Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa và những năm Pháp thuộc

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Nơi đây đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa thời xưa và bây giờ phát triển thành một thành phố nổi tiếng và du lịch và nghỉ dưỡng

 
Người có công khám phá và khai sinh ra vùng đất này chính là bác sĩ Yersin, ông được ghi nhận đã có công thám hiểm cao nguyên Lang Bian và khai sinh ra đô thị Đà Lạt ngày nay.
 
Đà Lạt ngày ấy và bây giờ nhìn chung hầu như không thay đổi nhiều, vẫn e ấp, vẫn quyến rũ, vấn níu kéo người đi ở lại. Có chăng đi nữa chỉ là một Đà Lạt đẹp hơn, tráng lệ hơn, lộng lẫy hơn mà thôi.
 
Đà Lạt có lẽ nổi tiếng với hai điều: một là thành phố hoa lệ với dinh thự sang trọng, những khách sạn Đà Lạt đẳng cấp tồn tại cả thế kỷ vẫn giữ nét cổ kính xen lẫn hiện đại đan xen, những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt. Hai là những cô gái Đà Lạt đẹp dịu dàng, đắm thắm nhưng kiêu sa, mang dòng máu lai quý tộc Việt và Pháp.
 
Nếu nhìn lại Đà Lạt những năm 1925, 1930,...bạn sẽ thấy Đà Lạt đã trải qua một quá trình khai phá thế nào. Sau đây là trên 100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa do những nhiếp ảnh gia Pháp và một số nhiếp ảnh khác ghi nhận lại và lưu giữ đến ngày hôm nay.
 
 
 
1. Bản đồ Đà Lạt ngày xưa - được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới
 
 
2. Ảnh chụp Đà Lạt năm 1925 - 1930 
 
 
 
3. Người bản xứ và xe hơi chụp ở Lang Bian năm 1925
 
 
 
4. Thác Liên Khương những năm ngày xưa
 
 
5. Thác Ponggour Đà Lạt  
 
 
6. Thác Cam Ly Đà Lạt (1925 - 1930)
 
 
7. Thác Gougah đổ từ trên cao xuống
 
 
8. Người Pháp và dân bản địa trên đỉnh LangBian 
 
 
9. Quang cảnh khu vực hồ Xuân Hương ngày trước và khách sạn Palace Đà Lạt
 
 
10. Một góc thành phố Đà Lạt ngày ấy còn hoang sơ
 
 
11. Một khách sạn Đà Lạt
 
 
12. Toàn cảnh thành phố Đà Lạt chụp từ trên núi.
 
 
13. Hồ Xuân Hương ngày ấy còn hoang sơ chưa khai thác triệt để như bây giờ
 
 
14. Một phần Hồ Xuân Hương, sau này sẽ mọc lên những sân Gôn, những hàng rào vây quanh.
 
 
15. Hotel Palace ngày xưa đã lộng lẫy nguy nga mang dáng dấp cung điện Pháp
 
 
Và Palace Hotel Đà Lạt hiện nay trải qua 80 năm lịch sử vẫn giữ nguyên vẹn hình hài ngày trước
 
 
16. Đường phố Đà Lạt 1925
 
 
17. Phụ nữ Đà Lạt bản địa, khác với Phụ nữ  Đà Lạt danh tiếng hiện giờ.
 
 
 
18. Học viện Giáo Hoàng Đà Lạt lộng lẫy
 
19. Bản đồ đỉnh LangBian
 
 
 
20. Trường Lycee Yersin Đà Lạt 
 
 
21. Một bảng cảnh báo thú dữ ở LangBian Đà Lạt
 
 
22. Thẻ ID của bác sĩ YERSIN
 
 
 23. Ảnh chụp ngôi nhà của bác sĩ YERSIN ở Đà Lạt
 
 
24. Cảnh vật xung quanh Hotel Palace Đà Lạt năm 1925 
 
 
25. Cận cảnh Hồ Xuân Hương năm 1920 
 
 
 
26. Một tờ quảng cáo của khách sạn Palace
 
 
 
 
27. Quang cảnh khu vực trung tâm Đà Lạt 1960
 
 
 
28. Chợ Hòa Bình Đà Lạt ngày ấy
 
 
29. Đỉnh LangBian ngày trước
 
 
30. Khu chợ mới xây dựng tại Đà Lạt 1961
 
 
31. Nhà Địa Cư 1940 tại Đà Lạt
 
 
32. Một con đường trên phố Đà Lạt
 
 
33. Một rau quả tại khu chợ mới Đà Lạt 1961
 
 
34. Thác Ponggour  Đà Lạt 1968
 
 
35. Khu trung tâm tập trung nhiều tòa nhà lớn sang trọng bậc nhất của Đà Lạt trong đó có Nice Dream, và Tulip
 
 
36. Trực thăng mang số hiệu UH-1H 92AHC đáp tại Hồ Xuân Hương 1968
 
 
 
37. Bùng binh Đà Lạt ngày ấy và bây giờ đã thay đổi rất nhiều
 
 
38. Trường YERSIN Đà Lạt nhìn từ trên cao
 
 
 39. Những máy bay của hãng hàng không Việt Nam năm 1968
 
 
40. Trực thăng mang mã số 92 AHC bay trên núi Vôi 1968 Đà Lạt
 
 
41. Bờ hồ Xuân Hương
 
 
42. Chiếc may bay mang mã số DC-4 cất cánh tại sân bay Liên Khương 1968
 
 
43. Núi Vôi ở Đức Trọng Đà Lạt
 
 
44. Trực thăng Mỹ mang mã số 92 AHC đáp xuống nhà máy thủy điện Song Pha khi họ phát hiện ra một ống dẫn nước bị hư hại.
 
 
45. Chợ Hòa Bình nhìn từ phía đường Duy Tân 1968
 
 
46. Máy bay DC-4 tại Liên Khương Đà Lạt 1968
 
 
47. Một hành khách nữ quý tộc tại sân bay Liên Khương 1968
 
 
48. Một chuyến bay sắp cất cánh tại Liên Khương
 
 
49. Toàn cảnh trung tâm tp. Đà Lạt nhìn từ trên cao
 
 
50. Đà Lạt chụp từ trực thăng
 
 
51. Nhà hàng Thủy Tạ ngày ấy và bây giờ không khác là mấy.
 
 
52. Khu trung tâm tập trung các toàn nhà cao cấp của Đà Lạt như khách sạn Nice Dream, Red Tulip...
 
 
 
53. Lối kiến trúc của tp Đà Lạt mang đậm chất phong cách châu Âu sang trọng.
 
 
54. Đà Lạt ngày xưa đã được xây dựng rất khang trang và lộng lẫy để phục vụ cho các giới quý tộc đến đây nghỉ dưỡng.
 
 
55. Một góc khu trung tâm sang trọng
 
 
56.
 
 
57. Trường học viện Quân Sự quốc gia chi nhánh phía nam tại Đà Lạt
 
 
58. Trực thăng mang mã sô US 92 AHC bay trên bầu trời sân bay Liên Khương 1968
 
 
59.
 
 
60.
 
 
61. Cầu Ông Đào Đà Lạt 1957
 
 
62. Câu lạc bộ thể thao nhìn từ phía bờ hồ Xuân hương 1950
 
 
63. Một buổi sớm mai 1950
 
 
64. Đường Hàm Nghi năm 1941
 
 
65. Đường Phan Đình Phùng 1957
 
 
66. Nhà hàng Thủy Tạ 1960
 
 
67. 
 
 
68.
 
 
69.
 
 
70.
 
 
71. Một buổi diễn binh tại Học viện Quân sự Quốc gia
 
 
72.
 
 
73.
 
 
74. Núi Langbian
 
 
 
 
75. Đất đỏ Đà Lạt
 
 
76.
 
 
77. Cam Ly Đà Lạt
 
 
78. Nhà Ga Đà Lạt 1948
 
 
79. Nhà Địa Dư Đà Lạt 1948
 
 
79. Nhà Thánh Vincent-de-Paul Đà Lạt 1948
 
 
80. Hồ Suối Vàng mùa cạn nước
 
 
81. Nhà thờ đạo Tin Lành 1948
 
 
82. Một câu lạc bộ thể thao gần hồ Xuân Hương
 
 
83. 
 
 
84. Bệnh viện Đà Lạt
 
 
85. Nhà thờ Con Gà nổi tiếng một thời
 
 
86.
 
 
87. Thác Gougha 1948
 
 
88. Du Parc hotel
 
 
89. Du Lac hotel 1948
 
 
90. Palace Hotel nhìn từ trên cao 1931
 
 
91. thác  Liên Khương 1926
 
 
92. Người bản địa tại một buổi sớm 1926
 
 
93. Chợ Đà Lạt
 
 
94. Lycee YERSIN 1948
 
 
95.
 
 
96.Những nữ Sinh tại trường LYVEE YERSIN 1948
 
 
97. LYCEE YERSIN 1948
 
 
98. Villa của giám đốc cục cảnh sát Đà Lạt
 
 
99.
 
 
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiến lược xoay trục quan hệ kinh tế Việt Trung

Trần Văn Thọ

Nhà thầu Trung Quốc thi công một dự án cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: THANH TAO
 
(TBKTSG) - Sau khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và kéo theo là tình trạng căng thẳng trong quan hệ hai nước, đã có nhiều ý kiến cho đây là cơ hội để Việt Nam thoát Trung.
Đúng là như thế. Nhưng phải hiểu bản chất của quan hệ kinh tế Việt Trung và phân tích nguyên nhân dẫn tới quan hệ bất bình thường trong thời gian qua mới đề ra được chiến lược, đối sách có hiệu quả.
Đằng sau những hiện tượng bất bình thường
Quan hệ kinh tế Việt Trung trong 20 năm qua phát triển rất bất bình thường, tiềm ẩn nguy cơ lệ thuộc về kinh tế và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Có thể tóm tắt mấy điểm chính về hiện tượng này như sau:
Thứ nhất, cơ cấu ngoại thương giữa hai nước ngày càng phát triển bất bình thường và bất lợi cho Việt Nam.
Không những Việt Nam nhập siêu ngày càng tăng lên bất thường (từ năm 2006 kim ngạch nhập siêu với Trung Quốc lớn hơn cả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường đó) mà cơ cấu cũng có tính chất buôn bán giữa một nước chưa phát triển và nước đã phát triển (xuất khẩu hàng nguyên liệu thô hoặc sơ chế và nhập hàng công nghiệp).
Hơn 10 năm trước (năm 2002) trên TBKTSG tôi có viết bài "Tính chất Bắc - Nam trong quan hệ kinh tế Việt Trung" để cảnh báo vấn đề này. Năm 2009, cũng trên TBKTSG tôi có đăng bài "Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt Trung". Lãnh đạo đất nước chủ trương đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 nhưng không có chiến lược đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc theo thống kê chính thức thì chưa nhiều (chỉ chiếm độ 3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong các dự án FDI còn hiệu lực đến cuối năm 2013 và xếp thứ 9 trong các nước đầu tư ở Việt Nam), nhưng rất có khả năng nhiều doanh nghiệp đầu tư trên danh nghĩa là của Singapore, Hồng Kông, British Virgin Islands... nhưng trên thực tế là vốn của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhiều thông tin tuy còn tản mạn nhưng đã cho thấy có hiện tượng đó.
Thêm vào đó, doanh nghiệp Trung Quốc mua hoặc thuê dài hạn (nhiều trường hợp tới 50 năm) nhiều đất rừng và các khu vực ven biển, những nơi nhạy cảm về an ninh quốc gia. Điều bất bình thường ở đây là, khác với những nước đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc, chỉ có Trung Quốc mới nhắm đến những lĩnh vực nhạy cảm đó. Điều bất bình thường nữa là quan chức Việt Nam, nhất là ở chính quyền địa phương, quá ngây thơ, thiếu cảnh giác trước các dự án này.
Thứ ba, doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án trọng điểm trong các ngành quan trọng của Việt Nam cũng là hiện tượng bất bình thường.
Tuy được các giới có trách nhiệm giải thích là do tiêu chuẩn quan trọng nhất của Việt Nam là giá rẻ. Nhưng đã có nhiều báo cáo cho thấy các dự án của Trung Quốc sau khi thắng thầu đã phải điều chỉnh giá và thương lượng lại, nhiều dự án không xây dựng đúng tiến độ và nhiều trường hợp công trình mới xây xong đã bị hỏng hoặc xuống cấp. Tại sao để tình trạng ấy kéo dài nhiều năm, tại sao vẫn để cho Trung Quốc tiếp tục thắng thầu? Trách nhiệm và năng lực của quan chức Việt Nam thấp đến thế sao? Đó cũng là hiện tượng bất bình thường.
Việt Nam phải theo đuổi một chế độ chính trị tiến bộ hơn, tốt hơn Trung Quốc thì chất lượng phát triển mới hơn nước láng giềng khổng lồ này và sẽ được thế giới đánh giá cao, từ đó Việt Nam sẽ có một sức mạnh mềm hơn hẳn Trung Quốc.
Thứ tư, thật khó hiểu khi đọc những thông tin về số lượng lao động người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam.
Lao động chui quá nhiều chứng tỏ bộ máy quản lý ở trung ương và địa phương quá kém. Vấn đề đâu khó đến nỗi không xử lý ngay được và để kéo dài nhiều năm. Nhưng ngạc nhiên không kém là số lao động được cấp giấy phép cũng nhiều một cách khó hiểu. Thông thường trong những dự án FDI hay dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu thực hiện, người nước ngoài chỉ có thể giữ những vị trí mà người trong nước không đảm nhận được (như kỹ sư có kinh nghiệm, chuyên viên quản lý cao cấp) và sau một thời gian nhất định những chức vụ ấy cũng phải lần lượt chuyển giao cho người bản xứ. Do đó dù ở giai đoạn đầu, số lượng người nước ngoài chỉ có thể bằng vài phần trăm trong tổng lao động của một dự án.
Do đâu mà có hiện tượng bất bình thường này?
Một là, như đã thấy qua khảo sát ở trên, bộ máy quản lý của Nhà nước Việt Nam kém hiệu suất và năng lực, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của một số quan chức các cấp có vấn đề lớn cần phải được cải thiện ngay.
Trước khi quyết định ban hành các chính sách kinh tế đối ngoại phải ý thức được sự tồn tại của Trung Quốc, phải lường trước những tác động, hậu quả đến từ nước láng giềng khổng lồ phía Bắc.
Hai là, từ khi gia nhập WTO và tham gia các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam có khuynh hướng mở rộng cửa thị trường trong nước cho hàng hóa và tư bản nước ngoài nhưng thiếu các chính sách, biện pháp kiểm soát hữu hiệu để loại trừ những dự án FDI thiếu chất lượng hoặc có vấn đề về an ninh quốc gia, loại bỏ những doanh nghiệp tham gia đấu thầu không có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc có tiền án vi phạm các cam kết.
Riêng đối với Trung Quốc, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng, trong đó có 4 chữ “hợp tác toàn diện”. Những quan chức thiếu tinh thần dân tộc khi bị mua chuộc có thể dựa vào phương châm đó để dễ dàng cấp phép các dự án theo yêu cầu của doanh nghiệp Trung Quốc.
Không thay đổi được tình hình này thì mọi chính sách thoát Trung đều sẽ thất bại.
Những vấn đề ở tầm chiến lược
Ở một bình diện cao hơn, Việt Nam thiếu một tầm nhìn chiến lược trong quan hệ với một nước láng giềng khổng lồ và đang trong quá trình trỗi dậy rất mạnh. Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới chỉ trong thời gian vài mươi năm. Việt Nam không chủ động có chiến lược phát triển mạnh mẽ và đặc biệt có biện pháp đối phó thì bị làn sóng công nghiệp từ phương Bắc đè bẹp là dễ hiểu.
Lý thuyết địa kinh tế cho thấy trung tâm (center) phát triển mạnh mẽ sẽ lôi cuốn các khu vực ngoại vi (periphery) vào quỹ đạo của mình nếu khu vực ngoại vi không thay đổi được các điều kiện kinh tế để xác lập cho mình một trung tâm mới.
Nếu có sự chênh lệch quá lớn về quy mô và về thời điểm cũng như tốc độ phát triển, các hoạt động sản xuất có khuynh hướng tập trung về trung tâm. Nếu hàng rào quan thuế và phí tổn giao thông đủ lớn sẽ làm yếu lực dẫn đó và các khu vực ngoại vi cũng có thể phát triển độc lập với trung tâm.
Nhưng với trào lưu tự do ngoại thương ngày nay và phí tổn giao thông không lớn do sự tiếp giáp địa lý giữa trung tâm và ngoại vi, nguy cơ lệ thuộc của vùng ngoại vi có khả năng cao. Nguy cơ đó chỉ được khắc phục nếu lãnh đạo của vùng “ngoại vi” có ý thức độc lập và tìm mọi cách khắc phục lực dẫn từ “trung tâm”.
Kinh nghiệm của Canada vào cuối thế kỷ 19 khi đối phó với sự trỗi dậy của miền đông bắc nước Mỹ là bài học gợi nhiều ý hay. Để miền đông nam của mình không bị cuốn vào quỹ đạo phát triển của miền đông bắc Mỹ là vùng đã phát triển trước với tốc độ nhanh, Canada đã khẩn trương xây dựng hạ tầng giao thông nối kết hai miền đông nam và tây nam tạo thành một nền kinh tế quốc dân thống nhất đủ mạnh để giảm ảnh hưởng của sự trỗi dậy từ phía Mỹ.
Hàn Quốc và Nhật Bản cũng là hai nước láng giềng đặc biệt. Là nước nhỏ hơn và đi sau, Hàn Quốc rất lo bị kinh tế Nhật chi phối nên các chính sách kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc vào thập niên 1960 và 1970 đều ý thức sự tồn tại của Nhật Bản.
Chẳng hạn trong hai thập niên đó Hàn Quốc có chính sách hạn chế nhận FDI vì sợ các công ty Nhật (có lợi thế về địa lý và văn hóa so với Âu Mỹ) sẽ ồ ạt đến đầu tư. Hàn Quốc học hỏi kinh nghiệm của Nhật nhưng không bị Nhật chi phối là nhờ tầm nhìn, chíến lược của lãnh đạo và nhờ có đội ngũ quan chức vừa có năng lực vừa có tinh thần dân tộc cao.
Phân tích ở trên đã đưa ra được các gợi ý cần thiết để Việt Nam chuyển trục trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Quy mô kinh tế của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam nhiều, họ lại phát triển trước và với tốc độ cao hơn. Việt Nam phải ý thức về sự bất lợi này và tìm chiến lược bù trừ với bất lợi đó mới tránh được sức hút của “trung tâm” lớn này. Bài này chưa có điều kiện đi sâu vào các chiến lược cụ thể, trước mắt xin nêu lên mấy điểm sau:
Thứ nhất, phải chỉnh đốn ngay các quan hệ kinh tế với Trung Quốc, từng bước điều chỉnh để kéo các hiện tượng bất thường nói trên trở lại trạng thái bình thường, giống như quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác. Áp dụng các tiêu chuẩn phổ quát, các quy định trong các bang giao kinh tế quốc tế và các chính sách, các quy định của riêng Việt Nam, để loại bỏ những doanh nghiệp, những dự án kém chất lượng, những lao động nước ngoài không cần thiết của bất cứ nước nào, kể cả Trung Quốc.
Thứ hai, trước khi quyết định ban hành các chính sách kinh tế đối ngoại phải ý thức được sự tồn tại của Trung Quốc, phải lường trước những tác động, hậu quả đến từ nước láng giềng khổng lồ phía Bắc. Phương châm này không hàm ý nghĩa kỳ thị với Trung Quốc nếu nhìn từ lý luận về địa kinh tế và kinh nghiệm của thế giới đã nói ở trên.
Thứ ba, trong dài hạn vấn đề căn bản là Việt Nam phải từng bước vững chắc phát triển thành một nước giàu, mạnh, dân chủ, văn minh theo những chuẩn mực phổ quát mà các nước tiên tiến đã đạt được và nhiều nước khác đang hướng tới. Muốn vậy, phải thực hiện ngay cuộc cải cách thể chế toàn diện theo hướng dân chủ hóa và trọng dụng nhân tài mới động viên được các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực có cả trong và ngoài nước, hướng vào các mục tiêu ấy.
Hiện nay, nội lực Việt Nam đang suy yếu, cụ thể là đạo đức xã hội sút kém, bộ máy nhà nước còn nhiều vấn đề, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học đang xuống dốc. Không mạnh dạn cải cách thể chế thì không có tiền đề để phát triển mạnh mẽ. Những cải cách này còn có hiệu quả làm giảm phí tổn hành chánh, tăng chất lượng hạ tầng, chất lượng lao động, và như vậy sẽ bù trừ những bất lợi về quy mô kinh tế so với Trung Quốc.
Tôi muốn nhấn mạnh thêm một điểm là Việt Nam phải theo đuổi một chế độ chính trị tiến bộ hơn, tốt hơn Trung Quốc thì chất lượng phát triển mới hơn nước láng giềng khổng lồ này và sẽ được thế giới đánh giá cao, từ đó Việt Nam sẽ có một sức mạnh mềm hơn hẳn Trung Quốc.
Trong thời đại toàn cầu hóa này, chính những giá trị đó sẽ thu hút đầu tư và hợp tác từ những nền kinh tế đã phát triển với chất lượng cao như Nhật, Mỹ, Tây Âu. Kết hợp nội lực và ngoại lực theo hướng này sẽ tạo nên sức mạnh đề kháng được với sự trỗi dậy của nền kinh tế khổng lồ ở phía Bắc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gia cảnh thương tâm của người lính Trường Sa ( cùng quê với Ngố )

(ĐSPL) - “Bố nó đi biền biệt, tết cũng không về, nhà toàn đàn bà, có mỗi thằng cháu đích tôn duy nhất nó lại bị câm”. Giọng bà Bình chùng xuống, nghẹn ngào nhìn ba đứa cháu.
Cháu Đặng Đình Trường sinh năm 2005 là con trai duy nhất của chiến sĩ Đặng Đình Hùng, đang làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa. Mắc căn bệnh bại não từ khi năm 2 tuổi, gia cảnh khó khăn, không có tiền chữa bệnh, nhiều năm qua em âm thầm sống chung với bệnh tật.
Đau lòng mẹ phải xích con
Chúng tôi tìm đến gia đình bà Vũ Thị Bình (61 tuổi) ở xóm Lầy xã Vân Phúc, (Phúc Thọ, Hà Nội) vào một buổi trưa hè. Trong ngôi nhà cấp bốn sơ sài, bữa cơm muộn chỉ có canh rau với cà…Thấy có khách lạ, bà Bình buông vội bát cơm, không quên nhắc các cháu cố ăn cho xong bữa.
Bên ấm trà nguội, bà Bình rót nước, phe phẩy chiếc quạt nan quạt cho khách. Khi nghe chúng tôi hỏi chuyện về hoàn cảnh gia đình, giọng bà trùng xuống, mắt trân trân nhìn vào 3 đứa cháu. Bà bảo: “Bố nó đi biền biệt, tết cũng không về, nhà toàn đàn bà, có mỗi thằng cháu đích tôn duy nhất nó lại bị câm”.
Gia cảnh thương tâm của người lính Trường Sa - Ảnh 1
             Gia đình chị Nguyệt đang rất cần sự chung tay sẻ chia của cộng đồng.
Bà Bình có tất cả 3 người con trai, trong đó người con trai thứ là anh Đặng Đình Hùng, sinh năm 1975, đang làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa. Ngày chồng mất, bà nuốt nước mắt vào lòng, không dám thông báo với con trai vì sợ ảnh hưởng đến nhiệm vụ của con.
Khuôn mặt khắc khổ, bế theo đứa con trai đang giãy giụa trên tay, chị Phùng Thị Bích Nguyệt, sinh năm 1981 (vợ anh Hùng) vừa trầm ngâm, vừa lặng lẽ. Chiếc khăn mùi xoa vẫn quấn ngang đầu, chị Nguyệt bảo: “Bữa ăn nào hai mẹ con cũng kết thúc muộn nhất, cháu 9 tuổi rồi đấy, nhưng bữa ăn nào cũng vất vả thế đấy chú ạ”.
Năm 2002, chị Nguyệt kết duyên cùng anh Đặng Đình Hùng và sinh được 3 cháu là Đặng Đình Trường sinh năm 2005, Đặng Thị Khánh Hoà sinh năm 2007 và Đặng Thị Thanh sinh năm 2011.
Trong số 3 người con của chị, có đến 2 cháu là Trường và Hoà trí tuệ không được minh mẫn. Đặc biệt cháu Trường bị câm và bại não nhiều năm nay không có tiền chạy chữa. Suốt 9 năm qua, Trường không được đi học như các bạn bởi bạo bệnh, tuổi thơ của em gắn liền với sợi dây xích lòng thòng, ám ảnh.
Chị Nguyệt kể, lúc mới lọt lòng, các cháu vẫn khoẻ mạnh, bình thường, nhưng đến năm 2 tuổi cháu bị sốt rồi bệnh cứ thế phát, gia đình cũng cố gắng chạy vạy đưa đi chữa trị một số nơi nhưng bệnh tình không tiến triển.
Cháu Hà may mắn hơn người anh của mình, được đến trường, nhưng em không được nhanh nhẹn như chúng bạn, đi đâu cũng phải có người kèm cặp.
Chồng đi làm nhiệm vụ nơi đảo xa, nhà chỉ có 3 sào ruộng, hết trồng lúa lại đan xen trồng ngô, ở nhà mọi việc đều do chị Nguyệt cáng đáng vừa gồng gánh nuôi 3 con nhỏ lại phải trông nom mẹ và cụ cố ốm đau, bệnh tật.
Thương nhất là cháu Trường, Trường vừa bị câm, vừa mắc phải căn bệnh bại não, mỗi khi lơ là, cháu lại chạy sang nhà hàng xóm, quậy phá, có những hôm cháu chạy ra ngoài, đi lang thang ra khỏi làng, chị phải huy động cả hàng xóm đi tìm giúp.
Gia cảnh thương tâm của người lính Trường Sa - Ảnh 2
Chị Phùng Thị Bích Nguyệt: “Tình cảm vợ chồng có thể thiếu thốn nhưng chị vẫn luôn tự hào vì chồng mình làm nhiệm vụ cho quê hương, cho Tổ quốc”.
Biết bệnh tình của cháu như vậy, mọi người nhắc nhở, khuyên chị nên nhốt con lại. Không còn cách nào khác, chị phải mua một dợi dây xích, dùng chính sợi dây xích, xích chân con lại để tranh thủ đi làm. “Đau đớn lắm, nhưng không xích thì cháu lại chạy đi lung tung, khổ tất cả mọi người”. Chị Nguyệt nói, ngân ngấn nước mắt.
Xem tivi … cả nhà khóc
Gia đình bà Bình thuộc diện hộ nghèo, bốn đời nay vẫn bám vào đồng ruộng. Con trai bà Bình là Đặng Đình Hùng đi lính nghĩa vụ từ năm 1997. Trước khi ra đảo làm nhiệm vụ, anh Hùng công tác tại Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 146/V4 Hải quân.
Vì làm nhiệm vụ ngoài đảo nên phải 3 năm anh Bình mới được về phép một lần. Khoảng thời gian nghỉ phép ngắn ngủi đó là những giấy phút gia đình vui nhất, hạnh phúc nhất, ấm cúng nhất.
Chị Nguyệt tâm sự, cả 3 đứa con sinh ra, chồng đều không có mặt ở nhà. Ngày con lên cơn sốt, ôm đau dặt dẹo, chị cũng phải khóc thầm giấu chồng vì sợ anh lo lắng. “Rất nhớ chồng, nhớ lắm nhưng cố gắng chịu đựng để động viên chồng yên tâm công tác”. Chị nói, rồi bật khóc nức nở.
Ngày  mới nhận nhiệm vụ nơi đảo xa, hàng tuần anh Hùng đều viết thư về chia sẻ, thăm hỏi gia đình, thăm sức khoẻ của bố mẹ, ông bà. Mỗi lần đọc thư, chị lại không kìm nén được lòng, khoé mắt cay cay, thao thức vì nỗi nhớ chồng, thương con. Những lần chồng chậm viết thư, lòng chị lại thổn thức đầy nỗi trống vắng.
Đã có những lúc chị Nguyệt chị vì nhớ chồng da diết mà giận hờn trách móc: “Gia đình người ta, chồng con sum họp đề huề, mình thiếu thốn nghĩ cũng tủi” nhưng rồi chị lại tự trấn an mình: “Tình cảm vợ chồng có thể thiếu thốn nhưng chị vẫn luôn tự hào vì chồng mình làm nhiệm vụ cho quê hương, cho Tổ quốc”. Chính điều đó đã thôi thúc chị vững tâm vươn lên, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Chị Nguyệt chia sẻ, trước đây, chưa có chuyện  Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở vùng biển của Việt Nam, chồng chị ngày nào cũng điện về hỏi thăm gia đình. Từ ngày biết thông tin tàu của Trung Quốc xâm chiếm biển Việt Nam, chồng chị ít liên lạc hơn. “Đã 4 ngày nay không được nghe giọng nói của chồng cả gia đình lo lắng, bồn chồn”, chị nóng ruột.
Nhắc đến đứa cháu đang nhận nhiệm vụ nơi Trường Sa, cụ Cao Thị Luận (89 tuổi), bà nội anh Hùng chỉ biết khóc nghèn ngào. “Mỗi lần mở tivi thấy nhắc tới Trung Quốc chiếm đóng ở biển của Việt Nam là lại nghĩ đến cảnh cháu ở ngoài đảo, thương lắm”, cụ Luận mếu máo.
Gia cảnh thương tâm của người lính Trường Sa - Ảnh 3
                  Bà Cao Thị Luận buồn tủi khi nghĩ về hoàn cảnh của gia đình.
Mơ một tiếng gọi mẹ
Ôm đứa con trai vào lòng, chị Nguyệt rầu dĩ: “Nếu cháu biết nói, biết học hành thì gia đình cũng đỡ tủi, đằng này…”.
Suốt 9 năm qua, chị Nguyệt vẫn thầm ước có một ngày con trai cất tiếng gọi mẹ, nhưng chị đã làm đủ mọi cách, chị cào, cắn, thậm chí đánh vào người con để cháu cất nên lời nhưng bé Trường vẫn hoàn toàn cầm lặng.  “Cháu đến nay được 9 tuổi nhưng  không nhận thức được, cho gì thì ăn đấy, việc ăn uống sinh hoạt hằng ngày đều phải có người kèm cặp”. Người mẹ dường như bất lực trước bệnh lạ của con.
Đôi chân bị xích vào một chiếc cột, Trường ngồi thu mình lại, hướng ánh mắt ngơ ngác nhìn chúng tôi cười ngây ngây dại dại.
Trường lấy bàn tay nhỏ thó, đen đúa đưa lên mồm ú ớ như một  ký hiệu. Hiểu cháu, bà Bình lại vội vã đi lấy nước rồi ôm cháu vào lòng, nhoè nhoẹt nước mát, giọng đứt quãng “Chỉ mong cháu nói được”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đời sống Pháp luật, ông Đặng Văn Kiều, Chủ tịch xã Vân Phúc cho biết: “Gia đình bà Vũ Thị Bình nằm trong danh sách hộ nghèo, có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Đặc biệt cháu Đặng Đình Trường, con trai của chiến sĩ Đặng Đình Hùng đang làm nhiệm vụ ở đảo Trường Sa bị bệnh tật đã nhiều năm nay, không chữa khỏi được.
Hàng tháng, chính quyền xã, hội phụ nữ cũng đều tổ chức vận động để quyên góp chia sẻ với gia đình. Tôi cũng mong muốn các nhà hảo tâm, các bác sĩ, các nhà khoa học tìm ra được căn nguyên bệnh cho cháu Trường.
Độc giả có lòng hảo tâm, muốn giúp đỡ gia cảnh của người lính Trường Sa Đặng Đình Hùng, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ: chị Phùng Thị Bích Nguyệt, cụm 6, xóm Lầy, xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. ĐT: 01643245527.
Hoặc: Tòa soạn Đời sống và Pháp luật Online, Tầng 4, Tòa tháp Ngôi Sao - Star Tower, Phố Dương Đình Nghệ - Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy - Hà Nội. Điện thoại: 04.62810837. Hotline: 0942 368 555.
ĐỖ VIỆT


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TQ sẽ đưa bao nhiêu giàn khoan ra Biển Đông?

(ĐSPL)- Báo chí Trung Quốc úp mở cho biết, nước này đã đóng mới ít nhất là ba giàn khoan tương tự như Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. 
TQ sẽ đưa bao nhiêu giàn khoan ra Biển Đông? - Ảnh 1
Giàn khoan "Nam Hải số 9" Trung Quốc lai dắt vào Biển Đông. 
Theo thông tin trên báo Thanh niênngày 17/6, Cục hải sự Trung Quốc đã ra thông báo về việc tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 mang tên Nam Hải số 9 ra biển Đông. Và theo trang quân sự của mạng Sina ngày 18/5, giàn khoan Nam Hải số 9 này được kéo từ phía Nam đảo Hải Nam (thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) tiến về hướng Tây Nam, xích lại gần phía giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vốn đang được hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Nam Hải số 9 là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã được Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu Trung Hải (COSL) mua lại ở tình trạng đã qua sử dụng với lý do nhằm thúc đẩy hoạt động ở các vùng nước sâu.
Giàn khoan Nam Hải số 9 có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 1.615m, độ khoan sâu tối đa 7.620m, có thể khoan tối đa với tải trọng 3798 tấn, với đầy đủ chức năng khoan, hoàn thành và sửa chữa.
Có lẽ tới nay, thế giới mới được chứng kiến Trung Quốc lần lượt tung từng món “bảo bối” mang tên giàn khoan của mình vào khu vực biển Đông và Nam Hải số 9 chỉ là một trong vô số giàn khoan mang tên Nam Hải của nước này như có một ý đồ riêng rõ rệt.
Một số cư dân mạng nước này còn cho rằng Trung Quốc ít nhất sẽ tung tới 4 giàn khoan ra khu vực tranh chấp với Việt Nam trên biển Đông và ngay sau khi giàn khoan thứ 2 đã yên vị, giàn khoan thứ 3 sẽ được kéo ra.
Trong khi đó, trang Vnexpress dẫn tin từ tờ SCMP cho biết, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đang mở rộng hoạt động khai thác ở vùng biển ngoài khơi phía nam Trung Quốc với mục tiêu tạo ra hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày. CNOOC hiện có 4 khu vực sản xuất khí đốt, gồm vịnh Bột Hải, biển Hoa Đông, phía đông Biển Đông và phía tây Biển Đông.
Được biết, công ty này hồi đầu tháng 5 đã đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên thực hiện hoạt động thăm dò. Các chuyên gia đánh giá, Trung Quốc lợi dụng tính chất thương mại của giàn khoan để biện bạch cho mưu đồ bành trướng chủ quyền nhằm hiện thực hóa "đường lưỡi bò" ở Biển Đông.
Dẫn thông tin từ tờ Sina, báo VnExpress cũng cho biết, CNOOC còn đang đóng Hải Dương 982 (Haiyang 982), giàn khoan dầu nước sâu nửa chìm nửa nối thế hệ mới. Quá trình đóng bắt đầu từ năm 2013. Hải Dương 982 được thiết kế phù hợp với điều kiện ở Biển Đông từ đó tiến hành thăm dò và khai thác dầu mỏ trên vùng biển này. Giàn khoan 982 có tuổi thọ thiết kế khoảng 25 năm và có thể hoạt động ở độ sâu 1.500 m.
Bản tin trên báo Lao động cũng cho biết, các trang mạng Trung Quốc cho rằng, giàn khoan Hải Nam 9 "được kéo về hướng Tây Sa" - tức Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không được ghi nhận trên các trang báo chính thống Trung Quốc. Theo đồ họa của báo Phượng Hoàng (Hồng Kông), tọa độ hạ giàn khoan Nam Hải số 9 còn gần bờ biển Việt Nam hơn cả giàn Hải Dương 981.
Báo chí Trung Quốc úp mở cho biết, nước này đã đóng mới ít nhất là ba giàn khoan tương tự như Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Những giàn khoan này có số hiệu HD 982, 943 và 944, tổng trị giá các giàn khoan này lên đến 1 tỷ USD.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hình như Hỏa Diệm Sơn thì phải?

Núi màu lửa ở Trung Quốc
Lai Tran Mai: Những năm gần đây tôi thích bay về Việt Nam trên máy bay Nga. Hàng không Nga giờ đã khác xưa rất nhiều. Máy bay mới. Nhân viên phục vụ tận tình. Sân bay Nga rộng rãi, hoành tráng. Giá cả lại rất rẻ... Có hai đường từ Mockba về Việt Nam. Một đường bay thẳng và một đường bay sang Siberi đón khách, sau đó bay qua Mông Cổ, qua Trung Quốc rồi về Việt Nam. Bay theo tuyến thứ 2 rất thú vị vì ngồi trên máy bay nhìn xuống thấy sa mạc mênh mông và núi liên tiếp nối nhau. Những cảnh núi màu lửa trong bài này có thể nhìn thấy được nếu bạn cũng bay như tôi theo tuyến thứ 2 này. Đây là cảnh gần thành phố Cam Túc của Trung Quốc. Thật ấn tượng.


Khi bạn nhìn vào những ren đá màu, rất khó để tin rằng đó là những cảnh đang có thực trên mặt đất, chứ không phải trong một thế giới tưởng tượng hoặc tranh vẽ 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

HAI TIỀN LỆ TỪ TQ:






Phần nhận xét hiển thị trên trang