Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Người Nhật không rảnh!

images

THIS IS JAPAN
(Chuyện bây giờ mới kể)
Cuối năm rồi, tôi có chuyến công tác đến Nhật. Đoàn gồm 01 “advisor” người Nhật đang làm việc tại văn phòng Việt Nam và 04 “manager” người Việt bao gồm cả tôi. Theo lịch trình, nhóm sẽ bay từ Sài Gòn đến Tokyo và sau đó di chuyển qua nhiều địa phương xuống phía Nam – những nơi mà Công ty chúng ta đặt nhà máy. Lệ thường, theo văn hóa kinh doanh theo kiểu Nhật, khi đi thăm lẫn nhau, chúng tôi thường mang theo những món quà nhỏ đặc trưng của địa phương để tặng đồng nghiệp. Cả nhóm quyết định mang theo cà phê Trung Nguyên để tặng các đồng nghiệp Nhật Bản. Đến Tokyo, cả nhóm lên tàu điện từ sân bay Haneda để về khách sạn ở khu trung tâm Tokyo. Hệ thống tàu điện ở Nhật xứng danh là một trong những biểu tượng của đất nước Nhật Bản (chuyện này có dịp tôi sẽ kể sau). Xuống tàu ở Tokyo Station về đến khách sạn thì cả nhóm mới sực nhớ là để quên túi quà đựng cà phê mang theo từ Sài Gòn ở trên tàu điện. Đang rầu rĩ thì anh đồng nghiệp người Nhật – Ikawa-san nói: “Do not worry! This is Japan! Everything will be back!”. Bạn có biết mỗi ngày có bao nhiêu lượt người Nhật sử dụng tàu điện không? Hàng triệu, hàng nhiều triệu người sử dụng phương tiện giao thông này mỗi ngày. Mình không tin rằng cái túi nhỏ đấy của bọn mình có cơ hội “be back” như lời Ikawa-san nói. Nói là làm, anh Ikawa lập tức gọi điện thoại đến J.R (công ty đường sắt Nhật Bản): “Moshi!Moshi! Chúng tôi đón tàu điện từ Haneda về Tokyo, chuyến tàu số….bla…bla…bla”.
Ừ.,thì là.,nghe vậy thôi chứ chúng tôi chả hy vọng gì mấy.
Sau đó, tranh thủ thời gian rỗi ngày Chủ nhật, tôi và mấy anh trong đoàn đi thăm một số nơi. Cuối giờ chiều, chúng tôi trở về khách sạn. Tắm rửa xong chuẩn bị đi ăn tối thì có điện thoại.
Ah.,điện thoại từ JR.
Họ thông báo rằng: “Chúng tôi đã tìm thấy túi cà phê của các bạn. Hiện chúng tôi đang giữ ở trạm Yokohama. Xin lỗi nhưng chúng tôi không có đủ người để có thể mang đến khách sạn cho các bạn. Các bạn vui lòng đến trạm Yokohama để nhận lại nhé. Thật sự làm phiền các bạn. Sumimasen.,sumimasen.,sumimasen.,domo sumimasen…”
“THIS IS JAPAN! EVERYTHING WILL BE RETURNED”.
Ikawa-san vừa cười vui vẻ vừa nhắc lại.
Và chúng tôi lặp lại lời của anh: “This is Japan! This is really Japan!”.
Hai tháng sau.
Ikawa-san bị móc ví ngay tại trung tâm thành phố Sài Gòn.
Chúng tôi không thể làm gì cho anh.
Xin lỗi Ikawa-san!
Thành thật xin lỗi anh!
Và xin lỗi nước Nhật.
Chúng tôi không có gì để có thể chứng minh với các bạn.
————————————Sài Gòn, 10/06/2014
*Note:
-Nhân đọc bài viết: “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”
-Người Nhật chẳng đánh giá, chẳng nhận xét, chẳng quan tâm gì đến người Việt Nam đâu. Người Nhật có nhiều mối bận tâm của người Nhật và trong các mối bận tâm đó không có khoảng trống nào dành cho Việt Nam ngoại trừ ngài Thủ tướng Abe-san và một vài doanh nghiệp đang có quan hệ làm ăn với Việt Nam. Nhưng ngài Thủ tướng Abe-san và một vài doanh nghiệp không phải là nước Nhật. Mà nếu có quan tâm thì họ sẽ đặt lên bàn cân: được gì, mất gì. Không có bữa ăn trưa nào miễn phí. Người Nhật rất kiệm lời và không có thói quen nhận xét về người khác. Họ thuộc về một “level” cao hơn và khác hẳn với người Việt. Đừng tưởng tượng ra việc mình quan trọng và người khác thật sự đang nghĩ gì về mình. Chúng ta không xứng đáng để được thế giới quan tâm đến như vậy đâu. Và thế giới có nhiều chuyện để làm hơn là việc “đánh giá thế nào về người Việt Nam”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CON TINH TRÙNG KHUYẾT TẬT..


1749569184_ab5d62962a_z
Hãy vẽ một lá cờ có hình con tinh trùng của chính bạn và dương nó lên
Tất cả chúng ta đều là những người thắng cuộc. Bời chúng ta đều có nguồn gốc từ tinh trùng vô địch đã thắng ba trăm triệu đối thủ khác trong cuộc đua. Nó đã giành được quyền truyền chuỗi nhiễm sắc thể quyết định bạn là bạn chứ không phải là ai khác.
Đó là một tinh trùng vô cùng giỏi giang. Nó không bị kẹt cứng vào một góc nào đó. Nó biết tìm đúng đường. Nó có lẽ còn thu xếp để chặn đường các tinh trùng kình địch khác.
Trong thời gian rất lâu, người ta từng tin rằng tinh trùng nhanh nhất là tinh trùng thụ tinh cho trứng. Nhưng thực ra không phải vậy. Vài trăm con tinh trùng cùng tới bên trứng cùng một lúc. Và chúng đứng đó đợi, đung đưa cái vòi. Chỉ một trong số chúng được lựa chọn.
Vậy chính là trứng chọn tinh trùng thắng cuộc trong cả đám tinh trùng chen chúc cầu xin trước cửa. Nó chọn tinh trùng theo tiêu chí nào vậy? Các nhà nghiên cứu tự hỏi về điều đó rất lâu. Mới đây họ đã tìm ra câu trả lời: trứng chọn tinh trùng “có những đặc tính di truyền khác biệt nhất với những đặc tính di truyền của nó”. Đó là vấn đề sống còn. Trứng chẳng hề biết hai bạn tình đang ôm chặt lấy nhau phía trên nó là ai, vậy nên đơn giản là chọn cách tránh những vấn đề về các quan hệ “giống giống nhau”. Tự nhiên muốn nhiễm sắc thể của chúng ta hướng tới việc tự làm mình phong phú lên nhờ những thứ khác với chúng chứ không phải những thứ giống với chúng. (1)
Theo như bên trên thì có thể khẳng định ngay và luôn: không tồn tại những con người, những nhà văn, những nhà thơ, những nhà báo, những nhà bác sĩ, những nhà khoa học…được tạo nên từ những con tinh trùng khuyết tật. Người Bắc vốn thâm cay, yêu thì sâu mà chửi thì cay. Cánh “vận động dân chủ” phía Bắc cũng thâm cay hơn người khi ví một ông anh N. nào đó là: con tinh trùng khuyết tật. Thiên nhiên đã tạo ra chúng ta hoàn toàn khác biệt với tất cả những người còn lại. Thiên nhiên không khuyến khích việc mặc quần áo cùng một màu (đồng phục), nói một lời như nhau (hô khẩu hiệu), và làm những việc như nhau (phong trào). Bạn là chính bạn và là duy nhất. Bạn được chọn bởi bạn là con tinh trùng vô địch và khác biệt. Bạn không cần phải cầm cờ..cho giống với người khác. Bạn không cần phải vác cờ.. cho giống với ông cha mình. Hãy vẽ một lá cờ có hình con tinh trùng của chính bạn và dương nó lên. Không có con tinh trùng khuyết tật mà chỉ có những con tinh trùng được nhân bản hàng loạt và thụ tinh trong ống nghiệm. Dưới ánh sáng thời đại, người ta đã nhân bản hàng ngàn, hàng triệu con tinh trùng giống nhau như thế. Những con tinh trùng ấy thích mặc đồng phục, thích hô khẩu hiệu và thích hoạt động phong trào. Những con tinh trùng thích đứng vào hàng ngũ ngay thẳng và lao mình về phía trước sau tiếng kèn hiệu. Những con tinh trùng.. xông lên phía trước.
Tự nhiên muốn nhiễm sắc thể của chúng ta hướng tới việc tự làm mình phong phú lên nhờ những thứ khác với chúng chứ không phải những thứ giống với chúng. Bạn là bạn và là duy nhất thì bạn cũng sẽ chấp nhận người khác là chính họ và cũng là duy nhất. Và đó là khởi đầu cho cái gọi là: dân chủ.
——————–Côn Đảo
( bài đã lược bỏ những lời lẽ quá gay gắt, đôi khi không cần thiết và dễ gây phản ứng ngược lại. Xin lỗi tác giả vì điều này. Tôi nghĩ bạn cũng mong bài viết của mình gây được ấn tượng với số đông độc giả. Không nhất thiết phải dùng những lời lẽ như vậy, nhất là trong bối cảnh hiện tại )

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghệ sỹ không muốn- Mong muốn và hành động

Hơn một tháng qua từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép trong vùng đặc quyềnkinh tế của Việt Nam, ngày nào cũng vậy, thành một thói quen sáng, trưa chiều tối, những thông tin làm mình quan tâm luôn là những thông tin liên quan đến biển đảo Việt Nam chứ không phải  sao nào yêu ai? bỏ ai? cặp đôi nào tuyên bố li dị, hoa hậu trả vương miệng…?

ns2Mừng vì phần lớn những người mình quen từ thân cho đến sơ đã không thờ ơ, không mặc kệ và vô cảm, tất cả đều bày tỏ bức xúc, phẫn nộ…mình cũng vậy, khi biết những thông tin về các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc, cảm xúc trước tiên của mình đó là sự giận dữ. Giận dữ vì đã có kẻ chà đạp lên những gì mà đối với mình là rất thiêng liêng- đó là tình yêu Tổ Quốc, và trong giận dữ còn có cả sự lo sợ, lo sợ chúng ta sẽ đánh mất hoà bình. Vốn sinh ra và lớn lên khi hòa bình đã được lập lại, nhưng sống trong một gia đình có truyền thống quân nhân, mình hiểu  rất rõ cái giá, sự mất mát mà gia đình nội, ngoại, bố mẹ, các chú dì trong nhà đã phải trả để anh chị em mình có được cuộc sống như ngày hôm nay. Những tưởng chiến tranh chỉ có trong những câu chuyện của ông bà, ba mẹ hay trong các trang các trang sử hào hùng của dân tộc, hay chỉ có trong những vai diễn về người lính trong các bộ phim mà mình từng hóa thân, vậy mà giờ đây rất có thể chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào rất gần.
Hành động khiêu khích của Trung Quốc mỗi ngày mỗi phức tạp hơn, hôm sau nguy hiểm hơn hôm trước, tuần sau ngang ngược hơn tuần trước. Vì giận dữ, đã có lúc mình thật sự thất vọng trước một bài phát biểu của một người lãnh đạo đã không làm thõa mãn lòng dân. Đau lòng khi nhìn thấy những hình ảnh hoang tàn sau hai cuộc bạo động lớn vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng mà hậu quả là những công dân thành phố chia ra gánh lên vai một phần những thiệt hại đó, con số đền bù để khắc phục hậu quả nghe đâu lên đến nhiều ngàn tỷ …
Khi cơn giận và những bức xúc đi qua bình tĩnh hơn mới giật mình. Ồ biết đâu đây chính là những gì mà phía Trung Quốc mong muốn: họ khiêu khích khiến chúng ta bị sự giận dữ che mờ lý trí và đi những bước đi sai lầm.
Văn nghệ sỹ sẽ làm được gì trong tình hình hiện nay?
  Làm được nhiều chứ. Bớt sống thực dụng và ích kỉ, nghệ sỹ có cách đóng góp riêng của mình bằng tài năng, sự sáng tạo trong chuyên môn, đóng góp tinh thần hay vật chất tùy thuộc vào khả năng của từng người, nổ lực làm tốt những gì đang làm ở hiện tại đó cũng là cách đóng góp thiết thực nhất. Hãy biến sự giận dữ của mình thành động lực để làm những điều thật thiết thực- góp tiếng nói yêu thương để những người Việt Nam đoàn kết hơn vào giờ phút này, nỗ lực 200-300% trong những việc hàng ngày để xây dựng một nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn.
ns1Nghệ sỹ không muốn
Nói ngắn gọn không ( dùng tiền ) của dân để xây dựng những đề án văn hóa nghệ thuật phù phiếm lãng phí,  thiếu thực tế kiểu “ xây mới công trình nhà hát có quy mô lớn từ 2500-3000 ghế, xây mới 40 nhà hát có quy mô lớn từ 1000-2000 ghế ngồi tại các tỉnh…” xây xong rồi ai là người có năng lực để quản lý đây? Và quản lý như thế nào?
Không tạo ra những tác phẩm nhạt nhẽo vô hồn, dở một cách toàn diện và vững chắc, đó là cách đóng góp cụ thể nhất.
Và tôi không muốn mình sẽ có những trãi nghiệm thực tế cho những vai diễn khi phải đi trong chiến tranh, không phải vì sợ, không phải vì hèn chỉ vì tôi không muốn trên bàn thờ của dòng họ mình sẽ có thêm chân dung một liệt sỹ vô danh nào hết. Không ở đâu như đất nước này nghĩa trang liệt sỹ lại nhiều đến như vậy.
Và ngược lại nghệ sỹ muốn
Muốn gửi đến các anh- những người lính bình dị đang ở nơi tuyến đầu, lòng biết ơn vô bờ của các thế hệ nghệ sỹ chúng tôi, mong các anh hãy kiềm chế và bình tĩnh để không bị mắc mưu. Chúng tôi cần sự thay đổi, Việt Nam phải thay đổi mạnh mẽ. Có lẽ đây là thời điểm vàng cho sự thay đổi đó và đó cũng là thử thách. Tôi tin rằng, mỗi một thử thách cũng là một cơ hội, và hi vọng chúng ta sẽ nắm được cơ hội quý giá này cho Việt Nam.ns3Hồng Ánh
Theo FB Hồng Ánh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiết lộ kho báu 4,8 tấn vàng quân Nhật chôn giữa Sài Gòn


Bà Vân khẳng định, năm 1945, cha bà là ông Chế Quang Lạng (một quý tộc người Chàm) bị quân Nhật bắt làm tù binh. Quá trình bị giam cầm tại Sài Gòn, ông Lạng đã tận mắt chứng kiến toán lính Nhật đào hầm chôn một số vàng khổng lồ ở khu đồn bốt cũ do Pháp để lạiTheo ông Lạng mô tả, các thỏi vàng có hình chữ nhật, cao một gang, dài hai gang tay người lớn, bề mặt khắc chữ “Minh Trị Thiên Hoàng”. Ông Lạng ước đoán số vàng thỏi ấy khoảng 4,8 tấn… Sau này, ông Lạng qua đời.
Gặp người nắm giữ bí mật kho báu
Nói đến Vương quốc người Chàm xưa (thuộc vùng Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), người ta thường liên tưởng ngay đến dòng họ Chế quý tộc, dòng họ nắm giữ ngôi vị quan trọng trong cộng đồng người Chàm qua hàng thế kỷ. Tương truyền, họ Chế không những tài hoa mà còn rất giàu có, bởi họ đều làm quan lớn. Khi vương quốc Chăm-pa suy vong do nhà Nguyễn mở rộng bờ cõi về phương Nam, dòng họ này cũng tản mác khắp nơi. Những câu chuyện về kho báu người Chàm thất lạc, đến nay vẫn được truyền tụng như hoài niệm về một thời hoàng kim của vương quốc này. Tuy nhiên, câu chuyện chúng tôi sắp kể dưới đây, dù liên quan mật thiết đến số phận một đại phú người Chàm, lại không liên quan gì đến những huyền tích kho báu của vương quốc Chăm-pa cổ. Đó là kho vàng ước chừng 4,8 tấn được phát xít Nhật chôn giữa Sài thành. Đến nay, chỉ còn lại một nhân chứng sống duy nhất biết tường tận câu chuyện về kho vàng khổng lồ này.
Cuộc gặp nhân chứng sống này cũng đến với chúng tôi hết sức tình cờ. Qua dịp trò chuyện với một nhân vật (xin giấu tên), PV được người này tiết lộ về kho vàng 4,8 tấn. Đồng thời, người này còn cung cấp địa chỉ hậu duệ vị đại phú người Chàm năm xưa bị Nhật bắt. Lần theo chỉ dẫn, chúng tôi đã lần tìm ra được địa chỉ người hậu duệ này. Đó là một bà lão tuổi 80, ngụ trong một con hẻm nhỏ ở quận 3, TP. HCM (thuận theo yêu cầu, chúng tôi xin không nêu địa chỉ cụ thể bà sinh sống). Theo đó, bà tên khai sinh là Chế Thanh Vân, con ruột của ông Chế Quang Lạng, người bị Nhật bắt nhốt cùng số vàng khổng lồ ở Sài Gòn năm 1945.
bí-mật, kho-báu, Sài-Thành, tiền-tỷ
Ông Chế Quang Lạng một thời làm quan
Bà Vân kể, theo gia phả của dòng họ truyền lại, sau khi vương triều Chăm-pa lụi tàn, dòng dõi quý tộc họ Chế ở Ninh Thuận dời ra kinh đô Phú Xuân (Huế) sinh sống. Tại đây, họ Chế có rất nhiều người tài đóng góp công sức cho nước Đại Việt. Năm 1890, ông nội bà là Chế Quang Ân được triều đình nhà Nguyễn phong cho một chức quan nhỏ. Đến năm 1917 (đời vua Khải Định), ông được thăng chức Đốc phủ thành Phú Xuân. Thời gian này, ông bén duyên với Công nữ Hy Tô, tiểu thư của một vị quan trong triều và sinh người con trai, đặt tên là Chế Quang Lạng. Tiếp bước cha, Chế Quang Lạng lớn lên cũng được học hành và nhậm chức Tuần phủ. Tuy nhiên ra Bắc nhậm chức, ông Lạng được biết đến nhiều hơn với tư cách một đại điền chủ giàu có bậc nhất vùng đồng bằng sông Hồng lúc bấy giờ. Với hàng ngàn mẫu ruộng ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Đông, Thanh Hóa…, cơ ngơi của Chế Quang Lạng khiến ai nấy đều thèm muốn. Nhắc đến thời kỳ huy hoàng của gia tộc, bà Vân nói: “Hồi ấy, trong dinh thự cha tôi luôn tấp nập người hầu, kẻ hạ. Thế rồi, chiến tranh đã làm tan biến cơ đồ ông cha tôi đã tạo dựng”.
Vào những năm 1940, khi quân Nhật tràn vào lãnh thổ Việt Nam thay chân Pháp, chúng thực hiện chính sách đàn áp tàn khốc. Để nuôi bộ máy chiến tranh, Nhật chủ trương trưng thu thóc gạo vận chuyển sang chính quốc, trực tiếp gây nên nạn đói lịch sử năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam. Chứng kiến cảnh tượng đó, ông Chế Quang Lạng đã mở kho thóc để cứu tế dân chúng. Hành động này đã bị bọn phát xít phát hiện. Nghĩ ông chống đối, quân Nhật đã ra lệnh vơ vét hết kho của cải nhà họ Chế. Những địa chủ khác trong vùng cũng đều chịu chung số phận. Cướp thôi chưa đủ, phát xít Nhật còn bắt giữ ông Lạng. Trong hành trình bị giặc giam cầm, ông đã may mắn khám phá bí mật về số vàng khổng lồ.
Hé lộ kho báu 4,8 tấn vàng
Sau khi vơ vét hết tài sản của những địa chủ giàu có ở Bắc kỳ, phát xít Nhật đã nắm trong tay số vàng bạc khổng lồ. Trong bối cảnh tình hình chiến sự Đông Dương căng thẳng, Phát xít Nhật toan tính thực hiện một kế hoạch vận chuyển kho tài sản khổng lồ trên về chính quốc. Bước đầu, phát xít Nhật điều những thợ đúc vàng giỏi vào Việt Nam nhằm tiến hành quy đổi kho tài sản thành vàng khối cất giấu. Theo tiết lộ của bà Vân, trên mặt mỗi cục vàng, phát xít Nhật cho khắc chữ Minh Trị Thiên Hoàng với ý định chứng minh số vàng trên có xuất phát từ Nhật. Sau thời gian dày công đúc số vàng trên thành thỏi, chúng đã lệnh cho ông Lạng cùng áp giải số vàng trên vào Sài Gòn, dự định sẽ vận chuyển về Nhật Bản bằng đường biển.
bí-mật, kho-báu, Sài-Thành, tiền-tỷ
Bà Chế Thanh Vân kể lại bí mật về kho báu
Theo lời cha bà Vân, sau khi đến Sài Gòn, một mặt quân Nhật cho giam những tù binh vào một khu riêng biệt, mặt khác âm thầm thực hiện việc cất giấu vàng vào địa điểm bí mật. Về phần ông Lạng, sau khi bị tống giam trong ngục tối nhiều tháng trời, ông đã đào một đường hầm bí mật trốn thoát ra ngoài. Biết quân Nhật đang âm thầm chôn số vàng cướp bóc, ông bí mật ngày đêm theo dõi từng động thái. Một thời gian sau, ông Lạng phát hiện địa điểm luôn có đám quân Nhật canh giữ nghiêm ngặt bất kể ngày đêm. Một ngày nọ, lợi dụng lúc đám lính uống rượu no say, ông Lạng bí mật lẻn vào phía trong và phát hiện có một khu đất phía sau bị xới tung. Tại đây, ông Lạng đã tận mắt chứng kiến những thỏi vàng ròng lớn đã được vận chuyển xuống hầm một cách cẩn trọng. Không nghi ngờ gì được nữa, đó đích thực là địa điểm chúng đang chôn giấu số vàng khổng lồ cướp từ điền chủ, người giàu có và chính gia đình ông. Bí mật tra xét thông tin, ông Lạng nắm được số vàng phát xít Nhật chôn giấu lên đến 4,8 tấn. Tuy nhiên, khi Nhật chưa kịp vận chuyển số vàng phi nghĩa về nước thì Cách mạng tháng 8 nổ ra. Cách mạng thắng lợi, quân Nhật bị đuổi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà không được mang theo một tấc sắt. Vậy là, toàn bộ vàng chôn giấu đã nằm lại Sài Gòn. Địa điểm phát xít Nhật cất giữ số vàng bi mật, chỉ một mình ông Chế Quang Lạng nắm được.
Năm 1952, ông Lạng ra Bắc đưa gia đình quay lại Sài Gòn và sống gần khu vực Nhật chôn số vàng khổng lồ năm xưa. Bà Vân còn nhớ như in, lúc cha đưa gia đình vào Sài Gòn thì bà mới 17 tuổi. Ngày ngày, cha vẫn dẫn bà đi ngang qua địa điểm Nhật chôn vàng. Ông Lạng đã kể hết bí mật về kho báu và dặn con gái đợi thời cơ thích hợp sẽ giúp đất nước lấy lại những gì đã mất. Những năm sau giải phóng, ông Lạng chưa kịp đào kho báu thì qua đời vì tuổi cao sức yếu. Thời gian trôi qua, câu chuyện về kho báu, được thừa truyền lại cho cô con gái duy nhất. Thời thế thay đổi, gia đình bà nghèo dần nên không có điều kiện tiến hành đào bới và bà chôn giấu bí mật trong lòng cho đến nay. Bà Vân quả quyết, câu chuyện kho báu là có thật. Hiện tại, bà đã làm đơn tường trình gửi cơ quan chức năng chờ ngày khảo nghiệm. Nếu điều này được chứng thực thì câu chuyện ly kỳ này sẽ góp thêm sự phong phú cho những giai thoại kho báu trên đất Phương Nam.
Mong được hiến kho vàng cho Nhà nước
Bà Vân cho biết, đầu năm 2013, bà đã gửi bản tường trình hiến kho báu lên Sở Công an TP. HCM. Trong đó, bà miêu tả rõ những gì người cha quá cố đã tận mắt nhìn thấy: “Một cục vàng chiều dài 2 gang tay, ngang 1 gang, cao 1 gang tay. Trên bề mặt cục vàng có in chữ Minh Trị Thiên Hoàng, tất cả số lượng vào khoảng 4,8 tấn”. Bà Vân mong muốn được hiến số vàng trên cho Nhà nước và bù đắp phần nào những tổn thất năm xưa quân Nhật đã gây ra cho dòng họ Chế. Vậy nhưng, khi chính quyền chưa giải quyết thì đã có những kẻ hám lợi “ngửi được mùi”. Một số kẻ xưng là “nhà ngoại cảm” cứ rần rần đến tận nhà bà để phán đoán, mong được “xin lộc”. “Nay tôi đã tuổi già sức yếu, trước khi nhắm mắt, tôi chỉ muốn để lại chút gì đó cho hậu thế”, bà Vân tâm nguyện.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỄU - BLOG: LS. TRẦN VŨ HẢI KIẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU 258 BỘ LUẬT HÌNH...

TỄU - BLOG: LS. TRẦN VŨ HẢI KIẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU 258 BỘ LUẬT HÌNH...:     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----***----          Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2014  ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời hậu Xô viết, Nga đã một số lần nhượng bộ, chuyển giao cho Trung Quốc nhiều phần lãnh thổ

Thời hậu Xô viết, Nga đã một số lần nhượng bộ, chuyển giao cho Trung Quốc nhiều phần lãnh thổ

Đường biên giới quốc tế giữa Nga và Trung Quốc (TQ) dài hơn 4.300 km, đứng thứ sáu trên thế giới, bao gồm 2 phần: phía Đông dài và phía Tây ngắn hơn.
Bản thân đường biên giới này cũng như mối quan hệ Nga - Trung có một lịch sử lâu đời và gây ra khá nhiều xung đột, khởi thủy từ cuộc chinh phục Siberia. Biên giới Trung - Nga ngày nay hầu hết tồn tại từ thời Liên Xô trong khi đường biên giới Trung - Xô giống như biên giới giữa Nga và triều đại nhà Thanh, được xác lập bởi một số hiệp ước vào thế kỷ XVII cho đến hết thế kỷ XIX.
Suýt lãnh bom hạt nhân
Biên giới giữa Liên Xô (sau này là Nga) và TQ tồn tại tranh chấp lâu dài. Theo Hiệp ước Aigun (1858) và Hiệp ước Bắc Kinh (1860), Nga có được hơn 1 triệu km² vùng Manchuria rộng lớn ở miền Đông Bắc Á vốn thuộc về TQ và 500.000 km² khác ở phía Tây từ các hiệp ước khác.
Từ lâu, TQ đã xem những hiệp ước này là không công bằng và vấn đề này đã được nêu ra cùng với cuộc tranh chấp Trung - Xô. Cuối cùng, căng thẳng đã dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự cấp sư đoàn dọc biên giới vào cuối những năm 1960.
Nhà sử học TQ Liu Chenshan cho biết TQ đã 5 lần đối mặt với mối đe dọa hạt nhân và mối đe dọa nghiêm trọng nhất vào năm 1969, cao điểm của cuộc tranh chấp biên giới giữa Moscow và Bắc Kinh. Ông kể rằng các nhà ngoại giao Liên Xô đã cảnh báo Washington về kế hoạch tấn công TQ bằng vũ khí hạt nhân, đồng thời yêu cầu Mỹ đứng trung lập.
E ngại khả năng như nêu trên xảy ra, TQ đã xây dựng những căn hầm trú ẩn ngầm quy mô lớn, chẳng hạn như thành phố ngầm ở Bắc Kinh, trung tâm chỉ huy dự án ngầm 131 ở Hồ Bắc và trung tâm nghiên cứu hạt nhân dự án 816 ở Trùng Khánh.
Tuy nhiên, Moscow đã nghĩ lại sau khi Washington tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân vào 130 thành phố ở Liên Xô nếu nước này tấn công TQvà Mỹ sẽ coi như đó là khởi đầu Thế chiến thứ ba. Nhà sử học Liu cho rằng Mỹ xem Liên Xô là mối đe dọa lớn hơn TQ và muốn giữ một đất nước TQ hùng mạnh làm thế đối trọng với Liên Xô.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Richard Nixon lúc đó vẫn còn không bằng lòng vì 5 năm trước Liên Xô đã từ chối tổ chức cuộc tấn công phối hợp vào chương trình hạt nhân của TQ. Theo báoThe Telegraph, những lời khẳng định trên của nhà sử học TQ nhiều khả năng làm dấy lên cuộc tranh luận về một giai đoạn lịch sử hiện đại vẫn còn nhiều tranh cãi.
Sau cuộc tranh chấp Trung - Xô vào những năm 1950-1960 và lên cao điểm trong cuộc xung đột biên giới năm 1969, đã xảy ra hiện tượng quân sự hóa một cách quy mô dọc theo biên giới. Năm 1990-1991, Nga và TQ đồng ý rút quân khỏi các vị trí đóng quân dọc theo biên giới.
Bắc Kinh lấn tới
Sau khi Liên Xô tan rã, 4 quốc gia Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan thừa hưởng những phần biên giới khác nhau của Liên Xô trước đây. Về sau, qua nhiều giai đoạn, 2 bên Trung - Nga đã nhiều lần ký các thỏa thuận phân chia biên giới và Moscow đã nhiều lần nhượng bộ. Theo ước tính của nhà sử học Nga Boris Tkachenko, với thỏa thuận biên giới Trung - Xô 1991, TQ nhận được khoảng 720 km² lãnh thổ, kể cả khoảng 700 hòn đảo.
Vào năm 2005, qua việc phân chia biên giới Nga - Trung, TQ đã nhận được một loạt phần lãnh thổ có tổng diện tích lên đến 337 km2, bao gồm phần đất ở khu vực đảo Bolshoi (thượng nguồn sông Argun ở vùng Chita) và ở khu vực các đảo Tarabarov và Bolshoi Ussursky.
Người ta cho rằng với việc chuyển giao các hòn đảo như vừa nêu, bất đồng giữa Nga và TQ đã được giải quyết thỏa đáng.Đến năm 2008, Moscow ký kết các văn kiện tại Bắc Kinh khép lại vấn đề biên giới. Khi đó, TQ nhận được gần 74 km2 đất ở khu vực Khabarovsk. Như vậy, biên giới TQ lúc này đã dịch chuyển vào lãnh thổ nước Nga 50 km.
Đến năm 2012, khi kinh tế TQ phát triển song song với sức mạnh quân sự, Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Moscow thực hiện những sự nhượng bộ mới về lãnh thổ. Lần này, người ta nói về việc dịch chuyển đường biên giới vào sâu bên trong CH Altai thuộc Nga và khi đó, phần diện tích lãnh thổ mà phía Nga phải từ bỏ là 17 ha. Trong bản tin trên, hãng tin Regnum đã không cho biết lý lẽ do phía TQ đưa ra khi yêu cầu lấn biên giới như nêu trên.
Đáng chú ý là chẳng bao lâu sau khi công bố thông tin trên, chính phủ CH Altai đã thay đổi bản thông cáo báo chí của mình và con số 17 ha trên không còn xuất hiện trong văn bản đó nữa. Sau đó, 2 bên ký nghị định thư, đồng ý xem xét những bất đồng phát sinh tại phiên họp thường kỳ Ủy ban Nga - Trung về việc tiến hành kiểm tra chung đường biên giới…
Đó là chưa kể đến tham vọng thôn tính miền Viễn Đông mênh mông của Nga mà phía TQ vẫn ấp ủ từ lâu và tìm cơ hội thực hiện, như dư luận nước Nga đang lo ngại.
Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Nhật Bản, Afghanistan, Bhutan, Myanmar, Đài Loan, Kazakhstan, Lào, Brunei, Tajikistan, Campuchia, Indonesia, Kyrgyzstan, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Nepal, CHDCND Triều Tiên, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc (theo The Economic Times).
Hàng ngàn người mất mạng
Năm 1961, Liên Xô tập trung 12 sư đoàn và 200 máy bay dọc theo biên giới 4.380 km giữa 2 nước, đặc biệt là tại khu vực biên giới Tây Tạng ở phía Tây Bắc TQ; năm 1968, Liên Xô điều động 25 sư đoàn và 1.200 máy bay cùng với 120 tên lửa tầm trung.
Tháng 3-1969, cuộc xung đột biên giới Trung - Xô diễn ra tại khu vực sông Ussuri và đảo Damansky - Zhenbao; chiến sự quy mô nhỏ hơn diễn ra ở Tielieketi vào tháng 8 cùng năm. Theo báo Pravda, cuộc xung đột biên giới đã phát triển thành những trận đánh khốc liệt với sự tham gia của xe tăng, pháo binh và tên lửa, lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người, cả lính biên phòng Liên Xô và binh sĩ TQ.
Các năm sau đó, Moscow và Bắc Kinh đã nhiều lần cáo buộc nhau theo đuổi chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng.
>>> Toàn cảnh Căng thẳng ở biển Đông
Theo Ngô Sinh
Người Lao Động


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao TQ vẫn cố đầu tư vào Myanmar dù chi phí tăng cao nhiều lần?

Khi Myanmar còn sống dưới chế độ quân phiệt thẳng tay đàn áp đối lập, bị quốc tế lên án và phương Tây cấm vận kinh tế thì hầu như chỉ có quốc gia láng giềng phương Bắc làm hậu thuẫn cho nước ấy, bất chấp dư luận thế giới và xem thường mọi giá trị nhân văn. Điều đó chỉ có thể giải thích phần nào bằng sự đói năng lượng của một nước phát triển quá nóng với 1,3 tỉ dân, phải bằng mọi cách thu hút tài nguyên dồi dào của Myanmar và nhiều nước Á- Phi khác. Nhưng một lý do không kém phần quan trọng là chính sách bành trướng của Bắc Kinh núp dưới danh nghĩa “trỗi dậy hòa bình”. Theo “logic” của chính sách này, một phần Siberia, bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, Biển Hoa Đông, phần lớn Biển Đông Nam Á[1] đều thuộc chủ quyền Trung Quốc, còn những nước như Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam v.v. thì nằm trong vùng ảnh hưởng của nó. Hơn nữa, vị trí địa lý của Myanmar rất lý tưởng để tiếp cận vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Vì các lý do ấy nên khi Myanmar khởi sự quá trình dân chủ hóa và phương Tây lần lượt tháo gỡ lệnh cấm vận, Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư mạnh mẽ, mặc dù chi phí tăng lên rất nhiều so với dự tính, người dân Myanmar phản kháng ngày càng gay gắt hơn trước những vấn đề xã hội – môi trường do các dự án của họ gây ra và Tổng thống Thein Sein đã cho dừng việc xây dựng đập Myitsone khổng lồ vì “nó trái với ý chí của nhân dân”.
(Bài của Ying Hongwei. Phạm Hải Hồ dịch và giới thiệu)

Phần nhận xét hiển thị trên trang