Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Chiến tranh không phải trò đùa

Nguyễn Văn Thọ
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ

Năm 16 tuổi, tôi tình nguyện đi bộ đội khi  bom Mỹ ném quanh Hà Nội và cuộc chiến trực tiếp cầm súng đã làm tôi hết cả tuổi xanh.
Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp. Những đồng ngũ hy sinh trên tay tôi nhiều lắm, thương đau cũng nhiều, nước mắt cũng lắm. Nhưng không hãi hùng và đau đớn bằng cảnh hàng trăm người nông dân, rất nhiều thiếu nữ và trẻ em đã chết không toàn thây khi bom Mỹ ném vào một làng ở Văn Giang năm 1967. Khắp làng nghi ngút hương khói, y như một nghĩa trang khổng lồ, ba bốn đêm liền vẳng ra trận địa tiếng la khóc ai oán rùng rợn. Cũng những tiếng khóc y hệt thế, tôi lại nghe vào một đêm ở căn cứ Đồng Dù, khi người dân Sài Gòn ra bới xác tìm con cái họ sau trận chiến thảm khốc...
Năm đánh từ Tây Nguyên xuống Cheo Reo, đạn pháo hai bên chả kiêng ai, hàng trăm người dân và binh sĩ hai bên chết la liệt đầy trên mặt đường. Tiếng dạ dầy nổ bôm bốp dưới gầm xe pháo, nhiều bánh xe dính đầy máu. Khi đi qua một khúc cua, tôi thấy rõ xác một phụ nữ rất trẻ, thanh  tú, hai tay ôm chặt đứa con đã chết, cổ chị ta còn đeo lủng lặng một dây chuyền và mớ tóc dài đen mượt xòa đổ ra trên mặt đất, hai hốc mắt đen ngòm đầy ruồi bọ... Và những hình ảnh tương tự như thế cứ ám ảnh tôi suốt hơn hai mươi năm, để ra tận xứ người, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và viết thiên truyện ngắnTiếng Khóc.

Tôi thường nhớ tới những cơn ác mộng trong chiến tranh nhiều hơn là sự vinh quang của kẻ thắng trận và đủ kinh nghiệm để hiểu ra rằng: Ở góc độ Con Người, chiến tranh là điều khủng khiếp và tàn nhẫn. Khi ra thế giới, tôi lại nhận thêm ra rằng, người ta sinh ra để mưu cầu hạnh phúc cá nhân hay cộng đồng, chứ không phải cầm súng và làm một cuộc chiến nhiều máu, các dân tộc cần được sống để thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.

Từ tháng 5, nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nghiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam. Những hành vi ngang ngược muốn biến biển của chúng ta như ao nhà của họ làm ai ai là con dân nước Nam trong cũng như ngoài nước đều căm giận; kể cả nhiều người dân tộc khác trên thế giới khi nhận ra thực chất đó không phải là sự tranh chấp, mà hành vi xâm lược phi nghĩa của nhà nước Trung Quốc.
Làm sao cho đất nước yên ổn hòa bình lâu dài mà lại dứt khoát “không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì” thực là một vấn đề lớn, rất khó khăn đòi hỏi ở Chính phủ và toàn dân ta nhiều nỗ lực lớn lao, đầy thử thách, buộc phải tỉnh táo thông minh để vượt qua.
Chiến tranh không phải là sự giải tỏa bức xúc vội vã, thiếu sự sâu sắc chín chắn để hành động, chưa làm hết sức, hết cách để tránh đi cái đau thương mất mát của hàng triệu sinh mạng. Thế giới hôm nay khác xưa nhiều. Chiến tranh không phải muốn là được, dù Trung Quốc đang khiêu khích và chăng bẫy hàng ngày, bởi vẫn có một thế giới của những người  yêu chuộng hòa bình, nhân nghĩa. Chính vì thế tôi tán thành chủ trương của Chính phủ ta, kiên trì tố cáo hành vi ngang ngược của nhà nước Trung Quốc trên trường quốc tế để tranh thủ dư luận tiến bộ trên toàn thế. Cũng như thế, chúng ta kiên trì hòa bình dùng ngoại giao để các nước có chung quyền lợi trên biển Đông hợp sức với chúng ta ngăn chặn hành vi ngang ngược của Trung Quốc độc chiếm biển Đông, thậm chí phải đưa ra tòa án quốc tế.
Nhà nước và đại bộ phận con dân Việt Nam đang kiên trì điều đó. Đặc biệt các chiến sĩ của ta trên biển vô cùng kỷ luật đã kiên nhẫn từng giây phút không mắc mưu kẻ thù dầu rằng việc bảo vệ ôn hòa trên biển có thể trả giá bằng sinh mạng của họ.

Trong những ngày căng thẳng ở biển Đông, tôi trầm lặng quan sátngắm bất kỳ đâu, bất cứ ai, từ những đứa trẻ ngày ngày cắp sách tới trường tới phiên chợ cóc sớm sớm tinh mơ; từ cảnh các em sinh viên trên giảng trường hay dòng người kẻ chợ đang sinh hoạt bình thường ở Hà Nội để lòng luôn tự hỏi, quang cảnh yên bình kia nếu có chiến tranh mọi người sẽ sống ra sao? Con tôi sẽ ra sao, cháu tôi sẽ ra sao, hàng triệu người lam lũ sẽ ra sao? Chứ không nghĩ giản đơn: Ức quá, choảng thôi... Đấy là cái tức của người âu bồng bột, chưa hiểu biết thật sâu sắc nỗi buồn chiến tranh và hai từ thiêng liêng "dân tộc" và đất nước.

Tôi cũng từng gặp gỡ và tâm sự với nhiều cựu chiến binh, họ cũng như tôi, không kể những người già quá ốm đâu, chúng tôi chung ý nghĩ, chúng ta kiên trì hòa bình nhưng nếu Trung Quốc tấn công vào đất nước, chúng tôi sẽ lên đường. Riêng tôi sẽ rời bỏ châu Âu trở về, mang sức tàn này góp thêm một hạt bụi trong cơn bão cuồng bộ của nhân dân để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng chúng tôi đều cầu nguyện đất nước Việt Nam vượt qua được  giai đoạn khó khăn này, hòa bình cho dân tộc, cho con cháu. Vì hơn ai hết chúng tôi, những người lính nơi mặt trận đều hiểu rằng, chiến tranh không phải trò đùa và máu của con người không phải nước lã.
Nguyễn Văn Thọ

























































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đào đắp ở Trường Sa là phá vỡ cam kết duy trì nguyên trạng


Trước các báo cáo cho rằng  Trung Quốc đang thay đổi cấu tạo của các bãi đá ở Trường Sa, trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho rằng hành động đó sẽ là đi quá xa cam kết duy trì nguyên trạng mà các bên đã nhất trí từ năm 2002.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel. Ảnh: AP.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel. Ảnh: AP.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel nhận định như trên trong cuộc họp báo qua điện thoại hôm 10/6 từ Yangon, Myanmar. Dưới đây là những câu hỏi từ báo chí Việt Nam và quốc tế dành cho ông Russel trong cuộc họp này.
- Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo sự gây hấn ở các nơi, như tại Biển Đông, có thể khiến Mỹ phải có hành động quân sự, vậy mức căng thẳng giới hạn nào sẽ khiến Mỹ can thiệp hoặc gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông? 
Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại West Point tập trung vào vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ và những câu hỏi trong việc sử dụng quân lực. Đó là bài phát biểu khái quát, đưa ra hàng loạt nguyên tắc và một cấu trúc nhưng không chỉ rõ kịch bản, tình hình cụ thể, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Malaysia và Philippines, hai điểm dừng chân trong chuyến thăm châu Á hồi tháng 4, ông Obama đã nói rất trực tiếp về vấn đề Biển Đông. Các bài phát biểu của Tổng thống Obama, Ngoại trưởng John Kerry và mới đây là Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri- la, nhấn mạnh vào hai yếu tố chính.
Thứ nhất, Mỹ là một cường quốc ở Thái Bình Dương. Các đồng minh an ninh của Mỹ cùng sự hiện diện của quân đội Mỹ trong nhiều thập niên qua đã duy trì hòa bình trong khu vực, tạo các điều kiện cho phép tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và chính trị. Trung Quốc, Việt Nam, các quốc gia còn lại trong khu vực trong những năm qua được hưởng lợi từ sự hiện diện quân sự của Mỹ và hệ thống các khối liên minh. Tôi tin họ sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong tương lai bởi những cam kết và mục đích của Mỹ không phải để kích động chiến tranh. Đó là để ngăn chiến tranh.
Thứ hai, Mỹ muốn nói rằng trong thế kỷ 21, tại khu vực năng động và quan trọng về kinh tế ở châu Á, không có lý do nào mà tranh chấp lại không thể giải quyết một cách hòa bình. Đó là sự tập trung vào giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, phù hợp với luât pháp quốc tế, hình thành khuôn khổ các cuộc thảo luận mà ASEAN và các nước khác đã tiến hành trong thời gian vừa qua.
- Ông bình luận gì về lo ngại Trung Quốc có thể di chuyển giàn khoan về phía nam, tới quần đảo Trường Sa, hoặc sớm thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông?
- ADIZ ở quần đảo Trường Sa hoặc Biển Đông vẫn là một giả thiết. Điều này chưa xảy ra và nó không nên xảy ra. Tôi rất hy vọng rằng nó không xảy ra. Thông thường, vào thời điểm mà căng thẳng trong khu vực đang ở mức cao, các bên liên quan nên, và phải, kiềm chế. Tôi nghĩ rằng sự kiềm chế và thận trọng nên là những yếu tố chi phối hành vi của tất cả các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là những bên có tranh chấp ở Biển Đông.
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tải lên website một tài liệu với tiêu đề "Hoạt động của giàn khoan HYSY981 - - Sự khiêu khích và căng thẳng trong khu vực". Tài liệu này có giúp ích cho ngài hiểu thêm về bối cảnh khu vực không? 
- Tôi đã thấy tài liệu đó và đọc nó với sự quan tâm. Quan điểm của Mỹ là chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc hay Việt Nam trong những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Chúng tôi không đánh giá tuyên bố của Trung Quốc mạnh hơn hay của Việt Nam mạnh hơn.
Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ là không thể tranh cãi. Rõ ràng, Việt Nam không chấp nhận những tuyên bố của Trung Quốc và Trung Quốc cũng vậy. Việt Nam đã duy trì các tuyên bố chủ quyền trong một thời gian dài. Hơn nữa, Việt Nam cũng khai thác dầu khí ở khu vực này, nơi Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế, tính từ đường cơ sở của họ.
Có một sự đồng thuận rằng các quốc gia nên phối hợp hành động trong khu vực nhạy cảm để giải quyết những khác biệt. Tôi nhấn mạnh trong các cuộc họp chung cũng như song phương với Việt Nam và Trung Quốc rằng, quan điểm của Mỹ là cả hai bên cần giảm căng thẳng. Hai bên cần kiềm chế, đồng thời đảm bảo hành vi và hoạt động các tàu là an toàn.
Khuyến nghị của tôi là Trung Quốc nên rút giàn khoan ra khỏi Biển Đông, cả Trung Quốc và Việt Nam nên rút tất cả tàu về. Không phải vì Mỹ có quan điểm ai đúng ai sai trước các yêu sách của mình, mà vì cách làm đó sẽ tạo không gian cho tiến trình ngoại giao, giải quyết căng thẳng
- Mỹ quan ngại như thế nào về sự leo thang gần đây của Trung Quốc trong việc khai hoang ở khu vực quần đảo Trường Sa? Mỹ đánh giá hành động của Trung Quốc nhằm thực hiện quyền kiểm soát với khu vực tuyên bố chủ quyên này ở mức nào? 
- Đã có nhiều bài viết phản ảnh về các hoạt động ở Biển Đông như cải tạo đất đai, xây dựng tiền đồn quân sự. Điều này đi quá xa so với quy định duy trì nguyên trạng, đặc biệt là hiện trạng, mà Trung Quốc cùng với 10 nước ASEAN cam kết trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. DOC còn quy định các bên cần kiềm chế, không chiếm đóng những thực thể không có người ở, nói cách khác là cam kết duy trì mọi thứ y nguyên.
Chắc chắn những hành động trên trên không phù hợp với mục đích tạo thuận lợi cho việc đàm phán, nhanh chóng tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Đó là cam kết mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, ASEAN và Trung Quốc đã thực hiện và tái khẳng định.
Biển Đông và các tuyến hàng hải nơi đây có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Biển Đông là nơi có nguồn thủy sản, trữ lượng dầu mỏ và các loại khoáng sản phong phú. Thế giới cần sự tự do trên các tuyến hàng hải này. Thế giới cần các nguồn tài nguyên trong khu vực được quản lý một cách có trách nhiệm và bền vững.
Mỹ không phải là một bên tranh chấp và không hưởng lợi từ biện pháp giải quyết cuối cùng trong tranh chấp lãnh thổ. Những lời khuyên chân thành mà Mỹ gửi tới các quốc gia liên quan là họ nên thể hiện sự kiềm chế và tìm cách hợp tác, giải pháp ngoại giao để dung hòa bất đồng hoặc gạt bỏ chúng.
Ngoại giao là một sự lựa chọn. Sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế là lựa chọn khác. Tuy nhiên, với mỗi lời khuyên đi kèm, chúng tôi đều đưa ra một cảnh báo. Ép buộc hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ là không thể chấp nhận được. Mỹ từng thẳng thắn lên tiếng chỉ trích và lên án những hành động thuộc thể loại đó.
- Làm thế nào các thể chế chung trong khu vực có thể chuyển thông điệp về chủ quyền, ổn định và nếu có thể, có ảnh hưởng tốt hơn đến quan niệm hàng hải của Trung Quốc thông qua việc tạo bầu không khí tích cực? 
- Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cùng các Hội nghị Quan chức cấp cao (SOM) vừa được tổ chức trong những ngày vừa qua. Trung Quốc, 10 quốc gia ASEAN, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Mỹ, Hàn Quốc có thể cùng ngồi lại và thảo luận mang tính xây dựng, thẳng thắn và trực tiếp. Chúng ta có thể lắng nghe ý kiến từ những quốc gia chủ đạo, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, cùng các nước khác đánh dấu một cột mốc trong tiến trình ngoại giao. Chúng ta đều hy vọng cột mốc này sẽ mang lại một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp và hơn nữa là đảm bảo các hành động có trách nhiệm trong khu vực.
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines cũng như các quốc gia có liên quan không chỉ có cơ hội để đưa ra lập luận mà còn được nghe ý kiến từ nước khác. Tôi không phải người ngây thơ hay lãng mạn. Tôi không tin rằng chỉ cần nghe và lập luận phản bác có thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, điều này là quan trọng đối với chính phủ các nước, giúp họ thu thập đủ thông tin để đánh giá ảnh hưởng từ một quyết định đến quốc gia láng giềng và danh tiếng của họ trên thế giới.
Tôi biết rằng phái đoàn Trung Quốc đã ghi nhận những mối quan ngại đang lan rộng về việc nước này triển khai giàn khoan dầu một cách đột ngột, đơn phương và khiêu khích. Tôi biết họ ghi nhận được sự lo ngại về tiền lệ cư xử trong đó các nước nhỏ hơn bị đe dọa và thách thức. Tôi hy vọng và tin rằng họ cũng ghi nhận những gợi ý mang tính xây dựng do Mỹ cũng như các phái đoàn khác đưa ra trên tinh thần thỏa hiệp chứ không phải lên án.
Đó là một ví dụ cho thấy các diễn đàn quốc tế đang đóng góp vào việc tăng cường liên lạc và thúc đẩy hiểu biết. Vấn đề còn lại là xem xét hiệu quả của những diễn đàn này. Chúng tôi tin rằng khu vực này có thể làm nhiều hơn trong việc phát triển các thể chế có khả năng thiết lập các quy tắc và đảm bảo được các nước tuân theo.
Như Tâm (lược dịch)






































































































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những Thị Trấn ‘Ma’ Tân Lập Ở Trung Quốc


Trang blog China Real Time của Wall Street Journal đăng bức hình trên của Reuters ngày 16 tháng 5 vừa rồi cùng với bài “China’s ghost cities are about to get spookier” (Những thành phố ma của Trung Quốc sắp trở thành quái đản hơn): Một người đàn ông bước gần bóng phản chiếu của hai tòa nhà chung cư mới xây và còn trống tại một công viên ở Shenyang thuộc tỉnh Liaoning ở đông bắc Trung Quốc. Bức hình như một tiên đoán về cái bong bóng địa ốc đang có những chỉ dấu có thể bị bục.

Thị trấn ma (ghost town) là một cái thành phố, có khi là một cái làng, bị bỏ phế sau một thời phồn thịnh, vì kinh tế suy thoái và dân chúng bỏ đi, hoặc vì một thiên tai như lụt lội, nạn động đất hay núi lửa, hoặc do nhân tai như chiến tranh hay tai nạn do sản phẩm của con người gây ra như lò nguyên tử nổ, chẳng hạn. Điển hình do thiên tai là thành phố Pompeii ở miền nam nước Ý bị núi lửa Visuvius chôn vùi vào năm 79, được khám phá vào năm 1748, và nay là một nơi lôi cuốn du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Do nhân tai thì một trong những thành phố ma nổi tiếng nhất là thành phố Pripyat ở Ukraine đã trở thành một thị trấn ma sau khi lò nguyên tử Chernobyl phát nổ vào năm 1986. Cho tới nay ít ai dám lai vãng tới nơi này vì phóng xạ mặc dù chính quyền địa phương đang có những nỗ lực khai thác ngành du lịch tại đây. Mới mẻ nhất của loại thành phố ma do cả thiên tai (động đất và sóng thần) và nhân tai (lò nguyên tử bị tàn phá) gây ra phải kể tới thị trấn Fukushima của Nhật Bản.
Tuy nhiên, có những thành phố chưa hề có một thời phồn thịnh với đông đảo dân cư sinh sống song vẫn được gọi là thành phố ma (nhưng) tân lập. Lần đầu tiên tôi biết tới danh từ thành phố ma tân lập, “newly-built ghost town,” là khi đọc một bản tin trên tờ The New York Times, khi tường thuật vào cuối năm 2010 về cái bong bóng địa ốc bị bể tại Spain. Đây là hiện tượng có lẽ chỉ xẩy ra ở đầu thế kỷ 21 này khi giá địa ốc bỗng dưng rủ nhau lên trời ở nhiều thành phố trên thế giới, đưa đến việc hàng loạt nhà cửa được xây cất, nhiều khu gia cư tân lập được dựng lên, rồi hệ thống tài chính bị khủng hoảng, nhiều người bị mất nhà vì mất việc không trả nổi tiền mượn để mua nhà hoặc vì những lý do khác, giá nhà tuột dốc, và nhiều nhà mới không bán được, cái này kéo theo cái kia, và kết quả là ta có những thị trấn ma tân lập.
Trung Quốc: nơi nhiều thành phố ‘ma’ tân lập nhất thế giới
Có lẽ không ở đâu có nhiều thành phố ma tân lập như ở Trung Quốc. Khi Hoa Kỳ và một số những nước khác rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính với ngành địa ốc bị phá sản vào năm 2008, ảnh hưởng trầm trọng tới ngành xuất cảng vốn là một kỹ nghệ tạo công ăn việc làm cho nhiều triệu người Trung Quốc. Để đối phó, chính quyền Bắc Kinh đã bơm khoảng 635 tỉ Mỹ kim vào các dự án xây cất hạ tầng cơ sở như đường xá cầu cống, nhà cửa và các dự án phát triển nông thôn, cũng như tái thiết những vùng bị phá hủy bởi nạn động đất ở Sichuan. Đầu tư này trong khi giúp Trung Quốc tạm thời tránh được nạn kinh tế suy trầm và xã hội bất ổn nhờ đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người, nhưng đồng thời đã đưa tới những bất quân bình đáng ngại và nạn đầu cơ tích trữ, đặc biệt trong ngành địa ốc.
Nhiều khu chung cư mới, công viên giải trí (theme park) và cả thành phố tân lập với đầy đủ đường xá, công viên, khu hành chánh, khu thương mại, viện bảo tàng, và cả khu đại học đã được xây cất lên khắp nơi ở Trung Quốc, song nhiều năm đã qua vẫn bị bỏ trống, mặc dù nhiều đơn vị gia cư đã có chủ nhưng người mua đã mua để đầu tư hơn là để ở. Khác với ở Mỹ, tại Trung Quốc không có thuế bất động sản, nên việc làm chủ một căn nhà thứ hai hay thứ ba không phải là một tốn kém đáng ngại, đặc biệt khi người mua trả bằng tiền mặt. Vả lại, mua nhà là một cách đầu tư vững vàng và sinh lợi mau nhất, nhiều người lý luận, so với sự bấp bênh của việc đầu tư vào thị trường chứng khoán hay cất tiền ở nhà băng với phân lời thấp, trong khi giá bất động sản ngày một cao (cho tới gần đây).


Trái, công viên giải trí Wonderland ở Nankou Town, Changping, phía bắc Bắc Kinh, dự tính sẽ là công viên giải trí lớn nhất thế giới, đã bị bỏ phế từ nhiều năm nay vì trở ngại tài chính của chính quyền địa phương và tranh chấp đất đai. (Ảnh flickr.com/photos/tormods/7416462642/) Giữa, thành phố tân lập ở Chenggong, Yunnan, và đại lộ trống trơn của Zhengzhou, Henan, không người ở. (Ảnh bbc.com và dailymail.co.uk). Phải, một khu gia cư ở Ordos, Nội Mông, bắc Trung Hoa, thành phố ma tân lập lớn nhất. (Ảnh Michael Christopher Brown/Time)

  
 Trái, một góc của Ordos, thuộc Nội Mông, thành phố tân lập lớn nhất ở Trung Quốc, dự trù cho một dân số là 1 triệu, xây từ 2006, tới nay vẫn không có người ở. (Ảnh Michael Christopher Brown/Time) Giữa, cặp thang máy phủ vải kín tại South China Mall, Dongguan, China, khu thương xá lớn nhất thế giới, khai chương từ 2005, song tới nay vẫn trống không. (Ảnh Wade Shephard/Vagabond Journey) Phải, hàng chục tòa cao ốc đang xây tại Tianjin City, đông bắc Trung Hoa, có tên là khu tài chính Yujiapu, phỏng theo mô hình thành phố Manhattan, kể cả dự án dập khuôn cao ốc Rockefeller và Lincoln Centers, mà chính quyền địa phương khoe là sẽ lớn hơn cả thành phố Apple và trong 10 năm nữa sẽ trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Các phân tích gia địa ốc tại đây vào năm ngoái cho biết là các nhà khai thác địa ốc và đầu tư vào công trình khu tài chính này đang tìm cách bán phần hùn của họ với giá dưới cả giá họ mua vì lo ngại về tương lai kinh tế của Trung Quốc.(Ảnh Rob Schmitz/Marketplace.org)
  

Thi đua xây cất để đạt chỉ tiêu 8% GDP

Các chính quyền địa phương cứ mặc sức xây cất vì những công trình này cho phép họ liệt kê vô số tổng sản lượng hàng năm của địa phương như một thành tích phát triển kinh tế để nạp cho trung ương.

“Ai lại muốn là viên thị trưởng tường trình rằng thì là ông ta đã không đạt được 8% tăng trưởng GDP năm nay?” Web site ScallyWagAndVagabond.com ghi lại lời phát biểu của ông Patrick Chovanec, giáo sư dậy môn thương mại tại Tsinghua University ở Bắc Kinh. “Không ai dại gì làm cái việc đó cả. Do đấy sự khích lệ [đạt chỉ tiêu] là cứ xây. Và nếu đó là cách dễ nhất để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, vậy thì cứ mặc sức mà xây thôi.”

Theo ký giả Andrian Brown của chương trình Dateline thuộc hệ thống truyền hình  SBS One của Úc thì vào năm 2011 tại Trung Quốc có cả thảy 6 triệu căn chung cư bỏ trống, phần lớn là những căn thuộc loại sang trọng, đắt tiền. Hồi ấy ông đã đi thăm nhiều thành phố tân lập nhưng không thấy có người ở. Khi trở lại Trung Quốc vào cuối năm 2013, ông lại được biết thêm là trong vòng có ba năm mà Trung Quốc lại có thêm 20 thành phố mới nữa, với lưa thưa một ít người ở hoặc bỏ trống.

Tuy thế, có nhà phân tích, như Tom Miller, tác giả cuốn “China’s Urban Million - The Story Behind the Biggest Migration in Human History” (2012), thì cho rằng Trung Quốc đang theo đuổi một chương trình đô thị hoá vĩ đại chưa từng có ở đâu. Những thành phố gọi là ma bây giờ rồi sẽ đầy dân cư trong tương lai. Dù vậy, ký giả Brown của đài SBS One lại ghi nhận một hiện tượng là tại thành phố tân lập gọi là Lanzhou New Area, thuộc tỉnh Gansu, tây bắc Trung Quốc, chính quyền địa phương cho đập đi nhà dân mặc dù mới xây cất được 10 năm trở lại, để di dân vào các chung cư cao ốc. Những người này vốn là nông dân. Họ bằng lòng dọn vô các cao ốc vì chính quyền bảo họ như vậy, họ cho biết, khiến ký giả SBS One tự hỏi không biết họ sẽ tìm đâu ra việc để sinh sống.

Điển hình và nổi tiếng nhất trong số những  thành phố ma tân lập này là thành phố Ordos, còn gọi là Kangbashi New Area, thuộc Nội Mông, cực bắc Trung Quốc, coi như hoàn tất vào năm 2006 giữa một vùng sa mạc, nhưng tới nay vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy nơi đây sẽ trở thành một thứ Dubai của Trung Đông ở Đông phương như chính quyền địa phương kỳ vọng. Gần đây, có lẽ vì những tường trình tiêu cực của truyền thông quốc tế, trong đó có chương trình truyền hình điều tra 60 Minutes của hệ thống CBS năm ngoái, một số chính quyền địa phương đã cho dọn các cơ sở hành chánh tới các thị trấn tân lập để hy vọng tạo cho chúng một sinh khí.


Thành phố Ordos, còn được gọi là Kangbashi New Area, thuộc Nội Mông ở bắc Trung Quốc, được biết đến như một thành phố ma tân lập lớn nhất của Trung Quốc. Dự tính cho 1 triệu dân, chính quyền địa phương có tham vọng biến nơi này thành một Dubai của Đông phương, nhưng từ khi hoàn tất vào năm 2006, Ordos vẫn không có bao nhiêu người muốn ở vì xa xôi. Hình trên, theo chiều ngược với kim đồng hồ: những toà nhà chung cư không người ở và đường phố không xe cộ. Viên ngọc của Ordos và được khởi công xây cất đầu tiên là viện bảo tàng Ordos Art Museum với kiến trúc tân kỳ, rộng 29,000 square feet, với những khu trưng bầy và nghiên cứu thênh thang song hiện chỉ để thu góp bụi bậm. Con số 28,000 cư dân mà chính quyền địa phương khoe phần lớn là thợ thuyền đến làm việc tại những công trình xây cất. (Nguồn:http://weburbanist.com/2011/01/10/the-empty-city-of-ordos-china-a-modern-ghost-town/)
    

Một hiện tượng khiến nhiều quan sát viên thấy khó hiểu, đó là phong trào xây lại một phần hoặc toàn bộ một thành phố của Âu Châu, như Paris, hình bên trái, London, giữa, và Hallstatt, phải, một thành phố cổ của Austria đã được UNESCO liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới. (Ảnh Google Images)


Không có người ở nhưng những thành phố bắt chước kiến trúc Âu Châu này lại được giới trẻ và các cô dâu chú rể yêu chuộng rủ nhau tới chụp hình lưu niệm. (Ảnh Google Images) Các ký giả ngoại quốc gọi đó là những thành phố ma tân lập vì đã nhiều năm mà vẫn không có hoặc rất ít người ở. Các nhà khai thác địa ốc Trung Quốc không ngượng ngùng làm cái việc bắt chước, có khi nguyên một thành phố, như với Hallstatt, mà không cần xin phép. Tại sao người ta đua nhau xây những thành phố phó bản này ở Trung Hoa khi không có người mua và dọn vào? Có người phân tích là dân Trung hoa vốn ngưỡng mộ tất cả những gì của tây phương nên thích bắt chước để được cảm thấy là mình tiến bộ. Điều đó có thể đúng phần nào, song cũng có thể là những thị trấn này đã được xây với con số trên gần 1.5 tỉ du khách nội địa sẽ trở thành khách hàng của những nơi này trong một tương lai không xa?

Bong bóng địa ốc Trung Quốc sẽ bục trong năm nay?

Nhiều cao ốc chung cư, thành phố không người ở, thế nhưng hàng trăm triệu người trong cái dân số khổng lồ gần 1.5 tỉ người lại không có được một căn nhà cho ra nhà, chưa kể phải chung đụng, thiếu vệ sinh, đặc biệt giới thợ thuyền di trú. Sở hữu nhà lại càng là chuyện xa vời. Báo điện tử Epoch Times tháng 5 vừa rồi có bài viết về cái gọi là  “Misery Index” (chỉ số khốn khổ) về tình trạng mua nhà khó khăn đối với nhiều triệu người dân Trung Hoa trung bình, dựa vào thông tin lợi tức lấy từ cơ quan nhà nước National Bureau of Statistics và giá nhà của Web site địa ốc lớn Fangjia.com. Theo đó thì một người dân có lợi tức trung bình tại Trung Quốc rất khó mà mua được một căn chung cư dù rất khiêm tốn. Để có thể có đủ 30% đặt cọc cho một căn chung cư rộng 860 square feet, người dân Trung Quốc bình thường phải mất 13 năm không tiêu pha gì vào đồng lương của mình, kể cả… mua đồ ăn, để mua một căn ở Bắc Kinh; 12 năm ở Xiamen; và 11 năm ở Thượng Hải.

Theo các quan sát viên về hiện tượng xây cất chóng mặt và vô tổ chức này thì đã thấy có những dấu hiệu cho thấy cái bong bóng địa ốc ở Trung Quốc sẽ bục, vấn đề là “khi nào” với tình trạng nợ nần chồng chất của nhà cầm quyền thường cứ vay mượn để xây cất.

Survive & Prosper (survive-prosper.com), một tờ newsletter điện tử chuyên về việc dùng các khuynh hướng nhân khẩu học (demographics) và khả năng tiêu thụ để phân tích và nhận diện hiện tượng kinh tế bùng phát và suy tàn, tường thuật lại lời báo động của chủ tịch China Beige Book International, ông Leland Miller, đã khẳng định là năm nay là năm cái bong bóng Trung Quốc sẽ bục, dựa vào những chỉ dấu mà ông cho là giống y như đã diễn ra tại Mỹ và dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, như cho vay tiền tắc trách (subprime lending), giá nhà cao một cách phi lý, khủng hoảng niềm tin nơi tín dụng, nợ nần chồng chất mà tương lai chưa thấy lấy ở đâu trả, xẩy ra không những ở chính quyền trung ương mà đặc biệt tại địa phương.

Tuy nhiên, Survive & Prosper cũng đồng thời cảnh báo là việc cái bong bóng Trung Quốc nổ cũng sẽ tạo ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu, như đã diễn ra với cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ sáu năm về trước.


[TD 2014-06


Trùng Dương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí ẩn & những con số:



9 câu hỏi khó nhất mà loài người chưa giải được

Kênh truyền hình chuyên về khoa học Eden khảo sát 2.000 người về mức độ quan tâm của họ đối với những bí ẩn hóc búa nhất thế giới chưa được giải đáp. Kết quả cho thấy, câu hỏi “Liệu loài người có đơn độc trong vũ trụ?” được nhiều người quan tâm nhất.

“Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, phần lớn chúng ta vẫn đang thắc mắc về nơi ở của chúng ta trong vũ trụ và những vấn đề liên quan”, ông Adrian Wills, Tổng giám đốc đài truyền hình cho biết.

Dưới đây là danh sách top 10 câu hỏi chưa có lời giải đáp được nhiều người quan tâm nhất:

1. Liệu loài người có đơn độc trong vũ trụ?”

Các nhà khoa học cho rằng, vũ trụ có thể gồm nhiều hệ hành tinh khác nhau, có thể tồn tại sự sống thông minh như loài người trên Trái đất. Dù vậy, chúng ta chưa phát triển được những công nghệ hiện đại có khả năng vượt qua hàng triệu năm ánh sáng để liên hệ với người ngoài hành tinh.

2. Khi nào có thuốc chữa bệnh ung thư?

Tỷ lệ sống sót của các loại bệnh ung thư khác nhau đang được nâng lên với những phương pháp điều trị mới đang được nghiên cứu. Dường như sẽ không có biện pháp điều trị hoàn toàn bệnh ung thư nhưng với phương pháp mới, bệnh nhân mắc ung thư có thể kéo dài sự sống trong tương lai gần.

3. Vũ trụ lớn như thế nào?

Một số nhà thiên văn học tin rằng không có giới hạn về độ lớn của vũ trụ. Trong khi đó, một số nhà thiên văn học khác lại cho rằng, từ sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ mở rộng với đường kính khoảng 150 tỷ năm ánh sáng.

4. Sự sống bắt đầu ở đâu và như thế nào trên Trái đất?

Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nơi khởi đầu và quá trình phát triển của sự sống trên hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, chưa lý thuyết nào đủ sức thuyết phục đại đa số các nhà khoa học và các cư dân sinh sống trên Trái đất.

5. Có thể đi xuyên thời gian hay không?

Thời gian vũ trụ chứa đựng những "lỗ sâu" - một không-thời gian được giả định, giúp tạo nên đường đi tắt trong không thời gian. Tuy nhiên, các "lỗ sâu" không ổn định và để vượt qua nó cần lực rất lớn.

6. Loài người sẽ xâm chiếm vũ trụ?

Một số nhà khoa học cho rằng, chúng ta nên cân nhắc lập thuộc địa trên các hành tinh khác trong vũ trụ, phòng trường hợp Trái đất không còn thích hợp để con người cư trú. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từng tổ chức các hội thảo bàn về việc tác động tới các hành tinh khác và Mặt trăng để tạo ra một môi trường giống với Trái đất.

7. Nguồn năng lượng nào sẽ thay thế dầu mỏ?

Nhiều nguồn năng lượng tái tạo được nghiên cứu, phát triển nhưng giá thành vẫn quá cao để thay dầu mỏ. Dù vậy, những tiến bộ trong công nghệ nano có thể giúp tìm ra giải pháp thay thế dầu.

8. Vũ trụ sẽ biến mất như thế nào?

Một số giả thuyết cho rằng, vũ trụ sẽ dừng mở rộng và sau đó sẽ tự sụp đổ. Lúc đó, nó sẽ trở nên lạnh lẽo và năng lượng tối sẽ vượt qua lực hấp dẫn.

9. Loài người có thể sống đến bao nhiêu tuổi?

Những thí nghiệm về kéo dài tuổi thọ trên chuột cho thấy, loài người có thể sớm sống hơn 100 tuổi?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Hoa nhật báo lại viết gì về Biển Đông thế ạ?

Cả ngày nay - nói đúng hơn là cả hơn tháng nay - tôi chẳng làm gì được ngoài việc mò mẫm thông tin trên mạng về Biển Đông. Chẳng biết là may hay là rủi, mới sáng ra tôi đã vớ được bài viết mới của một "học giả" Trung Quốc đăng trên China Daily với nhiều lập luận mà đọc lên thì biết ngay là ngụy biện nhưng cũng khá nguy hiểm đối với những người vẫn còn mơ hồ và vẫn giữ cách tư duy như cũ. Tất nhiên là tôi rất bực, và vì thế cứ quanh đi quẩn lại với bài viết ấy, mất hết cả ngày. 


Bài viết ấy ở đây: http://usa.chinadaily.com.cn/opinion/2014-06/14/content_17587122_2.htm

Xin trích dịch vài đoạn để các bạn có thể hiểu được tại sao tôi lại khó chịu đến thế:

Các nhà lãnh đạo VN nói rằng TQ đã cưỡng chiếm toàn bộ "quần đảo Hoàng Sa" vào năm 1974, lúc ấy còn đang được kiểm soát bởi chế độ Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.
[...]
Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? Phải chăng các lãnh đạo hiện nay của VN đang phản bội Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng khác, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng trăm ngàn đồng bào đã ngã xuống để chống ngoại xâm, và phủ nhận sự ủng hộ quý báu của các đồng minh trong cuộc chống lại chủ nghĩa thực dân khi dùng lại yêu sách của chế độ Sài Gòn tay sai bán nước?
 [...]
Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH  là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.

Còn đây là đoạn kết, giọng điêu đầy thách thức:

Việt Nam đã tuyên bố rằng nó có sẵn bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam, và đang chờ đến lúc thuận tiện để đưa TQ ra tòa án công lý quốc tế. Nếu quả là như thế thì VN chớ quên đưa ra công hàm PVĐ và tuyên bố của VNDCCH (năm 1965) cũng như các bản đồ và sách giáo khoa mà nó xuất bản trước năm 1975, cùng với bản cáo trạng ấy.

Các bạn thấy sao? Ban đầu khi đọc bài này, tôi vừa tức giận vừa cảm thấy lo sợ. Có vẻ như chúng ta yếu thế quá, còn họ thì mạnh quá. Thì họ đã lấy ngay chính chúng ta để chống chúng ta rồi đó: nào là công hàm PVĐ, nào là bản đồ và SGK, rồi tuyên bố năm 1965 gì đấy. Kiểu này thì VN chỉ có nước thua mất thôi.

Nhưng rồi tôi bình tĩnh đọc lại, và thấy buồn cười. Ừ thì TQ có mấy thứ "bảo bối" mà bài viết đã nêu ra, trong đó nặng ký nhất là công hàm PVĐ, còn những thứ kia chỉ phụ thêm. Đúng là VN có chút ít khó khăn với công hàm PVĐ thật, nhưng chẳng lẽ chỉ với công hàm đó thôi rồi đưa ra tòa thì quốc tế sẽ công nhận chủ quyền cho TQ dược ư? Vậy những bằng chứng hùng hồn và có tính pháp lý của VN về chủ quyền trên Hoàng Sa thì họ định bỏ đi đâu?

Nếu chủ quyền lãnh thổ mà quốc tế lại công nhận dễ dàng đến thế, thì sau vụ này các nước sẽ ra sức nhắm vùng lãnh thổ nào đó thuộc chủ quyền của nước khác nhưng vẫn còn hoang vắng ít người, sau đó xúi một nước thứ ba viết giấy công nhận chủ quyền cho mình, rồi sau đó sẽ được quốc tế công nhận hết chăng? Vớ vẩn quá.

Tôi không phải là luật gia, cũng chẳng phải là chuyên gia về quan hệ quốc tế, nên không thể và cũng không nên lạm bàn thêm. Chỉ xin có vài lời phản biện dựa trên chính logic của bài viết thôi.

1. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.

Đây là điều hoàn toàn ngụy biện. Khi anh kêu gọi mà người khác không giúp đỡ, thì có thể có rất nhiều lý do, mà đơn giản nhất là do họ cảm thấy không có lợi gì khi giúp anh, thế thôi. Một lý do khác là họ muốn nhưng không đủ điều kiện để giúp. Không thể dùng việc họ không giúp để làm "chứng cớ" rằng Hoàng Sa không thuộc về VNCH được.

2. Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? 

Tại sao đánh bại nước Mỹ rồi thì không sử dụng yêu sách của VNCH để đòi lại một phần lãnh thổ của VN được nhỉ? "Logic" này khó hiểu quá. Việc nào ra việc đó chứ? Nói thẳng ra, thưa ông "học giả", đây là một chiêu nhằm chia rẽ dân tộc VN, nhưng trò này vừa cũ vừa thô thiển quá, chúng tôi không mắc bẫy đâu ạ. VN với Mỹ, Pháp, Nhật đều là cựu thù đấy thôi, mà giờ còn trở thành bạn tốt của nhau được, thì dân VN hai miền sao lại không thể quên đi quá khứ nhỉ? Còn riêng TQ thì không những từ thù thành bạn, mà còn là bạn vàng bạn tốt nữa kia, ông quên rồi sao?

3. Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH  là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.

Ở đây, chỉ xin hỏi ông "học giả" một câu: ông có thể kể ra thêm một vài quốc gia khác ngoài VNDCCH (hoặc các nước trong khối "XHCN anh em") đã "công nhận chủ quyền" của TQ trên hai quần đảo HS-TS không? Nếu ông không kể được, thì chính ông mới là người nói dối trắng trợn đó ạ.


Buồn cười thật, phải không các bạn?

Nói thêm: Buồn cười thì buồn cười, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể xem thường những bài viết như thế này. Nước chảy đá mòn, họ nói mãi thì thế giới sẽ nghe. Nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng hoàn tất hồ sơ kiện TQ ra tòa án quốc tế đi ạ (tất nhiên là phải cẩn thận và chuyên nghiệp), vì làm như thế chẳng mất gì, chỉ được thêm sự ủng hộ của người dân mà thôi.  
The truth about the sea dispute
Updated: 2014-06-14 09:17

By Ling Dequan (China Daily)
 
So now, about 39 years after defeating the Americans, why does the Socialist Republic of Vietnam want to use the Saigon regime's claim to create trouble in the South China Sea? Aren't the current Vietnamese leaders betraying Ho Chi Minh and other freedom fighters, profaning the sacrifice of hundreds of thousands of their compatriots who laid down their lives to resist foreign aggressors, and negating the valued support of their allies in the battle against colonialism by citing the comprador Saigon regime's claim?
The Vietnamese government must not violate the principle of estoppel in the Xisha and Nansha islands' sovereignty issue. Vietnamese leaders claim that no country recognizes that the Xisha and Nansha islands belong to China. This is a brazen lie, because the Democratic Republic of Vietnam topped the list of countries that accepted China's sovereignty over the islands.
The Democratic Republic of Vietnam's position was unequivocal in the 1950s and 1960s. The position remained unchanged even after the death of Ho Chi Minh and the end of the Vietnam War in 1975. Documents with the Chinese Foreign Ministry from the 1970s and 1980s show the position of the Ho Chi Minh-led Vietnamese Communist Party on the Xisha and Nansha islands. The most important of these documents is a note given by former Vietnamese premier Pham Van Dong to Zhou Enlai and the declaration of the Democratic Republic of Vietnam in 1965.
On Sept 4, 1958, the Declaration of the Government of the People's Republic of China said that the breadth of the territorial sea of the country shall be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the PRC, including all the islands in the South China Sea. On Sept 14, 1958, Pham Van Dong solemnly stated in his note to Zhou Enlai that Vietnam recognizes and supports the Declaration of the Government of the PRC on the country's territorial sea. On Sept 22, 1958, the diplomatic note was publicly published in Nhan Dan, the official newspaper of the Vietnamese Communist Party.
On May 9, 1965, the Democratic Republic of Vietnam issued a statement on the US' definition on the "theater of war" in Vietnam. The statement said that by defining the whole of Vietnam and the waters up to 100 nautical miles off its coast as well as part of the territorial sea of China's Xisha Islands as the operational area of the US armed forces, Lyndon Johnson, then US president, has directly threatened the security of the Democratic Republic of Vietnam and its neighbors.
In recent years, however, some Vietnamese government officials and "scholars" have tried to "reinterpret" the two government documents, only to end up making fools of themselves. And after their attempts failed, the Vietnamese government started pretending as if the two documents never existed.
Vietnam has said that it is fully prepared with historical and legal evidence to prove its claim in the South China Sea, and it is waiting for the appropriate time to take China to the international court of justice. If that is so, then Vietnam should not forget to attach Pham Van Dong's note and the Democratic Republic of Vietnam's statement, as well as the maps and textbooks published by Vietnam before 1975, with its complaint.
The author is a researcher with the Research Center of World Issues, affiliated to Xinhua News Agency.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Những bí mật chưa kể về Napoleon


nhung bi mat chua ke ve napoleon

Con chíp được tìm thấy

CON CHÍP ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG HỘP SỌ CỦA NAPOLEON

Tuy nhiên, các chuyên viên y học trường đại học Tổng hợp củaMỹ lại tin rằng cái chết của vị hoàng đế Pháp không đơn thuần xuất phát từ căn bệnh này. Mới đây, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra một vật lạ nằm trong sọ của hoàng đế, nghi ngờ thuộc về một không gian khác ngoài trái đất.

Chiếc vi mạch bí ẩn
Phát hiện một vật thể lạ gắn chặt trong hộp sọ của Napoleon khiến các nhà khoa học "cực kỳ bối rối". Vật thể kỳ bí này giống như một vi mạch nhỏ, dài nửa inch. Tiến sĩ Andre Dubois đã có phát hiện kinh ngạc này trong quá trình nghiên cứu hộp sọ của Napoleon với số tiền chuyển nhượng 140.000 USD từ Chính phủ Pháp.
Không biết nói gì hơn, tiến sĩ Dubois tuyên bố: "Khám phá này gần như không thể hiểu nổi, không có câu trả lời. Hoàng đế Napoleon đã bị UFO bắt cóc vào một thời điểm nào đó trong quá khứ". Thông tin gây sốc này nhanh chóng lan rộng ra toàn giới khoa học và nhận được khá nhiều phản hồi. Có người cho rằng tuyên bố của tiến sĩ Dubois hết sức "lố bịch" và ông làm vậy nhằm đánh bóng tên tuổi của mình. Trước phản ứng quyết liệt đó, tiến sĩ Dubois liền công khai hình ảnh vi mạch lạ này.
Tiến sĩ Pubois cho biết: "Chúng tôi khám nghiệm di thể của hoàng đế Napoleon với hy vọng tìm ra được nguyên nhân chính dẫn tới cái chết của ông và để biết liệu có phải Napoleon đã chịu một cơn rối loạn tuyến yên dẫn tới hình hài thấp bé hay không. Khi tôi khám nghiệm bên trong hộp sọ, bàn chải trên tay tôi quệt qua một cái mấu nhỏ. Lúc đó, trong đầu tôi chợt lóe lên suy nghĩ có thể mấu nhỏ này sẽ giúp tôi phát hiện ra điều mình đang tìm kiếm".
Thay vào đó, ông đã tìm ra một thứ khó tưởng tượng hơn. Với một chiếc kính lúp, tiến sĩ Dubois kinh ngạc khi nhận ra cái mấu nhỏ đó là một loại vi mạch siêu tiên tiến. Từ mức độ sinh trưởng của vùng xương quanh vi mạch, vị chuyên gia tin rằng nó đã được cấy vào đầu Napoleon khi ông còn trẻ. Vì sao vi mạch này lại nằm trong hộp sọ của vị hoàng đế Pháp nổi tiếng này được? Thời đại của hoàng đế Napoleon chưa thể có được các phát minh tiên tiến, hiện đại như chiếc vi mạch này được. Nguồn gốc của chiếc vi mạch này là thế nào?
Các nhà khoa học và sử gia cũng bắt đầu "nhảy" vào công cuộc tìm câu trả lời cho chiếc vi mạch kỳ lạ này. Lật lại lịch sử, năm 1794, khi Napoleon 25 tuổi, ông đã từng mất tích vài ngày. Sau khi trở lại, ông tuyên bố mình bị bắt làm tù binh trong thời chính biến của Thermidor. Tuy vậy, sử sách không tồn tại ghi chép nào về vụ bắt giữ cả. Có thể đây chính là thời gian Napoleon bị cấy vi mạch vào người. Một giả thiết duy nhất được đặt ra là vị hoàng đế của nước Pháp đã bị UFO bắt cóc?
Điều đáng nói là kể từ sau vụ mất tích bí ẩn đó, công danh sự nghiệp Napoleon lên như diều gặp gió. Mọi việc ông làm đều diễn ra hết sức suôn sẻ. Chỉ một năm sau, ông được hoàng gia sắp xếp phụ trách quân đội Pháp tại Italy. Kỳ lạ hơn nữa, ông có thể đào tạo một đội quân thiếu đói, tinh thần uể oải và ô hợp thành một lực lượng chiến đấu đỉnh cao, trăm trận trăm thắng, nhất là trong cuộc chiến đánh bại người Italy.
Sau một loạt các chiến thắng gây bất ngờ, Napoleon lên ngôi hoàng đế, nhanh chóng mở rộng đất nước và dẫn quân đi xâm chiếm các nước khác như Phổ (nay là Đức), Áo, Thụy Sĩ và Đan Mạch. "Các chiến lược của Napoleon đều hết sức bình thường nhưng lại mang đến thắng lợi lớn cho nước Pháp và thay đổi diện mạo của châu Âu thời đó.
Có lẽ, chính chiếc vi mạch tiên tiến đã nâng cao khả năng tư duy và khả năng lãnh đạo của ông. Bỗng chốc, ông có trí nhớ phi phàm, trí óc rất linh hoạt, có khả năng đọc rất nhanh những ý nghĩ trong đầu cho thư ký ghi chép, cùng một lúc đọc cho nhiều thư ký về những vấn đề khác nhau", tiến sĩ Dubois nhận xét. Không những vậy, chiếc vi mạch cũng được dự đoán là nguyên nhân chính tạo nên thói quen nổi tiếng đặt tay lên tim của Napoleon. Dubois cho hay, các tín hiệu điện từ do vi mạch truyền ra đã ảnh hưởng đến tim của Napoleon, khiến tim bị tác động mạnh, gây ra các cơn đau nhẹ.
Nguồn gốc thực sự của siêu vi mạch
Không thể giải thích nổi vì sao chiếc vi mạch lại được cấy vào đầu của vị hoàng đế nước Pháp Napoleon, các nhà khoa học chỉ có thể dự đoán: "Hoàng đế Napoleon đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc vào năm 1794 và thực hiện một ca cấy ghép tinh vi vào người có tầm ảnh hưởng đến lịch sử thế giới nhất. Họ đã theo dõi và điều khiển Napoleon theo ý muốn của họ.
Cho tới nay, nạn nhân các vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh đều là người thường, không đóng vai trò nào quan trọng trên thế giới. Nhưng giờ đây, chúng ta đã có bằng chứng thuyết phục rằng trong quá khứ, người ngoài hành tinh từng "nhúng tay" vào lịch sử nhân loại và có thể điều này vẫn đang tiếp tục diễn ra mà chúng ta không ngờ tới. Chúng ta không thể biết họ làm vậy để giúp nhân loại hay có mục đích xấu với con người trên trái đất".
Đó là cách giải thích hợp lý nhất mà các nhà khoa học có thể đưa ra để trả lời cho thắc mắc về nguồn gốc của chiếc vi mạch kỳ lạ. Tất nhiên, các nhà khoa học cũng không thể bỏ qua nguyên nhân cái chết của vị hoàng đế lừng lẫy trong lịch sử nước Pháp. Từ khi còn trẻ, sức khỏe của Napoleon đã không tốt lắm. Là đứa trẻ sinh thiếu tháng, thuở niên thiếu và kể cả lúc trưởng thành, do đời sống khó khăn nên ông rất gầy, yếu.
Quãng đời sau này, Napoleon được thầy thuốc chẩn đoán bị mắc bệnhung thư dạ dày và đây chính là căn bệnh dẫn tới cái chết của ông. Tuy nhiên, từ khi vi mạch được phát hiện, giới khoa học bắt đầu nghi ngờ kết luận đó. Tiến hành nghiên cứu vi mạch, họ phát hiện ra một tia sóng rất nhỏ liên tục truyền đi tín hiệu lạ, ảnh hưởng đến não của con người. Có thể tia sóng này đã ảnh hưởng đến não của Napoleon, khiến ông luôn có vấn đề về thần kinh, thường có những hành động thái quá như giận dữ bất chợt rồi lại trở nên trầm uất.
Khi Napoleon mất, lúc liệm, người ta thấy cơ thể ông không có lông, dấu hiệu sinh dục bên ngoài rất ít tính nam, trong khi bộ ngực tròn trịa, mềm mại, tay chân nhỏ nhắn với chiều cao khiêm tốn 1,57m. Rõ ràng trước thời gian mất tích năm 25 tuổi, Napoleon tuy nhỏ nhắn nhưng dáng dấp rất nam tính và tràn đầy khí lực của một người đàn ông. Vậy điều gì khiến ông thay đổi lớn đến vậy? Phải chăng vi mạch siêu tiên tiến đã biến đổi cả giới tính của ông?
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, nhưng đến nay chưa có một câu trả lời nào thích hợp. Chiếc vi mạch là đầu mối duy nhất giúp các nhà khoa học giải đáp cho các thắc mắc này. Cho đến khi tìm ra nguyên lý hoạt động của chiếc vi mạch và mục đích nó nằm trong hộp sọ của Napoleon, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục khám nghiệm di thể của vị hoàng đế nước Pháp và hy vọng rằng, giả thiết Napoleon bị người ngoài hành tinh bắt cóc chỉ là giả thuyết mà thôi.
Mặc dù vậy, mọi thông tin họ có được đều nghiêng về giả thiết "hoang đường" đó: Chiếc siêu vi mạch không thể tồn tại vào thời Napoleon, chỉ có thể bắt nguồn từ một không gian khác nằm ngoài Trái đất. Điều này có nghĩa, vũ trụ chúng ta đã tồn tại sự sống từ rất lâu với công nghệ tiên tiến, cực kỳ hiện đại và những người ngoài hành tinh vẫn theo dõi cuộc sống của chúng ta hàng ngày, hàng giờ mà con người chưa thể phát hiện ra.

Phần nhận xét hiển thị trên trang