Tại Đối thoại Shangri-La năm nay, được tổ chức bởi Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là diễn giả chính. Có lẽ không quá ngạc nhiên, hội nghị thượng đỉnh năm nay sẽ có các cuộc thảo luận về quản lý xung đột, hợp tác quân sự, và có lẽ đáng chú ý nhất, là bàn về đóng góp của Hoa Kỳ đối với sự ổn định của khu vực.
Tất cả điều này diễn ra gần một tháng sau căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam khi Bắc Kinh lắp đặt một trong những giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Việt Nam. Một loạt các cuộc biểu tình và bạo loạn chống Trung Quốc đã dấy lên ở Việt Nam trong những ngày này, và gây ra cái chết của ít nhất hai công dân Trung Quốc và một cuộc di tản của hàng ngàn người khác, kể cả nhiều người lao động Đài Loan, buộc Hà Nội phải can thiệp để ngăn ngừa các cuộc biểu tình kế tiếp.
Sự cố này chỉ là một chương khác trong các tranh chấp lâu dài về hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông, một trong nhiều cuộc xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương.
Vào ngày 23 tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc áp đặt một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, trong đó bao gồm các quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Việc làm này ngay lập tức bị lên án bởi Nhật Bản và Hoa Kỳ, và Washington đã phái hai máy bay ném bom B-52 tới vùng trời trên các đảo tranh chấp, với lời giải thích là một phần của kế hoạch tập trận đã được dự liệu trước, nhưng chắc chắn là một sự đáp trả đối với hành động gây hấn của Trung Quốc.
Với Thủ tướng Nhậ Bản Abe, Đối thoại Shangri-La năm nay là một cơ hội để lôi kéo đại diện các quốc gia tham dự vào việc giải quyết những rủi ro do các tranh chấp như vậy. Thật vậy, người ta trông đợi Thủ tướng Abe sẽ sử dụng bài phát biểu của mình để thúc đẩy quan hệ đối tác của nước ông với Mỹ, để cùng tăng cường hợp tác an ninh khu vực.
Điều đó sẽ phụ thuộc vào việc Thủ tướng Abe có thể làm dịu nỗi sợ hãi và thuyết phục đối thủ của ông trong chính phủ và toàn châu Á-Thái Bình Dương để hiểu về viễn tượng của ông về một nước Nhật Bản năng động hơn. Trong một khu vực mà những ký ức dài, và nơi hành động và tội ác của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ Hai vẫn chưa được lãng quên, Thủ tướng Abe sẽ có nhiều công việc phía trước.
Để tiến tới việc này, mặc cho mối quan ngại của Nhật Bản về vai trò của quốc gia này trong bất kỳ liên minh quân sự, một liên minh giữa các quốc gia có thể thúc đẩy hàn gắn và hiểu biết. Đối với các quốc gia đó, thống nhất trong mong muốn của họ để bảo đảm an ninh và ổn định khu vực, phòng thủ tập thể chỉ có thể là những gì là cần thiết để duy trì sự ổn định.
Thành lập và được khởi động tại căn cứ không quân Ent, Colorado, ngày 12 tháng 9 năm 1957, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Vũ trụ Bắc Mỹ (ban đầu có tên là Phòng không Bắc Mỹ) hoặc NORAD, tích hợp các hoạt động phòng không của Hoa Kỳ và Canada vào một tổ chức liên quân chịu trách nhiệm bảo vệ và cảnh báo chống lại các mối đe dọa hàng không vũ trụ Bắc Mỹ. Mặc dù những lo ngại về cuộc xâm nhập của Liên Xô vào không phận Bắc Mỹ đã không còn kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, tổ chức của hai quốc gia này vẫn tồn tại để chống lại các mối đe dọa khủng bố tiềm năng.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, hoặc NATO, được thành lập sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô nhưng cũng để ngăn chặn những điều kiện dẫn đến chiến tranh thế giới đã tàn phá châu Âu. Người ta hy vọng rằng sự hiện diện của Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ ở Châu Âu, và sự hội nhập của Châu Âu sẽ ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc quân phiệt. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được ký kết vào ngày 04 tháng 4 năm 1949, và tiếp tục cho đến ngày nay.
Liên minh Châu Âu có nhiều sáng kiến quân sự cho lục địa này, ví dụ như Eurofor, Eurocorps, và Đội hiến binh quân châu Âu và nhiều sáng kiến khác. Mặc dù mỗi sáng kiến khác nhau về vai trò và thành phần quân sự từ các nước thành viên (sáng kiến của từ hai quốc gia cho các sáng kiến đa quốc gia ), tuy nhiên chúng đều phục vụ để bảo vệ EU.
Tuy nhiên, không phải tất cả các liên minh phòng thủ thành công. Có lẽ thích hợp nhất (và không may thay) cho các nước trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương là câu chuyện của SEATO .
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á được thành lập tương tự như NATO vào ngày 08 tháng chín 1957, với việc ký kết Hiệp ước Quốc phòng Tập thể Đông Nam Á, hay còn gọi là Hiệp ước Manila. Đó là một sự sáng tạo chủ yếu của Mỹ và thiếu cơ chế có trong NATO (đặc biệt là Điều 5, là tuyên bố một cuộc tấn công chống lại một thành viên hiệp ước cũng là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên hiệp ước), cũng như hỗ trợ tổ chức và cấu trúc lãnh đạo cần thiết. Do đó, SEATO hết hạn vào ngày 30 tháng 6 năm 1977.
Thất bại SEATO không nên ngăn cản nỗ lực hơn nữa việc thiết lập phòng thủ tập thể ở châu Á-Thái Bình Dương, nhất là khu vực Đông Nam Á. Bài học đã được rút ra , và nếu không có gì khác, ngày hôm nay, vẫn còn tồn tại một nhu cầu hiệp nhất khi đối mặt với thách thức chung.
Tầm quan trọng của phòng thủ tập thể không thể phủ nhận. Không chỉ là sức mạnh về số lượng, tăng cường hợp tác quân sự cho phép minh bạch hơn giữa các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ của họ, và làm giảm khả năng tính toán sai lầm mà có thể dẫn đến xung đột không cần thiết.
NORAD, NATO, và nhiều sáng kiến quân sự của Liên minh châu Âu được sinh ra từ một nhu cầu để giải quyết một mối đe dọa hay mối quan tâm cụ thể. Chúng không phải là hình mẫu mà từ đó bất kỳ tổ chức phòng thủ tập thể trong tương lai ở châu Á -Thái Bình Dương có thể vay mượn, nhưng có thể được sử dụng như nguồn cảm hứng cho những gì có thể xảy ra khi các nhà lãnh đạo quốc gia làm việc cùng nhau.
Khánh Vũ Đức là một luật sư và giáo sư luật bán thời gian tại Đại học Ottawa. Ông đóng góp thường xuyên bài viết cho Asia Sentinel. Duvien Trần là một nhà nghiên cứu đặc biệt tại Văn phòng Luật VDK tại Ottawa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang