Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

BS HỒ HẢI: NGOẠI GIAO BÓNG RỔ LẠI NHỚ BÓNG BÀN

BS HỒ HẢI: NGOẠI GIAO BÓNG RỔ LẠI NHỚ BÓNG BÀN: Bài đọc liên quan: + Bài toán nan giải cho kinh tế Trung Hoa + Likonomics tiến thoái lưỡng nan + Trung Hoa không chốn dung thân + Trà... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?

Nên biết mà sửa, đừng tự ái khi ta là người Việt nam!
Một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.


Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy“tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

Awake Phamtt
__________________________


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nó viết đểu thật, dưng mờ hay, chịu khó đau tí các cụ nhá. Đau xong khỏi bệnh liền!


Chuyện nhà chuột
Anh Đức: Làng chuột cống và làng chuột nhắt sinh sống bên cạnh nhau đã cả ngàn đời nay. Làng chuột cống vốn rộng lớn , dân chuột cống vốn dĩ kiêu căng , tự phụ lại thâm nho ,lắm dã tâm , luôn coi mình là bố tướng trong họ nhà chuột. Làng chuột nhắt thì ngược lại , bé tí hin , chuột dân thì đông đúc nhưng nhu nhược , hèn nhát , tâm tính tiểu nhân hay tham lam , vụ lợi cá nhân mà không biết quan tâm xây dựng lợi ích chung.
Chính vì bản tính xấu xa như vậy mà cuộc sống dân làng chuột nhắt chìm trong vất vả , nghèo khó muôn đời từ xưa đến nay. Sống cạnh nhau chỉ cách một quãng cánh đồng nên bọn chuột cống thường xuyên bắt nạt , cướp bóc đè đầu cưỡi cổ bọn chuột nhắt . Dân chuột nhắt tâm tính vốn an phận như con sâu, cái kiến nên cam chịu kiếp trâu ngựa thần phục bọn chuột cống mà chả một lời oán than. Đôi khi được thể bọn chuột cống làm tới, hiếp đáp quá mức. Con giun xéo lắm cũng quằn , dân chuột nhắt có lúc vùng dậy phản kháng quyết liệt , oánh nhau liều chết với lũ đàn anh bạo ngược. Đám chuột cống thấy thế liền chùn , rồi lại xoa dịu , vỗ về , hòa hiếu …rồi đâu lại vào đấy như cái vòng luẩn quẩn muôn đời . 

Sau một thời gian dài đằng đẵng cù cưa oánh nhau qua lại chả đâu vào đến đâu , bọn chuột cống phát ngán , chúng biểu bọn chuột nhắt rằng thôi đất làng của mài mài giữ , bọn tao không bắt chúng mài thành dân làng của chúng tao nữa ,dưng vẫn phải nghe lời đàn anh và cống tiến cho đàng hoàng nghe chưa?Chúng mài mà láo bật các anh thì các anh đem quân đập chúng mài chết ! chết tươi!

Giành được tự chủ gớm dân làng chuột nhắt tự đắc lắm. Đám chức sắc của làng tha hồ huênh hoang khoác lác với thiên hạ rằng làng chúng tao quá giỏi , dân chúng tao quá tinh anh , rằng chúng tao thậm chí đã đánh đuổi được gấu và chó sói huống chi là …anh chuột cống hàng xóm.Khi đó làng chuột nhắt đánh bạn được với làng anh chuột lang nước to khỏe và hùng mạnh nên tỏ ý xem thường bọn anh chuột cống ra mặt. Bọn này cay cay là.

Thế dưng , bỗng dưng làng anh chuột lang nước phá sản , của cải bốc hơi hết trở nên nghèo khó. Chuột trong làng đổ tội lẫn cho nhau, lên án lẫn nhau, để rồi các anh ý diệt hết đám chức sắc ăn hại vô dụng trong làng , thay đổi cơ chế và nhân sự một trăm tám mươi độ một cách chóng mặt .Thế là làng chuột nhắt bỗng dưng bị mất đi đám quan thầy trở nên bơ vơ không còn biết nương tựa vào đâu.

Đám chức sắc trong làng chuột nhắt lao xao .Bây giờ đường hướng xây dựng làng ra làm sao? Phát triển kinh tế làng dư thế lào ? Các chức sắc hỏi lẫn nhau loạn cả lên. Câu trả lời chung cho tất cả là : éo biết! Xưa nay toàn tính chuyện ngô sắn khoai chớ mấy thứ đó nó kì cục và xa xôi làm sao ý ! Cực chẳng đã chuột trưởng làng đành phải sắm tùy tùng đi sang làng anh chuột cống một chuyến thăm. Chuột cống cụ ngồi trên ngai bệ vệ nhìn đám chuột nhắt lìu tìu lêu hêu phía dưới một cách rất khinh khỉnh : thế bây chừ các chú tính sao?

Dạ lạy anh , mong anh rộng lòng thứ tha cho đám đàn em tội lỗi không ra gì này ,bây giờ chúng em xin cắn rơm cắn cỏ đi theo các anh , mong các anh thương tình chấp nhận cho!
Chúng mài ngu lắm cơ !cá không ăn muối cá ươn các con ạ! Thôi bây chừ chúng tao với chúng mài lại trở thành anh em như ngày trước . Chúng tao làm gì chúng mài cứ việc bắt chước làm theo , khỏi phải nghĩ ngợi lôi thôi cho nó ngu hết cả sủ, thế thôi !

Kể rồi từ đó làng chuột nhắt được xây dựng theo mô hình của làng anh chuột cống hàng xóm một cách nguyên bản . Mọi phương án từ to tổ chảng như con khủng long cho đến bé tý như con kiến đều được sao chép y nguyên từ làng bạn.Anh chuột cống phá đền đài, mồ mả tổ tiên ,phá rừng, diệt chim se sẻ , oánh văn hóa …thì em chuột nhắt cũng làm theo một cách đần độn vô thức. Anh cống cho bọn chuột bạch , chuột khoang thuê đất để xây nhà xưởng , em Nhắt liền làm theo . Anh cống phát triển thị trường đất ở , xây nhiều tổ để bán lại cho dân làng với giá cắt cổ thì em Nhắt cũng chẳng nề hà. Bi kịch bắt đầu phát sinh từ đó .

Đám chức sắc làng chuột Nhắt cho tiến hành xây dựng rất nhiều tổ mới khang trang bằng vốn đi vay của bọn chuột bạch những mong bán lại cho dân làng Nhắt để thu về những khoản lợi nhuận kếch sù .Bong bóng hang tổ cứ thế được bơm lên mãi không ngừng nghỉ. Thế rồi việc gì đến cũng phải đến , những tác động của thị trường đã khiến bong bóng vỡ tan , thị trường hang tổ ế hàng trầm trọng rồi đóng băng hoàn toàn. Nợ xấu tràn lan toàn hệ thống xã hội nhà chuột.Thị trường hang tổ phá sản dẫn đến nhiều lĩnh vực kinh tế của làng nhắt bị đình đốn , ê chề trong khó khăn vất vả. Dự trữ tài sản của làng chuột nhắt ngày càng teo tóp và nguy cơ phá sản toàn bộ hệ thống làng chuột ngày càng hiển hiện ra trước mắt.

Đứng trước núi khó khăn chồng chất xem chừng không thể vượt qua nổi , đám chức sắc làng chuột nhắt cực chẳng đã lại phải khăn gói quả mướp quầy quả sang làng anh chuột cống xin cứu trợ. Anh chuột cống dĩ nhiên chẳng thể cho không ai bất cứ cái gì, anh ý đồng ý chu cấp cho em chuột Nhắt hàng hóa nhu yếu phẩm nuôi sống cả làng chuột nhắt nhưng phải kèm theo vô số điều kiện vụ lợi như em nhắt phải cắt đất đai , cắt tài nguyên ...cho mình. Đám chức sắc nhà nhắt cũng chả còn lựa chọn nào khác đành phải cắn răng mà chấp nhận.Tuy nhiên , các anh ý dấu tiệt dân làng mình về những thỏa thuận này vì sợ bị chỉ trích búa rìu dư luận.

Đến hẹn phải trả,Anh chuột cống ngang nhiên cho dân làng mình sang chiếm đất của làng chuột nhắt . Giới chức sắc nhà này cũng chỉ dám phản đối qua loa cho có lệ nhưng dân làng nhắt vốn thâm thù làng anh cống đã lâu , không cam tâm bị chiếm đất đai của tổ tiên nên đã phản kháng mạnh mẽ . Trước tình hình này giới nhắt chóp bu một mặt vỗ về dân làng là kiên quyết bảo vệ chủ quyền địa phận , mặt khác ngấm ngầm triệt tiêu ,o bế các tư tưởng phản kháng . Dần dà đâu lại vào đó ,mọi việc lại trở lại yên bình như chưa hề có việc gì xảy ra cả.

Cụ lí nhắt sau bài phát biểu hùng hồn về chủ quyền ở chốn đình làng nay trở về nhà trong trạng thái suy tư rất. Chả là cụ tổng cống làng bên vừa mới có công điện nhắc nhở về cái tội dân chủ hơi quá lố làm cụ nhắt đâm lo .Đang mải nghĩ thì cậu nhắt con đi đâu về xộc vào hỏi : thế làng mình đánh bọn làng cống thật hả bố ?

Sẵn hơi bực mình trong người lại ngắm nhìn cái khuôn mặt phì nộn đần độn của thằng quý tử giời đánh , cụ lý nhắt không kìm nổi cơn tức bèn văng tục :

Đánh …đánh cái đầu b… bố mài đây nài !

Nguồn : Anh Đức / Google+
Lính thuỷ, sưu tầm.

HAVE A NICE DAY.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam có muốn bước khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc?


Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ là thị trường chào đón các sản phẩm nông sản nhiệt đới của Việt Nam nếu ta kiểm soát tốt chất lượng. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nền kinh tế Việt Nam phải bước ra khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc, kể cả lĩnh vực nông nghiệp.
Dưa hấu có thể là một trong những sản phẩm vì 
lệ thuộc nên nhiều lần bị thối hỏng ở cửa khẩu
PV: - Hiện nay Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam nhập rất nhiều thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu cũng như thức ăn chăn nuôi, hoa quả... Vậy theo bà làm thế nào để ngành nông nghiệp Việt Nam dần tự chủ được?
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Cũng như các ngành khác, ngay cả về nông sản chúng ta cũng phải xác định trong nhóm hàng này thì việc phân chia giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài như thế nào.
Về thị trường nước ngoài thì có những thị trường nào có thể mua chứ không nhất thiết là nông sản nhiệt đới của Việt Nam chỉ có thể bán ở Trung Quốc.
Chúng ta còn rất nhiều thị trường khác. Ở đây có thể người ta đòi hỏi chuẩn mực cao hơn, phẩm chất hàng cao hơn và những người sản xuất cũng phải sẵn sàng nâng cấp sản phẩm của mình.
Đây cũng chính là hướng tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay chúng ta đang đặt ra để sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao hơn và người nông dân hoặc người sản xuất cuối cùng có thể đạt được lợi ích nhiều hơn trong việc bán sản phẩm của mình.
Còn về chiều nhập khẩu, như tôi đã phân tích có rất nhiều ngành mà bây giờ đến lúc các ngành công nghiệp trong nước của Việt Nam có thể và cần phát triển được. Hoặc là chúng ta có thể thu hút đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực làm các sản  phẩm trung gian đó để đỡ phải lệ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.
PV: - Thưa bà nhưng để tìm thị trường mới xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản không phải dễ, và chúng ta cần bao nhiêu thời gian để thực hiện điều đó?
Chuyên gia Phạm Chi Lan: - Tôi khó có thể nói thời gian một cách chung chung vì nó phụ thuộc rất nhiều vào các mặt hàng, sản phẩm khác nhau.
Về nông sản, Việt Nam có Hiệp định EPA với Nhật Bản trong đó Nhật Bản giảm thuế cho Việt Nam gần như tuyệt đối trong đó thị trường nông sản Nhật Bản mở cửa cho Việt Nam.
Điều kiện ở đây là sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường Nhật Bản.
Cho nên câu trả lời ở đây có thể thấy nếu Việt Nam thay đổi được, kiểm soát được tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm thì riêng thị trường Nhật Bản cũng đã có một dung lượng đủ lớn để xuất khẩu sang. Hay như Hàn Quốc cũng là một điều kiện tương tự mà cũng có nhiều nhu cầu về nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có.
Khi TPP mở ra thì Việt Nam gần như là nước nông sản nhiệt đới duy nhất cung cấp nhiều sản phẩm. Tất nhiên còn có Malaysia nhưng sản phẩm của nước này diện hẹp hơn so với Việt Nam trong khối TPP. Do vậy đây cũng là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu nhưng cái chính là Việt Nam vẫn phải tự giải đáp bài toán của mình là không phải bán trên cơ sở nguyên liệu thô giá rẻ, chất lượng tồi mà phải bán sản phẩm chất lượng cao, cố gắng có giá trị gia tăng cao hơn, vì lợi ích của chính mình.Trong trường hợp đó thì tìm thị trường hoàn toàn không khó.
PV: Vậy theo bà những vấn đề cấp bách hiện nay Việt Nam cần phải làm là gì để chúng ta nhanh chóng chủ động?
Chuyên gia Phạm Chi Lan: - Khắc phục tình trạng kinh tế hiện nay là thực hiện tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế mà Thủ tướng đã nói rõ trong thông điệp đầu năm cũng như có khá nhiều chỉ thị, nhiều văn bản đưa ra rồi.
Nếu không thực hiện tái cơ cấu, cải cách thể chế thì nền kinh tế của Việt Nam nếu không có sức ép của Trung Quốc cũng không tự mình thoát ra khỏi tất cả các bế tắc hiện nay.
Đây chính là vấn đề cốt lõi nhất. Muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc của bất cứ ai thì nội lực của mình phải mạnh lên. Mình phải đứng được trên đôi chân của mình mà muốn như vậy thì phải thay đổi cách thức phát triển.
Tất cả các đề án tái cơ cấu kể cả doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại, đầu tư công cũng như nông nghiệp và các cấu phần khác thì cũng đã nói tương đối rõ rồi. Cái chính bây giờ là tổ chức thực hiện mà thôi.
Tôi nghĩ đây là biện pháp vừa mang tính trước mắt vừa mang tính chất lâu dài vì nó tạo nền tảng cho sự phát triển theo cách thức mới.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Bích Ngọc (thực hiện)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kịch bản xấu Việt Nam trông thấy khi Trung Quốc xây đường băng ở Gạc Ma

MINH HIẾu

"Trung Quốc sẽ lập lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, từ Hoàng Sa chuyển sang quần đảo Trường Sa", thạc sĩ luật Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông cho biết.

Kịch bản xấu Việt Nam trông thấy khi Trung Quốc xây đường băng ở Gạc Ma
Hình ảnh cụm Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ trên không, trong đó bãi Gạc Ma nằm ở điểm cuối phía nam. Ảnh: NASA.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin nước này đã đang xây dựng đường băng trên đảo Gạc Ma và dự tính xây đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm cạnh tranh với Việt Nam và Philippines trong những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. 
Hành động này diễn ra trong lúc Trung Quốc đang đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vậy, thực chất Trung Quốc xây dựng đường băng và đảo nhân tạo ở đảo Gạc Ma là có mục đích gì?
Trao đổi với Kiến Thức, thạc sĩ luật Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông nhận định: “Theo tôi, Trung Quốc làm vậy để củng cố vị thế của họ trên đảo. Cái quan trọng là hành động đó của Trung Quốc dẫn đến phá vỡ duy trì nguyên trạng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không chỉ phá vỡ nguyên trạng, việc xây đường băng ở bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và xây đảo nhân tạo gần đó còn dẫn đến các kịch bản xấu. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như Trung Quốc. Kịch bản thứ hai là có thể Trung Quốc sẽ lập lại hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam từ gần quần đảo Hoàng Sa chuyển sang khu vực quần đảo Trường Sa. Nếu việc này xảy ra, sự đụng độ trên quần đảo Trường Sa sẽ rất căng thẳng, điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á.
Nếu Trung Quốc xây đường băng, xây một đảo nhân tạo lớn thì có nguy cơ họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma. Nếu Trung Quốc có căn cứ quân sự, cộng với sự tham lam vô độ vốn có của họ, thì chắc chắn việc này sẽ gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn, trong đó có cuộc chạy đua vũ trang, gây căng thẳng leo thang trong khu vực quần đảo Trường Sa".
Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, nếu Trung Quốc thực sự xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, thì điều này có nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện việc chinh phục chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra Thái Bình Dương.
“Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông, tức kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982, thời ông Lưu Hoa Thanh. Theo kế hoạch này, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất rồi sang chuỗi đảo thứ hai và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa vị trí của Mỹ”, ông Hoàng Việt nói.
Hình ảnh tàu Trung Quốc hút cát để biến bãi ngầm đá Gạc Ma thành đảo nổi rộng đến 30 hécta.
Theo kế hoạch trên, chuỗi đảo thứ nhất mà Trung Quốc muốn vượt qua kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines tức là bao gồm khu vực biển Đông. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật, đi qua quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, và quần đảo Palau. Trong hệ thống “mắt xích Thái Bình Dương” do chuỗi đảo hợp thành, Nhật Bản và Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích. Đây cũng là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc từ năm 1982 đã đề xuất Trung Quốc cần kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai vào năm 2010 và 2020. Hải quân của Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương vào năm 2040 và biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân quân đội nhân dân Trung Quốc trong thời gian không xa.
Trước đó, trong cuộc họp báo về tình hình Biển Đông do Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội, trao đổi bên lề cuộc họp báo, khi được hỏi về thông tin Trung Quốc xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma, luật sư Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho hay, việc này rất nguy hiểm vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng. Nếu Trung Quốc đã đang xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma thì việc này nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng Trung Hoa của họ, trở thành một cường quốc biển trong tương lai. Đây là đường đi ra của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa, rồi xuống sâu dưới Trường Sa. Trung Quốc đã tính một lối ra để thực hiện giấc mộng Trung Hoa - cường quốc biển, cường quốc đại dương.
Theo Kiến thức
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Theo tạp chí cộng sản


“Cần có sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông”



Ảnh bên:Ông Andrea Margeletti, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Italy (CeSI). Ảnh: TTXVN


 “Cần có sự can thiệp của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trong những tranh chấp ở Biển Đông” là quan điểm của ông Andrea Margeletti, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Italy (CeSI), một trong những cơ quan nghiên cứu địa chính trị thế giới hàng đầu của nước này, trong cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với phóng viên về những căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian qua và vai trò của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á.

Dưới đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã tăng lên đáng kể sau khi Chính phủ Bắc Kinh quyết định đưa một giàn khoan dầu khổng lồ vào Biển Đông, tại khu vực mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền. Theo ông, Trung Quốc đang có mưu đồ gì bằng hành động ấy?

Chủ tịch CeSI Andrea Margeletti: Theo góc nhìn của châu Âu, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam không đến mức xấu đi như trên thực tế. Trong quá khứ, giữa hai nước đã từng có những giai đoạn vô cùng căng thẳng, dẫn đến đối đầu về mặt quân sự.

Trong những năm qua, trong khi quan hệ thương mại được củng cố, điều thay đổi lớn giữa hai nước là quan hệ chính trị, do tình hình ở Đông Nam Á có những biến động. Việt Nam hiện tại đã trở thành một quyền lực tầm trung và mang tính khu vực, với những mối quan hệ ngày càng mở rộng ra phương Tây. Trong khi ấy, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ trong vòng 15 năm qua và trở thành một quyền lực lớn về kinh tế, thứ vũ khí mà họ dựa vào đó để buộc không chỉ Việt Nam và cả khu vực phải phụ thuộc mạnh mẽ vào họ. Điều này có những tác động không nhỏ đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, nếu như những năm trước, các tranh cãi hầu hết được giới hạn trên bàn đàm phán ngoại giao và các biện pháp gây áp lực nhằm tăng phụ thuộc về kinh tế, thì nay với sức mạnh quân sự được tăng cường đáng kể, Bắc Kinh bắt đầu sử dụng chúng để đối đầu với tất cả những ai đang có tranh chấp với họ. Điều này tạo ra căng thẳng không chỉ với Việt Nam mà toàn khu vực.

Tôi cho rằng trong tương lai, châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng sẽ là một khu vực có ý quan trọng đối với thế giới, đặc biệt là có vai trò lớn đối với Phương Tây. Do đó, nếu xét về những tranh chấp giữa các bên, trong đó có cả những đối đầu trong quá khứ, với những cuộc đối đầu có thể xảy ra và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp trong khu vực, thì cần phải lưu ý rằng, đây không chỉ là cuộc đấu giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà còn là vấn đề lớn giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, như Philippines hay Nhật Bản. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp này cũng cần phải khác so với quá khứ, nghĩa là không chỉ bằng con đường ngoại giao giữa các nước tranh chấp, mà cần có sự can thiệp của phương Tây.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc có phải là do sự suy yếu về ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, dẫn đến một khoảng trống quyền lực? Ngài có cho rằng một trật tự thế giới mới đang được Trung Quốc tìm cách tạo nên ở châu Á không?

Chủ tịch CeSI Andrea Margeletti: Tôi đã nghiên cứu vấn đề này từ lâu. Nhưng ở châu Âu, chúng tôi có những cách nhìn tương đối khác với cách mà nhà báo các anh nhìn nhận vấn đề.

Ở châu Âu cũng như Trung Đông, những can dự của Mỹ cũng đã có nhiều thay đổi theo hướng ổn định hơn nhiều theo tình hình. Trên biển Địa Trung Hải cũng như ở các nước Arab, vai trò của Mỹ vẫn rất lớn và không thể bị tranh chấp.

Trong khi đó, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ vẫn duy trì một nửa lực lượng quân sự của họ để cố gắng tiếp tục bảo đảm sức mạnh của một siêu cường duy nhất mang tính toàn cầu.

Tôi không tin rằng, ở châu Á đang tồn tại một khoảng trống quyền lực nào đó, xét trên khía cạnh an ninh khu vực, khi quân đội của họ vẫn đóng trong các căn cứ quân sự ở đây, nhưng vấn đề khiến cho nhiều người ở châu Á và cả các chính phủ châu Âu lo ngại là sự thiếu chắc chắn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Chính phủ Mỹ phải tỏ ra mạnh mẽ và cứng rắn trong đối ngoại với Trung Quốc và điều đó không chỉ dừng lại ở những tuyên bố, mà phải bằng các hành động cụ thể sau khi xảy ra những vấn đề trên Biển Đông. Tương lai của khu vực này phụ thuộc nhiều vào họ.

Chúng ta còn nhớ là cách đây chưa lâu sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Bắc Á, Mỹ đã phản ứng bằng cách cho máy bay B-52 bay qua. Đấy là câu trả lời cho thấy rằng Mỹ không muốn nhìn thấy Trung Quốc ngày càng phát triển và rằng Mỹ vẫn còn có mặt ở khu vực này.

Cũng nên nhớ rằng, người Mỹ có nhiều vũ khí chiến lược ở châu Á, nhưng nhiều vũ khí không đồng nghĩa sẽ phải sử dụng chúng và biết sử dụng chúng. Người Mỹ cũng rất có truyền thống và kinh nghiệm trong việc đối đầu với các quyền lực mới nổi bằng khả năng hiện có của họ. Hãy tin tưởng vào họ.

Vậy, theo ông, đâu là lựa chọn cho chính quyền Obama ở Đông Nam Á, đặc biệt là sau những đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam? Ông có nhìn thấy một sự nhích lại gần nhau mang tính chiến lược giữa Việt Nam và Mỹ không?

Chủ tịch CeSI Andrea Margeletti: Tôi không nhận thấy có nhiều bước tiến tham vọng của Tổng thống Obama trong vấn đề này, nhất là khi ông chỉ còn có hai năm trong nhiệm kỳ. Tôi cho là những tuyên bố gần đây của họ liên quan đến những tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước khác cho thấy Mỹ rất quan tâm đến tình hình, dường như Mỹ chỉ muốn cố gắng duy trì hiện trạng.

Tình hình căng thẳng ở châu Á không chỉ là mối lo của riêng Mỹ mà còn của cả châu Âu khi nền kinh tế của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Italy cũng rất chú ý theo dõi tình hình và có thể sẽ được Thủ tướng Matteo Renzi đề cập đến trong chuyến thăm Trung Quốc trong tháng này.

Đối với châu Âu, việc duy trì hòa bình trong khu vực này có ý nghĩa quan trọng bởi trao đổi thương mại đa chiều giữa châu Âu và Đông Nam Á đang tăng nhanh trong những năm qua.

Trong khi Nhật Bản ở Bắc Á và Philippines ở Đông Nam Á đều có những hiệp định quân sự bền chặt và mạnh mẽ với Mỹ thì Việt Nam không có những điều này.

Quá khứ chiến tranh Việt Nam vẫn còn sống động, nhưng tình hình hiện tại ở khu vực có thể khiến những kẻ thù cũ trở thành bạn bè. Việt Nam có nhiều mối quan hệ với các nước phương Tây, trong đó có Italy chúng tôi.

Không ngạc nhiên, khi tình hình trở nên căng thẳng, Mỹ là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên xích lại gần Việt Nam, một phần vì đang kiếm tìm liên minh trong việc kìm hãm Trung Quốc, phần vì tức giận trước hành động của Bắc Kinh.

Cả Việt Nam và Mỹ chắc chắn đều sẽ tiến hành các hoạt động ngoại giao để từ đó xác định các ưu tiên nhằm xem xét mối quan hệ của họ có thể chuyển hướng như thế nào theo hướng tạo ra một nghị định thư hợp tác song phương hoặc đa phương nhằm đối phó với Trung Quốc. Nhưng hãy nhớ rằng, sẽ không thể làm gì được nếu như không có thiện chí./.

Theo: TTXVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Để rồi cho chúng hưởng không tất cả à? Đất nước ông bà không giữ được thì đừng bốc phét bác Q Minh ợ!

Phạm Quang Minh: LƯƠNG TÂM THỜI ĐẠI HAY TIỀN ĐỒN?



LƯƠNG TÂM THỜI ĐẠI HAY TIỀN ĐỒN ?
Phạm Quang Minh

Tiền đồn ?

Đất nước đang trong mùa hè nóng bỏng. Giặc bên ngoài đang nghênh ngang , tàn bạo xâm phạm bờ cõi. Lòng dân trăm mối tơ vò…

Vào giờ phút đặc biệt khó khăn này mà bàn chuyện viển vông, màu mè, hình thức chỉ làm tốn giấy mực, ngân khố quốc gia và làm hao kiệt sức dân là có tội với đất nước , với dân tộc.

Nhưng đã ở cái tuổi chân tay yếu” trói gà không chặt” nữa thì cầm bút có lẽ không phải là điều quá tệ và thét lên tiếng thét căm hờn quân xâm lược có lẽ cũng không phải là điều quá tệ.

Còn những người chữ nghĩa đầy bồ mà vẫn im thin thít , ngậm miệng ăn tiền thì còn gì tệ hơn ! Đó là chưa kể lũ ngậm máu phun người như tên nhà báo người Nga kia thì thật là đáng kinh tởm.

Cầm bút đi hỡi những người tay yếu “trói gà không chặt”. Cầm bút đi những người “bụng đầy bồ chữ”, lúc này chỉ cần thêm tý tẹo chữ DŨNG mà thôi !

Này thì ta cầm bút, mấy ngày nay cứ vang lên đâu đây lời ca “đây Hoàng Sa, kia Trường Sa…Ta đứng đầu ngọn gió trước dòng thời đại…thuyền ta bé nhỏ nhưng vững tay chèo…”.

Trước dòng thời đại ở tâm thế nào : tiền đồn hay lương tâm thời đại ? Nói suông thì dễ , diễn nôm như kiểu nơi này gác cho nơi kia ngủ , như kiểu anh ở đầu sông em cuối sông thì cũng dễ nhưng nói bằng lý trí tỉnh táo thì không dễ chút nào. Và hình như chỉ có lý trí tỉnh táo mới có cái tâm thế để nhận ra cái lợi , cái hại, cái vô nghĩa và có nghĩa của mấy chữ tiền đồn hay lương tâm thời đại.

Hình như đã một thời ta ngu ngơ, ta viển vông mà nhận lấy vị trí tiền đồn là nơi mà có những kẻ đã mưu mô sắp đặt ra khiến dân ta từ Nam chí Bắc , chẳng từ một ai đều phải nếm trải biết bao đau thương và cay đắng. Giờ đây thì người Việt Nam đã ngộ ra một điều đó là quyết không là tiền đồn của bất cứ cá nhân nào, thế lực nào. Một thứ hư danh quá là viển vông, quá là đau đớn, than ôi !

Lương tâm thời đại?
 .
Từ thời Đinh , Lê,Lý, Trần và sau này là Hoàng Đế Quang Trung đất nước này chẳng tham gia phe phái nào , chẳng ồn ào chút nào về lương tâm thời đại mà dân Việt ta vẫn vẫn đánh cho tan tác lũ giặc phương Bắc , xây nền độc lập để có một giang sơn ngày hôm nay.

Lịch sử ngàn năm đã hun đúc , rèn rũa dân ta bằng tinh thần “ lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo…lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”…mà tuyệt nhiên không có mấy chữ đại ngôn “ tiền đồn”  và “ lương tâm thời đại” thật viển vông, cao hứng , huyếnh  hoáng hoặc rất chi là u mê.

Dân tộc là trên hết!
Tổ quốc là trên hết !
Đó mới là trái tim, mới là tâm thế, mới là khí phách Việt Nam.

Thăng long 29/5/2014
Phạm Minh Quang

Phần nhận xét hiển thị trên trang