Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Mỹ – Nhật sẽ phong tỏa Biển Đông..

Sau vụ Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan 981 vi phạm chủ quyền Việt Nam, các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản cũng đã nhận ra được ý đồ của nước này. Liên minh Mỹ, Nhật đang đau đầu với câu hỏi: Làm thế nào để kiềm chế sức mạnh quân sự, trong đó có sức mạnh hải quân của Trung Quốc?
Khi vừa nhậm chức, trong chuyến thăm hạm đội Tam Á, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thị sát các tàu chiến mới nhất của hải quân Trung Quốc là các tàu khu trục lớp 052C, các tàu frigate lớp Tpye 054А, các tàu tên lửa lớp 022 và tàu sân bay trực thăng-đổ bộ lớp Type 071.
Hải quân Mỹ và lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản thường xuyên luyện tập hiệp đồng tác chiến.

Ông Tập cũng thăm tàu ngầm nguyên tử tên lửa Trường chinh 9 lớp Type 094. Tại đài chỉ huy của tàu ngầm này, Tập Cận Bình đã cho phép các phóng viên truyền hình ghi hình ông bên cạnh ống kính tiềm vọng.

Chuyến thăm này đã đổ dầu vào lửa những cuộc thảo luận ở các nước phương Tây, Viễn Đông và Đông Nam Á về sự bành trướng gia tăng trên biển của Trung Quốc. Nhưng nếu như trong giới chức chính phủ và quân sự cao cấp, người ta nói về chuyện này thường là khá kiềm chế thì trong cộng đồng khoa học và giới phân tích thì không có hạn chế nào. Làm thế nào để kiềm chế sức mạnh quân sự, trong đó có sức mạnh hải quân của Trung Quốc – Đó chính là chủ đề thảo luận chính.

Về vấn đề này, những ý kiến thường gặp khá cực đoan. Ví dụ, tạp chí uy tín của Anh-Mỹ The Journal of Strategic Studies đã đăng tải bài báo của Sean Mirski với tiêu đề không úp mở “Bóp nghẹt: Bối cảnh, ứng xử và hậu quả của một phong tỏa hải quân Mỹ đối với Trung Quốc” (Stranglehold: The Context, Conduct and Consequences of an American Naval Blockade of China) đã gây tiếng vang xã hội lớn.

Tác giả coi phong tỏa hải quân đối với Trung Quốc là phương án tối ưu gây áp lực lên Bắc Kinh nhằm phá hủy tiềm lực kinh tế của họ, sẽ buộc Trung Quốc thừa nhận thất bại trong chiến tranh. Và bây giờ, khi mà cả thế giới đang căng thẳng theo dõi những dao động tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở nước này và hy vọng Trung Quốc sẽ lại trở thành đầu tàu giúp thoát khỏi cuộc khủng hoảng thế giới. Tuy nhiên, những tính toán kinh tế không phải luôn luôn trùng với các tính toán địa-chiến lược, trong mọi trường hợp là về thời gian.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên tàu ngầm nguyên tử Trường Chinh 9.
Nếu nền kinh tế Trung Quốc trên thực tế sẽ bắt đầu dậm chân tại chỗ hay tồi tệ hơn là suy thoái thì quả thực khả năng Bắc Kinh động đến gươm đao nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và nội chính là có thể xảy ra. Mà khả năng đó thì mỗi năm một nhiều hơn.

Chính trường hợp đó được Sean Mirski xem xét. Ông ta cho rằng, việc phong tỏa là có thể khi giữa Mỹ và đồng minh với Trung Quốc bắt đầu nổ ra chiến sự “quy mô lớn”.
Sean Mirski, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Chicago vào năm 2011 và học vị cử nhân kinh tế và khoa học chính trị, cũng như học vị thạc sĩ quan hệ quốc tế, nay đang tiếp tục học tại Đại học Tổng hợp Harvard và có lẽ cũng quen thuộc với học thuyết của Robert McNamara. Ông ta đã hiện đại hóa và điều chỉnh đôi chút để hướng vào chống Trung Quốc.

Thuyết phong tỏa đường biển đối với Trung Quốc của Sean Mirski dựa vào cái gì và những bước đi cụ thể nào, theo ông ta, cần làm để thực hiện nó? Nhà khoa học trẻ người Mỹ này có lý khi chú ý vào sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào vận chuyển đường biển. 90% ngoại thương của Trung Quốc đang được thực hiện bằng đường thủy. Trung Quốc buộc phải nhập khẩu gần 60% dầu mỏ tiêu thu, một phần đáng kể trong số đó được vận chuyển bằng tàu chở dầu.
Tại 10 cảng lớn nhất Trung Quốc tập trung hơn 80% tổng lưu lượng container. Chính vì thể mà Sean Mirski cho rằng, việc phong tỏa dài và dù cho là không phải 100% cũng sẽ có những hậu quả chết người đối với kinh tế Trung Quốc.

Về nguyên tắc thì có thể thực hiện được việc phong tỏa đường biển như thế. Mirski quan niệm nó gồm 2 vành đai. Vành đai ngoài là phong tỏa từ xa, nằm sau chuỗi đảo quốc bao quanh Trung Quốc từ hướng đông và chạy dài từ Hokkaido ở phía bắc đến Singapore ở phía nam. Các quốc gia này hoặc là đồng minh của Washington, hoặc là nghiêng về phía Mỹ. Bởi vậy, trong một cuộc xung đột Trung-Mỹ, họ sẽ đứng về phía Mỹ.

Trong vành đai ngoài sẽ tiến hành chặn dừng, khám xét và bắt giữ tất cả các tàu hàng chạy đến các cảng Trung Quốc hoặc chạy ra từ đó. Nhiệm vụ này sẽ do các tàu chiến nổi của Hải quân Mỹ và đồng minh tiến hành bằng cách triển khai các binh đoàn tàu của mình tại các khu vực nằm ngoài tầm với của máy bay và các hệ thống tên lửa bờ biển Trung Quốc.

Vành đai trong là vành đai “sát thương” theo cách gọi của Mirski, liên quan đến các vùng biển tiếp giáp trực tiếp bờ biển Trung Quốc. Ở đó, luật “đánh chìm tất cả chúng đi!” sẽ có hiệu lực. Chức năng này được giao cho các tàu ngầm Mỹ và Nhật mà số lượng ở khu vực này hiện giờ có thể được tăng lên đến 71 chiếc, cũng như máy bay triển khai trên bờ và hoạt động rải thủy lôi tích cực.

Quả thực là liên quan đến thủy lôi, Sean Mirski có nhấn mạnh “sự teo biến” thực tế về khả năng của Hải quân Mỹ trong việc thực hiện các hoạt động rải thủy lôi tiến công mà cụ thể là tính đến đầu tài khóa 2013, vẫn không có các loại thủy lôi có thể sử dụng từ tàu ngầm.

Không thể không thấy là sự xuất hiện của tàu ngầm nước ngoài gần bờ biển Trung Quốc đang làm Bắc Kinh lo ngại. Trả lời phóng vấn đài truyền hình trung ương Trung Quốc, chuẩn đô đốc hải quân Trung Quốc Yin Zhuo đã nói rằng, sự cần thiết củng cố lực lượng chống ngầm ở Biển Đông do sự gia tăng hoạt động của tàu ngầm nước ngoài đã chín muồi.
Tất cả là như thế. Nhưng mặt khác, hải quân Trung Quốc hôm nay hiển nhiên đang là người dẫn đầu thế giới về tăng cường sức mạnh chiến đấu. Họ đang ồ ạt đóng và đưa vào biên chế các tàu tên lửa, frigate, corvette, tàu ngầm thông thường và tàu đổ bộ.
Các chuyên gia Trung Quốc rõ ràng đã hoàn thiện được các tàu khu trục lớp Type 052С với các hệ thống chỉ huy chiến đấu tương tự hệ thống Aegis của Mỹ và sắp tới, dường như họ sẽ triển khai đóng hàng loạt các tàu khu trục cải tiến lớp Type 052D.

Trong biên chế hải quân Trung Quốc cũng đã xuất hiện cả tàu sân bay là tàu Liaoning được cải tạo từ tàu sân bay Varyag đóng dở của Liên Xô.
Tàu mặt nước của hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật.


Sự kiện này thu hút nhiều sự chú ý cả ở Trung Quốc và bên ngoài nước này vì nó dường như cho thấy sự nhảy vọt về chất trong sự phát triển của hạm đội Trung Quốc và sự mở rộng khả năng giành ưu thế trên đại dương thế giới của nó.

Sự phấn khích này rõ ràng không đúng với thực tế. Một là, Liaoning sẽ không thể gia nhập lực lượng sẵn sàng chiến đấu trước năm 2017, nghĩa là còn khá lâu nữa. Hai là, phi đội máy bay trên tàu sẽ chỉ gồm 22 tiêm kích bom J-15, biến thể làm nhái tiêm kích Su-33 của Nga, tức là quá ít so với các máy bay tương tự triển khai trên các tàu sân bay Mỹ.
Ba là, kể cả các tàu sân bay lớn hơn dự kiến đóng cho hải quân Trung Quốc trong tương lai cũng sẽ khó, nếu như là không thể, xông ra được không gian hoạt động đại dương vì như đã nói, Trung Quốc bị bao vây bởi một chuỗi “các tàu sân bay không thể đánh chìm” – đó là các quốc đảo đồng minh hoặc thân thiện với Mỹ, mà ở một số nước trong số đó hiện đã có các căn cứ không quân Mỹ.

Có cảm tưởng Mỹ và các đồng minh gần gũi cố tình làm ồn ào về chuyện tàu sân bay Trung Quốc là để kích động Bắc Kinh. Để họ tiếp tục bỏ những nguồn lực tài lực và vật lực khổng lồ vào việc đóng các con tàu dễ dàng bị phát hiện và tiêu diệt.
(Còn tiếp)

Theo Vietnamdefence

Phần nhận xét hiển thị trên trang

nguyễn xuân hoàng và vài "ý nghĩ trên cỏ"

Nguyễn Tà Cúc

Quốc phá sơn hà tại, Thành xuân thảo mộc thâm. Cảm thời hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm
Nước tàn sông núi còn đây 
Thành xuân, cây cỏ mọc đầy khắp nơi 
Cảm thời, hoa cũng lệ rơi 
Chim kia cũng sợ hận người lìa tan
(Đỗ Phủ, Xuân vọng-Trần Trọng San dịch-Ngắm cảnh xuân)

NGuyenTaCuc-YNGHITRENCO-COVERBia1

Trong bài "Những Đoản Văn Rời Về Tạp Chí Văn" (đăng trên Giai Phẩm Xuân Người Việt 2012), nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (1) có viết: "Nhà văn không thể tồn tại nếu trước hết không tồn tại trong một cộng đồng. Anh ta chỉ là một thành viên của xã hội. Anh ta không phải là một đơn vị biệt lập hay cô lập. Như một miếng ngói, một viên gạch, một hòn sỏi, một vại nước phía sau hè, một vòm mái cong, một cành lá nằm ngang bên ngoài khung cửa sổ, một tiếng chim hót buổi sớm,… nhà văn là một trong muôn một làm thành đời sống." Chính vì thế, chính vì quan niệm "Nhà văn không thể tồn tại nếu trước hết không tồn tại trong một cộng đồng" này mà mười ba năm trước (2000), tôi đã chỉ trích ông nặng nề qua cái nhìn của một người phải tham dự vào một công việc chung lúc ấy, một công việc mà cái thảm trạng Nước tàn sông núi còn đây/Thành xuân, cây cỏ mọc đầy khắp nơi khiến phải đặt lại vấn đề với tình cảnh sử dụng văn chương vào những việc không phải văn chương, không từ ông, nhưng rất gần quanh ông. Mười hai năm sau, tôi viết một bài khác (2), đưa ra một cái nhìn khác, cũng trên tinh thần này, nhưng chỉ dựa riêng trên tác phẩm của ông nhiều hơn.
Bài viết hôm nay, không bàn đến tác phẩm-và-tác giả Nguyễn Xuân Hoàng nữa, mà nhắm vào một vấn đề cả ông và tôi cho là quan trọng: cung cấp tài liệu về/cho Văn học Miền Nam. Sự quan tâm ấy giúp tôi và ông vượt qua được bài viết "dữ dội" năm 2000 vì chúng tôi đồng ý rằng, tài liệu là vấn đề sinh tử của Văn học Miền Nam. Có hai điều bất lợi hiển nhiên cho việc nghiên cứu về Văn học Miền Nam. Thứ nhất, rất nhiều tác phẩm đã bị hủy hoại trong cơn sốt "giải phóng" sau 1975 khiến cho sự hiếm hoi trở thành một trở ngại tài chính hầu như không thể vượt qua được. Một bộ Phổ Thông (chủ nhiệm&chủ bút Nguyễn Vỹ) nay giá ba nghìn mỹ kim, bộ Bách Khoa bốn nghìn mỹ kim vv. Có những bộ như Khởi Hành (Bộ cũ, Sài gon) không còn đủ số để bán trọn bộ. Thứ hai, một số sách báo Miền Nam thoát được cơn phần thư vì "di tản" trước qua các đại học Hoa Kỳ thì bị dần dần hủy hoại vì giấy xấu. Tôi đã từng cầm cuốn "Thơ đen" (Tú Kếu) mà giấy giòn như bánh đa nướng quá, hẳn chỉ mươi năm nữa là nát vụn. Những tài liệu Miền Nam trước đó có liên quan trực tiếp đến Văn học Miền Nam 1953-1975 như sách báo của Nữ Lưu Thư quán (Phan Thị Bạch Vân làm Giám đốc kiêm Chủ nhiệm& Chủ bút) hầu như hoàn toàn biến mất. Một số rất hiếm hoi giữ lại được bằng microfilm thì trừ phi là một sinh viên hay giáo sư trong một Đại học Hoa Kỳ, người ta không cách nào mượn được.
Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là các khó khăn này chỉ dành cho những người nghiên cứu độc lập, dĩ nhiên. Nếu được tài trợ thì còn nói làm gì nữa. Nhưng chính vì thế mà vấn đề phổ biến tài liệu thuộc Văn học Miền Nam càng cấp bách hơn: càng cần nhiều người nghiên cứu càng tốt, nhất là những người nghiên cứu độc lập, để cuộc chạy đua đi tìm sự thực không bị giới hạn vào các quỹ tài trợ và có khi, vào thiên kiến của người được nhận tài trợ.
Đó là một sự thực không thể chối cãi được: sau khi cuộc chiến đã chấm dứt trên các địa danh đẫm máu như Đồng Xoài, Pleime vv., một cuộc chiến khác đã âm thầm khởi đầu từ lâu nhân danh "văn chương, văn học" và "lịch sử, sự thực" tại các trường Đại học Hoa Kỳ nơi hiện diện một số đông giáo sư chuyên về Việt Nam học mà nhiều người vốn xuất thân là những người chống lại sự tham dự của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam. Bởi thế, những cựu quân nhân phản chiến nay trở thành giáo sư hay học giả này nếu không có mấy cảm tình thì cũng không có bất cứ kiến thức hay nhu cầu tìm hiểu nào về nhà văn và Văn học Miền Nam, một lãnh vực mà họ không quan tâm. Cho nên, bãi chiến trường lần này càng không kém phần ác liệt vì sẽ để lại di tích muôn đời trên sách vở, không phải tại cổ thành đổ nát Quảng Trị mà tại những tòa nhà thâm nghiêm, lưu dụng các bộ óc danh tiếng đại diện chung cho lịch sử Hoa Kỳ.
Như vậy, tưởng đâu cuộc chiến lại mất quân bằng lần nữa chăng? Không, may mắn thay, sự phát triển của Internet đã khiến việc trao đổi, cung cấp, số hóa tài liệu để nghiên cứu không còn là một vấn đề nan giải nữa. Từ Talawas (Phạm Thị Hoài chủ trương), Gió-O (Chủ trương Lê Thị Huệ), Da Màu (do rất nhiều các chị và các anh có thiện tâm điều khiển), Tiền Vệ (Nguyễn Hưng Quốc chủ trương) vv. tại Hoa Kỳ cho tới Phong Điệp (ký giả & nhà văn Phong Điệp chủ trương) Diễn đàn Sách Xưa (gồm rất nhiều anh em chơi sách cũ hay mua bán trao đổi nhưng đồng thời sử dụng các sách báo cũ ấy để lưu lại tài liệu) vv. tại Việt Nam, không riêng gì người đọc mà người nghiên cứu khắp thế giới cũng có thể lọc ra những tài liệu cần thiết tưởng chừng như không thể nào tìm lại được.
Hơn thế nữa, nếu chúng ta vẫn nói đùa "một người Việt Nam là một nhà thơ" thì nay chúng ta cũng có thể nói không đùa rằng "mỗi nhà văn, mỗi nhà nghiên cứu, mỗi thường dân Việt Nam là một blogger"! Từ các loại blog hay diễn đàn cá nhân này, người ta có thể tìm kiếm tài liệu về Phan Khôi (Lại Nguyên Ân) hay tình hình xã hội nhân văn hiện nay tại Việt Nam hoặc nhân dáng các nhà văn Miền Bắc qua blog của nhà phê bình Vương Trí Nhàn. Qua blog Phong Điệp, tôi đã được đọc lời nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân minh xác một số vấn đề mà ông nghĩ tôi đã hiều nhầm khi đặt ra vài câu hỏi với ông về việc nghiên cứu Văn học Miền Nam (3). Cũng từ một website khác, tôi đã được đọc bài của Giáo sư Phan Nam Sinh (thứ nam của Phan Khôi, nhà văn/dịch giả Kinh thánh Tin lành Việt ngữ) có một chi tiết tối cần thiết (4) cho loạt nghiên cứu của tôi về việc phiên dịch Kinh thánh Tin lành Việt ngữ và một vụ án văn học Thế kỷ XX (5). Cách đây hơn một năm, tôi sẽ không viết được bài sưu khảo về Nguiễn Ngu Í nếu tôi không được một nhóm bạn văn –vẫn theo dõi và hỗ trợ từ Sài gòn– gửi cho hơn 300 trang scan một số bài viết của ông trên tạp chí Bách Khoa. Trước đó tôi cũng sẽ không tái tạo được áo Lemur và có bài viết về thái độ tiêu cực của Tự lực Văn đoàn với đồng nghiệp cấp tiến Miền Nam nếu tôi không được trao cho tài liệu từ một người không quen nhưng quan tâm đến văn học ở Hà nội (6).
Viết ra kinh nghiệm của riêng tôi không phải để nói về mình (một điều khả ố) mà để qua thí dụ giữa tôi và nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, tôi muốn nói lên rằng, thứ nhất, sự phê bình, dù "dữ dội" đến đâu không bao giờ có thể lại là cái rào cản giữa những người cùng suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Thứ hai, tôi muốn cổ võ cho cái quan niệm rằng chính chúng ta, những người có lòng với Văn học Miền Nam, nên giúp nó tồn tại bằng cách cung cấp và chia sẻ tài liệu. Chỉ có hai cách đó mới giúp các thế hệ đi sau một cách thực tiễn trong việc tái tạo chân dung của một nền văn học rực rỡ với cả ưu lẫn nhược điểm của nó mà ngay chính các nhà phê bình sinh trưởng và được giáo dục tại Miền Bắc cũng phải công nhận rằng đã hay vẫn còn vượt xa người anh em bên kia dòng Bến Hải.
Trong tinh thần ấy, tôi trao cho các bạn Da Màu số tài liệu ông đã gửi cho tôi vào năm 2010 khi tôi yêu cầu để Da Màu tiện sử dụng nếu muốn. Những tài liệu này gồm có:
-Truyện ngắn Tự truyện của một người vô tích sự mà ông đã hoàn chỉnh lại vì theo ông, đó là truyện mà ông thích nhất: "Thật ra viết xong, in xong, đọc lại vẫn chưa thích cuốn nào cả. Tuy nhiên có 1 truyện ngắn in trong CĂN NHÀ NGÓI ĐỎ, có tựa là TỰ TRUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI VÔ TÍCH SỰ có thể là truyện ưa thích nhất, nếu có nói như vậy cho đến lúc này" (Email Nguyễn Xuân Hoàng trả lời Nguyễn Tà Cúc).
-Bài Bụi Và Rác của Nguyễn-Xuân Hoàng cùng thủ bút của nhà thơ Trần Hồng Châu (giáo sư Khoa Trưởng Đại học Văn khoa Sài gon Nguyễn Khắc Hoạch)
-Bài phỏng vấn "ĐẠI HỌC BOSTON Phỏng Vấn Nguyễn Xuân Hoàng", 2000.
-Bìa tạp chí Văn số cuối 125-129 , Tháng 2&3. 2008. Theo Nguyễn Xuân Hoàng, tờ này không bao giờ phát hành vì không có ruột dù đã làm xong.
-Ảnh chụp Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo và Nguyễn Xuân Hoàng tại trước Tòa soạn Tạp chí Văn, Sai gon.
Trên nguyên tắc, tôi không bao giờ chuyển tài liệu cho người khác mà không có sự xin phép trước. Nhưng trong trường hợp hết sức đặc biệt này, tôi rất tự tin rằng ông sẽ hài lòng là đằng khác (nếu ông chỉ gửi cho tôi những tài liệu đó) khi tôi thực hiện điều rất nhiều người trong chúng ta đã quan tâm. Tôi thành thực hy vọng những tài liệu kèm theo sẽ giúp được cho bất cứ ai nghiên cứu về Nguyễn Xuân Hoàng nói riêng–một nhà văn không bao giờ ngừng viết, nghĩa là đúng như ông nói "không đi trên mây" –và Văn học Miền Nam nói chung, nơi đã có sự góp mặt của ông. [NTC]

Chú thích
(1) Trong nước, cũng có một nhà văn –trẻ hơn, đã qua đời– cũng trùng tên Nguyễn Xuân Hoàng khiến nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, mà tôi đang viết về đây, thuộc Văn học Miền Nam, phải thêm một dấu gạch nối vào tên ông Nguyễn-Xuân. Riêng trong bài này, tôi sẽ giữ nguyên tên Nguyễn Xuân Hoàng như nó đã xuất hiện trên các tác phẩm của ông trước 1975 để các nhà nghiên cứu đi sau không bị nhầm lẫn. Thí dụ điển hình là cuốn Ý nghĩ trên cỏ mà tên tác giả "Nguyễn Xuân Hoàng" không hề có dấu gạch nối giữa hai chữ Nguyễn-Xuân.
(2) Bài này đã đăng trên Tạp chí Khởi Hành, Chủ đề Nguyễn Xuân Hoàng, Số tháng 5&6, 2012
(4) Phan Nam Sinh (Đồng Nai),  Về những nghi vấn xung quanh hai tác phẩm của Phan Khôi, 25.6.2012


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đến lượt Hàn Quốc ủng hộ ASEAN đối phó TQ


Trong thời gian qua, Mỹ, Nhật liên tiếp chỉ trích các động thái hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông gây bất ổn trong khu vực. Còn Hàn Quốc do có nhiều lý do nên chưa chính thức lên tiếng về chuyện này. Nhưng vừa qua, Hàn Quốc đã có một động thái rất rõ ràng khi ủng hộ hải quân Philippines một tàu chiến.

Món quà nhạy cảm vào thời điểm nhạy cảm
AFP cho biết Hàn Quốc sẽ tặng một tàu chiến hộ tống cho hải quân Philippines trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực ngày càng tăng. Tàu "hộ tống lớp Pohang" vốn được cho ngừng hoạt động vào cuối năm và sẽ được đem tặng cho Philippines, Bộ Ngoại giao ở Manila cũng đã xác nhận thông tin này. Hiện chưa rõ Hàn Quốc có tặng luôn các hệ thống vũ khí trang bị trên tàu hay không.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwang-jin thông báo với đồng cấp Philippines, Voltaire Gazmin về món quà này trong chuyến thăm Seoul vào hôm 30.5. Món quà tặng gần đây của Hàn Quốc cho Philippines là một tàu đổ bộ và 16 tàu thuyền cao su. Cử chỉ của Hàn Quốc là một dấu hiệu nhỏ so với đóng góp to lớn của quân đội Philippines trong chiến tranh Triều Tiên", Bộ trưởng Hàn Quốc đã được trích dẫn khi nói.

Việc tặng như vậy của Hàn Quốc rất cần thiết với Philippines lúc này. Hiện Philippines đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền tại biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế.


Món quà này càng trở nên có ý nghĩa khi Hàn Quốc chuẩn bị tham gia cuộc họp thượng đỉnh tại Myanmar. Đây là cuộc họp có sự góp mặt của 10 quan chức cấp cao từ 10 nước ASEAN và 3 nước đối tác lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc bắt đầu từ 7 đến 9.6.

Trung Quốc sẽ bị cô lập lại cuộc họp ASEAN +3

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ cử thứ trưởng Ngoại giao Liu Zhenmin. Cuộc họp thượng đỉnh này sẽ phải đề cập đến tình hình biển Đông đang căng thẳng trong thời gian qua. Trên thực tế, chính Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam.


Hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông khiến nhiều nước lo lắng

Tại cuộc họp giữa các Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng trước, ASEAN lần đầu tiên đã đạt được tuyên bố về biển Đông kêu gọi các bên không sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực để làm phức tạp tình hình.

Tại hội nghị Shangri-La, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết ủng hộ các nước ASEAN trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc sử dụng vũ lực và hăm dọa hòng thay đổi hiện trạng là hành động không thể biện hộ.

Giờ đến lượt Hàn Quốc dù không lên tiếng nhưng lại tặng tàu chiến cho Philippines. Bản thân Hàn Quốc cũng có tranh chấp với Trung Quốc vấn đề biển đảo tại biển Hoàng Hải nhưng chưa nặng nề như Nhật với Trung Quốc tại biển Hoa Đông.

Dĩ nhiên, Hàn Quốc phải cảnh giác đến ông hàng xóm to vai, hẹp bụng. E rằng trong cuộc họp giữa 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á, Trung Quốc lại tiếp tục bị cô lập như ở Shangri-La.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sông cạn..







( Ảnh Quang Khánh )


Hình như "sông đã qua đời"
 Lơm khơm đá ngã
ta ngồi buồn trông
 Xuôi về gặp ngã ba sông
Sông Lô hỡi 

bạn có mong tôi về? 
Buồn buồn phận sỏi
sông quê
Chân mây ngày cũ ..

sơn khê chạnh lòng!
Dòng nào đục, dòng nào trong?
Thương người vá lưới
Ngồi trông sóng dồi
Như điên..
 sấm bắc  chân đồi..
Vọng về sông cạn
cho tôi đắng lòng!
Nước non bao giờ vậy không?
Bơ vơ đá vỡ..
Ngày trông NƯỚC về!
Hát đi
hát để mà nghe
"Cho dù sông cạn
cả khi đá mòn"
Bao nhiêu là nghĩa keo sơn
Bây giờ
nước cạn đá mòn là đây!

Người trắng tình
ta trắng tay
Một mình trên đá
Đá dày như chông!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÀU TRUNG QUỐC QUAY RA NÉM ĐÁ, NÉM CHAI LỌ SANG TÀU VIỆT NAM


Đời Sồng - Đây là hành động bất thường đến khó tin của tàu Trung Quốc trong việc ngăn cản, tấn công các tàu của ta đang thực thi nhiệm vụ trên vùng biển Việt Nam
Thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, đến 13h ngày 6/6, các tàu kiểm ngư Việt Nam vẫn hoạt động đấu tranh phản đối với cường độ cao, cách giàn khoan 981 mà Trung Quốc đã hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam từ 9-11 hải lý. Tàu cá của ngư dân Việt Nam tiếp tục bám ngư trường đánh bắt thủy sản, tổ chức đấu tranh cách giàn khoan khoảng 25-30 hải lý.
Tàu Việt Nam bị hư hỏng nặng do tàu của Trung Quốc đâm vào
Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, trong ngày phía Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng khoảng 110-115 tàu, trong đó có 35-40 tàu hải cảnh, khoảng 30 tàu vận tải và tàu kéo, 35-40 tàu cá. Ngoài ra, có sự hiện diện củ 4 tàu chiến quanh giàn khoan 981.
Vê diễn biến tại hiện trường, tàu cá của Trung Quốc với lực lượng đông đảo, gần 40 chiếc được sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh thường xuyên đẩy ép, ném đá và chai lọ sang tàu của Việt Nam. Qua theo dõi, thấy xuất hiện tàu cá Trung Quốc có “quả lê” phía trước dưới vạch mớn nước và có chân vịt mũi, chứng tỏ đây là tàu có trọng tải lớn có tính chuyên dụng phục vụ. Tàu này kết hợp với các tàu cá khác để tăng cường ngăn cản, đâm va tàu của ta.
Bên cạnh đó, các tàu hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải và tàu cá tổ chức thành từng tốp ngăn cản quyết liệt hơn, ở khảng cách 9-11 hải lý. Thậm chí, tàu Trung Quốc luôn sẵn sàng hú còi, đâm va, phun vòi rồng. Tuy nhiên, đã số các tàu của ta vẫn bình tĩnh né tránh kẹp thời.
Tinh thần các kiểm ngư viên, ngư dân vẫn rất tốt, quyết tâm bám biển sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA THỜI TRẦN ĐÃ "THOÁT TRUNG" NHƯ THẾ NÀO?

Đào Tiến Thi

Giữa lúc này, nếu chỉ nghĩ sao đuổi được cái giàn khoan láo xược của Trung Cộng, mà không nghĩ đến căn nguyên sâu xa của nó, thì dẫu đuổi được cái giàn khoan này lại có cái giàn khoan khác xuất hiện và nhiều vấn đề rắc rối về kinh tế, chính trị, xã hội khác nữa cho Việt Nam.Chiến lược “tàm thực” (tằm ăn dâu) của Trung Cộng sẽ từng bước được thực thi. Sinh mạng dân tộc Việt Nam đã mỏng manh lại ngày càng thêm mỏng manh.
Cho nên cách đặt vấn đề của Quỹ Phan Châu Trinh trong hội thảo ngày 5-6-2014 “Làm thế nào để thoát Trung?” là rất trúng và đúng. Chỉ có thoát Trung thì đất nước mới phát triển, và đất nước có phát triển thì mới có độc lập thực sự. Và cũng chỉ có thoát Trung – thoát khỏi thân phận con tin – thì cũng mới có tình hữu nghị Việt – Trung đích thực.  

Trước khi bàn vào vấn đề, xin lưu ý một điểm: nhiều bạn trẻ hiện nay cứ tưởng Việt Nam đã bị trói vào Trung Cộng từ thời hai nước theo chế độ cộng sản. Sự thực cái dây trói hiện nay là trói lần thứ hai. Chứ trước hội nghị Thành Đô (ngày  4-9-1990) về “bình thường hoá quan hệ” giữa hai nước, trong một khoảng thời gian dài 12 năm (1978  1990), tức là từ khi nhà cầm quyền Trung Cộng gây ra vụ “Nạn kiều” vu cáo Việt Nam khủng bố, bài xích, xua đuổi người Hoa” tháng 4-1978 cho đến trận Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma của Việt Nam tháng 3-1988,chúng ta chẳng còn phải dính líu, nợ nần gì với Trung Cộng cả. Trong suốt thời gian nói trên hai nước đã là kẻ thù không đội trời chung của nhau. Ngoài cuộc chiến tranh biên giới 2-1979 với 60 vạn quân Trung Cộng tham gia còn có cuộc tranh giành đẫm máu cao điểm 1509 (Lão Sơn) từ2-1984 – 7-1984 và vô vàn cuộc xung đột nhỏ trên biên giới Trung – Việt. Ấy là chưa kể những năm này hai nước không ngày nào không chửi nhau trên sóng phát thanh. Có năm Tết (theo trí nhớ của tôi là năm 1987), khó mà nghe được đài tiếng nói Việt Nam trên làn sóng trung bình, vì đài phát thanh Bắc Kinh phát đúng vào tần số của đài tiếng nói Việt Nam, mà sóng của họ lại mạnh hơn. Riêng Trung Cộng còn có hệ thống loa đặt dọc biên giới, chửi Việt Nam ra rả suốt ngày.
Để thoát Trung, chúng ta có hai cách (và nên dùng cả hai cách):
- Tiếp nhận những giá trị hiện đại của văn minh nhân loại.
- Học tập những kinh nghiệm trong truyền thống của cha ông.
Bài này đi vào một phần của cách thứ haiviệc thoát Trung thời Trần.
Ta thường nói Đại Việt thời Trần ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên, đó là cách nói tắt; nói chính xác, lần thứ nhất (1258) là đánh thắng đế quốc Mông Cổ và hai lần sau (1285,1288), đánh thắng đế quốc Nguyên. Triều Nguyên là một “mảnh vỡ” của đế quốc Mông Cổ, thiết lập ở Trung Quốc sau khi Hốt Tất Liệt (Khubilai) đánh thắng triều Tống. Triều Nguyên cai trị Trung Quốc từ 1271 đến 1368, bị Trung Quốc hoá, hoàn toàn trở thành một triều đại của phong kiến Trung Quốc, được tính vào lịch sử Trung Quốc chứ không phải vào lịch sử Mông Cổ. Triều Nguyên áp sát ta gần 100 năm. Việc thoát Trung thời Trần chủ yếu là “thoát Nguyên”.
Có thể nói luôn: ông cha ta thời Trần không bao giờ tự trói mình với nhà Nguyên và còn luôn tìm cách tránh không để nhà Nguyên lừa trói nhà nước Đại Việt vào họ.
Nếu không kể việc ba lần đánh cho giặc Mông Nguyên tơi bời thì việc “thoát Trung” của nhà Trần (cũng như ngày nay) gồm hai mặt: nội trị và ngoại giao. Để đáp ứng nhu cầu nóng bỏng những ngày này, xin trình bày phần ngoại giao trước.
I- CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO
1. Song hành giữa cứng rắn và mềm dẻo
Vào lúc nhà Trần thiết lập thì trên thảo nguyên Trung Á mênh mông cũng xuất hiện một đế quốc hùng mạnh và hung hãn vào bậc nhất lịch sử nhân loại: đế quốc Mông Cổ. Ngay từ đầu thế kỷ XIII, quân Mông Cổ đã tấn công các nước Kim, Tây Hạ (bắc và tây Bắc Trung Quốc ngàynay) và hàng loạt quốc gia ở Trung Á. Năm 1252, quân Mông Cổ tấn công và tiêu diệt nước Đại Lý (vùng Tứ Xuyên, Vân Nam của Trung Quốc ngày naytrong đó Vân Nam liền biên giới vớiĐại Việt. Cuối năm 1257, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriangkhadai), viên tướngđã từng chinh chiến ở các nước Liêu, Ba Tư, Ba Lan, Hungary, được coi là bách chiến bách thắng, đưa thư dụ hàng Đại Việt.
Trước thế hung hãn của giặc, nhà Trần chẳng những không đầu hàng mà còn bắt giam sứ giả để tỏ rõ quyết tâm chống giặc. Khi quân Mông Cổ tràn vào Thăng Long thì thấy ba tên sứ giả vẫn đang bị trói giam trong ngục và một tên đã chết.
Trong khoảng từ 1258 – 1285, trước khi bước vào cuộc kháng chiến lần thứ hai, là thời kỳ đấu tranh ngoại giao. Giai đoạn đầu, quân Mông Cổ rút hết về nước để tham gia cuc nội chiếnnên giả vờ giao hảo với nước ta. Thư của Hốt Tất Liệt năm 1261 viết: “Phàm mũ áo, điển lễphong tục cứ theo chế độ cũ của nước mình, không phải thay đổi. Hoặc: “Ta đã cấm các biên tướng Vân Nam không được xâm phạm bờ cõi, quấy nhiễu nhân dân. (Nghe cứ na ná như là  “mười sáu chữ vàng”!)
Vua tôi nhà Trần không hề tin vào những lời lẽ trên, cũng không tự cao vì mới chiến thắng,nên đã gấp rút tuyển quân, chế tạo vũ khí, sắm chiến thuyền và luyện quân để đề phòng quân giặc quay trở lại. Trong khoảng gần 30 năm hoà hoãn, không lúc nào buông lơi cảnh giác. 
Từ 1267, quan hệ với Mông Cổ căng thẳng dần, đặc biệt từ 1271, khi triều Nguyên được thành lập ở Trung QuốcNhà Nguyên đưa ra rất nhiều yêu sách mà nếu thực hiện đầy đủ thìđồng nghĩa với việc nộp dần nền độc lập. Nhưng để tránh đụng đầu sớm với kẻ thù, vua Trầnmột mặt nhân nhượng những gì có thể, mặt khác kiên quyết từ chối những đòi hỏi quá đáng củavua Nguyên. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại khá nhiều sự việc ứng phó khôn ngoan của vua quan nhà Trần. Ví dụ vua Trần nhận sắc phong “An Nam quốc vương” của vua Nguyên, chứ không chịu lạy chiếu thư của vua Nguyên Hốt Tất Liệt. Thư phúc đáp của vuaTrần viết: “Sứ thần không nên làm lễ ngang hàng với một nước. Vả lại, trước đây thiên triều đã có việc dụ cho mọi việc trong nước tôi cứ theo tục cũ của bản quốc. Thế thì việc nhận chiếu chỉ của thiên triều đem kính để tại chính điện, còn vua thì lui xuống nhà riêng, đấy là điển cũ của nước tôi đấy”.
Tháng 4-1272, nhà Nguyên sai sứ sang hỏi mốc giới cột đồng trụ ngày trước. Vua Trần cũng giả vờ sai Lê Kính Phu đi xem xét xét lại. Kính Phu tâu: “Chỗ cột đng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Từ đó về sau vua Nguyên cũng không hỏi đến nữa.
Vua Trần cũng luôn lấy cớ “có bệnh” để không bao giờ sang chầu vua Nguyên. Chịu cống nạp phẩm vật (bạc vàng, ngọc lụa) chứ không cống nạp nho sỹ, thầy thuốc và thợ thủ công. Chịu phận làm “tôi” nhưng không cung cấp gạo cho quân Nguyên khi quân Nguyên đi đánh Champa. Nhà Trần không cấm các thương gia người Hồi Hột (Uyghur/ Duy Ngô Nhĩ) vào buôn bán nhưng cấm dân ta không được giao dịch với bọn này để cô lập chúng, khiến chúng không có đất để hoạt động gián điệp trên đất nước ta. Và khi cần thì nhà Trần tìm cách khống chế bọn này, không cho chúng về nước để cung cấp tin tứcNhà Trần còn tìm cách mua chuộc các đạt lỗ hoa xích (chứ quan giám sát của nhà Nguyên đặt ở nước ta) và các quan lại Mông Cổ cai trị vùng Vân Nam, không để chúng can thiệp vào các chính sách của Đại Việt.
2. Thiết lập liên minh Việt – Chăm chống xâm lược
Champa (Chăm hay Chiêm Thành) là một nước phía nam Đại Việt, biên giới cho đến hồi cuối thế kỷ XIII là khoảng phía bắc tỉnh Quảng Trị này nay.
Thời chống Tống dưới triều Lý, trước kế hoạch xâm lược của nhà Tống, trong đó có việc lôi kéo Champa tấn công từ phía Nam, Lý Thánh Tông thân chinh (cùng đại tướng Lý Thường Kiệt)  đánh Champa, phá tan lực lượng quân sự của Champa, bắt sống vua Chăm. Sau đó vua Chăm phải dâng đất Bố Chính, Ma linh, Địa Lý (nam Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay) để được trả về. Từ nửa sau thế kỷ XII, nhà Lý đi vào con đường suy bại, vua Chăm thường cho quân ra cướp bóc miền biên giới và ven biển phía Nam cùng yêu sách đòi lại đất cũ.
Vào đầu đời Trần, vua Chăm Jaya Paramesvaravarman (ở ngôi 1220 – 1250vẫn giữ thái độ kỳ thị Đại Việt, thân thiện Chân Lạp. Năm 1252, vua Trần Thái Tông đem quân đánh Champa, h kinh đô, bắt tù binh rồi rút quân về. Em Jaya Paramesvaravarman lên kế ngôi, miễn cưỡng cống nạp Đại Việt. Năm 1265, Indravarman IV lên ngôi. Ông bỏ Chân Lạp đang suy thoái, quay sang thân thiện với Đại Việt đang trên đà hưng thịnh.  
Đầu năm 1280, sau khi chiếm xong đất Trung Quốc, Hốt Tất Liệt tiếp tục bành trước về phương Nam. Nhưng vì đã từng thua Đại Việt hồi 1258 nên lần này Hốt Tất Liệt tính đánhChampa trước nhằm tạo bàn đạp tấn công Đại Việt và các nước Đông Nam Á. Nhà Nguyên bắt vua Trần cho mượn đường tiến đánh Chăm, nhưng vua Trần cự tuyệt. Vua Nguyên lại đòi vua Chăm sang chầu nhưng vua Chăm cũng không đi.
Tháng 12-1282, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy tấn công thành Quy Nhơn. Quân Chăm nhờ có sự chuẩn bị kĩ, đặc biệt có thành gỗ và máy bắn đá, đã đánh trả quyết liệt. Nhưng trước hoả lực mạnh của quân Nguyên, giữa tháng 2-1283, thành vỡ. Tuy nhiên, vua Chăm rút quân lên miền rừng núi, tiếp tục kháng chiến.
Quân Nguyên tấn công thành Đồ Bàn (Bình Định) là kinh đô của Champa lúc bấy giờ. Quân Chăm bỏ thành, rút lên vùng rừng núi, đồng thời cầu cứu Đại ViệtNhà Trần cho 2 vạn quân và 500 chiến thuyền vào giúp Champa.
Giữa năm 1283, vua Nguyên sai A Lý Hải Nha (Arickhaya) chỉ huy 3 vạn quân tăng viện cho Toa Đô đồng thời lại bắt vua Trần cung cấp lương thực và cho mượn đường qua Đại Việt nhưng nhà Trần vẫn từ chối. Quân Nguyên buộc phải đi đường biển để vào Champa do đó rất chậm. Chờ mãi viện binh chưa đến, lại bị quân Chăm tấn công, Toa Đô buộc phải lui quân ra phía bắc Champa, giáp biên giới Đại Việt để chờ quân tiếp viện. Tại đây, quân Toa Đô tiếp tục bị quân Champa bao vây, cô lập.
Đầu năm 1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Đại Việt. Toa Đô rút một bộ phận đánh ra Thanh Hoá nhằm hội với quân Thoát Hoan. Bộ phận còn lại tiếp tục đóng ở đâynhưng đến khi quân Nguyên thua ở Đại Việt thì cũng phải rút nốt.
Như vậy cuộc kháng chiến của Champa (có sự trợ sức của Đại Việt) đã góp phần trì hoãn cuộc tiến công của quân Nguyên vào Đại Việt và đến lượt mình, cuộc kháng chiến của Đại Việt lại góp phần giải phóng hoàn toàn Champa.
Trong cuộc kháng chiến lần hai và ba, ngoài liên minh với Champa cũng cần kể thêm ở đây,còn có 1200 quân phủ Tư Minh (Quảng tây) không chịu khuất phục quân Nguyên, sang quy phục nước ta và được nhà Trn chấp nhận (1283).
Mối liên minh Việt – Chăm trong chống xâm lược Nguyên còn tạo tiền đề cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước về sau. Năm 1301, nhân có sứ bộ Champa từ Đại Việt về nước, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã sang chơi Champa – một cuộc viếng thăm thân mật, không chính thức – kéo dài tám tháng liền (tháng 3-1301 – tháng 11-1301). Chính trong cuộc viếng thăm này, Trần Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Năm 1306, lễ cưới được tổ chức. Sính lễ gồm rất nhiều vàng bạc và đất đai hai châu Ô, Lý (nam Quảng Trị vàThừa Thiên – Huế ngày nay). Ngay năm sau nhà Trần cho sáp nhập hai châu này vào Đại Việt với tên gọi Thuận và Hoá (Thuận Châu, Hoá Châu).
(Còn nữa)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lởm khởm lại hóa ra đúng: ( Nói cho nhanh là nghệ LỪA )

TẢN MẠN SÁNG THỨ BẢY
Có quốc gia, quốc hiệu là “Vương quốc” nhưng Thủ tướng lại do dân trực tiếp bầu ra;
Có quốc gia gọi là “Cộng hoà dân chủ nhân dân”nhưng Chủ tịch lại do cha truyền con nối.
Có quốc gia từ ngày lập quốc đã một phần tư thiên niên kỷ, chỉ có một Hiến pháp mà vẫn bị dân chê là phát triển thiếu ổn định;
Có quốc gia trung bình mười lăm năm một lần thay hiến pháp vẫn được đánh giá là "chính trị ổn định".
Có quốc gia không có đảng lãnh đạo nhưng cả dân tộc chỉ biết mỗi một con đường tự do, dân chủ;
Có quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo tuyệt đối nhưng mỗi một tân quan là tân chính sách.
Có quốc gia không có tên nhân dân trong quốc hiệu nước mình nhưng bất kỳ người dân nào cũng có quyền bắt Nhà nước phục vụ;
Có quốc gia “Cộng hoà nhân dân” nhưng quân đội cùng xe tăng, trong một đêm nghiền nát bốn nghìn người dân ngay trước "cửa trời bình yên".
Có quốc gia trong Bộ luật hinh sự có tội danh “Tội ác chống lại nhân dân”, không có tội danh “Chống người thi hành công vụ”;
Có quốc gia trong Bộ luật hình sự lại có tội danh “”Chống người thi hành công vụ”, không có tội “Chống lại nhân dân”.
Có quốc gia gắn liền với chiến tranh đến nỗi Bộ trưởng giáo dục gọi Chương trình cải cách là "Trận đánh mở màn";
Có quốc gia “sợ chiến tranh” đến nỗi tránh được tất cả mọi cuộc chiến tranh, kể cả chiến tranh thế giới.
Có quốc gia cứ mỗi cột điện là một khẩu hiệu "quyết tâm ..," nhưng chưa bao giờ làm được một cái đinh ốc;
Có quốc gia không biết "quyết tâm" là gì nhưng sau ba mươi năm, từ đống tro tàn vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới.
( Theo FB Thất Trần )

Phần nhận xét hiển thị trên trang