Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Manila đã sẵn sàng mở cửa tất cả 8 căn cứ không quân của mình cho không lực Washington sử dụng

(NLĐO) - Tướng Jeffrey Delgado, tổng chỉ huy lực lượng Không quân Philippines, cho biết Manila đã sẵn sàng mở cửa tất cả 8 căn cứ không quân của mình cho không lực Washington sử dụng một khi loại bỏ các rào cản trong hiệp định hợp tác quốc phòng nâng cao giữa hai nước.

Phát biểu trên tờ Philippine Daily Inquirer, ông Delgado nói: “Chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ cơ sở không quân hiện có cho Mỹ tiếp cận. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán và vẫn phải thảo luận thêm với đối tác Washington”.
Trước đó, vào ngày 28-4, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến thăm tới Manila, 2 nước đã ký kết một hiệp ước quân sự kéo dài 10 năm, trong đó cho phép tàu chiến, máy bay và quân đội Mỹ được sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines.

Philippines được xem là một trong những quốc gia có lực lượng quân sự yếu nhất Đông Nam Á. Ảnh: 1 máy bay OV-10 của Không quân Philippines. Ảnh: Want China Times
Philippines được xem là một trong những quốc gia có lực lượng quân sự yếu nhất Đông Nam Á.
Ảnh: 1 máy bay OV-10 của Không quân Philippines. Ảnh: Want China Times
Hiện Manila mắc kẹt trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên biển Đông. Động thái tăng cường lực lượng không quân của Bắc Kinh trên biển Đông đã trực tiếp đe dọa không phận của Manila.
Dù biết Trung Quốc có âm mưu xây dựng đảo nhân tạo trái phép gần bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng Philippines chưa có biện pháp đối phó vì không lực kém hơn hẳn. Đây có thể là lý do khiến Philippines tăng cường hợp tác với Mỹ.
P.Nghĩa (Theo Want China Times)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam


Vũ Hồng Lâm
Thời báo Kinh tế Sài Gòn


Tài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam hiện nay
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp. Tổng thể ấy cấu thành từ rất nhiều yếu tố. Giá trị và ý nghĩa của từng yếu tố cũng không nhất thành bất biến. Chẳng hạn Việt Nam là một cửa ngõ của Lào và Campuchia ra biển, nhưng yếu tố này quan trọng đến đâu còn tùy theo Lào và Campuchia giàu mạnh đến đâu. Tài nguyên địa chính trị, do đó, không chỉ là địa thế như thuyết địa chính trị cổ điển vẫn hiểu, cũng không chỉ là cục diện như cách nghĩ của trường phái địa chính trị Kissinger, mà luôn là sự kết hợp của cái “thế” về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó. Chính cục diện chính trị-kinh tế xung quanh Việt Nam sẽ quyết định yếu tố nào là vượt trội, có tầm vóc chiến lược, trong các tài nguyên địa chính trị của Việt Nam.
Xét tham vọng và tầm với của các nước lớn hiện nay thì Việt Nam đang nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn nước lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Ấn Độ.
Trước kia, Việt Nam từng đóng vai trò như là cửa ngõ chính của Trung Quốc thông xuống phía Nam. Nhưng đối với Trung Quốc hiện nay, vai trò ấy của Việt Nam đã mờ nhạt dần. Chiến lược của Trung Quốc hiện nay nhằm mở hai đường thông xuống phương Nam. Trên biển, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và tiếp tục chiếm một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa từ năm 1988. Trên bộ, Trung Quốc kết thân với Myanmar để mượn đường thông ra Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự ở Myanmar và dự định sẽ xây đường ống dẫn dầu từ cảng nước sâu Sittwe bên bờ vịnh Bengal của nước này lên Vân Nam, Trung Quốc. Với việc từng bước lấn chiếm biển Đông, Trung Quốc muốn tự mình sở hữu cái “then chốt” trên con đường biển nối nước họ với Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Vai trò cửa ngõ ra biển của Việt Nam đối với miền Tây Nam Trung Quốc cũng suy giảm sau khi Vân Nam đã mở đường ra Ấn Độ Dương qua ngả Myanmar, và Quảng Tây tăng cường phát triển các cảng biển của mình trên vịnh Bắc Bộ như Khâm Châu, Phòng Thành và giao thông với Vân Nam. Vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc tiếp tục bị hạ thấp sau khi Trung Quốc thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với Indonesia vào đầu năm nay. Indonesia là nước lớn nhất Đông Nam Á về dân số và diện tích nhưng chủ yếu là có vùng biển nối liền từ Ấn Độ Dương sang biển Đông. Như vậy, chỉ cần kiểm soát biển Đông, bắt tay với Myanmar và Indonesia, là Trung Quốc bảo đảm lưu thông tới Ấn Độ Dương, đồng thời có hai gọng kìm kẹp lấy Đông Nam Á.
Việc Trung Quốc tăng cường khống chế biển Đông và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên thành cường quốc thế giới và lãnh đạo khu vực, đã khiến các nước lớn Mỹ, Nhật và Ấn Độ đổ dồn con mắt về biển Đông, Đông Nam Á, và tìm biện pháp đối phó. Là nước muốn đóng vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ đương nhiên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy ở tầm đại chiến lược. Hai nước Nhật và Ấn Độ không nuôi tham vọng toàn cầu nhưng muốn làm cường quốc châu Á, tất nhiên không muốn Trung Quốc nổi lên “lãnh đạo khu vực”. Nhật chọn liên minh chiến lược với Mỹ, đứng dưới sự “lãnh đạo thế giới” của Mỹ để chống lại sự “lãnh đạo khu vực” của Trung Quốc. Ấn Độ tìm một vị trí “tự do” hơn, nhưng chủ đạo cũng là liên minh chiến lược với Mỹ. Trên địa bàn châu Á, nổi lên tranh chấp quyền lãnh đạo khu vực giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là trục Mỹ-Nhật-Ấn.

Biển Việt Nam là tài sản, không gian sống cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc
Trong bối cảnh đó, biển Đông và Đông Nam Á trở thành một địa bàn chiến lược trên bàn cờ quan hệ nước lớn. Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với Nhật. 90% dầu lửa mà Nhật tiêu thụ và hầu hết hàng hóa giao dịch giữa Nhật với Trung Đông và châu Âu phải qua đây. Chỉ cần Trung Quốc “thực thi chủ quyền” của họ trên biển Đông, cổ họng Nhật coi như nằm trong bàn tay Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, biển Đông cũng có tầm quan trọng sống còn. 80% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn hàng hóa thông thương giữa Trung Quốc với châu Âu và Trung Đông đi qua đây. Biển Đông tuy không sống còn đối với Mỹ nhưng có tầm quan trọng chiến lược. Nó án ngữ con đường ngắn nhất thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, cũng là một “huyết mạch chủ” của kinh tế khu vực, của Trung Quốc, đối thủ chủ yếu của Mỹ, và Nhật, đồng minh chính của Mỹ, trong khu vực.
Là nước chiếm giữ phân nửa các đảo đã bị chiếm trên quần đảo Trường Sa, đồng thời đóng chốt trên một số bãi ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam bộ, lại có bờ biển chạy dọc theo hải trình quốc tế, Việt Nam là nước có lợi thế nhất về mặt địa lý trong việc khống chế biển Đông. Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước tiếp giáp nhiều nhất và chiến lược nhất với Trung Quốc, lại có lịch sử lâu dài nhất và kinh nghiệm dày dạn nhất trong đối xử với Trung Quốc. Do đó, các nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đều muốn Việt Nam đóng một vai trò tích cực và nếu cần, then chốt trong việc bảo đảm an ninh biển Đông cho họ và muốn Việt Nam đứng về phía họ trong trường hợp tranh chấp nước lớn trở nên gay gắt.
Như vậy, từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng ý nghĩa chiến lược của biển Đông, Đông Nam Á và Việt Nam trên bàn cờ chiến lược quốc tế. Việt Nam trở nên có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Nhật. Với Mỹ, Việt Nam cũng từ một chương sử cũ trở thành một vị trí chiến lược. Hai nước này đều muốn Việt Nam trở thành đồng minh quan trọng của họ ở Đông Nam Á. Trong khi ấy thì tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam trên biển Đông khiến Việt Nam không thể đóng vai trò đồng minh chiến lược của Trung Quốc trong khu vực. Ngược lại, Việt Nam là vật cản lớn nhất trên con đường nam tiến của Trung Quốc.
Chính sách nam tiến của Trung Quốc là một phần trong đại chiến lược “hòa bình trỗi dậy” của nước này. Con đường này được Trung Quốc chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn đầu gọi là “ấp ủ”, hình thức là bảo vệ, tiêu chí là “chủ quyền lãnh thổ không thể bị chia cắt”;
- Giai đoạn giữa gọi là “tạo dựng”, hình thức là chủ động, tiêu chí là “thu hồi lại những vùng đất đã mất”;
- Giai đoạn cuối gọi là “kinh lược”, áp dụng các biện pháp nhằm làm cho cộng đồng quốc tế chấp nhận trật tự chính trị-kinh tế có lợi cho Trung Quốc, tiêu chí là “đạt đến cân bằng và ổn định chiến lược”.(*)
Trong đoản kỳ, nhìn nhận thực lực của mình còn hạn chế, Trung Quốc xác định vẫn ở giai đoạn 1. Về trung hạn, vào giai đoạn 2 của “hòa bình trỗi dậy”, Trung Quốc sẽ tìm cách “thu hồi chủ quyền” trên biển Đông và Đài Loan. Trong dài hạn, vào giai đoạn 3, Trung Quốc sẽ đảm lãnh vai trò cầm trịch trật tự ở khu vực và thế giới. Cùng lúc với Trung Quốc, các cường quốc khác cũng có đại chiến lược của mình, mà về cơ bản cũng có thể chia làm ba giai đoạn tương tự như của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thực lực mạnh hơn nên Mỹ đã ở giai đoạn 3 và Nhật đã ở giai đoạn 2 trên con đường trỗi dậy riêng của họ. Mỹ cho việc họ chi phối trật tự thế giới, can thiệp vào các ổ bất ổn là trách nhiệm của họ. Nhật đang tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng vũ trang, mở rộng khu vực lợi ích sống còn của họ. Trong khi đó thì Ấn Độ mới đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn 1. Tất cả những điều này tạo ra tính phức tạp của một cuộc tranh đua quyền lực nước lớn nhiều giai đoạn cùng một lúc. Việt Nam cần hết sức sáng suốt và quyết đoán để chèo lái thành công trong vùng nước xoáy này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
ĐỊA CHÍNH TRỊ ( Kỳ 1)

ĐỊA CHÍNH TRỊ ( Kỳ 2)


2 nhận xét:

  1. Nhìn từ góc độ chiến lược thì bài viết khá đúng và tương đối thỏa đáng , nhưng không nói gì đến yếu tố Nga có lẽ là điều cần suy nghĩ thêm, điểm nữa là cần đi sâu thêm vai trò địa chính trị của Ấn ĐÔ, thực ra về an ninh TQ bị kep vào giữa 3 thế lực phia Băc là Nga, phia tây ÂN độ, phia đông Nhật Mỹ ,con phia nam VN nhỏ yếu nhưng lại có vị trí quan trọng với chiên lược của TQ là sức cản chủ yêu trong ý đồ độc chiêm biển đông,để đối phó Mỹ Nhât, TQ ve vãn Nga hòa ở phia bắc để giư an ninh, tranh thủ hòa hoãn với Ấn ơ phía tây cũng nhằm rảnh tay tiến xuông phia nam, ở ĐNA thi tim cách tranh thủ Inđonesia, Miama, ép va cô lâp VN, PLP , nhưng khó làm với Phi vì đằng sau có Mỹ, VN xem ra là mục tiêu hàng đầu hiện nay, họ không tư bỏ chiến lược " hai mặt" vừa ép vưa lôi kéo, hiện mặt ép la chủ yếu. Ta không hy vọng gì ở Nga, Mĩ Nhật là nhân tố chủ yếu, Ân độ là "đôi trọng " vậy nhưng vưa qua ta rât coi nhẹ An ĐỘ , càng không khai thác nhân tố Mỹ Nhật , rơi vào cô lâp và yếu thế với TQ. VN vẫn có vị thế địa chiến lược rất quan trọng, My ,Nhật Ân đêu coi trong vi thế của ta, TQ cũng không thể cứ đẩy ta về phía liên minh N-M không có lợi cho họ trong tập họp lực lương,van đề là ta chưa gơ được sự rối rắm phức tap về chiên lược, chưa lợi dung được thế manh của chính mình, còn tiếp tục như thế thi rất khó thoát ra được, không phải không có hy vọng ,then chốt là BLĐ có nhận thức được không và có những bước điều chỉnh cần thiết hay không và phải làm ngay.không thể chậm trễ.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Cụ CL quả là một nhà NG có tầm cỡ chiến lược. Bài này không nói đến Nga đúng là còn thiếu. Có thể tác giả suy nghĩ rằng điều quan tâm nhất với Nga là Đông Âu, do đó vai trò và sự quan tâm của Nga về VN trong vị trí ở Biển Đông không lớn.
      Tài nguyên địa chính trị của VN làm cho đất nước chúng ta có vị trí rất quan trọng nên chúng ta luôn phải gánh chịu sức ép của nhiều phía. Thế kỷ 20 VN là tiền đồn của cuộc đấu tranh của ý thức hệ, thế kỷ 21 VN lại là tiền đồn của cuộc đấu tranh giữa những cường quốc hiện hữu và một cường quốc đang trỗi dậy. Mong rằng các nhà LĐ hiểu được vị trí, vai trò cùng những thách thức và những cơ hội của đất nước để có hướng đi đúng đắn, giải nguy cho và phát huy được vị thế của VN.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đời buồn như thời cụ Vũ còn sống ấy nhỉ?

Truyện ngắn : Vợ đĩ

Hắn với tay lấy cái điếu cày, hít một hơi thật sâu, cái điếu phả ra tiếng kêu sòng sọc, sòng sọc rồi ngân dài theo riếng rít của hắn. Hắn ho sụ sụ, dạo này hắn thấy sức khỏe không ổn.
vợ đĩ

Có khả năng một bộ phận nào đó trong bộ máy nuôi dưỡng cái hình hài xác xơ, tiều tụy của hắn đang gặp trục trặc. Thi thoảng còn thấy đau chỗ này, chỗ kia nhưng thây kệ, hẵn cũng ngấp nghé ngũ tuần, cái tuổi mà với hắn thì dẫu có làm sao cũng chẳng mấy quan trọng. Chết là hết. Nhưng nếu hắn mà chết thì ai trông nom thằng con hắn, nó mới học lớp tám..
Cái thằng mất dạy, cứng đầu. Ngày bé nó đâu có thế. Nó ngoan, thông minh lại học giỏi. Vậy mà giờ nó học ở đâu cái trò ăn trộm ăn cắp, nó học theo hắn đánh lô đề, học chúng bạn chơi game, điện tử. Đã bao lần hắn phải vác xe đi tìm, cái roi mây trên tay hắn vụt tới tấp trên da thịt nó, vụt nhiều đến nỗi oằn hẳn sang một bên. Hắn cột cả cái dây thừng vào cổ tay nó rồi buộc vào đuôi xe đạp kéo nó chạy bộ dọc đường về. Vậy mà thằng con hắn chẳng kêu ca nửa lời. Đúng là lì lợm như con mụ vợ hắn..
- Mày không thương *** hả con? Mày không thương bố thì cũng phải thương lấy cái thân mày chứ...Rồi mày tính đi ăn trộm ăn cướp cả đời hả con?
- Ăn trộm ăn cướp cũng được, không còn ăn cướp được nữa thì tôi sẽ lấy một người vợ làm gái điếm như ông....
- Thằng mất dạy...láo...tao giết mày..
Hắn gằn giọng, máu trong người hắn sôi sùng sục, đầu nóng như cái chảo nung...hắn vụt tới tấp cho hả cơn giận. Mặt hắn nhăn nhúm lại, hắn cố kìm lại cơn đau, không cố thì chắc hắn khuỵu chân rồi khóc ròng trước mặt thằng bé.
Máu ở chân thằng bé tóe ra. Hắn xót, xót thằng con hắn, xót cho cả hắn. Cuộc đời hắn sao trần trụi, loang lổ những vết là vết. Hắn hận đời, hận hắn, hận cái kiếp nghèo, hận cả mụ vợ hắn đã ngoại tình, đã làm đĩ còn bày đặt tình người, còn gửi tiền về chăm lo cho bố con hắn, còn xây nhà cho bố con hắn ở...
Mụ vợ hắn đẹp lắm. Ngày hai người còn đang tìm hiểu đã bị gia đình hai bên phản đối. Vì nhà hắn nghèo nhưng gia giáo, nhà vợ hắn thì không nề nếp, mấy đời làm đĩ nhưng gia đình vợ lại chê hắn già, hơn vợ hắn đến một giáp. Nhưng hắn vẫn quyết tâm lấy vì hắn thấy vợ hắn chẳng đến nỗi nào, đâu phải gia đình làm đĩ thì mặc nhiên vợ hắn cũng phải làm đĩ.
- Anh sẽ không hối hận khi lấy em chứ?
- Còn em? Em có hối hận khi lấy anh không? vừa già vừa nghèo...
- Hi..em không hối hận. Nghèo mà có tình..già mà có sức khỏe thì em không sợ nghèo
- Là em nói đấy nhé
Lúc mới lấy nhau, vợ chồng hắn hạnh phúc lắm. Cơm rau với đậu phụ thôi mà sao vẫn thấy ấm cúng, vui vẻ. Hắn làm ở bên văn hóa xã. Nhưng rồi vì tính hắn thẳng, không chịu được cái bất công, chèn ép, không chịu lụy ai nên người ta cho hắn "về vườn" sớm. Còn chẳng được ăn lương. Cầm tháng lương cuối cùng về cùng vài đồng trợ cấp, hắn trở thành thằng thất nghiệp từ đấy. Làm bạn với mấy sào ruộng, được mùa không sao, mất mùa là cả nhà hắn lao đao. Rồi vợ hắn lại sinh con. Bao nhiêu việc phải lo.
Hắn loay hoay không biết phải làm gì, không biết phải đối phó với cái đói, cái nghèo ra sao. Hắn tính đến chuyện đi nước ngoài làm ăn. Vốn thì vay ngân hàng. Nhưng đi khám sức khỏe người ta lại kêu hắn thấp, gầy quá không đủ điều kiện để sang đó làm. Hắn lại về vườn. Vợ nhìn hắn xót xa.
Hắn lại quyết định lên miền ngược một chuyến. Hắn có người bà con trên đấy. Nếu thuận lợi thì hắn sẽ dẫn cả vợ con lên. Nhưng lên rồi hắn lại phải trở về vì hắn không thích nghi được với chốn rừng thiêng, nước độc, không bệnh xá, trường học cũng xa xôi..
Khi trở về, hắn thấy mọi người bàn tán, nhìn hắn bằng ánh mắt tò mò, thương hại. Hắn cũng tò mò. Có câu nói với theo:
- Đúng là cái số sinh ra làm đĩ thì sớm muộn gì cũng làm đĩ.
Hắn nóng mặt. Chạy thẳng về nhà. Thấy vợ hắn đang ngồi ôm con, mặt mày thâm tím, mắt còn đỏ hoe, đỏ như máu trong người hắn đang dâng ngập lòng. Hắn cố kìm nhưng giọng hắn đanh lại.:
- Có chuyện gì...chuyện gì đã xảy ra..
-....
- hắn rúm ró. Khóc không thành tiếng. Tiếng nói lí nhí cố bật ra nơi cổ họng
- Em xin lỗi..xin lỗi anh...nhưng con đói...nhà không còn đồng tiền nào....
- Cô...Cô...ra khỏi nhà tôi...Cút...cút ngay...
Hắn đau, mắt hắn long lên sòng sọc. Vợ hắn chạy tới quỳ dưới chân hắn...
- Anh ơi..đừng...đừng đuổi em..anh thương em..tha cho em....nhà mình hết sạch gạo,sạch tiền rồi anh à...
Hắn khựng lại. Miệng hắn đắng ngắt. Đau đớn, xót xa. Cái đau của thằng đàn ông không lo được cho vợ con có nổi một bữa cơm đạm bạc. Hắn hất tay vợ ra, đẩy cô vào góc tường. Rồi im lặng mang chai rượu ra ngoài hiên ngồi. Rít từng hồi thuốc lào...sòng sọc...rồi lại ho sụ sụ...
Sau lần ấy. Mặt hắn chai lì, chẳng nói chẳng rằng. Hắn mặc cho vợ hắn muốn làm gì thì làm. Nhưng cô cũng chỉ quanh quẩn ở nhà. Dáng vẻ lầm lũi, sợ sệt..Hắn không mảy may nhìn cô.
Một khoảng thời gian sau thì vợ hắn quyết định đi xuất khẩu lao động. Cô hỏi ý kiến hắn, hắn buông câu: Tùy cô..
Rồi cô đi Đài Loan. Để lại thằng con cho hắn nuôi. Nhà mang ra thế chấp để vay ngân hàng. Cô sang đó được 3 tháng thì bắt đầu gửi tiền về. Hắn lấy số tiền đó một phần trả nợ, một phần nuôi thằng con trai ăn học. Cô sang đó không phải lao động mà theo môi giới, cô lấy một người chồng Đài Loan.
Thằng bé học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời. Cho đến khi nó học hết cấp I. Nghe đâu đánh nhau với bạn, rồi mẹ thằng đó chạy ra quát nó:
- Cái thằng mất dạy. *** đi làm đĩ nên không dạy nổi mày. Tiền làm đĩ nên mới nuôi ra một thằng vô giáo dục..Mày đánh con bà thế này à..
Thằng bé non nớt. Nhận mấy cái bạt tai, đau điếng, nó khóc, nhưng mắt nó tròn vo. Nó chưa hiểu gì về mẹ nó. Hỏi bố thì bị quát mắng nên nó chưa bao giờ dám hỏi gì thêm. Trong cái đầu non nớt của nó cũng không định nghĩa được "Đĩ" là gì..làm đĩ là làm gì..nhưng nó cũng hình dung chắc phải xấu xa lắm thì bà ta mới xỉ vả nó như vậy.. Nó tìm hiểu, nó hỏi mấy anh lớn tuổi hơn nó nhận được câu trả lời gọn lỏn:
- Làm đĩ là ăn nằm với người đàn ông khác không phải ***, *** rồi tiền trao tay..cháo múc...
Cả bọn cười lớn. Tiếng cười kinh bỉ. Thế là nó hiểu. Nó chán trường. Nó hiểu nó đang tiêu đồng tiền từ việc mẹ nó ngủ với người khác mà có. Nó sinh hư, nó ghê tởm, nó không thèm động đến một đồng tiền nào. Không có tiền thì nó đi ăn trộm, ăn cắp..
* * *
Hắn bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Bác sĩ nói sẽ rất khó qua khỏi. Phải xạ trị thì mới mong kéo dài thời gian.
Biết tin, hắn cười nhạt...nhạt thếch...thế là hết một đời. Nhưng còn thằng con. Hắn sẽ không nhắm được mắt nếu nó hư hỏng, hắn sẽ không yên lòng khi nó còn hận mẹ nó.
Hắn bấm số gọi cho vợ:
- Cô về đi. Tôi bị ung thư rồi. Chẳng sống được bao lâu nữa đâu. Nhưng còn thằng bé. Dù cô có thế nào thì cô cũng là mẹ nó. Tiền cô gửi về tôi gửi tiết kiệm hết đấy, tôi không động đến. Cô thu xếp cho ổn thỏa rồi về..
Nói rồi hắn tắt máy. Tối về hắn gọi thằng con vào phòng. Thằng bé vác cái mặt lạnh tanh vào:
- Tuấn...bố bị ung thư rồi...
Thẳng bé mắt tròn xoe, ngẩng mặt lên nhìn hắn
- Mày không phải ngạc nhiên. Tao hút thuốc nhiều thì ung thư là chuyện đương nhiên rồi. Chắc mai, ngày kia là tao chết thôi. Mày không phải lo ai đuổi đánh mày nữa. Trôm cắp thoải mái..
Hắn vừa nói vừa nhếch mép cười nhạt...đau xót..Thằng bé vẫn nhìn hắn trân trân
- Tao nói vậy thôi. Mày không phải nói gì cả. Nghe tao nói này. *** không có lỗi. Lỗi là lỗi ở cái thằng đàn ông như tao, bất tài, vô dụng, không nuôi nổi mẹ con mày. Để *** phải sang ấy làm vợ người ta. Làm điếm xứ người. Mày thấy xót không? Mày thấy thằng đàn ông như tao có đáng khinh không?
- ...
- Thế nên người mày hận là tao chứ không phải ***...Tao gọi *** về rồi. *** mà thu xếp về được thì mày thay tao chăm sóc ***...thay thằng đàn ông thối nát như tao lo cho gia đình này...mày hiểu chưa?
Thằng bé nhìn hắn rồi khóc, nước mắt lưng tròng. Nó chưa hiểu hết những lời bố nó nói. Nhưng nó thấy trái tim nó yếu mềm, chưa bao giờ yếu mềm hơn thế. Nó khóc dài, nấc nghẹn:
- Bố...bố không được chết...Con xin lỗi...
- Mày thì có lỗi gì...tao mới là người có lỗi. Trước khi chết tao chỉ có một điều mong muốn duy nhất là mong mẹ con mày tha lỗi cho tao. Mày cố gắng học hành để sau này báo đáp lại ***. Tao bất lực rồi. Tao chẳng làm được gì nữa...Mày giúp được tao chăm sóc mẹ máy là tao cũng yên lòng, thanh thản mà ra đi...
- Bố..Bố không được chết....
Thằng bé cứ thế khóc. Nước mắt nó tuôn ra không ngớt. Lòng hắn cũng nghẹn lại. hắn chẳng kìm được nữa. Hắn cũng khóc:
- Con ơi...Bố xin lỗi...
Nói câu xin lỗi với thằng con mà giọng hắn lạc hẳn đi. Hắn khóc, hắn thấy cuộc đời hắn chỉ như một con chó không hơn không kém. Chó chui gầm chạn, còn hắn, hắn chui rúc vào váy vợ, con vợ làm đĩ xứ người. Chỉ vì hắn vô dụng mà kéo theo cả gia đình phải chịu cái nhìn khinh miệt, dè bỉu của người đời. Người ta gọi vợ hắn là con đĩ, gọi hắn là thằng chồng hèn, thằng cam chịu, thằng đổi chác vợ mình lấy mấy đồng tiền dơ bẩn, gọi thằng con hắn là đứa mất dạy, vô giáo dục. Rồi bên nội, bên ngoại đều khinh gia đình hắn, chẳng ai thèm ròm ngó.
Hắn xót xa, quàng tay ôm chặt thằng con vào lòng. Thằng bé đáng thương, phải chi không sinh ra trong gia đình này thì tương lai của nó dù có không sáng lạn cũng phải nhìn thấy một vài tia hy vọng dù là mong manh. Nhưng không, nó chưa kịp đưa tay chạm vào cái vệt sáng le lói, mong manh ấy thì ngọn nến hy vọng kia đã vụt tắt trong tâm hồn còn non dại của nó. Hắn thấy mình bắt lực. Hắn đã từng bất lực trước cái nghèo, giờ hắn lại bất lực với chính hắn, bất lực với cả thằng con trai độc nhất này. Hắn chết đi rồi thì thằng con hắn sẽ ra sao? Nếu mẹ của nó không về được thì cuộc đời thằng bé sẽ thế nào? Nhìn thằng bé khóc, nước mắt nước mũi nó chảy dài, ướt đẫm cả ngực áo của hắn, xót xa, cay đắng, phũ phàng quá....
Hắn như muốn phát điên, hắn muốn lấy cái roi mây kia quất tới tấp vào da thịt, vào cái thân hình chẳng làm nên trò chống gì của hắn. Hắn muốn lấy cả sợi dây thừng cột tay mình lại, buộc vào cái xe bò cho nó kéo hắn lê lết, bê bết như cái vũng nước ao tù kia
- Tao ghét mày...tao ghét mày..
Thằng bé vùng chạy ra chộp lấy cái điếu cày. Nó đập liên hồi vào cây bàng còn trơ gốc. Nước trong ống điếu bắn tung tóe ra khắp sân, bắn cả vào người nó ướt đẫm, cái mùi chua loét, khai khắm, hôi hám, mùi ghê tởm, bệnh hoạn. Hắn cười lớn. Đúng, mùi ghê tởm, bệnh hoạn. Nhưng lại dậy lên sự thèm sống trong hắn. Hắn cười ngờ nghệch, cười mà nước mắt chảy thành dòng trên khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn của hắn. Bản năng sinh tồn trong hắn trỗi dây. Hắn khát sống...hắn khát thấy thằng con hắn trưởng thành, nên người...
Thằng bé mới 14 tuổi, từng học giỏi, thông minh. Vậy mà chỉ sau hai năm, trái tim nó đã loang lổ những vết hằn sâu của lòng thù hận. Nó hận mẹ, hơi ấm từ vòng tay mẹ còn chưa cảm nhận hết. Vậy mà những gì người ta nói về mẹ thì nó cảm nhận rõ rệt, hằn sâu trong tâm trí. Nó bắt đầu sợ ánh mắt mọi người, lạc lõng, lẻ loi giữa chúng bạn. Rồi nó thu mình lại, bỏ học, bỏ cả tuổi thơ trong sáng. Làm bạn với đêm, làm bạn với tiếng rít thuốc của bố..
Kí ức của nó là những đêm dài thu lu ngồi trong bóng tối, khóc không thành tiếng. Những trận đòn làm chân nó tê cứng. Cố gắng nín thinh, chai lì rồi đêm về lại vỡ òa, nhức nhối..
Kí ức của nó là những đêm đi ăn trộm cùng thằng Tây. Không dám trèo tường theo thằng đó vào nhà người ta. Tiếng gió rít, tiếng mèo gào làm nó rùng mình, hoảng loạn, sợ hãi. Là những lần trái tim nó run sợ, đứng như trời trồng trước ánh đèn pin của dân phòng. Nó bị bắt còn thằng Tây thì lặn mất tăm...
Nó thèm học, thèm được như chúng bạn. Nhưng nó xấu hổ, tủi thân. Chỉ biết gồng mình tìm cho mình một vỏ bọc, kiếm cho mình vẻ mặt lì lợm đối mặt với đời.
Đêm nay, nước mắt nó lại chảy dài. Nó thương bố, cảm giác sắp mất đi người thân yêu làm nó hoảng loạn, sợ hãi. Rồi nó sẽ phải bám víu vào ai? Bố nói tha lỗi cho mẹ. Nó còn hận mẹ nhưng nó vẫn thèm có mẹ ở bên. Như lúc này đây...nó sợ bố nó chết...sợ mẹ không về....
- Reng..reng..
Tiếng chuông điện thoại làm nó giật mình. Là của mẹ. Giờ này, mẹ vẫn hay gọi về. Nó thì không bao giờ bắt máy. Nhưng nó vẫn thường lắng nghe bố mẹ nó nói chuyện
- Alo...
- ừ, tôi biết rồi. Tôi sẽ chữa bệnh...
- Cô sao không về? Tôi chết thì sao? Tôi chết thì thằng Tuấn sẽ sao?
- Thôi, tùy cô...
Giọng bố trầm lắng, gay gắt rồi lại thờ ơ. Vậy là nó hiểu. Mẹ không về. Ánh mắt nó đầy căm hờn. Mẹ không về. Tại sao? Tại sao? Mẹ không thương bố, không thương nó thật sao? Mẹ cần tiền, cần cuộc sống đầy đủ như vậy sao?
- Con không cần..không cần bố lo cho con..không cần mẹ...con sẽ tìm thuốc chữa bệnh cho bố..bố phải sống...bố phải sống....
Nói rồi nó chạy vụt đi. Nó tủi thân, khóc tức tưởi. Nhưng nó sẽ tìm mọi cách, tìm mọi phương thuốc chữa bệnh cho bố. Bố phải sống. Nhất đinh nó phải làm được.
* * *
Bệnh viện đông nghẹt người. Hàng ngày vẫn có hai người đến đây thăm khám. Một già, một trẻ. Thằng bé với ánh mắt ráo hoảnh, làm quen hết người này đến người kia hỏi về các phương thuốc chữa bệnh ung thư. Có người mách nó chuyển sang đông y. Nó làm theo...
Nó lên tàu, vào Nam ra Bắc. Một thằng bé con vậy mà cứng rắn, mạnh mẽ hơn những gì mọi người tưởng tượng. Bố nó cũng phải ngạc nhiên. Đưa nó quyển sổ tiết kiệm, để nó toàn quyền quyết định. Ông cũng đang hy vọng, dù là mong manh....một hy vọng sống nhỏ nhoi....
Thằng bé chuyển bố nó sang chữa bệnh bằng đông y. Một năm có lẻ. Sức khỏe có vẻ khá hơn. Cũng không hẳn, có thể là vì ngọn lửa tình thân đang bùng cháy trong cả hai con người..một già, một trẻ...
Nhìn thấy sức khỏe của bố đang tiến triển. Nó vui mừng, có thể đây là phương thuốc phù hợp với bố. Nó tính sẽ đi học lại...
Lâu rồi nó không nghe thấy tin tức của mẹ. Sau lần mẹ gửi một khoản tiền lớn về cách đây một năm thì không thấy mẹ nó liên lạc nữa. Nó càng hận. Nó thề khi nó lớn lên, nó sẽ trả lại bà tất cả số tiền mà nó đã nhận. Bà không xứng đáng là mẹ nó, bà không thương nó...
Reng..reng...
- Alo..nó bắt máy
- Xin lỗi...đây là nhà của anh Huân, chồng cô Xuân phải không?
- ..dạ...đúng...ai đấy ạ?
- Tôi gọi đến từ bệnh viện. Chúng tôi thành thật chia buồn...Cô ấy đã chết trước khi kịp đưa đến đây...Cô ấy có để lại bức thư kèm số điện thoại của gia đình...
- Bệnh viện nào..ở đâu hả chú?
Nghe vị bác sĩ nói. Giọng nó bình thản. Trong lòng nhói mạnh, tê tái nhưng nó vẫn dửng dưng. Mẹ từ lâu đã không còn tồn tại trong nó nữa...
Giấu bố, nó nhảy chuyến tàu vào Nam. Nó kêu người ta bố nó đã mất, nhà không còn ai thân thích, rồi xin được hỏa táng mẹ, mang cốt về quê chôn cất....
Vẫn giấu bố. Một mình nó chôn mẹ. Không một giọt nước mắt. Nó cũng không quan tâm mẹ tại sao lại chết. Nó vẫn hận. Với nó bây giờ, bố là quan trọng nhất. Mẹ nó chết hay sống thì cũng vậy thôi. Bọc đồ của mẹ, nó vất vào góc tủ...
* * *
Năm năm, rồi bảy năm...Bố nó vẫn khỏe. Chẳng biết có phải trời thương tình nên đã không cướp đi người thân cuối cùng của nó không. Nhưng nó vẫn thầm cảm ơn. Công sức nó bỏ ra đã không vô ích...
Cầm tấm bằng Đại học trong tay. Nó trở thành bác sĩ. Nó quyết đinh lấy vợ. Một cô giáo làng..
Con trai nó giờ đã lên bốn tuổi. Bố nó cũng không còn khỏe nữa. Nhưng nó thấy ánh mắt ông thanh thản. Cũng không thấy ông nhắc gì đến mẹ. Chắc ông cũng không muốn nhìn lại quá khứ đau thương ấy...
- Bin Bin...con làm gì thế..
Nó ngoảnh mặt lại theo tiếng vợ nó nhắc nhở thằng con. Thằng Bin đang lục lọi cái hộc tủ cũ trong nhà kho. Là cái bọc đồ của mẹ nó để lại. Trên tay thằng con nó là một bức ảnh chụp lén hình nó kèm một bức thư:
" Tuấn à. Mẹ xin lỗi. Mẹ không xứng đáng là mẹ của con, là vợ của bố con. Mẹ chưa làm trọn đạo nghĩa, làm trọn thiên chức của một người đàn bà. Nhưng Mẹ chỉ muốn giải thích một điều. Mẹ chưa bao giờ làm Đĩ. Mẹ đã bán sữa của mình cho ông cụ hàng xóm để lấy tiền mua gạo. Mẹ đã sang Đài Loan lấy chồng theo môi giới nhưng rồi bỏ trốn. Tiền mẹ gửi về là tiền mẹ rửa bát thuê, làm osin, làm công nhân mà ra. Con biết không, tất cả đều là tiền sạch. Tha lỗi cho mẹ. Mẹ về Việt Nam ngay khi hay tin bố con bệnh. Nhưng con à, mẹ bị lao lực. Mẹ không đủ sức khỏe để lo và chăm sóc cho hai bố con con. Mẹ cũng không muốn mẹ về rồi lây bệnh sang mọi người. Mẹ xin lỗi. Nhưng con ơi...cả cuộc đời này, người mẹ yêu thương nhất là con, và bố của con. Con phải thành người....để mẹ được mỉm cười nơi chín suối. Và nhớ rằng, cái nếp của gia đình cũng vô cùng quan trọng. Con phải nuôi dưỡng ngay từ lúc ban đầu..Mẹ đã không được may mắn sinh ra trong một gia đình tử tế nên việc gì mẹ làm cũng để lại hoài nghi trong ánh mắt mọi người. Mẹ đã trở thành người mẹ không tốt, thành người mẹ tồi tệ với chính đứa con của mình, với chính người chồng của mình, là nỗi xấu hổ của hai bố con. Tha lỗi cho mẹ....
Mẹ xin con, hãy tha lỗi cho mẹ....
Mẹ yêu con, yêu bố của con !!!"
Ngồi phịch xuống ghế. Mắt nó trân trân nhìn lên trần nhà. Rồi nó chạy, chạy thục mang ra nơi mà nó đã chôn cất mẹ..Nơi cỏ mọc hoang san bằng cả nấm mộ ngày xưa nó đã đắp. Không một nén hương, không một tấm bia ghi tên. Nó oằn mình, nấc nghẹn....
- Mẹ ơiiiiiiiiiiiiiiiii....................
                                                                                                                                   Sưu tầm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cũng không hẳn thế - Ngố cho rằng theo cái lối "Không phait cao, mà là dài" của mấy ổng thui!

Trung Quốc "sập bẫy" của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.

1 câu chuyện cũ và khá hay viết về Bác Nguyễn Bá Thanh, được đăng trên Facebook của Hoàng Lịch Nguyên, xin được copy nguyên văn.






























Tôi luôn dành cho ông Nguyễn Bá Thanh sự ngưỡng mộ, đặc biệt là cách ông "đối đãi" với Trung Quốc càng làm tôi phục cái tầm và sự tinh tế trong quan hệ ngoại giao hơn..! Ông đúng là một chính khách mà có lẽ quá lâu rồi Việt Nam mới xuất hiện...

Vụ việc sau đây tôi tạm đặt tít:

"TRUNG QUỐC "SẬP BẪY" BÍ THƯ ĐÀ NẴNG NGUYỄN BÁ THANH..."

Những ngày đầu năm 2013, khi giới truyền thông trong và ngoài nước bắt đầu “dậy sóng” theo “hiện tượngNguyễn Bá Thanh”- Ủy viên Trung Ưng Đảng, Trưởng Ban Nội chính TW, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì dư luận rõ hơn về bản lĩnh quyết đoán, dám nghĩ dám làm…của vị bí thư nổi tiếng này. Nhưng ít ai lại biết rằng, đằng sau cá tính nổi trội đó của vị tân Trưởng ban Nội chính còn là một con người tinh tế, mưu trí và góc cạnh trong công tác đối ngoại, lắm lúc làm cho đối phương rơi vào “bẫy” việt vị…
Một trong những sự kiện mà vị Bí thư Đà Nẵng đã làm cho phái đoàn ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải “dở khóc, dở cười” chính là tình huống khi Đà Nẵng đón tiếp phái đoàn do ông Vương Gia Thụy- Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu làm việc tại Đà Nẵng. Lúc này, Đà Nẵng chủ động bố trí cho phái đoàn của ông Thụy ở tại một khách sạn trên tuyến đường Trường Sa và tổ chức Hội nghị tại đó(Trường Sa, tên quần đảo của Việt Nam khẳng định chủ quyền và Trung Quốc đang tranh chấp)…khi ông Thụy phát hiện ra địa điểm tổ chức quá “nhạy cảm” và la làng đòi thay đổi nhưng thành phố giải thích là hết chổ nên phái đoàn Trung Quốc đành phải miễn cưỡng chấp nhận.
Bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh không quên tận dụng thời cơ hiếm hoi này để nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với vị lãnh đạo cơ quan đối ngoại TW của ĐCS Trung Quốc đầy quyền thế này, rồi thẳng thắn đề nghị: Tôi (ông Thanh-PV) với anh(ông Thụy) bỏ hai chức vụ ra đề nói chuyện với tư cách bạn bè quen biết và nói chuyện theo văn hóa Á Đông, ông chịu không?
- Vương Gia Thụy hỏi lại: “Thế văn hóa Á Đông là gì?”
Nguyễn Bá Thanh trả lời và ví von: Ông còn hỏi câu đó làm gì. Văn hóa Á Đông là trong gia đình hai anh em mâu thuẫn, thì người anh sẽ luôn nhường cho người em hết, chứ không hề hơn thua...
- Vương Gia Thụy: Tôi không hiểu rõ các đồng chí, trước Mỹ xâm lược gây bao nhiêu đau thương tan tác ở đây(Việt Nam), giờ Mỹ đưa Tàu sân bay đến, các đồng chí vẫn ra nâng cốc chúc mừng là tôi không hiểu nỗi..?
- Nguyễn Bá Thanh: Xem ra tình báo Hoa Nam của các anh hóa ra cũng yếu quá..?!
- Vương Gia Thụy: Yếu ra sao?
Nguyễn Bá Thanh: Đại sứ quán Mỹ có đến đây (Đà Nẵng- PV) mời tôi đi nhưng tôi đâu có đi. Tôi chỉ đạo cử các lãnh đạo cấp Sở ra với họ tí chứ lãnh đạo có ai đi đâu?
- Vương Gia Thụy: Hảo, hảo (Tốt, tốt-PV), có gì thì anh em trong nhà nói chuyện chứ làm gì phải quốc tế hóa ầm ĩ lên thì lý lẽ là sao?
Nguyễn Bá Thanh: Thực ra nhà có hai anh em nhưng khốn nổi là ông anh “hơi” tham quá, thằng em chỉ chỗ này thì thằng anh bảo của ổng, chỗ kia thì của tao, chỗ khác thì cũng của tao nốt… nên nó tức quá mới gọi “hàng xóm” đến để chứng giám cách xử sự của anh có được không chứ không phải gọi đến để đánh nhau..! Đến đây, ông Thanh không quên nhắc thêm: “Tôi nói cho ông biết, nhà phải có cái hiên, cái sân rồi mới tới cái gì đó… nhưng ông(Trung Quốc- PV) vẽ cái đường lưỡi bò chi mà ôm sát cái bức tường không còn hiên nữa chứ đừng nói sân…thế thì ai chịu nổi(?) Ở Đà Nẵng ni chỉ cần mấy người bơi giỏi thì sải mấy sải là tới đường lưỡi bò của ông ngay thì ông giải thích kiểu chi...(?)
Tranh thủ lúc này, ông Thanh không quên “ngăm” ông Thụy: “Ông nói lại với ông Đào( Hồ Cẩm Đào- PV), bữa sau nếu đến một lúc nào đó mà thế hệ con cháu chúng tôi theo Mỹ mà chống lại Trung Quốc thì có lỗi của các ông…vì do ông đẩy nó tới chỗ đó! Ông nhớ đừng nhầm lẫn nghe, đừng nghĩ theo Mỹ, theo Nga…không ảnh hưởng đến chúng ta…ông không nhận thức điều đó là ông trả giá đắt thôi, bởi sau này tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nó đặt ở Lạng Sơn chĩa thẳng vào nhà ông thì khi đó ông mới giật mình..?
- Vương Gia Thụy “khích” lại: “Sao họ không đưa ông(Thanh-PV) vào Bộ ngoại giao để công tác nhỉ…”
Nguyễn Bá Thanh: Con người tôi không có khả năng ngoại giao..!

Hoàng Lịch Nguyên lược ghi
(Trích lược thuật nội dung câu chuyện mà ông Nguyễn Bá Thanh kể lại lúc nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sử học Việt Nam” do GS. Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng vào ngày 19-8-2012 tại Đà Nẵng).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân dân Trung Quốc và Chủ Nghĩa Bá Quyền Đại Hán

Nguyễn Anh Tuấn


Giữa lúc những người lãnh đạo ở Trung Nam Hải đang "vừa ăn cướp vừa la làng", vu cáo trắng trợn Việt Nam, xuyên tạc việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì trên không ít báo chí, diễn đàn mạng như Sohu, Sina, weibo, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Tân Hoa xã, v.v. của Trung Quốc, nhiều người dân bình thường và trí thức của đất nước này đã lên tiếng vạch rõ: "Đường lưỡi bò" là không thể chấp nhận, đã nghiêm khắc chỉ trích hành vi đối đầu ngạo mạn với các nước láng giềng ở Biển Đông của Trung Quốc, đồng thời đề nghị những người lãnh đạo TQ cần tôn trọng sự thật lịch sử cùng luật pháp quốc tế. ( như: GS Lý Lệnh Hoa- Trung tâm Thông tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, biên tập viên Chu Phương- Tân Hoa Xã,  GS Hà Quang Hộ- Đại học Nhân dân Trung Quốc, GS Thượng Hội Bằng- Học viện Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh, GS Trương Kỳ Phàm- Học viện Pháp luật Đại học Bắc Kinh, nhà báo Lý Tiểu Tinh... Và đặc biệt trong bài viết: "Cộng đồng mạng Trung Quốc phản đối mạnh mẽ hành động của chính quyền Trung Quốc" (nguyennguyenbay.blogspot.com tổng hợp), có một tiếng nói tiêu biểu cho đông đảo người dân Trung Quốc lương thiện: “Chúng ta đang giống như cướp biển. Xấu hổ vì là người Trung Quốc. Trong khi bạo động trong nước đang khiến dân chúng lo lắng, chính quyền lại đi gây hấn với quốc gia khác”.  (Bạn đọc Jiubannongju).  Với một loạt bài viết cùng chủ đề: "Lương tâm Trung Quốc phản tỉnh", "Nhân dân Trung Quốc sẽ gánh lấy quả báo", “Làm gì có tiền nhân nào đòi 2 triệu km2 trên biển”, v.v. trên nhiều báo chí & trang mạng vừa qua, nhân dân Việt Nam đã có dịp để hiểu thêm: bằng trực giác và tâm hồn nhân hậu của mình, nhiều người Trung Quốc đã/ đang được thuyết phục bởi chứng cứ thực tế cùng lập luận khoa học của những học giả trung thực, và rõ ràng nhân dân Trung Quốc không hề đồng lõa với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đáng ghê tởm !
      Mặc dù người dân Trung Quốc đã/ đang bị chính quyền trong Trung Nam Hải tìm mọi cách bưng bít, lừa phỉnh và kích động nhằm mục đích tuyên truyền "Giấc mơ Trung Hoa", "Phục hưng Trung Hoa" thực hiện mộng bá chủ thiên hạ, nhưng sống dưới thể chế độc tài hà khắc kéo dài, kể từ thời Mao đến nay, đại bộ phận người dân căm phẫn vì những chính sách tạo ra sự bất công, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, tình trạng tha hóa tham nhũng ngày càng quy mô và bộc lộ trắng trợn của không ít kẻ trong tầng lớp lãnh đạo cao cấp; và mới đây nhất, hành động điên cuồng của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến nhiều người dân Trung Quốc ngỡ ngàng, bất bình.
      Trong thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), để bảo vệ và phát triển tính cách Hán mạnh, chóp bu Trung Nam Hải đã chủ trương khơi dậy chủ nghĩa bá quyền Đại Hán có từ xưa, và cho tới nay, nó đã thật sự trở thành một con quái vật tư tưởng-chính trị có nguy cơ đầu độc cả một dân tộc! Chính nó đã tạo ra những "bữa tiệc ăn thịt người" mà văn hào Lỗ Tấn đã nói tới. Chính nó là cơ sở xã hội để sản sinh ra những kẻ “không để lộ nanh vuốt nọc độc nhưng ăn thịt người ngọt xớt như đường" mà thời đại nào cũng có ! ( dịch từ thơ chữ Hán “Phản chiêu hồn” của Nguyễn Du). Qua bao thời kỳ lịch sử, chính nhân dân Trung Quốc- kể cả các tộc người Bách Việt lẫn người Hán đã từng là nạn nhân chủ nghĩa bá quyền đại Hán! Một nghệ sĩ tài năng sáng tạo ra không ít tác phẩm điện ảnh giàu tính nhân văn như đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng đã bị "con quái vật" này nuốt chửng: bộ phim Anh hùng và chương trình Olimpic Bắc Kinh do ông đạo diễn đã sặc sụa mùi bá quyền Đại Hán- dấu hiệu nổi bật của một sự tha hóa tư tưởng và nhân cách đáng thương, đáng trách! ( Buồn thay, một thời ngành phát hành phim và hệ thống truyền hình của ta đã vô tư công khai quảng bá cho sự tha hóa này của Trương Nghệ Mưu ! ).
       Trong những nỗi thống khổ thời hiện đại của người dân Trung Quốc mà tôi được biết qua báo chí, văn học, phim ảnh và tận mắt chứng kiến ít nhiều qua hai lần tham quan Trung Quốc, hiển hiện bóng dáng biết bao nạn nhân của những hôn quân bạo chúa, của những cuộc xâu xé chém giết man rợ vì quyền lợi nội bộ, của những cuộc chiến tranh xâm lược nhơ bẩn... suốt hàng ngàn năm qua- những nạn nhân từng được thi hào Nguyễn Du, sứ thần Việt Nam tả lại trong những vần thơ rớm máu: nàng Văn Cơ bị Hung Nô bắt giữ, nàng Tiểu Thanh yểu mệnh ở Tây Hồ, người hát rong tiều tụy ở Thái Bình, mấy mẹ con đói khát xin ăn dọc đường... Và trên mấy chặng đường của vạn lý Trung Hoa, tôi đã gặp và kịp lưu lại nhiều ấn tượng dễ chịu về những người thợ thủ công, người bán hàng rong ở Hàng Châu, Tô Châu, những anh thanh niên hóa trang thành Quan Công, Trương Phi ở Tam Quốc Thành, những diễn diễn viên xiếc thiếu niên tài hoa ở Bắc Kinh... Họ là những con người hiền lành, chân thật, hiếu khách, và bộc lộ cả khiếu hài hước khi đã có chút giao lưu thân mật... Nghe một người phụ nữ chèo đò trên kênh Hàng hát bài dân ca cổ xưa buồn và bi tráng, tôi đã chợt lặng người đi... Những người dân bình thường đó là nguyên mẫu, là cội nguồn cảm hứng sâu xa nhất cho bao áng văn chương bất hủ - từ Kinh thi , Sở từ, Đường thi, Tống thi, tiểu thuyết Minh, Thanh đến những tác phẩm của Lỗ Tấn, Tào Ngu, Lão Xá, Cao Hành Kiện... Cũng giống như mọi người dân lao động  Việt Nam, người dân lao động Trung Quốc bao đời nay khao khát tự do, hòa bình, tình yêu thương, sự yên ổn để làm ăn. Mặc dù những người lao động bình thường không bao giờ dám bén mảng tới những con đường dành cho giới quý tộc tư sản ngày một áp đảo xã hội, như Vương Phủ Tỉnh với những cửa hàng cực kỳ xa hoa lộng lẫy, nhưng họ vẫn có những nơi chốn riêng phục vụ cho nhu cầu hạnh phúc bình dị của mình. Có điều, vượt lên thói so bì ganh tỵ, nhiều người trong số bình dân ấy, vốn được trang bị tri thức, đã suy ngẫm về sự bất công trong xã hội, về nguồn gốc tội ác của những khối tài sản khổng lồ- chúng là một trong những động cơ  chính của bộ máy "bành trướng Đại Hán" đang vận hành. Và họ đã cất lên tiếng nói của tâm hồn lương thiện, sự tỉnh ngộ về bản chất Đại Hán nguy hiểm đó, để không sợ hãi phê phán cái chính quyền vô Đạo đã chà đạp lên Danh dự của Dân tộc mình bằng cách hành động điên khùng, bất chấp đạo lý và lương tri thông thường, "giống như cướp biển", xúc phạm đến chủ quyền thiêng liêng của Đất nước anh em. Vâng, những người dân Trung Quốc đáng yêu, đáng kính đó mới thực sự là người Anh - Em của chúng ta! Và tôi có niềm tin, có cơ sở để khẳng định chắc chắn rằng: Nhân dân Trung Quốc đã/ sẽ không bao giờ đồng lõa với những kẻ khát máu bá quyền Đại Hán !


Phần nhận xét hiển thị trên trang