Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Bí mật ngày tận thế

Ái Nữ
 
       Tôi vẫn cho rằng sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou-981 của láng giềng Trung Quốc đột ngột xuất hiện trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vào ngày 02-5-2014 và cho đến nay (ngày 22-5-2014) vẫn chưa chịu rút đi là một sự kiện nhỏ, không đủ sức gây nguy hiểm cho Việt Nam được. Không bác sĩ có kinh nghiệm nào lại lo lắng khi thấy một người la toáng lên chỉ vì bị một cái gai đâm, trừ khi biết rõ người này đã mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch giai đoạn cuối. Việt Nam có đang ở “giai đoạn cuối” không? Theo những nguồn tin chính thức thì nước ta đang ở tình trạng rất tốt, kinh tế liên tục tăng trưởng, tình hình chính trị ổn định, người dân hài lòng với cuộc sống. Nếu như năm 2006 nước ta còn đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng Chỉ Số Hành Tinh Hạnh Phúc thì đến năm 2012 chúng ta đã tiến lên đứng thứ hai rồi, trong khi Trung Quốc không lọt nổi vào bảng 30 nước đứng đầu. Đấy là do cái tổ chức NEF ở tận nước Anh đánh giá, chứ nếu để tự người dân Việt Nam đánh giá thì chúng ta dứt khoát phải đứng thứ nhất. Người Việt luôn biết rằng họ là tinh hoa của thế giới, chứ như Trung Quốc chỉ là một anh trọc phú lố bịch thôi. Cái này không phải là đánh giá của cá nhân tôi, mà là dựa vào một câu ca dao hiện đại tôi được nghe từ khi còn rất nhỏ: “Việt Nam hình chữ ét xì – So với thế giới cái gì cũng hơn”.
       Nghe nói tối ngày 14-5 vừa qua ở Huế có một trận động đất nhẹ, rồi đến sáng sớm ngày 15-5 thì Phu Văn Lâu bị sập một góc. Các chuyên gia đã xem xét kỹ càng và cho biết động đất chỉ là tác động phụ nhỏ bé thôi, chứ không phải là nguyên nhân khiến Phu Văn Lâu bị sập. Nguyên nhân chính là do những cây cột bị mục ruỗng từ bên trong. Rường cột nước nhà xem chừng còn rất vững chắc, vì các lãnh đạo của chúng ta vẫn rất tự tin, mặc dù thỉnh thoảng những dự định nào đó của họ khiến dân chúng bị sốc. Nhưng người Việt Nam bị sốc… quen rồi, cho nên đó không phải là vấn đề. Nếu các nhà lãnh đạo của chúng ta tự thấy họ không đủ khả năng thì họ sẽ mời người khác ra thay, nhưng có vẻ như không ai thiếu tự tin cả. Vì thế nên không có lý do gì để tôi không tin các nhà lãnh đạo. Tôi vẫn bình chân như vại để quan tâm đến chuyện khác.
       Thi sĩ Lá Bàng, một triết gia mới xuất hiện trong Xóm Lá, không thể hiện sự bình tĩnh theo cách giống như tôi. Anh đã đăng một số bài về Trường Sa – Hoàng Sa trong dịp này. Khi tham khảo những bài viết của tôi, anh đã đọc tác phẩm “Những người chăn bò và hòa bình thế giới”. Anh không cảm thấy bình yên khi đọc đến những câu chuyện về ba bệnh viện mà tôi từng làm việc, anh nghĩ tôi đã nặng lời quá khi nói về họ, và so sánh ngôn từ của tôi với “kim cương chỉ” gì đó (Lá Bàng rất mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung).
       Nặng lời đúng là phong cách của tôi, có bệnh nhân sợ tôi chết khiếp. Câu này chỉ hơi bịa một tí, sự thật là bệnh nhân chưa chết khiếp nhưng có đồng nghiệp đã hết hồn rồi. Điều này chỉ đúng với bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc, còn ở bệnh viện đa khoa Phúc Yên thì tôi vẫn thuộc loại lịch sự. Ở bệnh viện Cẩm Mỹ, tôi là người cực kỳ lịch sự, không phải do bệnh viện này “gấu” hơn bệnh viện Phúc Yên, mà là bệnh nhân ở đây rất ngoan. Ở bệnh viện Y học cổ truyền Vĩnh Phúc thì các thầy thuốc lại… ngoan quá! Nhưng họ chỉ ngoan trong lời ăn tiếng nói, chứ còn hành động thì không ngoan chút nào.
       Tuy cũng là con người, nhưng những người làm trong ngành y tế thì phải “mặt dày” hơn những người khác. Chúng tôi không còn giống người lắm nữa rồi. Người ta chửi rủa chúng tôi hàng ngày, cả trên báo chí cả ở bàn ăn hay quán cóc cà phê. Tôi có thể tự tin nói rằng ba bệnh viện tôi có may mắn làm việc là những bệnh viện thuộc loại có uy tín, và những lãnh đạo của tôi ở đó đều là những người giỏi giang. Nhưng tôi nói họ không hề nặng, chỉ là sự thật thôi. Tôi không nói họ thì chả nhẽ lại nói các lãnh đạo Đảng và Chính phủ hay sao? Tôi không được làm việc trực tiếp với chính phủ hay với các bộ trưởng, nên không thể nói đến trình độ thật sự của họ. Các giám đốc bệnh viện của tôi tuy có tài, nhưng họ đã quá ngoan ngoãn thỏa hiệp với cơ chế quản lý y tế mà trong đó nhân viên của họ phải chịu nhục nhã. Họ đã không còn đủ khả năng thông cảm bằng hành động với nhân viên của họ nữa, họ chỉ còn lo cho cái vị trí của họ mà thôi. Cơ chế quản lý bắt buộc họ phải như vậy. Không thể giúp cho nhân viên có thể phấn đấu một cách minh bạch, họ nhắm mắt làm ngơ cho nhân viên của họ làm bừa làm ẩu, hoặc chính họ chỉ đạo những việc ấy. Đó là cách “thông cảm” của họ. Nếu tôi không nói họ thì tôi còn nói ai? Nếu tôi nói sai thì những lời của tôi không có tác dụng. Nếu những lời của tôi làm họ không chịu nổi thì họ đi mà nói với bộ trưởng, với chính phủ. Bản thân tôi không còn có thể thỏa hiệp với môi trường làm việc như vậy nữa. Vấn đề chưa phải là lương của tôi quá thấp, mà là tôi không thấy công việc của mình có hiệu quả, đã không hiệu quả thì dù trả tôi lương thấp vẫn là trả quá đắt, cho nên người dân bức xúc với chúng tôi rõ ràng là đúng. Chúng tôi chỉ có thể nhịn nhục mà không thể cãi.
       Gã Trẻ Trâu nói chúng tôi là “khỉ trong rạp xiếc”, tôi không thể cãi, cũng không thấy gã nói thế là nặng lời, gã chỉ nói sự thật. Những người ở ba bệnh viện này có thấy tôi nặng lời không? Sau khi đăng tác phẩm “Những người chăn bò và hòa bình thế giới”, tôi mới chỉ thông báo cho những người ở bệnh viện Cẩm Mỹ, vì trong bài viết có một đoạn tôi đối thoại với họ, và họ là những người có khả năng hiểu tôi nhiều hơn cả. Họ đã đọc và quyết định im lặng không phản hồi. Còn hai bệnh viện kia chưa được tôi báo tin, do tôi chưa có dịp thích hợp để làm điều đó. Bây giờ anh Lá Bàng nhắc đến, tôi nhớ ra việc này và thấy hiện tại là dịp thích hợp. Mọi người đang chú ý vào sự kiện giàn khoan Haiyang Shiyou-981, chắc sẽ không có thời gian đau vì một bài viết về họ. Hai ông giám đốc ấy thì hoặc đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu rồi, họ đã có người kế cận. Đồng thời tôi cũng thông báo với họ rằng bài viết “Những người chăn bò và hòa bình thế giới” sẽ được in vào một cuốn sách trong tương lai, vì nó là một đoạn trong tác phẩm “Bí mật ngày tận thế”. Tôi không dám chắc là tác phẩm ấy sẽ không nổi tiếng, bởi những người suy nghĩ nghiêm túc đến khoa học, triết học, tôn giáo… hoàn toàn có thể bị sốc khi đọc câu chuyện của người điên Ái Nữ, những niềm tin thâm căn cố đế có thể bị lộn nhào. Tôi không đợi đến khi những nhân vật ngoài đời chết đi rồi mới viết, vì như thế sẽ không có tác dụng gì cả. Tác phẩm này không phải để làm cho cái tên Ái Nữ nổi tiếng, mà để dồn tác giả của nó vào bước đường cùng. Nếu không chấp nhận đi đến đường cùng, tôi không thể có con đường mới. Tôi cần con đường mới, cho dù đó là cái chết. Ngành học của chúng tôi là ngành học giúp chuẩn bị cho ngày tận thế. Tôi không đủ khả năng để biết về ngày tận thế của nhân loại, tôi chỉ đi đến ngày tận thế của tôi, nó vẫn còn là điều bí mật.
       Tôi đang chuẩn bị viết tác phẩm “Thanh kiếm, bông hồng và đôi cánh”. Trong bài viết này, tôi sẽ cho các bạn biết cách nhìn của tôi về ba sự kiện liên quan đến văn chương xảy ra gần đây, đó là Tác Phẩm Mới, Chiếu Làng và Văn Việt. Còn bây giờ thì entry này đã đủ dài, tôi kết thúc tại đây để chuyển sang xem bộ phim “Thiên Long Bát Bộ” của người Trung Quốc. Tôi xem phim ấy vừa để giải trí, vừa để có thêm chút kiến thức mà trao đổi học hỏi với cao nhân Lá Bàng, và việc này không có liên quan gì đến lòng yêu nước cả.
===
Đọc xong có bạn nói:
"Bước tới "Bí mật ngày tận thế" những câu chữ rất hay, mở đầu đầy triết lý. Đọc xong chưa tìm ra được điều bí mật, nên lặng lẽ quay về để suy ngẫm".
Theo mình điều cần nói tác giả đã nói. Thông điệp đã rất rõ ràng. Đó là bí mật của sự mọt rỗng,  viết rất tinh tế..bạn không để ý thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quê Choa: Thật hay dối

Quê Choa: Thật hay dối: Nguyễn Trọng Vĩnh Theo BVN      Bauxite Việt Nam: Đọc những lời gan ruột của tác giả bài viết dưới đây, có lẽ một số người sẽ sốc và... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một số người đã sai khi cho rằng có lệnh từ nhà nước gỡ bỏ các bài liên quan đến vụ Thiên An Môn" - Đây là bài trên báo Dân Trí ngày hôm nay 6/6/2014:

Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ trấn áp Thiên An Môn

(Dân trí) - Ngày này 25 năm trước, quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc đã chứng kiến cuộc trấn áp gây nhiều đổ máu, khi nhiều xe tăng, binh lính được triển khai giải tán sinh viên biểu tình. Đạn thật cũng được sử dụng trong các vụ trấn áp này.

Ngày 4/6, Trung Quốc đánh dấu dịp kỷ niệm 25 năm vụ trấn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ, vốn kết thúc trong đụng độ đẫm máu.

Theo BBC, những người biểu tình khi đó muốn cải cách chính trị, nhưng lệnh trấn áp đã được phát đi sau khi những người theo tư tưởng cứng rắn thắng thế trong giới cầm quyền Trung Quốc.

Giới chức Trung Quốc xem vụ biểu tình năm 1989 là nổi loạn, phản cách mạng. Tuy nhiên, tại Hồng Kông và Đài Loan, hàng nghìn người đã xuống đường để tuần hành tưởng nhớ sự kiện này.

Trong nhiều tuần trước dịp lễ kỷ niệm năm nay, giới chức Trung Quốc đã bắt giữ nhiều luật sư, phóng viên và nhà hoạt động. Tổ chức nhân quyền Ân xã quốc tế cho biết 66 người đã bị bắt giữ, thẩm vấn hoặc mất tích.

Những từ khóa tìm kiếm liên quan đến vụ trấn áp năm 1989 và biểu tình đã bị kiểm duyệt, trong khi truy cập vào trang web tìm kiếm Google tại Trung Quốc có vẻ đã bị chặn.

Người thân của những người biểu tình bị giết hại trong cuộc trấn áp được phép tới thăm mộ của những người thân nhưng có cảnh sát đi kèm.
Một số hình ảnh về cuộc trấn áp tại Thiên An Môn ngày 4/6 của 25 năm về trước:
Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ Thiên An Môn
Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào tháng 4/1989, sau khi Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc khi đó là ông Hồ Diệu Bang qua đời.
Normal
Rất nhiều người Trung Quốc khi đó xem ông Hồ Diệu Bang là một nhà cải cách. Ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong giới sinh viên, những người muốn chính phủ tiếp tục các chính sách theo hướng thị trường và tăng cường dân chủ.
Normal
Sau lễ tang chính thức cấp nhà nước của ông Hồ, khoảng 100.000 sinh viên đã tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn.
Normal
Một bài bình luận chống biểu tình trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 26/4 càng khiến các sinh viên giận dữ
Normal
Đến ngày 13/5, một cuộc tuyệt thực đã được tổ chức, và số người tham gia biểu tình lên tới khoảng 300.000 người.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Quân đội Trung Quốc đã tiến vào Bắc Kinh, nhưng sau đó vài ngày buộc phải rút lui. Những người biểu tình thậm chí còn diễn thuyết cho các binh sỹ, đề nghị họ sang tham gia hàng ngũ của mình.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Cho dù có thời điểm đám đông biểu tình bị phân tán và không có thủ lĩnh rõ ràng, các sinh viên và những người ủng hộ họ vẫn chiếm giữ được Thiên An Môn.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Họ thậm chí còn dựng lên một bức tượng cao 10m, giống tượng Nữ thần tự do tại Mỹ ngay trên quảng trường này.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết
quân luật.
Đến đầu tháng 6, các binh sỹ bắt đầu tiến vào giải tán đám đông tại quảng trường. Người biểu tình phản kháng lại lực lượng chức năng
Normal
Hầu hết người biểu tình không có vũ khí, nhưng một vài người mang theo gạch đá và một số vũ khí khác. Trong ảnh, những người biểu tình cầm gạch đá, đứng trên một xe quân sự của chính phủ gần đại lộ Chang’an tại Bắc Kinh, sáng sớm ngày 4/6/1989.
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Bạo lực đã nổ ra sau đó. Trong ảnh, một sinh viên đã dựng rào chắn trước một chiếc xe quân sự đang bị cháy sau khi lao qua những dòng người biểu tình xếp hàng sáng sớm ngày 4/6. Một binh sỹ chính phủ thoát ra từ chiếc xe đã bị người biểu tình giết chết. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong sáng sớm 4/6, khi các binh sỹ dùng súng bắn đạn thật mở đường tiến vào chiếm lại quảng trường.
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Một đoàn xe quân sự bị đốt cháy trong cuộc đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và người biểu tình sáng 4/6
Người dân Bắc Kinh quan sát những chiếc xe quân sự bị đốt cháy
Người dân Bắc Kinh quan sát những chiếc xe quân sự bị đốt cháy
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Nhưng có nhiều con số khác cho thấy hàng nghìn người đã chết. Dù vậy không ai xác nhận con số này. Nhiều người thiệt mạng bên ngoài quảng trường, khi các binh sỹ bắn vào người biểu tình.
Rất nhiều người đã bị thương
Rất nhiều người đã bị thương
Rất nhiều người đã bị thương
Bức ảnh mang tính biểu tượng về cuộc trấn áp, khi một người đàn ông chặn trước một đoàn xe tăng của chính phủ đang hướng về phía Đông đại lộ Cang’an của Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn ngày 5/6. Người này đã kêu gọi chấm dứt bạo lực và đổ máu chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Ông đã được những người khác kéo ra và các xe tăng tiếp tục hành trình.
Rất nhiều người đã bị thương
Đến nay vẫn không ai biết người đã chặn đoàn xe tăng sau đó ra sao và danh tính là ai. Trong bức ảnh là một góc chụp khác, khi người này (thứ hai từ trái sang) đứng sẵn chờ đoàn xe tăng tới.
Rất nhiều người đã bị thương
Hàng chục nghìn người đã bị bắt sau biểu tình. Xe tăng vẫn xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh sáng ngày 7/6.
Các sinh viên đưa một người bị thương đi cấp cứu
Các sinh viên đưa một người bị thương đi cấp cứu

Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu
gần quảng trường Thiên An Môn
Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu gần quảng trường Thiên An Môn
Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu
gần quảng trường Thiên An Môn
Bất chấp sự ngăn cản tại đại lục, nhiều người Trung Quốc tại Hồng Kông năm nay vẫn tuần hành để tưởng nhớ sự kiện này.

Xem clip

Thanh Tùng
Tổng hợp



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sợ Tàu và tự do báo chí

Gs Nguyễn Văn Tuấn
Chắc chẳng còn ai nghi ngờ gì về tính sợ Tàu của... Hôm qua là ngày kỉ niệm 25 năm vụ tàn sát ở Thiên An Môn, một sự kiện đẩm máu và có ý nghĩa lịch sử thế giới. Thế nhưng những bài báo liên quan đến sự kiện này đều bị gỡ xuống! Sự gỡ bài một cách đồng loạt như thế rất có thể là do tác động của cấp cao nào đó từ Nhà nước, và như thế là một lần nữa đảng và Nhà nước VN biểu lộ tính sợ Tàu. Chẳng những sợ Tàu mà hành động đó còn nói lên một điều mà ai cũng biết: đó là thiếu tự do báo chí. 


Ngày hôm qua và hôm nay, hầu hết báo chí phương Tây đều có những bài viết về sự kiện tàn sát ở Thiên An Môn. Có báo đi những bài phóng sự cung cấp nhiều thông tin mà chúng ta chưa từng biết trước đây về tính tàn bạo và man rợ của nhà cầm quyền và đảng cộng sản Tàu. Một chứng nhân cho biết sau khi cán chết người biểu tình, xe tăng chạy đi chạy lại trên xác chết nghiền nát xương thịt, và sau đó có lẽ là đem đi đốt. Những câu chữ đọc lên làm chúng ta rùng mình về tính man rợ của [một số người trong] giới lãnh đạo Tàu. 

Nhưng có một nơi không dám đưa tin: đó là Việt Nam. Thật ra là có một số báo VN có đưa tin, nhưng ngay sau đó thì bị gỡ xuống. Báo chí VN là do đảng và Nhà nước cầm trịch, nên việc rút bài xuống một cách đồng loạt chắc chắn là do lệnh của một trong hai cơ chế này. Ngạc nhiên hơn là nội dung đài truyền hình quốc tế còn bị “black out”. Hôm qua, Osin Huy Đức chụp lại màn hình của CNN phát đi ở VN về sự kiện Thiên An Môn, nhưng ngay sau đó chương trình bị ngưng kèm theo dòng chữ:

“Chương trình tạm thời gián đoạn
do có nội dung không phù hợp” 

Thật lạ lùng! Chuyện xảy ra bên Tàu (chứ có phải bên mình đâu) và cũng đã một phần tư thế kỉ, mà sao vẫn có người “nhột” như thế. Chỉ có một chữ để nói lên hành động này: sợ. Rất có thể Tàu chẳng có chỉ thị gì về vụ rút bài, và nếu đúng thế thì đó là một nỗi sợ vu vơ. Nhưng sợ cái gì? Sợ bị mắng? Tại sao chúng dám mắng mình? Sợ bị trừng phạt? Trừng phạt cái gì? Sợ bị tẩy chay? Tẩy chay gì và ai? Sợ bị mất quyền lợi? Quyền gì khi mình ở VN? Sợ thất hứa? Đã hứa gì với họ? Dù bản chất của nỗi sợ là gì đi nữa thì đó vẫn có thể xem là một động thái tương đối hèn. 

Hành động đó cũng nói lên một sự thật hiển nhiên: thiếu tự do báo chí. Giới quan sát nước ngoài cho rằng VN thiếu tự do báo chí, nhưng phía VN thì phản đối phăng rằng nhận định đó sai. Các quan chức VN biện minh bằng lí giải rằng VN có trên 700 tờ báo và hàng trăm đài phát thanh và truyền hình. Thú thật, mỗi lần nghe các quan chức đọc mấy con số này tôi chỉ biết phì cười, vì nó chẳng dính dáng gì đến cáo buộc thiếu tự do báo chí của giới quan sát nước ngoài. Anh có thể có 700 tờ báo, nhưng tất cả đều chỉ đưa một tin hay nói lên một điều, và điều đó hay thông tin đó chẳng ai quan tâm thì 700 tờ báo cũng chỉ là một mớ giấy vụn mà thôi. Báo chí có lượng mà chẳng có phẩm thì cũng như một thân thể to lớn mà chẳng có chất não và thiếu linh hồn. 

Ở VN có tình trạng trớ trêu: những gì đài báo đưa tin người dân không cần biết, nhưng những gì người dân cần biết thì đài báo không đưa tin. Những gì người dân không cần biết là những con số thống kê về kinh tế hay những chuyến viếng thăm của các lãnh đạo nước ngoài, vì đó là chuyện của Nhà nước và đảng chứ chẳng liên quan gì đến người dân. Chuyện liên quan đến người dân là quan chức tham nhũng, hối lộ, “hành là chính”, ô nhiễm, sự dao động của giá lúa và hàng hóa, giao thông, v.v. vì đó là những gì họ đối phó hàng ngày. Ngoài những tin tức đó thì người dân cần phải biết thế giới bên ngoài làm ăn ra sao. Vụ thảm sát Thiên An Môn chắc chắn là tin hấp dẫn đối với người dân. Do đó, có thể xem vụ “black out” đài truyền hình và gỡ bỏ những bài liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn là một minh chứng hùng hồn cho tình trạng thiếu tự do báo chí. 

Sợ hãi và thiếu tự do báo chí là những tín hiệu của sự thiếu tự tin. Vì không tự tin nên mới sợ hãi vu vơ, và từ sợ hãi dẫn đến cấm đoán và dấu diếm thông tin. Dấu diếm thông tin có thể giải quyết một khó khăn (hay sợ hãi) nhất thời, nhưng hệ quả về lâu dài thì rất khó lường. Nếu dòng chảy thông tin được lưu hành tự nhiên thì ngày nay Nhà nước đâu có mất công biện minh về công hàm của ông Phạm Văn Đồng từ năm 1958. Khoảng cách từ thiếu tự tin đến mất chủ quyền cũng chẳng bao xa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

kỷ niệm 69 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II

Kẻ đốt lửa cuối cùng sẽ chết cháy! 

Hà Hiển
Hôm nay ngày 9/5, kỷ niệm 65 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II bằng thất bại thảm hại của nước Đức Quốc xã. Đây là  bài học cho bất kỳ kẻ nào còn có ý định gây chiến nhằm thay đổi trật tự thế giới trừ khi kẻ đó muốn là “kẻ đốt đến”, muốn ghi tên mình vào lịch sử như là những kẻ cuối cùng phải nhận lấy cái chết nhục nhã nhất và bị chính nhân dân nước mình trong thời đại văn minh này nguyền rủa như Hitle.
Vì thế những “học giả’  vô công rồi nghề nhưng lại loạn chữ để ngồi nghĩ ra những thứ đại loại  như “Kịch bản Huntington” (*) hoặc bất kỳ 1 “kịch bản” nào khác về 1 cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 có lẽ cũng muốn tên mình trở thành nổi tiếng bởi sự ngu xuẩn mang tầm cỡ quốc tế vượt xa sự ngu xuẩn ở cấp độ quốc gia kiểu “Đỗ Ngọc Bích”!
Trong thời đại ngày nay, nếu có chiến tranh thế giới thứ 3 thì gần như chắc chắn vũ khí hạt nhân sẽ được dùng đến và điều này đồng nghĩa với việc cả nước gây chiến cũng bị hủy diệt. Không có kẻ nào giành thắng lợi tuyệt đối trong 1 cuộc chiến như vậy mà cả nhân loại sẽ thua tuyệt đối. Tất nhiên nguy cơ này vẫn còn dù chỉ với xác suất 1% vì trong nhân loại vẫn còn 1% những kẻ điên rồ muốn tự sát. Còn nếu có những kẻ gây chiến chỉ nghĩ đến bản thân chúng thì chúng cũng đừng ảo tưởng rằng chúng chỉ việc hy sinh hàng triệu nhân dân nước chúng còn chúng thì sẽ an toàn ngồi rung đùi trong các boongke chống bom hạt nhân. Chúng có chui xuống cống thì cũng không thoát khỏi cái chết! Cái chết nhục nhã của  Hitle và những tên quốc xã đầu sỏ khác là một bài học nhãn tiền!
Nhưng chẳng lẽ nhân loại văn minh bây giờ lại chịu bị hủy diệt và chết theo 1 kẻ mất trí giống như Hitle?
Vì vậy trong tương lai nếu có chiến tranh, rất nhiều khả năng vẫn chỉ là xung đột giữa các nước bằng chiến tranh quy ước để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, giải quyết các “mối hận” riêng rẽ (như trường hợp xung đột Nga – Grudia) vào thời điểm mà kẻ gây chiến thấy thuận lợi và với cách thức tiến hành sao cho tránh đến mức thấp nhất việc “quốc tế hóa”, nhất là sự can thiệp bằng quân sự của các nước khác.
Xin được trở lại vấn đề cụ thể được nhiều người quan tâm là quan hệ Việt – Trung.  Một cuộc chiến tranh quy ước như vậy nếu xảy ra giữa VN và TQ thì chắc chắn VN sẽ bị thiệt hại nặng hơn về nhân mạng, và có thể thua về quân sự trong thời gian đầu nhưng thắng lợi cuối cùng không thuộc về TQ cả về quân sự lẫn chính trị, cả về đạo lý và văn hóa. Lịch sử hàng nghìn năm quan hệ Việt – Trung và cuộc chiến gần đây nhất xảy ra năm 1979 mà mỗi bên đều đã dạy cho bên kia 1 bài học là những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Việt Nam khác với Grudia. Một cuộc chiến tranh như vậy cũng sẽ làm TQ suy yếu và là cơ hội cho các cường quốc khác.
Theo 1 bài viết trên  boxitvn,   một số trang mạng chính thống và không chính thống của Trung Quốc đang tuyên truyền 1 cách vô trách nhiệm và điên rồ về 1 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Tôi không tin là các nhà lãnh đạo có thừa thông minh như lãnh đạo TQ lại  nghe theo những kịch bản xui dại 1 cách ngu xuẩn như vậy! Nhưng cũng có thể chính vì các nhà lãnh dạo TQ thừa thông minh nên họ đang thực hiện 1 chính sách chơi bài ngửa là không ngừng gia tăng áp lực của họ chủ yếu trên Biển Đông theo chiến lược “cái gậy và củ cà rốt”, trong đó “gậy” được dùng cho các… ngư dân VN đang hàng ngày phải lo kiếm ăn trên các ngư trường truyền thống của mình, còn “cà rốt” là “16 chữ vàng” hay “4 tốt” gì đó thì họ giơ ra để nhử những người đang nắm quyền điều hành đất nước, kèm theo việc “đánh võ mồm” kiểu chiến tranh tâm lý trên cả các kênh chính thống và không chính thống. Mục đích khá lợi hại của kiểu “diến biến” chiến tranh chẳng ra chiến tranh, hòa bình chẳng phải hòa bình này là lấn dần từng bước bằng cách làm làm suy yếu VN cả từ bên trong và bên ngoài với chi phí bỏ ra là không đáng kể.  Nhưng liệu cái trò này có tạo ra hiệu quả như ý muốn hay lại tạo ra thêm những phản ứng “tự diễn biến” chết người nằm ngoài sự tính toán của những kẻ đầu têu ra cái trò đó thì xin… để hồi sau sẽ rõ.
___________________________________________________________________________________________________
(*) Đây là nội dung bài viết này:
Kịch bản của Huntington (Cho một Thế chiến thứ 3, có liên quan đến Việt Nam)
Một cuộc chiến tranh toàn cầu với sự tham gia của các quốc gia nòng cốt chính yếu trong các nền văn hoá lớn trên thế giới là điều không dễ xảy ra, nhưng là điều có thể. Như đã dẫn giải, một cuộc chiến tranh thế giới mới có thể bắt đầu bằng sự leo thang xung đột sắc tộc giữa các nhóm trong các nền văn hoá. Dễ xảy ra nhất là có sự tham gia của một bên theo đạo Islam và bên kia là không thuộc Islam. Có nghĩa là các quốc gia nòng cốt theo đạo Islam sẽ ra tay cứu giúp những người anh em đồng đạo của mình.
Họ có thể bỏ qua và không can dự quá sâu nếu như những lợi ích thứ yếu ràng buộc.  Sự dịch chuyển cán cân quyền lực giữa các nền văn hoá và các nước nòng cốt của nó chính là nguy cơ lớn nhất của chiến tranh giữa các nền văn hoá.
Nếu sự lớn mạnh của Trung Quốc tiếp tục cộng với sự tự tin là “vai kép chính trong lịch sử loài người”, nó sẽ là gánh nặng thực sự cho trật tự quốc tế vào đầu thế kỷ 21. Trung Quốc lớn mạnh hơn với ảnh hưởng sâu rộng hơn ở Đông Á và Đông Nam Á sẽ đối kháng với quyền lợi của Hoa Kỳ.
Kịch bản nào cho một cuộc chiến xung đột quyền lợi giữa Mỹ và Trung Quốc?
Giả thiết chúng ta đang ở năm 2010. Hai nước Triều Tiên đã thống nhất, quân đội Mỹ đã rút khỏi bán đảo Triều Tiên. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Nhật Bản cũng giảm đáng kể. Đài loan và Hoa lục cũng đạt được một thoả thuận, trong đó đảm bảo cho  Đài Loan được phần lớn sự tự chủ của mình trên thực tế, nhưng Đài Loan phải công nhận chính thức quyền chủ quyền của Bắc Kinh. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Đài Loan được trở thành thành viên chính thức tại Liên hợp quốc, giống trường hợp của Ucraina và Belorussia hồi năm 1946.
Việc khai thác dầu tại Biển Đông được tiến hành gấp rút, đa phần dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, nhưng trên một số vùng có sự kiểm soát của Việt Nam được các công ty của Mỹ triển khai.
Trung quốc với sự hăng hái tự tin về thực lực của mình đã ra tuyên bố quyền kiểm soát toàn bộ biển Nam Hải (Biển Đông), điều mà họ xưa nay vẫn yêu sách. Việt Nam bất bình dẫn đến hải chiến giữa tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam.
Trung quốc quyết tâm trả thù cho thất bại tại cuộc chiến biên giới 1979, đã cho quân tiến vào Việt Nam. Việt Nam yêu cầu sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên can thiệp, Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác tỏ ra lưỡng lự. Hoa kỳ tuyên bố phản đối việc chiếm đóng Việt Nam của Trung Quốc, kêu gọi trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc và gửi một trong số hạm đội tàu sân bay còn lại ít ỏi của mình vào vùng biển Nam hải (Biển Đông).
Trung quốc chỉ trích hành động đó là vi phạm hải phận của Trung Quốc và không kích hạm đội Mỹ. Những cố gắng của Tổng thư ký Liên hơp quốc và Thủ tướng Nhật bản cho một cuộc ngừng bắn đều không đạt kết quả. Chiến tranh lan sang các vùng khác ở Đông Á.
Nhật bản ra lệnh cấm Mỹ sử dụng căn cứ quân sự trên đất Nhật. Mỹ phớt lờ lệnh cấm. Nhật Bản tuyên bố giữ thái độ trung lập và phong toả các căn cứ quân sự. Không quân và tàu ngầm Trung quốc từ Đài Loan và Hoa lục gây cho tàu chiến và cơ sở quân sự của Mỹ ở Đông Á nhiều thiệt hại. Tiếp đó Trung quốc kéo quân vào Hà nội và chiếm đóng phần lớn Việt nam.
Mặc dù cả Trung Quốc lẫn Hoa kỳ đều đang nắm giữ nhiều tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân nhưng cả hai đều ngầm giữ không sử dụng trong thời gian đầu của cuộc chiến.
Lo sợ trước một cuộc tấn công hạt nhân hiển hiện ở cả hai phía, nhưng căng thẳng hơn cả là phía bên Hoa Kỳ. Điều đó tạo ra mối quan ngại trong những người dân Mỹ, tại sao họ phải chịu đựng nguy cơ này. Nếu Trung Quốc muốn chiếm Nam Hải, Việt Nam hay toàn bộ Đông Nam Á thì liên quan gì đến họ? Đặc biệt là sự phản đối của các bang tây nam, nơi có nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha. Với khẩu hiệu “Cuộc chiến này không phải của chúng ta” dân chúng và chính quyền các bang này muốn tránh bị lôi vào cuộc chiến giống như đã xảy ra tại tiểu bang New England năm 1812[1]…
… Trong khi đó chiến tranh đã bắt đầu gây ảnh hưởng đến các nước lớn của các nền văn hoá khác. Lợi dụng cơ hội Trung Quốc đang bận rộn với Đông Nam Á, Ấn Độ tấn công vào Pakistan trên diện rộng mục đích để dọn sạch kho vũ khí nguyên tử cũng như vũ khí thông thường của nước này. Thoạt đầu Ấn Độ không gặp trở ngai nào, cho đến khi có liên minh quân sự giữa Pakistan, Iran và Trung Quốc. Iran trợ giúp Pakistan với lượng quân sự khí tài hiện đại…
… Tất cả các cuộc chiến đều liên quan đến dầu mỏ. Mặc dù đầu tư rất nhiều vào năng lượng hạt nhân, Nhật bản còn vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ nhập khẩu, điều đó làm cho Nhật thấy cần thiết phải hợp tác với Trung Quốc trong việc nhập dầu mỏ từ vùng Vịnh Ba tư, Indonesia và Biển Đông.
Cuộc chiến tiếp tục với qui mô lớn hơn. Các quốc gia khối Ả-rập ngày càng bị rơi vào vòng kiểm toả của lực lượng cuồng tín. Nguồn dầu mỏ từ vùng Vịnh cho phương Tây bị cắt, Phương Tây ngày càng bị phụ thuộc nhiên liệu từ Nga, Caucasus và miền Trung Á. Phương Tây muốn lôi kéo Nga về phía mình và buộc phải ủng hộ Nga mở rộng ảnh hưởng xuống các nước Islam ở miền nam.
Đồng thời Mỹ cố gắng lôi kéo sự trợ giúp toàn bộ của đồng minh Âu châu. Trên thực tế Tây Âu chỉ có cử chỉ ủng hộ về ngoại giao và kinh tế, ngoài ra thì trì hoãn về quân sự.
Trung quốc và Iran lo sợ khối Tây Âu cuối cùng sẽ đứng về phía Mỹ, giống như Mỹ đã từng cứu giúp Anh, Pháp thời Thế chiến thứ II. Để ngăn chặn điều này, họ bí mật chuyển dàn tên lửa tầm trung chứa đầu đạn hạt nhân đến Bosnia và Algeria và cảnh báo Tây Âu về việc tham gia cuộc chiến…
Một cuộc chiến toàn cầu gồm một bên là Hoa kỳ, châu Âu, Nga và Ấn độ và bên kia là Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Hồi giáo. Kết cục sẽ ra sao?
Cả hai bên đều có trong tay rất nhiều vũ khí hạt nhân, ngay cả khi giả thuyết là sẽ không được sử dụng một tí tẹo nào thì một điều rõ ràng, các quốc gia chủ chốt sẽ bị tàn phá nặng nề.
Giả sử là cả hai bên biết kiềm chế, các bên tham chiến đã mệt mỏi đi đến một thoả thuận đình chiến, thì nó cũng không giải quyết được vấn đề chủ chốt, đó là đòi hỏi bá quyền của Trung quốc ở Đông Á. Nếu không phương Tây phải cố gắng khuất phục Trung quốc bằng chiến tranh qui ước. Liên minh quân sự với Nhật giúp cho Trung Quốc có được một hải tuyến phòng thủ ngăn chặn Mỹ tấn công vào miền duyên hải nơi có khu công nghiệp và đông dân. Lựa chọn khác là tấn công Trung Quốc từ phía tây.
Cuộc chiến của Nga với Trung Quốc là lý do để NATO kết nạp Nga vào khối quân sự và trợ giúp Nga chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc vào Serbia, cũng như đảm bảo sự kiểm soát của Nga đối với các nước Islam giàu nhiên liệu vùng Trung Á. Giúp đỡ quân nổi dậy Tây Tạng, Uighuri và Mông cổ chống lại sự thống trị của Trung Quốc. Hỗ trợ chuyển quân đội của Nga từ phía tây nhằm hướng đông sang Siberi, từ đó đánh trận quan trọng vượt Vạn Lý Trường Thành vào Bắc Kinh vào sâu tận Trung Nguyên.
Bất cứ kết cục nào của cuộc chiến toàn cầu giữa các nền văn hoá này có được, tàn phá lẫn nhau bằng vũ khí nguyên tử, đình chiến vì mệt mỏi hay ngay cả khi quân đội Nga và phương Tây diễu binh trên quảng trường Thiên An Môn đi nữa thì hậu quả lâu dài chắc chắn sẽ rộng khắp. Tổn thất kinh tế, nhân mạng và sức mạnh quân sự nặng nề của các bên là không tránh khỏi.
Hậu quả là trung tâm quyền lực của thế giới theo thời gian chuyển dịch từ đông sang tây, và lại từ tây sang đông, nay lại từ bắc xuống nam. Kẻ hưởng lợi chính từ cuộc chiến này là những ai đứng ngoài. Trong khi phương Tây, Nga, Trung Quốc và Nhật bản bị tàn phá các mức độ khác nhau thì Ấn Độ, mặc dù có tham dự nhưng tránh được sự tàn phá, nay có thể rảnh tay để tái thiết lại thế giới theo trật tự của Ấn độ giáo.
Dân chúng Mỹ đổ lỗi cho sự tụt hậu là do giới bảo thủ Tin lành da trắng, dẫn tới việc dân Mỹ gốc Tây Ban Nha lên nắm quyền với lời hứa được nhận sự trợ giúp của các nước Mỹ-Latin. Một chiến dịch tương tự Kế hoạch Marshall[²] từ các nước  Nam Mỹ.  Các quốc gia mới nổi này đã không tham gia vào cuộc chiến.
Hoa Kỳ nhìn nhận sự can thiệp như thế là cần thiết, để bảo vệ luật pháp quốc tế, để chống lại một cuộc xâm lược, để bảo vệ tự do hàng hải, để đảm bảo quyền tiếp cận dầu mỏ của Mỹ ở Biển Đông và chống lại sự thống trị của một thế lực duy nhất tại Đông Á.
Đối với Trung Quốc lại là việc không thể chấp nhận được. Đó là âm mưu mà các nước phương Tây luôn ngạo mạn gây sức ép và muốn làm mất mặt Trung Quốc. Khiêu khích và chống lại vai trò chính đáng của Trung Quốc trên sân chơi chính trị ngay trong vùng ảnh hưởng đã được thừa nhận.
Chiến tranh giữa các nền văn hoá là điều cần tránh trong thời đại tới, đặc biệt các nước chính yếu không nên can dự vào các xung đột giữa các nền văn hoá. Đó là một sự thật khó chấp nhận, nhất là đối với những quốc gia như Hoa Kỳ. Nguyên tắc của sự đa dạng hoá, trong đó các nước chính yếu phải kiềm chế tránh can dự vào các xung đột tại các nền văn hoá khác là điều kiện tiên quyết cho một nền hoà bình trong một thế giới đa dạng và đa cực.
Điều kiện thứ hai cần có là nguyên tắc cùng hoà giải, trong đó có việc thỏa thuận giữa các nước nòng cốt để giảm thiểu hay kết thúc các cuộc xung đột sắc tộc giữa các nước hay các nhóm thiểu số trong các nền văn hoá.
Chấp nhận những nguyên tắc này cùng với một thế giới bình đẳng về nguồn gốc văn hoá là điều không dễ chấp nhận. Điều đó đúng với cả các nước phương Tây lẫn các nước thuộc nền văn hoá khác, những thế lực đang muốn cùng phương Tây chia sẻ hay thậm chí độc quyền vai trò thống trị.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thật may là ông Ksor Phước không sang bắc Triều Tiên để lại trách con em chúng ta không biết ông Kim Ủn là ai?

Thà là cứ không biết nói đùa như Bà Tưng!

Đào Tuấn
Theo : FB Đào Tuấn
batungHH- 1) Góp ý với ông Đào Tuấn: OK, biết thêm rằng bên Cuba có ông Phidel, dù tốt xấu thế nào, suy tôn hay không suy tôn, thì cũng không đến nỗi tệ khi cái sự biết thêm này cũng  làm tăng thêm chút kiến thức về các nhân vật đương đại trên thế giới.  Chẳng cháy nhà chết người gì.
2) Góp ý với ông Ksor Phước:  Ngoài việc không biết ông Phidel là ai, “sản phẩm giáo dục của chúng ta” còn nhiều thứ chưa biết lắm, thậm chí là những điều rất sơ đẳng. Chẳng hạn như đi thang máy như thế nào cho văn minh lịch sự mà con em chúng ta khi vào đến đại học vẫn còn mù tịt, vẫn cần phải được “nâng cao nhận thức” thông qua các “chiến dịch truyền thông” như đề cập trong bài báo NÀY… Khuyết tật “sản phẩm giáo dục của chúng ta” nằm ở những chỗ đó, lôi ông Phidel vào chuyện này làm gì  cho tủi thân ông ấy ra.
Hôm qua, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước rất “phan hồn nhiên” phát biểu nghị trường: “Tôi theo Thủ tướng sang Cuba. Ở đó, ai cũng biết Hồ Chí Minh, ai cũng hát về Hồ Chí Minh. Còn con cháu chúng ta 30 tuổi không biết ông Fidel là ai. Tôi bảo, thôi thế này là chết rồi. Đây là sản phẩm giáo dục của chúng ta”.
Mình từng đến Ayun Pa, quê cụ Phước, biết là người J rai không biết nói đùa.
Và mình cũng biết rằng, Mike Tyson chẳng hạn, xăm hình Che trên bả vai chứ không tôn thờ Fidel.
Từ qua đến giờ cứ nghĩ mãi về phát biểu của ông Phước một chính khách từng giữ chức bộ trưởng và đang đương nhiệm chủ tịch một hội đồng của QH.
Không biết những “con cháu chúng ta 30 tuổi không biết Fidel là ai” hay “chủ nghĩa suy tôn lãnh tụ” mới là sản phẩm tệ hại của nền giáo dục.
Và phải chăng nền giáo dục nào dạy trẻ con phải “hy sinh” vì một cái ảnh lãnh tụ cũng mất dạy như nền giáo dục gạch cái đầu dòng đầu tiên trên trang giấy tâm hồn trẻ thơ về tình yêu và sự suy tôn với một ông chả biết là ai?!
Thà là cứ không biết nói đùa như Bà Tưng!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thấy nên đăng lại bài này:

Hà Nội 36 năm trước



SDC14763Bước sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với các đồng chí Trung Quốc xấu đi trông thấy. Tuy vậy, một bộ phận lớn cán bộ của ta (kể cả cán bộ cao cấp) chưa chuyển biến kịp thời về mặt nhận thức, vẫn mơ hồ và ảo tưởng vào quan hệ với Bắc Kinh. Bị ám ảnh với yêu cầu gìn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản (đại cục), ám ảnh bởi sự hàm ơn Trung Quốc giúp ta đánh Mỹ, đánh Pháp, ngay cả nhiều cán bộ Trung ương rất dè dặt khi phát biểu về các vụ việc rắc rối do Trung Quốc gây hấn. Quan điểm chung đều cho rằng đó là các vụ việc cá biệt trong đó Việt Nam có lỗi chính, mà không thấy được đó là chuỗi sự kiện được sắp đặt có chủ ý. Giữa lúc đó, xảy ra rắc rối lớn ở Hà Nội liên quan đoàn chuyên gia Trung Quốc tại công trình quốc tế cầu Thăng Long.
Sau 1975, đoàn chuyên gia Trung Quốc được cử sang Hà Nội rất đông giúp Việt Nam xây dựng công trình cầu Thăng Long do họ viện trợ. Phần lớn số này sinh hoạt ngay tại công trình. Việc chẳng tiến triển được bao nhiêu thì họ cố tình lấy cớ này cớ kia trì hoãn tiến độ khiến các cơ quan Việt Nam rất bị động trong việc bố trí nhân công, thời gian, gây lãng phí lớn. 
Đầu năm 1978, thấy Việt Nam vẫn nhẫn nại, họ bắt đầu khiêu khích trắng trợn. Một số chuyên gia mới được Bắc Kinh cử sang rất lỗ mãng với cán bộ và công nhân ta. Đã có trường hợp sỉ nhục, thậm chí đánh đập công nhân ngay trên công trường. Việc đến tai lãnh đạo. Nhận thức chung vẫn là: chắc mấy ông tướng nhà mình có gì sai chuyên gia bạn mới buộc làm thế… rồi: phải nín nhịn để giữ đại cục.
Thấy Việt Nam không có phản ứng, họ lại leo thang hành động gây hấn thù địch. Họ bắt đầu biến khu nhà ở chuyên gia thành lãnh địa riêng, cấm người Việt Nam tới gần. Nhiều lần, họ thả đàn chó bẹc-giê rất hung dữ cho cắn công nhân ta. Việc được báo cáo lên thì lãnh đạo đều xem xét xuề xòa trên tinh thần gìn giữ đại cục. Gìn giữ đoàn kết quốc tế vô sản cũng là thực hiện di huấn của Bác, thiêng liêng lắm. Phần sai lại vẫn bị đẩy về phía công nhân ta. Không khí trên công trường căng thẳng từng ngày.
  
Đến một hôm, khi bị đàn chó bẹc-giê của Trung Quốc tấn công, đồng chí công nhân ta đã dùng gậy xua chó nhằm tự vệ. Chỉ chờ có vậy, Trưởng đoàn chuyên gia Trung Quốc ngay lập tức tố cáo “nhà đương cục Việt Nam” giết chó bảo vệ, đột nhập khu nhà ở của họ nhằm hãm hại chuyên gia Trung Quốc. Sứ quán họ ở Hà Nội không chậm chễ bù lu bù loa hết công suất. Lúc này, lãnh đạo Trung ương và Hà Nội hoảng thực sự. Phần lớn phản ứng ban đầu đều quy kết công nhân ta chưa thấm nhuần này kia nên manh động và phạm pháp (?!). Đây là vụ án (lúc này là án) có ảnh hưởng lớn tới chính trị, quan điểm ban đầu giao cho cơ quan chức năng là như vậy.
Khó khăn lắm cơ quan chức năng ta mới tiếp cận được xác chó. Công tác khám nghiệm pháp y được tiến hành thận trọng, tỉ mỉ còn hơn vụ án mạng. Tình hình nóng lên từng ngày. Họ yêu cầu đưa lực lượng chức năng từ Bắc Kinh sang để bảo vệ đoàn chuyên gia Trung Quốc, họ đòi tìm ra lãnh đạo cao cấp Việt Nam (!?) đứng sau âm mưu này để xử lý. Cuối cùng, kết quả điều tra cho thấy chó của Trung Quốc chết do độc chất được tìm thấy trong mẫu thức ăn lấy từ dạ dày chứ không phải chết do ngoại lực tác động. Chỉ chờ có thế, sứ quán họ nhảy dựng lên vu cáo chính phủ Việt Nam vô ơn, mưu toan đầu độc chuyên gia Trung Quốc (?!). Vu cáo không thành công, vào tháng 6/1978 họ tự rút hết chuyên gia về nước, bỏ hẳn công trình cầu Thăng Long mới thi công được vài mố trụ. 
Do chỉ đạo quyết liệt trực tiếp từ lãnh đạo cao nhất mà công tác điều tra lại mở ra hướng khác. Từ những manh mối thu thập ban đầu về quan hệ của một số chuyên gia Trung Quốc mà sau này cơ quan chức năng Việt Nam đã lần ra ổ tình báo Hoa Nam quy mô lớn nhất hoạt động ngay giữa Hà Nội có nhiều chân rết tại Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Lạng Sơn đứng đầu là Thái Nhữ Siêu (người Việt gốc Hoa). Thì ra, ngay khi quan hệ hai nước còn tốt đẹp, một mặt, Trung Quốc công khai điều hành mạng lưới nổi hoạt động mua chuộc cán bộ, lũng đoạn cơ quan nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức rất tinh vi (ngay khi Bác còn sống, có Ủy viên Bộ Chính trị bao giờ cũng đến chúc Tết đại sứ Trung Quốc trước khi đến chúc Tết Bác, đêm giao thừa ăn nằm hẳn trong sứ quán của họ, có chuyện gì cơ mật nội bộ là báo cáo ngay với Trung Quốc). Mặt khác, Trung Quốc ngấm ngầm nuôi dưỡng và điều khiển mạng lưới “xã hội đen” tại Việt Nam nhằm tiến hành các hoạt động kích động, phá hoại khi có lệnh. Được biết, Thái Nhữ Siêu cùng tay chân đã lên kế hoạch cho nổ một số nơi tại Hà Nội và Hải Phòng nhằm gây mất ổn định song đã bị vô hiệu hóa trước khi hành động.
Trở lại với vụ việc tại Bình Dương và một số tỉnh vừa qua. Nhìn vào bề nổi, sẽ rất dễ dàng quy kết cho công nhân Việt Nam, giống như vụ việc tại công trình cầu Thăng Long 36 năm trước. Tuy nhiên, lịch sử quan hệ Việt – Trung cho thấy Trung Quốc là tổ sư của những trò lợi dụng, kích động rất tinh vi. Tại sao ông chủ Trung Quốc lại tốt đến mức cho công nhân Việt Nam nghỉ việc (vẫn được trả lương) để họ đi biểu tình chống Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam? Có hẳn nhóm “nòng cốt” lợi dụng gây rối phá hoại, họ hoạt động có tổ chức cao, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều điểm nóng, trên một địa bàn trải rộng trong nhiều tỉnh, họ liên lạc với nhau bằng bộ đàm (tránh để lại dấu vết liên lạc khi bị điều tra, tránh bị cơ quan an ninh nghe lén phát hiện), họ là ai? Những hoạt động trên vượt quá xa khả năng của những băng nhóm tội phạm thuần túy, không phải là những hoạt động mang tính bột phát mà hoàn toàn được tính toán trước, có tổ chức rất kỹ, phối hợp rất nhịp nhàng. Họ có quan hệ gì với mạng lưới tình báo của Trung Quốc … Đó là hàng loạt những câu hỏi rất khó, cần phải điều tra làm rõ. Trong điều kiện năng lực điều tra hạn chế và nhận thức chính trị rất lệch lạc trong các cơ quan như hiện nay thì khó có thể tìm được câu trả lời chính xác.
Khi tình hình chưa có kết luận rõ ràng thì nhiều tờ báo Việt Nam đã vội vã giật tít, đăng tin theo kiểu công nhân đi biểu tình yêu nước tại Bình Dương và một số tỉnh là những kẻ ít học, vô kỷ luật, tội phạm, manh động. Họ lớn tiếng dạy bảo công nhân phải học tập Nhật Bản, học tập nước này nước kia … mà không nhìn thấy thực trạng ở ta là: lòng yêu nước và các quyền cơ bản bấy lâu bị kìm hãm, đời sống công nhân vô cùng cực khổ, điều kiện làm việc rất thấp kém, các tổ chức công đoàn, đoàn thể chính trị đứng về phía giới chủ, về phía chính quyền mà không bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công nhân dẫn đến việc công nhân trở thành đối tượng bị bóc lột thậm tệ mà không có nơi bấu víu … Rất đáng tiếc, trong cơn hăng máu đánh công nhân bằng bút, báo chí lại không nhìn thấy hoặc cố tình không thấy nhóm “nòng cốt” vô cùng nguy hiểm, hoạt động rất tinh vi kia.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả

Phần nhận xét hiển thị trên trang