Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Năm thành phố Nga mit tinh ủng hộ Ukraine


Năm thành phố Nga mit tinh ủng hộ Ukraine

Photo: RIA Novosti

CÁC HOẠT ĐỘNG ỦNG HỘ UKRAINE TIẾP TỤC DIỄN RA Ở NGA.

Các hoạt động ủng hộ Ukraine tiếp tục diễn ra ở Nga. Địa lý các hoạt động quần chúng ngày hôm nay bao trùm tất cả các khu vực LB Nga - xuống đường ủng hộ của nhân dân người dân Ucraine có cư dân của các vùng Viễn Đông, Siberia, khu vực Volga, Trung Nga, ITAR-TASS đưa tin.
Các cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine và đồng bào sống ở đất nước này bắt đầu ở Nga vào ngày Chủ nhật. Sau đó mit tinh hàng chục ngàn người được thanh niên yêu nước và cựu chiến binh tổ chức ở Moscow, St Petersburg và Krasnodar. Trong các ngày 3-4 tháng Ba sự kiện được tổ chức tại các thành phố lớn, trong đó có các thành phố ở các khu vực Nga gần biên giới với Ukraine - Belgorod, Bryansk, Novocherkassk, Rostov -na-Donu và nhiều nơi khác.


Ông Putin đang thua ở Ukraine?

Trong bối cảnh bán đảo Crimea đang ở vào tình trạng “nước sôi lửa bỏng”, có một số dấu hiệu cho thấy "đưa quân đội vào Ukraine" sẽ là thảm họa đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Dư luận Nga phản đối can thiệp Ukraine
Theo bài viết mang tiêu đề: "4 lý do cho thấy ông Putin đang thua cuộc ở Ukraine" đăng trên tờ TIME (Mỹ), ở nước Nga, hành động can thiệp vào Ukraine là một trong những quyết định của ông Putin nhận được ít sự ủng hộ của người dân nhất. Một cuộc khảo sát do chính điện Kremlin tiến hành cho thấy 73% người Nga tham gia khảo sát phản đối nước này can thiệp vào Ukraine.
Các binh sĩ Nga ở bán đảo Crimea, Ukraine.
Gần 3/4 người dân Nga phản đối bất kỳ kiểu “phản ứng” gì của Mátxcơva với Ukraine, không nói tới một hành động quân sự mà Nga đang thể hiện ở Crimea hiện nay. Hành động can thiệp vào Gruzia của Nga năm 2008 nhận được nhiều sự ủng hộ từ trong nước. Lí do là Gruzia không phải là Ukraine. Ukraine là một quốc gia thuộc tộc người Slavơ có mối quan hệ văn hóa và lịch sử thân thiết với Nga. Phần lớn người Nga có ít nhất một người thân hoặc bạn bè đang sinh sống ở Ukraine. Do vậy, chỉ cần tưởng tượng ra một cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” giữa hai quốc gia Slavơ lớn nhât thế giới cũng đủ khiến người dân Nga “rùng mình”.
Nền kinh tế Nga đã chịu tổn thất từ việc can thiệp Ukraine
Khi các thị trường mở cửa vào ngày 3/3, các nhà đầu tư đã thể hiện phản ứng trước sự can thiệp của Nga vào Ukraine cuối tuần. Kết quả là các chỉ số chứng khoán chính của Nga đã giảm xuống hơn 10%.
Chỉ trong một ngày, 60 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán Nga, nhiều hơn số tiền Nga chi cho Thế vận hội mùa đông Sochi vừa qua. Tập đoàn dầu khí quốc gia Gazprom, công ty đem lại gần 1 /4 tổng số thuế của Nga, đã mất 15 tỷ USD giá trị trị trường chỉ trong 1 ngày – bằng với số tiền Nga từng hứa sẽ cho Ukraine vay.
Giá trị đồng Rúp Nga so với đồng Đô la Mỹ đã xuống thấp kỉ lục và Ngân hàng trung ương Nga đã phải chi 10 tỷ USD cho các thị trường hối đoái để vực dậy đồng nội tệ.
Ngay cả các đồng minh thân cận nhất của Nga cũng không muốn sáp nhập với nước này
Hôm 3/3, quốc gia giàu dầu mỏ Kazakhstan, thành viên quan trọng nhất của tất cả các liên minh do Nga khởi xướng, thể hiện lập trường lên án Nga. Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo nước này thể hiện lập trường đối lập với Nga về một vấn đề chiến lược như vậy: “Kazakhstan bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Ukraine. Kazakhstan kêu gọi tất cả các bên dừng sử dụng bạo lực để giải quyết tình hình”, Bộ Ngoại giao Kazakhstan tuyên bố.
Các nước láng giềng Nga lo sợ rằng việc Mátxcơva can thiệp vào Ukraine sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm. Mọi quốc gia thuộc Liên Xô (cũ) từ Trung Á cho tới Baltic đều có lượng lớn cư dân nói tiếng Nga. Do vậy, nếu Nga tự cho mình quyền “xâm lược” Ukraine khi nào cảm thấy những người nói tiếng Nga bị đe dọa, lẽ tự nhiên là bất kỳ quốc gia đồng minh nào của Nga trong khu vực cũng phải tìm cách để không bị rơi vào hoàn cảnh như Ukraine hiện này.
Các quốc gia ở Đông Âu và vùng Cápcadơ, bao gồm Armenia, một đồng minh trung thành của Nga, có thể sẽ tìm cách làm thân với EU và NATO. Với các quốc gia ở Trung Á, việc tăng cường an ninh đề phòng Nga can thiệp sẽ có nghĩa phải củng cố quan hệ, bao gồm quan hệ quân sự, với Trung Quốc.
Nga sẽ ngày càng bị phương Tây cô lập
Hồi tháng 6/2013, Tổng thống Putin lên kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Sochi. Nhưng hôm 2/3, tất cả các quốc gia phương Tây đều tuyên bố hoãn các công tác chuẩn bị cho Hội nghị này để phản đối việc Nga can thiệp vào Ukraine.
Trong những năm gần đây, một trong những trở ngại lớn nhất trong mối quan hệ giữa Nga và phương Tây là kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu. Nga coi đây là mối đe dọa chính tới an ninh của nước này. Nhưng sau khi Nga quyết định đưa quân tới Crimea, Ukraine, nhưng tất cả những công sức của Mátxcơva dùng biện pháp ngoại giao để cản trở phương Tây phát triển hệ thống này như bị “đổ xuống sông xuống biển”.
Bên cạnh đó, nước Nga của Tổng thống Putin cũng đối mặt với nguy cơ bị phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận về kinh tế để “trả đũa” việc Nga can thiệp vào Ukraine. 
TÙNG LÂM (Lược dịch)
Đem quân vào Ukranie, Putin phá nước Nga thảm hại.

Gần 3/4 người dân Nga phản đối bất kỳ kiểu “phản ứng” gì của Mátxcơva với Ukraine, không nói tới một hành động quân sự mà Nga đang thể hiện ở Crimea hiện nay.
+ Chỉ trong một ngày, 60 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán Nga,
+ Các nước láng giềng Nga lo sợ rằng việc Mátxcơva can thiệp vào Ukraine sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm. Mọi quốc gia thuộc Liên Xô (cũ) từ Trung Á cho tới Baltic đều có lượng lớn cư dân nói tiếng Nga. Do vậy, nếu Nga tự cho mình quyền “xâm lược” Ukraine khi nào cảm thấy những người nói tiếng Nga bị đe dọa, lẽ tự nhiên là bất kỳ quốc gia đồng minh nào của Nga trong khu vực cũng phải tìm cách để không bị rơi vào hoàn cảnh như Ukraine hiện này.
+ hôm 2/3, tất cả các quốc gia phương Tây đều tuyên bố hoãn các công tác chuẩn bị cho Hội nghị này để phản đối việc Nga can thiệp vào Ukraine.
+ khi Nga quyết định đưa quân tới Crimea, Ukraine, nhưng tất cả những công sức của Mátxcơva dùng biện pháp ngoại giao để cản trở phương Tây phát triển kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu như bị “đổ xuống sông xuống biển”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUNG QUỐC, VIỆT NAM, AI NỢ AI?

  • HOA BẢY
  • Nhà cầm quyền Bắc kinh thường tận dụng các phương tiện tuyên truyền cố tình nhồi sọ làm cho dân TQ và nhân dân thế giới nghĩ rằng trong quá khứ họ đã đơn phương giúp Việt Nam chống xâm lược mà rồi VN “bội bạc”(!) (ngay cả một số giáo sư TQ vẫn hay nói với sinh viên VN du học bên đó rằng VN “vô ơn”).
Sự thật ra sao? ơn ai? ai ơn?
 Có phải “ông-anh-đồng-chí” hào phóng và vô tư ban viện trợ một cách “quân tử”, -nói kiểu phương đông truyền thống, hoặc với tinh thần “quốc tế vô sản”, -nói theo ngôn từ cách mạng? Chuyện đâu có đơn giản!
Đã có không ít bài viết đề cập đến chuyện này. Tôi xin mạn phép bổ sung một số ý nhỏ.
Năm 1949, Trung cộng giành được toàn nước Trung Hoa trên đất liền; sau đó chỉ được các nước “xã hội chủ nghĩa” công nhận. Họ rất muốn có được tiếng nói và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Dịp may lớn đầu tiên là hội nghị Genève năm 1954 về chiến tranh Đông Dương -trong đó cuộc kháng chiến của VN là chủ đạo, Bắc kinh được tham dự. (Sự nóng lòng tận dụng dịp may đó bộc lộ không mấy tế nhị và vinh dự trong phiên khai mạc: Chu Ân Lai, trưởng đoàn Trung cộng, tươi tỉnh tiến đến để bắt tay trường đoàn Mĩ -nhưng ông này quay lưng lại). Trong suốt quá trình hội nghị, họ qua mặt VN thương lượng trực tiếp với phái đoàn Pháp, áp đặt ý đồ chia cắt VN. Họ chỉ cần một vùng cách li an toàn cho đất nước họ. Nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, và nhân dân Đông Dương nói chung, có cơ hội, họ cố giương ra một vai trò nào đó trên bàn cờ quốc tế và đã đạt được phần nào.
Việc ra sức hoạt động để vượt ra thế giới không từ bất cứ thủ đoạn nào, tất nhiên có việc lợi dụng VN. Chuyện nhỏ sau đây chứng tỏ họ vừa thâm hiểm và xảo trá, vừa trơ tráo. Năm 1956, trong đêm tối một tàu hàng của Pháp trên đường vào một cảng biển VN để nhận than (do VN trả, nằm trong chi phí mua lại mỏ than ở Hồng Quảng -Quảng Ninh sau này) đâm phải một tàu đánh cá của người TQ chường ra trên luồng tàu đi. Người Pháp vớt các ngư dân lên chăm sóc, đối đãi tử tế, lập biên bản trong đó ngư dân TQ thừa nhận họ đã sai, vi phạm luật đường biển. Thuyền trưởng tàu Pháp mời nhà chức trách VN đến trao trả người và đưa cả biên bản. Phía VN cảm ơn, rồi trao lại cho phía TQ. Bắc kinh nhận người, ỉm luôn biên bản, và lớn tiếng kết tội tàu Pháp đã ngang nhiên hiếp đáp ngư dân TQ(!), đòi công khai xin lỗi và bồi thường. Họ tìm cách để buộc chính phủ Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với họ. Vì mưu đồ thâm hiểm của mình, họ đẩy VN vào thế rất khó xử. Chiếc tàu Pháp bị giữ lại mấy tháng trời. Người thuyền trưởng Pháp cay đắng nói với phía VN: Tôi biết các ông đang phải làm vừa lòng TQ, đằng sau việc này là những toan tính chính trị của họ.
Nhiều người đã nêu rõ lí do vì sao năm 1968 Bắc kinh ra sức ngăn cản VN đi hoà đàm với Mĩ ở Paris. Họ muốn VN “chống đế quốc đến người VN cuối cùng” (cách nói của báo chí phương Tây) một khi họ đang cần vậy cho những tính toán lợi ích của họ. Đến khi Mĩ thực sự sa lầy ở VN, Bắc kinh thấy đã đến lúc chẳng cần che đậy ý đồ thèm muốn bắt tay với “cọp giấy” nữa. Bắt đầu bằng “ngoại giao bóng bàn” và cuộc đi đêm của Kissinger đến Bắc kinh sau “màn kịch đau bụng” của ông ta tại Pakistan. Tiếp đó là màn tổng thống Mĩ Nixon thăm TQ năm 1971, cùng với các cuộc mật đàm, và hệ quả là kết ước Thượng Hải. Trong cuộc “mua bán chính trị” này, Mĩ chỉ được lợi là thêm “đồng minh” chống Liên xô (xưa); còn “chiến lợi phẩm” của Bắc kinh thì chẳng ít, nhưng rõ ràng nhất là việc Mĩ làm ngơ cho TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN năm 1974, và không lâu sau để ngỏ cửa cho họ giành chiếc ghế thường trực Hội đồng bảo an LHQ của Trung hoa dân quốc (Đài Loan).
Có được vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế và được ngồi vào ghế HĐBA LHQ, chính (cố) thủ tướng TQ Chu Ân Lai từng nói với “các đồng chí VN”, không chỉ một lần, rằng nhờ có phần đóng góp quan trọng của cuộc đâu tranh của nhân VN, và họ, TQ, rất biết ơn về điều đó.
Nói về “nợ”, TQ từng “giúp” VN lương thực, trang thiết bị quân đội, vũ khí (chủ yếu là của Liên-xô hoặc do LX giúp Mao đánh Tưởng), ... ; trong khi đó, với VN chính TQ nợ xương máu, nợ “chia cắt đất nước” (chẳng phải Chu Ân Lai đã thừa nhận với Lê Duẩn “chúng tôi đã sai lầm” về vấn đề này sao!), nợ về sự trì trệ, ...
Nếu kể cho rạch ròi thì nhiều thứ TQ “giúp” đã gây hại, trước mắt và về lâu về dài. Chẳng hạn, đưa quân sang giúp làm đường (do TQ đòi đưa quân sang đánh “giúp”, VN phải lảng tránh bằng cách nhờ giúp làm đường) thì tàn phá môi trường, cảnh quan (trong đó có việc đặt mìn tiêu huỷ “hòn đá Liễu Thăng”),-[Xin dẫn thêm một vài ví dụ trong trăm ngàn ví dụ: ở Côn Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi, họ đã đào xuyên ngang dọc quả núi thành đường hầm, hiện cửa vào bị bít, không ai biết họ làm gì trong đó. Nhiều di tích như di tích An Sinh, nơi gần đây mới xây đền thờ các vị vua Trần, hết thảy tượng đá thời Trần đều bị phạt cụt đầu hoặc bắn vào bụng. Ở Ngọa Vân am, không những tháp Phật Hoàng đựng xá lị hoàng đế Trần Nhân Tông và tháp Đoan Nghiêm cổ kính cao lừng lững bị đào rỗng ruột, toàn bộ bài vị trong tháp bị đập cho tan nát, tấm bia Trịnh Căn cho lập để kỉ niệm một lần ông đưa con trai và con gái trèo núi lên chiêm bái vị anh hùng cũng bị đập thành ba bảy mảnh, mà 13 ngọn tháp đứng theo một hàng thẳng tắp chạy thoai thoải xuống phía Tây Nam cách nhau chừng 50 mét một đều bị phạt ngang, phía dưới có một đường hầm lộ thiên đào thông tháp nọ với tháp kia. Họ định phá long mạch của nhà Trần lừng lẫy chiến công chống giặc Bắc, cũng tức là phá long mạch của Việt Nam chăng?], khai thác trộm của cải, thăm dò ngầm tài nguyên, địa thế,... Chẳng hạn, giúp cố vấn Cải-Cách-Ruộng-Đất thì đẩy đến những vụ giết chóc man rợ. (Không kể những vụ “nổi tiếng” như vụ Nguyễn thị Năm, có nhiều vụ “âm thầm”; ví như tại một xã, trong một đêm có sáu người đột tử, cán bộ đội CCRĐ nhận định là tự tử, nhưng bị cố vấn TQ phê phán là kém cảnh giác và khẳng định là do địch bịt đầu mối; sau đó “quả nhiên” đội (phải) tìm ra “địch” đưa ra xử bắn!). Chẳng hạn, giúp “xây dựng CNXH trên miền Bắc” (chẳng phải cho không) thì như khu gang thép Thái Nguyên mà một chuyên gia Đông Âu cùng phe XHCN từng nhận xét là kĩ thuật lạc hậu chính TQ đang muốn thay thế ở nứoc họ, qui mô rềnh ràng tốn đất, năng suất thấp,... V.v... Những món nợ kiểu này, những người VN cả tin phải chịu, nhưng Bắc kinh phủi tay được sao?!
Nữa, năm 1979 Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lăng VN, không chỉ giết hại thường dân mà còn cướp phá –đúng trọn nghĩa của từ này! Những thứ gì không mang về nước được, chúng đốt sạch, phá sạch, đập cho tan nát cả những thứ vụn vặt từ cái ghi đường sắt cho đến đồ dùng nhà bếp. Nhà cầm quyền Trung cộng còn nợ dân VN lời nhận tội và lời xin lỗi; nợ phí “bồi thường chiến tranh” theo thông lệ quốc tế [vô cớ tràn vào đất nước người ta tàn sát, cướp bóc, phá hoại rồi an nhiên rút đi lại tráo trở giọng lưỡi kẻ cường quyền (rằng thì là “phản kích tự vệ”) mà xoá nợ được sao! Còn ép nạn nhân phải “câm miệng”, một trong những điều kiện để nối lại “quan hệ đồng chí”!].
Chưa nói những thiệt hại lộ diện hoặc âm ỉ khoét mòn, trước mắt và lâu dài, mà “ông bạn 16 chữ, 4 tốt” gây ra cho đất nước ta bằng quyền lực mềm và chẳng mềm từ sau khi “bình thường quan hệ trở lại”.
Đã đến lúc, dẫu khí muộn, cần phải cho nhân dân VN, nhân dân TQ, nhân dân toàn thế giới thấy rõ sự thật trắng đen, không để cho Bắc kinh quen lối “vừa la làng, vừa ăn cướp” đầu độc dân nước họ vốn đang bị nhồi sọ chính sách ngu dân và chủ nghĩa dân tộc cực đoan đại Hán, đầu độc dư luận quốc tế. Mà làm việc này trách nhiệm chính là của các phương tiện thông tin chính qui của ta.

Nguồn: Văn hóa Nghệ An

Phần nhận xét hiển thị trên trang

QUAN CHỨC GIÀU KẾCH XÙ - DÂN LÀM SAO DÂN TIN?


QUAN CHỨC GIÀU KẾCH XÙ - DÂN LÀM SAO DÂN TIN?

  •   NGUYỄN DUY XUÂNtăng kích thước chữ
Nguyên tổng thanh tra chính phủ Trần Văn TruyềnNguyên tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền
Vụ biệt thự còn đang nổi sóng thì dư luận lại một phen chấn động trước thông tin ông Trần Văn Truyền khi biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, đã chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người.
Lí giải chuyện này, ông Truyền vẫn khẳng định: “Tôi làm đúng trách nhiệm và đúng pháp luật, đúng nguyên tắc”. Ông Truyền nói không sai. Tất cả đều đúng qui trình, đúng nguyên tắc. Nhưng bất thường ở chỗ, cái sự đúng ấy lại được thực hiện cấp tập chỉ trong có vài ngày ngay trước khi ông nghỉ hưu. Ấy là chưa xét đến con người cụ thể, họ được ông được đặt ngồi không đúng chỗ và đất nước phải gánh lấy hậu quả của cái sự không đúng người đúng việc ấy. Người ta thừa biết ông được gì, mất gì sau những “phi vụ làm ăn” như thế.
Có câu đồng tiền đi liền bát gạo. Nay phải sửa lại là đồng tiền đi liền với chức vụ. Chuyện các sếp sắp xếp bàn cờ dưới quyền một cách ồ ạt chỉ dăm ba tháng, thậm chí ngày cuối cùng, giờ cuối cùng trước khi nghỉ hưu hay nhận nhiệm vụ khác chẳng có gì lạ, nó cũng “xưa như Diễm”. Trên thế gian này chỉ ở xứ mình mới có độc chiêu làm công tác tổ chức cán bộ như thế. Dân gian gọi động thái này là “vét”, vét cho hết vì ngày mai anh đâu còn quyền lực trong tay nữa.
 Những tưởng ông Truyền đơn thương độc mã chống chọi với cơn bão dư luận thì vài ba hôm gần đây, ông lại có bạn đồng hành vốn là cấp dưới cũ. Ấy là ông Ngô Văn Khánh, đương chức phó Tổng thanh tra CP với bản kê khai tài sản cách đây 3 năm (khi ấy ông mới là Vụ trưởng Vụ II) được công bố trên mặt báo gây sốc cho dư luận:
Về bất động sản: – Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, xây 5 tầng và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2 xây 5 tầng.
- Có 1.800m2 đất ở dự án Mê Linh (gần đền Hai Bà Trưng, giá đất thời điểm hiện nay 10 – 15 triệu đồng/m2 – PV).
- Về tài chính: Là cổ đông có cổ phiếu (CP) ở Ngân hàng Quân đội: 104.000 CP; Ngân hàng Nam Á: 27.900 CP; Ngân hàng Đông Á: 18.500 CP; Ngân hàng Liên Việt: 200.000 CP; Xi-măng Công Thanh: 100.000 CP; Công ty CP Thiết bị Bưu điện: 50.000 CP; Trái phiếu 425 triệu đồng; tiền gửi tại Ngân hàng VIB: 7.180.000.000 đồng.
Phó Tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh
Quả thực, người ta không thể tin nổi một ông vụ trưởng lại có khối tài sản kếch xù như thế. Đây mới là phần kê khai “trung thực” thôi. Thử hỏi ông vụ trưởng, bây giờ là đương kim phó Tổng, lương tháng ông bao nhiêu ? Chắc là ông sẽ không “ăn theo” sếp cũ mà bảo rằng có cô em nuôi cho tiền hay mấy anh em họ giúp, người cho cái này, kẻ góp cái nọ, còn ông thì phải lao động cật lực đến thối cả móng tay (!?)
Chuyện giàu có, lắm của nhiều tiền đối với dân là chuyện bình thường nhưng đối với cán bộ nhà nước lại là điều bất bình thường, khiến dư luận quan tâm. Người dân cần sự minh bạch để nếu nguồn tài sản của các vị có được một cách chính đáng thì hoan nghênh còn nếu như…bất minh thì phải nghiêm trị theo pháp luật.
Văn hóa Nghệ An
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc chiến của em Thu Uyên lúng liếng


Cuộc chiến với “ngoại cảm” vừa được hâm lại qua việc em Uyên báo hình tiếp tục “vạch mặt chỉ tên” em Hằng ngoại cảm trong chương trình Trở về từ ký ức số 26, phát sóng trên VTV ngày 16/02/2014.

Vậy là bây giờ cuộc chiến đã diễn ra trên sân khấu của truyền hình nhà nước hẳn hoi nhé! Aha, trước đấy, chúng chỉ mới đánh nhau tưng bừng trên lá cải.

Hồi đánh nhau trên lá cải, thì em Hằng chỉ gián tiếp tham gia cuộc chiến. Tay bo mặt đối mặt với em Uyên, lại là anh sư Triển, còn được gọi là Triển hộ vệ.

Bọn lá cải mồm thối hoăng, đồng loạt gọi các chiêu thức của anh Triển tung vào em Uyên là “đòn đánh dưới thắt lưng”.

Kể ra thì gọi thế là không phải phép với Triển hộ vệ, vì từ trước tới giờ, Triển chưa bao giờ tự coi mình là người "quân tử", và thiên hạ thường vẫn coi anh như trẻ con, dịch ra chữ Hán thì gọi là "tiểu nhân".

Anh vẫn ngồi xổm lên mọi bàn tán, chẳng hề coi đó là một sự xúc phạm. Ngẫm kỹ, thì "tiểu nhân" chẳng qua là một "nhà bất đồng chính kiến" với bọn "quân tử" mà thôi, đéo gì phải ngượng? 

Mà tao đã đéo phải là quân tử, thì tao thích đánh chỗ nào kệ cha tao, đấy là tôi đoán thế nào anh cu Triển cũng lẩm bẩm chửi bọn thối mồm như vậy. ĐKM bọn thối mồm!

Cuộc chiến lá cải diễn ra cũng đến chục hiệp, thì công phu nhất vẫn là cú móc lốp của anh Triển, xoạc một phát, em Uyên lòi ra… 70%  cổ phần Công ty truyền thông Sài Gòn buổi sáng.

Nhưng đời  nào Uyên cô nương lại chịu kém Triển hộ vệ về khoản “dưới thắt lưng”. Cô nương tay tả đón chiêu của Triển hộ vệ, tay hữu thừa cơ tốc váy thân chủ của y, tức là em Bích Hằng ngoại cảm, bằng một bài, tố cáo “Nghi án Phan Thị Bích Hằng hối lộ 400 triệu” đăng lại trên trang nhà (và nước?).

Rằng:

“Trong đợt lũ lụt vừa qua ở miền Trung (nghe nói) bà Hằng đưa 400 triệu đồng đi làm từ thiện. Nhưng thực chất, bà Hằng đi tìm cách "hối lộ" thân nhân liệt sỹ để họ không phơi bày sự thật tìm mộ sai với báo chí.”

Bài thì dài, toàn các thông tin cũ rích, chẳng liên quan quái tới cái tít “hối lộ 400 triệu” ngoài vỏn vẹn hai câu đã trích như trên, vốn là của sáng tác gia “thối mồm”, nhưng được đặt nhập nhèm ngay sau phát biểu của một ông “cán bộ quân đội nghỉ hưu”, ông này nặc danh, có số điện thoại cũng nặc danh luôn, mà cái ông nặc này, ở đoạn trên cũng chỉ à uôm … “cho rằng” … thế lọ thế chai, nào dính líu gì với “nghi án”.

Ấy đấy, quả này mới chẳng hổ danh là đòn “dưới thắt lưng”: Mới chỉ “nghe nói” “bà Hằng đưa 400 triệu đi làm từ thiện” thôi, tức là chưa biết thực hư rằng đứa nào, đem đi đâu, bao nhiêu tiền, ai hưởng lợi? Vậy mà chỉ cần chấm câu một phát là bọn thối mồm đã tìm ra ngay “thực chất” “hối lộ”, cóc cần điều tra đánh án. Ối cụ Bá ơi, thế này thì trời còn sinh ra cụ làm gì nhỉ?

Tóm lại, cuộc động thủ “dưới thắt lưng” của các chiến tướng diễn ra rất hay, mọi nhẽ! Khán quan được dịp vỗ tay luôn luôn.

Tôi thì chỉ quan tâm nhõn chuyện này:

Đó là: 

Hóa ra em Thu Uyên mần báo lại đích thực là bà chủ của cái công ty Truyền thông SGBS, công ty này lại là đối tác dùng tiền của VTV và các nguồn tài trợ để thực hiên chương trình, chương trình này lại do chính em Thu Uyên làm chủ nhiệm. 

Ô hay, thế là thế đéo nào nhỉ, vậy thì, có phải em đang mần mướn cho chính em, nhưng lại được trả bằng tiền của nhà đài và nhà tài trợ? 

Còn về cái chương trình Trở về từ ký ức số 26 nói trên, mặc dù thông tin về hài cốt LS do em Uyên trưng ra chưa đủ để có thể tố cáo sự “độc ác” của em Hằng, nghĩa là chưa thấy công bố kết quả giám định ADN (như chính em Uyên vẫn to còi đòi hỏi ở ngoại cảm), nhưng người xem kịch đã thấy rõ cái bà em dâu của liệt sĩ “đấu tố” chưa tròn vai, còn em Thu Uyên mắt lúng liếng thể hiện đau khổ, oán hận và uất ức còn hơn cả diễn viên chính, là nạn nhân của vụ "lừa đảo".

Ừ thì thôi, thông cảm, máu xương các Liệt sĩ có hạn chứ đâu phải là vô cùng, miếng bánh ấy chẳng dễ chia phần cho "ngoại cảm" nên các em phải tiếp tục cuộc chiến một mất một còn, mặc ai chê đánh “dưới thắt lưng”!

Mà em Hằng, như đã thấy, chắc chẳng còn hơi sức hơi đâu đánh nhau với em Uyên, thôi em Uyên lại phải chịu khó mời anh Triển đến đấu tạm vậy. Nhớ là chỉ nhằm vào chỗ hiểm nhau thôi nhá, thế mới đắt hàng.

Nhưng, đèo mẹ, nếu cô cậu muốn cắn xé nhau thực sự, thì hãy hẹn nhau trước cổng một trường trung học nào đó "mần" nhau cho thoải mái, đảm bảo sau 5 phút sẽ có clip tưng bừng lên mạng.

Chứ ai lại mượn đến cả Truyền hình chính hãng nhà nước, là nơi sử dụng tiền thuế của chúng anh đây...???

Kỳ thấy mẹ!

Nguồn: Lốc Liếc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hội thảo về tiểu thuyết "ma xó" của Kiêu Văn Binh:

fan, của HIM đấy.
( ảnh giả tưởng nhặt trên nét )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm chính khách phải thế!


Phải công nhận là có những ngành như giao thông, y tế, tài chính, công an… thì luôn đối diện với nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội. Đứng đầu các ngành này phải thực sự là những “tư lệnh”. Dư luận gọi ghế bộ trưởng các ngành này là “ghế nóng”.
Nhưng thực tế đã chứng minh, “ghế nóng” hay không cũng bởi người ngồi. Có những người đang làm nguội chiếc “ghế nóng” – nhưng cũng có những người ngồi trên “ghế nóng” mà lại quá nguội!  
Đã có lúc người ta bảo ông Đinh La Thăng chỉ đáng làm đốc công ở công trường, không đáng làm “quan” chỉ vì cái gì cũng xộc vào, tự làm. “Chính khách việc gì phải thế, cứ để lính người ta làm, mình chỉ đạo tầm vĩ mô thôi”.
Những ngày qua, dư luận đã thực sự cảm kích trước sự mạnh mẽ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khi ông có mặt chỉ đạo việc cứu hộ và điều ngay trực thăng chở bác sỹ lên cấp cứu người dân bị nạn trong vụ sập cầu ở Lai Châu. Một việc không quá lớn nhưng thể hiện rằng “dân cần là có mặt”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đến bệnh viện thăm hỏi, động viên nạn nhân trong vụ sập cầu ở Lai Châu.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đến bệnh viện thăm hỏi, động viên nạn nhân trong vụ sập cầu ở Lai Châu.
Chính khách, họ không nhất thiết phải hiện diện thường xuyên, trên tất cả các mặt trận (thực chất là không thể) nhưng họ phải xuất hiện đúng lúc mà người dân cảm thấy cần nhất. Đinh La Thăng xuất hiện trong những lúc như thế!
Trước đó là vụ ông Đinh La Thăng bỏ cả chuyến công tác để nhanh chóng đến hiện trường vụ lật ca nô ở Cần Giờ, TP.HCM tham gia cứu nạn.
Sự xuất hiện của Đinh La Thăng ở đây không phải là sự xuất hiện của một cá nhân mà là sự xuất hiện của một “người nhà nước”, một bộ trưởng. Ai cũng biết, khi hoạn nạn, người ta cần sự chia sẻ như thế nào và một thành viên Chính phủ đã mang đến sự chia sẻ đó. Đó là điều người dân cần, trước hết là về mặt tinh thần.
Bộ trưởng Thăng vẫn giữ thói quen từ khi còn làm ở công trường là không đón giao thừa ở nhà mà đón giao thừa ở… ngoài đường. Năm thì đón ở công trường này, năm thì ông đón ở công trường nọ.
Năm Giáp Ngọ này, ông đón giao thừa ở ga Hà Nội và lên tàu chúc tết, lì xì cho hành khách trên chuyến tàu cuối cùng của năm cũ. Đây là cử chỉ đáng trân trọng. Đinh La Thăng xuất hiện trong thời điểm cần thiết – những thời điểm dễ làm cho người dân cảm thấy ấm lòng.
Năm đầu của nhiệm kỳ, Bộ trưởng Thăng đã “gây bão” bằng hàng loạt các quyết định gai góc, quyết liệt, “trảm tướng” liên tục trên công trường. Sự xuất hiện của một bộ trưởng hành động, trong một thời điểm nào đó đã khiến cho không ít người vốn trì trệ khó chịu.
Đương nhiên, một lĩnh vực dân sinh biến động như giao thông thì không bao giờ yên ắng, xe cộ vẫn ngày ngày nườm nượp, 90 triệu con người thì có 90 triệu tư duy khác nhau khi tham gia giao thông, nhưng dường như trật tự đã được lập.
Đường sá đẹp hơn, người dân ra đường đỡ tắc hơn, các “ông công trình” vốn ì ạch thì giờ lụi cụi làm đúng chức phận của mình là làm cầu, làm đường. Cán bộ ngành giao thông cũng hiểu việc của mình hơn, biết tránh xa sân Golf, biết đi xe bus, biết đi máy bay giá rẻ…
Người ta cảm tưởng mọi thứ quanh ông đều nóng, đều gai góc. Tuy nhiên, có lẽ dòng máu nóng trong con người ông đã làm nguội chính cái ghế ông đang ngồi.
Trái ngược với sự “nóng bỏng” của ông Đinh La Thăng là sự nguội lạnh đến khó hiểu của “tư lệnh ngành” khác. Ngành này cũng nhiều vấn đề tồn tại nhưng lại mang tính chất lịch sử và suy cho cùng không thể “nóng” “thời sự” bằng giao thông, tài chính, công an…
Mới đây nhất là vụ sập cầu treo ở Lai Châu, ông Đinh La Thăng lại là người đứng ra… điều bác sỹ từ Hà Nội lên mà không phải là ai khác.
Chính khách phải có mặt ở những nơi, những lúc dân cần. (Ảnh chụp một gia đình đau đớn vì có con chết vì tiêm vắc xin).
Chính khách phải có mặt ở những nơi, những lúc dân cần. (Ảnh chụp một gia đình đau đớn vì có con chết vì tiêm vắc xin).
Hay như vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị ngày 20/7/2013. Có vị tư lệnh ngành đã không không thể bỏ một buổi lễ để đến thăm, xin lỗi 3 gia đình có con bị chết vì tiêm vắc xin. Có lẽ cũng là vì thật thà không muốn lỡ chuyến bay đã lên lịch từ trước. Dù nơi họp chỉ cách những gia đình đang chịu đau đớn chưa đầy 100 km.
Sự thăm viếng của chính khách chẳng thể làm cho người chết sống lại nhưng sẽ là niềm an ủi của gia đình, làm an lòng dân và như một sự nhận trách nhiệm. Trong nỗi đau, người dân cần sự an ủi, chứ đã ai bắt phải xin lỗi, phải đền bù…
Vậy mà, chính khách lại thực hiện đúng bổn phận của một nhà làm chính sách: Chỉ đạo từ xa cho địa phương làm!
Ngay cả vụ ném xác khách hàng ở thẩm mỹ viện Cát Tường, việc xử lý cũng… lờ đờ. Cả một hệ thống quản lý hùng hậu mà chả thấy “tư lệnh ngành” trảm ai.
Vị tướng không trảm ai thì cây thượng phương bảo kiếm trên tay cũng trở nên hoen gỉ. Khi có sự cố làm dân không yên lòng, thấy sợ hãi, vị “tư lệnh” cần làm một việc gì đó. Hoặc ít ra là hét lên một tiếng, hét thật to, cho dân đỡ sợ.
Vậy nên, suy cho cùng, “ghế nóng” hay “ghế nguội”, không bởi vì ghế mà bởi tại người ngồi.
Hoàng Chiến Thắng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

19/3 xử Blogger – Nhà văn Phạm Viết Đào: liệu có “được” mức án thấp nhất


2Blogger – Nhà báo Trương Duy Nhất vừa nhận mức án 2 năm, thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm của Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Dù sự tệ hại của hệ thống tư pháp nhà nước CSVN có được thể hiện tới đâu qua phiên xử, thì cũng cần bàn tới những khía cạnh khác xung quanh mức án, được cho là nhẹ hơn dư luận hình dung khi TDN mới bị bắt.
Cùng lúc nhận nhiều sức ép không nhỏ, thứ “án bỏ túi” này chắc cũng phải được cân nhắc kỹ. Các sức ép đó là:
- Dư luận phản đối trong, ngoài nước.
- Lại đang lúc cần tranh thủ dư luận sau khi vào Hội đồng nhân quyền và đang đàm phán gia nhập TPP.
- Nội bộ không hẳn thống nhất bắt và bỏ tù TDN. Có thể khi bị bắt, TDN bị cho là người “của” phe nào đó, như Nguyễn Bá Thanh chẳng hạn. Hoặc khi bắt, người ta muốn lần tới thông tin mà TDN có được, hòng giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Nhưng xem ra thông tin họ muốn đã không có, còn vấn đề “phe phái”, thì Nguyễn Bá Thanh hiện đang ở thế thuận lợi, tòa lại diễn ra tại Đà Nẵng, “hậu cứ” của ông ta.
Cho nên, mức án với TDN trong phiên sơ thẩm thậm chí có thể còn mới là sự khởi đầu, để giữ “thể diện” cho nhà cầm quyền, để rồi ở phiên phúc thẩm, nếu những sức ép nói trên vẫn tiếp tục, án sẽ còn nhẹ hơn, “treo” hoặc bằng đúng thời gian giam giữ chẳng hạn.
Nhà văn Phạm Viết Đào (Ảnh: Blog Nguyễn Trọng Tạo)
Nhà văn Phạm Viết Đào (Ảnh: Blog Nguyễn Trọng Tạo)
Với Blogger – Nhà văn Phạm Viết Đào, được biết phiên xử sơ thẩm sẽ được Tòa án Hà Nội mở vào ngày 19/3/2014. Cùng một tội danh, nằm trong Điều 258 như với TDN, nhưng do cơ quan điều tra chưa công bố kết luận điều tra, nên tạm đánh giá trường hợp ông PVĐ có điểm giống và một số thuận lợi, khó khăn khác với TDN như sau:
- Có vẻ như PVĐ cũng bị cho là từng nắm được thông tin hậu trường, liên quan cuộc đấu đá nội bộ. Nếu moi ra được tình tiết này, ông sẽ bị bất lợi.
Tuy nhiên, khả năng này ít, phần vì ở thời điểm này, vấn đề thông tin hậu trường liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm PVĐ và TDN bị bắt nữa.
- Yếu tố Trung Quốc, là điểm khác với TDN. Dư luận cho là PVĐ đã có một số bài viết, thông tin đưa ra “động chạm” mạnh tới TQ quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
- Không phải là người quảng giao, gây chú ý và được trợ giúp nhiều từ người thân, bạn bè như TDN, nhưng PVĐ lại là người ít nhiều có được cảm tình hơn với cơ quan pháp luật khi ông từng là một cán bộ Thanh tra văn hóa, lại thêm ông đang là hội viên Hội Nhà văn VN. Thái độ PVĐ trong quá trình bị bắt, thẩm vấn có thể cũng “ôn hòa” hơn TDN.
- Được xử sau TDN, tức là đã có “tiền lệ”, có nhiều dư luận phản đối; lại xử ở Thủ đô, nơi được quan tâm hơn. 
- Thời điểm bắt ông gần với chuyến thăm TQ của CTN Trương Tấn Sang, nên nó có thể có “ẩn ý” của bên này hoặc bên kia. Sau đó ít ngày, khi ông CTN còn ở TQ, lại có thêm thông tin được tung ra rất có dụng ý, rằng có người trong đoàn gọi điện về là thấy danh sách sẽ bắt thêm 20 blogger nữa.
Còn thời điểm này, giới lãnh đạo HN – những người có ảnh hưởng ít nhiều tới Tòa Hà Nội – lại có vẻ như đang muốn giảm bớt ác cảm, đánh giá xấu về thái độ với TQ. Hai cuộc “tập trung đông người”, tuần hành kỷ niệm những cuộc chiến chống TQ gần đây không bị đàn áp là một tín hiệu cho thấy điều này.
Nếu như không có thêm phát hiện nào mới liên quan “tội trạng” trong quá trình thẩm vấn, thì khả năng PVĐ bị án nặng hơn TDN là khó xảy ra.
Chép sử Việt

Phần nhận xét hiển thị trên trang