Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Hết rồi!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRIẾT LÝ CỦA KẺ CƯỚP NHƯNG ĐÁNG HỌC.



- Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Quảng Châu - Trung Quốc, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.

Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".

***

- Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!"

Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"

***
- Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"

Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp, sách vở"

***
- Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"

Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"

***

- Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"

Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"

- Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"

Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như... vàng" 

***


Kết luận: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối.

Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.
-----------------------------------------------------------
ThạchTrịnh
nguồn : thanhnien.com.vn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại gia Việt trở thành 'cái bang' ở casino Campuchia


Dính vào bài bạc, từ một chủ doanh nghiệp lớn, bà Ng và nhiều người khác đã trắng tay, hàng ngày lang thang các bàn bài để mong được bố thí chút tiền lẻ.

Cổng casino Le Macau đìu hiu vắng vẻ.
Chúng tôi theo chân đại gia X, một trong những khách hàng đầu tiên có mặt đánh khai trương sòng Le Macau ở cụm casino Bavet - Mộc Bài. Đi theo "gold member" (thành viên có thẻ vàng) nên chúng tôi có dịp gặp gỡ, tìm hiểu giới thượng khách sòng bài. Và trong số đó, không ít người đã không còn là khách thượng lưu mà rơi xuống tầng lớp "cái bang" - Giới hèn hạ nhất của casino.

Chuyện của nữ đại gia thủy sản bang Texas

Bà Ng. là một nhân tố điển hình của việc từ tầng lớp thượng lưu sòng bài rơi xuống giới cái bang casino.

Bà là một trong những người Mỹ gốc Việt giàu có đầu tiên ở bang Texas. Bà là chủ một hệ thống siêu thị có thương hiệu ở vùng Texas và là một trong những Việt kiều đưa thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ. Người ta đánh giá, khoảng năm 1994, từ hệ thống kinh doanh, mỗi ngày bà bỏ túi hàng chục ngàn USD.

Để mở rộng hệ thống kinh doanh, năm 1997 bà đem về Việt Nam 2 triệu USD mở một văn phòng đại diện tại TP HCM. Trong những ngày làm thủ tục, vận mệnh đã xui khiến bà gặp "đại gia không vốn". Gã đại gia dỏm rót mật vào tai bà về việc hùn vốn mở một casino ở cửa khẩu Bavet - Mộc Bài.

Để mở tầm mắt cho bà Ng., gã đại gia dỏm dùng xe ôtô cá nhân (sau này bà Ng mới biết đó là xe "tuyển nai" của sòng bài) đưa bà đi tham quan cụm casino Bavet để nhắm hướng đầu tư. Ngày đầu tiên đến casino, bà Ng. còn không biết cách đặt cửa trên sòng.

Chỉ sau vài ngày "quan sát thị trường", bà Ng. trở thành con nghiện bài lúc nào không hay. Bà trở thành khách thường trực ở sòng. Casino giao hẳn cho bà chìa khóa 1 phòng VIP trong hệ thống khách sạn. Mọi hoạt động kinh doanh ở Mỹ, bà giao hết cho các con.

Giai đoạn này, mỗi ngày lưu lượng tiền từ tay bà qua cashier (quầy đổi phỉnh) không bao giờ dưới 30.000 USD. Càng chơi, càng thua, càng cay cú, bà quyết ăn thua đủ với sòng bài. Mỗi khi hết tiền, bà gọi điện sang Mỹ yêu cầu các con chuyển khoản sang. Dần dà, các cơ sở kinh doanh ở Mỹ lần lượt đội nón ra đi.

Sau vài năm đặt cửa bài, bà Ng. trở thành kẻ trắng tay. Dù vậy, bà vẫn chưa nguôi lòng cay cú. Năm 2004, nghe tin một người quen ở TP HCM qua đời, bà nài nỉ thân nhân người chết cho gắn tấm ảnh chân dung của chính bà trước đầu quan tài để chụp ảnh, quay phim. Bà gửi album và clip phim đám ma cho các con bà ở Mỹ để họ làm thủ tục khai tử cho bà. Bà làm như thế để các con bà lãnh tiền "tử" của bảo hiểm.

Tiền bảo hiểm nhân mạng ấy là số vốn cuối cùng của cuộc đời vô danh, vô tổ quốc, vô gia cư của bà cũng chui nốt vào casino. Từ đó, bà Ng. chính thức ghi danh vào đội ngũ cái bang sòng bài ở Bavet.

Từ khi cạn đồng vốn cuối cùng, sòng bài thu lại chìa khóa phòng khách sạn. Từ một thượng khách của sòng, bây giờ bà trở thành nhân vật bị "áo đen" để tâm kỹ lưỡng.

Suốt 10 năm nay, bà lang thang vất vưởng tại Bavet như một hồn ma trong các casino. Hơn 70 tuổi, mang trong người chứng tiểu đường, bà không biết mình sẽ về với cõi vô hình lúc nào. Dù vậy, hàng ngày bà vẫn la cà tại các bàn bài để mong những khách chơi bài số đang đỏ bố thí cho chút ít tiền lẻ. Khi gom đủ 1 ván bài (thấp nhất 10 USD) bà tiếp tục đặt cược để thỏa cơn nghiện.

Trong giới thượng lưu sòng bài cụm Bavet, gia đình bà Ph. đã từng là một gia đình quyền lực nhất. Năm 1994, khi casino King Crow đang xây dựng dở dang, chưa hoàn tất. Ông A. - chủ đầu tư sòng King Crow - vốn là một tay mê bài đã rủ rê một vài đại gia gầy sòng ở một khách sạn tại Bavet, trong đó có bà Ph. Chỉ sau 1 đêm sát phạt, ông A. không những thua sạch vốn liếng hơn 20 triệu USD mà còn giao luôn công trình King Crow đang xây dựng dang dở có trị giá khoảng 5 triệu USD cho bà Ph.



Casino Diamon đã từng tấp nập, giờ đóng cửa.

Khi King Crow đi vào hoạt động, bà Ph. kéo em gái, em rể là một giang hồ có số má ở thành phố Macau sang Bavet chăm sóc hệ thống hoạt động của casino. Thấy việc kinh doanh casino thu lãi khổng lồ, bà Ph. giao cho S. - em rể bà Ph. - tổng cộng 15 triệu USD đầu tư đóng mới 1 chiếc du thuyền 3 tầng có sức chứa hàng ngàn người. Bà Ph. dự định, chiếc du thuyền sẽ neo ngoài biển Đông làm casino nổi. Trên du thuyền, ngoài hệ thống sòng bài còn có nhà hàng, vũ trường, dịch vụ massage quý ông quý bà. Đó là một tổ hợp ăn chơi, sa đọa khép kín.

Hàng ngày, ở các bến Bạch Đằng (TP HCM), Đồ Sơn (Hải Phòng) sẽ có một chiếc cano siêu tốc trực chiến đón khách đưa ra đánh bài. Thế nhưng, ngày khai trương chiếc du thuyền, dù đưa ra rất nhiều chính sách khuyến mãi, thậm chí đích thân bà Ph. gọi điện mời những bạn bè từng đấu lưng đấu cật trong các sòng bài cũng chỉ vài mống chịu ra dự lễ khai trương giữa biển khơi. Khách dự khai trương xong, đòi về đất liền ngay vì say sóng và cũng vì… dân chơi bài thượng lưu chả dại gì tự cầm tù mình giữa biển khơi đánh bài lậu. Nhỡ cơ quan chức năng phát hiện thì điêu tàn danh phận. Tại TP HCM, chỉ cần alô một cú, xe ôtô đến tận nhà đón sang bên kia biên giới đánh bài công khai, hợp pháp.

Chiếc du thuyền lênh đênh buồn tẻ giữa biển khơi suốt mấy tháng rồi bán rẻ mạt cho một doanh nhân người Úc. Xem như bà Ph. thua một ván bài kinh doanh, mất trắng 10 triệu USD.

Dù là chủ sòng King Crow nhưng bà Ph., em gái và em rể không chơi ở sòng nhà mà chia nhau đi các casino xóm giềng chơi bài. Thỉnh thoảng lại bay sang Hàn Quốc, Cali chơi. Mặc dù việc kinh doanh từ casino King Crown luôn lãi nhưng tài khoản của bà Ph cạn dần. Đến năm 2002 thì cạn vốn, bà đành bán sòng King Crown cho người khác.

Từ vị trí một bà chủ sòng, bây giờ bà Ph. trở thành cái bang ở casino TiTan mà dân chơi bài gọi là sòng Bảy Tầng.

Đại gia xứ ruộng

Ở xã Bình Châu, huyện Vĩnh Hưng (Long An), Tám Th. nổi tiếng giàu có, là nhân tố điển hình về nông dân sản xuất giỏi. Là chủ cánh đồng Bình Châu mênh mông vài chục ha, là trùm san lấp mặt bằng, thu nhập hàng năm của Tám Th. vài chục tỉ đồng. Tám Th. được người dân địa phương ví như công tử Bạc Liêu của vùng Vĩnh Hưng.


Trường gà của Ph. đã dẹp bỏ, chỉ còn bãi đất và văn phòng.

Ngồi uống cà phê, nghe ai kể khổ, Tám Th cho luôn vài triệu để… xóa đói giảm nghèo cấp thời. Nhiều lần người ta chứng kiến Tám Th. cao hứng tặng luôn điện thoại đang xài cho một ai đó ngồi chung bàn cà phê. Tám Th. đi bia ôm quán nào là quán đó đóng cửa chỉ để… phục vụ mỗi mình "anh Tám". Bởi sau khi sần sần là Tám Th. bo đều cho tất cả nhân viên quán mỗi người 1 triệu đồng.

Năm 2010, Tám Th. sang cụm casino Bavet giải trí. Tám Th. không thèm chơi ván nhỏ, mỗi cây bài ông đặt cửa ít nhất là 50 triệu VND. Chỉ sau 6 tháng đắm đuối sòng bài, Tám Th. hết tiền, bán hết đất vẫn còn nợ chủ sổ hơn nửa tỉ đồng.

Ở cụm giải trí phức hợp Bavet có hơn 20 cái bang đã từng là đại thượng khách các sòng bài như bà Ng, bà Ph., ông Th.... Thuở hoàng kim, một chữ ký của họ có thể làm một cụm dân cư thay đổi số phận, một bữa ăn sáng của họ có thể nuôi sống một hộ gia đình nghèo hàng tháng trời, một ngày du lịch của họ có thể xây mới một ngôi nhà tình thương. Bây giờ, họ trở thành kẻ "sinh vô gia cư, tử vô địa táng", sống như kẻ vô hồn dưới đáy xã hội.

Cuộc chơi của đồng tiền máu


Thiếu tá Hor Chenda, Phó trưởng đồn Cảnh sát biên giới Hoàng gia Campuchia tại Bavet cho biết: "Suốt mấy năm nay, một số casino lần lượt phá sản vì lượng khách chơi bài sụt giảm. Casino mới phá sản đóng cửa là Roxy. Tại Bavet, từ con số 17 nay chỉ còn 9 casino hoạt động. Trong số đó, chỉ có 4 casino còn hoạt động tốt. 5 casino khác đang thua lỗ nghiêm trọng. Nếu so với năm 2010 thì lượng khách từ Việt Nam sang chơi bài sụt giảm còn khoảng 40%".

Quả thật, hiện tại cụm casino Bavet chỉ còn 4 casino hoạt động cầm chừng là King Crown, Le Macau, New World và Bavet. Các casino như TiTan, Las Vegas, Sato… gần như thoi thóp. Casino VIP của đại gia Ph - một thời là đàn em Năm Cam - đang treo bảng cho thuê. Lúc hưng thịnh, mỗi ngày casino VIP thu lãi cả tỉ đồng. Tuy nhiên, giới chủ casino ở đây cho biết, Ph đang rao bán casino VIP giá 4,5 triệu USD.

Mới đây, một tập đoàn kinh doanh bất động sản của Úc tại Campuchia (đang thất bại vì giá đất sụt giảm) định mua lại VIP để thử thời vận. Không hiểu sao, cuối cùng công ty này mua Roxy. Bán được Roxy, ông chủ casino này mừng như thắng ván bài lớn.

Ly Po You - một người Mỹ gốc Hoa - là chủ casino Le Macau tại Bavet được ghi nhận là nhà đầu tư tiên phong ở cụm casino Bavet từ năm 1990. Đoán trước tình hình bi đát của casino, ông bán Le Macau cho người khác rồi mua sòng New World. Chưa an tâm, ông xoay qua đầu tư xây dựng một ngôi chợ ngay giữa cụm casino Bavet mà người địa phương gọi bằng tiếng Việt là "chợ chiều". Bộ óc nhạy bén đã khiến ông thắng lớn trong canh bạc này. Hiện ngôi chợ của ông Ly rất sung túc. Nhờ nguồn thu của ngôi chợ, ông vẫn còn vốn để giữ sòng New World.

Một chủ sòng ở cụm giải trí phức hợp Bavet tiết lộ: "Kinh doanh sòng bài không dành cho những người hiền hậu mà chỉ dành cho những người có máu giang hồ. Khoan nói đến chuyện cạnh tranh bằng máu với các chủ sòng khác, chỉ riêng việc mỗi ngày phải bỏ ra vài triệu tiền điện là đủ mệt. Tiền nuôi nhân viên, tiền thuế, tiền tiêu cực phí… mỗi ngày phải chi ít nhất 50 triệu VND. Để cân bằng 50 triệu này, sòng phải thu hút 200 con bạc phổ thông, trong đó phải có ít nhất 10 con bạc thượng lưu. 10 con bạc thượng lưu là bầu sữa chính nuôi sòng bài. Nếu không có 10 con bạc thượng lưu thì phải có ít nhất 1.000 con bạc phổ thông để bù chi phí. Đó chỉ là bài toán cơ bản thôi".

Năm 2010, toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia từng có tới 72 casino và 34 trường gà thì đến nay đã có 27 trường gà và 30 casino đóng cửa vì ế ẩm. Có ít nhất 20 chủ sòng bài thất bại, bán sòng chuyển sang kinh doanh loại hình khác và người ta điểm danh được hơn 10 chủ sòng bài đã trắng tay, tuy chưa đến mức trở thành cái bang nhưng cũng chẳng còn nhà cửa để làm chốn đi về. Trong đó S. là người thảm hại nhất.

Thời còn là chủ sòng bài, S. có tham vọng trở thành "vua sòng bài" nên nghe tin ai bán sòng bài là ông cho đàn em lân la hỏi mua. S. đã từng làm chủ 3 sòng bài và góp cổ phần hơn 5 sòng khác. Bây giờ, không những không còn vợ con, nhà cửa, xe cộ, ông ta còn không dám về Việt Nam vì… trốn nợ. Món nợ chỉ vài chục triệu nhưng chủ nợ là một đàn em cũ của ông - là một tay thích đòi nợ bằng dao.

Cái giá của bài bạc, quả là khá đắt đối với con bạc lẫn giới kinh doanh sòng bài.

Theo Huyền Sơn - Thanh Dũng / Báo Công An Nhân Dân

http://news.zing.vn/Dai-gia-Viet-tro-thanh-cai-bang-o-casino-Campuchia-post427293.html#detail_sidebar|mostview2

Phần nhận xét hiển thị trên trang

dân trồng ớt trắng tay!


Từ giữa tháng 5, các doanh nghiệp Trung Quốc chuyên thu mua ớt bỏ chạy. Hàng trăm hộ dân trồng ớt rơi vào cảnh trắng tay, điêu đứng. Tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có 72 hộ dân trồng 7,2 ha ớt giống GB17615.3-2010 do một doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp.
Thương lái Trung Quốc ký hợp đồng với nhiều hứa hẹn rồi 
tháo chạy để người dân điêu đứng vì ớt chín đỏ không ai mua
Cả tháng nay, người dân thu hoạch ớt về chất đầy nhưng công ty vẫn không quay lại thu mua như hợp đồng đã cam kết. Giá bán ra thị trường lại quá rẻ nên nhiều ruộng ớt chín rục nhưng nông dân đành bỏ mặc.

Tương tự, tại xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cũng có hàng trăm hộ dân trồng ớt nhưng rồi cũng rơi vào tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc chỉ đến thu mua lấy lệ 1,5 tấn vào đầu tháng 5 rồi biến mất tăm.

Thông tin trên tờ NLD cho biết, hợp đồng kinh tế về liên kết sản xuất và tiêu thụ ớt giữa Công ty Thực nghiệp Dục Dã Thượng Hải và UBND xã Khánh Sơn ký ngày 15/3, phía doanh nghiệp Trung Quốc chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm ớt tươi cho người trồng. Đầu tháng 5, khi người dân bắt đầu thu hoạch ớt, đại diện Công ty Dục Dã Thượng Hải có đến thu mua nhưng với số lượng rất ít.

“Ngày 10 và 11/5, công ty cử đại diện đến thu mua. Bình quân người dân đem 5 kg ớt thì họ loại mất 4 kg vì cho rằng không bảo đảm chất lượng. Sau khi thu mua một ít ớt, họ bỏ chạy, không quay lại nữa. Người dân đành hái ớt về phơi khô hoặc bỏ chín rục ngoài đồng”, ông Phạm Việt Hùng, Ban Nông nghiệp xã Khánh Sơn nói.

Tại Gia Lai, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có gần 3.000 ha trồng ớt. So với mức giá gần 50.000 đồng một kg cuối năm 2013 và vài tháng đầu năm 2014, hiện thương lái Trung Quốc chỉ thu mua ớt với giá 7.000 - 9.000 đồng một kg. Với mức giá này, người trồng ớt chắc chắn lỗ nặng.

Phải tìm cách thoát Trung

Thực tế thời gian qua xuất khẩu nông sản Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Nhiều loại nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khi Trung Quốc đột ngột ngừng thu mua.

Không riêng gì ớt mà cả dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) bị dồn ứ, giá dưa hấu giảm mạnh có những khi chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, dưa hấu phải đổ bỏ cho trâu bò ăn.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: nền kinh tế Việt Nam phải bước ra khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc, nhất là trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay.

Theo đó bà Lan cho rằng để thoát Trung trước hết tự bản thân mình phải xem lại mình điều chỉnh cách thức phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của mình.

Cụ thể bà Lan phân tích hiện chúng ta đang hơi cực đoan khi cứ hướng đến xuất khẩu trong khi thị trường trong nước vẫn còn rất rộng.

Ví dụ vải Bắc Giang, Hải Dương cứ lo liệu Trung Quốc năm nay có mua hay không trong khi cả thị trường miền Nam, miền Trung bao nhiêu người dân cũng có nhu cầu và có thể mua. Tại sao lại cứ lo bán sang biên giới hơn là trong nội địa.

Hay như dưa hấu miền Nam cũng vậy, chở lên biên giới để rồi người ta không mua khiến thối hỏng, trong khi dưa hấu ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vẫn rất đắt. Những cái đó mình phải tự điều chỉnh thị trường nội địa.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho rằng: để thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cần chú ý hai điểm quan trọng này.

Đối với nông sản phải thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Phải xác định rằng khu vực nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp có cạnh tranh cao. Do đó sản phẩm nông nghiệp phải gắn được với công nghiệp chế biến, gắn với các chuỗi giá trị. Nó bao gồm từ giống, cây trồng, thu hoạch bảo quản, chế biến… thậm chí phải làm ra những sản phẩm từ ứng dụng công nghệ cao.

Nói chung là phải đầu tư đủ mức và ứng dụng công nghệ cao thì mới mong tạo ra những sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao. Với những sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao như vậy thì trong điều kiện các hiệp định thương mại tự do khi mở cửa thị trường nông sản thì chúng ta sẽ có thêm cơ hội. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường lớn và các thị trường khó tính.

Bà Lan cũng nhìn nhận: nếu Việt Nam không tìm kiếm kênh mới, bỏ tư duy làm ăn kiểu dễ dãi thì sẽ còn gặp khó khăn khi các thương lái Trung Quốc lừa như thời gian qua.
Phương Nguyên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 vũ khí của Nhật khiến Trung Quốc khiếp sợ

Mối quan hệ Trung-Nhật hiện đã xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010. Các sự kiện như vụ bắt giữ các ngư dân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát đã khiến căng thẳng leo thang giữa hai nước.

Đến nay, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh nguy cơ về các cuộc đụng độ giữa lực lượng bảo vệ bờ biển và sự va chạm của các máy bay quân sự ngày càng tăng lên tại khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông. Nếu không được kiểm soát tốt, Tokyo và Bắc Kinh có thể rơi vào một cuộc đối đầu quân sự mà hậu quả sẽ vô cùng tai hại.

Kyle Mizokami, nhà bình luận về các vấn đề an ninh, quốc phòng tại châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, đã liệt kê trên trang mạng National Interest 5 loại vũ khí của Tokyo mà Bắc Kinh phải dè chừng nếu chiến tranh giữa hai nước nổ ra:
Tàu ngầm điện diesel lớp Soryu
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản là một số trong các tàu ngầm tấn công phi hạt nhân tiên tiến nhất trên thế giới. Với lượng giãn nước khi lặn 4.100 tấn, tàu ngầm này có thể cơ động với tốc độ khoảng 24km/giờ khi nổi và 37km/giờ khi lặn. 4 hệ thống động cơ đẩy không cần không khí Stirling cho phép tàu ngầm lớp Soryu tồn tại ở dưới nước lâu hơn hầu hết các tàu ngầm điện diesel khác.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.
Tàu ngầm này của Nhật được trang bị 6 ống phóng ngư lôi, loại đạn phổ biến có thể dùng là Type 89. Ngoài ra, tàu ngầm lớp Soryu còn được trang bị tên lửa tấn công UGM-84 Harpoon do Mỹ chế tạo. Tàu ngầm của Nhật Bản cũng có thể được trang bị tên lửa hành trình, do đó, khái niệm về các cuộc tấn công phủ đầu, vốn đang được tranh luận trong giới chức chính trị tại Tokyo có thể trở thành hiện thực.
Hiện tại Nhật có 8 tàu ngầm lớp Soryu và đang có kế hoạch chế tạo thêm. Để đối phó với những căng thẳng ngày càng tăng với Trung Quốc và sự hiện đại hóa mạnh mẽ của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), năm 2010, Nhật Bản đã quyết định tăng cường lực lượng hạm đội tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc.
Học thuyết tàu ngầm thời hậu chiến tranh của Nhật Bản tập trung vào việc bảo vệ một loạt các tuyến đường quan trọng mà đối phương có thể xâm nhập vào nước này như: Eo biển Tsugaru, Tsushima, Kanmon và eo biển Soya. Đây là tàn dư của thời kỳ Chiến tranh Lạnh do Nhật Bản lo ngại Liên Xô có thể xâm nhập vào từ các eo biển này. Giờ đây, một kế hoạch trong đó xác định Trung Quốc là trung tâm, đặc biệt là liên quan đến các đảo Ryukyu và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo có thể sẽ triển khai lực lượng tàu ngầm nhiều hơn ở biển Hoa Đông và biển Nhật Bản.
Hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản sẽ khiến Trung Quốc lo ngại vì điểm yếu cố hữu của Bắc Kinh là tác chiến chống ngầm (ASW). Trung Quốc đã không luyện tập chống tàu ngầm trong thời kỳ chiến tranh và do đó, thiếu cả kỹ năng lẫn trang bị. Ngược lại, Nhật Bản đã hoạt động tàu ngầm trong nhiều thập kỷ. Hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản được cho là huấn luyện tốt, tương đương với Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-15J
Tiếp theo là phi đội máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng phòng không Nhật Bản. Máy bay hai động cơ F-15J là phiên bản Nhật của tiêm kích F-15 Eagle (Mỹ), với sự khác biệt nhỏ là được sản xuất ở trong nước bởi Mitsubishi Heavy Industries.
F-15J được trang bị tên lửa dẫn đường hồng ngoại AAM-5, tương tự như tên lửa Sidewinder của Mỹ. Nó cũng được trang bị bổ sung tên lửa radar dẫn đường tầm trung và một vài tên lửa có radar tìm kiếm mạng chủ động trên thế giới. Với việc trang bị tên lửa radar tìm kiếm mạng chủ động-điều mà Trung Quốc không có- đã làm tăng đáng kể phạm vi và khả năng theo dõi mục tiêu, giúp cho F-15J có lợi thế hơn các đối thủ từ Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản.
Máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản.
Hơn 200 chiếc máy bay F-15J đã được sản xuất. Để duy trì những chiếc máy bay hơn 30 năm tuổi có thể cạnh tranh so với các thế hệ máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc, Nhật Bản mỗi năm đã nâng cấp hàng chục chiếc máy bay F-15J với hệ thống điện tử mới, nhằm tăng cường khả năng tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại.
F-15J là loại tiêm kích tiền tiêu của Nhật Bản trong việc đáp trả các lực lượng quân sự nước ngoài. Trong năm 2013, lực lượng phòng không nước này đã thực hiện 567 vụ ngăn chặn máy bay nước ngoài tiếp cận không phận Nhật Bản, một con số kỷ lục. Một phi đội 20 máy bay F-15J đồn trú trên đảo Okinawa với nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Ryukyu sẽ được tăng cường bởi các phi đội khác và việc triển khai một phi đội tới đồn trú tại hòn đảo nhỏ Yonaguni cũng đang được nghiên cứu.
Mặc dù là một thiết kế cũ, F-15J vẫn là một thách thức lớn đối với lực lượng không quân của Trung Quốc (PLAAF), và sau hơn ba thập kỷ hoạt động, F-15J vẫn được cho là đối thủ “ngang cơ” với bất kỳ loại máy bay chiến đấu đang hoạt động nào của PLAAF. Trên thế giới, F-15 có tiếng là một loại tiêm kích “đặc biệt nguy hiểm”, có khả năng tiêu diệt 104 chiếc máy bay chiến đấu khác mà không bị thiệt hại đáng kể nào.
Tàu khu trục lớp Atago 

Hai tàu khu trục lớp Atago là những chiến hạm có khả năng chiến đấu tốt nhất của Nhật Bản. Loại tàu khu trục này có thể mang theo 10.000 tấn vũ khí. Nó cũng được trang bị hệ thống radar Aegis do Mỹ thiết kế, giúp tăng cường khả năng phòng không di động và có thể bắn hạ máy bay cũng như tên lửa đạn đạo.

Các tàu khu trục lớp Atago được trang bị 96 tên lửa Mk.41 phóng thẳng đứng, tên lửa không đối đất SM-2, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo SM-3 và tên lửa chống tàu ngầm ASROC. Hệ thống vũ khí chống tàu bao gồm 8 tên lửa chống tàu SSM-1B, một khẩu súng cỡ 5-inch và hai hệ thống vũ khí chiến đấu giáp lá cà Phalanx. Cuối cùng, mỗi chiếc Atago có thể giao chiến với các tàu ngầm khi có 1 trực thăng SH-60 Seahawk và 6 ngư lôi chống tàu ngầm Type 73.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Atago của Nhật.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Atago của Nhật.
Lớp Atago là phiên bản nâng cấp của tàu khu trục lớp Kongo và được trang bị thêm 6 ống phóng thẳng đứng và một sàn đáp cùng nhà chứa trực thăng. Cả hai loại tàu khu trục trên đều được trang bị hệ thống radar phòng không Aegis.
Tuy nhiên, không những kế thừa các đặc tính ưu việt về hệ thống điện tử, hỏa lực cực mạnh như trên khu trục hạm lớp Kongo, tàu khu trục lớp Atago còn được bổ sung các hệ thống điện tử tinh vi, biến nó thành loại tàu chiến đẳng cấp nhất trên biển Thái Bình Dương cùng với những tàu Aegis của Hải quân Mỹ. Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis 7 Phase 1, đây là biến thể nâng cấp lần thứ 7 của hệ thống chiến đấu tối tân Aegis.
Tàu khu trục Atago vừa có khả năng phòng thủ chống tên lửa đạn đạo liên lục địa vừa có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tác chiến chống tàu chiến mặt nước, chiến tranh chống ngầm thậm chí là có thể tấn công mặt đất nếu cần. Có thể nói, Atago là loại tàu chiến đa năng nhất trong biên chế của lực lượng phòng vệ Nhật Bản và cả khu vực châu Á.
Trong một kịch bản chiến tranh với Trung Quốc, đội tàu chiến của Nhật Bản sẽ tạo thành một hàng rào chống lại các cuộc tấn công từ phía đối phương.

Tàu sân bay trực thăng đa năng lớp Izumo
Với lượng giãn nước 27.000 tấn, dài 248m, rộng 38m, tàu sân bay trực thăng lớp Izumo là tàu hải quân lớn nhất được Nhật Bản chế tạo sau chiến tranh. Về mặt chính thức, đây là một "tàu khu trục/hộ tống kiểu sân bay trực thăng”. Tokyo dự kiến chế tạo 2 con tàu loại này và chiếc thứ hai chưa được đặt tên.
Tàu Izumo giống như một phiên bản lớp Hyuga nhỏ hơn, như một tàu sân bay và là loại tàu chiến đa năng. Nó có thể mang theo 14 chiếc trực thăng và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 3/2015. Tàu Izumo có thể đồng thời cất và hạ cánh 5 máy bay trực thăng, có năng lực sửa chữa máy bay trực thăng trên biển và tiếp dầu cho tàu chiến khác.
Với chiều dài sàn đáp đầy đủ và nhà chứa máy bay, mỗi chiếc Izumo có thể phục vụ lên đến 14 máy bay trực thăng. Trang bị máy bay trực thăng SH-60 chống tàu ngầm, mỗi con tàu có thể quét trên một vùng rộng lớn.
Tàu sân bay trực thăng đa năng lớp Izumo.
Tàu sân bay trực thăng đa năng lớp Izumo.
Chiếc tàu này của Nhật cũng có thể thực hiện vai trò đổ bộ. Năm 2013 trong cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật mang tên “Đột kích bình minh” (Dawn Blitz), tàu lớp Hyuga đã tham gia như một tàu sân bay trên biển cho trực thăng vận tải CH-47 Chinook và trực thăng tấn công AH-64 Apache của lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản. Nói cách khác, tàu Izumo có thể mang theo một tiểu đoàn đủ quân của Lữ đoàn Không quân số 1 hoặc 1 trung đoàn bộ binh của quân đội phương Tây và chuyển họ đến bất kỳ bờ biển nào bằng trực thăng.
Trung Quốc sẽ phải lo ngại về tàu chiến lớp Izumo bởi vì nó hoạt động rất linh hoạt. Khi là vũ khí chống ngầm, nó có thể dò và phát hiện ra các khu vực mà tàu ngầm phía Trung Quốc đang hoạt động. Khi thực hiện chức năng đổ bộ, nó giúp cho quân đội Nhật Bản cơ động tới các hòn đảo xa xôi. Và khi là một tàu sân bay, nó có thể mang theo máy bay ném bom tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, F-35B tăng cường khả năng phòng thủ trên biển Hoa Đông.
Quân đội Mỹ
Với Hiệp ước Hợp tác và An ninh song phương giữa Tokyo và Washington có nghĩa là Nhật Bản có sự ủng hộ của một lực lượng quân sự mạnh nhất trên thế giới.
Tất nhiên, bất kỳ sự tham gia của Mỹ nào trong cuộc xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ phải có điều kiện. Tokyo sẽ phải là nạn nhân của cuộc tấn công vũ trang và yêu cầu quân đội Mỹ hỗ trợ. Một khi các điều kiện được đáp ứng và hiệp ước được “kích hoạt”, có nghĩa là toàn bộ hệ thống quân sự của Mỹ, từ tàu ngầm tấn công hạt nhân tại Guam đến máy bay ném bom B-2 tại Missouri sẽ đại diện cho Nhật Bản.
Việc Mỹ tham gia vào một cuộc xung đột Trung-Nhật gần như chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh quy mô lớn. Một cuộc xung đột Mỹ-Trung sẽ khiến cho những căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh bị lu mờ và dẫn đến những hậu quả kinh tế toàn cầu thảm khốc vì liên quan đến hai cường quốc hạt nhân. Nếu tranh chấp lãnh thổ Nhật Bản và Trung Quốc bùng phát và Tokyo hạn chế chi tiêu quốc phòng xuống còn 1% GDP, khả năng Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng khu vực và leo thang thành một cuộc chiến tranh lớn là rất thực tế.
Theo Công Thuận (Báo Tin tức)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam..


Người sắp trở thành đại sứ mới của Mỹ ở Việt Nam phát biểu hôm thứ Ba ngày 17/6 rằng có thể đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, hãng tin Mỹ AP cho biết.

‘Có tiến bộ’

Phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện trước khi Thượng viện quyết định có phê chuẩn ông cho vị trí này hay không, ông Ted Osius nói Hoa Kỳ đã nói rõ với chính phủ Việt Nam rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền.

“Điều này có nghĩa là đã đến lúc xem xét khả năng dỡ bỏ lệnh cấm,” ông nói nhưng nhấn mạnh rằng tốc độ thực hiện công việc này tùy thuộc vào Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.Tuy nhiên, ông nói đã có tiến bộ trong ba hoặc bốn trong tổng số chín lĩnh vực mà Mỹ muốn Việt Nam cải thiện, trong đó có quyền lao động, đối xử với người khuyết tật, tạo không gian nhiều hơn cho xã hội dân sự và cho phép các giáo hội tôn giáo hoạt động.
Ông đưa ra bình luận này khi trả lời câu hỏi của Thượng nghị sỹ John McCain, người ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm, trong phiên điều trần.
Bất cứ động thái dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí nào đối với Việt Nam có thể sẽ làm cho Trung Quốc, vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, tức giận.
Hồi năm 2007, Mỹ đã mở đường cho việc buôn bán vũ khí phòng vệ không sát thương cho Việt Nam tùy từng trường hợp nhưng vẫn cấm bán hay chuyển giao vũ khi sát thương cho Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã yêu cầu Chính quyền Obama dỡ bỏ những hạn chế này và xem đây là một bước đi quan trọng để hoàn toàn bình thường hóa quan hệ hai nước.

‘Còn khiêm tốn’

Các tổ chức nhân quyền vẫn chỉ trích rất nhiều thành tích nhân quyền của Việt Nam. Đất nước này vẫn duy trì chế độ độc đảng vốn bóp nghẹt bất đồng.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết số người bị bỏ tù trong các phiên tòa chính trị ở nước này đã tăng liên tục qua hàng năm kể từ năm 2010 và rằng 63 người bị kết án tù chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách hòa bình hồi năm ngoái.
Ông Osius thừa nhận rằng những tiến bộ mà Việt Nam đạt được cho đến nay vẫn còn ‘khiêm tốn’ nhưng cũng nói rằng ‘bây giờ là lúc’ Washington gây sức ép để Việt Nam tiếp tục cải thiện hơn nữa về nhân quyền và quản trị quốc gia bởi vì xét trên sự sốt sắng muốn gia nhập Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hà Nội và vì ‘tình hình chiến lược’ mà nước này đang đối diện với Trung Quốc.
“Thật sự không có lúc nào tốt hơn lúc này do Việt Nam rất muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác với Mỹ,” ông nói.
Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu từng làm việc ở Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Đề cử ông cho vị trí đại sứ Mỹ tại Hà Nội còn chờ được Ủy ban đối ngoại cũng như toàn thể Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủ tướng VN: 'TQ xâm phạm chủ quyền'


Ông Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ ông Dương Khiết Trì
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng Bắc Kinh đã 'xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền' của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay.
Trang web của Chính phủ Việt Nam cũng nói ông Dũng nói trong cuộc gặp tại Hà Nội rằng hành động của Trung Quốc đã "vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế" cũng như "gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước".

Vị thủ tướng cũng được dẫn lời nói "Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".Ông Dũng cũng "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam" theo trang web chính phủ Việt Nam.
Ngoài cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lời ông Trọng "nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.."
Ông Trọng cũng "khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi."
Ông Dương là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc tới thăm Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc về Việt Nam.

'Không đột phá'

Báo chí Trung Quốc nói một số trao đổi cấp thấp hơn đã bị hoãn trong khi không có cuộc gặp gỡ cao cấp nào khác được lên lịch giữa hai bên.
Các học giả Trung Quốc cũng được dẫn lời nói Việt Nam nên "tận dụng" cơ hội mà chuyến thăm của ông Dương tạo ra để giải quyết vụ việc.
Ông Dương Khiết Trì cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tuy nhiên quan chức giấu tên của Việt Nam được hãng tin AP dẫn lời nói hai bên không đạt được đột phá.
Hà Nội nói kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là một trong những giải pháp họ có thể cân nhắc nhưng chưa rõ liệu có diễn ra vụ kiện như vậy không.
Bắc Kinh luôn muốn giải quyết các tranh chấp qua đối thoại song phương.

Báo chí Việt Nam có vẻ thận trọng khi đưa tin về chuyến thăm. Điều này trái ngược với cách đưa tin mạnh mẽ hơn của một số tờ báo Trung Quốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang