Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Sao các pác bẩu vưỡn tốt vưỡn đẹp lắm cơ mà?


(Kênh 13) – Bằng những ngôn ngữ hết sức chợ búa, hỗn hào và kẻ cả, Cao Vọng đe dọa, “cứng đầu trong quan hệ với nước lớn phương Bắc sẽ là rắc rối lớn nhất của Việt Nam”


Hình minh họa.
Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc ngày 3/6 đăng bài phân tích của Cao Vọng, một nhà bình luận thời sự thường xuyên xuất hiện trên Thời báo Hoàn Cầu tiếp tục luận điệu xuyên tạc và vu cáo Việt Nam trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Cao Vọng cho rằng, trong kỳ Đối thoại Shangri-la vừa qua thì ngoài Mỹ, Nhật Bản gây khó dễ cho Trung Quốc còn có Việt Nam. Dẫn phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra và chia sẻ tin tức tình báo với Việt Nam, một công việc thuần túy nội bộ giữa các quốc gia khác bị truyền thông Trung Quốc xuyên tạc thành “tham vọng Biển Đông”?!
Bài báo vu cáo rằng Việt nam đã phối hợp nhuần nhuyễn với Nhật Bản, “xem ra người Việt đã hạ quyết tâm đối đầu đến cùng với Trung Quốc”?! Cao Vọng vu cáo, dưới sự thúc đẩy của Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đang “hợp xướng phản Hoa”!?
Với giọng điệu sặc mùi kẻ cả, vu khống, Cao Vọng cho rằng Việt Nam “học đòi Philippines trong các chiêu thức chống đối Trung Quốc, muốn sao chép kinh nghiệm của Manila, cho thấy người Việt đã hết đối sách”?!
Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc tiếp tục luận điệu xuyên tạc thường thấy về công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 để đòi cái gọi là “chủ quyền Tây Sa”, tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Bằng những ngôn ngữ hết sức chợ búa, hỗn hào và kẻ cả, Cao Vọng đe dọa, “cứng đầu trong quan hệ với nước lớn phương Bắc sẽ là rắc rối lớn nhất của Việt Nam, muốn mượn tay Mỹ, Nhật để chia lại Biển Đông chính là cõng rắn cắn gà nhà, trộm gà không xong mất tong bao gạo”?!
Trong những ngày này, cả thế giới và khu vực phẫn nộ, lên án những hành vi gây hấn, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, truyền thông nhà nước Bắc Kinh và một số “học giả diều hâu” cũng vuốt đuôi phụ họa.

Tuy nhiên, không những chẩng đưa ra được một bằng chứng khoa học nào cho cái gọi là yêu sách “chủ quyền” đường lưỡi bò ở Biển Đông, một bộ phận học giả, quan chức hiếu chiến Trung Quốc cùng truyền thông nhà nước của họ tiếp tục sử dụng chiêu bài ngụy biện, đánh lận con đen cho tới dọa nạt để lấp liếm cho tham vọng bành trướng lãnh thổ, một điều không ai chấp nhận được trong thế giới văn minh ngày nay – PV.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“GIẢI MÔ NGÔN NGỮ THỜI @


 “Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ, đư pợn na dwc twng hoa kua ! Ko 1 fan twng hoa jo min nen thay zui zui…” - đó là ngôn ngữ mới đã trở thành “mốt” trên mạng chát, tin nhắn điện thoại của nhiều giới trẻ hiện nay.
Nghĩa của câu trên là “Hôm nay là 14/2 đấy bà con ạ, đã bạn nào được tặng hoa chưa ! Có một người hâm mộ tăng hoa cho mình nên thấy vui vui”… được viết trên một diễn đàn của một nick name có tên “co_nang_ ngo_ngao”.
Hay như  một nick name có tên “dang_yeu” tâm sự : “Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j` ” (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì).
Tìm hiểu xem ngôn ngữ này bắt nguồn từ đâu, có lợi hay có hại trong giới trẻ hiện nay, Một Tiến sĩ Ngôn ngữ học thuộc Viện Ngôn ngữ học giải đáp về vấn đề này :
Đó là quy luật tự nhiên của ngôn ngữ
- Thưa ông, ông có thể “giải mã” xem ngôn ngữ chát này bắt nguồn từ đâu?
- Vấn đề này tôi đã quan tâm từ vài ba năm trước đây. Ngôn ngữ chát, hay nói rộng ra, ngôn ngữ @ này là hiện tượng mới  do giới tuổi teen hiện nay thường dùng. Ngôn ngữ này xuất hiện từ khi có sự bùng nổ của Internet đồng thời với  sự thay đổi của xã hội, từ một xã hội khá bảo thủ sang một xã hội cởi mở. Đây là một hiện tượng bình thường của ngôn ngữ - xã hội, nó như là một quy luật tự nhiên. Xã hội cởi mở, dòng thông tin, lối sống phong cách phương Tây, phương Đông ồ ạt  tràn vào Việt Nam. Giới trẻ là những người thích thú nhất. Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và làm ra cái mới của riêng họ, để thể hiện mình.
Về mặt ngôn ngữ học, ngôn ngữ @ luôn rất ngắn. Ví dụ : wá, wyển (quá, quyển); wen (quen); wên(quên); iu (yêu); lun (luôn);bùn (buồn); bit k ? (biết không ?); bít rùi (biết rồi); (mấy) ; dc (được); ko,k(không); (bạn, mày),v.v. Và rất mới như tiếng long : chuối (dở hơi); khoai (khó);phở (đẹp đẽ, ngon lành); điên đảo (cực kì); vãi (kinh khủng); hack (siêu); hic (buồn), haha (vui).v.v.
Những hiện tượng đó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó. Về mặt khách quan, đó là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như : xu hướng đổi mới,  sự thay đổi, sự hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Interrnet…và trong ngôn ngữ,  đó chính là quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi,  không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng phải nhượng bộ.
Còn về mặt  chủ quan thì giới tuổi teen muốn tìm sự khác biệt, mới lạ. Họ muốn khẳng định mình trước người lớn, để người lớn phải tôn trọng. Tư duy cần phải tạo nên sự khác biệt đã ăn sâu vào giới trẻ hiện nay.
- Nhưng Internet thi chỉ có chủ yếu ở thành phố. Phải chăng, khi nông thôn hầu như chưa  có Interrnet thì ngôn ngữ @ sẽ không xuất hiện ?
- Xin đừng quên rằng  Internet và điện thoại  di động  đang lan truyền toàn cầu, từ thành thị tới thôn quê, thậm chí cả vùng sâu, vùng xa nữa, nơi nào không có Interrnet thì đã có sóng điện thoại di động. Vì vậy, giới trẻ có thể kết nối với nhau mọi lúc , mọi nơi, và họ học hỏi, cập nhật ngôn ngữ cho nhau rất nhanh.
Dư luận  hiện nay cho rằng, ngôn ngữ này đang bóp méo tiếng Việt. Là nhà nghiên cứu ngôn ngữ, ông có lo ngại ngôn ngữ này sẽ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực không?
- Nếu mà nói một cách sòng phẳng thì đó là sự ô nhiễm ngôn ngữ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ @ đã đi quá giới hạn của tiếng Việt văn hóa, thậm chí tiếng Việt bình dân. Tất nhiên, tôi có lo lắng một chút. Với tư cách một người nghiên cứu ngôn ngữ , cũng như nhiều người yêu tiếng Việt khác, tôi luôn  mong muốn cho tiếng  nước mình phát triển khỏe mạnh và  trong sáng. Cái lo này dựa trên cả mặt cảm tính và lý tính. Cảm tính ở đây là lòng yêu nước, yêu tiếng Việt. Nhưng về mặt lý tính, chúng ta cũng nên nhìn nhận hiện tượng này một cách khách quan vì nó là một quy luật của xã hội và của cả ngôn ngữ nữa. Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng biến đổi, và đến lượt mình, ngôn ngữ cũng tác động trở  lại cuộc sống.
Quế Phượng (tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng ta vừa em xiệc về:


Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới
Alan Phan
movements
(GNA: Bài viết từ tháng 5 nhưng không đăng vì sự tế nhị của tình hình đất nước. Nay thì “Định Mệnh Đã An Bài” nên xin quay lại với tương lai của doanh nghiệp và cá nhân; một đề tài thực sự quan trọng hơn tất cả những “trò chơi” của người hay của chuột. Bởi vì tôi luôn quan niệm là dân có giàu thì nước mới mạnh, mới được nước khác kính nể, và có phương tiện để tạo nên một xã hội công bằng, pháp trị và dân chủ thực sự)
15 May 2014
Những ngày gần đây, các biến động tại Việt Nam do tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc đã làm mờ nhạt tất cả suy nghĩ của người Việt về tương lai gần xa của xứ sở, về những khả năng của các “thiên nga đen”, về mọi vấn đề vĩ mô của kinh tế chính trị và xã hội. Dù đã suy nghĩ và phân tích rất nhiều, thực tình tôi cũng không biết tiên đoán thế nào cho khoa học và chính xác những ảnh hưởng của biến cố này trên các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, mặc cho Việt Nam hay Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác, đang loay hoay tìm giải pháp cho các vấn đề trước mặt của mình, nền kinh tế của thế giới vẫn tiếp tục đi tới (hay lui) trên con đường của nó theo những trào lưu có thể tiên đoán từ những dữ liệu và tin tức trong kho kiến thức của nhân loại trên đám mây Internet.
Vì tôi không phải là một chuyên gia suốt ngày ngồi nghiên khảo nghiêm túc như một giáo sư đại học hay một ứng viên viết luận án, nên tôi chắc chắn là các kết luận của mình mang nhiều giới hạn và thiếu sót. Nhưng bù lại, kiến thức thâu lượm qua sách vở của tôi lại được bổ túc bởi những cuộc viếng thăm cơ sở và trò chuyện cùng các doanh nhân đang chiến đấu hàng ngày tại “ground zero” nên tôi nghĩ chúng có được góc cạnh thực tế và khả thi hơn các luận án.
Theo tôi (và cần nhiều bổ túc từ BCA), các lực chuyển sau đây sẽ biến dạng nền kinh tế toàn cầu và tạo nên một môi trường xã hội khác biệt cho thế hệ trẻ. Sự đoán bắt đúng lúc và thực thi giải pháp chính xác, khả thi sẽ đem lại những trái quả ngọt ngào cho người nhập cuộc. Và như trong bất cứ trò chơi nào, người thua cuộc cũng khá đông. Sự mất mát và rủi ro luôn tiềm ẩn.
Trước hết, xin tóm lược:
Lực Chuyển 1: Văn hóa mới sẽ có mầu sắc toàn cầu theo khuynh hướng kinh tế thị trường và chính trị đa nguyên, dân chủ.
Lực Chuyển 2: Dòng tiền đầu tư quay về Âu Mỹ.
Lực Chuyển 3: Công nghệ cao sẽ biến đổi nhiều mô hình kinh doanh và cách thức chúng ta sinh hoạt
Lực Chuyển 4: Các quốc gia mới nổi mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong chi phí sản xuất công nghiệp
Lực Chuyển 5: Dầu khí và khoáng sản không còn là tài sản tối ưu trong các nền kinh tế đã phát triển
Lực Chuyển 6: Dịch vụ an sinh và giải trí sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng GDP toàn cầu
Trong 2 tháng tới, tôi sẽ trình bày và phân giải các sự kiện, hiện tượng và lý do tại sao tôi nghĩ đây là những lực chuyển tạo nên những thay đổi quan trọng nhất cho nền kinh tế toàn cầu.
Tôi cũng sẽ minh bạch và cho các bạn biết, từ các kết luận này, tôi đã thay đổi công việc làm ăn cũng như đời sống hàng ngày của tôi như thế nào để thích nghi với tình huống mới. Tôi hoàn toàn không biết là mình sai hay trúng. Đây là lợi thế của những người “không-phải-là-đỉnh-cao-trí tuệ”. Chúng ta nhìn mọi chuyện như một phiêu lưu kỳ thú, không phải một kịch bản viết ra từ một cuốn sách từ thế kỷ 18, không ai còn muốn đọc vì chứa quá nhiều sai lầm.
Tôi cũng không biết là lãnh đạo và nhân dân Việt Nam có muốn “thâu tóm” tương lai để tạo nên một cuộc sống khác hơn những nghèo hèn hiện tại? Cá nhân các bạn có muốn thay đổi tư duy để tìm những kỹ năng mới để cạnh tranh trên “biển lớn”? Nhưng tôi đã nói từ đầu, thế giới này không có thì giờ để đợi Việt Nam hay cá nhân, hay gia đình của bạn. Nhân loại đang háo hức lên đường tìm vận hội mới, nhất là những người trẻ. Ai muốn ở lại với “cây đa cao ngất từng xanh” của làng mạc hay ôm lấy đống “nồi niêu xong chảo” tích cóp từ thời Mao, Stalin… thì vẫn tự do với lựa chọn của mình (nghe nói đám Taliban đang tìm thêm đồng chí).
Tôi biết tình hình nước nhà đang nằm trước một ngã rẻ có thể là rất quan trọng cho vận mệnh chung và riêng. Nhưng nó cũng có thể chỉ là một màn kịch đạo diễn bởi những chính trị gia mưu mô, thủ đoạn. Mọi chuyện lại đâu sẽ vào đấy. Nếu bạn có thể làm gì để tác động lên ảnh hưởng cho lợi ích chung thì tôi thực sự khâm phục. Với khả năng và đam mê của cá nhân, tôi biết tôi hoàn toàn vô dụng trong tình thế này. Vả lại, cà ngàn diễn đàn và mạng lưới khác đang hoạt động tối đa trên khắp phương tiện (ảo và thực) theo mục tiêu mà các bạn muốn tham gia.
Riêng tôi, tôi không muốn mất thì giờ đợi chờ và suy đoán. Tôi mời bạn lên đường theo một hành trình trong suy tưởng của ông già Alan và BCA.
Alan Phan
PS: Tôi hiện cũng khá bận rộn với nhiều việc đang triển khai cho dự án mới. Xin các bạn kiên nhẫn nếu sự chia sẻ này của ông già bị bê trễ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước mình sẽ ra sao với nhiều thứ lãng mạn, viển vông!


Công trình Nhà hát 3 nón lá
Nhà báo Lê Thanh Phong: Một gia đình nghèo, có chút ít tiền dành dụm hay vay mượn được, thì phải tính toán thật sát sao để chi tiêu cho hợp lý. Một quốc gia cũng vậy, Việt Nam đi vay “mướt mồ hôi”, vậy mà ngành VHTTDL lãng mạn như con của “đại gia”, hết đăng cai ASIAD 18 lại sang đề án 10.000 tỉ đồng xây nhà hát thì chắc chắn sẽ khánh kiệt.
1. Sau khi Festival Đờn ca tài tử kết thúc, Bạc Liêu đã một lần nữa khẳng định thương hiệu "chơi sang" với cả nước.
 Bởi, trong khi tỉnh cần được hỗ trợ các công trình phục vụ dân sinh cấp thiết nhưng lại sẵn sàng mạnh tay đầu tư xây dựng nhà hát, trung tâm hội chợ cùng các công trình liên quan đến lĩnh vực văn hóa có vốn đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng.
Công trình "kỳ vĩ" nhất Bạc Liêu phải kể đến là nhà hát 3 nón lá với tổng vốn đầu tư 222 tỉ đồng. Đây cũng là công trình kỳ lạ nhất Việt Nam bởi chưa xây xong nhưng đã được Tổ chức kỷ lục ViệtNam ưu ái trao bằng chứng nhận công trình có mô hình ba chiến nón lá lớn nhất Việt Nam
Một tỉnh còn nghèo nhưng lại "tha thiết yêu văn hoá", dù người dân còn đánh vật với cái ăn hàng ngày, dù điện-đường-trường-trạm còn thiếu nhưng vẫn quyết tâm hi sinh để mạnh tay đầu tư xây dựng công trình văn hoá. Vẫn biết rằng đời sống văn hoá tinh thần luôn phải được quan tâm, nhưng vấn đề là phải quan tâm thế nào cho có hiệu quả, cho đúng và tránh lãng phí.
Tuy nhiên, nhà hát này cũng chỉ có 800 chỗ. Sắp tới, Việt Nam sẽ có hơn 50 nhà hát “nghìn ghế”!?
2. Không chỉ riêng Bạc Liêu, mà cả đất nước Việt Nam này đều “tha thiết yêu văn hoá” – Bộ VHTT&DL đã chứng minh điều này khi dự kiến sẽ đầu tư 7000 tỷ đồng để nâng cấp và xây mới các nhà hát.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn từ nay đến năm 2020 mà Bộ VHTT&DL mới đưa ra, cả nước sẽ xây mới và nâng cấp 71 nhà hát, trong đó xây mới 11 nhà hát có quy mô lớn từ 2.000- 3.000 ghế, 40 nhà hát có quy mô từ 1.000- 2.000 ghế, nâng cấp và cải tạo 20 nhà hát đã bị xuống cấp… với tổng kinh phí là gần 7.000 tỉ đồng.
Hiện nay trên cả nước có hơn 70 nhà hát lớn nhỏ, phần nhiều đang ở trong tình trạng…đắp chiếu. Rất ít nhà hát đỏ đèn hàng đêm. Không hiểu Bộ VHTT&DL căn cứ vào đâu để dự đoán một mức tăng vọt về nhu cầu hưởng thụ văn hoá của người dân đến độ phải xây dựng thêm nhiều nhà hát to đẹp như thế trong vòng 6 năm tới???
Việc xây mới các nhà hát tràn lan mà không dựa vào nhu cầu thực tế của từng địa phương sẽ dẫn đến lãng phí lớn. Trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội đã đầu tư nâng cấp và xây mới rạp Công nhân, rạp Đại Nam, rạp Kim Đồng… nhưng đến nay các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở đây vẫn còn "èo uột”, nhiều nơi trở thành địa điểm tổ chức tiệc cưới, sinh nhật, hội nghị, hội thảo...
Trước đó vào tháng 4, nhiều chuyên gia đã lên tiếng can ngăn khi Bộ VHTT&DL đưa ra dự thảo Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,theo đó sẽ xây dựng 3 phim trường ở Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng, trong khi phim trường Cổ Loa với kinh phí 100 tỷ đang bị bỏ hoang, xuống cấp. 
3. Có thể thấy, các đề án của Bộ khi đưa ra còn nặng về xây dựng cơ bản, chưa chú trọng đến đầu tư chất lượng nghệ thuật cũng như đào tạo nguồn nghệ sĩ, quản lý trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Theo Quy hoạch đến năm 2020, nhà nước sẽ đầu tư 7.000 tỉ đồng cho việc xây mới và nâng cấp các nhà hát, nhưng chỉ có 31 tỷ đồng cho xây dựng các tác phẩm mới. Trong 5 năm từ 2015 đến 2020, chỉ có 15 tác phẩm mới được dàn dựng và biểu diễn trong cả nước. Thế thì người ta sẽ biểu diễn cái gì trong 50 nhà hát “nghìn ghế” ấy?
Cũng như kế hoạch định đăng cai tổ chức Asiad 18 của Bộ VHTT&DL vừa mới bị rút cách đây không lâu, cần phải nhìn vào một thực tế là các sự kiện thể dục thể thao lớn đã được tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy nguồn thu hầu như không bù đắp đủ chi phí và hiệu quả sử dụng nhiều công trình sau khi tổ chức là không cao. 
4. Trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông, tình hình kinh tế - xã hội khó khăn của Việt Nam, chúng ta cần có cái nhìn thực tế và thẳng thắn. 
Không thể mơ mộng kiểu 1 sự kiện thể thao có thể nâng tầm vị thế quốc gia, nâng cao thể lực người Việt. 
Không thể lãng mạn và chơi sang kiểu có thật nhiều nhà hát to đẹp thì nhu cầu thụ hưởng và trình độ văn hoá của người dân mặc nhiên tăng cao. 
Những kiểu mơ mộng và chơi sang đó chỉ khiến đất nước thêm khó khăn, niềm tin thêm hư hao, nội lực thêm phân tán.
Vị thế một quốc gia sẽ được nâng cao khi và chỉ khi quốc gia đó có đủ nội lực để đi lên bằng chính sức mạnh tổng hợp của mình. 
Để phát huy nội lực và sức mạnh thì Việt Nam cần thay đổi nhiều điều trong cách điều hành và quản lý đất nước. Hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm, chống lãng phí tiền của và nguồn lực của xã hội./. 
Trà Xanh (VOV)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí mật hải quân Nhà Nguyễn

Ngoài các nhiệm vụ được ghi trong chính sử, đội Hoàng Sa còn có sứ mệnh sang Nhật và Phi Luật Tân. Họ ra đảo cùng với bí mật quân lương và mang về những sản vật kỳ diệu … 

Kỳ 3 : Đội Hoàng Sa và bí mật quân lương

Với kỹ thuật tàu chiến như đã đề cập ở phần trước, việc đi tới đi lui giữa đất liền với các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa không mấy khó khăn. Về nhiệm vụ của đội Hoàng Sa, tuy chính sử đã cho biết khá rõ những điều khái quát chủ yếu nhưng một số nhà nghiên cứu lại quá nhấn mạnh những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục (lấy từ một cuốn sổ ghi những đồ thu nhặt được) để nói nhiệm vụ chủ yếu của đội này dường như là đi tìm những báu vật trên các tàu bị đắm. Tất nhiên đội Hoàng Sa có làm việc này, có thể do ngẫu nhiên nhặt được đem về nộp triều đình và có ghi chép lại, chứ lẽ nào việc "nhặt của rơi" là nhiệm vụ chủ yếu của một tổ chức đi thực hiện chủ quyền trên đảo ? Vả lại báu vật do tàu chìm đâu có nhiều đến mức để đội Hoàng Sa kéo dài hoạt động tới mấy trăm năm. Cần nhớ rằng nhà bác học Lê Quý Đôn tuy rất uyên bác, nhưng ông là người làm quan ở Đàng Ngoài, không thể biết được những bí mật của Đàng Trong, ông khảo sát được thứ gì thì ghi thứ đó, cái gì ông tìm được nhiều thì ghi nhiều, cái gì tìm được ít thì ghi ít, nên điều ông ghi được nhiều hơn chưa hẳn là điều chủ yếu của toàn bộ sự kiện.
Nhiệm vụ chủ yếu của một tổ chức đi thực hiện chủ quyền dĩ nhiên phải là những việc quan trọng hơn nhiều. Chính sử đã nói rõ : đầu tiên nó đi khai thác sản vật thiên nhiên, đồng thời làm nhiệm vụ đo đạc vẽ bản đồ, cắm mốc ghi dấu, thăm dò đường biển, đo đạc hải trình để phục vụ cho việc phòng thủ, thiết lập các tuyền hải hành giao thông đường biển... Đó là toàn là những nhiệm vụ mang tính chiến lược cả. Ngoài bộ sách “Nguyễn Phúc tộc đế phá tường giải đồ”, hai bộ sách bí truyền khác trong hoàng tộc là “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính” và “Bí mật quân lương và khử uế chiến thuyền của hai vương triều Tây Sơn và Nguyễn Phúc tộc” còn cho ta biết thêm nhiều bí mật thú vị.
Theo đó thì đội Hoàng Sa còn có nhiệm vụ sang Nhật Bản và Phi Luật Tân. Họ sang Nhật Bản để hợp tác huấn luyện thủy quân, vì quan hệ giữa nước ta với Nhật Bản rất thân thiện sau khi Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho một thương gia Nhật. Các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm phương cách tác chiến của thủy quân Nhật trong những trận thủy chiến với nước ngoài có tương đồng gì không với cách tác chiến của thủy quân ta để làm rõ thêm nhiệm vụ của đội Hoàng Sa.
Còn họ sang Phi Luật Tân để làm gì ? Ngày nay, dọc ven biển nước ta có trồng nhiều dừa. Dừa không phải là cây bản địa, đó là loại thực vật được di thực từ Phi Luật Tân sang từ thời các Chúa Nguyễn. Việc trồng dừa là theo khuyến nghị của người Nhật. Ngày xưa, trên bờ biển nơi nào có dừa chính là nơi tàu bè có thể cập vào an toàn. Chính đội Hoàng Sa đã mang những cây dừa về trồng dọc bờ biển nước ta.
Về sản vật, chính sử chỉ ghi chung chung là đội này mang về các “hóa vật”. “Hóa vật” đó gồm những gì ? Tài liệu trên cho biết đó là xà cừ, ngọc trai lộ thiên, san hô đen, san hô đỏ, tảo, vỏ hàu 9 lỗ (cửu khổng thạch khuyết minh), ốc vú nàng, chất thơm trong đầu cá nhà táng...
Ốc vú nàng và chất thơm trong đầu cá nhà táng đều là những vị thuốc quý. Theo sách "Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính" thì ốc vú nàng chữa được ung thư tụy tạng, cầm máu, chữa sốt không rõ nguyên nhân, các bệnh nhiễm trùng da và rắc rối đường huyết, bệnh phụ khoa... Vỏ ốc phải lấy vỏ từ con ốc tươi mới làm thuốc được. Cá nhà táng là một loại cá voi, chất thơm trong đầu nó được lấy khi cá đã chết hoặc do cá tiết ra trên đảo (Nhà Nguyễn, nhất là từ đời Gia Long về sau, đã cấm triệt để việc săn bắt cá voi). Chất này được ứng dụng rất hữu hiệu trong điều trị bệnh sản phụ và nhi khoa, đặc biệt trong ngừa trị tai biến mạch máu não. Đây cũng là một loại hương liệu hàng đầu trong chế tạo mỹ phẩm hiện nay trên thế giới.
Đội Hoàng Sa ra đảo mỗi năm 6 tháng, họ ăn uống như thế nào ? Điều này thuộc bí mật quân lương của Nhà Nguyễn. Qua sách “Nguyễn Phúc tộc đế phá tường giải đồ” ta biết trên mạn thuyền của Đội Hoàng Sa có trồng 7 thứ rau : rau muống, rau húng, rau lang, hẹ, hành, tỏi, me đất (đến năm Tự Đức thứ 12 có thêm rau sam bay). Đây là 7 loại rau Trung Quốc không có hoặc một số thứ có nhưng chất lượng không bằng của ta. Hẹ, hành, tỏi thì sách thuốc đã nói nhiều. Còn rau muống thì có tác dụng bổ huyết do có nhiều chất sắt, đây là loại rau di thực từ Nhật Bản sang Việt Nam thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Rau húng cân đối lượng đường trong máu, giúp tuần hoàn tim mạch, điều hòa tiêu hóa, điều hòa hô hấp, điều hòa não, nếu ăn thường xuyên từ nhỏ thì không bị trĩ... Tất cả các loại rau trên đều có tác dụng bảo vệ sức khỏe của quân dân khi ra đảo. Nhưng vì sao những thứ đó được trồng trên thuyền mà không đem trồng trên đảo ? 7 thứ rau đó không có gì là bí mật cả nếu chúng ở trên đất liền, nhưng đưa ra biển đảo chúng là bí mật quân lương.
Họ ăn những loại rau nói trên với cá biển và nước mắm. Tuy nhiên, ăn cá biển thường xuyên sẽ không bảo đảm cho sức khỏe, cho nên lương thực – thực phẩm chính mà đội Hoàng Sa mang theo là thịt thưng và cám gạo (cám gạo, chứ không phải gạo). Các món thịt thưng chính là bí mật quân lương của quân đội Nhà Nguyễn và Nhà Tây Sơn, các vua Nguyễn sau này trong các lễ cúng tế tổ tiên bao giờ cũng có món thịt thưng. Đó là thịt heo hoặc gà, vịt, dê... được ướp với dầu phụng (dầu ép thủ công) và nước ớt, cho muối hột và nước mắm với độ mặn gấp 3 lần so với kho thịt bình thường, cho nước ngập xăm xắp, đun nhỏ lửa cho đến khi khô hết nước. Thịt này cho vào một cái hộp đậy kín, có thể để hàng năm không hỏng. Do để lâu không hỏng nên nó mới dùng làm quân lương. Bí quyết để lâu không hỏng là ở sự tương tác giữa đậu phụng và muối hột. Sự tương tác này còn khiến cho thịt thưng ăn vào cân bằng tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột và giá trị dinh dưỡng đạt đến tối ưu. Còn cám gạo thì ngay nay khoa học khẳng định nó là tinh hoa của lúa gạo, mọi chất dinh dưỡng của lúa gạo đều tích tụ trong cám. Dùng cám gạo thay cho gạo vừa đạt giá trị dinh dưỡng tối đa vừa không chiếm nhiều chỗ chứa khi ra biển đảo. Mỗi thành viên trong đội Hoàng Sa được cấp một cái hộc có nắp ép như cái hộc làm bánh, mỗi bữa ăn cho cám gạo vào hộc, bỏ vài miếng thịt thưng vào giữa, ép lại thành một chiếc bánh. Cộng thêm một ít rau là đủ cho một bữa ăn không thiếu một chất dinh dưỡng nào.
Do không có nhiều nước ngọt, nên ra Hoàng Sa Trường Sa người xưa ăn nước mắm chứ không ăn muối. Vì sao vậy ? Ăn muối mồ hôi sẽ tiết ra nhiều, người sẽ lạnh, mất đi sự dẻo dai của thủy binh.
Điều đặc biệt là nước mắm cũng có thể dùng để ... giải khát. Trên một tảng đá nghiêng, khi trời nắng lấy nước mắm thoa lên đá phía mặt trời chiếu vào, nước mắm khô sẽ bám vào mặt đá. Đêm xuống, lấy đồ hứng những giọt sương rơi trên đá chảy qua chỗ có thoa nước mắm. Khi khát nước, thấm một ít nước này vào miệng, thứ nước đó đủ cho tuyến giáp trạng điều tiết tân dịch, không gây ra những cơn phiền khát. Vì vậy, uống ít nước vẫn không thấy khát.
Trên đảo có một thứ rau mà ngày nay không ai nghĩ là ăn được, vì ăn vào sẽ bị say. Đó là rau muống biển. Nhưng ngày xưa, đội Hoàng Sa của chúng ta vẫn ăn được thứ rau này. Sách “Nguyễn Phúc tộc dược minh y kính” có chỉ rõ y lý của rau muống biển và cách chế biến với nhiều công đoạn phức tạp nhưng có thể thực hiện được trên đảo. Ăn rau muống biển được chế biến đúng cách phòng tránh được nhiều bệnh thông thường, tăng sự dẻo dai cho cơ thể, đặc biệt nó tránh được những cơn say sóng nặng, bởi vậy mà sách này gọi nó là một vị thuốc mang tên “Cứu mệnh thảo”. Người viết bài đã chế biến rau muống biển theo đúng cách hướng dẫn và đã ăn nó trước khi viết loạt bài này.Nước nào bảo có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, thử ăn rau muống biển coi !
Trên đây là những tư liệu mới mẽ lần đầu tiên được biết tới. Trong phạm vi một bài báo chúng tôi chỉ giới thiệu sơ qua. Từ một nguồn, đã hé mở biết bao điều kỳ thú. Chắc chắn còn rất nhiều tài liệu đang tản mác trong các gia đình, hy vọng các nhà nghiên cứu tiếp tục khảo sát, thu thập để xác minh, tổng kết.

HOÀNG HẢI VÂN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NỢ NHÂN GIAN (Truyện ngắn của Mai Tiến Nghị)


Báo Văn nghệ số 23 (07-6-2014) vừa đăng cái truyện ngắn của mình. Tên của truyện do mình đặt là "Trả nợ" nhưng được biên tập đổi là "NỢ NHÂN GIAN". Một cái tên rất hay rất đúng với truyện. Cảm ơn báo Văn nghệ.

Mình xin gửi tới phần đầu... phần sau sẽ đăng tiếp,  kẻo dài quá mất thời gian bạn đọc.
Tôi đang ở trường chợt nghe vợ gọi:
          - Anh về ngay! Ông Viên sắp chết…
          - Viên nào?
          - Ông Viên “Chín Dúm” chứ ông Viên nào nữa mà phải hỏi.
          Nghe vợ nhấm nhẳng mà phát bực. Thôi chả thèm hỏi nữa. Tính vợ tôi vẫn thế… nhấm nha nhấm nhẳng chả ra làm sao. Nhưng mà lão “Chín Dúm” ăn mày chết thì có ảnh hưởng gì đến mình? Nhà lão ở tận cuối xóm, thỉnh thoảng cũng gặp, cũng trò chuyện. Chẳng ra người xa lạ nhưng không thể thân. Không thể thân bởi lão nhiều hơn mình đến vài chục tuổi, càng không thể thân vì lão là ăn mày dù rằng ngày xưa lão cũng tương đối khá giả. Ngẫm sự đời thấy vỡ ra muôn nỗi buồn cười: ngày xưa không thể thân vì lão giàu, người giàu lúc ấy bao giờ cũng bị gắn cho cái mác bóc lột hoặc bất minh... mà dù có minh bạch nhưng anh giàu thì cũng đáng khinh... tại sao chúng tôi nghèo rớt mà anh lại giàu sụ? Sau này lão nghèo... thì thời đại đổi thay, mọi người vẫn khinh... vì lão… nghèo. Tôi cũng trong số người ấy. Khinh cho đến khi lão phải đi ăn mày, lúc ấy mới thương hại. Thì ra con người ta ai cũng luôn lấy cái thế bề trên để ghét, để khinh, để thương hại. Trò chuyện mấy lần với lão, thấy cũng hay hay… Lão thấy tôi để ý lắng nghe những câu chuyện của lão nên có vẻ cũng thích tôi. Chắc đó là lẽ tự nhiên bởi mình nói mà có người nghe thì thích, người nghe mà lại đưa đà bình luận một tý thì khoái, thì ra đấy là người tri âm tri kỷ. Nhẽ đời vẫn thế... Nhưng lão chết thì cứ việc chết... có ai sống mãi được đâu. Nhẩm ra lão cũng trên tám mươi tuổi rồi, cũng là thọ rồi. Ăn mày mà sống hơn tám mươi cũng là hơi quá... bền làm chi cái kiếp ăn mày! Cái lạ là sao mình phải về ngay...
          Vậy nên phải cố nhịn mà hỏi tiếp:
          - Nhưng... sao tớ phải về ngay?
          - Anh Tý bảo phải về ngay... anh ấy bảo về ngay để gặp ông “Chín dúm” thì ông ấy mới “đi” được.
          Lại còn thế nữa! Không gặp mình thì không thể chết được. Hay là qua những câu chuyện với mình, lão “Chín Dúm” thấy có điều gì bí ẩn cần phải giải toả, hay là cần nhờ vả điều gì, hay là lão muốn mình xem giờ để lão “đi” cho khỏi “trùng tang”. Mà tứ cố vô thân như lão thì “trùng” có ai để mà bắt, thông thường “trùng” chỉ bắt người nội tộc chứ bắt chi người ngoài.

          Thực ra lão “Chín Dúm” là người ở đâu nhập cư về làng tôi cũng chả ai biết và lão cũng chẳng hề nói. Có chăng mấy ông cán bộ xã ngày xưa biết nhưng các ông ấy lại chết cả rồi. Hồi sau Cải cách, khoảng năm năm bảy năm tám thế kỷ trước thấy lão dắt díu vợ và hai thằng con thò lò mũi chắc kém tôi vài ba tuổi về làng, dựng một cái lều ở góc chợ. Lão ngày ngày đi khắp các làng mua chó về làm thịt cho vợ bán ngay tại chợ.
          Lão Viên có khổ người cao lớn, bộ mặt dữ tợn, râu ria rậm rạp như tướng cướp trong phim Liên xô, lúc nào cũng thấy lão sùm sụp trên đầu cái mũ vải rộng vành màu chó gio của lính “Bảo Hoàng” thời Pháp thuộc che hết vầng trán. Đã thế lão lại đeo cái kính râm hai mắt có ốp vải bạt to bằng cái muôi múc canh sát thái dương, hình như là kính bảo hiểm của thợ hàn. Sau bộ râu là tiếng “hừm hừm” làm trẻ con phát khiếp. Ngày ngày lão chống ba toong có cuốn một sợi dây thừng đi khắp làng trên xóm dưới… lão đi đến đâu lũ chó thất thần vừa sủa oăng oẳng vừa cúp đuôi chạy bán sới. Người ta lấy lão để doạ trẻ con: “Im ngay không thì ông Viên đến bắt bây giờ!”. Thế là đứa trẻ nào gan lì nhất trong làng cũng phải nín bặt. Lão Viên rậm râu thực sự là hung thần và là nỗi ám ảnh của bọn trẻ con.
          Cái việc làm thịt chó của lão cũng khác người. Lão treo ngược con chó vào cột nhà, xẻo một miếng da ở cổ con vật đáng thương, sau đó dùng cái đũa vót nhọn khều khều trong đám gân thịt bầy nhầy để tìm động mạch… Cũng chỉ một nhoáng là lão lôi ra một sợi tròn tròn, to gần bằng chiếc đũa đang giật giật… lưỡi dao xén ngọt… máu phọt ra, lão lạnh lùng đưa cái sanh đồng hứng trọn. Dòng máu phụt ra quá mạnh gặp đáy sanh bắn ngược vào mặt kẻ sát sinh, tung toé trên nền đất... Máu chó đọng thành giọt trên râu trên má lão. Chắc là thấy vương vướng nên lão cúi xuống dụi dụi vào vai. Lúc lão ngẩng lên thì vẻ dữ tợn càng dữ tợn vì cả khuôn mặt và cả bộ râu rậm đã được nhuộm đỏ nhoe nhoét … Khi cái sanh đồng tiết đã lưng lưng là lúc con vật khốn khổ giãy giãy vài cái, rướn xương sống lần cuối cùng rồi dãn ra bất động. Nó đã chết! Nhúng cái hình hài vô hồn vào nước sôi, lão vặt lông và dùng kẹo đắng bôi đều trên da đến đỏ lịm rồi thui sơ sơ bằng rơm. Đem ra ao lấy búi kỳ cọ… lúc này kẹo đắng ngấm vào da chó trông vàng ươm như thể được thui rất kỹ. Mổ chó xong, lão dùng chày đập đến dập hết mọi thớ thịt rồi mới đem luộc. Luộc xong lão lại ngâm xuống ao khoảng vài giờ cho thớ thịt ngấm nước đến trương no... Sau cùng lão nhúng cả con chó đã no nước vào nồi nước sôi ùng ục rồi vớt ra treo lên. Bên ngoài trông con chó vừa béo vừa săn nhưng thái ra thì thịt nhũn nhèo nhèo, nhạt thênh thếch.
          Với cung cách như vậy cùng với bà vợ trắng trẻo phốp pháp khéo mồm chèo kéo chào mời nên tiền lãi của lão gấp hai, ba lần những tay đồng nghiệp khác. Dần dần phát đạt, lão lấn ruộng xây nhà làm nên cơ ngơi đàng hoàng nhất xóm. Lão phát đạt, lão giàu nên nhiều người ghét, họ gán cho lão cái tên “Viên chó”
            
          Năm bảy sáu tôi được giải ngũ sau mấy năm khốn khổ đánh nhau. Xuống xe ở thành Nam đợi xe nửa ngày trời ở  bến mà không đi được. May sao gặp ông chú đi xe đạp ngang qua. Chú cháu nhận ra nhau mừng đến rơi nước mắt. Ông chú bảo đến tối cũng không có ô tô đâu, thôi ngồi lên xe tao đèo về. Quãng đường hơn bốn chục cây số nên chú cháu thay nhau đạp xe  từng chặng. Chặng cuối ông chú bảo “thử xem mày còn nhớ lối về nhà không nào” và ông ngồi sau để tôi cầm lái. Rướn mình trên cái xe đạp cà tàng tôi hồi hộp theo từng vòng bánh xe khi về gần đến quê nhà. Làng quê cũng chẳng khác mấy, có khi còn tiều tuỵ hơn ngày mới ra đi. Phố chợ xiêu vẹo mái rạ trống hơ trống hoác càng làm nổi bật căn nhà ngói của lão Viên sừng sững ở góc chợ.
          Mải nhìn, tôi và cả cái xe đạp cùng ông chú đổ vật xuống đường. Lồm cồm bò dậy thì ngay trước mũi xe là một lão già đang nằm nhăn nhó quằn quại. Nhìn mặt thấy râu ria rậm rạp quen quen nhưng đôi con mắt thì lạ hoắc, nó nhỏ nhưng sắc lẹm đang hấp háy… có cảm giác như thể một con dao lá lúa sắc nhọn được người ta dứ dứ liếc qua liếc lại. Tiếng la oai oải từ sau cái rậm rạp của bộ râu:
          - Ối giời ôi! Chết… tôi… rồi. Ơi “các sĩ quan vặt lông chó” của bố ơ…i. Bố chết đây này. Họ đâm xe chết bố rồi. Gẫy rời cả chân cả tay rồi…
          Ông chú tôi cũng đã đứng dậy được, khập khiễng đến bên lão già vừa kéo tay lão vừa cười bảo:
          - Nào ông Viên, đứng dậy nào… xem có việc gì không! Gớm xe đạp xô vào mà như sắp chết đến nơi. Chỉ khéo ăn vạ!
          À thì ra đây là lão Viên. Vậy mà mình không nhận ra... vì bây giờ mới được thấy đôi mắt của lão. Đôi mắt mà trước đây luôn giấu sau cái kính râm có chụp vải bao quanh như kính thợ hàn. Lão gượng ngồi dậy, mặt nhăn nhó ra vẻ đau đớn... mồm xuýt xoa “Ối giời... Ối giời... đau... quá”, một tay trái nắm lấy tay ông chú tôi, còn tay phải thì quờ quạng tìm cái kính. Thực ra cái kính râm đang trong tầm tay lão vì hình như nó được quăng ra với chủ ý ăn vạ. Lão đeo kính vào, ngước nhìn người đang kéo tay... rồi đột nhiên lão đứng thẳng dậy như chẳng có chuyện gì xảy ra, mồm liến thoắng:
          - Hế hế...Tưởng ai! Hoá ra ông Chắt hử... Ông đi đâu về... ừ nhỉ về nghỉ cuối tuần hử... còn ai đây?
          Ông chú tôi giới thiệu, thế là lão vồ lấy tay tôi lắc lấy lắc để:
          - Ối giời ơi... thằng Nghĩa con nhà ông Đức hử. Quý hoá quá. Sống mà về là quý hoá quá... Có mang được cái khung xe đạp nào về không? Không hử. Thôi cũng được... còn sống là tốt rồi. Mà  bây giờ nhiều anh khôn lắm, trong ba lô có hàng cân vàng... cần gì cứ phải khung xe đạp... Thôi về nhà ngay, về ngay cho bố mẹ mày mừng. Tối tao sang chơi. Gớm cứ tưởng ai...
          Tôi đi bộ đội đánh nhau trong Nam mấy năm trời nên chả biết gì về lão Viên. Thỉnh thoảng cũng gặp đồng hương. Thôi thì đủ thứ chuyện... nhưng tuyệt nhiên không một ai nhắc nhỏm gì đến lão. Lão thừa ra trong sự quan tâm của người làng... Sau hỏi ông chú thì biết cái sự thừa ra ấy bởi lão giầu mà hai thằng con lại không phải đi bộ đội với lý do thiểu năng trí tuệ. Thì đấy hai thằng con lão có biết chữ nào đâu! Vì chúng nó chẳng bao giờ đến trường, cộng với chút quà cáp cho cánh cán bộ xã là có ngay cái cớ để nói rằng hai thằng bị thiểu năng trí tuệ. Tôi biết điều này vì lúc mười một mười hai tuổi thỉnh thoảng vẫn gặp chúng nó. Mặc dù hơn chúng vài tuổi nhưng vẫn bị chúng bắt nạt, hai đứa cậy số đông “hai đánh một chẳng chột cũng què”. Có lần tôi hỏi sao chúng mày không đi học thì hai thằng đều nói bố tao bảo học làm đếch gì, nhớn lên ở nhà giết chó. Giết chó thì không cần phải học. Đang đánh nhau rầm rầm, biết chữ lại phải đi bộ đội.

           Sao có loại người khôn róc đến thế? Khôn đến mức tự gánh chịu thiệt thòi để giữ yên mạng sống. Cũng phải... cái gì cũng đều có giá của nó. Lão không hề giấu giếm và thậm chí còn vênh vang tự hào vì cái việc ấy. Lão trêu ngươi thiên hạ bằng cách âu yếm gọi hai thằng quý tử là “sĩ quan vặt lông chó của bố”. Hai thằng này không đi bộ đội nhưng thích mặc quần áo bộ đội. Lúc nào cũng thấy đóng bộ quần ga-ba-đin Tô Châu thùng thình, áo bay, mũ cối… như thể sĩ quan, miệng phì phèo thuốc lá, chả làm gì suốt ngày nhông nhông ngoài đường, đêm vào làng tán gái và đánh nhau với bọn choai choai.

(Còn nữa)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hành trình tới Sơn Lập đi tìm mặt trời

Mái vỡ




Trời mà mưa chắc trong ngoài như nhau.



Tôi lững thững vào thăm các thầy cô giáo. Khu nhà ở của giáo viên thì tử tế hơn, cũng là vách gỗ lợp mái phibro.



Mới thi học kỳ xong nên các giáo viên đang rảnh rỗi, tôi gặp 4,5 cô đang túm tụm chơi bài với nhau.



Chúng tôi vào gặp hai vợ chồng một giáo viên ở đây để nói chuyện. Sau màn chào hỏi xã giao, tôi được biết là hôm nay thầy hiệu trưởng đã đi về, chỉ còn một số giáo viên ở lại, chính quyền xã cũng đã đi về hết, chẳng còn ai ở đây cả.

Tôi tranh thủ hỏi về tình hình dự án điện mặt trời ở đây được triển khai ra sao thì được trả lời là dự án mới chỉ lắp cho trường học và ủy ban xã, ngoài ra thì các hạng mục khác hoàn toàn chưa được mang lên đây lắp dựng. Cả xã chỉ có duy nhất một chiếc ti vi đang để trong ủy ban và bắt tín hiệu bằng ăng ten chảo.

Nói chuyện một lúc, anh giáo viên chỉ cho chúng tôi xem nơi lắp tấm pin năng lượng mặt trời.

Hai tấm pin được đặt sơ sài trên mái phibro của nhà giáo viên.



Hai tấm khác được lắp trên mái nhà ủy ban nhân dân xã.



Cả công trình trị giá 2,8 tỷ đồng bao gồm 6 hạng mục:

- Trụ sở các UBND xã Công suất: 600w
- Trạm Y tế xã Công suất: 400w
- Tủ bảo quản Vaccine. Công suất: 200w
- Nhà văn hóa xã (hoặc thôn, bản…). Công suất: 400w
- Trạm nạp ắc - quy. Công suất: 800w
- Trạm thu - phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh. Công suất: 600w

Nhưng mới chỉ có 2 hạng mục được lắp đặt. Như tôi tham khảo từ mấy anh bạn chuyên bán và lắp đặt hệ thống điện mặt trời thì với 2 hệ thống công suất 600W như thế này thì giá hiện tại cả thi công lắp đặt cũng chỉ khoảng 100 triệu đồng.

Những hạng mục quan trọng như Trạm thu - phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh hay Trạm nạp ắc - quy thì hoàn toàn chưa được thi công lắp dựng ở đây. Vậy là đã rõ, họ mới chỉ làm quấy quá cho gọi là có ở đây thôi.

Cổng vào ủy ban xã Sơn Lập



Ủy ban xã được làm kiên cố hơn trường học với vách gỗ và lợp tôn.



Sân ủy ban



Chiếc ti vi duy nhất của xã hiện vẫn đang dùng ăng ten chảo để bắt sóng.



Bể nước ăn phía sau



Tuyệt nhiên không có tháp phát sóng truyền hình cao 32m, ăng ten thu sóng vệ tinh và trạm nạp ắc quy đâu cả.



Sau khi kiểm tra kỹ càng, chụp ảnh và khẳng định là dự án điện mặt trời tại Sơn Lập đã bị ăn bớt rất nhiều các hạng mục quan trọng như trạm thu phát truyền hình vệ tinh, trạm nạp ắc quy cũng như tháp truyền hình cao 32m.. chúng tôi từ biệt Sơn Lập để trở về cho kịp trước khi trời tối.



Sau khi băng qua thung lũng ngô, chúng tôi đi theo con đường phía đối diện với con đường lúc chúng tôi đi vào.



Đây là con đường mà người dân Sơn Lập vẫn thường đi xe máy ra vào xã.



Không hiểu sao họ có thể đi xe máy trên con đường vừa bé, vừa trơn, vừa dốc và nguy hiểm như thế này được.



Khe suối vẫn chảy ào ào phía dưới.



Con đường cực kỳ hiểm trở và nguy hiểm.



Suối tung bọt trắng xóa phía dưới.



Một đoạn dốc ngoặt gấp rất nguy hiểm.



Con đường lúc chúng tôi đi vào ở phía bên kia suối.



Một chị người Mông cũng đang đi bộ ra ngoài.



Một đoạn đường dốc ngược cực trơn, đến đi bộ cũng khó đừng nói là đi xe máy.



Thác nước đổ ầm ầm ngay bên cạnh.



Đến đây thì con đường đâm thẳng xuống lòng suối.



Đứng giữa dòng suối.



Nước chảy khá xiết.



Đến đây thì chúng tôi phải vừa đi vừa dò đường về chỗ lán gửi xe.



Hỏi mãi mới thấy đường ra.



Uống nốt ngụm nước cuối cùng.



Về tới cái lán công trường, chúng tôi lấy xe rồi đi nhanh ra khỏi rừng vì trời đã xẩm tối.

Lúc đi xuống con dốc khủng khiếp mới thấy nó nguy hiểm như thế nào. Chỉ cần mớm nhẹ phanh là bánh xe đã bị trượt không kiểm soát nổi, tôi đành phải để số 1 rồi rà cả phanh trước, phanh sau để lần xuống từng tý một mãi mới tới được chân dốc.



Xe tricoi nhẹ hơn nên xuống dốc cũng dễ dang hơn.



Hai thằng thấm mệt dò dẫm ra khỏi rừng thì trời cũng đã tối om. Tôi quyết định phóng tiếp về cái khách sạn ở ngã ba Pia Oắc đầu tỉnh lộ 212 để ngủ.



Hôm đó hai thằng mải miết chay hơn 40km trong đêm tối trên QL34 vắng tanh vắng ngắt và chỉ lo hết xăng. Cũng may về được đến Tĩnh Túc thì có cây xăng. Gần 10h đêm mới mò về đến khách sạn, tắm rửa, ăn mỳ tôm rồi lăn quay ra ngủ.
Sáng hôm sau, hai thằng lại thong dong phóng về Bắc Kạn ăn trưa rồi về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến đi Sơn Lập lần này.

Sau khi đi Sơn Lập về thì 3 hôm sau, ngày 15-5, báo Tuổi Trẻ bắt đầu đăng bài về vụ lãng phí tiền tỷ của dự án điện mặt trời. Đến ngày 21-5 thì Thủ tướng Chính Phủ đã có công văn yêu cầu Ủy ban dân tộc phải làm rõ và báo cáo về vụ này.

Tới nay, vụ việc vẫn đang trong giai đoạn thanh tra, chưa có cá nhân nào phải đứng ra chịu trách nhiệm và bị xử lý cả. Tuy nhiên, tôi đánh giá là những nỗ lực của mình cũng đã có một số kết quả nhất định, ít nhất thì đây cũng là một bài học, một lời cảnh tỉnh đối với những dự án khác tương tự, hãy đừng vứt tiền đi một cách nhẫn tâm như thế. Không phải mọi việc xấu xa đều có thể che giấu mãi được cho dù nó ở những nơi cùng trời cuối đất. Luật nhân quả là cái không ai có thể trốn khỏi nó, gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đấy, làm điều xấu xa ắt sẽ bị trừng phạt..

Với tôi, mọi việc tạm gác lại và bằng lòng với những kết quả đã đạt được. Lại nhớ đến một câu nói trong một bộ phim từ rất lâu rồi: "Chúng tôi sẽ có mặt trên từng cây số.."


Phần nhận xét hiển thị trên trang