Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Có lẽ bộ trưởng không biết hiện nay ở các tỉnh miền núi, cử nhân ra trường cũng nhiều người thất nghiệp, hoàn toàn không phải như ông nói họ sợ đi vùng sâu vùng xa?

Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo sẽ nói gì về việc “tồn kho” cử nhân?

VOV.VN -Nhiều đại biểu Quốc hội muốn chất vấn Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo về vấn đề này để có giải pháp tránh lãng phí cho xã hội.
Trường đại học mọc lên như nấm sau mưa, đào tạo tràn lan không theo qui hoạch, mạnh ai nấy làm… khiến đất nước “bội thực” cử nhân. Cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm… Tình trạng này đã khiến nhiều Đại biểu Quốc hội thực sự lo lắng cho vấn đề đào tạo, giải quyết việc làm hiện nay.
Theo đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (đoàn Cần Thơ), năm 2005 cả nước có khoảng 227 trường đại học, cao đẳng, đến năm 2010 cả nước thành lập thêm 137 trường, tổng số trường đến nay là 427 trường cao đẳng, đại học. “Gần như tỉnh nào cũng có trường đại học, tuyển sinh các năm qua đều tăng nhưng chất lượng đào tạo sinh viên ra trường rất kém” – ông Huỳnh Văn Tiếp nói.
Đại biểu dẫn báo cáo, hiện nay có trên 100.000 sinh viên cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm. Nhiều trường đại học ở các tỉnh gặp khó khăn trong việc tuyển sinh khai giảng năm học.
Còn theo đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình), hàng trăm ngàn sinh viên đại học ra trường không tìm được việc làm, rất nhiều người trong số họ lại quay trở về làm công nhân, về học trung cấp nghề để tìm kiếm cơ hội việc làm gây lãng phí, thất thoát cho xã hội và cho người dân.
Điều người dân tiếp tục quan tâm là bắt đầu từ năm học này Bộ Giáo dục bỏ quy định về điểm sàn vào đại học, các trường đại học sẽ lại thi nhau thực hiện hết công suất đào tạo những gì mình có thể và không biết xã hội có cần hay không?
“Như vậy thì danh sách thất nghiệp không chỉ là 100.000 sinh viên và số này sẽ còn tiếp tục kéo dài đến đâu? Người dân, xã hội tiếp tục chịu lãng phí như thế nào? Mặc dù việc này chúng ta đã đều biết” – đại biểu Bùi Văn Phương bày tỏ băn khoăn.
Ngành giáo dục phải tự chấn chỉnh mình trước
Để giải quyết số cử nhân, thạc sĩ “tồn kho” này, theo ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội: “Việc này không phải là việc nhỏ, khả năng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời chất vấn về vấn đề đó tại kỳ họp lần này”.
Theo ông Đào Trọng Thi, các cơ sở đào tạo không nên chạy theo số lượng đào tạo mà phải theo khả năng của mình, nên đáp ứng theo nhu cầu đào tạo của xã hội. Nếu làm tốt được điều đó thì sẽ khắc phục được tình trạng cử nhân thất nghiệp. “Phân tích kỹ hơn thì việc này không phải là việc nhỏ, khả năng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời chất vấn về vấn đề đó tại kỳ họp lần này, có lẽ chờ đến lúc đó thì sẽ có sự phân tích đầy đủ hơn” – ông Đào Trọng Thi cho biết.
Làm rõ hơn nguyên nhân dư thừa cử nhân và thạc sĩ, theo ông Đào Trọng Thi, nhiều trường không có khả năng dự báo dài hạn, trong khi đào tạo nguồn nhân lực phải là dài hạn, phải dự đoán được 5 – 7 năm sau người ta cần cái gì? Thứ hai là quy hoạch nhân lực của ta làm chưa tốt, chưa phù hợp, chưa đúng với thị trường lao động.
Các trường đang đào tạo theo khả năng, lợi thế mà không tính đến chuyện đào tạo để đáp ứng được thị trường lao động. Như vậy là rời rạc và người đi học cũng không tính sau khi mình học xong sẽ làm được việc gì, mà trách nhiệm của người đi học cũng phải tìm hiểu chứ không cứ đi học bừa rồi xã hội phải lo cho mình. Cho nên người lao động phải lo cho mình đầu tiên và người lao động phải có quyền lợi đầu tiên về chuyện này. Tất nhiên có những việc phải do nhà nước quy hoạch, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, từng ngành nghề. “Tôi nghĩ rằng nhà nước, các cơ sở đào tạo, người lao động cần phải có trách nhiệm theo từng góc độ của mình với xã hội thì mới có thể khắc phục được” – ông Đào Trọng Thi nhấn mạnh.
Theo Luật Giáo dục đại học thì chỉ tiêu tuyển sinh là do các cơ sở đào tạo và theo năng lực đào tạo của nhà trường. Ví dụ như trường có bao nhiêu giảng viên, có bao nhiêu cơ sở vật chất, mặt bằng thiết bị thì mới xác định được chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với tình hình thực tế của trường. Nhưng hiện nay các cơ sở đào tạo chỉ xác định theo con số chung. Một cơ sở đào tạo có rất nhiều ngành nghề trong khi mỗi giáo viên chỉ được đào tạo theo một chuyên ngành thôi.
Cách các trường đang làm hiện nay là lấy tổng số cán bộ giảng dạy, diện tích mặt bằng cơ sở vật chất, thiết bị rồi chia cho tổng số chỉ tiêu, việc phân các chỉ tiêu ấy ra từng ngành cụ thể như thế nào cũng do nhà trường. Chúng ta đang xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo năng lực đào tạo nên không phản ánh yếu tố, chất lượng quy hoạch nguồn nhân lực. Cách làm này chỉ xác định chung chung trong một cơ sở đào tạo mà chưa chi tiết vào từng ngành nghề của cơ sở đào tạo ấy.
Để giải quyết “tồn kho” cử nhân, theo ông Đào Trọng Thi, cần phát triển việc làm, vì thất nghiệp tăng khi xã hội chưa tạo ra được việc làm. Thứ hai là những người được đào tạo phải tích cực, có thể có nơi như miền núi cần người ta lại thích ở lại thành phố.
Thêm vào đó, Nhà nước phải có chế độ chính sách để thu hút nhân lực. Chính sách, chế độ ở các cơ sở, địa phương sử dụng nguồn nhân lực không hấp dẫn, không thu hút được người lao động có trình độ. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải có chính sách, cơ chế phù hợp để thu hút nhân lực. Nếu những người được đào tạo ra mà không có việc làm do nhu cầu lao động ở trong thị trường không có thì phải tự học thêm các ngành nghề mới xã hội đang có nhu cầu. Người đã được đào tạo, đang thất nghiệp chưa tìm được việc làm phải tự thân vận động.
“Trước tiên, ngành giáo dục và đào tạo phải điều chỉnh lại hoạt động giáo dục đào tạo, trước hết là quy hoạch nguồn nhân lực và hướng dẫn các trường tuyển dụng chỉ tiêu phải tốt hơn theo từng ngành nghề, cơ cấu đào tạo, chứ không phải chỉ dừng lại ở tổng số đào tạo” – ông Đào Trọng Thi nhấn mạnh./.
Vũ Hạnh/VOV online

 Tựa bài do Ngố đặt lại cho cập nhập tềnh hềnh!



























































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một bài viết không chấp nhận được đăng trên tạp chí DA MẦU và lời phản đối của người Việt:


bác hồ và trung quốc

LTS:
Theo lời tự giới thiệu của tác giả, ông là một cán bộ hơn 44 năm tuổi đảng, hiện đã về hưu và sống ẩn dật tại thành phố mang tên Bác. 
Trong mọi trường hợp, tạp chí Da Màu xin hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc bài “nhận định” thú vị của tác giả Nguyễn Tất Trung.
Gần đây, các thế lực thù địch của chế độ ta đã lợi dụng chủ nghĩa quốc gia cực đoan mù quáng để gây ra một phong trào chống Trung Quốc và cố tình tạo những mầm mống để suy giảm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng và nhà nước. Để đối phó với bọn phản động, không gì hữu hiệu hơn là học tập kỹ càng lại tấm gương lịch sử của Bác Hồ vĩ đại, nhìn vào thực tại thế giới và chọn con đường đã do chính Bác di chúc lại.
Bác Hồ luôn luôn là một nhà quốc tế chủ nghĩa:
Trong suốt cuộc đời tận tụy hy sinh cho Đệ Tam Thế Giới của chủ nghĩa Cộng Sản, Bác Hồ luôn luôn đặt quyền lợi của nghĩa vụ quốc tế lên trên cái thiển cận hẹp hòi của quốc gia. Bác Hồ đã tích cực hoạt động cùng Cộng Sản Pháp để bành trướng cơ sở nơi đây, nhận huấn luyện ở Liên Xô để trở thành một cán bộ xuất sắc của Đệ Tam Quốc Tế, có mặt trong mọi chiến dịch diệt tư sản và phong kiến của Trung Quốc. Nhờ những công lao đóng góp không ngưng nghỉ này, một khi Cộng Sản Việt Nam phất cờ đứng dậy, các anh em Cộng Sản quốc tế đã sẵn sàng hỗ trợ đắc lực cho chiến thắng của chúng ta. Dù chúng ta đã hy sinh nhiều triệu người để dẹp tan bọn quốc gia miền Nam và quan thầy Pháp và Mỹ, không có Đệ Tam Quốc Tế, chúng ta đã không có ngày nay. Bác Hồ đã nhìn xa trông rộng, ngay khi còn là một thanh niên, để hiểu về yếu tố tất thắng tự nhiên của chủ nghĩa Cộng Sản theo đúng sách lược của Mác Lê. Để chủ nghĩa quốc gia bén rễ ở xứ sở này là đi ngược lại lời căn dặn của Bác Hồ. Ngay cả đồng chí Lê Duẩn cũng hiểu rõ nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc khi tuyên bố vào năm 1976 là “chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc và chúng ta đã thành công trong việc cắm lá cờ quốc tế Mác Lê trên toàn cõi Việt Nam.”
Người Cộng Sản chân chính phải là một người của quốc tế:
Bản Tuyên Ngôn Của Cộng Sản do Mác viết vào 161 năm về trước (24.2.1848) nói rõ về mục tiêu tối hậu của mọi người cộng sản là xây dựng một xã hội vô sản chuyên chính, xóa bỏ mọi giai cấp bất công, mọi tài sản gây giàu nghèo. Tất cả đồng chí không phân biệt quốc gia chủng tộc cùng đoàn kết, dùng bạo lực để tận diệt bọn phát xít tư bản và trưởng giả.
Năm 1919, Komintern Đệ Tam Quốc Tế được thành lập để thống nhất đội binh vô sản quốc tế dưới sự chỉ huy của một bộ tư lệnh toàn quyền về cơ chế, mục tiêu và đường lối. Theo điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Komintern, một tổ chức quốc tế, không chấp nhận những khác biệt quốc gia. Đồng chí Lê Nin nói rõ rằng nhiệm vụ duy nhất của người cộng sản là thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Xô Viết quốc tế, và từ bỏ mọi tư tưởng cải lương, tinh thần quốc gia, cũng như chấp nhận bạo động và độc tài vô sản. Đồng chí Lê Nin còn đòi hỏi người cộng sản phải tuyệt đối tôn trọng kỷ luật vì vi phạm kỷ luật là phản bội giới công nhân vô sản.
Bác Hồ và toàn thể cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác quyết không biết bao lần về sự trung thành tuyệt đối với đường lối và mục tiêu của Đệ Tam Quốc Tế. Chủ thuyết “Tam Vô” là nền tảng căn bản của mọi suy nghĩ của người Cộng Sản chân chính: vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo.
Nguồn cội của dân tộc Việt là Trung Quốc:
Không hiểu rõ con người cộng sản, bọn quốc gia trưởng giả đã đem lá bài chống Trung Quốc mong làm sai lạc tầm nhìn của dân tộc. Họ quên rằng nguồn gốc của dân Việt khởi thủy ở sông Dương Tử của Trung Quốc. Xét cho kỹ, chúng ta thực sự là người Hán và tổ tiên chúng ta còn Trung Quốc hơn cả những sắc dân thiểu số của Trung Quốc như người Tây Tạng, người Tân Cương, người Hồi, người Mông. Như Bác Hồ đã tuyên bố, ta và Trung Quốc như môi và răng, sông liền sông, núi liền núi, hai mà một; chúng ta là một gia đình, một đảng bộ, một chí hướng, một con đường.
Bọn quốc gia trưởng giả đem chuyện Trường Sa, Tây Sa ra để gây chia rẽ. Bọn chúng quên rằng hơn 3 ngàn năm lịch sử, Việt Nam là một phần của Trung Quốc, không chia rời. Lá rụng về cội: một ngày nào đó không xa, anh em Việt Nam và Trung Quốc sẽ lại trùng phùng và gia đình lại sum họp vui vẻ bên nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau hãnh diện là người Trung Quốc, chia xẻ nền văn hóa Trung Quốc và sát cánh tranh đấu cho chế độ vô sản chuyên chính. Tương lai của Việt Nam là tương lai của Trung Quốc, hay ngược lại.
Bác Hồ biết rất rõ ơn nghĩa của anh em Trung Quốc:
Trong hành trình đấu tranh cho Đệ Tam Quốc Tế, không lúc nào là Bác Hồ không yêu thương Trung Quốc. Bác học tiếng Quan Thoại thật thuần thục để viết những bài thơ đầu tiên trong tù tặng anh em Trung Quốc. Bác nói rằng người anh hùng thần tượng của Bác là Bác Mao. Trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Bác cư xử rất khiêm tốn lễ độ với các cố vấn Trung Quốc, và nhờ thế, Trung Quốc đã giúp chúng ta thật nhiều, từ vũ khí binh lính, đến sách lược chiến trường. Tình yêu của Bác dành cho Trung Quốc là yếu tố quyết định trong chiến thắng vĩ đại. Không có sự chỉ huy tài tình của tướng Vệ Quốc Chinh thì làm sao chúng ta có được Điện Biên Phủ trong sử sách.
Tấm gương khiêm tốn lễ độ và yêu thương của Bác Hồ với các đồng chí Trung Quốc phải được truyền rộng khắp đất nước ta để toàn dân học tập và tuân thủ. Tấm gương này sẽ xóa tan mọi hiềm khích giữa hai bên để Việt Nam chóng trở về với Trung Quốc và thực sự thành một chi bộ tốt của Đệ Tam Quốc Tế, bên cạnh người anh cả Trung Quốc. Nhà thơ Chế Lan Viên đã tỏ rõ chân lý của trí tuệ sáng ngời khi ông giáng bút:
“Bác Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”.
Trung Quốc sẽ là một siêu cường trong 10 năm nữa:
Nhờ cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại, siêu cường tư bản Mỹ đã suy thoái trầm trọng, đúng như lời tiên đoán của Mác Lê. Lãnh đạo đế chế Cộng Sản mới là người anh em đồng chí Trung Quốc của ta. Nhiều nhà kinh tế đã gọi thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Ngay cả Liên Xô, sau khi bị tư bản xâm chiếm, đã bắt đầu chính sách mới, trở lại với Đệ Tam Quốc Tế. Ngọn cờ đỏ của Cộng Sản sẽ tràn ngập mọi ngả đường của thế giới. Gia nhập đế chế mới của Trung Quốc là một hành động thức thời không khác gì ngày Bác Hồ qua Liên Xô năm 1920 để trở thành một cán bộ tài ba của Đệ Tam Quốc Tế.
Không những về chính trị, Trung Quốc còn có thể đem lại cho Việt Nam những no ấm về kinh tế, như đã giúp đỡ người Tây Tạng nâng cao mức sống từ năm 1952 sau khi Tây Tạng gia nhập cộng đồng Trung Quốc. Vì nghĩa vụ quốc tế, trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đầu tư tiền và người vào biết bao dự án lớn nhỏ của Việt Nam. Mới nhất là dự án bô xít ở Tây Nguyên, nơi Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 15 tỷ đô la Mỹ và cung cấp toàn bộ khoa học công nghệ và chuyên gia cho dự án.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam, văn hóa Khổng Mạnh là cột trụ của xã hội, từ triều đình đến thôn xóm. Văn hóa Việt Nam thực sự không hiện hữu, mà là một cóp nhặt hoàn toàn từ Trung Quốc. Ngay cả hiện tại, dù nằm dưới ách đô hộ của Pháp Mỹ cả trăm năm qua, người Việt cũng đã biết về nguồn và mọi chương trình văn hóa nghệ thuật phổ thông đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Những tập tục cư xử của người Việt trong xã hội hiện tại cũng rập khuôn Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam thực sự là Trung Quốc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Bọn quốc gia cực đoan, theo Mỹ học làm trưởng giả kiểu kinh tế thị trường, không thể biến cải định lý này. Người Cộng Sản phải vạch mặt chỉ tên những lũ phản động này. Theo gương Bác Hồ vĩ đại, người Việt phải đứng trong hàng ngũ của đế chế mới do Trung Quốc lãnh đạo. Chúng ta sẽ hãnh diện về nguồn, làm một phần không thể tách rời của văn minh Trung Quốc.
Nguyễn Tất Trung


  • Tam Vo viết:
    Đọc bài viết này của tác giả Nguyễn Tất Trung, tôi cũng như tất cả người dân Việt Nam quá phẫn nộ vì một tư tưởng phản quốc đến thế! Ông Nguyễn Tất Trung là người Việt Nam, từng này tuổi mà lại có những suy nghĩ cực kỳ u tối, mù quáng đến phản quốc như vậy. Tôi từ trạng thái phẫn nộ, bực tức rồi chuyển sang buồn cười cho cái bài viết của ông Nguyễn Tất Trung này. Nào là ông ta nhân danh Bác Hồ, nhân danh ĐCSVN, ĐCS TQ rồi tinh thần quốc tế Cộng sản ra để đánh đồng Việt Nam với Trung Quốc là một! Thật điên cuồng! Thật đúng là trò cười. Người Việt Nam chắc chắn khởi thuỷ từ chính đất Việt Nam mà ra, thế mà ông Tất Trung lại ép tổ tiên dân tộc Việt Nam là người Hán – buồn cười quá đi mất. Tuy rằng truyền thuyết về ông thuỷ tổ Kinh Dương Vương đến Lạc Long Quân, sử sách ghi như thế, nhưng truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết hư tạo mà nên cả. Người Việt vốn khởi thuỷ từ chính đất nước Việt Nam và Việt Nam là quốc gia của người Việt Nam độc lập, sao lại có thể đánh đồng với Trung Quốc cơ chứ?! Tình hình thế giới ngày nay có nhiều biến đổi. Cái gọi là phong trào cách mạng vô sản và quốc tế thứ 3 đã lùi vào quá vãng. Sự thực thì chủ nghĩa tư bản luôn tồn tại vĩnh viễn và đó mới là chế độ vững chắc nhất, dân chủ nhất. Ngay cả Trung Quốc, dù là một nước đi con đường Chủ nghĩa xã hội, nhưng ngày nay đã trở thành một cường quốc vào hàng mạnh nhất châu Á, Trung Quốc cũng đang không giấu tham vọng trở thành một siêu cường số 1 thế giới, một đế quốc tham lam chẳng kém gì các nước tư bản phát triển. Trung Quốc luôn nằm mơ rằng vào một ngày, cả thế giới sẽ nói tiếng Trung, đâu đâu cũng gặp người Hoa, rằng Trung Quốc sẽ Trung Quốc hoá tất cả các nước trên thế giới, rằng người Hoa sẽ đồng hoá tất cả các dân tộc trên thế giới ( ngoại trừ người da đen châu Phi, ha ha!). Thật đúng là thâm như Tàu vậy. Tôi nghĩ nếu ông Nguyễn Tất Trung nếu là người thuần Việt, nếu ông còn thành kính với Bác Hồ thì ông cứ lẳng lặng mà học tập đạo đức Bác Hồ, chứ ông đừng có đưa hình tượng Bác Hồ ra mà chứng minh này nọ Việt Nam với Trung Quốc là một. Còn ông Tất Trung là người Hoa thì ông hãy về cội nguồn nước Trung Hoa quê hương ông mà sống. Người Việt Nam và những người sống ở Việt Nam chẳng có ai nghĩ như ông đâu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

9 bài thơ trong và buốt của Lê Vĩnh Tài:

1.
 
các anh
màu xanh
đã nhập vào hoang vắng
 
 
2.
 
như đám khói
không phải màu xanh
mây của các loài chim
không bao giờ bay
hay
mất
 
 
3.
 
mặt trăng tái, hoa hồng vàng, bầu trời tim tím
hoàng hôn vệt son
như giọt máu
màu đỏ sương mù
 
chỉ các anh
nằm ngổn ngang trên đất
màu xanh
 
 
4.
 
một cái cây cô đơn
đứng im trong bóng tối
nó rùng mình vẫy tất cả lá
màu xanh
trong gió
 
nó sợ
các ngôi sao, như các anh
vẫn còn đang trôi, ôi, màu xanh
bay, lạnh, heo may run rẩy
 
 
5.
 
tháng hai năm ấy
con gà con heo con trâu con bò
cũng bỏ
chạy
 
 
6.
 
hoa mà gió đã lung lay
xanh thêm lần nữa
trong mưa
 
vì vậy, con tim anh
đầy nước mắt
màu xanh
không phải bị lừa
các anh
đổ máu
màu đỏ
cho Mẹ
 
và những kẻ
bây giờ các anh biết, chúng nhận là con
của Mẹ
để làm thơ
và để giả vờ
xanh...
 
 
7.
 
các anh
bài thơ
một đống thịt mềm
một mái tóc
chưa kịp chải
 
dưới xương sườn các anh
máu chảy
khi hết bốn lít
các anh bắt đầu thấy lạnh
 
các anh đã pha trộn thân mình với cuộc chiến
như mỗi sớm người ta pha thêm đường vào ly
cà-phê nóng
 
các anh đã pha trộn thân mình trong cuộc chiến
như người ta trộn rau trong bữa ăn tối
nhiều khi hơi vội, nên đã liếm
thêm que kem, thời tiết khá nóng
khi hết đạn, các anh vẫn còn một con dao găm
đào bới hy vọng
làm ngọn lửa
sưởi ấm
che chắn
cho mọi người
 
phe nào bắn thì dân đều chết
không có chiến tranh không có chiến tranh
 
phe nào đốt thì dân đều cháy
không chiến tranh không có chiến tranh
 
phe nào xạo thì dân đều hết gạo
không có chiến tranh không chiến tranh
cuối cùng chỉ thành
nước mắt
 
không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh không có chiến tranh
 
 
8.
 
mặt trăng
trong đêm như vết nứt
nhấp nháy
 
một bàn tay
bịt miệng
sự im lặng
của bàn phím
những con chữ mù mờ đom đóm
bóng tối, những người biểu tình quanh xóm nghèo
đốt lửa
 
chỉ còn chút ánh sáng từ màn hình
mà người ta không dám soi lên
các sư đoàn đã từng diễu hành
dưới cờ, giữa trưa tháng hai
nắng chiếu lên máu
màu rực rỡ
 
nụ cười của họ
sự im lặng của bạn
hoá ra
vinh quang
đời đời vinh quang
đã thành quên lãng?
 
hơi thở của họ như nụ hôn
trên làn da bạn
làm thế nào bạn cứ sợ
bạn cứ làm mờ
bằng cách tắt dần ánh sáng
 
bây giờ, con dấu màu đỏ
không phải máu
trên những văn bản cấm cả cơn đau
bạn muốn nghiến nát những con chữ
mà bạn sợ chúng sẽ lảm nhảm
quăng bạn ra xa
 
nhưng, cha mẹ ôi
bạn an ủi rằng
bạn đã gõ bàn phím
chỉ tại màn hình
không dám
hiện ra
 
khi ánh sáng mờ dần
trên các đường mòn qua khe núi
một thời khe máu
bạn chờ
đom đóm toả sáng để tưởng nhớ
giấc ngủ
của họ
 
và bạn đi bộ
trở về với bóng đêm
bạn nói thêm
là mình
cũng không thể ngủ
xanh mù
như đom
đóm
 
 
9.
 
bạn trở về với những đêm không ngủ
mắc kẹt ở ô cửa sổ
sau tấm rèm cửa
bụi giữa các nếp gấp
 
và con gái của bạn cũng không còn nhớ số
điện thoại của bạn
khi bạn nghe
gió bên ngoài cửa sổ
 
những cây nến chưa thắp đã ố vàng
một bài hát trong máy tính chưa mở
của nhớ
và quên
 
tấm ảnh cũ và gần
như kỷ niệm, bóng
đen như ly cà-phê
không có ai mang thai nơi khung cửa
ngôn ngữ của mưa
vẫn vang vào phòng
từ mùa xuân năm ngoái
 
bụng bạn phồng to vì sợ quả bóng sắp vỡ
bạn biết tốc độ
nó như một viên đạn
 
không ai có thể ngờ
và tin
viên đạn
như giàn khoan
nó tự dưng
bay
rồi chui vào
bụng bạn
một cách lãng mạn
dã man...
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người dân TQ bị chính quyền che dấu, bưng bít thông tin, có những phản ứng sai trái:

(Kênh 13) – Một số comment của dân mạng Trung Quốc trên trang tin Sohu được chúng tôi trích dẫn những comment được “dân mạng Trung Quốc ủng hộ nhất” cho bạn đọc hiểu rõ về tình hình phản ứng của người dân Trung Quốc

TQ_ban_tau_Viet_Nam
Ngọc Trinh “nổi đóa” khi bị “ném đá” vì mặc bikini có in hình cờ Trung Quốc


Đây là một số comment của cư dân mạng Trung Quốc cho bài “Việt Trung bắn vòi rồng ở vùng biển tranh chấp” trên trang tin Sohu:
1. Việt Nam Philippines nhãi nhép mà dám không coi mình ra gì. (+637)
2. Vì nước quên mình đời sau ghi công! Bán rẻ đất nước đời sau phỉ nhổ! (+282)
3. Việt Nam vong ơn bội nghĩa không cần nhiều lời! Đánh! (+236)
4. Chủ trương “tạm dừng tranh chấp, cùng khai thác chung” thực chất là vứt bỏ chủ quyền của mình. (+159)
5. Không phải Việt Nam quá mạnh mà là nước mình quá hèn, hèn thì ăn đòn, đây chính là chân lý chứ còn gì nữa? (+103)
6. Các bố lãnh đạo còn định lèm bèm lừa dối dân đến bao giờ? (+53)
7. Chúng ta phải xem lại cách giải quyết vấn đề Nam Hải, bây giờ chả những nó ăn cướp đảo của mình, mình dựng giàn khoan ở nhà mình nó lại còn đến đuổi. Một mặt nhường nhịn vỗ về thằng láng giềng ác ôn, một mặt phải tranh thủ tăng cường quân lực và trang bị quân sự trong tư thế trực chiến. (+18)
1966730_1492592010955634_8221361264677300901_n
8. Lúc cần xuống tay thì xuống tay liền đi, nói lắm làm gì. (+15)
9. Hải quân Việt Nam dâng hết lên kia kìa! Hải quân nhà mình đâu??? (+13)
10. Tranh chấp lãnh hải cái vẹo!!! Rõ ràng là biển của mình! (+10)
11. Sao không phái thành quản đến Nam Hải đi! Thành quản của mình giỏi đánh giỏi giết thế cơ mà, khỉ Việt dựng giàn khoan khai thác dầu ở Nam Sa thì được, sao mình lại không được?! Trung Hoa nước bự người đông chả lẽ lại để khỉ Việt coi thường? Giờ mình phái 1 vạn tàu giả dạng thành quản đến hù chết khỉ Việt đê! (+4) (Bạn này đang châm biếm. Lực lượng thành quản (chengguan 城管) thành lập năm 1997, thành phần là côn đồ nghèo thất học đội lốt dân vệ chuyên theo dõi đánh đập bắt bớ dân chúng phạm luật dù nhỏ nhất và trấn áp những người biểu tình chống chính phủ. Chúng ăn lương nhà nước nhưng không có sắc phục, không bị pháp luật ràng buộc, nếu gây ra tai nạn hay án mạng thì chính quyền liền phủi tay, ngang nhiên đổ tội lên đám “quần chúng tự phát” này)
12. Một lũ lừa bại não, chỉ biết lên mạng chém gió chửi bới chứ làm được gì? (+6)
—> Reply: Một thằng ngay cả ý thức bảo vệ tổ quốc cũng đếch có, còn ra vẻ thiên dạ dốt mình tao khôn, người như mày thì sống nghĩa lý gì? (+20)
13. Trung Việt sông núi liền nhau, nếu đàm phán được thì đàm phán, giải quyết vấn đề trong hòa bình, suốt ngày lăm le trả thù người bên cạnh thì ta cũng không yên ổn. (+7)
—> Reply: Có lý. (+1)
—> Reply: Thằng hèn! (+6)
—> Reply: Chủ nghĩa cầu hòa ba phải cút qua bên kia! (+29)
—> Reply: Hòa hảo vô ích, đã đến lúc cho nó sợ luôn, thế mới giải quyết được vấn đề. (+10)
14. Ngừng tranh chấp bây giờ là đánh đố thế hệ sau, ngừng tranh chấp cái con khỉ, phải tận lực mà đánh thằng Nhật trước, đã đánh là đánh nó 100 năm không dậy nổi, rồi thu phục Philippines, bắt nó ngoan ngoãn đến già, sau đó thâu Việt Nam. (+3)
15. Chưa đánh nhau với Nhật đã đánh nhau với Việt Nam trước hả? Việt Nam điên cuồng quá, dám tự xưng là cường quốc quân sự số một thế giới. Phải cho thằng em biết lợi hại của anh đây! (+2)
16. Tại sao nước mình cứ thích đu vào hình tượng nạn nhân thế nhỉ? Diễn cho ai xem? Với Nhật thì phát ngôn viên mình tuyên bố họ ngang ngược xâm chiếm lãnh thổ ta thế này thế nọ, với Philippines thì họ bắt giữ ngư dân chiếm đảo san hô ta thế lọ thế chai, cứ giả vờ làm thằng yếu như vậy thật à? Giả vờ giỏi quá hay là thực chất chúng ta khoái làm thằng yếu? (+2)

Giới cầm quyền diều hâu Trung Quốc đã đánh lừa chính những người dân nước họ theo kịch bản của những năm 1979. Sự thật, ngay cả nhiều người dân Trung Quốc cũng không đồng tình với hành động của giới cầm quyền. Chúng ta cần cho nhân dân Trung Quốc thấy được chính quyền Trung Quốc đã vì những tham vọng chính trị, lợi ích nhóm mà đẩy người dân vào cuộc xâm lược phi nghĩa!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Im lặng lúc này là có tội với đất nước !

Không thể vì tình hữu nghị mà im lặng
Nguyễn Duy Xuân - Không thể vì tình hữu nghị mà im lặng ! Lời khẳng định ấy của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước trước những hành động xâm phạm trắng trợn của phía Trung Quốc. Im lặng lúc này là có tội với đất nước !

Căng thẳng biển Đông tiếp tục leo lang bởi hành động của Trung Quốc ngày càng hung hăng, bất chấp đạo lí và luật pháp quốc tế. Trung Quốc không chỉ cản trở, đe dọa tàu chấp pháp của Việt Nam mà nguy hiểm hơn, họ còn cho tàu ngăn cản, đập phá tàu cá ngư dân Việt Nam.

Đỉnh điểm của hành động ngang ngược đó là việc tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng lúc 16g ngày 26-5, ở vị trí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Khi cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức trục vớt tàu ĐNA – các tàu của Trung Quốc lại có hành động ngăn chặn, cản trở các tàu của Việt Nam cứu hộ tàu chìm.

Hành động hung hăng, mất nhân tính ấy của phía TQ thực chất là hành động khủng bố, đúng như ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định. Nó được tính toán, sắp đặt kĩ, nhằm mục đích phá hoại sản xuất, đe dọa tính mạng người, gây hoang mang khiếp sợ cho ngư dân để xâm chiếm ngư trường của Việt Nam một cách bất hợp pháp.

Suy rộng ra, việc TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam và huy động một số lượng lớn tàu hộ vệ, tàu chiến, máy bay cản trở uy hiếp, đe dọa bằng vũ lực các tàu chấp pháp của Việt Nam trong thời gian qua ngoài sự xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam thì đó còn là hành động khủng bố.

Đã qua rồi cái thời chúng ta hoặc là im lặng hoặc phải lựa lời mềm mỏng, nhún nhường chỉ vì tình hữu nghị “viễn vông”.

Phải lên tiếng một cách mạnh mẽ và kiên quyết để dư luận thế giới hiểu rõ tính chất phi nghĩa trong hành động vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của nhà cầm quyền TQ cũng như tham vọng bành trướng của họ ở biển Đông.

Không thể vì tình hữu nghị mà im lặng ! Lời khẳng định ấy của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp Chính phủ ngày 29/5 đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước trước những hành động xâm phạm trắng trợn của phía Trung Quốc.

Im lặng lúc này là có tội với đất nước !

Nguyễn Duy Xuân
(Văn Hóa Nghệ An)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hạm đội mạnh nhất Trung Quốc đã bị hải quân Nhật Bản hủy diệt trong trận Hoàng Hải.


(Kênh 13) –Ở kỳ trước, chúng ta biết rằng đế quốc Nhật Bản cuối thế kỷ 19 đang vươn lên mạnh mẽ và khát khao xâm chiếm thuộc địa. Để thực hiện mộng xâm lược của mình, Nhật Bản phải đối mặt với hạm đội được cho là mạnh nhất châu Á thời bấy giờ của Trung Quốc. Thế nhưng, hạm đội đó đã bị mục ruỗng từ bên trong, và nó đã bị hủy diệt trong một trận hải chiến diễn ra trên biển Hoàng Hải.
Ngày 17/9/1894, trận hải chiến giữa 2 hạm đội hùng hậu của nhà Thanh và Nhật Bản diễn ra trên biển Hoàng Hải. Trận hải chiến này còn được gọi là trận sông Áp Lục vì nó xảy ra ở gần cửa sông Áp Lục đổ ra biển Hoàng Hải, nơi giáp ranh giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
Trong trận chiến này, hầu hết các tàu chiến chủ lực của cả hai hạm đội đều được tung vào trận, và Hạm đội Nhật Bản mới được tái thiết của Đô đốc Sukeyuki Ito đã chặn đứng được cuộc đổ bộ của lục quân Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của Hạm đội Bắc Dương dưới sự chỉ huy của Đô đốc Đinh Nhữ Xương.
Quan đại thần Lý Hồng Chương và Đô đốc Đinh Nhữ Xương, hai "trụ cột" của Hạm đội Bắc Dương
Quan đại thần Lý Hồng Chương và Đô đốc Đinh Nhữ Xương, hai “trụ cột” của Hạm đội Bắc Dương
Trước khi trận chiến xảy ra, Hạm đội Bắc Dương đã có những nỗ lực cuối cùng để sửa chữa lại các chiến hạm, đảm bảo khả năng chiến đấu cao nhất. Đô đốc Đinh Nhữ Xương nhận được sự cố vấn của một số sĩ quan hải quân nước ngoài giàu kinh nghiệm, chẳng hạn như viên đại tá người Đức von Hanneken hoặc một số sỹ quan người Anh đang là giảng viên tại Học viện Hải quân Uy Hải Vệ.
Trong khi đó, người Nhật rất tự tin vào khả năng của mình, nên không sử dụng cố vấn nước ngoài.
Phía Trung Quốc, Đô đốc Đinh Nhữ Xương chia hạm đội theo thế trận “nhạn bay hai cánh” với 2 hải đội chia thành hai cánh cung sẵn sàng nghênh địch. Trong thế trận này, hải đội thứ nhất tập trung chủ yếu những tàu xương sống của Hạm đội Bắc Dương gồm 2 thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn nằm ở trung tâm đội hình chiến đấu.
Bảo vệ cho các thiết giáp hạm này là các tuần dương hạm Dương Uy, Siêu Dũng, Bình Viễn, Tĩnh Viễn, Lai Viễn, Chí Viễn được trang bị nhiều loại pháo có cỡ nòng khác nhau. Đây là một lực lượng rất mạnh gồm tổng cộng có 14 tàu chiến, trong đó có hai tàu phóng lôi cỡ nhỏ.
Tranh vẽ trận Hoàng Hải 1894.
Tranh vẽ trận Hoàng Hải 1894.
Về phía Nhật Bản, Đô đốc Sukeyuki Ito cho hạm đội triển khai theo đội hình hai hàng dọc, trong đó tàu tuần dương Matsushima đóng vai trò là kỳ hạm ở trung tâm của đội hình.
Đi theo bảo vệ cho kỳ hạm Matsushima là 2 chiến hạm cỡ nhỏ Sei-kyo do thuyền trưởng người Anh John Wilson chỉ huy và pháo hạm Akagi. Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Kabayama Sukenori có mặt trên chiếc Sei-kyo. Lực lượng này tiến lên ở cánh trái đội hình.
Lực lượng chính của Hạm đội Nhật Bản bao gồm các tuần dương hạm Chiyoda, Hashidate, Itsukushima, Fuso, còn chiếc Hiei được trang bị 9 khẩu pháo 152mm lùi xuống ở trung tâm đội hình.
Dẫn đầu đội hình tiến công của Nhật Bản ở cánh phải là một hải đội xung kích có tốc độ cao, bao gồm các tuần dương hạm Yoshino, Akitsushima, Takachiho và Naniwa. Đây là những tàu có hỏa lực mạnh và sức cơ động cao, là lực lượng then chốt quyết định trận đánh. Đội hình Hạm đội Nhật Bản như một chữ U lớn, hướng về phía Hạm đội Bắc Dương.
Bước vào trận đánh, Đô đốc Sukeyuki Ito biết rằng nếu đấu tay đôi với các thiết giáp hạm hiện đại có hỏa lực mạnh của hải quân nhà Thanh, quân Nhật sẽ gánh chịu thất bại nặng nề. Thế nên ông quyết định chọn cách sử dụng lực lượng xung kích với ưu thế về tốc độ cao để đánh vỗ mặt các tàu chiến cỡ nhỏ của Hạm đội Bắc Dương, sau đó áp sát phát huy tối đa sức mạnh hỏa lực để giải quyết trận đánh.
Vì hạm đội Nhật tiến theo đội hình hai hàng dọc nên các khẩu pháo 305mm có tầm bắn xa 7,8km của thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn gần như không thể bắn trúng tàu chiến Nhật Bản vì vướng những tàu nhỏ hơn ở phía trước.
Trong khi đó, từ cánh phải, hải đội xung kích của Nhật Bản đã bắt đầu khai hỏa, bắn các tàu chiến nhỏ hơn của đối phương. Trong khi hải đội xung kích lợi dụng ưu thế về tốc độ liên tục di chuyển để đánh vào bên sườn của Hạm đội Bắc Dương, hải đội chính của quân Nhật bất ngờ tiến vào đánh vỗ mặt, buộc quân Thanh phải chật vật chống đỡ trên cả hai phía. Loạt đạn đầu tiên của hải quân Nhật bắn vào kỳ hạm Định Viễn đã khiến Đô đốc Đinh Nhữ Xương bị thương.
Tàu chiến Nhật Bản tiến đến đánh vỗ mặt Hạm đội Bắc Dương
Tàu chiến Nhật Bản tiến đến đánh vỗ mặt Hạm đội Bắc Dương
Sau khi đã áp sát ở cự li đủ để phát huy tối đa hỏa lực hạm tàu, tàu chiến Nhật Bản liên tục di chuyển theo vòng tròn, quây Hạm đội Bắc Dương vào giữa để tiêu diệt. Hạm đội Bắc Dương đã rơi vào cái bẫy của người Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo đánh giá sau này thì chiếc bẫy này không hẳn là không có cách phá vỡ. Nếu như Hạm đội Bắc Dương có chiến thuật đúng đắn để triển khai đội hình, đưa các thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn lên tuyến đầu để khai hỏa trực tiếp vào hải đội xung kích của Nhật Bản, sử dụng ưu thế tầm bắn để ra đòn phủ đầu thì họ đã có thể giành được ưu thế, không đánh mất hoàn toàn quyền chủ động vào tay người Nhật Bản.
Nhưng không rõ vì lí do gì mà những mệnh lệnh này đã không được đưa ra, dù cho các sĩ quan nước ngoài cố vấn cho Hạm đội Bắc Dương có mặt trong trận chiến cũng đã sớm nhận ra điều này. Có một số ý kiến cho rằng thuyền trưởng tàu Định Viễn đã hèn nhát, chống lại thượng lệnh của Đô đốc Đinh Nhữ Xương.
Ngoài ra, nguyên nhân thất bại của Hạm đội Bắc Dương chủ yếu nằm ở trang bị quá tồi tệ do nạn tham nhũng hoành hành. Nhiều chiến hạm của Nhật đã bị trúng đạn pháo, thậm chí bị bắn trúng nhiều hơn tàu Trung Quốc. Nhưng những viên đạn pháo nhồi xi măng, mạt cưa thay cho thuốc súng hầu như chẳng gây thiệt hại gì cho quân Nhật.
Tranh vẽ kỳ hạm Matsushima tấn công tàu chiến Hạm đội Bắc Dương.
Tranh vẽ kỳ hạm Matsushima tấn công tàu chiến Hạm đội Bắc Dương.
Theo các tài liệu lịch sử, tuần dương hạm Bình Viễn đã bắn nhiều phát trúng vào tàu Matsushima của Nhật Bản, nhưng hầu như các quả đạn đã bị “rút ruột” nên không gây thiệt hại. Những khẩu pháo 305mm và 208mm bất lực trước hạm đội Nhật Bản, khiến các tàu Nhật thoải mái cơ động, chờ cho các tàu Trung Quốc bắn hết đạn để tiến vào áp sát ở cự li 2.700m, khai hỏa đáp trả.
Mục tiêu đầu tiên là 2 tuần dương hạm loại nhỏ Dương Uy và Siêu Dũng của Hạm đội Bắc Dương. Cả hai chiếc đều bốc cháy dữ dội ngay sau loạt đạn đầu. Các tàu Nhật Bản cơ động liên tục, bắn gãy cột cờ tín hiệu của kỳ hạm Định Viễn, khiến Hạm đội Bắc Dương mất khả năng chỉ huy thống nhất. Để đối phó lại, hạm đội Trung Quốc cũng chia thành ba cặp đôi tàu, để chiến đấu độc lập, chi viện cho nhau.
Trận chiến kéo dài suốt cả ngày, và kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật Bản. Hạm đội Bắc Dương bị bắn chìm 5 tàu, bị thương 3 tàu, 850 thủy thủ thiệt mạng, 500 người bị thương. Trong khi đó, Hạm đội Nhật Bản chỉ bị hỏng 4 tàu, 190 thủy thủ thiệt mạng, 200 người bị thương.
Trận Hải chiến Hoàng Hải đã mở đường cho sự vươn lên của Hạm đội Nhật Bản, sánh vai cùng hải quân các cường quốc châu Âu cũng như khẳng định vị trí siêu cường của Nhật Bản trên trường quốc tế.
Về phần Hạm đội Bắc Dương, sau trận Hoàng Hải, lực lượng này còn đọ sức với Nhật Bản một lần nữa trong trận Uy Hải Vệ tháng 2/1895 và một lần nữa bị diệt gọn. Đội tàu phóng lôi của Nhật Bản đã đánh chìm kỳ hạm Định Viễn cùng 3 tàu lớn khác của Hạm đội Bắc Dương, 13 tàu phóng lôi còn sống sót cố chạy đến Yên Đài thì 6 chiếc bị tiêu diệt và 7 chiếc bị bắt giữ. Ngày 12/2/1895, Đô đốc Đinh Nhữ Xương và các tàu còn lại thuộc Hạm đội Bắc Dương đã đầu hàng quân Nhật vô điều kiện.
Đô đốc Đinh Nhữ Xương đầu hàng Đô đốc Nhật Bản Sukeyuki Ito sau trận Uy Hải Vệ
Đô đốc Đinh Nhữ Xương đầu hàng Đô đốc Nhật Bản Sukeyuki Ito sau trận Uy Hải Vệ
Sau này, tờ Quân Giải phóng của quân đội Trung Quốc bình luận về trận hải chiến Hoàng Hải đã kêu gọi chỉ huy các đơn vị cần rút ra bài học từ chiến thắng năm 1894 của Nhật Bản trước nhà Thanh, một bài bình luận được coi là ám chỉ nạn tham nhũng lan tràn trong giới tướng lĩnh quân đội hiện nay.
Phân tích nguyên nhân thất bại của trận hải chiến này, Quân Giải phóng nhận định: “Hải quân Trung Quốc được trang bị các tàu chiến tiên tiến cùng vũ khí đã được sử dụng bởi các lực lượng hàng hải Minh Trị Nhật Bản, nhưng các thủy thủ và sĩ quan Trung Quốc đã chỉ biết chế giễu sỹ quan hướng dẫn người nước ngoài được trả lương cao, một sự tương phản nổi bật với thái độ học tập nghiêm túc và khiêm tốn của hải quân Nhật Bản.”
Các nhà phân tích cho nhận định bài bình luận trên của Quân Giải phóng nhằm ám chỉ tới một thực tế rằng quân đội Trung Quốc thời nhà Thanh phải đối mặt với nhiều thách thức tương tự quân đội Trung Quốc bây giờ, đó là nạn gia đình trị, bè phái và tham nhũng.

Ông Nghê Lạc Hùng, một nhà phân tích quân sự từ đại học Khoa học chính trị – luật Thượng Hải phân tích: “Vấn nạn tham nhũng hiện nay trong quân đội Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn hạm đội Bắc Dương thời nhà Thanh. Nếu hiện tượng mua bán quân hàm còn tiếp diễn, quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ bị Nhật Bản đánh bại một lần nữa nếu có xung đột quân sự giữa 2 nước”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang