Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

XIN HỎI NHỮNG KẺ PHỈ BÁNG TRI THỨC:



· -Thưa bà Bà Nguyễn Ngọc Trang - biên tập chính chương trình talk show Giấu mặt (công ty truyền thông Đại sứ trẻ)
- Nhà Đạo diễn Lê Hoàng và hoa hậu Triệu Thị Hà
- Thưa những kẻ đã ngồi lên sách, xé sách... mà đi làm nghề Văn hóa
Các vị có học, có chữ chứ? Các vị có Thầy Cô giáo chứ?
Hơn thế nữa, các vị làm công tác văn hóa chứ?
Thế mà, bà Trang giải thích vì lý do trời mưa, ghế thấp nên đành phải lấy sách kê ghế cho vừa tầm máy quay(?). Bà thật bất nhẫn vì bao biện!
Thế mà Nhà Đạo diễn Lê Hoàng lại chối trách nhiệm là mình chỉ là người được mời, đạo cụ là do người ta làm.
Các vị còn huỵch toẹt rằng :“Quan trọng nhất, tôi cho rằng đây là một chương trình chưa thành phẩm, chưa phát sóng. Nó như một bản nháp, như một bộ phim chưa qua xử lý hậu kỳ, chưa qua kiểm duyệt. Nếu nó được tung ra một cách chính thống thì nó sẽ bị phán xét không nói gì. Còn ở đây, tôi cho rằng nếu chúng ta cứ có thói quen đưa ảnh hậu trường ra rồi nâng lên thành vấn đề chính thì sẽ rất nguy hiểm”. Thật vô duyên!
Cái chuyện mấy anh, mấy ả "hoa này hậu nọ", thiếu ý thức, và có thể vô tâm hoặc ngại, sợ không dám nói, hoặc ngốc nghếch không để ý, đã là đáng trách. Còn ông Đạo diễn và bà Biên tập thì nên đừng chối trách nhiệm.
Thưa quý vị, các vị quá nhẫn tâm, vô thức và thật sự mất dạy (Vì có học mà không hành)
Mọi người xem những kẻ "làm văn hóa" giải thích như thế này đây:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/616271/dao-dien-le-hoang-len-tieng-ve-tam-anh-ngoi-len-sach.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghe các bác nói thì rất hay:

Ăn lương dân mà vô dụng thì phải thay

Theo GDVN

(GDVN) - Ăn lương của dân mà vô dụng thì phải thay; Người bị oan sai có 5 cái mất, 3 cái khổ... là những phát ngôn ấn tượng nhất tại kỳ họp QH vừa qua
Ăn lương của dân mà vô dụng thì phải thay thôi


Tại phiên thảo luận dự thảo sửa đổi Nghị quyết 35 lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, Đại biểu Đỗ Văn Đương – đoàn TP.HCM nhận định: Thực chất bỏ phiếu tín nhiệm không chỉ là cảnh báo, cảnh tỉnh, mà điều quan trọng hơn là thôi thúc người được tín nhiệm cao cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
Cần là cần người năng động sáng tạo, người có tài, chứ còn người có đạo đức tốt một cách trừu tượng thì không ai cần cả, có khi bỏ phiếu lại cao. Tôi nghĩ cần phải đánh giá lại cách bỏ phiếu như thế, mà cụ Hồ đã nói có đức mà không có tài là vô dụng. Anh ăn lương của dân mà vô dụng thì phải thay thôi, thế nhưng khi  người ta xả thân vì công việc thì có thể có khuyết điểm này khuyết điểm kia, nhưng những người đấy xã tắc cần.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương.
Trước áp lực của tiền bạc và công việc thì mới bộc lộ ai thực sự có năng lực, ai thực sự vì dân vì nước, thực sự vì công việc, vì xã tắc. Nếu mà những người có chức vụ này mà còn chuyển động được thì xã hội chuyển động nhanh, nhân dân được nhờ, và không xấu hổ vì một thời làm quan chỉ vì cái ghế của ông nên người ta nể chứ con người ông ấy thì người ta coi thường. Như thế thì có nên không? Tôi cho rằng nên trọng uy tín, mà con người lãnh đạo phải có uy tín chứ không chỉ có uy quyền, đừng mượn quyền lực nhà nước để điều hành, lãnh đạo. Tôi xin thẳng thắn nói như vậy.
Sao Đại biểu Quốc hội dốt thế nhỉ?
Cũng tại phiên thảo luận sửa đổi lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền – tỉnh Lâm Đồng phát biểu: Có cử tri nói với tôi: Sao Đại biểu Quốc hội dốt thế nhỉ? Tôi hỏi tại sao thì họ nói là phiếu cao thì tín nhiệm cao, còn phiếu thấp thì đương nhiên là thấp. Họ chê mình như thế đấy. Còn nếu một nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần như dự thảo thì ít, không đánh giá được và chẳng giải quyết được gì cả… Lấy phiếu tín nhiệm ở ba mức như hiện nay cũng không hợp lý, chỉ nên để ở hai mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”, vì lấy phiếu là để thăm dò năng lực cán bộ.
 Người bị oan sai có 5 cái mất, 3 cái khổ
Đại biểu Nguyễn Thị Khá – tỉnh Trà Vinh đã phát biểu tại phiên họp cho ý kiến về chương trình giám sát của Quốc hội: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Và, ai ở trong chăn thì mới biết chăn có rận. Đấy là người ngồi sau song sắt bị oan sai trước khi được bồi thường thì có ít nhất 5 cái mất: Mất vật chất, mất tinh thần, mất sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà nát cửa
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá. Ảnh: Ngọc Quang.
Trong quá trình đi tìm chân lý để xóa tan đi những cái mất ấy, người bị oan sai phải trải qua 3 công đoạn đoạn khổ sở: Làm sao gặp được những người công tâm để làm rõ cái đúng, cái sai và làm ngay thì mới gặp cái công thứ 2 là công lý. Sau khi công lý được làm sáng tỏ, minh bạch bằng một bản án hay quyết định nào đó thì phải tiếp tục đi tìm cái công thứ 3 đó là công bằng. Để được bồi thường, được xin lỗi đúng nghĩa và đúng luật là một quá trình gian nan mòn mỏi đợi chờ. Để đi tìm cái công bằng mà mình đã bị tước đoạt thì người oan sai phải trải qua 3 giai đoạn đi tìm 3 cái công đó, quả thực là một sự gian nan không dễ chút nào.
Suy dinh dưỡng không chỉ là hậu quả của nghèo đói mà còn là hậu quả của tình trạng thiếu hiểu biết
Đại biểu Dương Trung Quốc - tỉnh Đồng Nai nhận định: Có một sự thật mà chúng ta phải thừa nhận là chiều cao trung bình của người Việt Nam ngày càng thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Cụ thể, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam hiện tại mới đạt 1,63m – so với Hàn Quốc 1,73m, Trung Quốc 1,72m, Singapore, Thái Lan hay Malaysia đều đạt trên 1,7m.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Ảnh: Ngọc Quang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phụ thuộc Trung Quốc do lợi ích nhóm chi phối? Theo TBKTSG


Thứ bẩy ngày 5 tháng 7 năm 2014 2:14 AM

  :
Chuyên gia lo ngại kinh tế phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc
  Các chuyên gia kinh tế tại hội thảo "Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau" tỏ ra lo ngại nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nặng nề vào Trung Quốc.

  Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, Việt Nam đã trao quá nhiều công trình cho nhà thầu Trung Quốc theo hình thức EPC: 23/24 nhà máy xi măng; 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, giao thông, khai khoáng (bauxite), cho thuê rừng và đất rừng ở vùng biên giới.

Ông Doanh đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta giao quá nhiều dự án cho nhà thầu Trung Quốc như vậy. Có bao nhiêu lợi ích quốc gia, bao nhiêu lợi ích cho ai?”

Ông nói: “Trung Quốc là bậc thầy về mua chuộc, đút lót. Tình trạng kinh tế chúng ta phụ thuộc phải chăng là do lợi ích nhóm chi phối mạnh”.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã mua lại công ty CP của Thái Lan để trở thành nhà cung cấp thức ăn gia súc lớn nhất Việt Nam, hay trúng thầu hầu hết các dự án lớn của Đài Loan như Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Báo cáo của hải quan Việt Nam cho biết, năm 2012 Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 28,8 tỉ đô la Mỹ trong khi báo cáo của Trung Quốc cho biết, cùng năm này, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 34 tỉ đô la Mỹ.

“Như vậy, có chênh lệch tới 5,2 tỉ đô la Mỹ qua đường tiểu ngạch”, ông Doanh nhận xét.

Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoảng sản, 49/62 dự án xi măng, 16/27 dự án nhiệt điện, và rất nhiều dự án giao thông.

Tất cả các dự án này bị chậm tiến độ có khi đến 3 năm, chất lượng thiết bị kém. Nhà thầu Trung Quốc đem toàn bộ vật tư, phụ tùng, phụ kiện sang thi công dự án, kể cả các thiết bị có thể chế tạo tại Việt Nam; họ đem cả lao động phổ thông sang làm tại các công trình mà họ làm tổng thầu.

Chẳng hạn, Nhà máy Alumin Lâm Đồng gói thầu là 466 triệu đô la Mỹ, song nhà thầu phụ Việt Nam chỉ nhận được 170 tỉ đồng (chưa đến 8 triệu đô la Mỹ); nhà máy Alumin Nhân Cơ có giá trị hợp đồng là 499 triệu đô la Mỹ, giao cho thầu phụ Việt Nam chỉ 53 tỉ đồng (2,5 triệu đô la Mỹ).

“Trung Quốc đã thắng thầu hầu hết các dự án ở Việt Nam. Khi đấu thầu quốc tế rộng rãi thì chỉ có các nhà thầu Trung Quốc tham gia, các nhà thầu nước khác không muốn tham gia nữa”, ông Thụ nói.

“Tình trạng này là do các chủ đầu tư không có lương tâm”, ông Thụ nhận xét.

Ông Thụ cho biết, Hiệp hội của ông đã gửi báo cáo lên Thủ tướng và Chủ tịch nước đề nghị kiểm tra lại toàn bộ các dự án công nghiệp do Trung Quốc đang thi công dở dang để huy động lực lượng trong nước và các nhà thầu nước ngoài khác hoàn chỉnh các dự án này.

Hội thảo "Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau" do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay 3-7-2014.

Theo TBKTSG 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

500.000 dân Hồng Kông biểu tình, Bắc Kinh hoang mang

  - 

500.000 dân Hồng Kông biểu tình, Bắc Kinh hoang mang
Hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông đã tham gia tuần hành đòi dân chủ cho Hồng Kông vào hôm thứ Ba (1.7). Cuộc biểu tình này vẫn đang kéo dài cho đến tận hôm nay và khiến Bắc Kinh hoang mang cao độ. Cảnh sát bắt giữ hơn 500 người người biểu tình như một nỗ lực tuyệt vọng nhằm thay đổi tình hình.
Biển người chống Bắc Kinh
Cảnh sát ước tính đám đông biểu tình gần 100.000 nhưng tổ chức đối lập ở Hồng Kông đưa ra con số đến hơn 500.000. Con số này cũng được truyền thông nước ngoài đánh giá sát với thực tế vì trước đó 800.000 người Hồng Kông đã tham gia cuộc trưng cầu đòi dân chủ cho Hồng Kông.
Cuộc diễu hành bắt đầu từ Victoria Park tới trung tâm thương mại. Đám đông biểu tình ôn hòa mang các biểu ngữ và áp phích kêu gọi dân chủ cho Hồng Kông  khi họ đi qua đường phố. Một số hô vang: "chính phủ là của chúng ta, sự lựa chọn  là của chúng ta", trong khi những người khác kêu gọi nhà lãnh đạo Leung Chun-ying, từ chức. 
Nếu người biểu tình không có bài thì có lẽ số người bị bắt sẽ cao hơn con số hơn 500 người.  
Ông Leung được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan hành pháp tại Hồng Kông thông qua hội đồng 1.200 người gồm phấn lớn là những người thân Bắc Kinh.
Một số nhóm dọc theo tuyến đường biểu tình đã hát một phiên bản tiếng Quảng Đông của "Bạn có nghe thấy tiếng người dân hát?" từ bộ phim ca nhạc dựa theo cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của đại văn hào Pháp Victor Hugo. Từ trên cao, người ta có thể nhìn thấy một biển ô của người biểu tình giương ra. Nó giống như một rừng nấm sau mưa, một hình ảnh ví von cho sự phản kháng đang nảy nở và lan rộng.

Rừng ô như rừng nấm 
Giới trẻ  tuần hành trong im lặng
 và tự bị miệng mình
Một số người sau khi diễu hành đã thực hiện chiến dịch "ngồi-im" suốt đêm để thể hiện sự phản kháng một cách bất bạo động. Chính nhóm người ngồi im này là đối tượng bị cảnh sát bắt. 
Cảnh sát nói những người ở lại đều bị bắt vì " cản trở nhân viên công lực, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông" cũng như tụ tập đông người mà không xin phép trước.  Cảnh sát cho biết 511 người đã bị bắt giữ hôm nay (2.7).
Trò mèo vờn chuột giữa người biểu tình và cảnh sát
Nếu người biểu tình không có bài thì có lẽ số người bị bắt sẽ cao hơn con số hơn 500 người. Để đối phó với cảnh sát bắt người, những người ngồi im biểu tình đã móc tay nhau thành những sợi dài đúng kiểu trong "Xích Bích". 
Một số người còn cẩn thận đến mức đeo luôn cả mặt nạ phòng độc do sợ cảnh sát chơi lựu đạn hơi cay để giải tán.
Cảnh sát Hồng Kông cũng có lắm mưu. Họ chuẩn bị một dãy xe lăn dành cho người khuyết tật. Cảnh sát nói xe này để sẵn sàng chở những ai bị xỉu đi viện. Báo chí Hồng Kông lại nói những người biểu tình có thể bị nhét lên xe lăn và chờ ngay ra xe ca. 
Cảnh sát cũng nói sẽ phải dùng đến "vũ lực cần thiết" nếu những người ngồi biểu tình không chịu lên các "xe được chỉ định". Tiếp đó, nhóm cảnh sát lập vòng vây và buộc người phản đối rời khỏi nơi biểu tình.

 Cảnh sát chuẩn bị xe lăn
 Người biểu tình có "Xích bích"
 và mặt nạ phòng độc
Vụ biều tình rầm rộ tài Hồng Kông hôm 1.7 chính là dịp kỷ niệm tròn 17 năm đặc khu này trở lại Trung Quốc. Các năm khác hoạt động kỷ niệm không trở thành phản kháng dữ dội như năm nay. 
Sở dĩ có chuyện như vậy vì tháng trước, Bắc Kinh ra một "cáo bạch" khẳng định rõ không thể có dân chủ đầy đủ tại Hồng Kông như người dân ở đây mong muốn. "Cáo bạch" cũng nhấn mạnh Bắc Kinh có "thẩm quyền toàn diện" trên lãnh thổ.
Năm 1997, khi Trung Quốc thu hồi Hồng Kông từ Anh, họ đã hứa cho người dân được trực tiếp bỏ phiếu lựa chọn ra người lãnh đạo của mình vào năm 2017. Nhưng giờ thì Bắc Kinh đang muốn nuốt lời hứa. 
Họ muốn người dân Hồng Kông bỏ phiếu bầu lãnh đạo của mình, nhưng các ứng cử viên lại phải do "hội đồng" gồm những người thân Bắc Kinh đề cử. Ngoài ra, các ứng viên phải có phẩm chất "yêu nước", mà theo cách hiểu rõ ràng hơn là "yêu Bắc Kinh".
"Sau khi nhìn thấy nội dung cáo bạch, chúng ta nên lo lắng", ông Jeff Kwok, 28 tuổi, nói khi tham gia cuộc biểu tình ở Victoria Park. "Chính quyền trung ương, họ đang cố gắng để nói với người dân Hồng Kông rằng họ là nước chủ nhà và Hồng Kông chỉ là một trong những khu vực của họ. Họ đang cố gắng để cho chúng tôi biết họ có quyền lực tuyệt đối để cai trị chúng tôi".
Anh Tú (theo AP và Bưu điện Nam Hoa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Nga: Trung Quốc lộ kế hoạch ở Trường Sa để gây sức ép với Việt Nam

Tờ Lenta của Nga ngày 24/6 đăng tải bài viết cho biết, Trung Quốc đang tiến hành một kế hoạch bất thường khác đồng thời với việc hạ đặt (trái phép) giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam – PV).

Trung Quốc đã xây dựng (bất hợp pháp) các đảo nhân tạo đặc biệt (ở 6 bãi đá Gạc Ma, Gaven, Su Bi, Tư Nghĩa, Chữ Thập và Châu Viên trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược năm 1988 – PV) và nhằm biến chúng thành những chiếc tàu sân bay không thể đánh chìm.



Lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa của Việt Nam sau khi xâm lược, chiếm đóng trái phép từ 1988.

Trong tháng 5/2014, trên trang web của một trong những thành viên tổ chức Dự án Thượng Hải thuộc Công ty đóng tàu Quốc gia Trung Quốc xuất hiện một bản vẽ 3D của một hòn đảo nhân tạo với chú thích, nó sẽ được phát triển trong (cái gọi là) quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).

Theo sơ đồ, trên đảo có các khu vực dân cư và một bến tàu có thể đón các tàu lớn với lượng dãn nước 5.000 tấn, trung tâm dịch vụ hậu cần hàng hải và một sân bay. Đảo nhân tạo này sẽ nằm giữa 3 rạn san hô thuộc đá Chữ Thập.

Trên các diễn đàn quân sự Trung Quốc ngay sau đó đã nổ ra một cuộc tranh luận về việc nước này đang xây dựng một căn cứ quân sự lớn và có trang bị tốt ở quần đảo Trường Sa và gọi đó là “Guam của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, không quan chức Trung Quốc nào thừa nhận rằng Bắc Kinh đang mở rộng (bành trướng) lãnh thổ theo “phong cách Mỹ”. Nhưng ngay sau đó, bản vẽ này đột ngột biến mất khỏi trang web cũng như khi nó xuất hiện.



Giàn khoan 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Các nguồn tin trong chính phủ Trung Quốc từ chối bình luận về vụ việc và giải thích rằng đây là một thông tin rất nhạy cảm. Nhưng theo tờ Lenta, đây có thể là một tấm bản đồ bị rò rỉ hoặc được công bố như một sự thử nghiệm phản ứng dư luận.

Lenta cho rằng khả năng bị rò rỉ có thể loại trừ vì quân đội Trung Quốc bảo mật rất nghiêm ngặt. Cũng rất khó có thể tin được rằng một trong các công ty quốc phòng Trung Quốc đã làm lộ phác thảo vội vàng của mình. Nhưng nhiều khả năng đây là một đòn thử nghiệm để Bắc Kinh gây áp lực tâm lý lên Việt Nam và Philippines, hai quốc gia láng giềng kiên quyết phản đối các hành động bành trướng bá quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Theo Lenta, các nhà phân tích nước ngoài tin rằng dự án này thực sự có tồn tại. Thứ nhất, là do việc mở rộng các đảo đá và san hô bằng cách này hay cách khác có liên quan tới tất cả các khía cạnh của tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Thứ hai là Trung Quốc đang dần từ bỏ quan điểm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình.
Chính quyền Bắc Kinh đã tuyên bố chính thức rằng sẽ tập trung phát triển sức mạnh trên đại dương và việc tăng cường các hoạt động quân sự trên Biển Đông là một bằng chứng cụ thể phù hợp nhất với khái niệm này.

Kim Lạn Vinh, Giáo sư Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng đảo nhân tạo này có kích thước lớn gấp ít nhất hai lần căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo san hô Diego Garcia ở Ấn Độ Dương.

Lý do thứ ba là Trung Quốc đã từ lâu đã chuẩn bị và đầu tư cho kế hoạch này. Trung Quốc đã xây dựng các cảng nước sâu rộng lớn ở Thượng Hải, xây dựng đảo nhân tạo cao cấp Phượng Hoàng ở gần đảo Hải Nam. Đảo này dài 1250 mét, rộng 250 mét và bắt đầu được phong nền trong năm 2008.

Đảo này được cho là nhằm để phục vụ các chương trình giải trí cho người giàu như các câu lạc bộ du thuyền, nhà hàng, trung tâm hội nghị, khách sạn hạng sang, khu dân cư. Nhưng theo Lenta, nó cũng được sử dụng cho mục đích bành trướng lãnh thổ.

Một trong những nguồn tin quân sự Trung Quốc giấu tên đã nghỉ hưu nói với tờ South China Morning Post của Hồng Kông rằng, dự án sẽ mở rộng khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Biển Đông.

Theo Kim Lạn Vinh, giáo sư Đại học Nhân dân Bắc Kinh, đảo này có kích thước lớn gấp ít nhất hai lần căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo nhân tạo xây dựng ở rặng san hô Diego Garcia trên Ấn Độ Dương. Ước tính chi phí xây dựng là 5 tỷ USD và cần tới 10 năm để hoàn thành. Quy mô của dự án này được các chuyên gia so sánh với việc tạo ra một tàu sân bay hạt nhân 100.000 tấn.

Hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang bơm cát đắp nền trái phép tại khu vực đá Gạc Ma mà họ xâm lược của Việt Nam năm 1988.

Theo ông Vinh, dự án này đang được đệ trình lên chính phủ Bắc Kinh xem xét và có thể sẽ được phê chuẩn.

“Không nghi ngờ gì rằng đây là động lực chính của dự án đầy tham vọng của Trung Quốc liên quan đến kế hoạch chiến lược để tăng cường hiện diện trong Biển Đông. Việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở đá Chữ Thập sẽ tạo ra một cơ sở vững chắc lâu dài cho tàu chiến và máy bay của Trung Quốc”, Vasily Kashin – một thành viên cao cấp tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga nói với Lenta.

Ngoài ra, kích thước của các hòn đảo nhân tạo sẽ cho phép triển khai lực lượng phòng thủ quan trọng ở đó như hệ thống tên lửa phòng không chống máy bay HQ-9 hoặc C-400, tên lửa chống hạm hạng nặng YJ-62…

Đảo nhân tạo, theo quan điểm của luật pháp hiện đại là đảo giả. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 không tính các đảo nhân tạo này làm cơ sở để thành lập đặc vùng kinh tế 200 hải lý.

NGUYỄN HƯỜNG (GDVN)

Nguồn: http://tinvn.info/bao-nga-trung-quoc-lo-ke-hoach-o-truong-sa-de-gay-suc-ep-voi-viet-nam.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật Bản và Việt Nam thỏa thuận hợp tác an ninh chặt chẽ

Nhật Bản và Việt Nam thỏa thuận hợp tác an ninh chặt chẽ

Nhật Bản và Việt Nam dự định thực hiện sự hợp tác an ninh chặt chẽ trong bối cảnh cả hai nước cùng tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Điều này đã được thỏa thuận vào ngày Chủ nhật, trong cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và đối tác Việt Nam là ông Phùng Quang Thanh, diễn ra bên lề Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương “Đối thoại Shangri-La" tại Singapore.

Theo ông Onodera, việc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng là điều không thể chấp nhận, tất cả các xung đột phải được giải quyết thông qua đối thoại. Ông lưu ý rằng Nhật Bản ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong tranh chấp gần đây với Trung Quốc và nói thêm là "Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng trong bối cảnh các hoạt động hải quân của Trung Quốc ngày càng tăng ở biển Hoa Đông và Hoa Nam /Biển Đông/."
Người đứng đầu Bộ quốc phòng Việt Nam tán thành quan điểm của người đồng nhiệm Nhật Bản và lưu ý rằng, Hà Nội sẽ "phản ứng bình tĩnh trước những áp lực từ phía Bắc Kinh."
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội gia tăng căng thẳng sau khi Bắc Kinh tiến hành hạ đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa, khu vực mà cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.
( Tiếng nói nước Nga ) 
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_06_01/273040176/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm quen với lời khó nghe:


Để lại gì cho mai sau?

>> 'Thế hệ chúng tôi đã hút dầu, đào hết than...'


Theo FB Nguyen Tuan
Liên quan đến vấn đề lấy lại Hòang Sa – Trường Sa từ Tàu, hiện nay giới lãnh đại hình như đã đầu hàng. Họ nói nếu đời này không lấy lại được, thì đời sau, đời sau nữa, và đời sau nữa, v.v. Tôi thấy quan điểm này rất buồn cười vì nó không đúng đạo lí của người VN.

Đạo lí của người VN là bằng mọi cách tạo điều kiện cho con cháu mình phát triển hơn. Phải làm sao con hơn cha. 

Đời cha mẹ chẳng có ai có bằng đại học, nên cha mẹ phải “cày” ngày đêm để con được đi học đàng hoàng. Khi cha mẹ đã có nhà cửa, cha mẹ còn tìm cách mua nhà hay đầu tư cho con cái. Nói chung người VN luôn tìm cách tạo điều kiện tốt hơn cho con cái đời sau, thậm chí cho cả cháu (nếu có điều kiện).

Còn đằng này, Nhà nước hiện hành không làm gì để thu hồi HS-TS về VN, mà còn đùn đẩy cho con cháu đời sau! Nhưng thật ra, cũng chẳng có gì để để lại cho đời sau. Chẳng hạn như một thảo luận trên VNN có câu rất đáng chú ý “Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng.” Nhưng tác giả giả bài này rất từ hào điều đó “chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”. Tôi thì không tự hào chút nào cả; vì đó là một suy nghĩ vô trách nhiệm, nó giống như thế hệ này ăn hết rồi vỗ vai thế hệ sau: cố găng vươn lên bằng chính tài năng của mình. Một câu hỏi như thế cũng rất thích hợp cho những kẻ đang ngày đêm phá nát rừng biển của VN.

Tôi chợt nhớ đến luật môi trường ở Úc. Ở Úc họ rất nghiêm ngặt với môi trường, tất cả các hãng sửa xe hơi phải có hầm chứa nhớt và dầu riêng. Bất cứ một ai chỉ cần đổ 1 lít nhớt xuống cống là Hội đồng thành phố đến ngay vì họ có thể truy tìm nguồn gốc rất dễ dàng. Một người VN bị tội đổ nhớt vào ống cống (vì nghĩ chẳng ai biết), và cảnh sát môi trường đến phạt và phải đem ra tòa, tổng chi phí lên đến gần 5000 AUD! Họ lí giải rằng nếu ai cũng đổ nhớt như thế thì cá sẽ chết, và mình chẳng còn gì để cho thế hệ mai sau. Xứ tư bản bóc lột mà sao chúng suy nghĩ nhân văn thế?!

Còn ở VN, không để lại cơ sở vật chất và tài nguyên, cũng chẳng có tiền bạc (vì đang thiếu nợ chồng chất) mà nói là thế hệ sau sẽ thu hồi HS-TS! Đó là một cách buôn bán hi vọng không có thật.
Phần nhận xét hiển thị trên trang