|
N
|
ắng.
Gió và đất và bụi
...
Những bánh xe bằng
gỗ nom ám muội như bánh xe luân hồi. Con đường trải dài như vô cùng vô tận. Tiếng
ve miên man níu giữ không gian, thời gian. Nỗi buồn đặc quánh có thể xắn ra được
miếng bánh vô hình ấy khó lòng nuốt trôi. Nó tắc nghẹn ở cuống họng làm nước bọt
đắng ngắt vị xà phòng. Mắt ri rỉ giọt nước muối, vội vàng bốc hơi trong cái
nóng ngập trời, khô ran.
Đôi
bò âm thầm đi, chân khua vào mặt đường đã bị cái nóng biến mầu từ nâu đỏ thành
trắng bợt bạt. Những cặp chân của chúng tung lên để những đám bụi dày đặc phía
sau.
Những
chùm lá khô chết từ đầu mùa chưa chịu rơi xuống đất. Lâu lâu một chú chim đơn độc
đỗ xuống, làm lá rơi rào rào. Những con sâu lông vội cuộn mình nom rất giống một
bông hoa. Thứ hoa quái dị. Cảnh sắc đơn điệu, tàn úa đến nỗi Khải cố tìm một mảng,
một đám lá xanh hai bên đường cũng thật khó khăn.
Mùa
này ở phương Bắc là mùa rừng đang đua nhau trổ lá. Những cây Phách tán hình nắm
xôi trổ hoa tím ngát thấp thoáng triền núi cao, dưới những chỏm đá lóa nắng phản
chiếu ánh mặt trời. Những khe núi mát lành róc rách nước chảy, phía trên vạt
chuối rừng có những đài hoa nhọn hoắt đỏ chói chĩa lên trời. Những đàn ong rộn
ràng kiếm mật. Có cảm giác mật theo cánh ong vương vãi khắp một vùng. Vị mật
ong gay gắt, ngọt nồng nàn đọng ngay đầu lưỡi. Còn trên đầu đang ríu rít đủ loại
tiếng chim. Miền Bắc của anh là cái gì mát mẻ, ngọt ngào tương phản với quang cảnh
khô khát nơi đây... Còn hơn một tháng nữa mới hết mùa khô. Mới đến những cơn
mưa rào hớn hở, những cánh rừng xanh trở lại. Khí hậu mát mẻ, dễ chịu hơn.
Nhưng lại là lúc những người làm nghề đốt than ở trong rừng e ngại. Rất dễ bị sập
lò. Chất lượng than tồi. Và thường than bị rớt giá. Nguy cơ đứt bữa treo lơ lửng
trên đầu. Để sống còn lại phải tìm cơ hội khác. Hiệu quả ít hơn, rủi ro lại nhiều
hơn. Khải không biết tới đây mình không biết sẽ làm việc gì để sống. Anh đã quá
quen cảnh sống trôi dạt nay đây mai đó. Vào những lúc khó khăn lại tặc lưỡi:
" Cùng thì biến, biến thì thông " chẳng biết câu thành ngữ ấy có phải
là chân lý hay không? Hay chỉ là cách tự trấn an của những kẻ có hoàn cảnh và số
phận như mình.
Con
đường đã đi vào lối khó đi. Nó được tạo ra bởi những kẻ làm than và những bước
chân bò. Trên đầu đã rậm dày những tán lá cây của các loài cây có sức sống kỳ lạ
nhờ vào cái rễ chủ đâm sâu vào lòng đất. Cành lá của nó vẫn xanh rờn rợn phủ
lên màu khô xác xơ những trảng cỏ tranh.
Ba
Tô luôn miệng hét to, " Dí " " Thá " đôi bò vừa đi vừa lựa
đường. Bây giờ Khải mới hiểu tại sao cặp bánh xe bò lại cao to đến thế. Chu vi của nó có khi còn to hơn cả loại nong đại phơi
thóc ngoài quê. Đường kính của nó đứng cao hơn mặt người. Trừ cây trục và vòng
đai ngoài bằng sắt còn tất cả ổ và nan hoa đều bằng gỗ. Những nan hoa không
bình thường dóng to như bắp cày.
Vươn
về phía trước vừa to vừa dài như cần cối giã gạo hồi anh còn nhỏ. Chỉ có điều
phía đầu để mắc vạy bò của nó thon nhỏ hơn, Còn
bên phía gầm xe thì to, mập. Cần kéo xe ở giữa, bò đi hai bên. Phải là cặp bò
cân xứng với nhau cả về sức vóc và thể hình mới cặp được với nhau cùng kéo một
xe. Thường là người ta chọn nó đồng một màu lông, một kiểu sừng, cùng độ tuổi của
đôi bò.
Đúng
là kiểu xe địa hình. Bộ khung làm thùng và càng xe bằng gỗ chịu nắng mưa, bất
chấp các loại mối mọt, ký sinh. Bền như sắt nguội. Đôi vòng bánh cực lớn, cực
khoẻ không coi ổ gà, ổ voi là gì. Kiểu xe chỉ ngại dốc cao. Nhưng rừng miền
đông là kiểu rừng mặt bằng thoai thoải. Là bình nguyên, chân của dãy Trường Sơn
hùng vĩ. Những con đường ít trở ngại bởi khe, suối hay vách núi cao, hàn sâu vệt
bánh xe bò chở nặng.
Chỉ
có trở ngại duy nhất là cánh kiểm lâm. Họ đi từng tốp năm ba người. Dao dựa cầm
tay, vai khoác súng R16. Những người gác rừng bất ngờ xuất hiện sau bụi lùm nào
đó.
Đó
là lý do suốt từ ngoài đường lộ người ta lặng ngắt, ngậm tăm không lên tiếng. Cố
gắng giữ để đừng chạm trán với những người canh rừng.
Lệnh
cấm phá rừng ban hành từ đã lâu. Nhưng với lực lượng bảo vệ là kiểm lâm lại quá
mỏng. Người ta vẫn cưa cây, xẻ gỗ, hầm than đến gần hết thế kỷ hai mươi. Cho đến
khi hầu hết những cánh rừng nguyên sinh trơ trụi. Cảnh sắc giống như thảo
nguyên dùng làm bãi chăn thả như sau này ít năm. Cho đến khi tái trồng rừng trở
lại. Nếu như cân đối thu và chi trong việc phá và trồng lại rừng, ngân sách quốc
gia thâm thủng lớn đến nỗi người ta khó tin đó là những thống kê trung thực.
Còn chưa tính đến mối hoạ di hại về môi sinh, môi trường những thế kỷ tiếp sau.
Nhưng
khi đó Khải không ý thức được những tai hại ấy. Anh đã có mặt trong đội quân
đông đảo tàn sát rừng chỉ vì miếng ăn, manh áo không mang một chút tư tưởng hay
lý tưởng nào. Có những nhục nhã, ê chề tủi thân, đôi khi ý thức con người không
kiểm soát được hành vi của chính mình.
Mấy
chuyến trước, đoàn xe chờ than trong đêm cũng bị phát hiện. Tiếng súng nổ chói,
đanh bất ngờ phía chiếc xe đi đầu. ánh đèn pin sáng loá lia dọc ngang. Những xe
sau quất cho bò rẽ ngang, lao bừa vào rừng rậm. Không ai đuổi theo. Sợ một kẻ
cùn đời nào đó nấp sau gốc cây bất ngờ lao ra. Đã từng có những vụ chết người
không tìm ra tông tích. Chẳng ai dại gì xông vào chỗ chết để giữ thứ tài sản
chung chung không phải của mình. Người ta quay ra lượm những tờ bạc từ những
bàn tay đen nhẻm tro than:
-
Chú hai, chú ba. Xin để cho vợ con tôi sống mà!
Những
đồng bạc dính than đen, những lời than não ruột đã làm cho những kẻ thi hành
công vụ động lòng. Không nỡ dồn những con người làm lũ vào chỗ cùng đường để rồi
già néo đứt dây.
Còn
một nỗi sợ hãi lớn hơn: ấy là những tốp người lạ mặt bất chợt gặp trong rừng.
Chúng thường vận đồ đen, hành tung cũng hắc ám như thế.
-
Tàn phỉ trên cao nguyên, tù trốn trại hoặc các băng cướp bị vỡ từ thành phố dồn
về - Chúng lột hết những gì ăn được, mặc được, những thứ đồ dùng cá nhân. Sau
đó chúng trói chân tay, bịt giẻ vào miệng, vứt vào một bụi cây nào đó. Nạn nhân
có thể sống sót nhưng không thể báo cho công an bộ đội tới được. Khi may mắn gặp
người, được giải cứu, chúng đã đi rất xa rồi. Vì thế những người nhát gan và
đàn bà con gái ít khi vào sâu trong rừng. Nơi đó luôn ẩn chứa những tai hoạ bất
ngờ.
Con
đường dẫn tới những hầm than là con đường của những kẻ gan góc hoặc bần cùng.
Thường họ ở luôn trong đó từ lúc dựng lán, đào hầm, cưa cây. Cây nhóm xong, hầm
bén lửa, tham mục, nguội lò họ mới ra đường gọi xe vào chở than. Một đợt như vậy
nhanh cũng mất mười ngày. Có khi kéo dài gấp đôi.
Những
con đường xe hàng chục cây số, đi bộ gần hết cả ngày. Không một bóng dáng nhà
dân, hiếm khi gặp người qua lại. Ăn hết một nắm cơm, uống cạn một tông nước mới
tới nơi.
Nhưng
rồi tất cả cũng quen. Nỗi sợ hãi cũng mờ nhạt dần. Người ta vẫn đi như thể được
sinh ra là để đi và làm như thế. Như không có chuyện gì đáng kể!
Ba
Tô lại ca bằng cái giọng khào khào:
" Chim khôn xuống đất ăn trùng.
Anh hùng thất thế lên rừng đốt than "
Đôi
bò như biết đã gần tới đích bước chân mau hơn, tai vểnh cao, đầu cúi gằm xuống,
căng hết búi cỏ dưới làn da phủ lông vàng mịn. Lúc đầu Khải rất thắc mắc vì sao
họ lại vào sâu trong rừng đến thế. Để đỡ bị kiểm lâm phát hiện chỉ là một phần.
Điều đó có thể khắc phục bằng cách mua chuộc họ. Lòng tham là tính cố hữu có sẵn
của con người từ khi còn là lối sống bầy đàn hoang dã. Biết cách khơi gợi, dẫn
dắt là con thú tham lam thò ra khỏi hang cho người ta dắt mũi.
Phải
vào sâu trong rừng - Cái chính là vì nguồn nước, là nơi có nhiều cây to, cây
suông thẳng dễ xếp lò.
Ai
đã từng thăm quan " chuồng cọp " ngoài Côn Đảo hay hầm giam ngầm ở
nhà tù Sơn La sẽ dễ hình dung lò hầm than kiểu dáng như thế nào. Nó được đào
sâu trong lòng đất, có duy nhất một lỗ thông hơi nhỏ bằng cổ tay ở đỉnh nóc lò.
Trần lò được gác những cái gi bằng sắt. Bên trên lợp tôn. Lớp trên cùng trét bằng
đất bàn luyện nhuyễn với cỏ tranh. Lúc lò Hồng tâm, người ta bịt kín cái cửa
duy nhất vừa để xếp củi ban đầu, vừa để nhóm lửa khi củi xếp xong. Vì vậy hầm
than phải ở nơi gần nước. Phần nữa cũng là để tiện sinh hoạt. Mặc cho đầu nguồn
nước có những thùng phi 200 lít, bên ngoài còn những dòng chữ tiếng Anh. Hồi đó
chưa om sòm vì thứ chất độc màu da cam, người ta thản nhiên coi nó như một
thùng nhiên liệu gì đó từ trên máy bay rớt xuống. Mưa nắng đã làm cho những lớp
sắt tây han rỉ. Có chỗ chiếc thùng bị bục nhìn rõ cả thức bột vàng tươi bên
trong. Màu vàng của nó không khác màu ve để sơn tường. Không biết những thùng bột
quái quỷ ấy còn nằm lại đấy đến khi nào? Hay nó chờ thời gian, nắng mưa tan vào
lòng đất?
Cuộc
mưu sinh hối thúc chẳng ai còn hơi đâu mà để ý đến những chuyện xa xôi, hay
quan tâm đến những điều khác xảy ra xung quanh mà không dính líu tới mình.
Lại
rẽ. Đám rừng trước mặt san sát bằng lăng, dầu và một ít cây gỗ. Cây ở đây phải
có hàng trăm năm tuổi. Bạnh cây to tạo thành từng cái hốc có thể trú nắng, trú
mưa. Con đường vẫn đi sâu thêm vào rừng. Đám cây quá to những thợ hầm than cũng
không ưa thích. Người ta chỉ chọn những cây đủ vòng tay ôm trở lại, cắt khúc chừng
hơn mét dễ mang lên mang xuống khi xếp, khi dỡ lò. Các thứ cây gỗ tốt, rắn chắc,
vân mịn như gỗ như dầu dân hầm than càng ưa. Nó là thứ than vừa nặng cân, mang
vác không hư hao vụn vỡ, càng bán được tiền. Trông nó càng đen lánh, sờ không
dính tay, cháy càng đượm.
Lúc
đầu nhìn những cục than còn nguyên cả khúc như vừa cưa ở cây ra, Khải không hiểu
người ta làm cách nào để khúc cây chuyển thành than còn nguyên vẹn? Có khúc còn
nguyên cả lớp vỏ cây bên ngoài, như không hề hư hao, chỉ nhỏ sắt lại, nhẹ hơn
khi nó còn tươi.
Đến
khi tự tay mình nhóm lò, nuôi lửa, canh chừng khói lên anh mới thấy hết sự cầu
kỳ, cẩn trọng, chăm chú của nghề hầm than. Phải đốt thế nào cho lò vừa đủ nhiệt,
khói lên đều. Để những khúc cây được cưa bằng bặn cháy từ từ, cháy ngấm ngầm
không ra thành tro. Phải khống chế được thời gian, phải cầm được lửa. Cháy
nhanh quá có thể nổ sụp lò vì áp suất trong lòng hầm than quá lớn. Cháy chậm
quá, nhiệt không đủ để than ngấm vào từng lõi khúc cây than sẽ sống. Rút cục
thì tro bụi thì nhiều mà khúc than vừa xấu vừa được ít. Không biết nghề đốt than
này có tự bao giờ? Nhưng Khải biết những người tìm ra các hầm than là những người
rất kỳ cựu. Phải có sức khoẻ đã đành, còn phải có sự minh mẫn nhanh nhẹn. Chỉ cần
ngửi mùi khói, nhìn ánh lửa lên ở chỗ tăm lò người có nghề biết ngay là hầm
than có được lửa hay không? Ban đêm từ chỗ tăm lò phụt lên ngọn lửa xanh rất đẹp.
Nó giống như ánh lửa hàn ôxitylen, hay ngọn lửa đốt bằng cồn. Cả một vùng ngập
tràn một mùi thơm hăng hắc, cay nồng dễ gây nghiện. Đặc biệt là xung quanh
không một con muỗi nào lai vãng. Những người đốt than nằm chen chúc nhau trong
một cái chòi giống kiểu nhà sàn ngoài Bắc. Chỉ có điều sàn rất thấp chỉ cao hơn
mặt đát vài gang tay. Kiểu sàn như thế chỉ cốt tránh khí nặng từ đất bốc lên
nhiễm cảm. Mái chòi cũng chỉ lợp sơ sài, che sương. Ban đêm nhìn lên trời, qua
lớp mái vẫn thấy những vì sao lấp lánh. Hình như bầu trời ở miền đông này rất gần
mặt đất. Thấy sao trời to hơn, sáng đẹp hơn bất cứ nơi nào Khải đã từng qua...
Ba
Tô cho bò dừng lại. Đã nhìn thấy mấy hầm than bên kia con suối. Có hầm không thấy
khói lên, cửa lò đã mở. Đấy là hầm than đã nguội đang chờ bốc xếp. Có hầm đang
nghi ngút khói vì mới nhóm. Những người đàn ông cởi trần, lưng mồ hôi loang
loáng đang đi đi lại lại, vẻ đợi chờ. Thấy xe đến họ vội vã chạy lại tháo xe
cho bò uống nước, ăn cỏ.
Ba
Tô lấy từ trên xe cái bị đan bằng cói đi vào trong chòi. Khải gọi người mang
bao ra đóng than. Đêm nay khi trời tối hẳn anh lại theo xe ra ngoài đường lộ đổ
than cho vựa. Rồi lại trở vào, cưa cây, rồi ngủ, đi ra lại đi vào. Ngày nọ nối
tiếp ngày kia của nghề đốt than cực nhọc.
Nếu
biết trước được sau cả ngàn cây số vào tới đây để chọn một công việc nhàm chán,
vô nghĩa như thế này chắc là anh đã không thể ra đi. Nhưng mọi việc đã lỡ. Anh
cần phải sống phải tồn tại. Trước mắt Khải không còn cách chọn lựa nào.
ó
ó ó
"
Rất khó nhận ra bộ mặt con quỷ trong bộ dạng con người. Đó là quỷ nhập tràng
thường trà trộn nhân gian. Một sơ hở nào đó của thượng đế chúng lẻn xuống đầu
thai, mang hình hài và nét mặt con người. Nó nguy hiểm ở chỗ nó mang tính quỷ
những lại không mang hình dáng quỷ. Thường khi nó lại khôn ngoan, láu lỉnh,
khéo léo, hơn cả con người. Nó thù dai, độc địa không biết đâu mà nói ".
Khải đã đọc trong một cuốn sách của tác giả nào đó qua bản dịch văn học nước
ngoài. Khi ấy anh chỉ nghĩ ông ta là một nhà văn giàu óc tưởng tượng. Hoặc là
con người có nhiều nỗi đắng cay mà sinh ra chua chát với cuộc đời. Quỷ cần chi
phải mượn mặt người? Chúng cứ nhọn mũi, tai to, mình đầy lông lá, miệng như chậu
máu, đầu mọc đầy sừng chẳng dễ doạ nạt người ta hơn sao? Cần chi phải mượn
khuôn mặt giả dối, nhĩn nhặn, dễ coi của con người. Để cái ác giảm thiểu sự
hung ác của nó?
Nhưng
Khải đã lầm. Cái ác chân thật chỉ gây nên tội lỗi một cách trắng trợn mà người
đời dễ nhận ra và dễ tránh.
Còn
cái ác biết âm mưu, biết dối gạt, biết che dấu mới là đáng sợ. Ngay hôm gặp Huệ
ở nhà Lân, y vẫn nói nói cười cười. Y lảng tránh không đả động gì đến chuyện
riêng của hai người ngoài Bắc. Y làm như mọi việc xưa nay đều tốt đẹp và không
có gì xảy ra giữa Khải và y. Như ngày nào cả hai là đôi bạn thân suốt thời gian
đi học phổ thông. Thậm chí y còn bảo Khải mới vào có cần gì y sẵn sàng san sẻ.
Cần mua sắm gì y sẽ cho Khải mượn tiền, khi nào có trả y sau. Trước mắt y cũng
không tiêu gì đến, vài năm nữa y mới trở ra Bắc, y sẽ lấy tiền sau. Lúc đầu Khải
tỏ ra dè dặt. Không lẽ y dã thay tính đổi nết, trở nên con người khác? Con người
đã từng làm cho hạnh phúc gia đình anh tan nát. Khải vào vòng lao lý cũng một
phần khởi từ tâm địa của y. Hay là biến cố nào đó trong cuộc đời đã biến hắn
thành con người khác? Không có ai là người tốt suốt đời, cũng không ai là kẻ xấu
chung thân. Tốt hay xấu phần nhiều do hoàn cảnh, do những mục đích sống tạo
nên? Y nói với mọi người rằng: Con người y ưa sống tình cảm và rất hay cả nể. Y
thích tự do, phóng khoáng nên ngành tư pháp gò bó, khắc nghiệt không hợp với
mình. Y đã tự nguyện rời bỏ nó vào đây tìm cơ hội đổi đời với nguyện vọng có ý
nghĩa hơn: Một cuộc sống tự do, thoải mái. Không phải đau đầu buốt óc trong cuộc
bon chen giành dựt ở chốn quan trường. Được sống như lòng mình muốn. Không bị kẻ
khác giật dây bóp méo tính cách và tình cảm. Nếu quả điều hắn nói là sự thật
thì hắn là một tên đáng nể trong cuộc đời này. Bởi làm được những điều ấy không
phải là chuyện dễ dàng. Trước lúc Khổng Minh Không trở ra thành phố, Huệ còn
nói:
-
Ông cứ yên tâm đi. Ông Khải về đây với chúng tôi là về giữa lòng bè bạn, ông
không phải lo. Khi nào có điều kiện rảnh ông lên chơi.
Lúc
đó Khải rất cảm động. Con người anh dễ tin, dễ yêu và không thích thù hận. Dù
có mâu thuẫn, khúc mắc với ai điều gì, anh dễ dàng bỏ qua. Coi như đó là chấp
nhận tự nhiên, bản tính của con người. đó là điểm mạnh và cũng là yếu điểm của
Khải. Nó giúp anh sống thanh thản, bao dung với xung quanh. Nhưng nó cũng làm
anh mất đề phòng, cảnh giác. Như khi người ta đi trên đường gặp phải chỗ lầy chỗ
thụt cần phải tránh cho xa. Kẻ ác gây hoạ một lần, cần phải để lâu trong gan
trong ruột. Nếu cần sống để bụng, chết mang theo. Khải lại quên điều đó.
Khi
đã bỏ chỗ Lân đi, Khải mới thấy ân hận. Đáng lẽ thấy Huệ ở đấy anh phải tìm đi
nơi khác. Chính Lân đã chỉ đường mà Khải không muốn. Anh ta nói:
-
Tớ đang cần người, cậu ở đây thì hay quá. Nếu cảm thấy không hợp, tớ sẽ đưa xuống
chỗ ông Cơ người nhà của cậu. Chỉ có điều chỗ ông ấy ở là Doanh trại quân đội,
sinh hoạt không được tự do thoải mái như ở đây!
Ông
Cơ là con bác, Khải con chú. Đó là tình ruột thịt. Chỉ có điều lâu ngày anh em
không được gặp nhau. Không hiểu cuộc sống của ông ấy hiện tại thế nào. Nghe nói
ông ấy làm khá to, đưa cả vợ con vừa mới ở Bắc vào. Ông đi bộ đội từ hồi Khải
còn học phổ thông. Sau ngày giải phóng miền nam ông Cơ có về Bắc mấy lần. Nhưng
khi đó gia đình Khải đã rời đi nơi khác còn anh vẫn từ nơi tăm tối chưa về.
Không biết sau khi về nhà nghe hết mọi chuyện, ông ấy có cảm thông với mình
không? Nếu mình công thành danh toại gặp lại anh em sẽ thắm thiết là lẽ đương
nhiên. Thất cơ lỡ vận như bây giờ gặp nhau chắc gì đã vui vẻ? Sự đời thường người
ta phù thịnh, mấy ai phù suy? Lẽ sống ấy nhiều khi xảy ra trong tình ruột thịt.
Nếu anh có phận, có danh, có địa vị, tiền tài mọi người đều muốn gần, quý trọng
anh hơn là anh chẳng có gì. Mà Khải bây giờ ngoài hai bàn tay trắng, anh chỉ
còn gánh nặng của quá khứ sau lưng. Không phải ai cũng dễ dàng thông cảm và
giúp đỡ mình. " Ta thà ăn mày thiên hạ, còn hơn ăn mày anh em ". Một
người không có bao nhiêu lòng tự trọng như lão Chỉ còn biết nói như vậy. Huống
hồ Khải đã từng thấm thía niềm cay đắng, bẽ bàng giữa những người ruột thịt. Những
người đáng lẽ ra phải đưa tay đỡ anh dậy những khi vấp ngã, vì đó là tình ruột
thịt. Nhưng họ đã quay mặt đi, xử sự không bằng người dưng. Thậm chí thấy
" Trâu ốm đã vội cầm dao ".
Những
ý nghĩ ấy thoáng qua rất nhanh trong đầu, nhưng Khải phải giữ kín trong lòng. Đấy
là chỗ đau anh không muốn để ai đụng tới, có hay gì vạch áo cho người xem lưng?
Anh chỉ nói:
-
Được anh giúp vậy là hay lắm rồi. ở đâu cũng phải làm, phải ăn. Dù là tình ruột
thịt cũng không nên trở thành gánh nặng cho ông ấy. Hơn nữa, kỷ luật quân đội
cũng có cái khó. Vợ con ông ấy đã đành thêm tôi nữa chắc ở đơn vị người ta cũng
ngại. Hôm nào có điều kiện rảnh rỗi, xin anh cho nghỉ mấy ngày tới thăm anh ấy
thôi.
Lân
cởi mở:
-
Vậy thì được, cậu ở lại đây. Thời gian này đang gấp rút chuẩn bị nơi ăn, chốn ở
anh em. Thời gian nữa vãn vãn công việc mình sẽ bố trí hai anh em cùng đi. Mình
trước cũng là quân của ông ấy mà, cũng lâu không được gặp.
Vùng
đất mới này, Khải để ý thấy hình như có một quy định chung bất thành vănấy là
người ta không tò mò đến đời tư của nhau. Không ai hỏi anh vì sao lại đến đây?
Có mục đích gì? Người tứ xứ quần cư. Đủ cả Trung , Nam ,
Bắc nhưng không ai tò mò thóc mách. Có lẽ là do số phận chung, mà mọi người gặp
gỡ. Không ai muốn phạm vào chỗ đau của ngời khác, mà không ít thì nhiều, ai
cũng mang nó sau cái vẻ tự nhiên, tự tại của mình. Ngay cả đến Huệ, không lần
nào y đả động đến đời tư của Khải. Y làm như không hề biết gì, hoặc là biết tất
cả mọi biến cố cuộc đời anh không cần dò hỏi thêm gì nữa.
Khải
cũng không hỏi vì sao y có mặt ở đất này. Anh không tin là y chán chường công
danh địa vị thích tự do phóng túng mà dứt áo ra đi. Một kể hiếu thắng, hiếu
danh từ hồi con ngồi trên ghế nhà trướng không dễ dàng từ bỏ một chỗ ngồi có thứ
bậc cao trong xã hội hiện thời.
Mãi
về sau khi trở ra miền Bắc Khải mới biết sự thật. Người ta đã châm chước và bỏ
qua cho y nên Huệ mới thoát khỏi ra toà. Bản tính nhăng nhít, quen nết của y đã
cướp đi cuộc đời một cô gái trẻ. Cô đang học trường y ở ngoại thành Hà Nội. Cô
gái không hề biết y đã có vợ, có con. Quan hệ đôi bên kéo dài hơn một năm trời
cho đến khi cô có bầu với Huệ. Cô giục y làm đám cưới vì cha mẹ cô rất nghiêm
khắc với con, không muốn hai người kéo dài tình trạng không chính thức. Y dối
quanh. Đến mức gia đình cô phải lần tìm ra sự thật. Không chịu nổi sự giả dối y
mang lại cho mình và sự chì chiết của gia đình, cô đã kết thúc cuộc đời mình bằng
hai chục viên thuốc ngủ. Gia đình cô đâm đơn kiện y. Nếu không có ông chú ruột
y đang làm trên tỉnh có lẽ y đã phải hầu toà. Huệ không mang án phạt nhưng y
cũng bị trừng phạt xứng đáng. Một kẻ từng đi quyến rũ vợ người lại bị chính vợ
mình ruồng bỏ. Vợ y làm đơn ra toà và y buộc phải chấp nhận. Giờ đây số phận y
cũng không hơn gì Khải. Dù y chưa hề phải ăn cơn cân, mang áo số ngày nào. Bộ mặt
y cũng không còn vẻ dương dương tự đắc, tự thị đến kinh thường mọi sự, mọi người
như ngày nào.
Khải
chỉ nghĩ sự thay đổi đó là do từng trải theo thời gian mà có. Như một quy luật
của sự đổi thay: " Con người sống là quá trình tự hoàn thiện mình ".
Anh không hề biết những điều vừa kể. Còn y, thì không hề hé răng.
Hai
người sống chung nửa năm trời như vậy. Như những người quen tự lâu, lại như chẳng
biết gì về nhau cả.
Cho
đến hôm Lân đưa từ thành phố về một cô gái giúp việc nhà. Cô gái có cái tên chẳng
con gái chút nào: Soái! Một cái tên gây gổ, rất đàn ông, trái ngược với bề
ngoài đằm thắm của cô. Cô nói cô đã lập gia đình. Người chồng là một gã đàn ông
vừa lỗ mãng vừa vũ phu. Gã đánh vợ như đánh kẻ thù chỉ vì cô không kiểm đủ tiền
cho gã cờ bạc, rượu chè. Ghen tuông như gã chỉ có một trên đời. Ra đường gặp
người quen chỉ chào hỏi nhau cũng là cái cớ để gã bẻ hành bẻ tỏi. Đánh đập cô
thâm tín mặt mày. Thở than với bạn gái cho vơi tâm sự hắn kết cho cái tội bêu
riếu chồng. Hắn lại đánh cho thừa sống thiếu chết. Cô làm đơn ra toà, nhưng toà
kéo dài thời gian hoà giải. Gia đình cô lại là gia đình đầu óc thủ cựu: Con gái
lấy chồng sướng khổ sống chết vẫn phải theo chồng, như thuyền theo lái. Không
còn nơi nào trông cậy, nửa đêm cô tìm đường bỏ nhà ra đi. Thân gái đường xa, cô
đã gặp bao nỗi đau lòng...
Khổ
một nỗi nhìn bề ngoài không ai nghĩ cô là người từng trải qua cảnh khổ. Vẻ xinh
xắn, tươi tắn của cô như thể có được từ cuộc sống đủ đầy, mãn nguyện, từng được
cưng chiều. Đôi mắt luôn lấp lánh niềm vui, cặp môi mọng như thể sinh ra để đón
chờ hạnh phúc.
Bà
Long là người cả nghĩ và hay lo xa, Bà không tin vào lời Soái kể. Bà nói riêng
với con trai:
-
Tôi nghe chuyện nó cứ thế nào ấy. Có cái gì không thật, uẩn khúc ở bên trong.
Anh nên cẩn thận, kẻo rồi tan của nát nhà.
Lân
vội nói:
-
Mẹ cứ lo xa quá làm gì. Tốt xấu mặc người ta, con không cần biết. Miễn là nó
làm được việc. Con trả công thế thôi. Có gì mà mẹ phải ngại.
Miệng
nói thế những trong bụng Lân thấy mẹ có lý. Về nhan sắc Lân thấy cô ta ăn đứt vợ
mình. Cả về khuôn mặt, làn da lẫn dáng người. Tính cách cũng sắc xảo có nét mặn
mà. Nếu coi trọng hình thức bề ngoài Soái nổi bật bên vợ anh. Cho dù phân biệt
chủ, tớ hai người đàn bà khó sống chung dưới một mái nhà. Dễ gây ra sự hiểu lầm
tai hại không đáng có. Mà lúc này đây mối quan tâm hàng đầu của Lân là củng cố
chỗ đứng vừa được cất nhắc. Anh còn nhằm những đích cao hơn. Khi người ta có chỗ
đứng cao hơn, cũng có nghĩa là quyền lợi nhiều hơn. Và khi có lợi có quyền muốn
gì cũng được? Soái, đâu phải vì tình ý gì mà anh đưa về đây? Chẳng qua nông trường
vừa thành lập đang thiếu người. Cũng là cách giúp người trong lúc khó khăn. Dù
cô xinh đẹp thế nào thì cũng là: " Nứa trôi sông không dập cũng gãy
". Anh chẳng quan tâm. Anh định để Soái giúp việc nhà để vợ anh rảnh tay
lo việc cơ quan. Thấy mẹ nhắc thế, anh liền chuyển cô về tổ vườn ươm. Công việc
ấy có lẽ cũng hợp với tác phong mau mắn, lanh lẹ của cô.
Hai
dãy nhà lợp tôn, cột gỗ nhiều gian chạy song song nhau. ở giữa là khoảng sâu, hẹp.
Một dãy dành cho những người có gia đình, vợ chồng con cái ở một dãy dành cho hộ
độc thân. Mỗi phòng hai chục mét vuông được ngăn cách bởi cót, nẹp bằng khung gỗ.
Phía cuối dãy nhà là khu giếng nước, nhà tắm công cộng. Khuân viên có nét hao
hao giống các khu nhà công trường ngoài Bắc. Lại rất giống khu gia binh thời Mỹ
ngụy. Nó mang tính cách tạm bợ nhiều hơn là dùng cho sinh hoạt, sinh sống lâu
dài. Cột gỗ mới dựng mà chi chít lỗ mọt. Từ trên mái nhà mạt gỗ từ những thanh
xà ngang dọc rơi xuống lả tả. Dãy dành cho các hộ gia đình gần như đã kín các
phòng. Những cặp vợ chồng mang theo đủ nam phụ, lão ấu từ Bắc vào. Những gia
đình người Huế, miền tây Nam Bộ. Suốt ngày ồn ã đủ giọng, thanh điệu của cả ba
miền. Thật hiến nơi nào đa thanh, đa sắc, nhiều cảnh ngộ của mọi hạng người như
ở nơi đây. Nhưng để ý kỹ thấy họ có một nét chung rất giống nhau. Đó là vẻ
nghèo khó, nét vất vả hằn trên khuôn mặt.
Nông
trường được cấp một máy phát điện nhưng thiếu thợ vận hành. Máy móc từ thời ngụy
để lại thiếu phụ tùng nên chạy rất tậm tịt. Chỉ khi nào nông trường có hội họp
mới có điện thắp sáng chừng đôi ba tiếng. Sinh hoạt về đêm chủ yếu vẫn thắp đèn
dầu. Chỉ có văn phòng làm việc mới thắp đèn măng sông.
Khoảng
trống giữa sân người ta cũng gắn loa truyền thanh trên một cây cột cao vượt mái
nhà. Đài truyền thanh của nông trường vẫn chạy ắc quy. Tiếng loa ọ ẹ, chập chờn
như người ngạt mũi. Lại thêm âm thanh hỗn tạp từ các khu tập thể nên nghe đài
mà chẳng rõ người ta nói những gì. Nó mang tính hình thức cho đủ bộ lệ nhiều
hơn là để phục vụ thiết thực. Phải một thời gian khá lâu mới quen được không
khí ồn ào hỗn tạp ở đây. Mặc dù anh cũng đã từng sống trong những hoàn cảnh chật
chội và thiếu thốn hơn nhiều. Khung cảnh tự nhiên gây cho người ta cảm giác bồn
chồn, bất an. Không để tâm được để suy nghĩ điều gì chín chắn. Vừa hời hợt, chấp
chới pha chút gì đó như là hoang mang, sơ sài.
Những
hôm có xe cá lạnh từ thành phố chở lên, hay nông trường thịt con trâu hoặc con
bò thật đúng như chợ vỡ. Người lớn trẻ con mang thùng mang chậu gõ khua inh ỏi.
Như kiểu xua đuổi gấu ăn mặt trời ngày nhật thực. Rượu say có kẻ leo lên mái
nhà đạp tôn ầm ĩ tới tận khuya. Anh tự hỏi không biết đây có còn biểu hiện sự sống
của con người nữa không? Có cái gì đó giống như thác loạn, bất cần đời, bất cần
đến ngày mai.
Phòng
có bốn giường cá nhân, nhưng mới chỉ có ba. Ngoài Khải ra là Huệ và một anh
chàng nữa người miền Tây. Anh ta nói quê đâu ở Cần Thơ hay An Giang gì đấy
nhưng lên thành phố từ hồi nhỏ kiếm sống theo cha mẹ. Ba má anh mất đã lâu. Anh
ta vất vưởng bờ sông, cuối phố cho đến ngày người ta gom đưa về đây. Hầu như anh
suốt ngày say sỉn, khi khóc, khi cười, lúc lại ca cải lương. Người lúc nào cũng
rũ ra như tàu lá héo, mắt đỏ ngầu, miệng rớt rãi.
Hụê
thì đi suốt ngày. Đến khuya mới về. Phòng bên cạnh là hai cô gái. Một cô người
An Giang mới xin vào làm ở cùng với Soái. Họ cùng làm ở vườn ươm.
Anh
chàng người miền Tây lúc nào cũng cởi trần, áo vắt vai. Anh ta không quan tâm đến
những người đàn bà xung quanh. Lúc nào cũng có câu cửa mịêng: " Đàn bà là
giống trằn tinh " Thường quạu cọ với hai cô gái gần phòng mỗi khi giáp mặt.
Các cô cũng sợ gã và lảng xa như gã có bệnh cùi.
Chỉ khi nào gã mò ra quán nhậu các cô mới dám bước vào phòng ở của Khải. Mỗi
khi tới, hai cô cùng rủ nhau, không tới một mình. Những câu chuyện xoay quanh
công việc, sinh hoạt ở nông trường. Chuỵên làng xóm quê hương. Họ đều là những
kẻ xa nhà thiếu thốn tình cảm muốn có người sẻ chia tâm sự. Hoàn toàn không
mang ngụ ý gì.
Vậy
mà Huệ khó chịu ra mặt. Y tìm cách tiếp cận, săn đón luôn bị các cô tránh mặt.
Trong khi đó họ lại có cảm tình với Khải. Điều này làm y tức tối. Y không biết
rằng tâm trạng Khải lúc này anh không để ý tới chuỵên đó. Anh đã quá nhiều chua
chát trong chuyện tình duyên. Lúc này đây anh chưa sẵn sàng đón nhận tình cảm mới.
Khải
đủ tỉnh táo để biết rằng: Cái thời chỉ cần hai đứa yêu nhau, một túp lều tranh
hai trái tim vàng đã qua lâu rồi. Có chăng nó chỉ còn trong ý nghĩ lãng mạn, viển
vông của các nhà thơ, các nhạc sĩ. Tình yêu thời nay cũng cần có đủ phương tiện.
Giống như máy bay cần có đường băng, tên lửa cần bệ phóng. Nếu không nó sẽ chẳng
đi tới đâu. óc thực dụng là một thực tế đáng buồn đang ngự trị trái tim con người
sau cả thời kỳ nhiều ngộ nhận và ẫu trĩ.
Hàng
ngày phải sống chung với một kẻ mà mình không ưa quả là một cực hình. Không chỉ
là nỗi khổ đồng sàng di mộng. Con người y luôn tiết ra thứ chất chẳng ra người
làm Khải thấy lợm mửa. Một đêm đang say giấc anh chợt thức vì phòng bên có tiếng
kêu thất thanh. Khải lần tìm cây đèn pin soi quanh phòng mình. Giường bên đối
diện với anh không thấy Huệ. Nhìn ra thấy cửa mở tung. Vừa lúc Huệ từ bên ngoài
chạy vào. Trên người y mặc độc chiếu quần đùi, mồ hôi túa ra như tắm. Bên phòng
Soái đã thắp đèn sáng, người từ các phòng bên đổ xô lại. Hai cô gái kể cho mọi
người nghe có kẻ đột nhập vào gian phòng. Bên ngoài cửa cái khoá giây đã bị kẻ
nào đó dùng kìm cắt đứt. Có người nói có trộm lẻn vào ăn cắp đồ. Cũng có người
thì thào vào tai nhau: " Không phải ". Khải biết ngay đã xảy ra chuyện
gì. Anh nói đủ cho Huệ nghe:
-
Tao không ngờ mày lại đổ đốn ra như thế. Không còn cách nào nữa hay sao mà giở
trò khốn nạn thế?
Y
không nói gì, làm như không nghe thấy chui vào màn ngủ. Nhưng từ sau buối ấy,
Khải thấy y cứ lấm lét nhìn trộm mình như chó ăn vụng bột. Không biết y còn âm
mưu gì nữa?
ó
ó ó
Khu
vực được giao của nông trường hiện nay gồm cả diện tích một đơn vị bộ đội bàn
giao lại. Đó là những vạt cao su mới trồng mọc đầy cỏ mỹ, cỏ tranh mùa này khô
xác rất dễ bén lửa. Khải đang cùng một tốp công nhân dựng chòi phòng hoả. Anh
đang ở trên cao chót vót, có tiếng người gọi vọng lên. Nghe rõ tên mình, Khải lần
bậc thang tụt xuống.
Sáu
Tơ nói:
-
Giám đốc có lệnh mời anh về ngay nông trường bộ!
Khải
hỏi:
-
Có việc chi vậy anh?
-
Tôi đâu có biết, thấy ông Lân nói vậy. Anh về luôn đi. Sẵn xe tôi chở luôn.
Linh
tính báo cho Khải có chuyện chẳng lành. Nhưng anh vẫn ngồi sau xe Hon Đa theo
Sáu Tơ về nông trường. Trận cuồng phong như đoàn ngựa hoang cuốn trên đường. Bụi
đỏ, lá khô cuộn lên từng đám không mở được mắt. Hình như Sáu Tơ nói một câu gì
đó, lời nói chìm trong gió Khải không nghe tiếng. Anh cũng không hỏi lại.
Xe
chạy đến cổng nông trường bộ Khải nhìn thấy có hai chiếc xe tải thùng rất cao
tre kín bằng lưới B40. Trên xe lố nhố người nghé mắt nhìn ra đường. Phía sau một
chiếc U oát có mấy người mặc cảnh phục mang súng AK. Bên vệ đường một người đeo
súng ngắn đang gọi máy bộ đàm đi đâu đó.
Cảnh
tượng này Khải đã thấy một đôi lần từ ngày anh về đây. Lâu lâu có đợt công an,
bộ đội, kiểm lâm lập đội kiểm soát liên ngành đi truy quét dọc tuyến quốc lộ
này. Những người đứng trên thùng xe che lưới kia là những kẻ vi phạm hoặc tình
nghi một việc phạm pháp nào đó đang chờ đưa về huyện công an. Không riêng gì ở
địa phương này. Những biện pháp an ninh như vậy kéo dài trong cả nước nhiều
năm. Trước tác động của chủ trương " Giá, lương, tiền" với cuộc sống
còn nhiều khó khăn. Một bất cập sau ngày Bắc Nam thống nhất, chưa chuyển sang thời
kỳ đổi mới vào các năm sau đó.
Nó
có mặt tích cực trong việc củng cố chính quyền. Trấn áp phản cách mạng, ngăn ngừa
tội ác hình sự. Nhưng cũng làm tổn thương không ít người lương thiện nếu họ oan
sai.
Khải
vừa vào đến phòng thường trực một trung sỹ hỏi anh ngay:
-
Anh có phải là Nguyễn Đình Khải ?
-
Vâng đúng tôi.
-
Yêu cầu anh lên xe về huyện chúng tôi có chuyện muốn gặp.
Khải
sửng sốt:
-
Thưa tôi bị bắt về tội gì?
Người
kia cau mặt:
-
Lên đó anh sẽ rõ.
-
Tôi đề nghị các ông cho tôi gặp giám đốc, sau đó tôi sẽ theo các ông.
Người
cảnh sát xua tay:
Việc
này không liên quan gì đến nông trường. Chúng tôi đã làm việc với ban Giám đốc
rồi, anh có gặp cũng thế thôi. Yêu cầu anh chấp hành nghiêm chỉnh.
Khải
không biết nói sao nữa, mặc dù anh cũng chưa hiểu đã xảy ra chuyện gì, đành
theo họ ra xe. Đám đông công nhân đang tò mò đứng xem Khải thoáng thấy Huệ đứng
trong số đó. Hình như y nhếc mép cười. Bắt gặp cái nhìn nảy lửa của Khải y vội
lùi về phía sau. Trực giác như mách bảo Khải trong việc này có bàn tay của y. Một
kẻ luôn lấy âm mưu làm lẽ sống như y sẽ không từ thủ đoạn nào để gạt bỏ trở ngại
trên đường sống của mình. Nhất là sau việc đáng xấu hổ của y đêm vừa rồi. Mình
với nó không thù không oán, không cạnh tranh quyền lợi, cớ sao nó cứ lằng nhằng
bám theo ám hại mình? Hay là kiếp trước mình có điều gì không phải hoặc mắc nợ
nó? Không hẳn là nỗi oán hận, một nỗi buồn tê dại làm Khải điếng người. Anh
không nhớ mình đã trèo lên xe bằng cách nào, dọc đường xe đỗ bao nhiêu lần để
gom củi của dân bày bán hai bên đường Khải cũng không để ý.
Anh
làm như một cái máy cùng hơn chục con người bốc củi lên xe, quên cả việc từ sớm
tới giờ chưa ăn thứ gì vào bụng. Bình tĩnh lại Khải tự trấn an: Có lẽ kiếp nạn
trên đường đời của mình chưa hết. Con đường ảm đạm tăm tối vẫn còn. Dù sao mình
cũng phải vững lòng tin ở bản thân đã không làm điều gì tồi tệ. Sớm muộn gì tai
hoạ có đến đâu rồi cũng sẽ qua.
Khải
gặp Ba Tô trong đợt cùng bị gom về Huyện. Sau này khi được tha về Ba Tô rủ anh
cùng đi hầm than.
Một
người nữa Khải không ngờ gặp lại: Khúc Khắc Điều. Con người có cái tên không giống
ai, rất khó gọi đủ cả tên họ. Anh ta đã thay tên đổi họ cùng làm ở nông trường.
Khải không biết vì Điều đang ở đội khai thác gỗ mãi rừng Mã Đà. ở huyện công an
người ta giam chung với anh ta một buồng. Ngày hôm sau Điều được đưa về thành
phố để di lý ra Bắc. Nhưng đêm đó Điều đã kể với Khải vì sao chạy trốn vào đến
đây mà anh ta không đi xa hơn nữa. Thực ra Điều đã sang đến Thái rồi lại quay về.
Anh ta vẫn chưa biết hy vọng một ngày nào đó được trở lại Xuân quang với vợ, với
con. Theo như Điều nói vụ trọng án của anh ta có những tình tiết có thể được
xem xét giảm nhẹ, nếu như Toà án làm việc công tâm. Hy vọng quả là ngọn nguồn của
tình yêu cuộc sống. Trước lúc Điều còn nói với Khải mong ngày gặp lại.
Một
tuần sau Khải cũng được ra về. Viên đại uý trao cho anh tờ giấy tha và nói:
-
Anh bị giữ vì có đơn tố cáo vi phạm pháp luật ở ngoài Bắc, qua điều tra chúng
tôi xét không cần giữ lại, anh có thể về nông trường tiếp tục công việc.
Khải
đã mừng đến ứa nước mắt. Anh nói lời cảm ơn rồi ra đường đón xe. Mất ngày ở đây
Khải đã nghĩ rất nhiều. Sự việc vừa qua tuy không gây tác hại gì nhiều, nhưng
cũng làm anh khó xử nếu trở lại nông trường. Tốt nhất mình kiếm một việc gì đó
có tiền trở ra Bắc. Người ta không thể lẩn tránh số phận. Không có cách nào
khác là đối diện với thử thách, vượt qua khó khăn để sống làm người. Những ngày
vừa qua đã dạy cho anh bài học đó. Cũng may là pháp luật giờ đây hoàn thiện
hơn, cuộc sống của Khải không biết sẽ ra sao? Những thằng bán tơ thời nào cũng
có. Nhưng nó mang bộ mặt khác, không lộ mặt như thời cụ Nguyễn Du.
Khải
cố gắng xua đuổi những ý nghĩ nặng nề trong đầu. Anh đang phải đối mặt với thử
thách trước mắt là đi đâu? Về đâu?
Ba
Tô đã ngoắc được xe ngoài lộ. Ông ta đang năn nỉ người ta kế chờ thêm chút nữa
đợi Khải. Ngay trưa hôm đó hai người về tới chợ Tân Bình. Nơi Ba Tô có quán hủ
Tiếu cùng vợ con ở đó. Ngẫu nhiên Khải trở thành anh chàng đốt than. Chân tay mặt
mũi anh luôn đen nhẻm từ dạo đó.
Phần nhận xét hiển thị trên trang