Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Vừa là thách thức vừa là vận hội, đó là câu hỏi và câu trả lời của người Việt nam

Tài nguyên địa chính trị Việt Nam

Phạm Minh


 Ảnh bên:Biển Việt Nam là tài sản, không gian sống cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc

Tài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này


Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam hiện nay
Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp. Tổng thể ấy cấu thành từ rất nhiều yếu tố. Giá trị và ý nghĩa của từng yếu tố cũng không nhất thành bất biến. Chẳng hạn Việt Nam là một cửa ngõ của Lào và Campuchia ra biển, nhưng yếu tố này quan trọng đến đâu còn tùy theo Lào và Campuchia giàu mạnh đến đâu. Tài nguyên địa chính trị, do đó, không chỉ là địa thế như thuyết địa chính trị cổ điển vẫn hiểu, cũng không chỉ là cục diện như cách nghĩ của trường phái địa chính trị Kissinger, mà luôn là sự kết hợp của cái “thế” về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó. Chính cục diện chính trị-kinh tế xung quanh Việt Nam sẽ quyết định yếu tố nào là vượt trội, có tầm vóc chiến lược, trong các tài nguyên địa chính trị của Việt Nam.

Xét tham vọng và tầm với của các nước lớn hiện nay thì Việt Nam đang nằm trong bàn cờ chiến lược của bốn nước lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Ấn Độ.

Trước kia, Việt Nam từng đóng vai trò như là cửa ngõ chính của Trung Quốc thông xuống phía Nam. Nhưng đối với Trung Quốc hiện nay, vai trò ấy của Việt Nam đã mờ nhạt dần. Chiến lược của Trung Quốc hiện nay nhằm mở hai đường thông xuống phương Nam. Trên biển, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và tiếp tục chiếm một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa từ năm 1988. Trên bộ, Trung Quốc kết thân với Myanmar để mượn đường thông ra Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự ở Myanmar và dự định sẽ xây đường ống dẫn dầu từ cảng nước sâu Sittwe bên bờ vịnh Bengal của nước này lên Vân Nam, Trung Quốc. Với việc từng bước lấn chiếm biển Đông, Trung Quốc muốn tự mình sở hữu cái “then chốt” trên con đường biển nối nước họ với Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Vai trò cửa ngõ ra biển của Việt Nam đối với miền Tây Nam Trung Quốc cũng suy giảm sau khi Vân Nam đã mở đường ra Ấn Độ Dương qua ngả Myanmar, và Quảng Tây tăng cường phát triển các cảng biển của mình trên vịnh Bắc Bộ như Khâm Châu, Phòng Thành và giao thông với Vân Nam. Vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc tiếp tục bị hạ thấp sau khi Trung Quốc thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với Indonesia vào đầu năm nay. Indonesia là nước lớn nhất Đông Nam Á về dân số và diện tích nhưng chủ yếu là có vùng biển nối liền từ Ấn Độ Dương sang biển Đông. Như vậy, chỉ cần kiểm soát biển Đông, bắt tay với Myanmar và Indonesia, là Trung Quốc bảo đảm lưu thông tới Ấn Độ Dương, đồng thời có hai gọng kìm kẹp lấy Đông Nam Á.

Việc Trung Quốc tăng cường khống chế biển Đông và gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang vươn lên thành cường quốc thế giới và lãnh đạo khu vực, đã khiến các nước lớn Mỹ, Nhật và Ấn Độ đổ dồn con mắt về biển Đông, Đông Nam Á, và tìm biện pháp đối phó. Là nước muốn đóng vai trò “lãnh đạo thế giới”, Mỹ đương nhiên coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy ở tầm đại chiến lược. Hai nước Nhật và Ấn Độ không nuôi tham vọng toàn cầu nhưng muốn làm cường quốc châu Á, tất nhiên không muốn Trung Quốc nổi lên “lãnh đạo khu vực”. Nhật chọn liên minh chiến lược với Mỹ, đứng dưới sự “lãnh đạo thế giới” của Mỹ để chống lại sự “lãnh đạo khu vực” của Trung Quốc. Ấn Độ tìm một vị trí “tự do” hơn, nhưng chủ đạo cũng là liên minh chiến lược với Mỹ. Trên địa bàn châu Á, nổi lên tranh chấp quyền lãnh đạo khu vực giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là trục Mỹ-Nhật-Ấn.

 Trong bối cảnh đó, biển Đông và Đông Nam Á trở thành một địa bàn chiến lược trên bàn cờ quan hệ nước lớn. Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với Nhật. 90% dầu lửa mà Nhật tiêu thụ và hầu hết hàng hóa giao dịch giữa Nhật với Trung Đông và châu Âu phải qua đây. Chỉ cần Trung Quốc “thực thi chủ quyền” của họ trên biển Đông, cổ họng Nhật coi như nằm trong bàn tay Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, biển Đông cũng có tầm quan trọng sống còn. 80% dầu lửa nhập khẩu của Trung Quốc cũng như phần lớn hàng hóa thông thương giữa Trung Quốc với châu Âu và Trung Đông đi qua đây. Biển Đông tuy không sống còn đối với Mỹ nhưng có tầm quan trọng chiến lược. Nó án ngữ con đường ngắn nhất thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, cũng là một “huyết mạch chủ” của kinh tế khu vực, của Trung Quốc, đối thủ chủ yếu của Mỹ, và Nhật, đồng minh chính của Mỹ, trong khu vực.

Là nước chiếm giữ phân nửa các đảo đã bị chiếm trên quần đảo Trường Sa, đồng thời đóng chốt trên một số bãi ngầm ngoài khơi thềm lục địa Nam bộ, lại có bờ biển chạy dọc theo hải trình quốc tế, Việt Nam là nước có lợi thế nhất về mặt địa lý trong việc khống chế biển Đông. Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước tiếp giáp nhiều nhất và chiến lược nhất với Trung Quốc, lại có lịch sử lâu dài nhất và kinh nghiệm dày dạn nhất trong đối xử với Trung Quốc. Do đó, các nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đều muốn Việt Nam đóng một vai trò tích cực và nếu cần, then chốt trong việc bảo đảm an ninh biển Đông cho họ và muốn Việt Nam đứng về phía họ trong trường hợp tranh chấp nước lớn trở nên gay gắt.

Như vậy, từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng ý nghĩa chiến lược của biển Đông, Đông Nam Á và Việt Nam trên bàn cờ chiến lược quốc tế. Việt Nam trở nên có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Nhật. Với Mỹ, Việt Nam cũng từ một chương sử cũ trở thành một vị trí chiến lược. Hai nước này đều muốn Việt Nam trở thành đồng minh quan trọng của họ ở Đông Nam Á. Trong khi ấy thì tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam trên biển Đông khiến Việt Nam không thể đóng vai trò đồng minh chiến lược của Trung Quốc trong khu vực. Ngược lại, Việt Nam là vật cản lớn nhất trên con đường nam tiến của Trung Quốc.

Chính sách nam tiến của Trung Quốc là một phần trong đại chiến lược “hòa bình trỗi dậy” của nước này. Con đường này được Trung Quốc chia làm ba giai đoạn:

- Giai đoạn đầu gọi là “ấp ủ”, hình thức là bảo vệ, tiêu chí là “chủ quyền lãnh thổ không thể bị chia cắt”;

- Giai đoạn giữa gọi là “tạo dựng”, hình thức là chủ động, tiêu chí là “thu hồi lại những vùng đất đã mất”;

- Giai đoạn cuối gọi là “kinh lược”, áp dụng các biện pháp nhằm làm cho cộng đồng quốc tế chấp nhận trật tự chính trị-kinh tế có lợi cho Trung Quốc, tiêu chí là “đạt đến cân bằng và ổn định chiến lược”.(*)

Trong đoản kỳ, nhìn nhận thực lực của mình còn hạn chế, Trung Quốc xác định vẫn ở giai đoạn 1. Về trung hạn, vào giai đoạn 2 của “hòa bình trỗi dậy”, Trung Quốc sẽ tìm cách “thu hồi chủ quyền” trên biển Đông và Đài Loan. Trong dài hạn, vào giai đoạn 3, Trung Quốc sẽ đảm lãnh vai trò cầm trịch trật tự ở khu vực và thế giới. Cùng lúc với Trung Quốc, các cường quốc khác cũng có đại chiến lược của mình, mà về cơ bản cũng có thể chia làm ba giai đoạn tương tự như của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thực lực mạnh hơn nên Mỹ đã ở giai đoạn 3 và Nhật đã ở giai đoạn 2 trên con đường trỗi dậy riêng của họ. Mỹ cho việc họ chi phối trật tự thế giới, can thiệp vào các ổ bất ổn là trách nhiệm của họ. Nhật đang tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng vũ trang, mở rộng khu vực lợi ích sống còn của họ. Trong khi đó thì Ấn Độ mới đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn 1. Tất cả những điều này tạo ra tính phức tạp của một cuộc tranh đua quyền lực nước lớn nhiều giai đoạn cùng một lúc. Việt Nam cần hết sức sáng suốt và quyết đoán để chèo lái thành công trong vùng nước xoáy này.

Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong khi cục diện chính trị khu vực có xu hướng phân tán thì cục diện kinh tế lại có xu hướng hội tụ. Các thế lực kinh tế thị trường đang hoạt động rất mạnh tại các nước trong khu vực, tạo ra nhu cầu liên kết và giao thương to lớn giữa các nước, các địa phương. Trong bối cảnh ấy, lợi thế địa lý của Việt Nam do nằm kề “trục lộ xương sống” của kinh tế khu vực, đặc biệt khu vực miền Nam và miền Trung ở vị trí “bản lề” giữa biển và đất liền, ngay tâm hình học của miền Đông Nam châu Á, nếu được phát huy mạnh mẽ sẽ là nguồn tài nguyên vô giá giúp Việt Nam phồn thịnh. Việc phát huy tài nguyên địa chính trị của Việt Nam có thể diễn ra theo hai hướng: 1. làm “cửa ngõ” ra biển của nội địa châu Á; 2. làm “đầu cầu” trên đất liền của con đường giao thương - trên biển và trên không - qua biển Đông.

Từng phần lãnh thổ Việt Nam có thể đóng vai trò “cửa ngõ” của nội địa châu Á thông ra Thái Bình Dương. Miền Bắc làm cửa ngõ ra biển của miền Tây Nam Trung Quốc. Miền Trung làm cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Thái Lan, Lào, có thể cả Myanmar. Miền Nam làm cửa ngõ ra biển của Campuchia. Tuy nhiên, “cửa ngõ” chỉ có thể sầm uất khi nội địa có sức sản xuất mạnh. Xét thực lực của các trung tâm sản xuất trong nội địa nói trên, vai trò “cửa ngõ” chưa phải là một “chìa khóa” cho sự đi lên của Việt Nam. Như vậy, chỉ còn cách là phải “kéo” được các luồng giao thương qua khu vực biển Đông vào Việt Nam.

Nhìn vào bản đồ, ta thấy Việt Nam có thể hướng tới vai trò “trạm trung chuyển” cho tuyến giao thông biển xuyên khu vực, và vai trò “trục bản lề” miền Đông Nam châu Á (tính cả Nam Trung Quốc, Đài Loan và Đông Ấn Độ). Tuy nhiên, có mấy khó khăn lớn. Một là, vai trò “trục bản lề” chỉ có thể phát huy sau khi Việt Nam đã làm tốt vai trò “cửa ngõ” và “trạm trung chuyển”. Hai là, trong khu vực đã có Hồng Kông và Singapore đóng vai trò trạm trung chuyển. Với điều kiện kỹ thuật và cao trình phát triển hiện nay, khu vực Đông Nam Á không cần có thêm một trung tâm nào nữa cỡ Hồng Kông và Singapore.

Để Việt Nam có thể bứt phá, trở thành một “đầu mối” của con đường giao thương qua biển Đông, chỉ còn cách là phải liên kết với các đầu mối khác trên con đường này, thông qua chiến lược “lan tỏa”, hình thành nên một đầu mối nữa trên lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, Việt Nam đã có những bước đi ban đầu trong việc kết nối kinh tế với Nhật và Singapore. Đây là những bước đi hợp quy luật vì sự cần nhau giữa Việt Nam, Nhật và Singapore ở mức độ khá lý tưởng. Trong viễn tượng nối kết kinh tế giữa ba nước, Việt Nam cần trở thành hậu phương đất liền của Singapore - trung tâm tài chính, dịch vụ, môi giới, nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á nhưng thiếu không gian và nhân lực. Mặt khác, Việt Nam phải thu hút tư bản, công nghệ và tri thức của Nhật để trở thành một tụ điểm kinh tế hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á và trên con đường sang không gian châu Á-Ấn Độ Dương.

Trong quá trình phát triển, Việt Nam sẽ phải đối phó với sự chênh lệch tài nguyên địa chính trị giữa các vùng, miền ở trong nước, dẫn đến phát triển mất cân đối giữa các địa phương. Lợi thế của một địa phương không chỉ nhờ “địa lợi”, “nhân hòa” mà còn nhờ “thiên thời”. Lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã từng là đầu mối của con đường giao thương qua biển Đông trong quá khứ. Nhưng vị trí của “đầu mối” ấy dịch chuyển dần theo đà tiến bộ của kỹ thuật giao thông, từ hai đầu mối ở miền Bắc (xứ Giao Chỉ cũ) và miền Nam (xứ Phù Nam cũ), hợp vào một đầu mối ở miền Trung (xứ Chămpa cũ), rồi chuyển vào miền Nam (vùng Đồng Nai-Bến Nghé). Giao Chỉ và Phù Nam thịnh vào nửa đầu thiên kỷ thứ nhất, Chămpa thịnh vào nửa đầu rồi tàn lụi vào nửa sau thiên kỷ thứ hai, cuối cùng nhường vai trò cho miền Đồng Nai-Bến Nghé, để rồi chính miền này cũng phải đấu tranh để khỏi bị bỏ qua, khi các con tàu đi biển không còn bị bắt buộc phải cập bến từng chặng ngắn nữa và khi miền Nam bán đảo Đông Dương chưa tự mình là một trung tâm sản xuất mạnh.

Ngày nay, miền Bắc nằm xa con đường hàng hải chính qua biển Đông, lại bị đảo Hải Nam chặn trước mặt, nên không thể trở thành vị trí của một “đầu mối” trên con đường biển ấy. Miền Trung tuy có bờ biển như “bao lơn” trên Thái Bình Dương, có nhiều vịnh nước sâu, kín gió, nhưng địa hình chia cắt, tính liên thông với các trung tâm sản xuất khác trong nội địa kém, nên khó phát huy được lợi thế. So với miền Đông Nam bộ, miền Trung có nhược điểm là không gian phát triển manh mún, phân tán, hậu phương thưa dân, sản xuất yếu, sức mua nhỏ. Bản thân miền Đông Nam bộ đã là đầu mối của một tiểu khu vực bao gồm cả miền Tây Nam bộ, miền Trung và Campuchia. Do đó, lợi thế của miền Trung (vị trí “bao lơn”, các vịnh nước sâu, kín gió) chỉ có thể được phát huy một cách hiệu quả nếu miền Trung hướng tới gắn mình vào luồng giao thương quốc tế, đầu tư nhắm vào xuất khẩu, không nhất thiết phục vụ thị trường nội địa.

Tài nguyên địa chính trị có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với vận mệnh của một đất nước. Sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên địa chính trị. Trong bối cảnh chính trị-kinh tế quốc tế hiện nay, một trật tự thế giới mới đang ló dạng, trong đó Việt Nam nằm ở một vị trí tương đối trung tâm của tranh chấp nước lớn và liên kết kinh tế của khu vực. Điều này đang đặt ra những thách thức to lớn, nhưng cũng đem lại những vận hội không nhỏ cho Việt Nam.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đổi giọng với Ấn Độ, TQ nói 2 nước là 'đối tác tự nhiên', là 'hàng xóm thân thiện'

Một thế giới

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) bắt tay ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) bắt tay ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 9.6, nói hai nước Trung - Ấn nên là “đối tác tự nhiên” hơn là đối thủ của nhau.
"Chúng ta là hàng xóm thân thiện"
Theo AFP, trong phát biểu tại một cuộc họp báo sau đó ở New Delhi, Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh đã nhận thấy một sự thay đổi “chiều gió” kể từ khi ông Modi chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng trước và sẵn sàng hỗ trợ chương trình “trẻ hóa đất nước” của tân thủ tướng Ấn Độ.
“Thông điệp quan trọng nhất mà tôi mang đến đây là, trên con đường để trẻ hóa đất nước, Trung Quốc luôn đứng bên cạnh các bạn. Trung Quốc và Ấn Độ là đối tác tự nhiên. Chúng ta là hàng xóm thân thiện và là đối tác cho những nhu cầu chiến lược của nhau”, ông Vương nói, với tư cách là một sứ giả cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ý kiến của ông Vương được đưa ra sau cuộc hội đàm kéo dài 45 phút với Thủ tướng Modi, trong một dấu hiệu cho thấy mong muốn cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ vốn đã trở nên căng thẳng bởi tranh chấp biên giới và tranh giành ảnh hưởng.
Trước cuộc họp, ông Modi đã nói rõ rằng, ông có ý định theo đuổi một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn so với chính phủ trung tả trước đây và sẽ không “né tránh” các cuộc đối đầu nếu cần thiết. Từ lâu, ông Modi - một lãnh đạo của đảng cánh hữu Bharatiya Janata đã cho rằng Ấn Độ đã phải chịu sự “ức hiếp” và bị mất đất cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Modi cũng cho rằng một “Ấn Độ tự tin và tự lực cánh sinh”, muốn quan hệ hòa bình và thân thiện với tất cả các nước.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj. Ảnh: Reuters 
Bên cạnh việc khẳng định Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ, ngoại trưởng Vương cũng cho biết ông “hy vọng” chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ đến thăm New Delhi vào cuối năm nay và xác nhận rằng, hai nước đã tiến hành thảo luận về chuyến đi trên.
Mặc cho được biết đến là người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, ông Modi cũng không ngần ngại thể hiện sự ngưỡng mộ của mình đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong một thập kỷ qua. Trong thời gian làm thủ hiến bang Gujarat, ông Modi đã có nhiều chuyến thăm Bắc Kinh.
Trong một bài phát biểu vào đêm 8.6, Thủ tướng Modi nhận định “nếu Ấn Độ muốn cạnh tranh với Trung Quốc, nên tập trung vào kỹ năng, quy mô và tốc độ”.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ với kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 70 tỉ USD. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc đã tăng từ 1 tỉ USD giai đoạn 2001-2002 lên hơn 40 tỉ USD trong năm  2013.
Tây Tạng - mối trở ngại cho quan hệ Trung - Ấn
Trong khi truyền thông Trung Quốc đồng loạt lên tiếng ca ngợi tân Thủ tướng Ấn Độ là một đối tác mới thực dụng về các vấn đề kinh tế, giữa lúc chuyến đi của ngoại trưởng Vương Nghị thì có một hình ảnh có thể gây trở ngại cho sự khôi phục mối quan hệ giữa hai bên: một người đàn ông Tây Tạng đã ngồi hàng đầu trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Modi hồi tháng trước
Theo New York Times, đó chính là ông Lobsang Sangay, người đứng đầu chính phủ Tây Tạng lưu vong - một người hiếm khi được mời tới những buổi lễ chính thức vì sợ kích động cơn thịnh nộ của Trung Quốc.
Trước đây, Trung Quốc thường hay lên án người lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng - đức Đạt Lai Lạt Ma cùng những người lưu vong là ly khai, đồng thời cắt đứt hay hạ cấp quan hệ ngoại giao với chính phủ các nước chấp nhận họ.
“Tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ được sắp xếp ngồi ở hàng ghế cuối, miễn là tôi có thể ngồi trong bóng râm. Nhưng sau khi tôi đưa vé cho họ, họ đã nói với tôi hãy ngồi ở hàng ghế trước”, ông Sangay, người vừa bị Thủ tướng Na Uy từ chối tiếp, kể.
Sự hiện diện của ông Sangay tại sự kiện này theo yêu cầu của Rashtriya Swayamsevak Sangh, một tổ chức của người Hindu đã giúp đỡ sự nghiệp chính trị của ông Modi, khiến Trung Quốc phải gửi đơn khiếu nại chính thức đến Ấn Độ, theo The Times of India.
Vào sáng sớm ngày 8.6, trước khi ông Vương đến New Delhi, lực lượng an ninh đã siết chặt an ninh tại các khu vực xung quanh một khu phố của người Tây Tạng ở phía bắc Delhi. Tại đó, hàng trăm nhà hoạt động của Đại hội Thanh niên Tây Tạng đã lên kế hoạch biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng đã không thành công.
Cảnh sát Ấn Độ đã chốt chặn tại một khu phố của người Tây Tạng ở New Delhi ngày 8.6. 
Ảnh: AP
Cách đây 2 năm, trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, một thanh niên Tây Tạng lưu vong đã tự thiêu để phản đối chính sách của Trung Quốc ở Tây Tạng. Người thanh niên 26 tuổi này sau đó đã qua đời.
Ngay cả trong bối cảnh ông Modi đang theo đuổi một mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Trung Quốc, thì cơ quan an ninh Ấn Độ cũng đã đưa ra nhiều nghi ngờ. Vào ngày 8.6, một tờ báo Ấn Độ trích dẫn một tài liệu mật bị rò rỉ của Cục tình báo Ấn Độ cho ha,y Trung Quốc đang có sự hiện diện quân sự ở khu vực Kashmia do Pakistan kiểm soát.
Hoài Anh (tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Áo Gấm đi đêm


Chẳng cứ gì người Việt ta, loài người nói chung thì ai cũng muốn cái hay cái tốt của mình được thiên hạ biết đến cả. Nó sẽ là tài sản chung của loài người, và được các thế hệ sau hưởng thụ, phát huy. Có như vậy thì những điều tốt đẹp mới được nhân lên ngày một nhiều, nếu không sẽ thiệt thòi cho nhân loại lắm.  Ấy là chưa kể trong nhiều lĩnh vực, nó còn là quyền được thông tin của con người nữa. Ví như quản lý công, ngân sách nhà nước, bầu cử, các quyền con người...; đó là những lĩnh vực không của riêng ai, là tài sản chung, nên phải được công khai minh bạch cho mọi người dân được biết. Điều này không chỉ nói miệng đâu, mà được quy định trong luật hẳn hoi đấy.
Vậy thì làm cách nào để người ta có thể biết đến cái hay cái tốt của mình? Trước hết là bạn không được che dấu những ưu điểm bản thân, sau nữa là phải tự do và minh bạch thông tin. Nếu tự nói là mình tốt, mình hay thì sẽ không ai tin cả. Mọi người chỉ có thể tin tưởng khi biết đó là sự thật. Vả lại luật báo chí quốc tế nghiêm lắm, phóng viên mà đưa tin không đúng sẽ bị kiện ra toà ngay. Như vậy là vừa bị toà soạn kỷ luật vừa bị toà án phạt đền bù trách nhiệm nữa.
Bao giờ cũng vậy, muốn được chiêm ngưỡng sự vật nào đó thì người ta phải chờ ánh sáng công luận. Chừng nào cái bí ẩn kia còn ở trong bóng tối thì còn phải mòn mỏi trông chờ, vì không biết thực hư ra sao.
Vì vậy mà có những chuyện khiến cho thiên hạ chờ đến mỏi mắt. Bởi nghe nói là vĩ đại và đỉnh cao trí tuệ lắm, nhất là nó lại nằm trong màn đêm bí ẩn nữa. Nhưng sự đời là vậy, càng bí ẩn bao nhiêu thì càng gây cho người ta sự tò mò bấy nhiêu. Cũng vì muốn khám phá cái “vĩ đại” và “đỉnh cao trí tuệ” kia mà lắm người đã phải ngồi tù, thậm chí là bỏ mạng. Thành ra mọi người sợ hãi mà hình dung cái “vĩ đại” kia như một con quái vật khổng lồ nấp trong bóng tối. Nó tóm lấy và nuốt chửng bất cứ ai cố gắng lôi nó ra ánh sáng. Nhưng nhất định người ta sẽ không bỏ cuộc, vì sự phát triển của loài người là quá trình khám phá và chinh phục những điều bí ẩn.
Cho đến bây giờ, những người nỗ lực khám phá đều đang ở trong tù, vì vậy mà chưa ai biết quái vật kia hình thù như thế nào cả. Không chỉ cả dân tộc Việt Nam khát khao, mà thế giới cũng mong chờ lắm. Lo lắng và sợ hãi, người ta đặt cho nó cái tên “Quái vật”. “Quái vật” bắt người dân phải đi theo con đường mà nó đã lựa chọn. Những ai chống lại đều bị giết hại, bỏ tù, đánh đập và sĩ nhục đủ điều. Dĩ nhiên là ai cũng sợ hãi nó. “Quái vật” cấm tự do thông tin, chỉ duy nhất hệ thống truyền thông của nó là được phép hoạt động. Đó là nguyên nhân mà hình ảnh của nó luôn nằm trong bức màn bí ẩn. Người ta được nghe quá nhiều điều tốt đẹp và vĩ đại, mà lại không được tận mắt chứng kiến sự thật bao giờ. Trong vương quốc của “Quái vật”, mọi quyền lực đều bị thâu tóm, không một ai được phép hoạt động.
“Quái vật” giới thiệu về bản thân như sau: Công bằng, dân chủ, văn minh, vinh quang và vĩ đại. Vì vậy mà toàn thể người dân mong có một ngày được thấy chân tướng kia lắm. Họ chờ đến phút giây nó bước ra khỏi bóng tối để hiện ra ánh sáng loài người.
Trong khi chờ đợi, người ta vẫn không ngừng thắc mắc rằng:
Nếu “Quái vật” nhân ái, vĩ đại, quang vinh thì tại sao lại không muốn cho mọi người biết, mà lại đi bưng bít thông tin? Nếu thực sự tốt đẹp như vậy thì việc có nhiều  phái tồn tại sẽ làm cho “Quái vật” được nổi bật và vẻ vang hơn chứ? Cớ sao lại phải cấm? Ông cha ta có câu “Áo gấm đi đêm”. “Quái vật” có nhiều ưu điểm như vậy mà chỉ một mình biết, một mình hay thì có thiệt thòi và lãng phí quá không?
Khi mà trong lớp học chỉ có một cậu học sinh duy nhất. Quý vị sẽ có phản ứng thế nào khi nghe cậu ta nói:
- Tôi là học sinh giỏi và tốt nhất lớp.
Hẳn là quý vị ngạc nhiên và buồn cười lắm. Buồn cười đến nổi không cần phải đi xem phim hài nữa. Vì chẳng có phim hài nào qua mặt được tình huống này cả.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rối loạn Triều Đình


Bà lão ngồi xuống ghế, bỏ cái nón lá ra khỏi đầu rồi bắt đầu kể lể, nước mắt vòng quanh:
- Khổ lắm cô ơi! Mấy bữa trước họ cho xe ủi và công an, dân phòng đến phá bỏ nhà của tôi và mấy nhà xung quanh rồi. Còn chú em tôi và một nhà nữa đang cố bám trụ, họ nói là hôm nay cũng sẽ giải tỏa nốt. Vợ chồng tôi đã già, bây giờ phải soạn đồ đạc đến ở nhờ chỗ đứa cháu họ. Ông lão nhà tôi sức yếu, lại bị rối loạn Triều Đình (Rối loạn tiền đình), nên thi thoảng lại choáng và ngất, phải cấp cứu suốt đó cô...
Đến đây bà ngẹn ngào mà không nói được nữa, bưng mặt nức nở. Cô Xuân thương cảm, cầm tay bà lão an ủi:
- Thôi! Bà cũng đừng buồn nữa mà nhỡ ốm ra thì khổ. Còn giữ sức khoẻ mà chăm sóc ông chứ. Đằng nào việc cũng đến rồi, mình không thể làm khác ngay được. Biết là cái sự nó vô lý như vậy, nhưng thời buổi này nhiễu nhương. Chắc là phải có thay đổi thôi bà ạ. Không lẽ ông trời cứ để kẻ ác hoành hành mãi?...
Nghe những lời động viên, bà lão đã có phần nguôi ngoai, lau nước mắt rồi nói:
- Còn nhà chú em không biết ra sao. Họ nói là hôm nay sẽ cưỡng chế. Bây giờ tôi phải đến đó để xem thế nào cô ạ...
Nói rồi bà hốt hoảng đứng dậy, cắp nón le te đi ra, khiến cô không kịp khuyên can gì cả. Cô Xuân ái ngại nhìn theo cái dáng tội nghiệp của bà lão, trơ trọi như chiếc lá vàng bé nhỏ trong bão táp cuồng phong.
Bà lão với cô Xuân là chỗ đi lại thân tình. Có chuyện gì bà cũng đến đây tâm sự, như để trút bỏ nổi lòng. Chuyện gia đình, chuyện xóm làng, bà đều đem nói với cô. Nhà bà lão ở thôn dưới, đi bộ chừng dăm phút thì đến nơi. Bây giờ chỉ có hai vợ chồng già ở với nhau. Ông lão - chồng bà – là giáo viên về hưu, còn bà thì vốn xưa nay ở nhà làm nghề nông. Ông bà có ba đứa con, giờ này đều sinh sống và làm ăn xa. Tháng trước nghe đâu nhà nước có chủ trương quy hoạch đất đai gì đó. Không may nhà ông bà và mấy hộ xung quanh bị rơi vào diện quy hoạch. Mọi người đều phản đối, không chịu nghe theo chủ trương. Vì cơ ngơi mấy nhà mặt đường đang bề thế, tự dưng bây giờ họ dẹp bỏ, rồi đền bù như kiểu là đất hoang vậy. Số tiền mà người ta tính cho mỗi hộ, bây giờ không đủ cất một cái chòi để ở, chứ đừng nói là mua đất mà làm nhà mặt đường như trước đây. Vì vậy mà người dân quyết tâm không chịu di dời. Thế rồi mấy bữa trước chính quyền cho xe ủi đến để cưỡng chế và giải tỏa. Ông lão vì xót của nên đứng ra phản đối, bị họ xô ngã mà ngất xỉu phải nhập viện. Tội nghiệp! Ông lão sức khỏe vốn đã yếu, lại bị chứng rối loạn Tiền Đình sẵn.
Khi bà lão đến khu cưỡng chế thì đã thấy người và xe đông ùn ùn. Máy xúc đã đậu ở đó đợi sẵn. Cảnh sát giao thông đang thổi còi toe toét để dẹp đường. Mấy tay dân phòng đeo băng đỏ, tay cầm dùi cui đi lại với vẻ mặt đầy sát khí. Công an mặc sắc phục đông lắm, đứng dàn đội hình như chuẩn bị đánh trận vậy. Người dân thì bu vào xem vòng trong vòng ngoài, bàn luận, chỉ trỏ.
Bà lão cố chen vào đám đông để mà chứng kiến sự việc. Lúc này mấy công an mặc sắc phục đang gỡ bỏ những chướng ngại vật do Thanh - cậu em trai bà - dựng lên trước nhà để ngăn cản cưỡng chế. Có lẽ sau công việc này, họ sẽ cho máy húc vào ủi sập ngôi nhà? Thanh đang vật lộn với mấy tay dân phòng, quần áo rách te tua. Anh cố vùng vẫy thoát ra, để mà xông vào đám công an. Vốn bị tật nói ngọng và lắp từ nhỏ, nên việc phát âm của Thanh rất khó khăn. Tuy nhiên trước việc ngôi nhà thân yêu của mình sắp bị người ta ủi sập, giờ đây anh nói nhiều hơn bao giờ hết.
Một tay thì vẫn bị đám dân phòng giữ chặt, tay kia anh chỉ vào đám công an mà hét lên thất thanh:
- Túng mày nà...nà...một nũ ăn cướp nhá. Chủ tương một...một đằng, chúng mày đi nàm...nàm...một lẻo...
Người dân xung quanh, mỗi người một ý. Kẻ thì đồng tình, người phản đối. Lắm kẻ còn bưng miệng cười ngặt ngẽo vì cái tật nói lắp của khổ chủ.
Nhận thấy hai chiếc máy ủi rồ ga chuẩn bị lao vào nhà mình, khổ chủ vùng thoát ra được khỏi tay kẻ thừa hành mà lao lên phía trước. Vì gắng sức quá, lại trong cơn giận dữ tuyệt vọng nên anh bị ngã dụi xuống đất. Lập tức mấy công an nữa liền lao vào cùng hỗ trợ mà giữ chặt lấy. Bất lực giữa vòng vây, Thanh hét lên trong nước mắt:
- Tao nguyền rủa túng...túng mày. Một nũ...nũ...ăn cướp ban ngày!...
Anh hàng xóm cũng thuộc diện nhà bị cưỡng chế hôm nay, lúc này hoảng quá mà lao ra chặn đầu chiếc xe ủi, không cho nó tiến lên. Thấy tình hình diễn biến phức tạp, tay chỉ huy liền ra lệnh cho đám công an bắt hai anh chủ nhà lại, còng tay và tống lên xe ô tô chờ sẵn. Hai người vùng vẫy la hét và chửi bới ầm ỷ. Xót ruột vì thấy chồng bị còng tay giải đi, chị vợ anh Thanh liền nằm lăn đùng ra đất mà gào lên thảm thiết:
- Bớ làng nước ơi! Nhà nước ăn cướp! Nhà nước bắt dân...
Đám đông lúc này, từ chỗ vô cảm ban đầu, nay có nhiều người thương cảm mà sụt sịt khóc. Người ta thì thầm với nhau: “Phá nhà người ta , rồi còn bắt người nữa. Lạ nhỉ?”. “Mà đền bù kiểu gì vậy, như là cướp không à”. “Đang có nhà cửa đàng hoàng, bây giờ thành ra vô gia cư. Rõ tội nghiệp!”...
Chiếc xe ô tô chở hai khổ chủ rồ ga chạy mất, xả khói đen vào đám đông đang ngơ ngác, hoang mang. Liền lúc đó hai chiếc xe ủi rồ ga lao vào, căn nhà đổ sụp lẫn trong đám bụi mù mịt. Tiếng la hét của gia chủ chìm đi trong âm thanh của động cơ gầm rú.
Chừng một tháng sau. Bữa nọ cô Xuân đang ngồi bày cho đứa cháu học bài, thì thấy bà lão tìm đến, miệng hớt hải:
- Nguy rồi cô ơi! Chỗ đất cũ nhà tôi, bây giờ đang làm dự án xây dựng khách sạn Mini, do tay cháu ruột của lão bí thư làm chủ đầu tư. Ông lão nhà tôi hay tin, uất quá mà ngất đi. Lại bị rối loạn Triều Đình rồi...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ Nhân áo trắng - Truyện ngắn


Trời nhập nhoạng tối, con đường trước ngõ lúc này chỉ là một dải nhờ nhờ, không còn nom rõ nữa. Trên mấy cành ổi trong vườn, lũ đom đóm chấp chới lập lòe. Văn Lang mang cái ghế tựa ra ngoài sân, ngồi dưới giàn hoa thiên lý để hóng mát. Gớm! Đang mùa hè nóng bức thế này mà lại mất điện. Ngoài trời gió thổi nhè nhẹ, không khí dễ chịu hơn khi ở trong nhà. Ngôi nhà Văn Lang ở cuối xóm, đối diện là cánh đồng lúa xanh mướt, mênh mông. Dọc theo bờ mương, là con đường liên xã quanh co chạy trước nhà. Lúc này trời đã tối hẳn, cảnh vật chìm trong bóng tối, nhưng anh vẫn chưa thắp nến lên, vì cứ để thế cho mát. Năm nay Văn Lang đã ngoài 30 tuổi, người ta vẫn thấy anh ở vậy một mình mà chưa lập gia đình. Song thân đều đã mất cách đây mấy năm. Lẽ thường, anh phải tìm người để nâng khăn sửa túi và chăm lo gia đạo.

 Gió nồm từ cánh đồng thổi vào mát rượi, mơn man da thịt.  Cả ngày nóng bức, giờ này khí hậu mát mẻ khiến dễ sinh buồn ngủ. Văn Lang ngã lưng vào ghế mà lim dim mắt. Chợt có cảm giác như một luồng điện chạy qua người, làm anh choàng tỉnh. Dường như có một hình ảnh mờ ảo hiện ra trước mặt. Anh căng mắt nhìn kỹ thì thấy bóng một người mặc áo trắng từ ngoài ngõ đang đi vào. Cái bóng đó cứ lớn và rõ dần, khi đến gần thì hóa ra là một người con gái.

 Anh đang bâng khuâng thì người đó đã cất lời, giọng nhẹ nhàng thánh thót:

- Chào anh. Anh đang ngồi hóng mát?...

Văn Lang líu ríu:

- Cô...là?...

- Em đi làm đồng về qua đây. Vì khát quá nên vào xin anh chút nước uống. Nhà em ở xã bên...

À! Thì ra một cô gái ghé vào xin nước uống. Văn lang đứng dậy rồi nói:

- Cô chờ tôi thắp nến đã nhé. Nhà đang bị mất điện...

Rồi anh đi vào nhà để thắp nến. Ngọn lửa lóe lên bập bùng, bấy giờ mới có thể nhìn rõ mọi vật. Trước mắt Văn Lang lúc này là một cô gái có vẻ đẹp mê hồn, dáng điệu thướt tha, sóng mắt long lanh. Văn Lang ngỡ ngàng như người mất hồn, rót nước mà tràn cả ra ngoài. Đặt cốc nước xuống bàn, anh lắp bắp:

- Mời cô ngồi..uống...nước.

Cô gái nhoẻn miệng cười rồi nhẹ nhàng ngồi xuống, nụ cười như đóa hồng hé nở. Ngước mắt nhìn Văn Lang, cô e thẹn cất lời:

- Tên em là Kim Hồng...

Trong ánh nến mờ tỏ, nhan sắc của Kim Hồng khiến hoa nhường nguyệt thẹn. Dáng điệu lả lướt mảnh mai, khuôn mặt thanh tú như tiên giáng trần vậy. Vốn là người khó tính với đàn bà con gái, nhưng lúc này Văn Lang như đang lạc vào cõi mê tình ái. Chàng nhìn Kim Hồng đăm đăm mà không còn biết tỏ vẻ ngượng ngùng gì cả. Lúc sau mới thốt lên:

- Nếu là người trong vùng thì cô cũng ít đi ra ngoài. Vì tôi chưa bao giờ gặp ai xinh đẹp như vậy cả?...

Kim Hồng cúi mặt e thẹn, như đón nhận lời khen tặng từ anh. Cô lại nhoẻn miệng cười khiến anh như ngây ngất trong men say. Khi cô cười, anh mới để ý bên khóe miệng có một nốt ruồi đỏ màu son, như càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng.

Thấy Văn Lang nhìn mình ngây ngất, Kim Hồng ngượng ngùng đứng lên mà rằng:

- Cảm ơn anh đã tiếp đón. Bây giờ em xin phép về kẻo bố mẹ đang mong...

Lúc này Văn Lang mới sực tỉnh, nói như mộng du:

- Không có gì! Khi nào rảnh lại mời cô ghé chơi...

- Dạ!...

Nói rồi Kim Hồng liếc mắt đưa tình cho anh mà nhẹ nhàng quay gót trở ra. Văn Lang ngơ ngẩn, nhìn theo bóng cô cho đến khi khuất hẳn mới thôi. Tiếng Chó mấy nhà hàng xóm lúc này thi nhau sủa loạn xạ. Kim Hồng vừa đi ra khỏi nhà một lúc thì đột nhiên lại có điện, căn nhà sáng bừng cả lên. 

o0o

Từ bữa đó Văn Lang ngày nào cũng tương tư đến người đẹp, và cho rằng cuộc gặp gỡ đó như là một mối nhân duyên mà số phận đã dành cho chàng. Người đâu mà xinh đẹp lạ thường, ăn nói lại nhẹ nhàng có duyên. Tuy không nói với ai, nhưng trong lòng anh lúc nào cũng nhớ thương, hy vọng cô lại ghé thăm. Đã ba hôm qua đi kể từ buổi đầu hội ngộ, vẫn không thấy Kim Hồng đến chơi. Anh đã có ý ngóng trông, vì lúc trước cô đã hứa khi chia tay.

Rồi một tuần trôi qua, vẫn không thấy bóng dáng Kim Hồng đâu. Văn Lang thẫn thờ như người mất hồn vậy, trong lòng anh lúc này không có gì khác ngoài hình bóng của cô. Anh đi đứng, ăn ngồi không yên, dáng điệu thướt tha với nụ cười như đóa hồng kia vẫn không khi nào rời tâm trí.

 Bữa nay, vì nhớ Kim Hồng quá mà trời vừa tối thì anh lại mang ghế ra ngoài sân ngồi, để nhớ lại cái giây phút ban đầu. Khi vừa thiu thiu ngủ thì chợt nghe tiếng chó sủa râm ran, khiến anh tỉnh giấc. Cái gì đây? Anh đang tỉnh hay là mơ? Cái bóng dáng thướt tha hôm nọ lại từ ngoài cổng đi vào, màu áo trắng rõ dần. Khi đến gần thì chàng nhận ngay ra Kim Hồng. Rõ ràng đây không phải là mơ, cô đang đứng trước mặt anh, rạng rỡ và xinh tươi. Không dấu được niềm hạnh phúc, anh vội đứng dậy mà đón cô. Lần này thì anh nói trước:

- Hôm nay cô lại đi làm qua. Hay là?...

Kim Hồng nghiêng đầu ngượng ngùng:

- Dạ! Em đi làm về, nhân tiện ghé vào thăm anh...

     Nhờ ánh điện từ trong nhà chiếu hắt ra, khiến anh nhìn rõ khuôn mặt cô đang đỏ lên vì cảm xúc. Thật là “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Cái tâm trạng đó lúc này đúng với cả hai người. Văn Lang chợt thấy thái độ vội vàng của mình vừa nãy là hấp tấp. Anh mỉm cười chữa thẹn:

- Mời em vào nhà xơi nước.

Kim Hồng ngượng ngùng theo anh vào trong nhà. Cô lại ngồi đúng vào cái chỗ mà bữa trước đã ngồi, tay mân mê tà áo. Bất chợt cả hai ngước lên cùng nhìn nhau, rồi lại thẹn thùng cúi đầu xuống. Có lẽ họ cũng cảm nhận được cái tình cảm mà người kia đang dành cho mình.

Nghĩ cũng cần biết về thân thế của cô, anh hỏi:

- Em nói ở xã bên. Vậy chứ nhà ở đâu? Song thân có còn khỏe không?

- Dạ! Bố mẹ em đã già, các cụ vẫn khỏe. Anh đi hết con đường trước mặt này, đến một ngã ba, rẽ phải chừng vài trăm mét là tới nhà. Nhà em ở dưới một gốc đa to, bên cạnh có cái miếu thổ địa...

Cổ nhân có câu “Xa tận chân trời, gần ngay trước mắt”. Thì ra nhà nàng cũng ở xã bên chứ đâu. Gần như thế mà bấy lâu anh không hề biết, rõ là khi nào có duyên thì người ta mới gặp được nhau. Rồi hai người lại trò chuyện thêm một hồi, dường như ý hợp tâm đầu lắm, đầu mày cuối mắt đưa duyên. Chừng ngồi chơi đã lâu, Kim Hồng đứng dậy mà từ biệt để ra về. Văn Lang cầm lấy tay cô mà nói:

- Mong ông tơ bà nguyệt xe duyên, để chúng mình được thành đôi!...

Kim Hồng cúi đầu e lệ mà không nói gì. Cứ thế hai người đứng nhìn nhau một hồi lâu, ra chiều bịn rịn lắm. Nhưng rồi họ cũng phải chia tay để cô còn ra về.

Từ đó cứ vài hôm thì Kim Hồng lại ghé thăm Văn Lang. Hai người lúc này đã có tình cảm mặn nồng, cùng thề non hẹn biển. Văn Lang thấy trong lòng hạnh phúc lắm. Anh thầm cảm tạ ông trời đã đưa đến cho mình một người con gái như ý, đằm thắm dịu dàng, tâm đầu ý hợp. Anh tự nhủ, khi nào có dịp sẽ tìm đến nhà để mà thăm hỏi và thưa chuyện với cha mẹ cô.  

Cũng có đôi khi Văn Lang thắc mắc về người yêu của mình. Từ lúc quen nhau, tuy cô mặc nhiều kiểu áo, nhưng chỉ thấy duy nhất một màu trắng mà thôi. Có lẽ nàng yêu thích màu này chăng? Kể cũng phải, vì khi Kim Hồng mặc đồ màu trắng thì trông càng trẻ trung quyến rũ hơn. Lần nào cô đến thăm anh thì cũng đều vào buổi tối cả. Dường như Kim Hồng thường đi làm đồng giờ này mới về. Điều này cũng hợp lý, vì nàng là cô gái chịu thương chịu khó mà. Có lần Kim Hồng đi trở ra, anh nhìn theo đến đầu ngõ thì thấy bóng cô tự nhiên mất hút. Chắc là vì buổi tối, nên anh không nhìn thấy rõ. Khi mới yêu, người ta thường có nhu cầu tìm hiểu về người mình thương, âu đó cũng là lẽ thường.

Những ngày này Văn Lang sống trong tâm trạng hạnh phúc, lòng chất chứa bao hy vọng và chờ mong. Đã một tuần trôi qua kể từ lần gặp cuối mà vẫn không thấy Kim Hồng ghé thăm. Lại không có chút tin tức gì về cô cả, bởi vậy mà lòng anh như lửa đốt! Không hiểu tình cảm của cô đối với anh giờ này thế nào? Hay lại gặp chuyện gì chẳng lành chăng? Cứ tối tối, anh lại nhìn ra cổng để ngóng trông, nhưng bóng dáng áo trắng vẫn biệt tăm. Anh dự định nếu vài hôm nữa mà cô vẫn không đến, thì sẽ tìm đến nhà để hỏi thăm.

Tối nay Văn Lang lại tựa cửa chờ mong. Đến khuya thì mới lên giường nằm, trằn trọc mãi mà không sao ngủ được. Rồi vì buồn và mệt mà anh ngủ thiếp đi. Lúc này Kim Hồng hiện lên báo mộng cho chàng. Trong mơ cô ấy khóc lóc mà rằng:

- Thảm thương thân em quá! Ba hôm trước đây, khi em vừa ra khỏi nhà thì gặp một đám ác ôn. Chúng dùng gậy đánh em đến chết rồi bỏ đi. Nếu anh thương em thì hãy tìm đến mà chôn cất, để hồn em được siêu thoát. Anh ơi!...

Nói rồi cô che mặt mà khóc thảm thiết. Văn Lang giật mình tỉnh dậy, mồ hôi ướt đẫm cả người. Anh bật đèn ngồi vào bàn, cứ suy nghĩ về giấc mơ vừa rồi. Kim Hồng báo mộng cho anh là cô đã bị bọn người ác đánh chết. Anh thảng thốt mà không biết rõ thực hư, lúc này lòng như lửa đốt. Từ đó Văn Lang không ngủ nữa mà cứ ngồi chờ cho trời sáng. Anh quyết tâm sáng mai sẽ tìm đến nhà Kim Hồng, nơi cô đã báo mộng.

Sáng hôm sau Văn Lang lên đường như dự định. Nhớ lời người yêu đã nói trước đây, anh đi hết con đường trước nhà mình, đến một ngã ba. Từ ngã ba lại rẽ phải khoảng hai trăm mét nửa. Quả thực, ở đó có một cây đa cổ thụ sum suê, bên cạnh là cái miếu thổ địa. Anh để ý tìm nhà thì không thấy, vì quanh đây không có ngôi nhà nào cả. Anh lại nhớ lời Kim Hồng: “Nhà em ở dưới gốc cây đa cổ thụ”. Quay nhìn xuống gốc cây thì chỉ thấy có một cái hang Chuột to. Văn Lang bắt đầu tìm kỹ, chợt thấy cách hang khoảng vài bước chân có một con Chuột bạch nằm chết. Chàng cúi xuống nhìn cho rõ hơn, rõ ràng là một con Chuột cái, bên miệng của nó có một chấm đỏ màu son. Bất giác Văn Lang rơi lệ mà nhớ đến tình nghĩa mấy lâu nay với Kim Hồng. Đây đúng Là Kim Hồng rồi, đêm qua cô đã hiện về báo mộng cho anh.

Vừa lúc ấy có bác nông dân đi làm đồng qua. Thấy Văn Lang khóc thương con Chuột Bạch thì lấy làm lạ lắm., bác mới dừng lại mà nói:

- Ba hôm trước, tôi đi làm qua đây thì thấy có mấy đứa trẻ chăn trâu đập chết con Chuột Bạch này, khi nó vừa chạy từ trong hang ra...

Bác chỉ tay vào cái hang chuột dưới gốc cây Đa để chứng minh cho lời nói của mình, rồi lại vác cuốc mà tất tả bước đi.

Văn Lang vô cùng cảm thương. Anh ôm xác con Chuột Bạch vào lòng mà âu yếm như đang nói chuyện với Kim Hồng vậy. Đoạn tìm một chỗ đất bằng phẳng cạnh cái miếu thổ địa để mà chôn cất cẩn thận.

Mấy hôm nay người ta không thấy Văn Lang ra khỏi nhà, những người hàng xóm nói là anh bị ốm. Người ta đến thăm thì thấy anh đang nằm khóc lóc thương cảm, như vừa mất đi một người thân yêu vậy.

 Chừng một tháng sau thì Văn Lang mới khỏe hẳn lại. Hôm nay anh gượng dậy mà thơ thẩn ngồi nhìn ra vườn. Quả là một buổi sáng đẹp trời, lũ chim sâu đang chuyền cành ríu rít, nhưng chúng nào đâu có hiểu được tâm trạng của anh lúc này. Những ngày qua với anh, thực như một giấc mơ trần thế. Vẫn quanh quất đâu đây dáng đi, giọng nói của Kim Hồng. Bóng hình mỹ nhân áo trắng cùng tình yêu thoảng qua như cơn gió, nhẹ nhàng những quyến rũ 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Bắc Kinh nghĩ muốn buộc là buộc được hay sao?

Tuần báo Bắc Kinh: Phải buộc Việt Nam lệ thuộc về kinh tế, văn hóa?!

Hồng Thủy
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: tienphong.com.vn
Tuần báo Bắc Kinh ngày 9/6 tiếp tục có bài xuyên tạc, vu cáo trắng trợn Việt Nam trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bằng việc bóp méo nội dung công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958.

Tờ báo Trung Quốc vu cáo rằng căng thẳng trên Biển Đông xuất phát từ...những vấn đề trong nước của Việt Nam?! Thật nực cười, "do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với áp lực giảm phát, tỉ lệ thất nghiệp cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng", đây là lý do, đúng hơn là cái cớ để Trung Quốc kéo giàn khoan 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam?

Ngoài việc đổ tội cho "khủng hoảng kinh tế", Tuần báo Bắc Kinh còn vu cáo "các nhóm nhân quyền ủng hộ dân chủ trong và ngoài Việt Nam thông đồng, kích động bạo loạn chống Trung Quốc bằng cách lợi dụng lòng yêu nước của Việt Nam"?! 

Người Việt đủ tỉnh táo để biết ai là bạn ai là thù, một kẻ láng giềng to xác kéo giàn khoan án ngữ ngay trước cửa nhà mình lẽ nào có thể ngồi yên? Hơn ai hết, Trung Quốc thừa hiểu lòng yêu nước của người Việt như thế nào qua các bài học lịch sử.

Hoạt động gây rối của một số đối tượng lợi dụng các cuộc tuần hành yêu nước, phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông, xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam để gây tổn hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài đã bị nhà nước Việt Nam nghiêm trị, đồng thời động viên và giúp đỡ kịp thời các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Đây đâu phải chỗ để tờ báo Trung Quốc nói lời ly gián, chia rẽ người Việt.
Kéo giàn khoan, tàu chiến sang vùng biển nước khác ngang nhiên, trắng trợn là hành động của kẻ cướp.

Không những tìm cách ly gián người Việt với nhau, người dân với chính phủ Việt Nam mà Tuần báo Bắc Kinh còn tiếp tục chiêu bài kích động, tạo hiểu nhầm trong dư luận về cái gọi là "sự chia rẽ trong ban lãnh đạo Việt Nam" trong quan hệ với Trung Quốc, bất chấp thực tế các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã lên tiếng phản đối các hành vi gây hấn của  Trung Quốc với Việt Nam trên Biển Đông.

"Những gì làm phức tạp vấn đề là quan điểm về quan hệ Việt - Trung khác nhau rất nhiều giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam", Tuần báo Bắc Kinh kích động. Với luận điệu xuyên tạc, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng chia rẽ người Việt, tờ báo Trung Quốc vu cáo trắng trợn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt - Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bám vào giáo điều, đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người trẻ tuổi"?!

Đúng! Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ "quan hệ hữu nghị viển vông" giả cầy nào đó. Đây là bài học người Việt đã rút ra sau rất nhiều biến cố, mà trong số đó có phần "đóng góp không nhỏ" của gã láng giềng lớn xác nhưng chơi bẩn, thường tìm cách đâm sau lưng đồng chí, bạn bè. 

Và không chỉ Việt Nam, trong quan hệ quốc tế ngày nay, quốc gia nào cũng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc mình lên trên. Điều khác nhau ở chỗ, những nước văn minh thì bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp, trong khi những kẻ ngụy quân tử thì chỉ thích vơ vào, biến của người khác thành của mình và bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả đâm bạn sau lưng.

Bất chấp thực tế những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để ổn định tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục chỉ đạo mặt trận đối phó với dã tâm, thủ đoạn bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, Tuần báo Bắc Kinh tiếp tục vu cáo Thủ tướng Việt Nam "chỉ đạo, xử lý không hiệu quả" cái gọi là "bạo loạn chống Trung Quốc"?!

Vu cáo Việt Nam xong, tờ báo quay ra buộc tội Hoa Kỳ. Nó cho rằng sự "trỗi dậy" của Trung Quốc đã khơi dậy nỗi sợ hãi đối với rất nhiều người Mỹ, những người cảm nhận thấy sức mạnh đang lên của Bắc Kinh như một mối đe dọa.Washington đã tuyên bố sẵn sàng giải quyết sự khiêu khích của Trung Quốc với chiến lược trục châu Á của mình. Hoa Kỳ đã san bằng những chỉ trích của Trung Quốc về tranh chấp của họ với các nước láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông.
Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày đêm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Tuần báo Bắc Kinh lý luận rằng, mặc dù Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ, nhưng sự hỗ trợ của Washington cho Nhật Bản và Philippines đã khuyến khích người Việt, áp dụng lập trường "ngày càng khó khăn và khiêu khích với Trung Quốc"?! 

Theo ý kiến của Mỹ, Trung Quốc nên tập trung lo đổi mới đất nước và không dùng vũ lực để chống lại Việt Nam ở Biển Đông, do đó Việt Nam cảm thấy bị thôi thúc tận dụng tối đa khoảng thời gian này để củng cố lợi ích của mình trong khu vực, tờ báo Trung Quốc nói.
Tờ báo này lật lọng rằng, việc chính phủ Việt Nam nhanh chóng xử lý một số đối tượng gây rối, ổn định tình hình là do "áp lực từ Trung Quốc", trắng trợn hơn, nó vu cáo Việt Nam tiếp tục "quấy rối giàn khoan Trung Quốc". 

Trong khi các tàu Việt Nam tiếp tục phải đương đầu với "hạm đội" tàu bảo vệ giàn khoan Trung Quốc hoạt động trái phép ngoài Biển Đông, Tuần báo Bắc Kinh cho rằng "ít có khả năng leo thang xung đột vì Việt Nam sẽ không thể chiến thắng trong cuộc chiến bất đối xứng, cũng không đủ khả năng để kéo dài nó".

Tuần báo Bắc Kinh đúng ở chỗ, về sức mạnh cơ bắp trên biển đúng là bất đối xứng khi Trung Quốc liên tục huy động hơn 100 tàu lớn, gồm nhiều chiến hạm hiện đại nhất của hải quân và máy bay quân sự, nhưng nó quên mất rằng Việt Nam mới là bên có chính nghĩa còn những kẻ kéo tàu chiến giàn khoan sang vùng biển nước khác lộng hành là những kẻ cướp. Thế giới văn minh sẽ không để cho bọn kẻ cướp thích làm gì thì làm.

Tuần báo Bắc Kinh còn lo sợ Việt Nam sẽ làm gương cho Philippines chống lại tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong đó bao gồm biện pháp pháp lý đã khiến tờ báo này lo sợ sẽ "ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Việt - Trung", thật nực cười!

Nguy hiểm hơn, tờ báo này cho rằng về lâu dài Trung Quốc cần tăng cường "sự lệ thuộc của Việt Nam về kinh tế và văn hóa" mới là giải pháp khả thi nhất?!

Tuần báo Bắc Kinh cho rằng, thực tế mặc dù giao lưu thanh niên 2 nước diễn ra thường xuyên, hợp tác gần gũi về văn hóa "nhưng Việt Nam không chỉ cho phép hùng biện chống (sự bành trướng, xâm lược của) Trung Quốc chiếm ưu thế, mà còn cố tình miêu tả Trung Quốc như kẻ mạnh ức hiếp người yếu dẫn đến kết quả hầu hết người trể tuổi ở Việt Nam không muốn chơi với Trung Quốc"?! 

Một thái độ trịch thượng, kẻ cả muốn đồng hóa cả các nước láng giềng thành "chư hầu" của Trung Quốc đã trở thành não trạng bệnh hoạn của một bộ phận học giả, truyền thông và quan chức Trung Quốc, điều này sẽ không bao giờ xảy ra.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đã đến lúc tỉnh thức trước "hồi chuông" đánh động từ Trung Quốc!

(Dân trí) - Nếu phía Trung Quốc không tham gia vào các dự án gọi thầu lớn của Việt Nam thì thế giới còn nhiều nhà thầu khác để Việt Nam lựa chọn, chứ Việt Nam không bắt buộc "phải" chọn nhà thầu Trung Quốc vì rẻ hay vì những hứa hẹn trong tín dụng xuất khẩu.

 >>  Trung Quốc cấm các công ty quốc doanh đấu thầu mới ở Việt Nam
 >>  Bộ trưởng Thăng: Sẽ không lệ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc
 >> Bộ trưởng Thăng: Không lo khi nhà thầu Trung Quốc bỏ xới!

Giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông thì có thông tin cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã tạm thời cấm các công ty quốc doanh của nước này đấu thầu hợp đồng mới ở Việt Nam.

PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành về vấn đề này.

Đã đến lúc tỉnh thức trước hồi chuông đánh động từ Trung Quốc!
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Đây là cơ hội để Việt Nam xem lại chính sách phát triển kinh tế trong trung và dài hạn.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 

Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về động thái nhà cầm quyền Trung Quốc cấm doanh nghiệp của họ tham gia đấu thầu vào Việt Nam như báo chí đã đưa?

Tôi cho rằng, trong những trường hợp Trung Quốc có những động thái gây sức ép như thế, Việt Nam cần tìm phương pháp để hóa giải, chứ không thể có chuyện “cầu lụy” được. 

Chúng ta là chủ nhà, chúng ta có những dự án lớn cần đầu tư và có thể kêu gọi đầu tư quốc tế, đấu thầu quốc tế. Nếu Trung Quốc không tham gia thì chúng ta vẫn còn những nhà thầu khác. 

Như vậy, chúng ta cần phải chuẩn bị những hồ sơ gọi thầu phù hợp. Đừng vì Trung Quốc luôn bỏ ra giá thầu rẻ mà bắt buộc phải chọn nhà thầu Trung Quốc – đó là một cái lỗi trong vấn đề quản lý của Việt Nam. Không phải giá rẻ nhất là tốt nhất cho một dự án. 

Chúng ta phải xem xét chất lượng của trang thiết bị thầu như thế nào. Tôi không cho rằng công nghệ Trung Quốc là những công nghệ phù hợp với các dự án lớn của chúng ta.

Vì vậy, khi viết những hồ sơ gọi thầu, Việt Nam phải có những tiêu chí về giá thành, chất lượng… Nếu nhà thầu phía Trung Quốc không hội đủ được những điều kiện đó thì họ cũng không thể được lựa chọn vào sơ thầu chứ nói gì đến đấu thầu!

Bây giờ họ nói họ không muốn tham gia vào những dự án gọi thầu lớn của Việt Nam thì thế giới còn nhiều nhà thầu khác để Việt Nam lựa chọn. Việt Nam đâu có bắt buộc “phải” lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vì rẻ hay vì họ hứa hẹn mang lại cho chúng ta những tín dụng xuất khẩu, tài trợ!

Tôi vẫn cho rằng, nếu Trung Quốc đã nói rõ như vậy thì Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp để không lệ thuộc vào phía nhà thầu Trung Quốc.

Theo đánh giá của ông, bối cảnh hiện nay liệu có thể coi là thời điểm để chúng ta bứt phá và thoát khỏi “cái bóng” của kinh tế Trung Quốc?

Hiện nay chúng ta cần phải nhận thức được rằng, “người ta đã dọa mình rồi đấy”! Họ cho rằng mình đã bắt đầu lệ thuộc họ rồi thì mới dọa như thế. 

Nếu sự lệ thuộc của nền kinh tế chúng ta vào kinh tế Trung Quốc chưa sâu thì phải cảnh tỉnh, thức dậy. Đó là việc mà cơ quan quản lý phải đặc biệt quan tâm. Chúng ta phải thấy, đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh đề đưa ra những biện pháp ứng phó phù hợp.

Với động thái này của Trung Quốc, theo ông, liệu kinh tế Việt Nam có chịu ảnh hưởng nhiều hay không?

Tôi nghĩ cũng chỉ ảnh hưởng phần nào thôi, tại các dự án mà nhà thầu Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn so với các nước khác. Nhưng cũng từ đó mà chúng ta phải nâng cấp vấn đề quản lý chất lượng để khỏi phụ thuộc vào trang thiết bị họ. 

Đây là cơ hội để chúng ta xem lại, rằng chúng ta đã quản lý về phát triển kinh tế trong trung hạn, dài hạn tốt chưa, làm thế nào để không phụ thuộc vào những trang thiết bị lỗi thời của Trung Quốc.

Trong trường hợp vắng bóng các nhà thầu Trung Quốc, thời gian tới, cơ hội sẽ rơi vào những nhà thầu tiềm năng nào, thưa ông?

Tùy theo dự án, tùy vào yêu cầu công nghệ (cao hay vừa) mà sẽ có những nhà thầu phù hợp với chúng ta. Các nhà thầu gần chúng ta nhất như Hàn Quốc, Nhật Bản tuy giá cao nhưng chất lượng tốt. Còn một số nhà thầu khác như Malaysia, Indonesia, Úc, New Zealand… họ cũng rất muốn làm việc với Việt Nam. 

Tóm lại, tùy theo lĩnh vực mà Việt Nam gọi thầu, tùy theo công nghệ, có rất nhiều bên muốn cung cấp cho Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Bích Diệp thực hiện
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang