Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Bài tham khảo:

Tại sao người Việt, dân tộc Việt mãi nghèo?

Mỗi dân tộc, mỗi đất nước thường đều có những cá nhân, những dòng tộc giàu có nổi tiếng nhiều đời, truyền qua nhiều thế hệ, nhiều thế kỷ, của họ. Dân tộc Việt ta không thế. So với các nước và dân tộc khác trên thế giới (có lẽ trừ một số ở Châu Phi thôi), đất nước ta không chỉ luôn nghèo khó hơn mà còn luôn luôn không có những cá nhân, những dòng tộc giàu có và nổi tiếng truyền đời như thế- không một ai và không một dòng họ, suốt chiều dài hơn hai nghìn năm hay hơn bốn nghìn năm lịch sử!? Kể cả những dòng họ hoàng tộc Việt cũng không phải những dòng họ giàu có...
Hiện tượng đó là không có ngoại lệ, trừ những cá nhân, gia đình... thêm khát tiền, đang giầu lên gần đây chỉ bằng ăn cắp và ăn cướp từ những người mà họ nói “tự nguyện hy sinh phục vụ” và từ đất nước Việt này mà họ luôn to mồm cam kết sẽ “bào vệ và xây dựng”... là một nạn dịch ung thư của đất nước và dân tộc Việt, sẽ không được xem xét ở đây.
Tôi đã luôn đặt ra cho mình câu hỏi trên đầu bài đó và đi tìm câu trả lời cho nó hàng chục năm nay trong văn hóa, lịch sử dân tộc Việt. Và tôi biết sẽ có rất nhiều nguyên nhân như trăm ngàn mảnh của bức tranh ghép hình phức tạp, nên có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, và có thể đến cuối đời tôi vẫn không tìm ra câu trả lời thỏa mãn cho mình.
Thế nhưng hôm nay, sau những cuộc gặp gỡ và nói chuyện đầu năm với gia đình, bạn bè, học trò... đột nhiên những mảnh ghép chính của câu trả lời dường như đã bắt đầu hé lộ với tôi.
Câu trả lời đó là, từ trong văn hóa xã hội và trong sâu thẳm tâm thức (tài chính) của người Việt, trài qua nhiều thế kỷ của lịch sử dân tộc với chủ yếu là chiến tranh và loạn lạc, người Việt chúng ta căm ghét đồng tiền và tài sản, căm ghét và coi khinh người giàu và càng không biết cách làm giàu và khộng hề biết tích tụ tài sản.
Các bạn sẽ nói: Nói như thế ai cũng nói được, nhưng kết luận như thế cho cả một dân tộc thì chứng minh sao đây? Câu trả lời của tôi trên (những mảnh ghép chính đầu tiên của bức tranh) gồm hai phần: Bối cảnh, là một lịch sử cộng đồng Việt thăng trầm hàng nghìn năm vời đắc thù chủ yếu là chiến tranh loạn lạc và kẻ ngoại xâm luôn đến từ phường Bắc, trừ khoảng một thế kỷ gần đây kẻ ngoại xâm đến từ phương Tây và dân ta cũng không coi là thù địch nữa; và Nội dung, là tâm thức ghét người giàu và không biết làm giàu của người Việt hôm nay.
Trước khi đi vào những cố gắng chứng minh cho kết luận trên, chúng ta hãy cùng xem xét một vài câu chuyện thực làm ví dụ cụ thể.
Câu chuyện thứ nhất. Một anh bạn tôi là con trưởng một dòng họ lớn ở Hà Tây nay “tự nhiên” đã thành Hà Nội. Các cụ nhà anh có một gia sản kha khá là bất động sản (nhà cửa rộng dài trong làng đã lên phố và ruộng đất thì lên “dự án”...) mà theo thời giá là hàng vài chục tỷ đồng, nay đến lúc gần lâm chung mới chịu đem chia cho các con thì người út nói cụ đã để lại (bằng miệng) hết cho mình rồi. Anh bạn tôi là cán bộ đã về hưu, không phải dạng tư bản đỏ nhưng cũng giàu có và có hai con đều đi học nước ngoài rồi, nên anh tuyên bố “không quan tâm”, và “các cụ chia sao chấp nhận vậy”. Nhưng các cụ không biết gì nữa rồi, nên đành chấp nhận mọi điều ông em út tài hèn đức mọn nhất nhà nhưng lại giỏi phá và vì thế phải ở lại quê với các cụ, nói sao nghe vậy. Tưởng chuyện chia chác tài sản dòng họ anh thế là xong, mấy chục tỷ đồng gia truyền mấy đời về tay ông em út với đám con cũng ít học và nghiện hút, chỉ giỏi phá như cha. Nhưng bất ngờ xuất hiện từ phía cậu con trai út của anh, nó mới tốt nghiệp thạc sĩ bên Mỹ về và đột nhiên đứng ra tuyên bố: “Nếu bố không nhận quyền lợi của bố thì đó không có nghĩa là con không đòi quyền lợi của con. Vậy bố hãy dẹp sĩ diện, đứng sang bên, ủy quyền cho con đòi quyền lợi chính đáng của bố và là cả của chị em con.”
“Và thằng bé đã đòi được gần một phần tư tài sản dòng họ thuộc về quyền thừa kế của tôi, con trưởng, mà mình sĩ diện không “thèm” đòi, coi phận làm con là không bao giờ được đòi hỏi và tính đến tài sản của bố mẹ…” Anh bạn hồ hởi kết luận: “Với tài sản đó sẽ bán đi được hơn chục tỷ, gia đình tôi và gia đình hai cháu có chút vốn xoay sở rồi. Nếu cứ để theo ý tôi thì chúng tôi chả có gì, mà đám em tôi và các con chúng nó cũng sẽ nhanh chóng phá nát hết những gì các cụ để lại thôi, vì chúng nó có biết làm gì đâu, chỉ biết bám vào nhà nước và người khác...”
Câu chuyện thứ hai. Một cô bạn tôi, một dịch giả, một chuyên gia NLP, một trí thức khá uyên thâm, một người rất đàng hoàng, học nước ngoài về, hai vợ chồng đều làm nhà nước nuôi một con ăn học đầy đủ từ hai đồng lương, và tài sản hiện có là căn hộ chung cư cũ của cha mẹ cho trị giá khoảng 1 tỷ đồng ngay trung tâm thành phố. (Căn hộ cũ ở trung tâm Sài Gòn tôi cũng từng có và ở nên biết rõ: nó sẽ rất sập xệ và chật chội, chả thoái mái gì ngoài việc ở trung tâm). Nhưng cha mẹ cô khá giàu và có một căn nhà lớn hai mặt tiền cao tầng cũng trong trung tâm, trị giá lúc cao là ba bồn chục tỷ. Các cụ ở một tầng, hai câu con trai cuối (em bạn tôi), làm nhà nước (tức không biết kinh doanh gì) ở hai tầng với hai cô vợ không chịu làm gì, còn tầng trệt cho thuê kinh doanh được 1,5-2,0 nghìn đôla một tháng (khoảng 30-40 tr.đồng/tháng) từ nhiều năm nay. Từ hàng chục năm nay các cụ đã cho ở và phải nuôi ăn cả hai gia đình của hai cậu con trai út đó từ tiền cho thuê nhà và lương hưu của mình (hai cụ đều là cán bộ hưu trí), nhưng vấn đề nảy sinh gần đây khi hai cô con dâu út đòi ông bà làm giấy chia ba ngôi nhà và để họ tự kinh doanh hai phần ba “của họ”, còn phần kia cho các cụ ở và giữ cho anh cả (đã rất giàu có nên không quan tâm). Theo các cụ và hai con dâu thì bạn tôi tuy là con gái thứ hai duy nhất nhưng là “nữ nhi ngoại tộc” nên sẽ không được chia chác gì nữa (ngoài căn hộ 1 tỷ đồng đã cho từ lâu).
Cô bạn tôi và chồng cô nói là cha mẹ cho gì thì nhận, sẽ không xin hay đòi hỏi gì, coi như bên ngoài đã thể hiện chấp nhận quyết định chia ba ngôi nhà lớn của ông bà. Nhưng ông bà còn khỏe nên chưa chịu làm giấy tờ sang nhượng cho các con nên bị hai con dâu và con trai hành tội khốn khổ. Hai vợ chồng cô bạn chỉ kể chuyện nhà mà không dám hỏi lời khuyên của tôi, vì không muốn tỏ ra mình còn ấm ức vì là “nữ nhi ngoại tộc” và muốn giữ đạo đức con ngoan là không bao giờ đòi hỏi gì, giống anh bạn tôi ở ví dụ trên.
Biết cái sĩ của các bạn mình, tôi chủ động đưa ra lời khuyên như sau: Theo Luật thừa kế thì một phần tư ngôi nhà đó, tức khoảng 5-10 tỷ đồng là của các bạn, không có khái niệm “nữ nhi ngoại tộc”ở đây, và nếu các bạn từ chối thì nó thuộc quyền thừa kế của con gái các bạn. Vậy nên trước khi chấp nhận giải pháp của các cụ và hai cô em dâu, các bạn nên hỏi con gái mình vì cháu cũng đã đi làm và sắp có gia đình rồi, cháu sẽ cần tiền mua nhà ra ở riêng, sẽ không muốn ở chung mãi trong căn chung cư 1 tỷ của các bạn nữa? Các bạn phải tự cân nhắc việc tôn trọng quyết định (sai luật thừa kế) của ông bà và được tiếng là “con người đoàng hoàng” không bao giờ đòi hỏi gì bố mẹ, với việc lên tiếng đòi phần chính đáng của mình theo luật pháp và bị mang tiếng là con hư, tham lam nhưng có thêm 5 căn hộ như các bạn đang có cho mình và cho con gái và các cháu ngoại tương lai? Các bạn phải tự quyết định chuyện đó và phải can thiệp vào chuyện đó trước khi quá muộn… nếu muốn thay đổi nó.
Câu chuyện thứ ba. Một cậu học trò của tôi, khoảng 24 tuổi, khá là ngoan, rất dẻo mồm, một mình xa nhà lêu têu ở Sài Gòn nhiều năm nay chưa học xong đại học. Cậu làm quen với một phụ nữ (sau biết là rất giàu có) trong công viên, và sau một thời gian cậu được bà nhận là con nuôi cho về ở chung căn nhà rộng nhiều phòng mà bà (khoảng gần 60) ở một mình. Cậu gọi bà là mẹ. Cậu kể quan hệ hai mẹ con rất trong sáng vì bà giận con cháu mình nên ở một mình. Bà cho nhiều tiền để cậu chơi chứng khoán, niềm đam mê của cậu, và hứa sẽ để lại tài sản cho cậu, chứ không phải các con cháu mình, đổi lại việc cậu ở đó và chăm sóc bà, nói chuyện với bà… Cuối năm ngoái, dường như bà đã thực hiện lời hứa để lại tài sản cho cậu con nuôi, vì cậu nói cậu đã được bà cho đứng tên rất nhiều tài sản. Đầu năm nay, cậu hỏi tôi làm sao rút khỏi cuộc sống bên cạnh bà để được tập trung chơi chứng khoán…? Cậu gọi tôi là thầy vì tôi dậy cậu về tâm thức kinh doanh, nhưng thực sự tôi không biết cậu chơi chứng khoán có thành công không vì tôi không dạy cậu chơi chứng khoán. Tôi cũng không dạy cậu cách sống. Tôi chỉ biết cậu đang có một khối tài sản nhiều tỷ của bà già giạn con cháu 60 tuổi kia để cậu chơi ck và tôi thấy cậu sẽ không có khả năng bảo vệ và phát triển số tài sản đó.
Câu chuyện thứ tư – chuyện gia đình tôi. Chúng tôi có sáu chị em, tất cả đều được cho ăn học hết đại học và phải tự lập nghiệp hoàn toàn dù cha mẹ là cán bộ có chút chức quyền và quan hệ. Nhưng chỉ có ba người lập nghiệp vững vàng và trở thành doanh nhân từ hai bàn tay trắng và sau rất nhiều chìm nổi, còn ba người “ổn định với nhà nước” thì vẫn phải nhờ vào hỗ trợ của gia đình – và chính xác là từ những anh chị em khác. Buồn cười là trong con mắt mẹ tôi, ba người khó khăn đó là ngoan nhất và luôn đáng thương và bà làm mọi thứ để san sẻ cho họ, khiến họ luôn ỉ lại sự cưu mang “bao cấp” đó. Mọi chuyện của họ bà bắt chúng tôi phải lo thay hết, từ mua nhà đến sắm đồ, đến cưới xin cho các cháu, đến gánh vác các chi tiêu lớn trong gia đình thay họ, trả tiền học đại học cho các con họ… vì chúng tôi có thu nhập cao ôn định nhờ kinh doanh. Tôi gọi bà là Robin Hood vì luôn “điều tiết tài sản” giữa chúng tôi, “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, nhưng khiến những người nghèo càng ỉ lại và lười nhác hơn. Chúng tôi muốn giúp họ - các chị em mình, kinh doanh thì họ không muốn học, họ coi thường việc kinh doanh, họ chỉ muốn bám nhà nước, và họ chỉ muốn nhận sự hỗ trợ lớn và vô điều kiện của chúng tôi bằng tiền, tốt nhất qua van điều tiết tên là Robin Hood. Chúng tôi đành phải chuyển sang giúp con cháu họ kinh doanh, cũng thất bại. Con cháu họ, là cháu chúng tôi, cũng như họ - không chịu học kinh doanh mà muốn tự kinh doanh ngay để giàu ngay, và luôn thất bại, rồi lại quay về đi làm thuê.
Một ngày đẹp trời mẹ tôi quyết định mang theo cô giúp việc của bà về ở với tôi, con trưởng – chuyện bình thường, vì ba tôi mất lâu rồi. Căn nhà tôi mua cho bà ở, bà tuyên bố cho cậu út, đứa ở với bà nhiều nhất và cũng là kẻ không làm ra đồng nào nhưng coi tiền như rác, hỗn nhất nhà. Với tôi và hai em làm kinh doanh thì Ok, nhưng còn hai người kia lại không Ok dù họ vẫn im lặng. Thế là căn nhà mấy tỷ đồng để hoang vì cậu út còn mải lêu têu và chỉ giỏi phá, sẽ phá sau. Lẽ ra chia ba thì bà chị và cậu em khác của tôi sẽ có thêm mỗi người trên 1 tỷ để xoay sở. Khi viết bài này tôi mới có quyết tâm sẽ đứng ra can thiệp quyết định của mẹ mình để dành lại phần cho hai người chị và em đang ấm ức kia – họ đang khổ vì cố phải làm con ngoan. Tôi sẽ làm thế.
Có thể thấy rất nhiều, vô số, những ví dụ như thế xung quanh bạn và trên báo chí, phim ảnh…
Từ tất cả các ví dụ đó chúng ta có thể rút ra mấy điểm chung về các xử lý tài sản và tiền bạc trong gia đình Việt như sau:
Là thế hệ trên, người Việt chúng ta thường:
  • Làm Robin Hood, “lấy của đứa giàu chia cho đứa nghèo, bênh và ưu tiên đứa nghèo” (thường là những kẻ kém cỏi hơn, lười nhác hơn, và có thể gian và tham hơn…), khuyến khích cái nghèo cái xấu;
  • Nếu có tài sản để lại, không chia đều chó các con cháu, mà chỉ chia cho những người ở gần mình nhiều hơn, những người khó khăn hơn, cũng lại là khuyến khích cái nghèo cái xấu;
  • Nếu có tài sản để lại, thường để đến phút lâm chung mới chia, thường không còn tỉnh tảo và kiểm soát được việc chia tài sản đó nữa, biến việc chia tài sản vốn là niềm hạnh phúc của dòng họ hay gia đình thành những cuộc chiến gia đình nhiều khi dai dẳng nhiều năm nhiều thế hệ, và kẻ thắng thường là kẻ không xứng đáng về đạo đức và tài năng.
    Kinh thánh có câu: “God gives the one they have” tức là “Chúa cho những người có”, tức là Chúa chỉ cho của cải cho những người đã có của cải, không phải người không có, không phải người nghèo, vì chỉ những người có của mới xứng đáng được có của và mới biết bảo vệ và làm sinh sôi của cải. Người Việt ta lại chỉ biết cho người nghèo và không cho người giàu, ghét và giết chết người giàu. làm tài sản của nước Việt từ đó chỉ rơi vào tay người nghèo nên chúng không sinh sôi ra nữa, đất nước cứ mãi nghèo đi…
  • Người nghèo trong tình huống chia tài sản trong các gia đình thường gian và tham hơn, không khảng khái “không quan tâm” như anh chị em họ là người giàu, như câu chuyện thứ nhất và thứ hai trên là ví dụ.
Tóm lại, các bậc cha mẹ Việt thường ưu ái cái nghèo, cái kém và cái xấu, và không công bằng với các con cháu, không theo pháp luật, một cách gián tiếp đó là triệt tiêu cái giàu, hành phạt người giàu từ trong trứng nước, trong tinh thần, trong tình cảm.
Điều nguy hiểm nhất là khi những cách xử lý trên trở thành và thấm sâu vào văn hóa, phong cách sống Việt, thì nó làm người Việt tự triệt tiêu cơ hội tích tụ tài sản qua nhiều thế hệ và truyền tài sản đó cho thế hệ sau vào tay những người biết cách bảo vệ và nhân chúng lên…
Hành xử từ phía các thế hệ sau:
  • Người Việt sĩ diện khi nói đến tài sản, luôn nói “Tôi không cần” rù rất cần và rất muốn, nhất là để thể hiện sự tuân thủ các bậc sinh thành hay chứng tổ mình là người đức hạnh…
  • Người Việt không hiểu pháp luật và không biết các quyền của mình, từ quyền con người, quyền dân chủ đến các quyền tài sản, ngăn cản và bưng bít việc hiểu biết và áp dụng pháp luật của người dân để dễ cai trị và cướp bóc, nên các vấn đề thừa kế tài sản và quyền tài sản dân Việt càng ít được biết, kế cả các trí thức, như các bạn tôi là ví dụ;
Người Việt thường xử lý các vấn đề tài sản theo cảm xúc chứ không theo ký trí (hai ví dụ sau trên), làm tài sản tích tụ được rồi lại bị dễ dàng triệt tiêu, hủy hoại trong tay những người kém cỏi…
Thay vì tích tụ tài sản, người Việt lại có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, tức là có tích tụ tài sản thì cũng chỉ được không quá ba đời thôi! Câu trên, thực ra người Việt dùng để khích lệ mình làm giàu: Không ai khó ba đời – cố chịu nghèo khó ba đời thôi, rồi sẽ giàu… nhưng tác dụng lại là ngược lại.
Quay lại với câu kết luận ngay đầu bài của tôi: trải qua nhiều thế kỷ của lịch sử dân tộc với chủ yếu là chiến tranh và loạn lạc, người Việt chúng ta căm ghét đồng tiền và tài sản, căm ghét và coi khinh người giàu và càng không biết cách làm giàu và tích tụ tài sản.
Nói “người Việt ghét người giàu, không biết làm giàu, không thể tịch tụ tài sản truyền đời” thì rõ rồi, chúng ta có thể thấy khắp nơi hay qua các ví dụ trên, nhưng tại sao nói người Việt căm ghét đồng tiền và tài sản? Là bởi vì người Việt không biết cách phân chia hay tích tụ tài sản nên những cuộc phân chia tài sản trong gia đính, dòng họ hay xã hội người Việt thường sai, không công bằng và vô lý và theo cảm xúc, luôn tạo ra ân oán làm tan vỡ gia đình và xã hội, để lại ân oán cho đời sau, thậm chí những oán thù xương máu. Mãi rồi cứ thấy tài sản là thấy gia đình đổ vỡ, dòng họ ly tán, người Việt đổ nó cho đồng tiền là nguyên nhân của mọi đau khổ có lẽ một phần vì thế?
Xã hội “vô tình” làm cho tâm thức trọng nghèo đó nhân lên, làm cho xã hội chỉ biết giao tài sản vào tay những kẻ chỉ biết bóp chết tài sản, không làm cho chúng sinh sôi được.
Vì thế, dân ta sẽ chỉ có ngày càng nghèo hơn. Bởi vì, hầu như toàn bộ tài sản của dân tộc đang nằm trong tay, trong quyền hành của những kẻ nghèo hèn nhất về tâm thức kinh doanh, dù trong nhà họ có chất đầy bao nhiêu tài sản cướp được của xã hội đi chăng nữa.
Kết luận cuối cùng của tôi không chỉ là tại sao dân Việt ta mãi nghèo, mà còn là, dân tộc Việt ta sẽ chỉ giàu có lên được khi "đổi mới" hoàn toàn ( Câu này thay cho một tuy đúng nhưng quá gay gắt, chưa quen với người đọc )!
Phan Châu Thành

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phái đẹp Hà thành gợi cảm bất chấp giá rét

Sự thay đổi chóng mặt của thời tiết ở miền Bắc thời điểm ngay sau Tết Nguyên đán khiến cho nhiều người không kịp xoay sở về cách ăn mặc sao cho phù hợp. Mới mấy ngày hôm trước, khi tiết trời đột nhiên từ lạnh chuyển sang nóng bức, một số chị em còn mang cả váy áo mùa hè ra để diện thì ngay lập tức đợt gió rét bất thường (chỉ hơn 10 độ C) đầu tuần lại khiến vài món đồ mát mẻ nhường chỗ trở lại cho áo rét mùa đông.


Tuy nhiên có một số món đồ mà hiện nay, bạn rất khó có thể xác định là nó chỉ được quyền mặc vào mùa nào. Chẳng hạn như váy ngắn và tất mỏng. Chúng có thể được trưng dụng trong mọi mùa, kể cả khi thời tiết cực oi ả hay ngày đại hàn buốt giá.

Tính bất thường của thời tiết cộng thêm với gu thời trang ngày càng hiện đại hóa của phái đẹp Hà thành khiến kiểu ăn mặc “trên đông dưới hè” hoặc ấm áp hơn là “trên đông dưới thu/xuân” ngày càng nở rộ và trở nên quen thuộc.

Nhờ vậy, giữa những người quấn năm đến sấu lớp quần áo ấm, chúng ta chợt thấy “dịu mắt” khi thấy vài cô gái duyên dáng ăn mặc sành điệu, nhẹ nhõm lướt đi thản nhiên trên phố đông. Chắc chắn sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra là liệu họ có lạnh không?

1392172898 img 5768 Phái đẹp Hà thành gợi cảm bất chấp giá rét

1392172898 img 5774 Phái đẹp Hà thành gợi cảm bất chấp giá rét

Những đôi tất mỏng phối cùng áo choàng dài khoe được đôi chân thon của phái đẹp Hà thành


1392172898 img 5820 Phái đẹp Hà thành gợi cảm bất chấp giá rét

Chị em vẫn chọn gu thời trang sành điệu và nữ tính dù nhiệt độ xuống mức thấp

Thực tế thì chưa hẳn diện tất mỏng, váy ngắn trong tiết trời đông giá đã là một lựa chọn nguy hiểm. Bởi ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực thời trang và may mặc, với công nghệ heattech giữ và sinh nhiệt tiên tiến, những mẫu trang phục mong manh như tất, váy mỏng sẽ không còn là nỗi lo ngại cho bạn gái mỗi khi trời rét. Nhờ được dệt bằng các loại sợi vừa nhẹ lại có khả năng tránh được việc thất thoát quá nhiều nhiệt (sợi cashmere), thậm chí còn sinh được nhiệt (công nghệ heatteach), các mẫu trang phục mỏng giúp chủ nhân không phải diện đồ quá dày và cục mịch nhưng vẫn cảm thấy rất ấm áp.

Và kể cả không sử dụng những công nghệ trên thì các loại tất da chân tuy mỏng nhưng nếu chọn loại dệt khít sợi, chất liệu co giãn tốt thì chị em cũng có thể hiên ngang diện trang phục gợi cảm mà không sợ bị quá lạnh.

1392172898 img 5786 Phái đẹp Hà thành gợi cảm bất chấp giá rét

1392172898 img 5801 Phái đẹp Hà thành gợi cảm bất chấp giá rét

Bức tranh váy ngắn, tất mỏng khá đa dạng tạo nên những sắc thái đẹp mắt


Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Tết” của người quan họ



Một cảnh hát quan họ - Ảnh: Hà Hương Hội Lim đông chen với tiếng loa đài mở to hết cỡ của những bài hát nhạc mới, làn điệu quan họ dường như tan biến đi đâu.



Đã nhiều năm nay, người ta truyền tai nhau lời khuyên: muốn nghe quan họ đừng về hội Lim. Và rồi, sau những kỷ lục hàng nghìn người hát, sau những ồn ào vì cảnh liền chị ngả nón xin tiền, hội Lim vẫn đông nhưng không còn giữ niềm vui của người quan họ.
Lời khuyên như xát muối đó khiến cả những liền anh, liền chị của đất Bắc Ninh cũng trở nên ngần ngại, ít lời khi nói về ngày tết của người quan họ quê mình. Câu “người ở đừng về” cũng chẳng còn níu nổi những người yêu quan họ nữa.
Vậy nhưng, thoát khỏi tiếng loa đài náo nhiệt, đi vòng ra sau đồi Lim là một không gian khác, cái không gian quan họ tưởng đã mất từ lâu lắm rồi. Những canh hát quan họ theo lối cổ vẫn diễn ra từ lúc trời bắt đầu tối và có khi kéo dài đến gần về sáng. Không nhạc đệm, không loa đài và cũng từ chối cả những làn điệu nhạc mới, quan họ cổ trở lại và ru hồn người nghe trong gian nhà đơn sơ của một liền anh quan họ.
Nhà anh hai Chiến ở phía sau đồi Lim vào hội từ đêm 12 tháng giêng âm lịch. Anh hai Chiến chào khách bằng điệu quan họ, mời nước bằng một điệu khác. Những làn điệu quan họ cổ quấn quít lấy từng chén trà, trong tiếng xôn xao của khách tìm về nghe quan họ cổ. Người con trai của anh hai Chiến thì bảo: “Người quan họ chúng cháu ăn tết đến hết rằm tháng giêng. Hội hát quan họ còn quan trọng chẳng kém gì tết truyền thống. Bố cháu đã nuôi gà từ nửa năm trước, bánh chưng thì mới gói đêm qua để đón khách phương xa”.
Và rồi, để lại những ồn ã trên đồi Lim, những anh hai, chị hai vào canh hát quan họ. Bàn trà được dọn ra ngoài hiên, sàn nhà trải đôi ba chiếc chiếu cói, làn điệu quan họ cổ cất lên mượt như nhung. Chị hai ca câu “Tìm duyên”: Tìm người khắp hội chùa Lim / Đến hội chùa Diềm chẳng thấy người đâu... Anh hai xin chịu, đành đối ý và xin ca câu: Tìm người xứ Lạng... Cứ thế, đêm càng sâu, canh hát càng say. Mệt mỏi, giá lạnh, đêm khuya không còn cản trở những điệu hát được người quan họ gìn giữ bao nhiêu năm tháng. Hát liên tục hơn năm giờ, anh hai, chị hai giữ giọng chỉ bằng một ít quất chua và muối hạt. Câu giã bạn dùng dằng cũng kéo dài đến hơn nửa đêm.
Anh hai Chiến ngoài ca quan họ còn ra vào chào khách, mời trầu mời nước. Cả năm dồn lại một ngày, anh hai Chiến bảo càng đêm hát càng hay, càng mệt hát càng trong. Sau đêm hội, cất tấm áo the, khăn xếp, anh hai Chiến lại trở về với cuộc sống của một nông dân trên đồng ruộng. Nhưng đến hẹn lại lên, quan họ vẫn được giữ lại và trao truyền thông qua những canh hát đêm giản dị như thế này. Và nhờ thế, quan họ cổ vẫn còn, dù càng ngày càng tách xa tiếng trống hội trên đồi Lim.

Hội Lim: không dẹp nổi nạn “chặt chém”, móc túi
Ngày 12-2 (13 tháng giêng âm lịch), hàng vạn du khách thập phương đã đổ về thị trấn Lim, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh để tham dự hội Lim - lễ hội lớn nhất trong năm của Bắc Ninh. Cách đồi Lim chừng 2km, ôtô, xe máy, xe đạp ken chật cứng đường. Từ cổng vào đồi Lim, bãi gửi xe, quán ăn, quán lưu niệm mọc kín. Trong khuôn viên đồi Lim, nơi có các lán hát quan họ, các trò chơi dân gian diễn ra sôi nổi, người người chen lấn, xô đẩy nhau khiến bụi mù bung trắng xóa. Không ít du khách vừa phải bịt khẩu trang vừa thưởng thức quan họ.
Trong khi đó, rải rác xung quanh khu vực lễ hội là người khuyết tật, người hát rong, người xin tiền. Nhiều người ăn xin không ngần ngại ngồi giữa đường, kéo tay du khách để xin bằng được tiền.
Mặc dù lực lượng công an, cảnh sát cơ động được điều động đông đảo để đảm bảo an ninh lễ hội nhưng nạn “chặt chém”, móc túi vẫn diễn ra ngang nhiên. Theo quy định của UBND tỉnh, giá vé giữ xe tối đa trong ngày hội là 25.000 đồng/chiếc nhưng nhiều bãi gửi xe của các hộ gia đình xung quanh “chém đẹp” khách đến 40.000-50.000 đồng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Hoàng - chủ tịch UBND thị trấn Lim, trưởng ban tổ chức lễ hội Lim - cho biết năm nay thị trấn Lim huy động toàn bộ lực lượng công an, dân phòng 30 người, dân quân tự vệ 30 người cùng với sự hỗ trợ của hơn 80 công an huyện và 170 công an tỉnh nhưng vẫn không thể ngăn chặn được nạn “chặt chém” và móc túi. Với đối tượng ăn xin, theo ông Hoàng, ban tổ chức thành lập tiểu ban bố trí xe gom đối tượng về một chỗ, sau đó chở đi cách xa hội Lim 100km để đảm bảo cảnh quan lễ hội.
KIỀU LINH


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đầu thập kỷ 80 có câu nói phổ biến: Thật thà, tử tế thì thua thiệt.


LỜI CHA DẶN
NTT: Có lẽ tác giả Phạm Dũng muốn tặng Phùng Quán – tác giả LỜI MẸ DẶN (Yêu ai cứ bảo là yêu /Ghét ai cứ bảo là ghét /Dù ai ngon ngọt nuông chiều /Cũng không nói yêu thành ghét /Dù ai cầm dao dọa giết /Cũng không nói ghét thành yêu)
“Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng”…
Ngày tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ 


Hôm sau tưởng phải ăn đòn
Nhưng không mẹ tôi rất vui
Ôm tôi hôn lên mái tóc…

Con ơi…trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Muốn sống phải làm một người dối trá

Mẹ ơi làm sao phải vậy?

Làm vậy sẽ có chức quyền
Danh lợi hào quang sáng chói
Nhà lầu, xe hơi, bạc tiền

Nhất nhất tôi làm theo mẹ
Quả tôi thăng tiến như diều
Gần tôi có ông Phùng Quán
Sống thật khổ, nhục đủ điều

Rồi mẹ tôi dặn đi dặn lại
Hãy sống giả dối con ơi
Dù cho xã hội tàn mạt
Nghe cha sung sướng suốt đời!


PHẠM DŨNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ của "Một người yêu nước mình", chủ nhà chỉ ghi lại, miễn bình loạn:

hoa đào đỏ từ nghìn thu trước...
Đỗ Trung Quân
qc blog 12.2.14


vì sự khốn nạn của chúng mày
với đồng bào ta
vì sự cướp giật của chúng mày
với biển đảo ta
mày!
chính mày !
đã vớt ta lên từ đáy chai rượu

mày !
chính mày !
đã đặt đôi bàn chân tưởng quên gai góc của ta
xuống mặt đường
cảm ơn mày Tung Của...
vì sự hèn nhát của quý vị
nhân danh đủ thứ mỹ từ
ổn định - hòa bình - tàu lạ - kẻ lạ...
đã vớt ta lên từ đáy chai rượu
đã lôi ta tuột khỏi nệm giường
chân dài - chân ngắn.
đã giúp ta thôi lóe mắt vì ánh đèn phù phiếm
ta cảm ơn quí vị !
những kẻ cùng màu da nhưng khác tóc
ta thà cạo trọc
không để đuôi sam.
đây một nén nhang
một ly rượu nhạt
cúi đầu tưởng niệm những chàng trai, cô gái
vị quốc vong thân.
hoa đào đỏ
đỏ từ nghìn thu trước
vẫn nguyên màu
hoa
của
Việt Nam.

12 Tháng 2 /2014 lúc 9:53

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tập đoàn tư nhân giàu “kinh khủng”

Trích Hoang Hải Vân

.....Nguồn  tin “lo lót 1 triệu USD” của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.Sài Gòn) do bà  Trương Mỹ Lan làm chủ tịch khiến nhiều người giật mình và chính bản  thân tôi, người viết bài này, khi tìm hiểu về sự giàu sang của tập đoàn  này cũng “há mồm” vì không thể ngờ ở VN lại có một gia đình giàu sang  đến cỡ đó, không thể hiểu nổi trong vài chục năm gọi là “đổi mới”, họ  làm gì mà giàu có đến như thế được? Cứ như cái máy in tiền. Không biết ở  VN còn bao nhiêu gia đình giàu như thế nữa? Tôi chịu thua. Mời bạn đọc  ghé mắt nhìn qua cái gia tài “khiêm nhường” của tập đoàn này. Một tập  đoàn không phải của nhà nước, cũng không phải của một quan chức nào. Ít  ra là đến lúc này người ta chưa tìm được sự liên quan nào với các quan  chức lớn hay nhỏ hoặc của một công ty nước ngoài. Đó là một công ty tư  nhân VN.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giàu đến cỡ nào?

Vạn  Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất  Việt Nam. Thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn  trên website và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.

Những  thông tin giới thiệu trên trang web cho thấy, tập đoàn Vạn Thịnh Phát  thành lập năm 1992 với tiền thân là Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)  Vạn Thịnh Phát. Ban đầu, doanh nghiệp này chuyên hoạt động trong lĩnh  vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn, nhưng sau đó, Vạn  Thịnh Phát kinh doanh trên nhiều lĩnh vực liên quan đến bất động sản với  vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng.

Độ  giàu có của Tập đoàn này có thể được thể hiện qua một số bất động sản  được điểm tên dưới đây. Rất tiếc bài báo có hạn nên tôi chỉ nêu sơ lược  vài nét chính những dinh cơ đồ sộ đó, không thể diễn tả rõ chi tiết hơn.  Mỗi dinh cơ này cũng có già vài trăm tỉ đồng.

1 - Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence

Địa chỉ: 127 đường Pasteur, quận 3, TP.Sài Gòn

Sherwood  Residence là loại cao ốc căn phòng du lịch, có 240 căn (trong đó có 12  căn penthouse) được trang bị  nội thất và nhiều tiện ích sinh hoạt, giải  trí phục vụ suốt ngày đêm.

2 - Trung tâm Dịch vụ văn phòng Vạn Thịnh Phát

Địa chỉ: 8 đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.Sài Gòn

Là cao ốc văn phòng 15 tầng tọa lạc ở khu vực sấm uất nhất của trung tâm thành phố, luôn đạt 100% công suất mặt bằng cho thuê.

3-  Khách sạn Thương mại An Đông

Địa chỉ: 18 đường An Dương Vương, quận 5, TP.Sài Gòn

Là  khách sạn đầu tiên do tư nhân Việt Nam đầu tư và quản lý, đạt tiêu  chuẩn 5 sao của Tổng cục Du lịch Việt Nam, gồm 400 phòng lưu trú, 1  trung tâm thương mại, các nhà hàng đặc sắc, phòng hội nghị có sức chứa  đến 1.800 người và nhiều tiện nghi giải trí.

4 - Trung tâm thương mại Thuận Kiều

Địa chỉ: 190 đường Hồng Bàng, quận 5, TP.Sài Gòn

5 - Khu dân cư Bonville Land

Địa điểm: Khu 9B - Đô thị mới Nam thành phố, huyện Bình Chánh, TP.Sài Gòn

Diện tích: 56,293 m2

Đây  là khu dân cư hiện đại bao gồm 114 căn nhà phố liên kế, 312 căn nhà cao  cấp và một trường học hòa với khu công viên cây xanh.

6 - Khu dân cư cao cấp Sterling Residence

Địa điểm: Khu 6A - Đô thị mới Nam thành phố, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Diện tích: 264.633 m2

7 - Khu đô thị mới ở Nam thành phố

Gồm  các chung cư cao tầng, khu nhà liên kế,  khu biệt thự sang trọng,  trường học và các công trình tiện ích công cộng giữa vùng đất ven sông.

8- Khu thể dục thể thao Olympia Field

Địa  điểm: Khu 5.1 - Đô thị mới Nam thành phố, xã Bình Hưng, huyện Bình  Chánh, TP.Sài Gòn. Diện tích: 12,5 ha. Là một khu phức hợp các công  trình phục vụ nhu cầu rèn luyện thân thể của cư dân và thi đấu thể thao  cấp quốc gia, bao gồm sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm hội nghị,  khách sạn và các tiện ích công cộng.

9- Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence

Địa chỉ: 220-220A đường Pasteur, quận 3, TP.Sài Gòn. Diện tích: 2.523,4 m2

Cao ốc căn phòng cao cấp 16 tầng tọa lạc tại khu cư trú của ngoại giao đoàn.

10- Cao ốc Harmony Point

Địa chỉ: 147bis đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP.Sài Gòn. Diện tích: 10.220 m2

Một  công trình phức hợp 35 tầng gồm các chức năng văn phòng, thương mại và  căn hộ bên bờ sông Sài Gòn với tầm nhìn rộng sang khu đô thị mới Thủ  Thiêm.

11 - Cao ốc căn hộ Elegance Residence

Địa chỉ: 8 đường Hưng Long, quận 10, TP.Sài Gòn. Diện tích: 1.814 m2

Cao ốc căn hộ 15 tầng đầy đủ tiện nghi và dịch vụ.

12- Khu phức hợp An Đông 2

Địa chỉ: 100 đường Hùng Vương, quận 5, TP.Sài Gòn. Diện tích: 7.798 m2

Một công trình có chức năng văn phòng và thương mại tại trung tâm quận 5

13- Khu công viên mũi đèn đỏ và nhà ở đô thị Sài gòn Peninsula

Địa điểm: phường Phú Thuận, quận 7, TP.Sài Gòn. Diện tích: 1.177.881 m2

Một  khu đô thị bao gồm công viên chuyên đề, cụm dân cư (biệt thự cao cấp và  cao ốc căn hộ), các tòa nhà văn phòng, khách sạn sang trọng, trung tâm  mua sắm, quảng trường, bến tàu khách du lịch quốc tế và nhiều công trình  tiện ích công cộng.

14- Khu dân cư L'amour Villas

Địa điểm: Khu 5.2 - Đô thị mới Nam thành phố, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.Sài Gòn. Diện tích: 4.7 ha

Khu dân cư sang trọng ven sông bao gồm các biệt thự cao cấp, nhà liên kế vườn, khách sạn quốc tế và nhà trẻ.

15- Cao ốc Times Square

Địa chỉ: 22-36 đại lộ Nguyễn Huệ & 57-69F đường Đồng Khởi, quận 1, TP.Sài Gòn.

Diện tích: 4.573 m2.

Đây chính là nơi mà nam nghệ sĩ Thanh Bùi đã tổ chức lễ kết hôn với 35 triệu/bàn tiệc với cô dâu của gia tộc danh giá này.

Quả  thật với 15 địa chỉ trên đây đủ sức so sánh với những ông hoàng xứ dầu  hỏa. Còn xe cộ, nhà riêng, nhà con, nhà cháu, của chìm của kín khác làm  sao biết hết được. Ban đã thấy hoa mắt chưa?

- Ban PHẠM LONG viết trên báo Tuổi trẻ: 
Phi lý

Có  một tình tiết trong lời khai của Dương Chí Dũng vô lý. Một triệu  đôla mà bà Lan, công ty Vạn Thịnh Phát nhờ hối lộ cho ông Ngọ chẳng vì  mục đích gì cả. Ông Ngọ không phụ trách xét duyệt việc chuyển công năng  cảng Sài Gòn thì hà cớ gì phải hối lộ ông ta. Số tiền đó có thể không  phải của ông Ngọ, phải chăng ông Ngọ nhận giúp 1 ai khác?

Câu hỏi chưa được trả lời.

Văn Quang
Theo ethongluan

Hình:


01-Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát

02- Khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội thuộc Cảng Sài Gòn.

03- Phối cảnh khu Cảng Nhà Rồng

05- Khu phúc hợp An Đông

06- Trung tâm thương mại Thuận Kiều

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai ngờ đức vua chỉ là con hoang??

Phút trải lòng của hai bà vợ lấy

vua Bảo Đại vì... cái giường

Cập nhật  08:38 01/08/13                            
  Trong suốt cuộc đời của hầu hết những bà vợ và nhân tình của cựu hoàng  Bảo Đại (ông vua cuối cùng của triều Nguyễn) sự cô đơn, bạc mệnh đều đeo bám họ.
Hai trong số những người đẹp một thời đã khắc…tâm sự thật về lý do vì  sao họ gắn bó với ông hoàng đẹp trai nhưng quá đỗi đa tình này.

Vua Bảo Đại và bà Mộng Điệp trong một chuyến đi săn
Ông hoàng đào hoa
  Bảo Đại có tất cả 8 bà vợ cùng vô số nhân tình. Trong 8 vợ đó, theo một hãng thông tấn nước ngoài bình chọn, thì 5 bà đẹp nhất là Nam Phương,  Mộng Điệp, Hoàng Tiểu Lan, Lê Phi Ánh và Monique Baudot. Mỗi bà là một  "núi tâm sự cay đắng" với ông vua ăn chơi. Trong đó có hai bà đã có  "phút nói thật" là say mê vua chỉ vì…khả năng phòng the.
  Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Bảo Đại được mời ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ. Lần đầu ông gặp Mộng Điệp, cô vũ nữ xinh đẹp  Hà Nội gốc Bắc Ninh ở sân tenis, và họ đã phải lòng nhau. Cố vấn Vĩnh  Thụy thương yêu bà, xem bà như thứ phi phương Bắc. Bà Mộng Điệp đến sống với ông tại nhà số 51 Trần Hưng Đạo.
  Năm 1948, khi cựu hoàng trở lại cộng tác với Pháp, làm Quốc trưởng  Chính phủ Quốc gia, bà Mộng Điệp được đón lên Đà Lạt. Bảo Đại mua của  ông Basier ngôi biệt thự ở đường Graffeuille tặng bà (nay là nhà số 14  Hùng Vương). Năm 1950, người Pháp trả Tây Nguyên cho Chính phủ Quốc gia, cựu hoàng lập Hoàng triều cương thổ, một thể chế hành chính đặc biệt  riêng cho vùng đất này. Bà được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam  Phương trong các cuộc tế lễ. Đến năm 1953 chiến tranh ác liệt, Mộng Điệp  được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số vật báu của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương, sau đó bà ở lại luôn bên Pháp.
  Mộng Điệp có với cựu hoàng một hoàng nữ Phương Thảo và hai hoàng nam là Bảo Hoàng và Bảo Sơn. Bà sống tự lập, không nhờ vả Chính phủ Pháp. Làm  dâu hoàng tộc Nguyễn khi đã suy tàn, bà trước sau vẫn giữ cung cách của  một bà phi chân chính. Mãi cho đến 87 tuổi, vẫn chung thủy với dòng họ  Nguyễn Phước và cựu hoàng Bảo Đại, mặc dù ông rất ham chơi, bỏ bà đi  theo cô đầm Monique Baudot cho đến ngày từ biệt cõi đời 1997. Bà tự hào  có hoàng nam Bảo Sơn- tốt nghiệp các trường mũi nhọn kỹ thuật của Pháp.
  Năm 1987, Bảo Sơn lái máy bay đi tắm biển, bị sóng đánh va vào bờ đá  chết. Bà Mộng Điệp đau khổ đến tột cùng. Hơn 10 năm bà ẩn mình trong một căn hộ ở 24 Bd Rueilly quận 12, Paris. Cuối năm 1996, bà cùng hoàng nữ  Phương Thảo về thăm Huế, dự định tặng toàn bộ tài liệu liên quan đến nhà Nguyễn và cựu hoàng cho một bảo tàng nào đó ở quê hương.
  Trong chuyến về nước này, bà Mộng Điệp có phút nói thật ẩn chứa một bí  mật "động trời", đó là theo sách biên khảo của nhà Huế học Nguyễn Đắc  Xuân, thì Bảo Đại không phải là con của vua Khải Định, ông vua bất lực,  và bà Từ Dũ đã lén quan hệ với ông Hường Đ. Một tay cự phách về chuyện  phòng the, nên Bảo Đại cũng giống nòi tình của cha đẻ(?).
Sau khi trở lại Pháp, bà Mộng Điệp bị ngã, gây chấn thương ở cổ. Khi bà vào bệnh viện giải phẫu thì phát hiện bệnh tim nên không qua khỏi ca  phẫu thuật. Bà qua đời lúc 12h ngày chủ nhật 26/6/2011 tại bệnh viện  Saint Antoine. Bà đã được an táng ngày 1/7/2011 tại nghĩa trang Thiais ở  Paris - nơi có mộ phần của hai người con trai.
Mối tình của"ông vua lưu vong"với cô hầu phòng
  Sau khi bị Ngô Đình Diệm phế truất và bị chà đạp danh dự, Bảo Đại bàng  hoàng rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên và bắt đầu sống trong nỗi  trầm uất. Sau thời gian chữa bệnh, cựu hoàng sống với gia đình như một  người khách không mời. Vợ con đều muốn xa lánh ông. Cuối cùng một người  bạn đã đi thuê cho ông một căn hộ trong cao ốc 29 Fresnel, quận 16 -  Paris.

Cô hầu phòng Monique Baudot
  Cuộc sống của cựu hoàng Bảo Đại sau khi "ra ở riêng" cũng khó khăn, bị  bệnh nằm một mình không một người mua giúp bánh mì ăn sáng. Giữa lúc ấy, cô Monique Baudot sinh năm 1946 xuất hiện. Về tiểu sử của Monique có  nhiều nguồn tin khác nhau. Báo chí Pháp viết cô từng làm tùy viên báo  chí trong một tòa đại sứ. Các chính khách từng làm việc với cựu hoàng và sau năm 1975 có nhiều dịp gặp ông, như tướng Trần Văn Đôn, thì bảo  Monique chỉ là một cô bồi phòng. Chính nhờ làm bồi phòng ở cao ốc 29  Fresnel nên cô mới biết được có một ''ông vua lưu vong'' bệnh tật không  người chăm sóc, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu  hoàng suốt mấy thập niên cuối đời.
  Từ khi hai người ăn ở với nhau (bắt đầu từ những năm 1970), cuộc sống  vật chất của cựu hoàng và Monique rất khó khăn. Monique chạy xin cho cựu hoàng được hưởng trợ cấp cho người già, mỗi tháng lãnh khoảng trên dưới 7.000 frs. Sau này ông J. Chirac lên làm thị trưởng Paris, tăng phụ cấp cho cựu hoàng lên 12.000frs nhưng vẫn không giải quyết hết khó khăn.
  Tuy sống trong hoàn cảnh vật chất thiếu thốn nhưng cựu hoàng không hề  than vãn. Hằng ngày bà Monique ôm quần áo bẩn đi giặt ở các máy giặt  công cộng. Buổi sáng, cựu hoàng ăn "pain sec" (bánh mì không). Có lần  Monique hỏi cựu hoàng có cảm tưởng như thế nào về cuộc sống khó khăn của mình, ông bảo: "Tôi đã thoái vị từ lâu, về làm dân Việt Nam. Trong khi  đa số dân Việt Nam còn thiếu thốn, thì công dân Vĩnh Thụy làm sao có  cuộc sống khá hơn!''.
  Bà Monique Baudot tìm mọi cách để có thu nhập thêm. Bà đòi tiền những  người muốn đến gặp và phỏng vấn cựu hoàng. Bà mời tướng Fond viết giúp  hồi ký Con rồng An Nam cho cựu hoàng và bán cho Nhà xuất bản Plon. Để có  đủ tư cách pháp lý "chiếm độc quyền" Bảo Đại, nhiều lần Monique yêu cầu cựu hoàng làm giấy kết hôn với bà. Nhưng chuyện ấy không thực hiện được ngay vì bà Từ Cung - thân mẫu của Bảo Đại - đang còn sống ở Huế không  đồng ý.
  Năm 1975, bà Từ Cung mất, không còn trở ngại nào nữa, Bảo Đại đưa  Monique Baudot ra Tòa Đốc lý quận 16, Paris đăng ký kết hôn. Vừa kết hôn xong thì ông bà lên máy bay đi Mỹ theo lời mời và sắp xếp của một nhóm  Nguyễn Phước tộc ở Hoa Kỳ. Sáng 23/1/1982, cựu hoàng Bảo Đại được mời  đến dự lễ khai mạc hội chợ tại Westminster, được bà thị trưởng mặc áo  dài Việt Nam đón tiếp hết sức thân mật. Tại đây, có người Việt tặng quà  cho Bảo Đại mà "quên" không để ý đến Monique Baudot, theo sau. Vừa ra  khỏi cửa hàng, người ta nghe Monique Baudot nói với Bảo Đại: "Dân Việt  của ông không ra gì'' - ý là chê người không ga-lăng với phụ nữ. Những  người trong ban tổ chức đón tiếp cựu hoàng nghe thế không ai hiểu vì sao lại có sự thể như thế!!
Tiếp đến, khi cựu hoàng dự một buổi tiệc do ông bà Robert Kane khoản  đãi tại nhà riêng ở Tiburon vùng San Francisco. Trong số thực khách có  cả ông bà Brochand, Tổng Lãnh sự Pháp và một số người Mỹ biết nói tiếng  Pháp. Bà Kane chủ tọa một bàn tiếp Bảo Đại và một số thực khách, bàn thứ  hai do ông Kane chủ tọa tiếp Monique và một số thực khách khác. Không  ngờ, khi mới ngồi vào bàn, Monique tỏ ra bực bội, vặn vẹo hỏi mọi người  tại sao không sắp xếp cho bà ngồi gần Bảo Đại. ''Dù sao tôi cũng là vợ  của ông Bảo Đại kia mà!'', bà nói. Một người có trách nhiệm đưa cựu  hoàng đi thăm viếng các nơi trả lời: ''Đây là cái phòng tiệc chứ không  phải phòng ngủ. Chủ nhà người ta sắp xếp như vậy là phải".
  Monique tức giận, bất ngờ nắm cái chéo khăn trải bàn ăn kéo một cái  xoạt, thức ăn dọn trên bàn ngả nghiêng, đổ tung tóe ra bàn. Cả phòng  tiệc vô cùng ngạc nhiên. Riêng cựu hoàng thì ngồi thản nhiên xem như  không có chuyện gì xảy ra. Nhà tổ chức phải đứng ra nhận lỗi và buổi  tiệc mất vui…
Hôm sau, ban tổ chức đón tiếp chất vấn Bảo Đại: "Hôm qua bà Monique nói bà ấy là vợ của Ngài. Vậy có đúng không?". Cựu hoàng thản nhiên đáp:  "Đúng. Trước khi qua Mỹ một ngày, bà ấy và tôi đã có giấy kết hôn!".  "Vậy, tại sao Ngài không nói cho chúng tôi biết trước để chúng tôi sắp  đặt nghi lễ, nếu bà ấy là vợ Ngài thì chúng tôi đã sắp đặt đúng phép sẽ  không xảy ra những chuyện vừa qua". Cựu hoàng Bảo Đại trả lời tỉnh bơ:  "Phần nghi lễ, tùy theo trường hợp, lúc là thơ ký, lúc là vợ".
Phút nói thật
  Những năm cuối đời, hoàng phi Mộng Điệp có nguyện vọng về sống ở quê  nhà. Thời gian về thăm quê nhà, trước khi qua Pháp, bà sống ở thành phố  biển Nha Trang. Tình cờ gặp một nhà báo trên bờ biển, qua trao đổi, bà  đột nhiên có một phút nói thật: "Tôi say mê theo Ngài, không phải vì  chiếc ngai vàng, mà vì cái giường ngủ".
Theo Thiên Lý 
Phần nhận xét hiển thị trên trang