Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Báo Nga: đối với Trung Quốc phần nào của thế giới sẽ là Crym

>> Cần dùng công hàm phủ định công hàm Phạm Văn Ðồng 1958

>> Giàn khoan Hải Dương 981: Sức ép và cơ hội cho Việt Nam
>> Công ước Vienna 1978 và Công hàm Phạm Văn Đồng – Đôi điều bàn thêm cùng các tác giả Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt
>> Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện Biển Đông của Philippines
>> Đang họp báo: TQ liên tục vu cáo, đổ lỗi cho VN


Кonstantin Ranks 

Kichbu theo: slon.ru
Trong khi người châu Âu đang quan tâm đến cuộc khủng hoảng gần gũi với họ hơn tại Ucraina, ở châu Á cuộc xung đột nguy hiểm và phức tạp hơn nhiều đe dọa biến thành cuộc chiến tranh khu vực và cơn chấn toàn cầu đang diễn ra hết sức gay gắt - cuộc xung đột vì các hòn đảo của biển Hoa Nam (biển Đông-Việt Nam - Kichbu). Tại Diễn đàn về an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương khai mạc trong những ngày cuối tuần vừa qua, người đứng đầu Pentagon Chuck Hagel đã không nói về Nga và Crym, mà bày tỏ sự quan ngại sâu sắc vì những hành động của Trung Quốc đang thách thức các nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới.

Về thách thức này được biết vào cuối tháng Năm từ những phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc. Họ đưa tin rằng công ty China Oilfield Services Limited tiếp tục hoạt động của mình tại vùng ven biển của quần đảo Shinsa (Hoàng Sa-Việt Nam - Kichbu). Đặc biệt, giàn thăm dò dầu khí "981" đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của những công trình dự kiến ​​và đã chuyển đến vị trí khác. Trong các kế hoạch hoạt động của giàn khoan được bắt đầu vào ngày 2 tháng Năm, sẽ tiếp tục cho đến trung tuần tháng Tám.

Quần đảo Shinsa, nằm ​​giữa Việt Nam và Trung Quốc, được biết đến với châu Âu dưới một cái tên khác - quần đảo Paracel (Hoàng Sa-Việt Nam - Kichbu). Điều đáng chú ý rằng  về các hoạt động khoan tại khu vực này người Trung Quốc thông tin không phải ở cấp công ty, mà thông qua đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mỗi lần như vậy nói rằng tất cả các công việc được thực hiện tại vùng biển không tranh chấp của Trung Quốc. Nhưng ở hai nước láng giềng mọi người không thật sự tin vào lời lẽ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - thêm cả Việt Nam và Đài Loan xem quần đảo Paracel là của họ. Hơn nữa, cả ba quốc gia xếp chúng vào thành phần của các tỉnh trên đất liền.

Mũi khoan thèm khát

Việc khoan dầu này của Trung Quốc đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng ở Việt Nam. Khách quan mà nói, tất cả nom thật điên rồ thế nào đó: chẳng hiểu sao hàng nghìn công nhân Việt Nam bắt đầu đập phá các nhà máy thuộc sở hữu của các công ty Trung Quốc và Đài Loan.

Hơn một trăm người Trung Quốc bị thương, 16 người đã phải sơ tán trong tình trạng nguy kịch, và hai chết. Phải sơ tán họ bằng máy bay và tàu biển đặc biệt. Sự tức giận của người Việt Nam liên quan đến chính việc giàn khoan Trung Quốc " 981 " bắt đầu hoạt động của mình, vi phạm các ranh giới của khu kinh tế của đất nước của họ. Thiệt hại gây ra cho các doanh nghiệp được tính lên tới hàng trăm triệu dollars.

Trung Quốc đã phản ứng rất gay gắt. Cùng với thông tin về việc khoan thành công, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra thêm tuyên bố rằng "không một quốc gia nào có thể nghi ngờ về quyết tâm và ý chí của Trung Quốc để bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Hoa Nam". Cũng nói rằng biển Hoa Nam đối với Trung Quốc là "tuyến đường biển sống còn" và không bất kỳ nước nào trên thế giới mà nó có giá trị như đối với Trung Quốc.

Dĩ nhiên, tuyên bố như vậy có thể xem là sự xúc phạm với các nước khác nằm trên các bờ biển Hoa Nam. Chúng ta nhìn vào bản đồ: biển Hoa Nam bao quanh, ngoài Trung Quốc, là các bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan và Brunei. Đồng thời Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ không chỉ với Việt Nam và Đài Loan, mà còn với Philippines, Malaysia và Brunei. Khu vực của cuộc xung đột này - quần đảo Spratly (Trường Sa-Việt Nam - Kichbu) nằm ở phía đông nam của biển Hoa Nam.

Không ai phải cần kiểm soát vì những hòn đảo này, nếu không có những trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tiềm năng to lớn ở đó. Và thậm chí một hòn đảo nhỏ có thể thay đổi cấu hình của các khu kinh tế. Vì vậy, bất kỳ hoạt động kinh tế nào trong các vùng biển này, bất kỳ việc nào dựng cờ - đó giống như việc động binh trên đất liền và sáp nhập.

Kiểu cách của hải tặc

Ở Nga, các cuộc tranh luận về chủ đề "Trung Quốc có muốn chiếm đoạt về tay họ vùng đất của Siberia và Viễn Đông hay không" khá phổ biến. Điều này phản ánh suy nghĩ của người Nga cũng như của dân cư  của đất nước mà đối với họ vùng đất liền mới quan trọng. Nhưng Trung Quốc - là chuyện hoàn toàn khác. Những vùng đất màu mỡ  và đông dân cư nhất của họ hướng ra biển, người Trung Quốc có truyền thống rất lớn trong nghề đi biển và lịch sử hàng hải tuyệt vời. Những chuyến đi biển của đô đốc Zheng Heh vào thế kỷ XV làm người ta kinh ngạc: ông đã đến vùng Vịnh và chuẩn bị "khai phá châu Âu". Một nữ siêu hải tặc bà Thanh có tiếng, khi ở đỉnh cao tiếng tăm của mình, đã có đội tàu hàng nghìn chiếc. Bởi vậy, đối với đa số người Trung Quốc, vector tham vọng của họ chính xác là hướng về phía nam, về những vùng biển ấm áp và giàu có của biển Hoa Nam.

Trong một thời gian dài quần đảo Spratly và Paracel không phải là giá trị gì đặc biệt - những đảo san hô nhỏ bé, mọc đầy những cây dừa hoặc bụi rậm hoàn toàn không làm những kẻ chuyên đi xâm chiếm quan tâm. Nhưng dựng lá cờ là việc cần thiết. Tất cả mọi thứ bắt đầu thay đổi sau Chiến tranh thế giới II. Thoạt đầu người ta  nghĩ đến những hòn đảo ngày như các căn cứ hải  quân và không quân có thể.

Đặc biệt, quần đảo Paracel nằm giữa Bắc Việt Nam và Trung Quốc  đã thu hút được sự chú ý. Sau cuộc chiến tranh Việt Nam thứ nhất vào năm 1954 đã hình thành hai đất nước: Việt Nam cộng sản ở một nửa phía Bắc, và Việt Nam tư bản - phía Nam. Lúc bấy giờ Hoa Kỳ ủng hộ chủ quyền lãnh thổ của Nam Việt Nam đối với quần đảo Spratly và cả Paracel. Trung Quốc căm phẫn , bởi vì họ xem tất cả các đảo ở Hoa Nam là của họ.

Và thời gian trôi qua, chiến tranh Việt Nam thứ hai nổ ra, và kết thúc bằng sự thất bại của chế độ Nam Việt Nam, và đất nước được thống nhất dưới một lá cờ - của Việt Nam cộng sản. Tại thời điểm này, Trung Quốc cho rằng thời của họ đã đến, và vào năm 1974 đã chiếm quần đảo Hoàng Sa, dựng cờ của họ ở đó. Hoa Kỳ vào thời điểm này đã thay đổi lập trường của mình và bắt đầu nhìn  những hành động của Trung Quốc một cách tích cực và nhìn thấy ở Trung Quốc sự đối trọng với Việt Nam là đồng minh của Liên Xô. Vào năm 1979, chiến tranh Trung-Việt  nổ ra, và Trung Quốc, ngoài các quần đảo Paracel, còn chiếm thêm một phần quần đảo Spratly. Trong những năm tiếp theo, một phần của quần đảo nằm trong tay của của Philippines, Malaysia và thậm chí cả Đài Loan. Trong những năm đó tại khu vực này bắt đầu khai thác ở thềm lục địa, còn vào năm 1982 đã thông qua Công ước về Luật biển, đưa vào khái niệm về các vùng kinh tế đặc quyền với chiều rộng 200 hải lý trên biển và điều này làm tình hình trở nên phức tạp hơn.

Tình trạng hoàn toàn hỗn loạn

Cuộc xung đột của Trung Quốc và Việt Nam vì quyền sở hữu của các đảo này thường xuyên chuyển từ ngoại giao thành vật lực mọi kiểu có thể nhất. Có những điều nhỏ nhặt, chẳng hạn như phá hoại, dây cáp quang của tàu nghiên cứu bị cắt, và có cả những đụng độ vũ trang - ở Việt Nam còn nhớ cuộc chạm súng  năm 1988 trên đảo Spratly và cuộc tấn công của tàu Trung Quốc vào tàu Việt Nam năm 2007. Các cuộc biểu tình chống lại tham vọng đòi chủ quyền lãnh thổ cũng xảy ra ở các nước khác. Ở đây mọi việc không thể nói mà thiếu bản đồ.

Thế là, Trung Quốc muốn gần như toàn bộ biển Hoa Nam ("lưỡi" lớn màu đỏ). Việt Nam tuyên bố một phần ít hơn, nhưng vẫn còn khá lớn (đường màu xanh). Philippines có điểm riêng của họ: họ không quan tâm quần đảo Paracel, nhưng xem quần đảo Spratly là của mình (đường màu tím). Ở phía Nam,  thêm cả những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Malaysia và Brunei làm tình hình hỗn loạn thêm. Cuối cùng, Đài Loan cũng muốn quần đảo Paracel và một phần của Spratly.

Cái giá của cuộc chơi là rất cao. Theo các nguồn tin của Trung Quốc, các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong biển Hoa Nam là 230 tỷ thùng dầu và 16 nghìn tỷ mét khối khí đốt. Để so sánh, về khí đốt - đó là một nửa của tất cả các nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên đã được chứng minh ở Nga. Còn về dầu mỏ nhìn chung có thể lớn hơn so với toàn bộ của Nga, nơi chỉ có khoảng 100 tỷ thùng về (12,5 tỷ tấn). Dĩ nhiên, đây chỉ là so sánh định lượng, và khối lượng thực tế có thể khác một ít, nhưng giá trị tiềm năng của trữ lượng dầu khí ở vùng biển này thấy được rất rõ ràng.

Cứ cho là Trung Quốc nhận những gì mà họ muốn ở biển Hoa Nam, và lúc đó bất kỳ hợi đồng cung cấp khí đốt hoặc dầu mỏ nào bởi người Trung Quốc cũng sẽ là thứ yếu. Tôi nhấn mạnh: bất kỳ. Không chỉ là của Nga. Và điều này đụng chạm đến cả của các nước vùng Vịnh, và cả của Malaysia, và cả của các nước khai thác dầu khí khác cung cấp nguyên liệu cho Trung Quốc.

Nhưng con người sống không chỉ bằng dầu mỏ và khí đốt. Vùng biển Hoa Nam nhiều cá. Theo các dữ liệu khác nhau, nguồn hải sản biển Hoa Nam hiện tại là nguồn sống đối với 500 triệu người. Nếu phát triển nuôi trồng hải sản ở các quần đảo, thì sản phẩm biển sẽ tăng lên nhiều hơn nữa. Trên các đảo hoang sơ khai thác phân bón thân thiện với môi trường - guano, phân chim được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Còn ở đáy biển, các vỉa khoáng sản kim loại rắn đang chờ đợi các nhà địa chất.

Bởi vậy, Biển Hoa Nam - đó là phần thưởng rất lớn, mà giá trị của nó còn lớn hơn toàn bộ vùng Đông Siberia. Và không chỉ vì các nguồn tài nguyên khoáng sản, mà còn vì đó là vị trí tuyệt vời cho nhiều triệu người sinh sống, khu vực giải trí tuyệt vời, một góc tuyệt vời của trái đất, về diện tích xấp xỉ với diện tích của phần châu Âu của Nga từ tỉnh Pskov đến dải Ural và từ Bắc Băng Dương đến Biển Đen.

Bóng đen của con rồng

Người Trung Quốc đã khéo léo đặt cả Nga, cả Hoa Kỳ vào tình thế khi những ảnh hưởng của họ đối với Trung Quốc rất hạn chế. Chẳng hạn, Hoa Kỳ, một mặt, là đồng minh cũ của cả Philippines, của cả Đài Loan, nhưng quy mô quan hệ kinh tế với Trung Quốc không cho phép Washington đơn phương giữ lập trường chống Trung Quốc trong một cuộc xung đột vũ trang có thể. Cuộc xung đột giữa Philippines và Việt Nam cũng sẽ không có lợi ích cho Hoa Kỳ, bởi vì hiện nay, trong bối cảnh hợp tác Mỹ-Việt đang phát triển, họ sẽ không có lợi khi làm hỏng quan hệ với một nước sẽ là đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc. Việt Nam, thật vậy, cũng không dại dột gì và đang tích cục đàm phán với Malaysia về phân chia các khu kinh tế của họ để có được sự hỗ trợ từ phía nam.

Nga trước thời điểm mới đây còn trung lập trong cuộc tranh chấp này, giữ quan hệ bình thường cả với Trung Quốc, và cả với các quốc gia láng giềng của họ. Nhưng Trung Quốc đã đợi được thời điểm của mình. Xung đột với Hoa Kỳ vì Ucraina đã buộc Nga xích lại gần hơn với Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng. Trung Quốc chỉ đơn giản sẽ trả tiền khí đốt, than, điện năng cho Nga, bởi vì nhận được nhiều hơn - sự hỗ trợ quân sự của Nga. Trung Quốc không dám đánh nhau với Hoa Kỳ, và còn với Philippines và Việt Nam thì hoàn toàn có đấy. Các cuộc tập trận của hải quân của Trung Quốc  và Nga "Hiệp đồng trên biển-2014" nhìn như sự phô trương sức mạnh đang lên của Hải quân Trung Quốc.

Xung đột xung quanh Ucraina sẽ tiếp tục kéo dài bao nhiêu, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nhiều bao nhiêu, thì Nga sẽ gắn kết với Trung Quốc chặt chẽ bấy nhiêu, và giúp đỡ Trung Quốc trở nên mạnh hơn, có thể trở thành lực lượng mạnh nhất thế giới. Thể hiện khả năng bất lực để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ucraina, chúng ta đã cho Trung Quốc thấy tất cả rằng thời của họ đang đến.

*Bản dịch chưa được xem lại. Các bạn đọc tham khảo.Kichbu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm sao? Ông đã làm sao.. mất rồi?

Đời đời nhớ ông

Tô hựu

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời
(Tố Hữu, 5-1953)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin ”Nhật dừng các dự án ODA tại VN”: Bộ KH&ĐT lên tiếng


Đại diện Bộ KH&ĐT thông tin về việc Nhật Bản ngày 2/6 đã thông báo với Chính phủ Việt Nam rằng Tokyo sẽ tạm hoãn viện trợ phát triển chính thức (ODA) do nghi án hối lộ liên quan tới dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội
“Trước thông tin về việc Nhật Bản ngày 2/6 đã thông báo với Chính phủ Việt Nam rằng Tokyo sẽ tạm hoãn viện trợ phát triển chính thức (ODA) do nghi án hối lộ liên quan tới dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội được Nhật Bản cấp vốn, ông Nguyễn Xuân Tiến, Vụ phó Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: Nhật Bản sẽ không dừng các dự án ODA đối với Việt Nam” – ​TTXVN đưa tin.
Theo đó, đối với các dự án ODA mới, phía Nhật Bản sẽ phê duyệt dựa trên cơ sở phía Việt Nam cam kết thực hiện điều tra và xử lý nghiêm các cá nhân hoặc tập thể liên quan đến nghi án Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối lộ; xây dựng các biện pháp phòng ngừa phát sinh những vụ việc tương tự.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng như ban hành Quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu đối với các dự án ODA Nhật Bản, Quy chế thí điểm về sự tham gia của bên thứ ba trong đấu thầu các dự án ODA Nhật Bản, hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hậu kiểm một số gói thầu tại một số dự án ODA Nhật Bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng sẽ xây dựng quy trình thanh tra, kiểm tra các dự án ODA nói chung, đặc biệt là các dự án ODA Nhật Bản; đồng thời, lấy ý kiến sửa đổi, hoàn thiện các quy định có liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu sẽ có hiệu lực từ 1/7/2014 và Luật Đầu tư công sắp được Quốc hội thông qua nhằm minh bạch hóa công tác đấu thầu, tài chính doanh nghiệp.
Liên quan đến nghi án hối lộ của JTC, Chính phủ và các cơ quan chức năng của phía Việt Nam đã và đang phối hợp với phía Nhật Bản nhằm xử lý vụ việc một cách tích cực và nghiêm minh. Phía Việt Nam, ngay từ khi có thông tin chính thức đã nhanh chóng điều tra và tạm giữ các cá nhân có dấu hiệu vi phạm, sai phạm./.
Sáng 3/6, hãng tin Kyodo, Nhật Bản, đưa tin, ngày 2/6/2014, Nhật Bản đã ra thông cáo chính thức về việc tạm dừng cho vay hỗ trợ phát triển (ODA) đối với Việt Nam vì những bê bối  lại quả của Công ty Tư vấn GT JTC (Nhật Bản) với Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, thông tin đã được công bố chính thức trên website của Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam,
Vụ bê bối nhận hối lộ trong ngành Đường Sắt Việt Nam là lý do khiến Nhật Bản tạm ngừng cấp vốn ODA (ảnh minh họa)
Theo Kyodo, chính phủ Nhật Bản đã thông báo với Hà Nội về việc đình chỉ các khoản vay này trong cuộc họp song phương giữa hai quốc gia nhằm ngăn chặn những vi phạm trong việc giải ngân, sử dụng nguồn vốn ODA do chính phủ Nhật cấp.
Liên quan đến vụ việc này, hồi đầu tháng 5/2014, 6 quan chức cao cấp của ngành đường sắt Việt Nam đã bị bắt vì nhận lại quả của Công ty Tư vấn Giao thông JTC (Nhật Bản).
Nhật Bản cho biết, việc đình chỉ là tạm thời, nhưng điều kiện để được tái cấp vốn ODA là Việt Nam phải đảm bảo không để xảy ra bất cứ điều gì bất hợp pháp như những gì đã xảy ra giữa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty JTC.
“Đồng thời, Việt Nam phải có những giải pháp phòng trừ tiêu cực trong việc sử dụng vốn ODA của Nhật”, hãng tin Kyodo trích lời đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết.
Cuộc họp song phương tiếp theo giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 này. Tại đây, Nhật sẽ xem xét các điều kiện, khả năng tái cấp vốn cho Việt Nam sau khi đánh giá các giải pháp và cam kết mà phía Việt Nam đưa ra.
Tại cuộc họp ngày 2/6, Nhật Bản thông báo sẽ tạm dừng giải ngân cho giai đoạn đầu của dự án đường sắt đô thị số 1, Đại sứ quán Nhật Bản cho biết.
Việt Nam là một trong những nước nhận nhiều vốn ODA từ Nhật nhất, chiếm đến 40% trên tổng số vốn ODA từ nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản tạm dừng cấp vốn ODA cho Việt Nam. Hồi năm 2008, sau vụ bê bối  tham nhũng ở Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) cũng liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn ODA, Nhật Bản đã từng đình chỉ các khoản vay ODA đối với Việt Nam.
Lê Hương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

bởi phot_phet nhặt về ( Đek biết nó là thằng nào, đừng có hỏi )



Mịa, đã đen lại còn...lắm lông.



Đời ăn xin có cây đàn ghi - ta.



Khi Kiều đổ bánh.



Tài chính công khai - Đời trai lên thớt.



100% giáo viên...mất dạy đứng lớp.



Giận hờn chi em nét mi đượm buồn?



Chym chờ ra giàng.


Còn đảng còn mình.



Tý nhầm là nấm bẹn hehe.



Cho tôi một vé đi tuổi thơ.




Thẩm tý ru.




Sơn nữ uôi, nà na na ná na nà na na na ná nà na...



Tây Nguyên trên đà hóa...Tây.


Đừng làm em sợ.



Đại tiện khi...tiểu tiện.



Móc hàm chưa...trừ bì.



Bài ca...vỡ gáo.



Hình hài đất nước.



Ăn quả nhớ kẻ...khều chân.



Văn công xu - chiêng.


Đệ nhất răng là căng củ cọt.



Hạnh phúc mong manh.



Chiếu dời đô, hố hố...


Hình vẽ trên bùa 16 chữ 4 tốt.


Ai cho tao làm người lương thiện?



Đắng lòng khi Ngọc Trinh về nhà.



Khi súng bồng sen hehe.

Nguồn: nhặt trên NET.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tương lai ngư phủ!



Hiệp khách.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thước đo lòng trung thành!




Muốn chuẩn không cần chỉnh không???
ảnh Đỗ Hoàng Giang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỌA ĐÀM "LÀM SAO ĐỂ THOÁT TRUNG?"




Từ 1h30, đã có nhiều vị học giả, nhà nghiên cứu và người quan tâm đã có mặt tại hội trường tầng 4 của trụ sở Hội Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội. Lúc đầu định làm ở tầng 3, sau phải dời lên tầng 4 là nơi có sức chứa lớn hơn.

13h50, hội trường đã hết chỗ.  
Đến dự có các vị: Phạm Toàn, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phạm Chi Lan...

14h00: Giáo sư Chu Hảo phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm.

Hôm nay, chúng ta tổ chức hội thảo về vấn đề lớn của đất nước mà nhiều người quan tâm. Đến dự, về phía Quỹ Phan Chu Trinh, có Nhà văn Nguyên Ngọc, chủ tịch Quỹ Phan Chu Trinh là đơn vị tổ chức cuộc tọa đàm này.

Hội thảo này có được từ cảm hứng về lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines. Thoát  Trung ở đây là Thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc.

Tọa đàm này có các diễn giả sau: TS. Giáp Văn Dương, GS. TS Trần Ngọc Vương, TS Phạm Gia Minh, TS. Đinh Hoàng Thắng.

Mở đầu, TS, Giáp Văn Dương sẽ trình bày trong 30 phút. 
Sau đó, các diễn giả khác, mỗi người 15 phút.  





TS. Giáp Văn Dương:

Chúng ta bàn về Thoát Trung, tức là bàn về các ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc, chứ không phải là "bài Trung". 

Một ngày của chúng ta...gắn chặt với hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Năm 2010: 90 % các dự án tổng thầu rơi vào tay các công ty Trung Quốc. Đặc biệt các dự án nhiệt điện.

TQ đang chi phối kinh tế, đời sống, tư tưởng....của chúng ta. 

Tương quan Việt - Trung:
Việt Nam: DS 90 triệu, GDP - 170 tỷ USD
TQ: DS 1,4 tỷ GDP _ 10000 tỷ USD

Thoát Trung: 3 câu hỏi
- Thoát đi đâu?
- Thoát cái gì ? - Thoát những ảnh hưởng tiêu cực từ TQ, không cho chúng ta phát triển, về chính trị, kinh tế, quân sự
- Thoát để làm gì? -để đất nước phát triển, để đất nước văn minh 
- Thoát thế nào? 

Làm sao để thoát Trung?
- Muốn thoát Trung thì phải phát triển, chạm ngưỡng các nước phát triển, khi mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD / năm. Cả nước là 10 ngàn tỷ USD. 


Muốn phát triển phải có 3 tiên đề:

- Lợi ích quốc gia phải đặt lên trên hết.
- Phải phát triển bền vững dựa trên chất lượng thể chế và nhân lực.
- Phát triển để ổn định. Ổn định chỉ đạt được nếu phát triển. 

Để phát triển phải có 7 trụ cột:

- Con người tự do: (Tự do thân thể, Tự do tư tưởng, tự chỉ hành vi, tự trọng đạo đức)
- Giáo dục khai phóng (Phát triển kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề thay vì ghi nhớ; Phát triển khoa học - công nghệ, thực học, thực nghiệp)
- Xã hội dân sự (Tạo sự năng động, sáng tạo cho XH; Giảm tải cho nhà nước; Giải tỏa căng thẳng, ẩn ức đám đông, ...)
- Hành chính  phục vụ: (Giảm thiểu chồng lấn giữa hành chính và chính trị; Coi hành chính như một dịch vụ công, phục vụ phát triển chứ không kiểm soát phát triển; Thúc đẩy hành chính điện tử, giảm thiểu thủ tục, hậu kiểm...)
- Thể chế dân chủ.. 
-  Kinh tế thị trường (Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bỏ đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa"; cạnh tranh bình đẳng...)
- Nhà nước pháp quyền (tam quyền phân lập, Không ai đứng trên và đứng ngoài pháp luật, có cơ chế giám sát quyền lực, thưởng phạt nghiêm minh..)

Phát triển dưới đe dọa?

Một cá nhân thì làm được gì?

- Tự thân khai sáng, tự cứu mình trước khi trời cứu
- Đẩy mạnh khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới, làm việc chăm chỉ,,,,để phát triển
- Thực hành và bồi đắp 7 trụ cột ....trong phạm vi của mình. 

LS Trần Vũ Hải hỏi: Các đề xuát của TS rất hay, nhưng nếu ai đó mà thực hiện một trong những đề xuất này thì bị bắt giữ. Vậy TS nghĩ gì?

TS. Giáp văn Dương: Thưa anh, như vậy thì chứng tỏ người ta chưa muốn "thoát Trung". 

TS. Phạm Gia Minh trình bày về Thoát Á, Thoát Trung.
Xem bài tại đây: Một số ý kiến đóng góp vào cuộctọa đàm với chủ đề THOÁT TRUNG

GS. TS Trần Ngọc Vương trình bày ý kiến:

Thoát Trung là thoát cái gì? Phải trả lời câu hỏi này!

Tôi với tư cách nhà nghiên cứu KHXH, xin trả lời các câu hỏi này.

- Tâm lý nô lệ TQ vẫn còn trong khắp mọi người dân Việt. Tâm lý bị ràng buộc bởi TQ không phải là định mệnh của VN. 

- Thoát Trung là thoát cái gì? 

* Phải thoát khỏi dã tâm của giớicầm quyền Trung QUốc đã có từ 2.000 năm. Chúng muốn ta lệ thuộc và luôn muốn VN trong vòng phiên thuộc. 
*Thoát Trung là phải thoát khỏi tâm lý BÓNG ĐÈ trong chính mỗi con người. Tâm lý ấy tạo nên "một  thằng Việt Gian" trong mỗi con người.

*Thoát Trung là thoát khỏi não trạng đã trở thành quán tính của người Việt (dưới ảnh hưởng của Tàu).

TS. Đinh Hoàng Thắng:
Xem bài tại đây: Để “thoát Trung”có thể thành hiện thực
Nhưng TS Thắng không nói lại bài viết đó.

TS. Nguyễn Vy Khải:
Chúng ta muốn thoát Trung QUốc, thì trước hết phải hiểu Trung QUốc, là Chủ nghĩa Đại Hán hiện đại. 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang