Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Trung Quốc trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ tại biển Đông


Các hành động xác lập chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt qua vụ giàn khoan 981, đã làm chocác nước trong khu vực quan ngại, kéo theo đó là nhiều tiếng nói yêu cầu sự hiện diện mạnh mẻ hơn của Mỹ. Tuy vậy, từ năm 2011, khi chính phủ ông Obama công bố chính sách xoay trục (sau đó là tái cân bằng) luôn có những luồng đánh giá khác nhau. Một mặt, có ý kiến cho rằng chính sách này đang đi đúng hướng và tạo ra sự đồng thuận lớn với các nước trong vùng, từ đó tạo điều kiện cho Mỹ tái khẳng định lại vai trò lãnh đạo của mình tại khu vực Thái Bình Dương. Mặt khác cũng có luồng ý kiến khác nghi ngờ xem những gì mà Mỹ thể hiện cho đến thời điểm này chỉ qua lời nói. Hoặccho dù có Mỹ có hành động, nhưng những hành động đó là chưa đủ mạnh để đối phó lại tình hình an ninh và cán cân quyền lực đang thay đổi mạnh mẽ. Ý kiến này càng được nhiều sự ủng hộ hơn khi cùng một lúc khủng hoảng Ukraine xảy ra tại Châu Âu, và việc Nga “dễ dàng” sáp nhập được Crimea làm cho Mỹ rơi vào tình huống “lưỡng đầu thọ địch”.
Khi đối chiếu với tình hình biển Đông đang nóng lên gần đây thì những nghi ngờ đó trở thành những lo ngại cho rằng liệu Việt Nam có thể hợp tácvới Mỹ như một đối trọng với bá quyền của Trung Quốc trên biển. Hai góc nhìn trên theo NCS Trương Minh Huy Vũ (đại học KHXH&NV Tp HCM) đều là một sự thậm xưng hơn thực tế. Sự thậm xưng này bắt nguồn từ hệ quả lâu dài của lối suy nghĩ cạnh tranh chiến lược một mất một còn từ thờichiến tranh Lạnh: (i) coi liên minh với một nước lớn là cơ sở quyền lực duy nhất của một quốc gia; (ii) bỏ quên yếu tố về sự phụ thuộc kinh tế giữa các cường quốc và (iii) từ hai yếu tố trên dẫn đến việc giải quyết vấn đề mang lợi ích chồng chéo thì giải pháp quân sự không phải là tối ưu. Ngược lại nó chỉ là giải pháp răn đe, như một đòn bẩy buộc các quốc gia chấp nhận một cuộc chơi nào đó, mà theo ông Vũ đó là một khu vực biển Đông hòa bình và ổn định được quản lý bằng luật pháp quốc tế.
Ông ví von Mỹ đang theo đuổi chiến lược hai trục tại biển Đông. Chiến lược hai trục đó là gì?
Ông Trương Minh Huy Vũ: Khái niệm chiến lược hai trục xuất phát từ cuộc tranh luận lâu dài trong chính sách đối ngoại của Mỹ, qua đó đi tìm sự cân bằng giữa hai trường phái trong quan hệ quốc tế: chủ nghĩa thể chế quốc tế và chủ nghĩa sức mạnh hiện thực. Trong nhiều thời điểm, giai đoạn khác nhau, có lúc Mỹ ưu tiên đại chiến lược này nhưng có lúc lại ưu tiên đại chiến lược kia. Việc sử dụng song hành hai đại chiến lược thể hiện bản chất lưỡng thểcủa chính sách đối ngoại Mỹ: vừa là quốc gia mạnh nhất trên thế giới, cũng là quốc gia thúc đẩy và xây dựng thế giới được cai trị bằng luật lệ. Và sự đụng độ giữa hai trường phái này đã làm cho chính sách đối ngoại của Mỹ luôn đi dây giữa hai xu hướng vừa muốn giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế bằng luật, nhưng cũng vừa muốn có được những ưu tiên chiến lược dựa trên các cân sức mạnh nghiên về ưu thế của mình.
Trong việc định hình vai trò của mình tại biển Đông, thế “lưỡng nan” của Mỹ tập trung vào suy nghĩ lựa chọn giữa ưu tiên về sức mạnh, hay ưu tiên về luật/thể chế. Ưu tiên luật pháp thì sợ bị xem là con cọp giấy, nhưng nếu “hùng hổ” về sức mạnh thì hoàn cảnh hiện tại (cả dư luận quốc tế, lẫn quốc nội không cổ xúy). Vì thế phải đi tìm điểm cân bằng giữa hai đại chiến lược, mà nếu chuyển tải thành chính sách có thể tạm gọi là giữa thúc đẩy “thể chế hóa” và tạo thế quân sự để “răn đe giới hạn”.
Tại sao trong vấn đề biển Đông, Mỹ phải đi tìm sự cân bằng giữa hai trường phái tiếp cậnnày?
Ông Trương Minh Huy Vũ: Lý do đơn giản và dễ nhận thấy nhất là Mỹ bị song trùng về lợi ích tại biển Đông. Một mặt, Mỹ cảm nhận không có lợi ích trực tiếp về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lẫn lãnh hải, trong khi đó Trung Quốc lại là đối tác lớn về kinh tế, lẫn an ninh-chiến lược. Vì thế trong một thời gian dài, chính phủ Mỹ đều giữ thái độ trung lập về các tranh chấp chủ quyền, tức là không đứng về bên nào trong việc phân định lãnh thổ với nhau. Nhưng mặt khác, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thách thức Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, hai vấn đề lớn nhất làquyền tự do hàng hải, một trong những nguyên tắc đã được chính phủ Mỹ định nghĩa là “lợi ích quốc gia” tại biển Đông. Nếu Trung Quốc có những tác động tiêu cực đến tự do hàng hải của khu vực thì Washington sẽ phản ứng để chống lại.
Bên cạnh đó, sự xét quyết và táo bạo hơn trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinhtạo thành một đe dọa an ninh cho hệ thống đồng minh của Mỹ. Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc và Nhật đụng độ quyết liệt xung quanh quần đảo Senkaku; ở biển Đông, Trung Quốc đụng độ Philippines ở bãi cạn Scarborough và nhiều điểm nóng khác. Nếu xem việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không(ADIZ) tại biển Hoa Đông hoặc đụng độ Philippines ở Scarborough là một phép thử của Bắc Kinh trực tiếp vào hệ thống đồng minh của Mỹ thì việc hai phép thử này thành công sẽ làm lung lay hai mắt xích quan trọng nhất, một ở Đông Bắc Á một ở Đông Nam Á. Chính sự song hành hai mục tiêu cùng lúc làm cho bất kì chính phủ nào của Mỹ rất khó khăn trong việc lựa chọn một chính sách “xuyên xuốt và rõ ràng”. Ý tôi muốn nhấn mạnh ở đây trong cả lời nói lẫn hành động.
Vậy thì trước hai thách thức đó, Mỹ sẽ can thiệp để ngăn chặn sự lấn lước của Trung Quốc tại biển Đông, cụ thể là vụ HD 981?
Ông Trương Minh Huy Vũ: Cần rõ ràng rằng, dầu khí và tạo nên xung đột không phải là mục tiêu tối thượng của giàn khoang HD981. Cái Trung Quốc muốn là hợp thức hóa chủ quyền thực địa và tạo phép thử cho các nổ lực của các nước Đông Nam Á nói chung, và Việt Nam nói riêng tìm kiếm một chính sách đối ngoại cân bằng và độc lập hơn. Trong một thế giằng co trên biển như vậy, kẻ mạnh thì thiếu lý nhưng ưu thế thực địa, ngược lại người chính nghĩa, có lý lại bị thua thiệt về chủ quyền thực tế. Về vụ giàn khoan Trung Quốc đã bị thế giới lên án là bá quyền, các nước ASEAN nghi ngờ chính sách trỗi dậy hòa bình, và tạo thêm nhiều “cơ hội” cho Mỹ và các đồng minh thúc đẩy chính sách “tái cân bằng chiến lược”. Lời nói có biến thành hành động hay không, và tốc độ có đủ nhanh để đối phó với vụ giàn khoan hay không lại là câu hỏi khác.
Trong bối cảnh như vậy, cần có một cái nhìn sát với thực tế. Nhìn lại nhiều thập niên qua, một trong những điều kiện giúp Mỹ giữ được vai trò này là nhờ sự thống trị của hải quân Mỹ trên các vùng biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông. Tuy nhiên, hiện nay cái khó của người Mỹ là Trung Quốc đang tận dụng điểm yếu của Mỹ bằng cách sử dụng yêu sách lãnh thổ, tạo ra tranh chấp lãnh thổ – yếu tố mà xét về nguyên tắc Mỹ phải đứng trung lập giữa các nước.Thế nên, ưu tiên của Mỹ tại biển Đông là nhất quyết bảo vệ tự do hàng hải tại khu vực và trước hết bằng công cụ pháp lý, quá đó có thể có thể xây dựng một trật tự chung cho các nước xung đột mà không mang tiếng “can dự chuyện nội bộ bất hợp pháp”. Trong bối cảnh một quốc gia muốn thúc đẩy trật tự bằng luật thì việc thúc đẩy thông qua UNCLOS phải là một ưu tiên như lời của Tổng Thống Obama trong bài phát biểu mới đây tại lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point: “Nước Mỹ cũng không thể giải quyết vấn đề xung đột ở biển Đông nếu Thượng viện Mỹ không phê chuẩn Công ước về Luật Biển (UNCLOS)”. Đó không những là cơ sở pháp lý, đạo đức như đã trình bày ở trên mà còn là “vũ khí chiến lược” của Mỹ tại biển Đông.
Xét trên mặt thực địa, Mỹ sẽ không có thêm nhiều hành động can thiệpquân sự trực tiếp chừng nào tình hình biển Đông còn chưa leo thang đến mức xung đột vũ trang. Còn nhớ trường hợp đụng chạm tại bãi đá Scarborough với Philippines, một đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á năm 2012. Việc Trung Quốc sử dụng những tàu cá với chiêu bài dân sự đã hạn chế Mỹ tham gia trực tiếp bảo vệ lợi ích cho Philippines. Nếu Bắc Kinh cứ tiếp tục sử dụng chiêu thức tương tự tại bãi cạn Scarborough, Washington sẽ không điểu động hải quânkhi các tàu của Trung Quốc được gắn mác dân sự. Quan trọng hơn, trong cả hai vụ Scarborough (và cả giàn khoan 981) cái Mỹ muốn đứng trên lợi ích của nước họ là một khu vực biển Đông hòa bình và ổn định được quản lý bằng luật pháp quốc tế chứ không ưu tiên hỗ trợ hay ủng hộ nước nào (dù có là đồng minh) bằng các biện pháp quân sự.
Theo phân tích của ông, có vẻ như giàn khoang HD 981 sẽ vẫn nằm đó, và Mỹ sẽ không có một hành động gì khác hơn những gì đã làm đến nay. Vậy Việt Nam có thể tận dụng hai đại chiến lược của Mỹ tại biển Đông như thế nào, thưa ông?
Ông Trương Minh Huy Vũ: Cả hai chiến lược của Mỹ đều nhắm tới một mục tiêu là quản lý các vụ việc bằng luật hay thúc đẩy quá trình này giữa các nước liên quan đến tranh chấp. Nói rõ hơn ngay cả khi Mỹ sử dựng biện pháp “răn đe tối thiểu” thì cũng nhằm mục đích (i) tăng cường khả năng tự vệ cho các nước Đông Nam Á trước sức mạnh trên biển của Trung Quốc và (ii) qua các sức ép về “quân sự” buộc Trung Quốc phải quay trở lại cuộc chơi đàm phán bằng luật và qua con đường thể chế quốc tế. Nếu Việt Nam thúc đẩy việc sử dụng luật quốc tế, chẳng hạn như cùng các nước ASEAN đẩy nhanh đàm phán COC với Trung Quốc hay sử dụng các kênh pháp lý để kiện những hành động hiếu chiến của Bắc Kinh, Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam bởi điều này hoàn toàn tương đồng với lợi ích của Mỹ. Điều này cũng đã được thể hiện qua các phát biểu của lãnh đạo hành pháp Mỹ những ngày vừa qua.
Xét trên phương diện hợp tác quốc phòng, Mỹ có thể hỗ trợ các nước trong khu vực thông qua một hình thức khác, đó là hỗ trợ tuần tra và hợp tác an ninh hàng hải, trao đổi thông tin. Theo đó, các giải pháp quân sự vẫn khả thi theo hướng Mỹ sẽ không đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, nhưng sẽ thông qua hệ thống đồng minh của mình, đặc biệt là hai nước Nhật và Philippines. Mỹ sẽ đứng giữ vai trò “hậu phương” với khái niệm đã từng nêu ra trong cuộc chiến Libya là “lãnh đạo từ phía sau”. Mỹ cũng có thể sẽ triển khai hợp tác quân sự với các nước để ngăn ngừa mối đe dọa về an ninh trên biển. Qúa trình này sẽ được thúc đẩy với tốc độ nhanh hơn trong một tương lai gần. Hợp tác theo dạng này cũng hoàn toàn không đi ngược lại nguyên tác ba không của Việt Nam đồng thời kiềm chế được các bước đi trong tương lai của Trung Quốc mà không trực tiếp làm căng thẳng bằng một chính sác đối đầu.
Ngoài ra, thúc đẩy thành lập liên minh pháp lý gồm Nhật – Việt Nam – Philippines, những quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc hiện nay cũng nên là một giải pháp cần đặt lên bàn cân. Bài bình luận của cựu Ngoại trưởng Nhật trên tờ The New York Times năm 2012 lần đầu tiên nói về khả năng Nhật Bản sẵn sàng cùng Trung Quốc đưa vụ tranh chấp đảo Senkaku ra Tòa án công lý quốc tế. Đây là một điểm nhấn rất quan trọng không phải chỉ thể hiện rằng xu thế “ưu tiên luật pháp” đang được số đông thúc đẩy, mà còn cho thấy “chính sách làm gương” của các cường quốc, đầu tiên là Nhật (một nước có ưu thế thực địa khi đang kiểm soát thực tế tại quần đảo Senkaku).
Như vậy, việc sử dụng luật trong vấn đề biển Đông (qua liên minh pháp lý) và đẩy mạnh hợp tác an ninh biển và hàng hảilà cơ sởtiếp cận khả dĩ cho Việt Nam trong lúc thời điểm này. Đó vừa là cách hạn chế thế yếu, tận dụng thế mạnh của Mỹ khi bị Trung Quốc buộc phải tham gia vào một cuộc chơi mà bản thân mình “lưỡng nan” về lợi ích. Nhưng vì trong thế ép buộc như vậy, tính chính đang của một giải pháp“tiên pháp chế, hậu quân phạt” sẽ được phát huy.Qua đótrước tiên dùng pháp luật, tạo luật chơi chung, tạo sự đồng thuận làm cơ sở cho việc “dụng binh”, nhất là trong trường hợp an ninh Mỹ (và đồng minh) bị vũ trang đối phương đe dọa.
Xin cảm ơn ông!
Ông cho rằng UNCLOS là một “vũ khí chiến lược” của Mỹ tại biển Đông. Nhưng đến nay chính phủ Obama –dù nhiều lần lên tiếng ủng hộ- nhưng vẫn chưa thúc đẩy được Thượng Viện thông qua. Đâu là lý do cho sự trì hoãn?
Ông Trương Minh Huy Vũ: UNCLOS là “vũ khí chiến lược” của Mỹ tại biển Đông, nhưng nó có thể là “rào cản chiến lược” của Mỹ với tư cách một quốc gia giữa vai trò siêu cường toàn cầu. Phạm vi điều chỉnh của UNLOS liên quan đến nhiều lãnh vực, nhiều đối tượng khác nhau, nên xuất hiện nhiều nhóm lợi ích trong lòng nước Mỹ. Các nhóm này ra sức vận động hành lang qua cả hai kênh hành pháp lẫn lập pháp để chống lại Công ước.
Xét chiều dài lịch sử, tất cả các nỗ lực thông qua UNCLOS đến nay đều gặp thất bại bởi sự phản đối của các thành viên đảng Cộng Hòa trong Chính phủ và trong Thượng viện, dẫn đến vấn đề UNCLOS không được đưa ra, hoặc nếu được đưa ra thì lại không đủ 2/3 số phiếu cần thiết.Năm 2012, 34 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đồng loạt ký vào một lá thư phản đối việc phê chuẩn UNLOS được khởi xướng bởi Thượng nghị sĩ Jim DeMint. Lý do chính mà họ đưa ra là quan ngại về chủ quyền quốc gia của Mỹ sẽ bị giới hạn. Với các nhóm khác, hạn chế khả năng quân sự và tình báo của hải quân Mỹ, hạn chế quyền tự do hàng hải hay có thể ảnh hưởng các đặc quyền về kinh tế khác của Mỹ trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng là những nguyên nhân được nêu ra.
Bên cạnh các tiếp cận phủ định tuyệt đối, còn có các đề xuất khác tìm kiếm một giải pháp ưu tiên dùng luật, nhưng không bắt buộc tham gia UNCLOS. Gần đây nhất năm 2013, trong một báo cáo trình bày tại Ủy ban liên ngành về Năng lượng và Khoáng sản thuộc Hạ Viện (Subcommittee on Energy and Mineral Resources), tác giả Steven Groves từ Heritage Foundation lập luận đại ý rằng Mỹ không cần phải tham gia UNCLOS mới có thể quản trị được các vùng biển của mình bằng luật và thể chế quốc tế, mà nên ưu tiên theo đuổi những hiệp ước mang tính song phương chỉ với với các nước có liên quan.
Nói chung, sự vận động UNCLOS của chính trường nước Mỹ từ nhiều năm qua cần được đặc trong bối cảnh “lưỡng nan” của Mỹ trong việc song trùng lợi ích giữa một bên là mong muốn điều chỉnh các nước khác bằng luật và thể chế quốc tế, một bên là không muốn những điều chỉnh đó giới hạn lợi ích và quyền sử dụng sức mạnh của bản thân. Đây là một bài toán khó mà chính quyền Obama khó đưa ra lời giải rốt ráo trong những năm cầm quyền còn lại, xét về tầm quan trọng của UNCLOS so với các hồ sơ đối nội khác như kinh tếhay bất bình đẳng xã hội mà Obama và nội các của ông phải ưu tiên.Nếu có một điểm sáng náo đó, đó có thể là hy vọng về sự tiếp tục quá trình này sau năm 2016 bởi một nữ Tổng thống từ Đảng Dân Chủ?
Duy Linh – Vân Trần (thực hiện)
————-
Bản rút gọn của bài phỏng vấn đã được đăng bởi Vietnamnet
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/06/18/trung-quoc-troi-day-va-chien-luoc-hai-truc-cua-my-tai-bien-dong/#sthash.oM0kggCu.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dương Khiết Trì đe dọa và lôi kéo VN như thế nào ?


(GDVN) - Việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã "lặng lẽ" đến Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 16/6 bình luận, trong lúc quan hệ Trung - Việt đang khủng hoảng sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV) thì việc ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã "lặng lẽ" đến Hà Nội khiến dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.

Sở dĩ tờ báo này gọi chuyến đi Việt Nam của ông Trì là "lặng lẽ" là vì mặc dù hội nghị Ủy ban chỉ đạo hợp tác Việt - Trung là hoạt động thường niên nhưng nó diễn ra trong thời điểm nhạy cảm và cả 2 bên đều không chính thức tuyên bố về sự kiện này, Đa Chiều gọi đó là "động thái hiếm thấy" so với cách làm trước đây.

Dẫn lời giới phân tích tờ báo cho biết, Dương Khiết Trì sang Việt Nam lúc này cho thấy tính chất căng thẳng của cuộc đối thoại, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam vừa phải nỗ lực giải quyết căng thẳng, nhưng đồng thời cũng cần tránh "những phản ứng quá mạnh từ dư luận trong nước".

Lâu nay Bắc Kinh vẫn tuyên truyền (xuyên tạc, bịa đặt) rằng họ có chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông, và (vu cáo) Việt Nam đưa tàu "quấy rối" các hoạt động của giàn khoan 981 khiến người dân Trung Quốc (hiểu lầm, bị lừa) cảm thấy bức xúc. Thậm chí họ được tuyên truyền rằng Việt Nam đang "xâm lược" Trung Quốc?!

Vụ việc một số đối tượng lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 để gây rối với 1 số doanh nghiệp nước ngoài đã bị nhà nước Việt Nam trừng trị nghiêm khắc lại trở thành đề tài để truyền thông Trung Quốc ra sức vu cáo, bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam dẫn đến một số nhận thức méo mó trong suy nghĩ của một bộ phận người dân Trung Quốc thiếu thông tin - PV.

Vẫn với tư tưởng bành trướng nước lớn quen thuộc, Đa Chiều cho rằng Trung Quốc luôn có ưu thế tuyệt đối trong tương quan với Việt Nam kể cả về quân sự hay kinh tế, bởi vậy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây mới kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường mới, tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Đa Chiều bình luận, từ chuyến đi của Dương Khiết Trì có thể thấy Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn vừa gây sức ép, vừa lôi kéo Việt Nam. Giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981, Trung Quốc đã dùng cả trăm tàu, bao gồm cả tàu quân sự và máy bay để uy hiếp Việt Nam, không những thế Bộ Ngoại giao và truyền thông nước này không ngừng bôi nhọ, vu cáo Việt Nam trên trường quốc tế để tạo cuộc chiến dư luận.

Tuy nhiên, do cục diện Hoa Đông lại tiếp tục nóng lên những ngày gần đây sau vụ Trung Quốc điều chiến đấu cơ Su-27 áp sát máy bay quân sự Nhật Bản, chiến hạm Bắc Kinh bật radar ngắm bắn tàu quân sự Nhật Bản. Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì dù không thể giải quyết tận gốc vấn đề, nhưng có thể giảm căng thẳng và rủi ro trên Biển Đông "đề phòng thế lực bên ngoài can dự" và tránh cho Bắc Kinh tình huống "lưỡng đầu thọ địch", tập trung đối phó với Nhật Bản?!

Với những gì diễn ra trong tháng qua và biểu hiện ngoan cố tới cùng, khiêu khích của phía Trung Quốc và phản ứng quyết liệt của Việt Nam kể cả trên thực địa cũng như mặt trận đối ngoại và tuyên truyền, sẽ không có chuyện Việt Nam để ai đó "ép buộc và lôi kéo" như Đa Chiều bình luận.

Lãnh đạo của Việt Nam đã khẳng định rõ ràng, công khai, minh bạch rằng, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông, bao gồm cả biện pháp pháp lý. Việt Nam quyết không đánh đổi độc lập chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó - PV.

Nguồn: Giáo dục vn.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chân dung "con hổ" của Trung Quốc: Dương Khiết Trì


Là một người khôn ngoan, cẩn trọng, Dương Khiết Trì đã giành được nhiều thành tựu trong sự nghiệp chính trị của mình. Sắp tới, vị Ủy viên quốc vụ Trung Quốc này sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam với hi vọng sẽ giải quyết được phần nào căng thẳng tại Biển Đông.
Ông Dương Khiết Trì sinh tháng 5-1950 tại Thượng Hải, từng là bạn học của một số nhân vật có tên tuổi như Vương Quang Á, Chu Văn Trọng, Long Vĩnh Đồ… từ thời phổ thông đến lưu học tại Anh. Hiện ông đang là Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dương Khiết Trì là Bộ trưởng Ngoại giao thứ 10 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2007-2013. Ông là thành viên Hội đồng nhà nước từ năm 2013. Trong vai trò này, ông là một trong những “kiến trúc sư” nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông Dương dành phần lớn cuộc đời sự nghiệp của mình tại Mỹ, nơi ông từng là Đại sứ từ năm 2001-2005.

Trước khi trở thành một nhà ngoại giao tại Mỹ, Dương Khiết Trì khởi đầu sự nghiệp chính trị là Bí thư thứ hai vào năm 1983 sau đó trở thành Đại sứ từ năm 2001-2005 và giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao chịu trách nhiệm về Châu Mỹ-La tinh, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Trong suốt cuộc biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989, ông cùng với Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Vạn Lý đã cùng tới Nam Mỹ.

Trong thời gian làm Đại sứ tại Mỹ, Dương Khiết Trì đã xoa dịu căng thẳng giữa 2 nước sau vụ va chạm trên không giữa máy bay do thám EP-3 của Mỹ và máy bay chiến đấu Trung Quốc tại đảo Hải Nam trên Biển Đông năm 2001.

Vào tháng 4/2007, Dương Khiết Trì thay Lý Triệu Tinh giữa chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tháng 7/2010, tại Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN tại Hà Nội, Dương Khiết Trì đã đáp lại nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về tự do hàng hải tại Biển Đông, gọi đó là “cuộc tấn công nhằm vào Trung Quốc” và nói với Ngoại trưởng Singapore, Affairs George Yeo rằng “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ và đó là thực tế”. Tuy nhiên, ông Dương lại phát biểu trên trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc rằng không cần quốc tế hóa vấn đề này, Trung Quốc muốn giải quyết tất cả tranh chấp một cách song phương.

Năm 2013, Dương Khiết Trì đã gặp tân Đại sứ của Nhật Bản tại Trung Quốc và lãnh đạo đảng New Komeito. Ông cũng tổ chức họp nhóm với các Đại sứ cũng như các nước thành viên EU, gặp gỡ Moo-sung Kim - Đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye để tăng cường quan hệ với Hàn Quốc. Những cam kết mà ông tạo ra trong thời gian làm việc của mình đã đóng góp rất lớn cho hòa bình thế giới.

Tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Quốc hội Nhân dân, tháng 3/2013, Dương Khiết Trì được bầu làm Ủy viên.

Ông được Cựu tổng thống Mỹ, George H.W.Bush gọi là “con hổ họ Dương” bởi ông sinh năm hổ (theo lịch Trung Quốc) và chữ “Trì” trong tên ông có chứa một biến thể của chữ “hổ”.

Giới bình luận coi ông Dương Khiết Trì là một nhà ngoại giao khôn ngoan, cẩn trọng, tận tuỵ nhưng có đầu óc thực tế và trách nhiệm cao trong công việc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

CŨNG NGẦN ẤY THÔI

linhphuong

Bàn chân dẫm phải
gai đời
Buốt đau hết kiếp
con người trầm luân
Mai tôi
nằm dưới mộ phần
Thì thôi em nhé !
Cũng ngần ấy thôi
Lời thề
nửa thực-nửa hư
Rơi trên vạt áo
Tố Như năm nào
Nghìn xưa
cho đến nghìn sau
Dòng sông bạc mệnh
hai đầu
tôi-em
Câu Kiều
lúc nhớ-lúc quên
Tài hoa một thuở
tình thiên thu buồn
Thì thôi em nhé !
Đa mang
Chữ duyên
chữ nợ .
Cũng ngần ấy thôi
LINH PHƯƠNG
Phần nhận xét hiển thị trên trang

‘Nhìn tàu TQ, tôi thấy nhói trong tim’

Tác giả: Nguyễn Thị Bình- Nguyên Phó Chủ tịch nước

KDLá thư của một người từng là quan chức cao cấp của Nhà nước, nhưng đằng sau lá thư viết rất hay này, vẫn là con tim một người đàn bà, chân thành, nhân ái, và có cả sự đa cảm. Đọc mà mình cũng cay mắt. Vì mình từng làm việc trực tiếp với bà, kể cả khi bà nghỉ hưu, nên rất thấu hiểu và luôn trân trọng tấm lòng của bà.
—-
 Nhìn các tàu TQ đông đảo, to lớn lao vào các tàu chấp pháp của VN nhỏ hơn để tấn công gây thương tích, tôi thấy nhói trong tim. Cái gì sẽ diễn ra tiếp? – nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình vừa biên thư gửi bạn bè của bà trên khắp thế giới để nói về việc TQ xâm phạm chủ quyền VN.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bức thư này:
Các bạn thân mến,


Nhiều bạn hỏi tôi: Cái gì đang xảy ra ở VN? Nhân dân VN đã chiến đấu bao nhiêu năm, chịu bao nhiêu hy sinh gian khổ, chẳng nhẽ phải tiếp tục đấu tranh? Tại sao TQ có thể xâm phạm chủ quyền của VN?
Chính trước đây TQ đã tích cực ủng hộ VN chống sự xâm lược của Mỹ? TQ là nước “xã hội chủ nghĩa” do một Đảng Cộng sản lãnh đạo, có lẽ nào như vậy? Đó cũng chính là những câu hỏi mà tôi và nhân dân VN tự hỏi.

TQ, Nguyễn Thị Bình, giàn khoan, chủ quyền, Hoàng Sa
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (giữa). Ảnh: Tia Sáng
Các bạn đã từng ủng hộ chúng tôi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, 30 năm ròng rã. Chắc các bạn hiểu cái giá to lớn mà nhân dân chúng tôi phải trả để có hòa bình độc lập và thống nhất đất nước. Hơn ba triệu người đã hy sinh, một đất nước tan nát và hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề, đặc biệt với hàng trăm nghìn nạn nhân chất độc da cam mà không cách nào chạy chữa.
Năm 1974, khi còn chiến tranh, TQ đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN. Sau chiến tranh, Mỹ cấm vận VN 20 năm. Chiến tranh với Mỹ vừa chấm dứt, sau nhiều năm gây hấn ở biên giới phía Bắc, TQ đã kéo hơn 20 vạn quân sang để “dạy cho VN một bài học”. Không biết đó là bài học gì? Mà sao cắt nghĩa được khi một nước “xã hội chủ nghĩa” lớn lại đánh một nước “xã hội chủ nghĩa” nhỏ, vừa ra khỏi chiến tranh? Vậy mà đó là sự thật! Năm 1988, TQ lại đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN.
Ngày nay, nhân dân VN đang cố gắng xây dựng lại đất nước, từng bước phát triển, gặp vô vàn khó khăn và thử thách. Và tuy hết sức nỗ lực, VN còn rất nghèo, nên VN làm hết sức mình để tạo môi trường hòa bình, ổn định, sẵn sàng hợp tác với các nước để phát triển.
Ngay với Mỹ, nước đã gây ra cho chúng tôi bao nhiêu đau khổ, VN chủ trương nhìn về tương lai, gác lại quá khứ. Đối với TQ, nước láng giềng lớn, mặc dầu có những thăng trầm trong lịch sử hai nước và giữa VN và TQ còn những tranh chấp cần được giải quyết, song chúng tôi nghĩ nhiều về việc hai dân tộc đã sát cánh với nhau trong đấu tranh giải phóng, nên VN luôn luôn mong có quan hệ tốt với TQ, chủ trương mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trên thực tế chúng tôi đã xử sự như thế, khiêm nhường và kiềm chế.
Cái gì sẽ diễn ra tiếp?
Nhưng như các bạn đã biết, ngày 2/5 vừa qua, TQ đã cho đặt một giàn khoan khổng lồ để khai thác dầu khí vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN với sự hỗ trợ của trên 100 tàu, trong đó có tàu quân sự và máy bay.
Đây là hành động hết sức nghiêm trọng, xâm phạm chủ quyền của VN, vi phạm Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. Về phía VN, một mặt chúng tôi đã dùng con đường ngoại giao và các kênh quan hệ khác, đồng thời cử một số tàu chấp pháp ra yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền của VN, rút giàn khoan đi. Đến nay, TQ không những không đáp lại thiện chí của VN, mà càng hành động hung hãn.
Nhìn thấy hình ảnh các tàu TQ đông đảo, to lớn lao vào các tàu chấp pháp của VN nhỏ hơn để tấn công gây thương tích, tôi thấy nhói trong tim. Cái gì sẽ diễn ra tiếp?
Dư luận thế giới rất lo ngại hành động của TQ ảnh hưởng đến cả an toàn và tự do hàng hải quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh của cả khu vực. Phía TQ lại đổ lỗi việc đang xảy ra là do VN khiêu khích. Ai có thể tin một nước VN dân số bằng 1/15 của TQ, thu nhập GDP nhỏ hơn TQ 50 – 60 lần, đang cố gắng vượt qua tình trạng một nước nghèo, chậm phát triển lại có thể khiêu khích TQ?
Những nhà lãnh đạo TQ nói chính sách của TQ là “trỗi dậy hòa bình”, rằng trong dòng máu TQ không có“gien xâm lược, gien xưng bá”. Vậy TQ giải thích thế nào với tuyên bố chủ quyền trong “đường lưỡi bò 9 đoạn” nhằm độc chiếm cả biển Đông, bất chấp cả luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước luật biển 1982 của Liên hiệp quốc, bất chấp sự phản đối của cả thế giới?
Độc lập, tự do, chủ quyền là điều thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Nhân dân VN đấu tranh đến cùng để bảo vệ những mục tiêu đó. Đồng thời, nhân dân chúng tôi rất cần hòa bình và hữu nghị để phát triển, để người dân VN, phụ nữ và trẻ em có cuộc sống khá hơn.
Chúng tôi tha thiết có hòa bình, một nền hòa bình công bằng, chân chính, lâu bền cho VN và tất cả các dân tộc trong khu vực và thế giới. Chúng tôi tha thiết có tình hữu nghị với TQ và với các nước khác, nhưng phải là một tình hữu nghị chân thành đích thực, biết tôn trọng lẫn nhau. Tôi tin rằng ở cương vị các bạn, các bạn cũng sẽ nghĩ như vậy.
Vì vậy, chúng tôi mong muốn các bạn ủng hộ chúng tôi như trước đây đã ủng hộ. Trước mắt, yêu cầu TQ rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa của VN, tôn trọng chủ quyền của VN theo đúng luật pháp quốc tế.
Chúng tôi tin nếu chúng ta đoàn kết, hành động mạnh mẽ, công lý và luật pháp sẽ được thực hiện.
Thân ái gửi lời chào đến các bạn và cảm ơn những gì các bạn đã làm cho VN và sẽ làm cho VN.
 Cảm ơn blog Văn Chóe đã chia sẻ bài này
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những vụ án kì lạ ở miền Tây

Có rất nhiều phiên tòa được mở ra để xử những vụ án (cả hình sự lẫn dân sự) tưởng như chỉ trong tiểu thuyết hoặc ở câu chuyện phiếm. Những vụ án đó xuất phát từ con vịt, con chim, cái gốc cây, thậm chí còn từ chuyện khó tin là thẩm phán xử ông chánh án vốn là sếp trực tiếp của mình.

Kì 1:

 Một con chim, sáu tháng tù

     Từ khi bị bắt để điều tra cho đến khi vào trại giam thụ án 6 tháng tù, Ngô Thanh V. và Nguyễn Thanh S. (cùng 24 tuổi, ngụ tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đều làm cho các giám thị “mắt tròn mắt dẹt”. Chẳng ai tin nổi hai tay này đi tù với cái tội kỳ quặc như vậy: trộm chim!

     Cũng vì vậy mà suốt thời gian thụ án, V. được các giám thị đặt cho cái tên mới là “Chim”. Đến khi V. ra tù, những phạm nhân cùng phân trại cũng chẳng ai nhớ tên thật của “thằng Chim” là gì. Còn S. bị bệnh suyễn nặng nên được gọi là “thằng Lao”.

     Trộm chim về nuôi

     Nỗi ám ảnh về một bản án quá nặng khiến V. vẫn còn hằn học, bức xúc dù đã ra tù được mấy tháng rồi. Nguyễn Thanh S. là đồng phạm với V. khi nghe tôi nhắc chuyện đó đã to tiếng chửi đổng một tràng.

     V. nhớ như in cái ngày định mệnh của mình. Trưa 3-8-2012, V. rủ S. cùng nhau đi mua gà tre về bán kiếm lời vì S. am hiểu loại gà này. Cả hai chở nhau trên xe gắn máy đi từ xã Hòa Hưng đến xã An Hữu thuộc huyện Cái Bè để tìm mua gà. Đến trước nhà ông Nguyễn Văn Khoa ở ấp 2, xã An Hữu thì cả hai nhìn thấy có treo một số lồng chim. V. nói với S.:” Nếu nhà mình cũng có mấy cái lồng chim như vậy nuôi chắc là đã lắm.” S. cũng đồng tình và thống nhất nếu không có ai trông coi thì chạy vào nhà bắt vài ba con về nuôi. Nói xong, V. đi vào nhà mở bốn cái lồng chim bắt được bốn con chim rồi bỏ vào túi quần, đi ra đường.

     Không may cho V. là lúc đang lui cui giấu mấy con chim thì bà Trần Thị Kim Lài (vợ ông Khoa) từ vườn đi vào phát hiện. Bà Lài truy hô:” Trộm. Bớ người ta có mấy thằng ăn trộm chim”. V. và S. lên xe gắn máy bỏ chạy. Vợ chồng ông Khoa báo công an và các chốt xe ôm phòng chống tội phạm miêu tả nhận dạng để hỗ trợ bắt hai thằng ăn trộm chim. Mặc dù đã chặn xe của V. và S., nhưng không ai dám bắt vì sợ… bắt nhầm. Nhờ vậy mà cả hai chạy thoát được về nhà của S. Thế nhưng khi đến nhà V. long ngóng làm sẩy một con bay mất. S. bỏ ba con chim còn lại vô bao rồi nhờ anh ruột mình đem trả lại cho ông Khoa. Khi bị công an mời làm việc, cả hai đều thừa nhận thích nuôi chim và có bắt trộm bốn con chim của ông Khoa. Do bị mất một con nên chấp nhận bồi thường.

     Không hiểu vì sao ở tù

     Cả V. và S. đều nói rằng chưa bao giờ nuôi chim nên không biết các loài chim cũng như giá trị của chúng như thế nào. Còn ông Khoa thì trình báo công an là bốn con chim bị bắt trộm toàn chim quý gồm: hai con chích chòe than và hai con chích chòe lửa. Ông Khoa còn xuất trình cho công an xem một số giấy chứng nhận đoạt giải thưởng các cuộc thi chim mấy năm trước và khẳng định đó là chứng nhận của số chim bị V. và S. bắt trộm (!).

     Hội đồng định giá tài sản huyện Cái Bè xác định tổng giá trị bốn con chim này là 15 triệu đồng. Riêng con chim bị bay mất được ông Khoa xác định là chích chòe lửa, có giá trị 5 triệu đồng. Do tổng giá trị tài sản của vụ trộm khá cao nên ngày 10-1-2013 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Cái Bè khởi tố, bắt tạm giam V. và S. về hành vi trộm cắp tài sản.

     V. kể tiếp: “Tui không hề biết mấy con chim đó là chích chòe, nó nhỏ xíu hà. Tui cũng không tin mấy con chim đó đoạt giải thưởng này nọ vì không ai gắn ký hiệu gì vào con chim để xác định điều đó. Còn con chim bay mất thì càng không có cơ sở xác định là chích chòe lửa mà có thể là vòng vọc, se sẻ, chìa vôi… Mặc dù vậy khi ông Khoa yêu cầu bồi thường 5 triệu đồng, tui và thằng S. phải đi vay nóng mỗi thằng 2,5 triệu đồng đem xuống công an nộp đúng hạn”.

     Sau khi nộp tiền bồi thường xong, V. phải đi xin làm thợ hồ suốt ba tháng  trời dành dụm tiền trả nơ vay vì được tại ngoại. Mẹ V. cho biết trong thời gian chưa ra tòa, gia đình của V. và S. nhiều lần đến nhà ông Khoa xin lỗi, năn nỉ ông bãi nại không không đề nghị truy cứu, rồi sau đó xin ông nói một tiếng để giảm nhẹ hình phạt. Ông Khoa đã nhận tiền bồi thường và cũng đã hứa hẹn đủ thứ nên hai gia đình yên tâm là V. và S. có thể được tuyên án “treo” vì tội trộm chim không có gì nghiêm trọng.

     Gần một năm sau, ngày 31-7-2013, TAND huyện Cái Bè triệu tập V. và S. để xét xử vụ án trộm chim. Khi đến tòa, V. và S. cứ nhìn ra cửa, nhìn xung quanh để tìm ông Khoa vì hi vọng ông sẽ nói với tòa những gì đã hứa, hi vọng sẽ không bị kết án tù. Thế nhưng đến giờ xét xử mà ông Khoa vẫn không thấy đâu.

     Trước vành móng ngựa, V. và S. đều xin được giảm nhẹ hình phạt vì chỉ nghĩ trộm chim để nuôi cho vui nhà vui cửa chứ không rành về giá trị con chim, cũng không phải bắt trộm để bán lấy tiền tiêu xài. Dù không biết con chim bị sẩy có giá trị thế nào nhưng hai người cũng cố gắng lo tiền bồi thường đầy đủ cho ông Khoa. V. có con nhỏ mới hon 1 tuổi; còn S. bị bệnh suyễn, vợ đang mang bầu sắp sinh nên cả hai xin được nhận án treo để gần gũi chăm sóc vợ con. Thế nhưng TAND huyện Cái Bè vẫn tuyên phạt cả hai cùng mức án 6 tháng tù giam, dù bản án có nêu rõ việc đã bồi thường và gia cảnh khó khăn của hai người. Bức xúc vì bị kết án nặng, V. và S. kháng cáo. Tuy nhiên TAND tỉnh Tiền Giang khi xử phúc thẩm vẫn tuyên y án. Mấy hôm sau V. và S. ôm túi đồ đi chấp hành án, vợ của họ khóc như mưa. Những người hàng xóm hay tin đều giật mình thảng thốt:” Bộ bắt trộm con chim cũng ở tù nữa hả?”.

     Trong thời gian thụ án, vợ của V. ở nhà cất cái chòi lá bán tạp hóa kiếm thêm đồng lời thăm nuôi chồng. Còn hoàn cảnh của gia đình S. khó khăn hơn nhiều. Vợ S. sắp sinh con. Cha mẹ S. bán nước đóng chai, bán nem dạo ở gần cầu Mỹ Thuận kiếm sống. Vậy mà phải chắt mót từng đồng để mua thuốc trị bệnh suyễn gửi vào trại giam cho S. Khi S. chấp hành án xong về nhà thì con đã sinh được ba tháng. S. buồn bã:” Một phút sai lầm lấy đi của tui quá nhiều. Tui không được nhìn mặt con khi nó mới chào đời như những người cha khác; không được ẵm bồng, chăm sóc con mỗi ngày. Trong trại tui thường mất ngủ vì cố hình dung con mình mặt mũi thế nào, sức khỏe cha mẹ và vợ ra sao. Nhưng cũng chỉ là tưởng tượng thôi”.

     V. kể rằng các giám thị trại giam cứ gặp anh là cười cười. Họ bảo chưa thấy phạm nhân nào ở tù vì trộm chim cả. “Mấy anh giám thị nói nếu trộm heo, bò, gà, vịt… thì còn tính ký, căn cứ vào giá thị trường quy ra tiền để xác định thiệt hại mà xử lý. Còn một con chim nhỏ xíu, lại không biết tên nó là gì, không biết bao nhiêu tháng tuổi, không biết giá thị trường thế nào, không biết con bay mất là chim gì… mà bị bắt ở tù là chuyện lạ nhất thế giới. Nhưng tòa đã tuyên rồi, phải chấp nhận thôi. Giờ thấy chim bay trước mặt là tui phát sợ…”- V. thở dài.

Vân Trường


Phần nhận xét hiển thị trên trang