúng ta. Ở các cuộc họp tại LHQ, ông Thạch - đại diện cho Việt Nam thường xuyên bị công kích tập thể. Khi theo chồng đi công du các nước, tôi từng chứng kiến không ít lần nguyên thủ các nước nơi chúng tôi đến thẳng thắn lên án Việt Nam "xâm lược" Campuchia. Có những lần chúng tôi thậm chí không được đón tiếp.  Nhưng chồng tôi vẫn kiên cường trước những áp lực ấy. Không bao giờ tôi thấy ông ấy để lộ ra sự mệt mỏi".
ngoại giao, bộ trưởng, hai cha con
Ông Phan Doãn Nam
Năm 1994, Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Khi đó, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nghỉ hưu. Nhưng như nhà ngoại giao Phan Doãn Nam đã nói: "Ông Thạch là người có dấu ấn rất rõ trong những mốc lịch sử quan trọng đó. Trong 11 năm làm Bộ trưởng, chính ông đã là người khởi động, đặt nền móng cho những kết quả ngoại giao vô cùng quan trong đó. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến ông được coi là "Bộ trưởng giải vây" của ngoại giao Việt Nam". Trong  một bài viết về Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, ông Phan Doãn Nam đã viết: “Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch luôn đặt mục tiêu bình thường hoá mối quan hệ với Mỹ. Việc ông ủng hộ và tạo điều kiện hết mức có thể cho người Mỹ trong quá trình tìm kiếm hài cốt lính Mỹ ở Việt Nam là một trong những nỗ lực rất được Chính phủ Mỹ ghi nhận. 
Những năm 1980, một phần vì áp lực của Trung Quốc, một phần vì lo ngại việc Việt Nam đóng quân ở Campuchia có thể ảnh hưởng đến hoà bình khu vực, các nước ASEAN đều tuyên bố "bao vây, cấm vận" nước ta. Nhưng ông Thạch vẫn nỗ lực tìm mọi cách tranh thủ cảm tình của ASEAN, thuyết phục họ tin tưởng về tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến ở Campuchia. 
Thái Lan, nước được coi như "tiền tuyến" trong cuộc đối đầu với Việt Nam, Thủ tướng Kriengsak và Phó Thủ tưởng Pichal Ratakul quý Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam đến mức nhận ông làm anh em kết nghĩa.
Ở Philippines, Tổng thống Ferdinand Marcos từng đưa máy bay riêng đón Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đi tham quan Viện lúa quốc tế IRRI của nước mày. Nhờ những nỗ lực vận động trong nước và quốc tế của ông, cùng với những tình cảm mà ông đã tạo dựng được với các nước này, nên năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, rất nhanh chóng, chúng ta và các nước Đông Nam Á đã sớm có được mối quan hệ thân tình, hữu nghị - một chỗ dựa cho chúng ta trong thời điểm hiện nay, khi đang phải đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông”
Nhà ngoại giao Phan Doãn Nam nói: "nhiều người vẫn cho rằng, ông Thạch là người chống Trung Quốc. Nhưng chính Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - Lý Gia Trung cũng từng phải thừa nhận với tôi nhận định đó là sai. Có thể về cảm tính, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch rất cảnh giác với Trung Quốc, mỗi tuyên bố của ông trước báo chí quốc tế về vấn đề Trung Quốc đều nổi tiếng đanh thép, cứng rắn, nhưng ở cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, việc chấm dứt căng thẳng, bình thường hoá, xây dựng mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc luôn được ông coi là mục tiêu quan trọng trong nhiệm kỳ Bộ trưởng của mình. Thiện chí đó thể hiện rõ ràng nhất ở việc chính ông là người đã đề nghị bỏ câu "Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất" trong Hiến pháp và điều lệ Đảng".
(Còn nữa)Tô Lan Hương
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chẳng có gì là "Huyền thoại" cả. Mọi việc đều rất rõ ràng. Sao thích huyền thế nhỉ?

“Huyền thoại Thị Nở” màn ảnh Việt tiết lộ nguyên nhân dang dở mối tình đầu với nhà thơ Chính Hữu

GiadinhNet - Những ai từng xem bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” (năm 1982) hẳn không thể quên cô Thị Nở vừa xấu, vừa ương ương, dở dở nhưng lại rất mộc mạc, chân thành trong tình yêu. Vai diễn thành công ấy đã làm cho người đóng - NSƯT Đức Lưu “một bước thành sao” nhưng cũng vô tình đẩy sự nghiệp của bà vào “ngõ cụt” khi “cái bóng” của Thị Nở quá lớn.
Vai diễn Thị Nở của NSƯT Đức Lưu trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Ảnh tư liệu.

Thậm chí, trong cuộc sống riêng, vai diễn này dường như cũng trở thành “cái duyên tiền định” của bà; 20 năm trước khi đóng vai “người phụ nữ xấu nhất màn ảnh” với cảnh quay bị Chí Phèo quát nạt làm rơi rổ cà chua, NSƯT Đức Lưu từng bị mối tình đầu tát “nổ đom đóm mắt” làm vỡ nát cả rổ trứng trên tay...

Tình đầu dang dở vì cái tát “nổ đom đóm mắt”

Khi tiếp nhận thông tin được gặp NSƯT Đức Lưu, tôi dự đoán cho mình những suy nghĩ mông lung. Bởi, Thị Nở ngoài đời khác với Thị Nở trên màn ảnh như thế nào mà sau khi vai diễn “nổi như cồn” ấy cũng là lúc sự nghiệp nghệ thuật của NSƯT Đức Lưu “chợt tắt”. Đem thắc mắc hỏi chính nhân vật và có thời gian tiếp chuyện bà, tôi mới thực sự hiểu rằng, cái “duyên” với nghệ thuật của bà tuy khép lại nhưng dòng chảy nghệ sĩ trong lòng một người yêu nghệ thuật vẫn vẹn nguyên.

Sau vai diễn Thị Nở, bà phải từ bỏ nghiệp diễn, về Thành ủy Hà Nội làm ở ban Đối ngoại, giữ chức thư ký thường trực của Ủy ban Đoàn kết với các nước. Bà đã dằn vặt về điều đó, nhưng hơn ai hết bà hiểu, “cái bóng” của Thị Nở quá lớn. Đã có lần bà ngỏ ý với đạo diễn Đặng Nhật Minh muốn đóng vai mẹ của Đặng Thùy Trâm nhưng đạo diễn sợ khi bà “ló mặt” ra màn ảnh người ta lại bảo: “Ô Thị Nở” thì hỏng hết phim... Vai diễn Thị Nở tự nhiên khép lại con đường nghệ thuật của bà như thế.

“Thị Nở” trong phim “Làng vũ đại ngày ấy” đã được khai thác rất nhiều; NSƯT Đức Lưu cũng được người ta biết đến qua những bài báo viết về bà sau thành công của “vai diễn để đời”. Thế nhưng, “Thị Nở” ngoài đời vẫn có nhiều điều chưa kể, đặc biệt là mối tình đầu đầy say mê nhưng cũng nhiều cay đắng với tác giả của bài thơ Đồng chí – nhà thơ Chính Hữu.

NSƯT Đức Lưu tên thật là Nguyễn Thị Đức Lưu (SN 1939) quê ở Tây Đằng, Quảng Oai (Ba Vì - Hà Tây cũ). Người con gái xứ Đoài mây trắng có làn da trắng nõn nà, đôi mắt lúng liếng, miệng cười duyên dáng ấy đã làm trái tim bao chàng trai loạn nhịp khi chỉ mới tuổi trăng tròn. Sau một năm công tác ở Trung đoàn 151, bà được chuyển sang Đoàn ca múa II thuộc Tổng cục chính trị. Tại đây, bà gặp Đoàn trưởng, nhà thơ Chính Hữu; chính ông dìu dắt cô gái Đức Lưu trưởng thành và thấm nhuần lý tưởng cách mạng. Và giữa họ nảy nở một tình yêu đẹp, trong sáng. Đôi “trai tài, gái sắc” say đắm nhau trong lửa đạn chiến tranh, cùng hứa hẹn về một mái ấm hạnh phúc.

Năm 1955, hai người hẹn nhau cùng về thủ đô Hà Nội chuẩn bị lễ thành hôn. NSƯT Đức Lưu đã chuẩn bị nửa chỉ vàng cho nhà thơ Chính Hữu làm quà tặng, mẹ bà cũng chuẩn bị thêu đôi gối cho hôn lễ mùa thu tới. Nhưng cuộc đời khó ai đoán định chữ “ngờ”, mà chính những người trong cuộc không thể lường trước.

Năm 1959, NSƯT Đức Lưu trúng tuyển vào trường Điện ảnh Việt Nam, lớp diễn xuất khóa I cùng các nghệ sĩ: NSND Trà Giang, Thụy Vân, Thế Anh,… Trong đợt thực tập, bà cùng các diễn viên đi thực tế ở nông trường Rạng Đông (Nam Định). Là trưởng lớp diễn xuất khóa I nên ngày thứ bảy, chủ nhật bà phải ở lại đợi đến ngày thứ hai, cùng với ông Trung Tín (phát thanh viên của Đài phát thanh Việt Nam khi đó, học lớp diễn viên cùng khóa) ở lại xin giấy nhận xét của địa phương nên không về kịp gặp người yêu. Chờ đợi sau thời gian xa nhau, những tưởng nỗi nhớ sẽ làm tác giả “Đồng chí” cuồng si hơn… nào ngờ, chiều thứ hai lên phòng Văn nghệ đưa đồ, tay đang ôm rổ trứng, rổ quà của địa phương gửi tặng thì bà bị một cái tát trái nổ “đom đóm mắt” từ chính người đàn ông mà mình đang nhớ nhung, mong ngóng. Do bất ngờ, khiến rổ trứng và rổ quà rơi vung vãi, nghẹn ngào không biết chuyện gì xảy ra, bà vội lúi húi nhặt hết đồ vào rổ rồi chạy ra ngoài khóc tức tưởi. Đôi mắt lưng tròng, bà đi bộ hết đường Lý Nam Đế để về ký túc xá Cao Bá Quát, lòng không thôi uất hận và xấu hổ. Sau đó một tuần, nhà văn Hữu Mai (lúc đó là Trưởng ban Văn nghệ) đã đứng lên thay mặt Chính Hữu bày tỏ lời xin lỗi và hàn gắn tình cảm. Nhà văn Hữu Mai đã xóa bỏ sự nghi ngờ của anh chàng cả ghen Chính Hữu. Hóa ra, hành động bộc phát của Chính Hữu khi đó là do… ghen, do nghi ngờ Đức Lưu và Trung Tín có quan hệ tình cảm.

Sau đó, tuy hiểu lầm được xóa bỏ nhưng cái tát “vô cớ” trở thành rạn nứt khó hàn gắn giữa hai người. Khi sự việc vỡ lở, bố NSƯT Đức Lưu lúc đó là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nam định bảo cô con gái: “Bây giờ Chính Hữu chưa lấy con, đã tát, đã ghen như vậy, lấy con về rồi con sẽ phải bỏ nghề. Con hãy xác định cho kỹ, một là lấy Chính Hữu, hai là bỏ nghề”. Cuối cùng, bà chọn bỏ Chính Hữu để theo đuổi nghệ thuật. Mối tình đẹp khép lại, trong niềm tiếc nuối của bao người. Mấy năm sau, bà và Chính Hữu đều có con gửi ở một trường mầm non. Đó là lần duy nhất sau khi chia tay, bà gặp lại Chính Hữu. Do trời tối, lúc đó vào 6 -7 giờ tối nên bà đã đứng khuất bên cạnh bức tường để tránh cho ông nhìn thấy…

Hạnh phúc vững bền với nhà khoa học

“Thị Nở” của thì hiện tại. Ảnh TG

Sau khi tình yêu đầu đổ vỡ, NSƯT Đức Lưu đã có một thời gian đau khổ tận cùng, nhưng rồi bà cũng lấy lại cân bằng. Bà vùi đầu vào công việc, tối đến tranh thủ học tiếng Anh tại Trường ĐH Tổng Hợp. Chính những buổi tối học thêm đó, bà quen và đón nhận tình yêu của nhà khoa học, GS.TS Trần Hạ Phương – sau này là chồng của bà. Nhắc đến người chồng, bà tủm tỉm cười: “Ông ấy là cán bộ giảng dạy Trường ĐH Tổng hợp, ở tại Khu ký túc xá phố Lò Đúc. Một lần, giữa sân trường, ông ấy mạnh dạn hỏi tôi: “Xin phép được đưa chị về nhà!”. Thời điểm đó, ông ấy mới ở Đức về, đi xe đạp. Vậy là hai người vừa trò chuyện, vừa đi dạo hết qua ĐH Tổng hợp rồi qua Ký túc xá Cao Bá Quát nơi tôi ở. Buổi tối thứ 7, mà 4 lần dạo quanh Lò Đúc đến Cao Bá Quát rồi ngược lại, cứ người đưa về, người tiễn ngập ngừng giây phút chẳng muốn rời xa…”. NSƯT Đức Lưu cho biết, GS.TS Trần Hạ Phương là người hiền lành, ít nói nhưng trân trọng nghệ thuật, đặc biệt là những người nghệ sĩ – chiến sĩ như bà.

Kết thúc mối tình đầu dang dở với nhà thơ Chính Hữu, GS.TS Trần Hạ Phương là mối tình trọn vẹn nhất cuộc đời NSƯT Đức Lưu. Hạnh phúc khi có người đàn ông luôn lắng nghe, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, bà đã vơi đi những tháng năm đau khổ, dằn vặt về mối tình đầu. Đám cưới đặc biệt của bà diễn ra đúng ngày Hiến chương Nhà giáo 20/11/1962 tại 57 Mã Mây. Bạn bè đến chung vui, mỗi người góp một câu chuyện vui vẻ, đám cưới diễn ra suốt 3 ngày liền.

Sống với nhau trọn vẹn 50 năm, tình cảm vợ chồng chẳng bao giờ có cãi vã, ông luôn bên cạnh động viên bà. Nâng niu tấm ảnh của người chồng chụp kỷ niệm buổi Họp mặt những người Việt Nam ra nước ngoài đầu tiên ở Liên Xô và Đức năm 1953, giọt nước mắt cảm động lăn dài trên má: “Chúng tôi chuẩn bị làm đám cưới vàng thì ông ấy đổ bệnh mất tại nhà năm 2012”. Không chỉ là người đàn ông quan trọng trong cuộc đời NSƯT Đức Lưu, GS.TS Trần Hạ Phương còn là đức lang quân lãng mạn luôn cố vấn, giúp vợ thành công trong những vai diễn. Vai cô Mận trong phim “Cô gái công trường”, vai vở kịch truyền hình “Đêm tháng bảy” và đặc biệt là vai Thị Nở của trong “Làng Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn NSND Phạm Văn Khoa. Đáp lại ân tình của người chồng quá cố, bà vừa hoàn thành xong 2 tập bộ phim tài liệu về vùng quê Duy Xuyên (Quảng Nam) theo tâm nguyện trước khi mất của GS.TS Trần Hạ Phương.

Khép lại tất cả những vương vấn cuộc đời, bây giờ, NSƯT Đức Lưu ăn chay niệm Phật, sống vui vầy với 2 người cháu nội. Thỉnh thoảng có thời gian rảnh, bà lại bắt xe ô tô xuống ngôi chùa Hoàng Xá (Hưng Yên) làm từ thiện. Ngoài ra, bà còn giữ vị trí Hội đồng quản trị trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, mỗi năm bà vận động 50 sinh viên tình nguyện xuống địa phương làm từ thiện. Bà chia sẻ, chừng nào còn sống bà sẽ tiếp tục làm công việc thiện nguyện này.
Giáng Son


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hé lộ đơn vị “tin tặc” của quân đội Trung Quốc

Truyền thông Mỹ đưa tin quân đội Trung Quốc vừa hé lộ việc thiết lập một trung tâm tình báo công nghệ thông tin cấp cao trong bối cảnh nước này đang bị cáo buộc sử dụng hacker để tấn công nước Mỹ và nhiều nước khác.rn
Quân đội Trung Quốc trong tuần này đã hé lộ tin tức về việc thiếp lập một trung tâm tình báo mạng cấp cao trong bối cảnh đang có quan ngại về hoạt động gián điệp mạng của Bắc Kinh, theo nhận định của trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ) ngày 3/7.
Thông tin về việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tình báo mạng Chiến lược của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được hé lộ trên tờ Nhật báo PLA ngày 30/6, theo The Washington Free Beacon.
Hé lộ đơn vị tin tặc của quân đội Trung Quốc
Ảnh minh họa tin tặc Trung Quốc tấn công mạng nước Mỹ. Ảnh Reuters.
Trung tâm này, trực thuộc Tổng cục vũ trang PLA, sẽ hậu thuẫn vững chắc cho các điệp viên mạng trong việc thu thập kết quả các nghiên cứu tình báo chất lượng cao, đồng thời giúp Trung Quốc có thêm nhiều lợi thế về vấn đề an ninh thông tin quốc gia, Nhật báo PLA cho hay.
Trung tâm này có chức năng là một nguồn nghiên cứu tình báo mạng, trao đổi thông tin tình báo mạng, xây dựng hệ thống nghiên cứu theo dõi không gian máy tính hiệu quả cao, cung cấp các dịch vụ tối tân cho các vấn đề lớn và nóng hổi, và khám phá các phương pháp phân tích thông tin tình báo, cũng theo Nhật báo PLA.
Các chuyên gia tình báo mạng, chuyên gia phân tích tình báo, chuyên gia công nghệ thông tin và nhà lý luận chiến lược Trung Quốc sẽ vận hành trung tâm này.
Lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Tình báo mạng Chiến lược của PLA được tiến hành hôm 26/6, Nhật báo PLA cho hay.
Việc PLA công bố thông tin thành lập trung tâm này là khá “bất thường”, theo nhận định của The Washington Free Beacon, bởi vì các đơn vị gián điệp mạng Trung Quốc luôn hoạt động bí mật và Bắc Kinh luôn bác bỏ các cáo buộc tấn công mạng để trộm thông tin từ các công ty, văn phòng chính phủ Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc gần đây hục hặc sau vụ Bộ Tư pháp Mỹ ngày 19/5 tuyên bố 5 tin tặc thuộc quân đội Trung Quốc bị truy tố tội do thám mạng 6 công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, sản xuất kim loại và các sản phẩm năng lượng mặt trời.
Sau vụ này, PLA tuyên bố cắt đứt hội đàm với Mỹ về vấn đề an ninh mạng, nhưng sau đó lại tuyên bố thành lập trung tâm kể trên.
Trong bài phát biểu hồi tuần rồi, tân Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc Max Baucus cho rằng hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc là một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quân đội Nhật có thể tham chiến ở VN, Philippines?


Trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle (DW) hôm 1/7, tiến sĩ sử học Jeremy A. Yellen (Đại học Harvard) cho rằng quyền "tự vệ tập thể" mà Nội các Nhật Bản thông qua không chỉ với Mỹ, Hàn Quốc, Úc mà còn có thể mở rộng ra với các nước như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ.
Áp lực từ sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc đang gây ra thách thức đối với vị trí thống trị của Mỹ và các đồng minh, trong đó có Nhật Bản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả cuối cùng của cuộc tranh luận này là quyết định diễn giải lại Hiến pháp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, cho phép quân đội nước này tham chiến để bảo vệ đồng minh.

Nghị quyết diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp cho phép quân đội Nhật có nhiều quyền hạn rộng rãi hơn và đóng vai trò lớn trên trường quốc tế. Theo tiến sĩ Yellen, động thái này của Nhật là một cử chỉ quan trọng đối với Mỹ, nhưng rất có thể sẽ là một đòn đối phó với Trung Quốc.

Theo ông Yellen, do ảnh hưởng trước đây của hiến pháp hòa bình của Nhật (do Mỹ xây dựng), Nhật Bản đứng ngoài cuộc Chiến tranh lạnh. Nhưng từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Lực lượng phòng vệ Nhật từng được triển khai ở nước ngoài tham gia hoạt động nhân đạo như gỡ mìn ở Campuchia, hay gần đây là chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe về xuất khẩu vũ khí, ký hợp đồng phát triển vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ, mà theo Điều 9 Hiến pháp là không được phép.

Việc diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp sẽ cho phép quân đội Nhật được rộng quyền, và Nhật Bản có thể hỗ trợ các nước đồng minh và bạn bè, đóng vai trò với an ninh toàn cầu nhiều hơn nữa, vốn lâu nay Nhật thường bị Mỹ chỉ trích.

Đầu tiên, Thủ tướng Abe diễn dịch điều này trong khuôn khổ sự hợp tác đồng minh với Mỹ. Theo đó, chính sách "phòng vệ tập thể" sẽ cho phép quân đội Nhật Bản bảo vệ tàu thuyền của Mỹ và giúp quét mìn ở vịnh Persia. Nhật có thể bắn hạ tên lửa nhắm bắn vào Mỹ khi bay qua vùng lãnh thổ của Nhật. Mở rộng khả năng của quân đội như vậy mới có thể khiến Nhật không lo lắng việc Mỹ có thể không thực hiện cam kết bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc.

Thứ hai, ông Abe diễn dịch Điều 9 Hiến pháp để nhắm vào việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh lấn át trên các vùng biển. Thủ tướng Nhật đã đề cập đến các xung đột trên biển mới đây do Trung Quốc gây ra với Việt Nam, Philippines như bằng chứng về ý định hung hăng của Trung Quốc.


Thủ tướng Abe đã gợi ý rằng chính sách "tự vệ tập thể" có thể được mở rộng đến các quốc gia như Hàn Quốc, Úc, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ, nếu các mối đe dọa từ Trung Quốc hoặc các nước xâm lăng khác mang đến. Và chính sách tự vệ này sẽ được nhân danh là "hòa bình chủ động", theo tiến sĩ Yellen.

Việt Nam và Philippines đều đang vướng vào những căng thẳng lãnh hải trên Biển Đông với Trung Quốc. Thời gian gần đây, căng thẳng càng leo thang khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng thềm lục địa Việt Nam, điều tàu khai phá các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Hành động gây hấn hung hắng của Trung Quốc đều bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên tiếng chỉ trích, phản đối.

Tiến sĩ Yellen cho rằng, theo quyết định của Nội các Nhật, có 3 tình huống Nhật sẽ triển khai lực lượng quân sự của mình. Thứ nhất là nếu một nước đồng minh hay nước bạn của Nhật bị tấn công, thứ hai là nếu cuộc tấn công đó đại diện cho mối đe dọa đến sự tồn vong của Nhật, và thứ ba là những mối đe dọa đó làm suy yếu quyền của người dân theo đuổi cuộc sống, sự tự do và hạnh phúc.


Tàu đổ bộ Kunisaki của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đến Đà Nẵng cùng lực lượng đại diện các quốc gia tham gia chương trình đối tác Thái Bình Dương 2014, từ 6 - 14/6/2014

Quyết định diễn dịch lại điều 9 Hiến pháp của Nhật Bản đã nhận được những phản ứng trái chiều từ các quốc gia khác. Trong khi những nước như Mỹ, Singapore, Campuchia, Australia, Philippines lên tiếng hoan nghênh, ủng hộ vì cho rằng thay đổi này của Nhật sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới và khu vực thì Trung Quốc, Hàn Quốc lại có những phản ứng ngược lại.

Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận của mình đối với quyết định của Tokyo trên các phương tiện truyền thông. Các tờ báo Trung Quốc đã đăng nhiều bài bình luận đe dọa, chỉ trích nặng nề với chính sách của Tokyo nói chung và cá nhân ông Abe nói riêng.

Việc Nhật Bản quyết định cho phép phòng vệ tập thể là một phần của những thay đổi nhanh chóng cán cân sức mạnh ở châu Á, khi Trung Quốc đang hiện thực hóa yêu sách với một phần lớn lãnh hải ở Biển Đông và Hoa Đông, hai tuyến hàng hải chiến lược của khu vực.

Nhà báo Shannon Tiezzi của The Diplmat dự đoán, Trung Quốc có thể sử dụng chiến thuật hai mặt với Nhật. Một mặt Trung Quốc thể hiện sự phản đối kịch liệt với chính quyền của ông Abe, lên án là kẻ gây rối ở khu vực. Mặt khác, Trung Quốc vẫn thể hiện thiện chí hợp tác với các chính trị gia và doanh nhân Nhật, đối đãi đặc biệt với những người phản đối chính sách nới lỏng quân sự của ông Abe.

Bằng cách này, Trung Quốc cố gắng vượt lên trước ông Abe khi tác động trực tiếp vào số đông người dân Nhật Bản. Mặc dù cuộc điều tra mới đây cho thấy có đến 90% người Nhật có ấn tượng xấu với Trung Quốc, nhưng điều đó dường như không ngăn Bắc Kinh thử dấn lên.

Quyết định của Tokyo cũng khiến cho Hàn Quốc bày tỏ lo ngại tuy nhiên truyền thông Hàn Quốc dè dặt hơn khi nói về điều này.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài học của sự lệ thuộc Trung Quốc:

Trung Quốc dừng cung cấp dầu, Trung đoàn trưởng Triều Tiên đi xe đạp


(GDVN) - "Các đơn vị quân sự sẽ không có phương tiện để tham gia tập trận và thậm chí họ không thể sử dụng cả ô tô", một nguồn tin nói với Chosun Ilbo.
Tờ Chosun Ilbo ngày 2/7 đưa tin cho biết, quân đội Triều Tiên đang bị thiếu nhiên liệu nghiêm trọng do ảnh hưởng của lệnh cấm vận dầu kéo dài 5 tháng của Trung Quốc.

"Các đơn vị quân sự sẽ không có phương tiện để tham gia tập trận và thậm chí họ không thể sử dụng cả ô tô", một nguồn tin nói với Chosun Ilbo.
Ảnh minh họa. 
"Kho dự trữ dầu của họ gần như đã cạn và họ đang tuyệt vọng trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung", nguồn tin nói thêm.

Các nguồn tin khác nói với Chosun Ilbo rằng, có tin đồn cho rằng các trung đoàn trưởng của Triều Tiên bắt đầu đi xe đạp và cho lái xe tạm nghỉ việc ở nhà. 
Nhiều tàu cá cũng phải neo ở các bến cảng mặc dù ngành khai thác thủy sản là một trong những mối quan tâm lớn của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và được ưu tiên cung cấp dầu để duy trì hoạt động.

Lần gần đây nhất quân đội Triều Tiên được cấp phát dầu với lượng lớn là hồi tháng 3 năm ngoái khi tổ chức một cuộc tập trận lớn.

Vào thời điểm đó, Triều Tiên đã lần đầu tiên mở kho dự trữ lấy lượng lớn dầu và lương thực cung cấp cho cuộc tập trận đầu tiên kể từ khi ông Kim Jong-un trở thành chỉ huy tối cao.

Chosun Ilbo cho rằng việc Triều Tiên đã giảm tổ chức tập trận đáng kể so với năm ngoái là do tình trạng thiếu hụt nhiên liệu.

Trung Quốc hiện đã đình chỉ xuất khẩu dầu thô cho Triều Tiên từ tháng 1 đến tháng 5, Cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại Triều Tiên tại Bắc Kinh cho biết./.













































































Phần nhận xét hiển thị trên trang