Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

ĐẤT

Đất nó gắn với người Việt như da gắn với thịt, tóc gắn với đầu, ngựa gắn với... Cao Thùy Linh nuy. Vậy nên bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ ra suốt hành trình bao nhiêu năm qua.


Thôi thì không kể từ thuở tuyên bố người cày có ruộng với vấn đề dân cày, bỏ qua anh Vươn với các nông dân Văn Giang ùng oàng thuở nào, chỉ mới mấy ngày nay đã thấy bao nhiêu việc động trời liên quan đến đất.

Đầu tiên là vụ ngày 24 tết cưỡng chế đất của dân ở thôn Vân Lôi, xã Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội, để hôm qua họp báo, dù được ban tuyên giáo thành phố Hà Nội tuyên bố ủng hộ thì ngay lúc họp báo ấy, dân vẫn biểu tình vây kín cổng UBND huyện, tivi chiếu rất rõ.

Rồi còn cái cảnh dồn điền đổi thửa một cách cưỡng bức, dùng cả công an để bắt dân phải dồn  gây ra những cảnh rất phản cảm và cả hài hước ở xã Trường Xuân huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Và hài hước hơn nữa là đến phòng giáo dục huyện cũng tham gia... giải tỏa đền bù:
Chú thích: bà Hương được nhắc trong này chính là vợ ông Quỳnh cũng được nhắc trong này. Tức là đuổi việc bà Hương vì ông chồng không nhận tiền đền bù. Mà nghe nói công trình này là giao đất cho doanh nghiệp. 

Tóm lại là nó chỉ thế này: Đất của người ta là đất vàng đất ngọc, đất nuôi người ta đời này sang đời khác, giờ các ông bà thu hồi, đền bù với giá rẻ mạt, thì người ta lấy gì sống. Khốn nạn hơn nữa là giải tỏa hộ cho các doanh nghiệp, để nó chỉ việc san ủi xong là bán gấp hàng vài chục lần giá đền bù, bố nhà ai mà chịu được.

Lẽ ra, là chính quyền, anh phải quan tâm: người dân sẽ sống bằng gì, như thế nào, sau khi đất bị lấy, dù là đền bù với giá cao thỏa thuận thì anh vẫn phải quan tâm xem dân họ sống thế nào. Đây, cứ nhắm mắt nhắm mũi cưỡng chế, để rồi cái sảy nảy cái ung. Chí Phèo ngày xưa cũng vì bị bót lột đến cùng cực, không còn đường sống thì sinh ra Chí Phèo với câu gào còn vẳng đến tận giờ: Ai cho tao lương thiện???


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Học ngoại ngữ bằng... thơ



Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng

Husband là đức ông chồng
Daddy cha bố, please don't xin đừng
Darling tiếng gọi em cưng
Merry vui thích, cái sừng là horn

Rách rồi xài đỡ chữ torn
To sing là hát, a song một bài
Nói sai sự thật to lie
Go đi, come đến, một vài là some

Đứng stand, look ngó, lie nằm
Five năm, four bốn, hold cầm, play chơi
One life là một cuộc đời
Happy sung sướng, laugh cười, cry kêu

Lover tạm dịch ngừơi yêu
Charming duyên dáng, mỹ miều graceful
Mặt trăng là chữ the moon
World là thế giới, sớm soon, lake hồ

Dao knife, spoon muỗng, cuốc hoe
Đêm night, dark tối, khổng lồ giant
Fund vui, die chết, near gần
Sorry xin lỗi, dull đần, wise khôn

Burry có nghĩa là chôn
Our souls tạm dịch linh hồn chúng ta
Xe hơi du lịch là car
Sir ngài, Lord đức, thưa bà Madam

Thousand là đúng... mười trăm
Ngày day, tuần week, year năm, hour giờ
Wait there đứng đó đợi chờ
Nightmare ác mộng, dream mơ, pray cầu

Trừ ra except, deep sâu
Daughter con gái, bridge cầu, pond ao
Enter tạm dịch đi vào
Thêm for tham dự lẽ nào lại sai

Shoulder cứ dịch là vai
Writer văn sĩ, cái đài radio
A bowl là một cái tô
Chữ tear nước mắt, tomb mồ, miss cô

Máy khâu dùng tạm chữ sew
Kẻ thù dịch đại là foe chẳng lầm
Shelter tạm dịch là hầm
Chữ shout là hét, nói thầm whisper

What time là hỏi mấy giờ
Clear trong, clean sạch, mờ mờ là dim
Gặp ông ta dịch see him
Swim bơi, wade lội, drown chìm chết trôi

Mountain là núi, hill đồi
Valley thung lũng, cây sồi oak tree
Tiền xin đóng học school fee
Yêu tôi dùng chữ love me chẳng lầm

To steal tạm dịch cầm nhầm
Tẩy chay boycott, gia cầm poultry
Cattle gia súc, ong bee
Something to eat chút gì để ăn

Lip môi, tongue lưỡi, teeth răng
Exam thi cử, cái bằng licence...
Lovely có nghĩa dễ thương
Pretty xinh đẹp thường thường so so

Lotto là chơi lô tô
Nấu ăn là cook, wash clothes giặt đồ
Push thì có nghĩa đẩy, xô
Marriage đám cưới, single độc thân

Foot thì có nghĩa bàn chân
Far là xa cách còn gần là near
Spoon có nghĩa cái thìa
Toán trừ subtract, toán chia divide

Dream thì có nghĩa giấc mơ
Month thì là tháng, thời giờ là time
Job thì có nghĩa việc làm
Lady phái nữ, phái nam gentleman

Close friend có nghĩa bạn thân
Leaf là chiếc lá, còn sun mặt trời
Fall down có nghĩa là rơi
Welcome chào đón, mời là invite

Short là ngắn, long là dài
Mũ thì là hat, chiếc hài là shoe
Autumn có nghĩa mùa thu
Summer mùa hạ, cái tù là jail

Duck là vịt, pig là heo
Rich là giàu có, còn nghèo là poor
Crab thì có nghĩa con cua
Church nhà thờ đó, còn chùa temple

Aunt có nghĩa dì, cô
Chair là cái ghế, cái hồ là pool
Late là muộn, sớm là soon
Hospital bệnh viẹn, school là trường

Dew thì có nghĩa là sương
Happy vui vẻ, chán chường weary
Exam có nghĩa kỳ thi
Nervous nhút nhát, mommy mẹ hiền.

Region có nghĩa là miền,
Interupted gián đoạn còn liền next to.
Coins dùng chỉ những đồng xu,
Còn đồng tiền giấy paper money.

Here chỉ dùng để chỉ tại đây,
A moment một lát còn ngay right now,
Brothers-in-law đồng hao.
Farm-work đòng áng, đồng bào Fellow-countryman

Narrow-minded chỉ sự nhỏ nhen,
Open-hended hào phóng còn hèn là mean.
Vẫn còn dùng chữ still,
Kỹ năng là chữ skill khó gì!

Gold là vàng, graphite than chì.
Munia tên gọi chim ri
Kestrel chim cắt có gì khó đâu.
Migrant kite là chú diều hâu
Warbler chim chích, hải âu petrel

Stupid có nghĩa là khờ,
Đảo lên đảo xuống, stir nhiều nhiều.
How many có nghĩa bao nhiêu.
Too much nhiều quá, a few một vài

Right là đúng, wrong là sai
Chess là cờ tướng, đánh bài playing card
Flower có nghĩa là hoa
Hair là mái tóc, da là skin

Buổi sáng thì là morning
King là vua chúa, còn Queen nữ hoàng
Wander có nghĩa lang thang
Màu đỏ là red, màu vàng yellow

Yes là đúng, không là no
Fast là nhanh chóng, slow chậm rì
Sleep là ngủ, go là đi
Weakly ốm yếu healthy mạnh lành

White là trắng, green là xanh
Hard là chăm chỉ , học hành study
Ngọt là sweet, kẹo candy
Butterfly là bướm, bee là con ong

River có nghĩa dòng sông
Wait for có nghĩa ngóng trông đợi chờ
Dirty có nghĩa là dơ
Bánh mì bread, còn bơ butter

Bác sĩ thì là doctor
Y tá là nurse, teacher giáo viên
Mad dùng chỉ những kẻ điên,
Everywhere có nghĩa mọi miền gần xa.

A song chỉ một bài ca.
Ngôi sao dùng chữ star, có liền!
Firstly có nghĩa trước tiên
Silver là bạc, còn tiền money

Biscuit thì là bánh quy
Can là có thể, please vui lòng
Winter có nghĩa mùa đông
Iron là sắt còn đồng copper

Kẻ giết người là killer
Cảnh sát police, lawyer luật sư
Emigrate là di cư
Bưu điện post office, thư từ là mail

Follow có nghĩa đi theo
Shopping mua sắm còn sale bán hàng
Space có nghĩa không gian
Hàng trăm hundred, hàng ngàn thousand

Stupid có nghĩa ngu đần
Thông minh smart, equation phương trình
Television là truyền hình
Băng ghi âm là tape, chương trình program

Hear là nghe watch là xem
Electric là điện còn lamp bóng đèn
Praise có nghĩa ngợi khen
Crowd đông đúc, lấn chen hustle

Capital là thủ đô
City thành phố, local địa phương
Country có nghĩa quê hương
Field là đồng ruộng còn vườn garden

Chốc lát là chữ moment
Fish là con cá, chicken gà tơ
Naive có nghĩa ngây thơ
Poet thi sĩ, great writer văn hào

Tall thì có nghĩa là cao
Short là thấp ngắn, còn chào hello
Uncle là bác, elders cô.
Shy mắc cỡ, coarse là thô.

Come on có nghĩa mời vô,
Go away đuổi cút, còn vồ pounce.
Poem có nghĩa là thơ,
Strong khoẻ mạnh, mệt phờ dog-tiered.

Bầu trời thường gọi sky,
Life là sự sống còn die lìa đời
Shed tears có nghĩa lệ rơi
Fully là đủ, nửa vời by halves

Ở lại dùng chữ stay,
Bỏ đi là leave còn nằm là lie.
Tomorrow có nghĩa ngày mai
Hoa sen lotus, hoa lài jasmine

Madman có nghĩa người điên
Private có nghĩa là riêng của mình
Cảm giác là chữ feeling
Camera máy ảnh hình là photo

Động vật là animal
Big là to lớn, little nhỏ nhoi
Elephant là con voi
Goby cá bống, cá mòi sardine

Mỏng mảnh thì là chữ thin
Cổ là chữ neck, còn chin cái cằm
Visit có nghĩa viếng thăm
Lie down có nghĩa là nằm nghỉ ngơi

Mouse con chuột, bat con dơi
Separate có nghĩa tách rời, chia ra
Gift thì có nghĩa món quà
Guest thì là khách chủ nhà house owner

Bệnh ung thư là cancer
Lối ra exit, enter đi vào
Up lên còn xuống là down
Beside bên cạnh, about khoảng chừng

Stop có nghĩa là ngừng
Ocean là biển, rừng là jungle
Silly là kẻ dại khờ,
Khôn ngoan smart, đù đờ luggish

Hôn là kiss, kiss thật lâu.
Cửa sổ là chữ window
Special đặc biệt normal thường thôi
Lazy... làm biếng quá rồi
Ngồi mà viết tiếp một hồi die soon
Hứng thì cứ việc go on,
Còn không stop ta còn nghỉ ngơi!
Blogger Nhìn lại đời mình

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Biên dịch: Bùi Thị Hoàng Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang
Ngày nay tất cả chúng ta đều ý thức được là mình đang sống trong cuộc cách mạng thông tin liên lạc. Trong suốt hai thập kỉ qua, chúng ta đã được chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ truyền thông và trong cách áp dụng chúng – cách đây chỉ một vài năm không ai có thể tiên đoán được sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook hay Twitter. Hơn nữa, những sự đổi mới (công nghệ) đó dường như vẫn đang tiếp diễn với một nhịp độ phát triển mau lẹ. Giới trẻ ngày nay được sinh ra trong một thế giới đầy biến đổi – họ khó có thể tưởng tượng nổi cuộc sống trước kia khi chưa có mạng Internet và điện thoại di động. Ngay cả ở các nước kém phát triển hơn, nơi mà Internet vẫn bị hạn chế, điện thoại di động đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Theo nhiều cách, phương tiện truyền thông kĩ thuật số mới rõ ràng đang làm thay đổi cuộc sống thường ngày của con người. Đối với cá nhân tôi, mặc dù tôi không cho đó là ví dụ điển hình, thói quen hằng ngày của tôi đã được cách mạng hóa hoàn toàn bởi sự ra đời của thư điện tử. Nhờ có thư điện tử, những công việc từng được gọi là “công việc văn phòng” giờ đây có thể đi theo chúng ta đến khắp mọi nơi, thậm chí ngay trong kì nghỉ. Không nghi ngờ gì nữa, thành tựu này đã mang lại lợi ích rất lớn trong quá trình xử lý công việc kịp thời và hiệu quả, nhưng nó cũng đã thay đổi nhịp điệu cuộc sống của chúng ta một cách triệt để. Không còn nữa những ngày tháng khi ta phải tới văn phòng làm việc từ sáng sớm, nhâm nhi một tách cà phê trong khi đọc báo và chờ đợi thư từ dịch vụ bưu chính. Có thể dễ dàng liệt kê một loạt những khía cạnh đời sống chịu sự tác động của mạng Internet, từ các hoạt động mang tính chuyên nghiệp như báo chí và nghiên cứu học thuật đến các vấn đề cá nhân trong cuộc sống như tình bạn hay tình yêu.
Phương tiện truyền thông đại chúng mới cũng đang tác động đến nền chính trị và dân chủ, tuy nhiên tôi phải nói rằng vẫn còn quá sớm để biết được ảnh hưởng đó sẽ là cơ bản hay chuyển biến như thế nào. Trong suốt thập kỉ 1990 hậu Chiến tranh Lạnh, những người đam mê mạng đã cho rằng mạng Internet sẽ thay đổi đáng kể tính chất của đời sống chính trị, nó sẽ mở ra một “thế giới vô biên”, trong đó các cộng đồng ảo nối mạng sẽ lật đổ các quốc gia – dân tộc kiểu cũ và kết nối mạng theo chiều ngang sẽ phá hủy hoàn toàn tất cả các mô hình tổ chức có thứ bậc theo chiều dọc. Tuy nhiên, không bao lâu sau đó, thực tế đã chứng minh tính bất khả thi của sự biến đổi sâu rộng này, bởi các quốc gia – dân tộc đã thể hiện rằng họ hoàn toàn có khả năng áp đặt những giới hạn thực tế đối với việc sử dụng Internet. Cho đến nay, trên thực tế, tác động của phương tiện truyền thông mới lên đời sống chính trị không  nghiêm trọng bằng những tác động nảy sinh từ sự xuất hiện và ảnh hưởng rộng rãi của truyền hình. Thật vậy, ngay trong những năm gần đây, sự phát triển của truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp (một chủ đề tôi sẽ đề cập sau) đã tác động tới chính trị nhiều hơn bất kì sự tiến bộ nào trong phương tiện truyền thông kĩ thuật số.
Điều này không hề phủ nhận những tác động chính trị quan trọng mà các phương tiện truyền thông mới đem lại, hay phủ nhận tầm ảnh hưởng của chúng trong tương lai. Việc sử dụng phương tiện truyền thông mới trong suốt các cuộc nổi dậy Ả Rập gần đây đã chứng minh rằng những tiến bộ khoa học đó rõ ràng là một loại vũ khí mới hữu ích đối với những người đang thách thức chế độ độc tài – thậm chí ngay cả giới cầm quyền cũng đang gồng mình tìm cách sử dụng các công cụ tương tự để ngăn chặn họ.
Các công nghệ mới cũng tạo ra những thay đổi trong một vài khía cạnh chính trị của các nước theo chế độ dân chủ, đáng chú ý là công tác vận động chính trị và gây quỹ. Tóm lại, các phương tiện truyền thông mới đang ảnh hưởng đến cách thức hình thành và lan truyền dư luận. Sự phổ biến ngày một rộng rãi của phương tiện truyền thông trực tuyến trong các nền dân chủ lâu đời là nguyên nhân chính khiến cho lượng độc giả và lợi nhuận của báo viết bị sụt giảm. Trong khi các ấn phẩm in ấn đang cố gắng duy trì vai trò chủ chốt có phần suy yếu của mình bất chấp ảnh hưởng gia tăng từ phương tiện truyền thông phát sóng, thì giờ đây dường như người ta đã bắt đầu nghi ngờ khả năng tồn tại lâu dài của chúng. Tuy nhiên, sẽ rất vội vàng nếu chúng ta dự đoán sự sụp đổ của báo viết tại thời điểm này, đặc biệt khi tổng số báo phát hành vẫn tiếp tục tăng tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở các nước như Ấn Độ và Brazil.
Thật vậy, không ai có thể đoán trước được các công nghệ viễn thông mới nổi sẽ tác động đến truyền thông như thế nào trong những năm tới. Nhưng chính vì sự thay đổi đang diễn ra quá nhanh chóng và tương lai thì lại không hề chắc chắn, đây là thời điểm đặc biệt thích hợp để chúng ta mở một cuộc điều tra lớn hơn về mối quan hệ giữa dân chủ và truyền thông. Đây là một vấn đề không nhận được nhiều sự chú ý như mong đợi từ giới học thuật, đặc biệt từ phía các nhà khoa học chính trị và các nhà nghiên cứu dân chủ khác.Trong những trang tiếp theo, tôi sẽ cung cấp một số phản ánh ban đầu về mối quan hệ giữa dân chủ và truyền thông, những cách thức mà mối quan hệ ấy được giải quyết bởi một số nhà tư tưởng chính trị hàng đầu trong quá khứ và những thay đổi mà nó đã phải trải qua cùng với sự tiến bộ của nền dân chủ hiện đại và công nghệ.
Chính phủ đại diện và báo chí
Nền dân chủ được sinh ra trong các thành phố Hy Lạp cổ đại, những nơi không hề có phương tiện truyền thông được hiểu như trong ngữ cảnh này. Nhưng chắc chắn rằng những thành phố đó có các nhà thơ, người hát rong, nhà viết kịch, nhà hùng biện, và tại đây, nghệ thuật biểu diễn và thuyết phục được tinh lọc ở trình độ cao. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận và tranh cãi mang tính chính trị trong các thành bang (polis) Hy Lạp được diễn ra trực tiếp trong các hội đồng (ekklesia), cơ quan vừa có quyền lập pháp vừa có quyền ra quyết định đối với tất cả các vấn đề về chính sách cộng đồng, trong đó có vấn đề chiến tranh và hòa bình. Một phần vì dân chủ được hiểu là việc yêu cầu đích thân công dân nhóm họp lại và bàn bạc trực tiếp – địa điểm đặt hội đồng thành Athens là sườn đồi Pnyx – nên trong một thời gian dài, hình thức chính phủ này được cho rằng chỉ có tính khả thi trong các thành bang. Đến tận giữa thế kỉ 18, các triết gia chính trị lỗi lạc như Montesquieu và Rousseau cho rằng chỉ có những chính thể rất nhỏ mới có thể hoạt động theo chế độ dân chủ.2
Trái lại, nền dân chủ hiện đại được dựa trên nguyên tắc mới “các đại biểu do chính nhân dân bầu chọn sẽ là đại diện của nhân dân trong cơ quan lập pháp”.Dân chủ đại diện được sinh ra trong thời đại truyền thông in ấn. Tất nhiên, bản thân thuật ngữ “phương tiện truyền thông” đã không được sử dụng cho đến mãi sau này. Trong nhiều thế kỉ, thay vì nói “báo chí” (the press), con người đã sử dụng một thuật ngữ mô tả công nghệ in ấn để đề cập tới các phương tiện giao tiếp khác nhau dựa trên các ấn phẩm. Ngày nay chúng ta nghĩ về thuật ngữ lỗi thời này chủ yếu đề cập tới báo chí và tạp chí xuất bản định kì. Nhưng ban đầu thuật ngữ này cũng bao gồm cả sách, như chúng ta thấy nó được phản ánh trong tên của các nhà xuất bản hiện đại như Nhà xuất bản Đại học Oxford hay Harvard (Oxford/Havard University Press).
Ở Anh, những trận chiến lớn hồi thế kỉ 17 nhằm ủng hộ tự do báo chí, do các nhân vật xuất chúng như John Milton và John Locke tiến hành, đã tập trung vào việc cấp giấy phép cho máy in. Cả hai cuốn sách nhỏ mang tựa đề Areopagitica của Milton viết về bảo vệ “quyền tự do in ấn không cấp phép” được xuất bản năm 1644 và bản ghi nhớ cá nhân năm 1695 của Locke bày tỏ thái độ chống lại việc gia hạn Luật Cấp phép đều chỉ ra rằng kẻ thù của tự do xuất bản là các nhà chức trách của Giáo hội và nhà nước.4 Luật Cấp phép, thực tế đã được Quốc hội sửa đổi vào năm 1692 sau cuộc Cách mạng Huy hoàng nhưng ngay sau đó lại mất hiệu lực vào năm 1695, được xây dựng để ngăn chặn trước việc xuất bản các tác phẩm dị giáo và ly giáo cũng như những tác phẩm nổi loạn hay phản nghịch. Cuộc đấu tranh ủng hộ quyền tự do xuất bản có sự liên kết mật thiết với công cuộc đại tự do của thời kỳ Khai sáng.
Mặc dù sự ủng hộ định hướng Khai sáng về quyền tự do báo chí không có nghĩa ngụ ý kêu gọi quyền tự do cá nhân không hạn chế, huống hồ là nền dân chủ. Trong số các nhà triết học nổi danh của thời đại Khai sáng, chỉ có Spinoza mới nối kết được một cách rõ ràng sự tự do ngôn luận với dân chủ: Chương cuối của Luận thuyết Thần học Chính trị (Theologico-Political Treatise) có tựa đề “Trong một Quốc gia Tự do, mỗi người có thể Nghĩ điều họ Muốn và Nói điều họ Nghĩ,” và Spinoza chỉ rõ rằng dân chủ, với tư cách là “hình thức tự nhiên nhất của việc cai trị” cũng là chế độ phù hợp nhất để đạt được mục tiêu này.5 Ngược lại, David Hume, trong bài luận “Về Tự do Báo chí” (“Of the Liberty of the Press”) năm 1742 của mình, lập luận rằng việc tự do “thông tin cho công chúng bất kì điều gì chúng ta muốn” là đặc biệt phổ biến ở những nước có chính quyền hỗn hợp như của Anh, trái ngược với những quốc gia “hoàn toàn theo chế độ quân chủ” hay “hoàn toàn theo chủ nghĩa cộng hòa”.6
Việc sự ủng hộ quyền tự do báo chí được tách biệt hẳn với sự ủng hộ nền dân chủ đã đạt tới mức độ rõ ràng trong văn bản nhìn chung được coi là đạo luật đầu tiên quy định một cách rành mạch về tự do báo chí – một pháp lệnh hoàng gia của Thụy Điển năm 1766 có tên gọi “Pháp lệnh Liên quan tới Quyền tự do Viết lách và Báo chí.” Pháp lệnh mở đầu bằng lời ghi nhận “những lợi thế lớn bắt nguồn từ sự tự do hợp pháp của việc viết lách và báo chí”, thể hiện ở chỗ “một sự khai sáng lẫn nhau không giới hạn trong các chủ đề hữu ích khác nhau không chỉ thúc đẩy sự phát triển và phổ biến của khoa học và nghề thủ công hữu ích mà còn tạo ra những cơ hội lớn hơn cho các thần dân trung thành của Chúng ta được nâng cao kiến thức và nhận thức đầy đủ về một hệ thống chính quyền được tổ chức khôn khéo.” Mặc dù việc kiểm duyệt trước đó đã bị bãi bỏ, nhưng Pháp lệnh hoàng gia này vẫn xác nhận những hình phạt pháp lý nghiêm khắc đối với những ấn phẩm “phạm thượng chống lại Thiên Chúa” hay “xem thường quan điểm của chúng ta và Hoàng gia.”7
Tuy nhiên, nếu chuyển sang những xác nhận chính thức đầu tiên của Bắc Mỹ về nguyên tắc tự do báo chí, chúng ta sẽ tìm thấy thứ ngôn ngữ chính trị rất khác và một vài mục tiêu chính trị bên cạnh mục tiêu của thời kỳ Khai sáng, thể hiện trong một bức thư vào tháng 10 năm 1774 của Đệ Nhất Quốc hội Lục địa (First Continental Congress) gửi tới người dân Quebec. Bức thư liệt kê ra năm quyền “mà không có những quyền ấy con người sẽ không thể sống tự do và hạnh phúc”, mở đầu là quyền của con người có tiếng nói trong chính quyền của họ thông qua các đại biểu mà họ bầu chọn. Việc kể đến quyền thứ năm, “quyền tự do báo chí”, được giải thích như sau:
Tầm quan trọng của điều này không chỉ bao gồm việc thúc đẩy chân lý, khoa học, đạo đức và nghệ thuật nói chung trong việc truyền bá những quan điểm tự do dưới sự quản lí của chính phủ, mà còn cả sự sẵn sàng trao đổi tư tưởng giữa các đối tượng và vì vậy thúc đẩy tình đoàn kết giữa họ, qua đó các quan chức hay áp bức cảm thấy xấu hổ và sợ hãi, khiến họ chuyển sang những cách thức tiến hành công việc công bằng và có danh dự hơn.8
Các chức năng chính trị đặc biệt của báo chí ở đây không chỉ bao gồm việc truyền bá “các quan điểm tự do” về chính phủ, mà ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông cũng như sự hợp nhất giữa nhân dân, đồng thời phơi bày và hạn chế hành vi của quan chức nhà nước. Trong các thành bang cổ đại, người ta không cần đến các phương tiện truyền thông viết tay hay in ấn nào để thực hiện những chức năng sau cùng đó. Tuy nhiên, nếu một dân tộc muốn cai quản và tự trị một lãnh thổ rộng lớn thì việc có được một thứ giống như tự do báo chí là điều cần thiết.
Ý tưởng về một nước cộng hòa được mở rộng hoặc có quy mô lớn là một sự đổi mới chính trị của Mỹ hồi thế kỷ 18, vốn được làm rõ một cách toàn diện lần đầu tiên trong tập bài viết Federalist (gồm 85 bài viết của Alexander Hamilton, James Madison và John Jay nhằm kêu gọi phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ – NBT). Lập luận chống lại truyền thống gắn các nước cộng hòa với các chính thể nhỏ, các tác giả của tập Federalist cho rằng bằng cách “mở rộng phạm vi” của chính phủ cộng hòa, người ta có thể khiến nó ít bị tổn thương hơn trước những mối đe dọa bè phái và do đó có thể đảm bảo các quyền công dân tốt hơn: Như James Madison đã nói trong tờ Federalist 51, ​​“xã hội càng rộng lớn, miễn là nằm trong một không gian thực tế, thì chính phủ sẽ càng có nhiều khả năng tự quản hơn.” Phạm vi mà Madison đề xuất mở rộng theo như bản chất tự nhiên của nó phải là “không gian công cộng” – không phải theo ý nghĩa lý tính – phê phán mang tính giai cấp nhưng có vẻ mỹ miều là “không gian công cộng tư sản”9 như lời của Jurgen Habermas, mà chỉ đơn giản là một đấu trường trong đó các công dân tự quản có thể thảo luận về các vấn đề chính trị mà họ đối mặt. Chính vì điều này, vai trò của báo chí là không thể thiếu được.
Điều kỳ lạ là mặc dù ban đầu tờ Federalist, được công bố dưới dạng một loạt các bài tiểu luận báo chí, nhưng bản thân tờ báo lại hầu như chẳng nói gì về vai trò của báo chí. Thậm chí trong một chương dành để bác bỏ phản đối cho rằng Liên bang sẽ là quá rộng lớn đối với chính phủ cộng hòa, Madison đã nhấn mạnh tới các yếu tố địa lý như khả năng tập hợp các đại biểu tại thủ đô và chỉ ra những cải thiện sắp tới về giao thông vận tải hơn là thảo luận về vai trò của báo chí trong việc tạo điều kiện thông tin liên lạc thuận lợi giữa các vùng miền trong nước.
Một trong những tác phẩm đầu tiên chỉ ra mối liên kết rõ ràng giữa tự do báo chí với quy mô lớn của các quốc gia hiện đại, đó chính là cuốn “Các nguyên tắc chính trị có thể áp dụng cho tất cả chính phủ (Principles of Politics Applicable to All Governments) (1810)” của tác giả Benjamin Constant – một nhà tư tưởng chính trị lỗi lạc. Constant không hạn chế tranh luận của mình vào chỉ các chính phủ dân chủ hoặc thậm chí là các chính quyền tự do. Như ông đã nói: “Trong các chính thể quy mô lớn của thời kì hiện đại, tự do báo chí là phương tiện duy nhất đảm bảo tính công khai, và vì vậy dưới bất cứ loại chính phủ nào cũng là biện pháp đặc biệt để bảo vệ các quyền của chúng ta.” Ông lưu ý rằng trong thời La Mã cổ đại, nạn nhân của sự bất công có thể trình bày ở quảng trường công cộng về những oan trái mà anh ta gặp phải. Ông nói thêm, “Tuy nhiên trong thời đại của chúng ta, việc bành trướng các quốc gia lại là một trở ngại đối với hình thức phản kháng này. Những bất công nhỏ vẫn luôn ít được biết đến đối với hầu hết tất cả người dân trong những quốc gia rộng lớn.”10 Chỉ có sự tự do báo chí mới giúp con người nhận biết được những sự lạm dụng mà chính phủ của họ có thể gây ra.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/03/13/truyen-thong-va-dan-chu/#sthash.G1G2mpkn.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sung sướng thay là những kẻ có niềm tin


TP – Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa có cuộc giao lưu với bạn đọc chủ đề Tìm lại thời gian đã mất trong không gian phố cổ Hà Nội.Trước đó, ông gặp lại đồng nghiệp thân thiết đủ các thế hệ ở báo Tiền Phong nhân 26/3. Phóng viên hỏi chuyện ông, nhân chuyến đi ý nghĩa từ Hải Phòng về Hà Nội.
Độc giả đến với buổi giao lưu “Tìm lại thời gian đã mất”. ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN
Độc giả đến với buổi giao lưu “Tìm lại thời gian đã mất”. Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN.
So với cái thời “Mọi người nhìn tôi không ra quen không ra lạ, không ra chào không ra không/Mọi người nhìn tôi như thể mọi thứ đã kết thúc rồi”, có thể nói hiện Bùi Ngọc Tấn đang ở đỉnh cao hạnh phúc? Và ông có thấy bất ngờ trước những câu hỏi mà những người trẻ đặt ra cho ông tối 15/3 trong cuộc giao lưu ở quán cà phê Manzi, về lẽ sống, niềm tin, về những sai lầm trong quá khứ, về việc họ rút ra bài học cho mình từ bài học của Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn, Châu Diên rằng “sống phải có lý tưởng và phải sáng suốt trong việc định ra những giá trị”?
Trước đây do ít tiếp xúc với lớp trẻ nên khi về già tôi có một mối lo, một nỗi sợ thì đúng hơn: Sợ lớp trẻ không biết được những gì lớp U 30 (sinh ra những năm 1930) chúng tôi đã sống, đã trải qua. Và như vậy thì thật đau đớn cho họ, những người “sắp đi qua hành tinh này mà không để lại một vết xước nào”.
Cho đến năm 1997, khi làm bộ phim về nhà thơ Lê Đại Thanh, tiếp xúc với các bạn trẻ cùng làm phim, nỗi sợ ấy đã hoàn toàn biến mất. Một niềm vui lớn của tôi!
Lớp trẻ sau chúng tôi một thế hệ ấy (lớp cha-con) hoàn toàn hiểu được chúng tôi, chia sẻ với chúng tôi. Tôi đã bảo Giang Lương Hà, Nguyễn Năng, những đồng tác giả của phim: “Thu hoạch lớn nhất của chú, cái được lớn nhất của chú trong khi làm phim là hiểu được các cháu, là biết rằng thế hệ các cháu hoàn toàn hiểu bọn chú”.
 Ngày xưa chúng tôi tràn đầy lạc quan, tin tưởng, đến nỗi lỗi của mình là đã tin tưởng quá. Còn bây giờ, tôi thấy thương các con vì dường như chúng chẳng biết tin vào cái gì. Người Pháp có câu “sung sướng thay là những kẻ có niềm tinNhà văn bùi Ngọc Tấn
Và sau này là những bạn đọc trẻ tới nhà. Mới Tết năm ngoái (2012) thôi, một cháu gái (thế hệ thứ 2 sau chúng tôi, thế hệ ông-cháu) từ Hà Nội về (cùng các anh Nguyên Ngọc, Dương Tường, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Vũ Quần Phương…) bảo tôi: “Mấy quyển Anna chú phải giữ cẩn thận đấy chú nhé”. Ý cháu muốn nói tới mấy tập sách đã theo tôi vào tù. Không cần bình luận gì thêm về lời dặn ấy. Nó găm vào trí nhớ tôi.
Rồi đến buổi gặp ở Manzi tối 15/3 vừa qua. Một bạn đọc còn rất trẻ mang gần như tất cả các đầu sách của tôi đến để tôi ký.
Tôi không bất ngờ trước các câu hỏi của lớp trẻ đặt ra cho chúng tôi về lẽ sống niềm tin, những sai lầm trong quá khứ, về những điều cần phải có trong cuộc sống. Tôi hiểu họ, yêu quý họ và tin chắc một điều: Sự chia sẻ giữa các thế hệ là tuyệt đối. Điều ấy làm chúng tôi yên tâm sống và thanh thản đi… về thế giới bên kia.
IMG_3930
“Nếu có bị cuộc đời cho đo ván thì cũng đừng để mất hết” (Bùi Ngọc Tấn khuyên bạn trẻ, tại café Manzi 15/3).
Và so với cái thời mà một loạt nước XHCN kiểm điểm nước nào xem nhiều nhất phim “Số phận con người” (theo truyện của Solokhov); những phim “Đàn sếu bay”, “Bài ca người lính” bị cấm chiếu ngay ở quê hương do cái án quy chụp “gây tâm lý sợ hãi chiến tranh” (như ông vừa mới hồi ức), thì không khí hiện nay khác hẳn? Ông nghĩ ông còn muốn nó khác đến bậc nào nữa?
Cuộc sống hôm nay có những bước tiến bộ đáng kể so với cái thời thi chiếu, thi xem phim Số phận con người, rồi lại lên án nó. Nhưng đã nửa thế kỷ rồi. Gọi là cuộc sống có nhích lên. Nhích lên chút ít. Đáng buồn là như vậy. Hai ông nhà báo đi làm phận sự bị đánh mà không dám nhận là mình bị đánh, không dám “ẳng lên một tiếng” như người ta đã viết. Về chủ đề này có đến cả chục ngàn dẫn chứng, trăm ngàn ví dụ.
Cuộc sống đã có nhiều tiến bộ. Nhưng sự không dám nói thật, sự dối trá vẫn còn khá phổ biến. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, đến tiến bộ xã hội.
Cho tôi nói rõ một điều: Tôi căm thù sự giả dối, đặc biệt thói đạo đức giả.
Ông hẹn với bạn bè “phải sống dai, sống dai là thắng” và nay ở tuổi 79 ông kết luận“sống đến bây giờ là lãi rồi”. Gặt hái lớn nhất của cuộc đời Bùi Ngọc Tấn?
Tôi rất sợ chết mà chưa làm được những công việc cần làm, chưa hoàn thành dự định (như Nguyên Hồng chẳng hạn) thì quá buồn. Thật may mắn, những việc cần làm tôi đã làm hoặc đang hoàn thành.
Đúng là tôi sống đến bây giờ là lãi rồi. Tôi không ngờ về cuối đời lại được hưởng sự chia sẻ, đùm bọc như tôi đang hưởng.
Gặt hái lớn nhất của đời tôi ư?
Một là: Có được một đóng góp ít ỏi, nhỏ bé cho văn học.
Hai là: Tránh được cho người quen những lúng túng khi gặp tôi, chấm dứt tình trạng đã kéo dài nửa thế kỷ, như tôi nói ở trên: Không ra không nhìn thấy, không ra nhìn thấy, không ra chào, không ra không chào, chẳng là quen mà cũng không là lạ, nhìn tôi như nhìn một cái gì đã kết thúc rồi.
Ông vẫn chủ yếu đi về Hà Nội- Hải Phòng. Cảm nhận của ông về hai thành phố này, thời điểm hiện nay?
Tôi yêu Hà Nội, Hải Phòng của nửa thế kỷ trước với tình yêu của một chàng trai tuổi 20.
Một Hà Nội thanh bình, êm đềm, thanh lịch văn hiến, và trong veo không khí, tán lá những phố sấu dài như ôm ấp chở che.Hà Nội một thời để yêu, một thời để sống của tôi.
Và Hải Phòng tỉnh lẻ, tỉnh lẻ cô em nằm xem kiếm hiệp, tỉnh lẻ về bầu trời, về sự dèm pha tâng bốc. Tôi đã viết về Hải Phòng như vậy nhưng tôi yêu nó biết bao. Hoa phượng chẳng dính dáng gì đến tình yêu ấy dù nó đã được chọn là biểu tượng của thành phố Tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ.
Hải Phòng xù xì lam lũ, lao động đổ mồ hôi, hồn nhiên, chân thật, phóng khoáng và cởi mở với những tên đất chỉ nghe cũng đã yêu: Ngõ sau Nhà Lốp, Nhà thờ Tây đen, bến tầu Tây Điếc, Ngõ ông Lý Phình… Hải Phòng với những ngôi nhà mới cửa sổ xanh mở đều một lượt / như một ban đồng ca cùng ngân giọng hát/ như những người bên nhau cùng mở rộng tâm hồn.
Hải Phòng, Hà Nội hôm nay, những cơ thể đang phát triển. Mờ đi những nét riêng. Hơn thế, rất giống nhau: Xô bồ, vội vã, giành giật…, ô nhiễm cả thành phố, cả mặt người.
Phát triển nhưng đầy lo âu.
Tôi trở thành xa lạ với Hà Nội và với cả Hải Phòng dù vẫn sống ở đó.
Có thể vì tôi đã 80 tuổi rồi chăng?
DƯƠNG PHƯƠNG VINH

Không e sợ khi xuân về

TP – Năm qua, tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn đoạt Giải thưởng Lớn trong Festival Sách và biển tại Pháp. Chiến thắng 6 đối thủ có sách vào chung khảo – là các nhà văn chuyên nghiệp Pháp, Canada, Bỉ – có người là giám đốc nhật báo Le Monde vốn là thủy sư đô đốc, nghĩa là rất hiểu biển. Đã gần tám mươi ông vẫn nguyên một tinh thần sảng khoái, điềm tĩnh.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và cháu nội. Ảnh Nguyễn Đình Toán
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và cháu nội. Ảnh Nguyễn Đình Toán.

Mỗi lần gặp ở Đại hội Nhà văn thấy ông rất phấn chấn. Sao lần gần đây nhất ông lại vắng mặt?
Một câu hỏi rất hay. Nhưng để trả lời câu này, cho phép tôi ngược thời gian một chút. Xuân nhật do đa mà. Dông dài tí ti, chị đồng ý nhé.
Năm 1973, khi tôi từ rừng núi trở về, các cơ quan chức năng nhiều lần nói với vợ tôi: “Chị đừng nghĩ là anh Tấn nhà chị lại còn được viết văn nữa. Không ai cho anh ấy viết văn nữa đâu! Chị hãy nhớ lấy điều ấy!”.
“Tôi đã quên tên tôi dưới mặt trời”. Đã bao lần tôi nhẩm đi nhẩm lại câu thơ ấy. Tưởng rồi sẽ quên được hẳn tên-dưới-mặt-trời của mình nhưng mới khó làm sao.
Đầu năm 1990, tôi viết trở lại. Viết vì sau nghị quyết đổi mới của Đại hội Đảng năm 1986, có thể viết khác đi. Viết vì những điều tích tụ trong lòng không thể không viết ra. Viết như một sự không khuất phục, chống lại mệnh trời…

 Xuân năm nay tươi và còn tươi mãi mãi mà ta đang chết dần dần. Thời còn đang học phổ thông, đọc câu ấy trong Giọt sương hoa của Phạm Văn Hạnh mà cứ rợn hết cả người. Tôi hiểu rằng tôi đang sống nghĩa là tôi đang chết. Tôi hiểu lẽ sinh, tử trong câu ấy. Tôi hiểu cuộc đời thật đẹp, hãy sống hết mình như một người cần phải sống, được sống trên cuộc đời này. Và sống có ích. Cũng như sau này tôi đọc Léonard de Vinci: Tôi những tưởng rằng mình học sống hoá ra là học chết.
Bùi Ngọc Tấn
Sau khi công bố hai tập sách (hồi ký Một thời để mất cuối năm 1995 và truyện ngắn Những người rách việc đầu năm 1996) tôi nộp đơn xin vào Hội Nhà văn, nhưng không được kết nạp. Tôi đã định rút đơn. Hai người ký bảo lãnh cho tôi là Vũ Bão và Lê Bầu can ngăn: Tôi lạy ông. Ông cứ để đơn đấy cho chúng tôi nhờ.

Thực ra nếu không vì hoàn cảnh éo le, tôi không nộp đơn. Tôi luôn hiểu viết văn là nỗ lực một mình cô đơn trước trang giấy trắng. Chẳng qua chỉ vì muốn chính thức được công nhận đã đứng dưới mặt trời thôi. Cái danh hiệu “nhà văn quốc gia” như anh em văn nghệ Hải Phòng thường nói, có thể giúp tôi điều ấy. Năm sau, 1998 tôi được kết nạp. Đại hội Đại biểu Nhà văn lần thứ 6 (năm 2000) là đại hội đầu tiên tôi được tham dự. Tuy nhiên đã có ý kiến truất quyền đại biểu của tôi. Cuối cùng tôi vẫn được đi họp. Tôi có nói với nhà thơ Hữu Thỉnh, phó Tổng thư ký Hội Nhà văn lúc ấy về mục đích đi đại hội của tôi: Mình có dự cũng chỉ để gặp lại bạn bè cũ. Nếu không, có khi đến chết cũng không gặp được nhau. Một đại hội vui của tôi. Bạn cũ, bạn mới tay bắt mặt mừng. Tôi không chú ý tới các bản tham luận. Chỉ bắt tay, ôm lấy nhau. Và chụp ảnh…
Năm 2005, Đại hội Đại biểu lần thứ 7, được bầu là đại biểu, việc dự của tôi suôn sẻ. Đã biết đại hội sẽ diễn ra như thế nào rồi, nghĩa là người đọc tham luận cứ đọc, người ngồi dưới cứ nói chuyện, người ra hành lang uống cà phê cứ uống, người đi dạo ngoài sân cứ đi…, niềm vui của tôi là gặp lại Hà Nội của tôi, Hà Nội một thời tươi đẹp nhất của tôi. Cùng Đoàn Lê đi thăm Nguyên Bình ốm nặng. Uống bia, ăn chân gà nướng ban đêm ở một vỉa hè Hà Nội với Dương Tường, Dạ Thảo Phương, “đầu nậu” sách Dương Thắng rồi Phạm Hải Anh vừa từ Hà Lan về. Một mình lang thang Bờ Hồ, ngồi ở gốc cây nơi 32 năm trước đã ngồi khi từ những lòng chảo giữa rừng trở về ăn kem, gặp lại Tháp Rùa…
Đại hội (toàn thể) lần thứ 8 tháng 8 năm 2010 tôi không dự. Bởi những lý do thiết yếu của riêng tôi không còn nữa. Bạn cũ, bạn mới (đã thành bạn cũ) gặp rồi, và suốt 10 năm giữa các đại hội, thường xuyên gặp gỡ, điện thoại, meo đi meo lại cho nhau đủ các thứ chuyện rồi. Còn nhu cầu gặp lại Hà Nội xưa thì thật khó mà thực hiện: Kẹt đường, kẹt xe. Cực kỳ gian khổ. Kể cả nguy hiểm nữa. Người, ô tô, xe máy ở đâu ra mà lắm thế.
Với lại cũng thừa biết các đại hội đều giống nhau. Ăn sáng như thế nào, lên hội trường như thế nào.
Sau đại hội, nhiều người bảo tôi: Anh không đi là đúng.
Ông có e sợ khi mùa xuân về?
Tôi hiểu ý câu chị hỏi. 79 tuổi rồi. Mỗi mùa xuân tới đồng nghĩa với cái khúc còn lại của tôi ngắn đi một ít. Cái kết thúc đang tới gần kề. Thực ra tôi nghĩ tới sự kết thúc từ lâu lắm rồi. Ngay khi còn rất trẻ.
Xuân năm nay tươi và còn tươi mãi mãi mà ta đang chết dần dần. Thời còn đang học phổ thông, đọc câu ấy trong Giọt sương hoa của Phạm Văn Hạnh mà cứ rợn hết cả người. Tôi hiểu rằng tôi đang sống nghĩa là tôi đang chết. Tôi hiểu lẽ sinh, tử trong câu ấy. Tôi hiểu cuộc đời thật đẹp, hãy sống hết mình như một người cần phải sống, được sống trên cuộc đời này. Và sống có ích. Cũng như sau này tôi đọc Léonard de Vinci: Tôi những tưởng rằng mình học sống hoá ra là học chết. Xin chị đừng ngắt lời tôi. Mùa Xuân không nói tới chuyện chết. Dông. Đúng không? Tôi lại thấy ý nghĩa tích cực của những câu nói ấy. Hãy sống như thế nào để đến khi chết đi không còn áy náy gì.
Chẳng phải Paven Korsagin cũng đã nói thế hay sao. Học sống hóa ra là học chết đấy. Cũng có thể nói ngược lại với người khổng lồ Léonard de Vinci: Học chết lại chính là học sống. Tôi không e sợ gì khi mùa xuân về. Bạn bè nhiều người không còn nữa: Vũ Bão, Lê Bầu, Hứa Văn Định, Nguyên Bình, Mạc Lân. Tôi biết họng súng bắn tỉa của Thần Chết đang chĩa vào tôi, chờ đợi cú siết cò và thanh thản ra đi. Bởi những việc cần làm tôi đã làm với hết sức mình. Bởi tuy còn những cái xấu, nhưng tôi không làm hại ai, tôi luôn là người lương thiện.
Bởi sống đến bây giờ là lãi rồi.
Dương Phương Vinh



Phần nhận xét hiển thị trên trang