Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Lẳng lẳng mà nghe họ chửi nhau:

Về SỰ THÔ BỈ CỦA ĐÔNG LA
- NGUYỄN CHÍ HIẾU
BVB blog 27.1.2014

Kính gửi qúy báo mạng ...
Sáng nay, TRẦN MẠNH HẢO  vào mạng Trần Mỹ Giống thấy có bài báo này của Trịnh Hoài Văn phê bình 'HIỆN TƯỢNG VĂN NÔ ĐẢNG ĐÔNG LA" rất tốt. Nếu chúng ta cứ im lặng để tên BỒI BÚT MẠT HẠNG ĐÔNG LA lộng hành chửi bới thô tục các nhà dân chủ tự do trong nước mãi như thế này thì chính là một cách NỐI GIÁO CHO GIẶC vậy. Trần Mạnh Hảo xin gửi bài viết của tác giả trẻ Trịnh Hoài Văn vạch mặt tên ĐÔNG LA và tên NGUYỄN CHÍ HIẾU - tổng biên tập báo VĂN NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH này tới qúy báo nhờ in lên để vạch mặt kẻ ném cứt vào các nhà dân chủ đang đấu tranh cho tự do trong nước. TMH xin thành thật cám ơn
Trần Mạnh Hảo                                         *         *         *
TRỊNH HOÀI VĂN 
Vì phải gọi sự vật bằng tên của nó, nên Trịnh Hoài Văn chẳng đặng đừng phải trưng ra một từ thô tục nhất trên đầu đề bài viết, cái mà ông Đông La ( U 60)– người viết bài và cụ Nguyễn Chí Hiếu (U 80) – người in bài thường dùng “cứt” làm vũ khí tấn công các đối thủ chính trị của họ - những nhà yêu nước, yêu dân chủ tự do dám biểu tình chống quân Trung Quốc xâm lược,  lược.
Trong cuộc nhậu nhẹt liên hoan mừng hội thảo của Ban lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương thành công, Đông La “kểt tội” nhà văn Nguyên Ngọc, kết tội ông cựu phó thủ tướng Trần Phương dám cả gan bảo chủ nghĩa Mác-Lê Nin là lừa đảo cho các ông Nguyễn Trí Huân, Hữu Thỉnh, Lê Thành Nghị nghe đặng lập công dâng đảng, theo tường thuật của chính Đông La trên blog của mình : “Anh Nguyễn Chí Hiếu( tổng biên tập báo Văn Nghệ TP HCM) đỏ bừng mặt nói: “Uýnh tiếp đi Đông La, kỳ này báo về nhà mới, khai trương bằng bài uýnh Nguyên Ngọc đi Đông La!” Tôi nói với anh Hiếu cũng là nói với cả bàn, với hai lão già “mất dạy” này thì tôi đã nhờ thằng cháu là Lê Quang Trung, sinh năm 1989, người từng đọc hết Toàn tập Các Mác, sẽ viết 5 bài “uýnh” Trần Phương, nhưng mới có một bài thì xem chừng Trung đã đo ván ông cựu PTT hơn Trung hơn 60 tuổi; còn với Nguyên Ngọc thì anh Hiếu yên tâm, sẽ có bài ngay thôi.” (Trích bài: Đông La Sau hội thảo)
ĐÔNG LA  

CHUYỆN SAU HỘI THẢO

(Mai Quốc Liên, Vũ Quần Phương, Trà Giang,
Hữu Thỉnh, Đông La, không biết)

Trên blog của tác giả Phan Tất Thành thứ Hai, ngày 05 tháng 8 năm 2013,trong bài: “Ôi cái hội nhà văn của ông Hữu Thỉnh”, khi đánh giá về “hiện tượng phê bình” Đông La cho in hàng loạt bài phê bình chửi bới tục tĩu vô cùng tận trên báo “Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh” {do cụ Nguyễn Chí Hiếu (gần 80 tuổi) làm tổng biên tập, có đoạn viết:
“Điển hình là các bài trên blog cá nhân của Đông La
Đọc những bài này mà chắc chắn chẳng báo lề phải chính thống nào dám đăng vì nó thô tục , vô văn hóa không thể tưởng tượng được…”
“Lập công chuộc những lỗi lầm “không vào Đảng, bỏ cơ quan sống tự do “ bây giờ biết hối cải muốn làm “văn nô” thứ thiệt để bảo vệ Đảng . Liệu các đồng chí lãnh đạo tuyên giáo có thể tin được miệng lưỡi của kẻ gian manh này không. Nhất là khi hắn tâng công với các vị chửi tuốt tuột. Từ Nguyên Ngọc, một nhà văn lão thành rất có uy tín trong và ngoài nước đến Phạm Xuân Nguyên , một nhà phê bình văn học có tên tuổi . Hắn trơ tráo đến mức ngay cả Hội Nhà văn Trung Quốc cũng không khoái gì khi phê phán những nhà văn Việt Nam tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vì nó sống sượng quá, thô tục quá. Hắn chửi Phạm Xuân Nguyên, chửi luôn cả Nguyễn Quang Lập với blog Quê choa đã đăng những bài của Nguyên , hắn chửi từ Trần Độ đến Nguyễn Huy Thiệp –một trong những nhà văn đi tiên phong và được thế giới đánh giá cao của Việt Nam. Hắn chỉ khen mỗi Nguyễn Quang Thiều vì Thiều khen bốn câu thơ của hắn hay hơn cả Chế Lan Viên!”http://phantatthanh.blogspot.com/2013/08/oi-cai-hoi-nha-van-cua-ong-huu-thinh.html
Trên trang mạng của nhà văn Lê Xuân Quang, nói về “nhà phê bình” Đông La”, có đoạn viết :
“Đông La là người mới xuât hiên trong làng viết phê bình văn học. Nhưng dù mới hay hành nghề đã lâu, nhất quyết không nên biến bài viết , ngôn từ dùng trong bài viết để thóa mạ, châm chích đối tương một cách vô lối, dùng ngôn từ của kẻ’’chỉ điểm’’, của dân đầu đường xó chợ, hạ đẳng để chửi rủa bạn mình”http://lexuanquang.org/post/4566/
Trên trang mạng của nhà văn Chu Mộng Long, bàn về “tác giả” Đông La”, có đoạn viết:
“Lối viết của Đông La Đông Hét càng ngày càng bộc lộ dục vọng đang muốn được trọng dụng, nếu không phải là túng làm liều, nhưng sự thực là người ta đủ khôn để không tin dùng vì phải cảnh giác về sự tráo trở của một kẻ mang miệng lưỡi tráo trở. Để rồi xem, với lối viết ấy, trước sau gì đồng chí ấy cũng viết bài chửi lại đồng đảng của mình hay kẻ đã lợi dụng mình. Gần như quan hệ Chí Phèo – Bá Kiến”
Trên trang mạng của Bà Đầm xòe ( tức nhà văn Phạm Thành), đã bất đắc dĩ phải dùng chính lối viết của Đông La để “vay trả” với “nhà phê bình” thô tục nhất trần gian này bằng lời lẽ ngoa ngoắt như sau :
“Bà Đầm xòe thưa ông Dương Cường, và thưa bạn đọc!
Theo lời ông Dương Cường, tôi đã vào Văn chương + đọc toàn văn bài phê bình của ĐL, nhan đề: “ĐÔNG LA KỂ CHUYỆN PHẠM XUÂN NGUYÊN “NHẬN HUY HIỆU 30 NĂM TUỔI ĐẢNG VÀ 2 HUY HIỆU CHIẾN SĨ TRONG SẠCH” VÀ CẢ NHÃ THUYÊN…”.
Mới đọc vài chữ của ĐL, bên tai tôi đã vẳng lên tiếng chó sủa, mà là tiếng chó ghẻ sủa chứ không phải chó Đức hay cho Tầu sủa. Đọc thêm vài đoạn nữa thì thấy mùi xú uế tổng hợp nồng nặc từ nhà xí bốc lên vây quanh mũi tôi đến mức tôi không thể chịu được. Cố đọc cho hết bài thì trong óc tôi hiện hình lên một con bọ hung từ đống cứt chui lên, miệng phì phì tung tóe ra toàn cứt là cứt. Tôi phải nhắm mắt lại và buộc phải ngừng thở.
“Ối trời cao, đất dày ơi! Thối gì mà thối kinh khủng đến vậy?”.
Rồi như thấy cái cơ đít của tôi thập thò trệu trạo, một binh đoàn cứt có hàng lối chỉnh tề từ dạ dày tôi xông ngược mãi lên tận mũi tôi, làm tôi không thể chịu đựng được hơn, đành nôn ọe, rồi nôn thốc, nôn tháo ra một đống. Nôn ra được, làm người tôi có nhẹ đi đôi chút và tôi vội thở lại, mở mắt ra thì nhận ra trong đống tôi vừa nôn ra ấy thấy một cái mặt người hiện ra. Đây hắn đây:
http://badamxoevietnam2.files.wordpress.com/2013/08/52.jpg?w=450
Thưa bạn đọc kính mến, đây là lời lẽ “chính hiệu con nài vàng” của “ nhà phê bình” Đông La, kẻ tự phong là “ văn nô của đảng” vừa tương lên tờ báo “ Văn Nghệ tp Hồ Chí Minh, bằng cách chửi ông Lê Hiếu Đằng “ăn cứt” như sau :
“Nếu nghe theo thằng Nguyên chửi ông Lưu, bênh Nhã Thuyên, ca ngợi thứ thơ “buồi, dái, lồn, cặc, đụ, địt”, thơ “rác rưởi, cứt đái”, thì chắc Đằng( tức ông Lê Hiếu Đằng) thường ngày phải ăn cứt chứ không ăn cơm. Bởi nếu còn biết phân biệt cứt với cơm thì không ai viết như vậy!”
(LÊ HIẾU ĐẰNG, KẺ TỪNG THEO ĐẢNG CHỐNG MỸ, NAY MONG THEO MỸ CHỐNG ĐẢNG)
Trang mạng “ Người lót gạch”, trong lời đề dẫn để in bài Đông La, đã gọi ông này là người “ ngửa mặt phun nước bọt” như sau:
Lời dẫn: Hùa theo chiến dịch chĩa mũi dùi công kích Luật gia Lê Hiếu Đằng trên mặt trận báo chí và truyền hình, chiều nay(Chủ Nhật) NLG nhận được bài viết của Đông La do Huy Tuấn, một CTV từ Hà Nội giới thiệu với phụ đề:"Khi dư lợn viên Đa Lông phun nước bọt vào mặt mình" tuy nhiên với quan điểm đa chiều và tôn trọng tác giả , NLG mạo muội biên tập tiêu đề, thành "Khi nhà khoa học Đông La ngữa mặt phun nước bọt..." như trên mong Ông/anh Huy Tuấn thông cảm và xin chân thành cảm ơn.”
Ngoài các thứ vũ khí: cứt, đái, lồn cặc…cặp bài trùng Đông La Nguyễn Chí Hiếu (kẻ viết bài người in bài) đã đang và sẽ mở toàn lực chiến dịch bẩn thỉu mà Trịnh Hoài Văn không dám trích ra nhiều, chỉ xin vài ba thí dụ đã nêu, còn phần lớn giọng điệu “ phê bình” của nhóm “ bảo hoàng hơn vua” này toàn một giọng đầu đường xó chợ như sau:
“Trần Mạnh Hảo, Võ Thị Hảo, v.v… đều dần trở thành bất hảo!

Nguyên Ngọc sau 40 năm chiến thắng giờ lại tìm cách chiêu hồi VNCH! Nguyễn Huệ Chi luôn trên tuyến đầu chống phá đất nước
Thu Uyên hôm nay cũng hành động y như bọn xấu
Mặt mo Huy Đức
Mặt thật Huy Đức gớm ghiếc tham lam lá mặt lá trái
Bùi Tín như “miếng giẻ chùi máu” giày quân xâm lược thật
đầu óc nên để phân tích chứ đừng để tích phân”;

Nguyễn Quang A hung hăng vận động các phóng viên bảo vệ Kiên cũng rất ngu, đếch biết gì về pháp luật! Đếch hiểu gì về cuộc đời!
Người ta nhả ra chữ nào Nguyên Ngọc đớp ngay lại chứng tỏ cái dốt của ông.
Nguyên Ngọc còn chiêu hồi “Bên thua cuộc”, giống như một công dân mạng viết về Bùi Tín, Nguyên Ngọc cũng chính là “miếng giẻ chùi máu giày quân xâm lược”!
Tôi từng thân thiết, ngợi ca Trần Mạnh Hảo rồi sau đó lại “vả vào miệng” TMH như một người lớn vả một thằng trẻ con, đã dốt nát lại còn vĩ cuồng, lếu láo, quấy rối!

Một blogger là Hòa Bình viết một bài với cái nhan đề có một không hai: Đ. mẹ thằng Lập! (Nguyễn Quang Lập)”

Nhưng trong một bài Nguyên đã phán đại ý: ai hiểu được tiếng hú thì sẽ hiểu được thơ Thiều. Tôi đã nói với một người bạn thân nhất, nói vậy khác gì bảo thằng Thiều là con thú. Ông bạn nổi cáu: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ”!

Một kẻ dốt, cơ hội như Nguyên

Phạm Xuân Nguyên là thằng cơ hội, một loại ung nhọt của thể chế, một hậu quả của lỗi hệ thống; một điển hình về loại tôi cao, trí thấp, tâm tối.
PHẠM XUÂN NGUYÊN: THẰNG MÙ CHỮ, THẰNG LƯU MANH!
Lập, một thằng cũng chày cối bênh vực thằng “San hô” lộn ngược lịch sử
chúng còn không xứng đáng được gọi bằng thằng nữa!
Nguyên đúng là một thằng lưu manh và mù chữ.
Phạm Xuân Nguyên là người chống chế độ
Như ông bạn rất nổi tiếng của tôi từng nói về Nguyên: “Đéo hiểu con cặc gì về thơ” vậy!
Nguyên là một quái thai của tư duy
Như bài thơ có mấy câu của tôi mà Nguyễn Quang Thiều sau khi đăng trên Văn Nghệ từng gọi điện thoại bảo “Bài này ông hay hơn Chế Lan viên rồi”
qua việc ca ngợi Cao Xuân Huy, Huệ Chi đã bác bỏ Chủ nghĩa Mác
Huệ Chi đều ở trên tuyến đầu kích động, gây nguy cơ cho an ninh quốc gia.
lũ chấy thức rận sĩ loại như chú cháu Huệ Chi – Từ Huy
Lê Hiếu Đằng đã viết bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh… với cái đầu cực kỳ dốt nát và thái độ cực kỳ bố láo đã được chính Nguyễn Huệ Chi, chủ trang “Bọ xít” (boxit), với “tư duy ruồi, bò”cả Nguyễn Duy, cả Huy Đức, cả Hiếu Đằng đúng là đại ngu
Báo Văn nghệ TPHCM số mới nhất, 288, 23-1-2014, lại đăng bài Điểm mặt băng nhóm “lật pháp” của tôi, đã “quăng một mẻ lưới to”, chỉ rõ sai trái từ GS Hoàng Tụy, nhà toán học nổi danh thế giới, đến các ông Chu Hảo, Mạnh Hảo, Quang A, Tương Lai, Huệ Chi, Hiếu Đằng, Xuân Nguyên, …, đến bà già Lê Khùng (Hiền) Đức.
Điều này bạn Hòa bình đã phải chửi tục thẳng vào mặt NQL, và chưa bao giờ tôi (tức Đông La) thấy sự tục tằn lại có một vẻ đẹp đến như thế!
Nhưng khốn nỗi loại ĐCS thì ai sẽ thay thế? Có lẽ nào những người như Bùi Tín, Trần Mạnh Hảo, Huệ Chi, Tương Lai, Minh Thuyết, Chu Hảo, Quang A, Quang Lập, Huy Đức, v.v… sẽ đưa đất nước ta tới được thiên đường?
LHĐ đã đần độn một kẻ lưu manh, đầu gấu tri thức vị “nữ sĩ” của Diện (Nguyễn Xuân Diện) “háng lông” không chỉ mất dạy mà còn rất ngu! nước ta độc đảng mà dân chủ các vị (các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ) chính là hành động của những kẻ phản trắc, ăn cháo đá bát, vô ơn, dốt nát về chính trị, đã tham vọng, ảo tưởng, xây lâu đài trên cát, thì sẽ chỉ đưa đất nước đến bạo loạn, đến nồi da xáo thịt như Ai Cập trong những ngày hôm nay mà thôi! Dù các vị nhân danh đủ thứ tốt đẹp nhưng hành động của các vị thực chất là những hành động phạm pháp, hại dân, hại nước! nhóm “chấy thức, rận sĩ”
Trịnh Hoài Văn xin hương hồn nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng thứ lỗi, người vừa nằm xuống vài hôm nay, bất đắc dĩ phải nhắc đến kẻ viết nhiều bài rất vô văn hóa là Đông La để thóa mạ, rủa xả ông như vừa nêu. Ông Lê Hiếu Đằng đã làm các đối thủ chính trị vốn trước kia là đồng chí của ông như các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Lê Thanh Hải… mặc dù khác chính kiến với ông, cũng phải đến viếng và thắp nén nhang trước quan tài ông quàn tại chùa Xá Lợi. Dám liều mạng mắng một người yêu nước là ông Lê Hiếu Đằng “ ăn cứt”, chính là Đông La đã ném đồ dơ lên báo “Văn Nghệ tp.Hồ Chí Minh”, cũng tức là ném đồ dơ vào ba ông to: chủ tịch nước, cựu chủ tịch nước và ông bí thư thành ủy TP.HCM vậy!
Bằng lối văn đốn mạt rủa xả hàng mấy chục con người nổi tiếng từ Trung Tướng nhà văn Trần Độ, nguyên phó thủ tướng Trần Phương, giáo sư, nhà bác học lớn nhất Việt Nam Hoàng Tụy đến các danh nhân, chính khách, giáo sư, nhà văn, nhà báo nổi tiếng ví như: Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Trung, Nguyễn Huệ Chi, Dương Trung Quốc, Tống Văn Công, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Huy Đức, Nguyễn Quang Lập, Lê Hiếu Đằng ăn cứt đái cặc lồn…Đông La trước hết đã ném lên tờ báo văn nghệ “mang tên Bác” tất cả đồ dơ bẩn trên đời vậy!
Vì sao các tờ báo lề đảng bảo thủ bậc nhất như “Nhân Dân”, “Quân Đội nhân dân”, “Công an nhân dân”, “Công an thủ đô”, “Công an TP.HCM”, “Hà Nội mới”,“Sài gòn giải phóng”…tịnh không đám đăng các bài phê bình chính trị rủa sả đầy cứt đái lồn cặc của Đông La? Chẳng qua vì nó hạ cấp quá, vô văn hóa quá, đốn mạt quá, dơ dáy quá mức tưởng tượng mà thôi!
Nhưng tại sao chỉ có tờ báo “Văn nghệ TP.HCM” của cụ Nguyễn Chí Hiếu dám dành hàng mấy chục bài cho “nhà phê bình” Đông La triển lãm “cứt” để chửi các nhà dân chủ “ăn cứt” là sao?
Cụ Nguyễn Chí Hiếu nay đã vào tuổi U 80, vốn quê Long An, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, từng học ngành “trang trí nội thất” tại Liên Xô, có bà vợ quê Nha Trang cũng tập kết ra Bắc tuổi U 80 giàu có vô song vì thời bao cấp cụ Hiếu bà từng làm tổng giám đốc một công ty xuất nhập khẩu… chẳng lẽ bị bệnh mũi điếc nên không còn khả năng phân biệt mùi thơm và thối chăng?
Hỏi chuyện một số bạn bè từng sống chung và quen biết cụ Nguyễn Chí Hiếu (gầm tám mươi tuổi nên gọi cụ cho kính cẩn) mới biết sơ sơ một số điều về cụ. Hồi những năm tám mươi, khi cả nước thiếu điều chết đói vì ăn bo bo thì cụ Hiếu thường lái xe hơi loại xịn đến cơ quan Hội văn nghệ TP.HCM có chở theo hai con chó béc-giê to như bò mộng, mang hàng chục ký gan heo đi theo để cho chó ăn, đặng khoe mẽ sự giàu có của gia đình cụ.
Đặc biệt, cụ Hiếu chưa từng viết văn, chưa từng làm thơ mà vẫn là Hội viên Hội nhà văn TP.HCM, hội viên Hội nhà văn VN, hơn nữa cụ Nguyễn Chí Hiếu còn đương kim Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình văn học trung ương của trung ương đảng cộng sản VN kiêm tổng biên tập tờ “Văn Nghệ TP.HCM mới lạ?
Nghe nói, cụ Hiếu tổng biên tập tờ báo dùng cứt làm vũ khí phê bình này mắc bệnh nói tiếng Đan Mạch, cứ mở miệng ra là cụ Đ.M. như súng liên thanh, nên cụ chuộng các món hôi thối. Thông qua Đông La, cụ Hiếu bèn mở một trận đánh cứt trên tờ báo mang tên Bác thì đúng với bản chất chiến đấu ngoan cường của cụ rồi.
Rút kinh nghiệm dùng bọn côn đồ mạt hạng ném mắm tôm, ném cứt đái đồ dơ vào nhà, vào chính những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, có lẽ trung ương đã dùng Đông La để ném cứt vào mặt trận chữ nghĩa chăng? Nên mới rồi, ông Hữu Thỉnh bèn trao cho cuốn phê bình “bóng tối và ánh sáng” của Đông La (một cuốn sách toàn cứt) giải B giải thưởng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2013.
Mới vài hôm trước, ông Đào Duy Quát thay mặt trung ương đến nhà Đông La chúc tết, hoan nghênh và khích lệ Đông La tăng cường cứt hóa phê bình để ném cứt vào tất cả các nhà văn nào dám chống Trung Quốc, dám đòi tự do dân chủ. Xin trích lời Đông La:
"TRUNG ƯƠNG" THĂM NHÀ CHÚC TẾT ĐÔNG LA
Nói quá lên tí cho nó oai, chứ chính xác là chiều qua, anh Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung Ương, nguyên Phó Ban TTVH Trung Ương, nguyên TBT Báo điện tử ĐCSVN, cùng anh Chúc, Chánh Văn phòng, đến thăm nhà tôi, đại diện cho Hội đồng chúc tết.. (Bà xã, tôi, anh Đào Duy Quát, anh Chúc)…”.
Xin trích lời khoe được giải của Đông La :
ĐÔNG LA "ẴM" GIẢI VĂN CHƯƠNG TO
Thế là sáng nay, tôi chính thức nhận được thông báo cuốn “Bóng Tối của ánh sáng” của tôi đã được giải thưởng 2013 của Liên Hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam. tôi phải vô cùng biết ơn báo Văn nghệ TPHCM mà từ tận 1982, cũng chính báo này đã lần đầu tiên in tác phẩm của tôi là một bài thơ.
Trịnh Hoài Văn viết bài báo nhỏ này nhằm báo động cho dư luận rằng: đừng xem thường liên danh Đông La – Nguyễn Chí Hiếu đang dùng một thứ bom siêu bẩn là “bom cứt” để ném vào văn đàn, ném vào những con người trí thức chân chính yêu tự do, yêu dân chủ, chống Trung Quốc xâm lược… Hai vị này dùng tờ báo Văn Nghệ TP.HCM làm bệ phóng phê bình hòng làm điếc mũi bạn đọc và công luận, phục vụ cho những ý đồ xấu xa của ngoại bang hòng nô dịch hóa nước Việt Nam mãi mãi, theo tiêu chí của Đông La: “Sự tục tằn lại có một vẻ đẹp đến như thế”.,.
TP. Hồ Chí Minh ngày 25-01-2014
( From: E.Mail of TranManhHao
> Chuyên mục: Nghiên cứu - Phê bìnhBài của bạn văn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ly kỳ phiên chợ duy nhất trong năm, họp ngày mùng Một Tết


Ngày 1/1 Tết Âm lịch hàng năm, hầu hết các chợ tạm đều nghỉ, riêng ở thôn Phong Thạnh, xã Gia Nghĩa, huyện Tuy Phước, Bình Định có một phiên họp chợ duy nhất trong năm, đó là Chợ Gò. Đây là nơi vui xuân của người dân trong vùng cùng những người con Bình Định xa quê lâu ngày trở về. Phiên chợ mang đậm nét văn hóa miền đất Võ, có nguồn gốc từ thời anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa.
Chợ Gò năm bên núi Trường Úc vào buổi họp mặt đầu năm.
Phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam
Chợ Gò họp trên một gò đất dưới chân núi Trưòng Úc, cạnh bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại, TP Qui Nhơn. Nơi đây đã sinh thành và nuôi dưỡng nên hồn thơ Xuân Diệu, hay ông tổ hát bội Đào Tấn, những người con đã làm rạng danh vùng đất Bình Định.

Khi những chùm pháo hoa trong đêm giao thừa cuối cùng vụt tắt, bà con quanh vùng í a í ới gồng gánh mớ trầu, buồng cau, bó rau muống, miếng thịt lợn…đến chợ bày bán. Trong thời khắc giao mùa, giữa cái lạnh se se của những cơn gió xuân lướt qua mặt, những cụ ông, cụ bà bán hàng bó sát chiếc áo ấm vào người, những bàn tay chai sạn nhăn nheo run run cầm chiếc đèn dầu le lói soi sáng đêm xuân, rọi vào mâm trầu cau của mình để giới thiệu với khách hàng.


Ai đến trước bày bán hàng trước, ai đến sau thì nối đuôi nhau bày hàng, cứ thế chủ các gian hàng xếp trật tự mà không lời qua tiếng lại tranh giành như các phiên chợ thường nhật. Những khách hàng mua lộc đầu năm là các đôi trai gái ở tuổi đôi mươi, họ khoác tay nhau mua mớ trầu chùm cau và chút vôi để thêm duyên thắm tình nồng của tình yêu đôi lứa.


Ngoài những gian hàng bán trầu cau và vôi ra, còn có hàng chục gian hàng bán đồ ăn thức uống. Toàn là các sản phẩm chính tay bà con miền quê tự trồng, tự làm. Những đặc sản “chính hiệu” địa phương như nem Chợ Huyện, rượu nếp và rượu gạo Trường Úc… Dù đi xa hay đi ngược về xuôi, người dân bản xứ vẫn thuộc hai câu ca dao: Rượu ngon Trường Úc mê ly/Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi không đành.


Người đi chợ mua lấy may mắn đầu năm nên không ai mặc cả, không ai trả giá, họ không cò kẻ bớt một thêm hai như các phiên chợ buôn bán hàng ngày. Nhìn tổng quan chợ Gò có tính cách hội chơi vui xuân dân gian hơn là một phiên chợ trao đổi mua bán. Một điều đặc biệt là từ người bán đến khách hàng đều mặc quần áo mới, họ nói cười vui vẻ mặt tươi như hoa, các chị em phụ nữ phấn son trang sức lộng lẫy như đi dự đám cưới hay tiệc tùng.

Chúng tôi thấy, các mặt hàng trong chợ chỉ thiếu quần áo, vải, lụa là, còn lại các hàng hóa được chế biến từ nông nghiệp như các loại rau, củ, quả, đu đủ, bầu, mướp, thịt heo, bún song thần An Thái, nem nướng chợ Huyện...thì không thiếu gì cả. Hầu như các ngành nghề và món ngon mùi vị quê hương Bình Định đều tập trung về chợ Gò.

Một giờ sáng người dân đã nhen nhóm chợ

Rạng sáng, mặt trời ló dạng phía Đông, những tia nắng từ đỉnh núi Trường Úc chiếu xuống dần xua đi cái lạnh hơi sương. Lúc này khu vực gò đất bỏ trống hằng ngày trở thành một phiên chợ náo nhiệt. Hàng ngàn người dân từ khắp nơi đổ về tham dự chợ phiên, tạo nên không khí náo nhiệt, người mua kẻ bán tươi cười với nhau, người bán không phải vì mục đích sinh lợi, người mua cũng không phải mua về dùng mà là hái lộc đầu năm.

Cũng qua phiên chợ, nhiều chàng trai trẻ chen chúc liếc mắt đưa tình các thiếu nữ đang khoác những chiếc đầm, chiếc váy mới rực rỡ, nhiều đôi trai gái rủ nhau lên núi Trường Úc ngồi tâm sự, họ cầu năm mới may mắn và cùng ôn lại những chiến tích lịch sử hào hùng năm xưa của cha ông.

Cụ Nguyễn Thị Sô (76 tuổi, ngụ thôn Trung Tín), chủ gian hàng trầu cau cho biết: “Chợ Gò tuy một năm nhóm có một ngày, nhưng 40 năm qua, mỗi dịp Tết đến là tôi đều chọn trong vườn nhà mình những buồng cau, lá trầu đẹp nhất rồi gánh ra chợ Gò bán lấy lộc đầu năm. Theo tục lệ, khách hàng mua 12 lá trầu để tượng trưng 12 tháng trong năm, hai trái cau chín đỏ, một ít vôi Trường Úc và một chùm trái sung với ý nói lên sự sung túc giàu sang của mọi gia đình làm ăn trong năm mới”.

Ngồi cạnh đó, bà Lâm Thị Hòa (65 tuổi, ngụ Tuy Phước) bán đủ loại rau củ quả do vợ chồng bà trồng ở nhà, thấy chúng tôi ghé qua, bà Hòa tươi cười chào, chỉ tay vào thau nước có 6 – 7 chú cá chép đang tung tăng bơi lội, quẫy đuôi như mời chào khách hàng mua về phóng sinh. Còn ông Lâm Văn Xuân (69 tuổi) luôn miệng xuýt xoa những con tôm đồng đang nhảy tanh tách trong thau mà ông vừa đánh được ở mẻ lưới đầu năm...

Cây nhà lá vườn bày bán tại buổi chợ.Ảnh: T.G

Tuy chỉ nhóm có một ngày trong năm nhưng với sự sầm uất đa dạng và mang đậm nét văn hóa cổ truyền dân tộc, chợ Gò đã qua mặt hàng ngàn các chợ khác trong nước để được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xếp trong “100 phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam”.

Hội tụ các trò chơi dân gian

Không nói không rằng, những người đi chợ không ai quen ai nhưng khi gặp mặt họ cười nói với nhau như đã từng quen và trao nhau những lời chúc may mắn trong năm mới. Ngoài ra, chợ Gò không chỉ để mua sắm lấy lộc đầu năm mà còn có đủ các trò chơi vui xuân mang màu sắc dân gian như: Hát bài chòi, chơi lô tô, đánh cờ người, đấu võ…
Tương truyền, Chợ Gò có từ thời anh em nhà Tây Sơn. 

Ngày đó, Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn nơi đây để tập trung lực lượng đánh quân Nguyễn Ánh. Tại khu vực này, Nguyễn Huệ giao cho hai phó tướng là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy binh sỹ đóng quân phòng thủ ở cửa biển Thị Nại đề phòng giặc.

Một tiết mục văn hóa trong phiên chợ.

Ngày ngày thấy quân lính tâm sự nỗi xa nhà, cảnh người vợ trẻ ôm con chờ chồng, người mẹ già chiều chiều ra đứng ngóng con, Nguyễn Huệ hiểu được nỗi buồn của quân sĩ, nhân dịp Tết đến xuân về, ông cho mở lễ hội giải trí vui xuân, nhằm động viên tinh thần quân sĩ. Nghe vua Quang Trung tổ chức và thân chinh khai mạc lễ hội, người dân trong vùng nô nức kéo đến tham dự. Họ đem những sản phẩm cùng đặc sản từ tay mình làm ra dâng lên nhà vua cùng các tướng sỹ thưởng thức.

Cũng từ đây, vua Quang Trung tập hợp lương thảo và tiến quân thần tốc ra Bắc phá tan quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Để tưởng nhớ công lao của nhà Tây Sơn cùng với ý nghĩa của lễ hội dân gian được đích thân nhà vua khai mạc, 224 năm qua người dân địa phương cứ đến mùng 1 Tết là tổ chức buổi chợ Gò vui xuân.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời chưa cấm pháo!

Tết Hà Nội những năm 1990
Hình ảnh chợ hoa Hàng Lược, chùa Quán Sứ hay xác pháo đầy sân sáng mùng 1 Tết khiến nhiều người bồi hồi.
Không khí nhộn nhịp mua sắm của những ngày giáp Tết thập niên 90 được hai nhiếp ảnh gia Steve Raymer và Nevada Wier ghi lại đầy sống động và giàu cảm xúc. Ai nấy đều hối hả chuẩn bị cho một cái Tết đang thật gần.
Những chiếc xe đạp thô sơ, xe máy đời cũ hay những gánh hàng rong xuôi ngược trong phiên chợ Tết khiến nhiều người bồi hồi nhớ lại thời thơ ấu.
Người đàn ông này vừa mua cho mình một cành đào trong chợ hoa Tết phố cổ, ảnh chụp năm 1994.
Cảnh mua bán tấp nập phía trước chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Chiếc bánh chưng thời đó chỉ có giá 14.000 đồng một chiếc.
Đền Quán Thánh (Hà Nội) luôn tấp nập người dân tới dâng hương hoa, cầu mong cho một năm mới an lành.
Người dân ngoại thành Hà Nội gồng gánh trong không khí hân hoan đón Tết.
Cả khu phố treo cờ trong ngày đầu xuân mới là truyền thống được người dân duy trì nhiều năm nay tại Hà Nội. Bức ảnh gợi nhắc về góc phố Khâm Thiên một thời.
Tết xưa gắn liền với tiếng pháo râm ran đêm giao thừa, lũ trẻ con lại có trò vui là nghịch xác pháo vào sáng hôm sau.Tiếng pháo giờ đã vắng bóng nhưng ký ức về nó vẫn khiến nhiều người phải nao lòng khi nghĩ về.
Ảnh: Corbis, Tư liệu


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Chương 9:

 
9.
 
 

C
ó giấy gọi gã lên uỷ ban nhân dân xã. Gã băn khoăn không biết là chuyện gì? Đã lâu gã sống yên thân, xa lánh những nơi phúc tạp. Không cờ bạc cũng không mâu thuẫn đánh cãi nhau với ai. Thôn hắn ở là một nơi hỗn cư, chín người mười tỉnh. Từ lâu là đất cờ bạc có tiếng trong vùng. Chỉ có con đường độc đạo về huyện về tỉnh, đi lại khó khăn nên việc quản lí an ninh có phần lỏng lẻo. Nhưng nó là một vùng quê nghèo, heo hút. Ngoài chuyện cờ bạc chỉ có những vụ trộm cắp lặt vặt con cá, lá rau không nhức nhối như những địa phương khác. Những năm tám mươi là những năm khó khăn. Các nơi nạn trộm hoành hành. Chúng kéo nhau từng tốp năm ba thằng nghênh ngang trên bến tàu bến xe. Đã xảy ra nhiều vụ cướp của, giết người. Người dân đi trên đường nơm nớp lo âu một tại nạn ập đến. Có nhìn thấy kẻ gian hành sự, người ta cũng làm như không nhìn thấy. Chính hôm gã ra trại gã đã được chứng kiến sau lúc gặp hai bố con lão Chỉ. Chỉ vì lỡ lời nói với lão vài câu mà bọn chúng để ý. Nếu không nhanh mắt, nhanh tay gã đã bị hai thằng mất dạy đánh vỡ đầu ngay cổng chợ. Rồi hôm về quê qua chợ Đồng Xuân cảnh cướp giật móc túi diễn ra nhan nhản. Cả đến khi lên xe ôtô ngược về trên này, hành trình cũng không được yên ổn. Một bọn năm sáu thằng bày trò ba cây đỏ đen đánh anh bộ đội đi cùng chuyến xe. Chỉ vì anh nhắc một chị công nhân lâm trường về quê giờ trả phép. Một thằng nghe được nó rút ngay con lê giấu trong áo đâm anh gục xuống sàn xe. Mấy thằng nữa xúm lại đấm đá anh đến ngất đi. Chúng xuống xe sau đó một quãng đi đứng thản nhiên như không. Như thể việc chúng làm không đáng kể gì. Người lái xe phải rẽ đưa anh bộ đội vào một trạm xá dọc đường. Không biết sau đó anh bị nặng nhẹ thế nào.
Có phải bần hàn sinh đạo tặc? Xã hội trong chiều hướng bế tắc sinh ra tội ác không bình thường? gã nhớ lại những ngày sau lần trốn trại, cuộc sống lênh đênh, đã có lúc gã bị cuốn vào những việc bất lương, mà nghĩ lại bây giờ còn cảm thấy sợ. Nhưng đấy là lúc hoàn cảnh đưa đẩy, gã không có quyền chọn lựa, gã cần phải tồn tại.
Còn bây giờ gã là con người tự do. Không có điều gì thúc ép, dồn đẩy gã cả. Gã phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nhiều lúc, gã tự an ủi, lên rừng gần gũi với thiên nhiên tâm trạng thanh thản, tuy có lúc buồn những lánh xa nơi bụi bặm, tối tăm. Với con người còn nhiều tổn thương trong lòng, đó là cách lựa chọn đúng. Không có chủ ý ẩn cư, nhưng gã sẽ sinh sống ở nơi đây để làm lại từ đầu. Một ngày nào đó gã sẽ trở về quê hay chuyển đi một nơi khác khá hơn. Không thể chôn vùi cuộc đời mình nơi núi rừng heo quạnh này mãi được. Cuộc đời đã không được bay bổng thì thôi. Lẽ nào chìm đắm ở vùng trâu đằm ở chốn rừng sâu?
Nghĩ vậy nên gã giữ gìn cẩn thận. Nhường nhịn người ta cả lời ăn tiếng nói. Việc gì cảm thấy phức tạp, không làm. Gã từ chối mọi sự rủ rê của người quen không đi bè, không ngó tới bãi vàng. Những việc ấy kiếm được tiền, nhưng đầy rẫy nguy cơ, cạm bẫy. Người khác vướng phải không sao. Những gã biết nơi mình cái sảy sẽ nảy cái ung, rắc rối nhiều chuyện.
Đã giữ đến thế người ta còn để ý đến gã. Đây là giấy gọi chứ không phải giấy mời. Ngôn ngữ hành chính rất tách bạch. Người ta chỉ gọi khi kẻ nào đó là đương sự, liên can đến một vụ vi phạm nào đó. Còn nếu là chuyện khác sẽ là giấy mời trân trọng khác hẳn. Vậy người ta gọi gã vì việc gì? gã chịu không thể nghĩ ra được. Gã đã muốn sống yên thân mà cũng không được hay sao?
Nhìn vẻ bần thần, tui tủi của gã, mẹ gã bảo:
- Chắc cũng không có chuyện gì đâu con ạ. Mẹ đồ là giấy tờ hộ khẩu còn vướng mắc gì người ta hỏi thôi. Cây ngay không sợ chết đứng. Mày cứ lên xem người ta hỏi gì. Không nên tránh, có khi chẳng có gì lại thành có chuyện. Mình vấp một lần rồi. Có gì cứ từ tốn mà trình bày. Nóng nảy dễ hỏng việc con ạ!
Mẹ gã quả là giàu lòng tin. Với bà mọi sự đều đơn giản. Bà tin ở lòng tốt của con người như là một chân lý. Nếu được như bà nghĩ cuộc đời này đã là tốt đẹp biết bao. Sẽ không có gì phải băn khoăn lo nghĩ! Suốt đời, sống quanh quẩn trong luỹ tre làng. Có lên đến đây cũng vẫn là nỗi lo ngày hai bữa ăn. Bà đâu có tiếp xúc quan hệ với nhiều cảnh ngộ trên đời để biết được cuộc sống không đơn giản thế. Mà nó là muôn ngàn éo le, cái thiện, cái ác, tốt xấu đan xen vào nhau. Không phải lúc nào đen trắng cũng rõ ràng, đúng sai không lẫn lộn. Gã nghĩ trong bụng như vậy nhưng không dám nói ra. Sợ mẹ thất ý một phần, phần nữa quan trọng hơn sợ mẹ buồn. Đã nửa đời người gã chưa mang lại những ngày bình yên, hạnh phúc gia đình. Điều mà mẹ gã hy sinh suốt cả đời người không đi bước nữa, quên hết bản thân mình để mong chờ ở gã. Gã chỉ nói:
- Vâng, con cũng tin là như thế. Bà cháu cứ yên tâm. Con lên một lúc rồi về ngay. Chắc cũng không có việc gì đâu. Cứ để thong thả con về sẽ dọn hàng. Tàu chưa lên, không có khách bà cháu chả tội gì ra ngồi ngoài quán cho rét.
- Không phải lo. Hàng quán có gì nhiều. Hai bà cháu mang dần ra cũng được. Anh cứ đi đi.
Buổi sáng mùa đông mặt trời rất muộn. Sương mù còn giăng đầy mặt sông. Những đám mây mầu chì che khuất núi non. Những ngọn núi hình như cũng vì giá lạnh mà co cụm lại. Chỉ còn những vệt xám mờ ẩn hiện dưới chân mây.
Tuy đã tìm đủ lý lẽ để tự trấn an mình mà trong lòng gã vẫn thắc thỏm không yên. Cảm giác bất an khiến gã không để ý đến cái lốp xe xịt hết hơi tự bao giờ. Không nhớ là cái bơm xe mình cất ở đâu, gã quyết định đi bộ. Từ nhà lên uỷ ban xã không xa, chưa đầy nửa cây số. Dọc đường gã gặp lão Chỉ đi uống rượu ở đâu về mặt đỏ tưng bừng. Vùng này có cái lệ là nhà nào mổ lợn cũng có bữa rượu rất sớm. Ăn uống xong rồi người ta mới gánh đi bán rong trong vùng vì chưa có chợ. Lão Chỉ bảo với gã:
- Nhà bà Kính mổ con lợn bí đặc thịt lắm. Anh có lên làm cân về thì làm.
- Cháu đang có việc. Để khi khác nếu gặp thì mua.
Lão Chỉ nhìn gã vẻ mặt thắc mắc. Có lẽ lão nghĩ không biết gã đi đâu vào giờ này? Nhưng lão không hỏi, tay xách xâu lòng, khật khưỡng đi ngược chiều với gã về nhà.
Có một đám đông lao xao phía trước. Tốp người mặc áo đen nẹp đỏ ở vạt ở tay, đầu đội mũ nồi, vai đeo súng kíp từ trên đồi đi xuống đường. Mấy con chó săn mõm nhọn, chân cao ráo rác chạy trước chạy sau đám người đó. Gã nhận ra đám người Thanh Y ở trong động phía dốc dưới nhà mình. Một người cao lớn, quần bộ đội cũ tay cầm cái túi gai to. Bên trong túi là con tê tê nằm cuộn tròn. Lớp vảy của nó trơn, đen bóng như sừng trâu. Gã biết tên người này, tiếng Kinh gọi là Hai Nối. Chẳng biết vì sao anh ta lại có tên như thế. Anh ta nhận mẹ gã là mẹ nuôi. Một lần bà cụ lấy thuốc cam cho đứa con anh ta khỏi bệnh. Thỉnh thoảng anh ghé qua cho bà cụ mớ nấm, bọc măng hoặc vài cân gạo nương mới. Thứ gạo có vị thơm đặc biệt dẻo như nếp. Cơm để nguội vẫn thơm hạt không cứng, chỉ vùng này mới trồng. Khi gã về anh ta coi gã như người nhà. Gã cũng vào động tới nhà Hai Nối chơi mấy lần.
Tộc người Dao tính tình phóng khoáng, ham vui. Đi săn thường kéo theo cả bọn đông người. Được con mồi nào thường tụ lại nơi nào đó cùng nhau uống rượu. Từ ngày bà cụ mở quán họ thường lui tới. Có hôm bắn được con cầy, hôm vài con sóc đều nhờ bếp nấu nướng uống rượu với nhau. Tê tê là giống vật quý nên bán cho người buôn đi Trung - Quốc cũng được khá tiền. Nhưng họ không thiết. Không gì bằng cuộc vui có người nọ kẻ kia, quý bạn như quý vợ con ở nhà.
Hai Nối hỏi gã đi đâu? Anh ta bảo gã quay về. Không mấy khi bắt được " trúc". giống này khôn, bới đất lẩn nhanh lắm. Nếu không có kinh nghiệm đào cả ngày cũng không bắt được nó. Những móng chân nó như bằng thép. Nó có thể đào xuyên qua những bụi lau to như cái giường. Người không quen chỉ đào vuốt đuôi không bắt được nó. Thịt nó ngon đặc biệt. Tiết canh Trúc bổ máu, chữa bệnh thận. Còn vảy của nó nghe nói làm thuốc chữa trị ung thư, sơ gan cổ chướng. Không phải lúc nào cũng nhìn thấy nó, chưa nói đến chuyện được ăn. Phần nữa gần những con người này gã luôn cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản. Có cái gì đó như lòng tin cậy ở những con người bề ngoài tình cảm có vẻ đơn sơ, hoang dã nhưng thật sự trong sáng, hồn hậu. Nhưng lúc này gã không thể quay về. Cả tốp lấy làm tiếc hẹn gã xong việc về ngay, họ chờ.
Hai Nối nói nhỏ với gã:
- Thấy bảo có vụ bắt người đâu trên đồng cạn. Hay mày có liên quan gì?
Gã lắc đầu:
- Tôi có làm gì mà liên quan. Các anh cứ về trước đi. Mình về ngay thôi mà.
Hai Nối cùng bọn người quay về, vẻ mặt chưa hết ái ngại.
Cảnh vật bình yên, nếu không có tờ giấy trong túi gã thì hôm nay là một ngày vui vẻ. Và giờ này mọi ngày gã đã sắp xếp xong cho mẹ bán hàng. Sau đó gã lại đi giao hàng như mọi khi. Khi về có thể mua được vài con tắc kè cho một người dưới xuôi lên đặt hàng. Tiền kiếm được không nhiều nhưng thanh thản, yên tâm.
Trưởng công an xã cao ráo, dáng thư sinh, tóc cắt ngắn, môi mỏng mũi thẳng, đôi mắt có cái nhìn nghiêm nghị. Một vẻ mặt cách biệt, vô cảm với xung quanh. Khi gã hỏi anh ta lạnh nhạt bảo gã chờ, chỉ cho gã cái ghế băng kê trước hè.
Trụ sở uỷ ban là hai dãy nhà dựng trên đồi cao, cột bằng gỗ vuông lợp lá cọ. Nhìn bề ngoài hao hao giống như khu nhà kho của hợp tác xã. Chỉ một công trình xây bằng gạch nho nhỏ khuất phía sau đổ mái bằng. Chỗ đó ngày thường dùng làm kho đựng đủ thứ hoặc làm lò thúc mầm vào đợt gieo mạ. Đột xuất có việc làm nơi tạm giam bị can trong lúc đợi làm hồ sơ giải xuống huyện. Lúc này có một anh du kích khoác súng CKC đang ngồi canh ngoài cửa. Bên trong căn nhà nhỏ này người ta đang giữ một người. Một can phạm can tội cướp của giết người trốn trại đã nhiều năm lên ẩn náu ở địa phương. Sở dĩ người ta chưa đưa hắn đi ngay vì hắn đã lấy vợ và có con với một người phụ nữ trong xã. Không ai ngờ con người có vẻ ngoài cù nũ ấy, gặp ai cũng cười nhen nhen, hay đỏ mặt như con gái lại là hung thủ một vụ trọng án. Gã đã giết một nhà sư ở một ngôi chùa giữa cánh đồng chỉ để lấy ba mươi đồng bạc. Tiếng đồn hão về số vàng khách thập phương cúng tiếu đã làm hại nhà sư và đẩy hắn vào vòng tù tội. Hắn đã vượt trại giam từ một tỉnh đồng bằng lẩn tránh lên đây.
Chính quyền xã đang lo lắng về trách nhiệm quản lý con người ở xã này. Làm sao lại để xảy ra một việc đáng tiếc như vậy? Vì thế không khí nơi này có một cái gì căng thẳng, nghiêm trọng khó hiểu. Có một cái nhìn khang khác đối với những người từ nơi khác vừa đến. Nhất là dân lưu tán, ba chốn bốn quê.
Gã nghe những người cùng ngồi chờ như mình thì thào bàn tán. Người ta chỉ trao đổi nho nhỏ với nhau. Hễ có anh cán bộ xã nào ngang qua người ta lại ngừng bặt. Mỗi người đến đây vì một loại công việc. Một ông bố đưa con ra xin đăng ký hôn thú. Một bà mẹ xin giấy khai sinh cho con. Một cụ già ra lĩnh tiền tử tuất của liệt sĩ vừa được truy điệu. Có cả những người đến vì tò mò, thỉnh thoảng ghé mắt qua khe cửa. Khiến thư ký thường trực phải ra xua đuổi mấy lần.
Xung quanh khu nhà uỷ ban cũng có rào, nhưng rất sơ sài. Rào nứa khô cả cây có chỗ đổ rạp xuống đất. Có lẽ một trận bão nào đó đã đẩy đổ nó, người ta chưa kịp dựng lại. Xưa kia khu này là vườn chùa, ngôi chùa đã bị phá huỷ cách nay mấy chục năm. Chỉ còn dấu vết gõ tường thấp thoáng trong lớp cỏ, những đám cây xấu hổ chằng chịt. Thời chiến tranh phá hoại có một lớp học sơ tán ở dưới tỉnh lên đây. Trận bom bị đã giết hại cả thầy lẫn trò hơn hai chục sinh mạng. Những ngôi mộ mới được chuyển đi vẫn còn để lại dấu vết ít nhiều vì san lấp không kỹ. Những cơn mưa rừng như trút nước đã làm những chỗ đã sang phẳng trồi lên thụt xuống.
Ban đêm khu này vắng lặng, những người không có nhiệm vụ ít ai lai vãng lên đây. Chỉ thấp thoáng vài anh dân quân tuần tra canh gác. Vẫn có cái gì man man khiến người ta ngần ngại mỗi khi phải đi qua đây.
Xã đã xin với huỵên chuyển địa điểm uỷ ban đến một nơi khác dễ đi lại hơn, nhưng chưa có kinh phí. Đất để làm không thiếu, chỉ còn chờ tiền.
Quanh khu nhà thỉnh thoảng vẫn bắt gặp vài con bò nhởn nhơ gặm cỏ. Đàn lợn sề chui qua lớp rào, lợn con phóng vun vút. Quang cảnh không có vẻ gì là nơi công sở. Giống như khu đồi bỏ hoang vì đất cằn cọc.
Gã ngồi lơ đãng nhìn ra bên ngoài. Cảnh vật như có cái gì từa tựa, khiến gã nhớ lại những ngày đã qua. Những ngày chỉ chợt nhớ thôi gã đã buồn bã đến rời rã chân tay.
Người ta chưa nói gì với gã và gã cũng chưa biết mình được gọi lên đây vì việc gì? Một người mặc sắc phục chắc là công an huyện đang làm việc với mấy người cán bộ ở xã. Mấy người này chốc chốc lại chạy ra chạy vào lấy một thứ giấy tờ hoặc hỏi ý kiến một người nào đó. Người ta đang bận rộn kể như không có mặt gã vào lúc này. Gã thấy máy mắt liên tục. Gã nghĩ bọn Hai Nối đang nhắc đến mình. Từ lúc gã ngồi đây đã mấy tiếng đồng hồ, gần hết giờ làm việc rồi còn gì?
Gã không biết trong ngôi nhà sàn của ông Triệu Bao có người đang nhắc đến gã. Người mà hôm gặp gã tình cờ ở Hà Nội chào hỏi gã, gã đã quay mặt lặng thinh không trả lời. Hôm ấy Nàng đi cùng một gã trắng trẻo, to béo, bệ vệ nom vẻ quan cách. Sau này gã nhớ ra gã ấy tên là Nguyên cán bộ tài chính huyện. Hơn gã chừng chục tuổi. Nàng đi với gã vào bến xe tìm một người nào đó bất chợt gặp gã. Có thể vì không hỏi không được, hoặc nàng muốn hỏi thăm con, nhưng gã làm như không nhìn thấy nàng. Nỗi tức giận khiến gã không muốn nhìn thấy mặt con người cũ, nhất là người ấy giờ đang đi với một người khác. Chiếc xe YAMAHA đỏ như màu máu của kẻ kia đang chờ nàng, đỗ sát bên đường.
Buổi tối hôm ở nhà Đỗ Đen gã có nghe anh ta nói chuyện về nàng. Sau lời hứa hão của Huệ, Nàng đã vì tuyệt vọng chán đời. Huệ đã xin chuyển cho vợ hắn về huyện, gần cơ quan hắn. Hắn không dại gì từ bỏ người vợ với một hương hoả kếch sù mà vợ hắn thừa hưởng. Hắn tránh gặp nàng. Nàng tìm mọi cách mà không tiếp cận hắn được. Cái thai trong bụng ngày một lớn. Nàng không còn kịp giải quyết nó để đối phó với dư luận. Ngành giáo dục khi này lại kỷ luật rất nghiêm với hành vi lưu hoá. Lấy một anh câu ếch có một đời vợ. Ngôi nhà lụp sụp của y kề cận một bãi tha ma. Con người mặt lưỡi cày, đôi mắt đờ đẫn như mắt người sắp chết ấy không phải là người nàng gắn bó lâu dài. Cái thằng mắt ma ấy, Nàng xin ly di sau khi sinh con được bốn tháng... Gã thấy mình dậy lên niềm thương cảm. Thì ra Nàng đâu có sung sướng hạnh phúc gì. Nàng chia tay gã vì gã nghèo, gã không đáp ứng những đòi hỏi vật chất của nàng. Gã không biết cách làm cho vợ con sung sướng theo lối nghĩ của nàng. Mà rồi nàng cũng có gặp điều gì may mắm tốt đẹp đâu? Gã thì không nói làm gì. Còn đứa con gái nhỏ, bà mẹ gã, bố mẹ nàng. Bao nhiêu con người liên lụy khổ lây, và biết đâu sau những oan khuất, trớ trêu gã chịu được lại là hệ lụy từ sự toan tính của nàng?
Hôm ấy, ở nhà Đỗ gã thấy nàng đáng thương hơn đáng giận. Nhưng hôm sau gặp Nàng ở bến xe gã suy nghĩ khác hẳn. Tính cách ấy với số phận nàng là một tất yếu. Nàng vẫn thích rong chơi, hưởng thụ và vẫn kênh kiệu như ngày nào. Ngay câu hỏi thăm của nàng đã khiến gã bực mình. Nàng hỏi chỏng lỏn:
- Này, cho hỏi chút, thế nào con bé có khoẻ không?
Nếu không kiềm chế được, gã đã cho nàng cái tát ở chỗ đông người. Vẫn là thói kênh kiệu nói trống không cố hữu không thay đổi năm nào. Ngày còn ăn ở với nhau, có lần bà cô ruột gã tới chơi. Mẹ gã và bà ngồi nói chuyện với nhau. Nàng đi đâu về, dắt xe vào nhà hỏi trống trơn:
- Hai người ngồi nói chuyện với nhau đấy à?
Mẹ gã đen mặt vì xấu hổ với bà cô. Nhưng tâm tính con người trước thế nào sau vẫn thế. Có khi đến chết cũng khó lòng thay đổi. Đâu phải tại gã không biết đường khuyên nhủ vợ? Nàng là con út của một gia đình khá giả. Nàng quen được người khác quan tâm, còn mình không quan tâm đến ai cả. Lâu ngày thành cá tính. Về sau thành kết quả của số phận mình.
Hôm qua nàng lên. Nàng không vào nhà gã thăm con như mọi bận, vì nghe nói gã đang có mặt ở nhà. Nàng lên thẳng nhà ông Chủ tịch. Ông có đứa con gái đang dạy học. Nàng làm quen với cô này hôm hỏi thăm đường lên đây. Nàng đủ khôn khéo để nhận ông làm bố kết nghĩa vì có con làm cùng ngành nghề. Mỗi lần ngành lương thực kiểm tra nhân khẩu thực tế để làm sổ gạo. Nàng lại tìm cách đón đứa con gái về. Sau đó ít lâu có người ngược nàng lại nhờ đưa con lên vì " Cháu nhớ bà ". Hai tuần trước nàng lên định đón con về, như mọi lần con bé tìm cách tránh gặp mẹ. Nó đã lớn để biết tình cảm của mẹ nó như thế nào. Như mọi lần nàng nhờ ông chủ tịch cho người vây đuổi. Không ngờ gã nổi khùng chất vấn ông mấy câu làm ông mất mặt. Ông vẽ đường cho nàng. Nàng vội vàng về xuôi viết đơn khiếu nại lên toà án. Nàng tố cáo gia đình gã không chấp hành theo quyết định của bản án toà xử cách nay đã nhiều năm. Theo án lục năm đó, nàng được quyền nuôi con cho đến năm nó mười tám tuổi. Nghĩa là đến tuổi trưởng thành. Sau này quan hệ với đôi bên bố mẹ sẽ do đứa con quyết định. Nhưng sau phiên toà chừng một tháng, nàng đem con trả cho mẹ gã trông nom. Nếu như không có chế độ tem phiếu phân phối lương thực thực phẩm có lẽ nàng cũng không nhìn ngó đến nó.
Nàng sống cho mình, cho đến bây giờ nàng vẫn còn đẹp. Còn những cuộc tình lãng mạn theo ý nàng mà đứa con thành một trở ngại. Trong những sai lầm của đời mình, cuộc hôn nhân của gã với nàng là một sai lầm tệ hai nhất. Nếu như gã nghe lời khuyên can của gia đình, gã đã không vướng phải. Nhưng khi ấy gã còn quá trẻ, gã còn quá nhiều tự tin và nhiều ngộ nhận. Và ái tình đôi khi là thứ bùa mê thuốc lú, làm cho con người mất cả sự khôn ngoan, sáng suốt.
Bên văn phòng uỷ ban người ta đã làm xong thủ tục bàn giao người. Cánh cửa gỗ dày của gian nhà xây khuất phía sau được mở ra. Can phạm dáng người cao lớn tóc một mái đi cui cúi, tay xách theo một chiếc ba lô lớn đựng tư trang quần áo. Đã lâu dẫn giải can phạm người ta không phải trói giật tay về đằng sau bằng sợi dây thừng. Từ ngày giải phóng những chiếc còng thép hình số tám sáng choáng là thứ chiến lợi phẩm được chuyển ra miền bắc. Người thi hành công vụ đỡ mất công, còn can phạm có phần thoải mái hơn. Anh ta được hai dân quân đeo súng dài và một công an huỵên đeo xà cột đưa ra con đường dẫn tới bờ sông. ở đó đã có chiếc thuyền máy đợi sẵn. Một người đàn bà còn khá trẻ lưng địu con tay xách cái làn cũ nhìn rõ mấy nắm cơm và gói muối vừng. Người vợ chưa biết tội tình của chồng mình ra sao, sẽ bị xử lý như thế nào. Đến giờ phút này chị ta vẫn có mặt tại đây, nét mặt ngơ ngác, nước mắt lưng tròng.
Anh cán bộ bảo chị ta quay về, không nên đi theo. Chi ta rút từ chiếc túi nhỏ phía trong cạp quần lấy ra một ít tiền đưa cho chồng. Anh ta bảo:
- Thôi mang về mua gạo cho con. Tôi vào đấy có tiền cũng không tiêu được.
Chị ta sụt sịt:
- Nhà cứ cầm, đi đường phòng xa còn khi ốm đau.
Cái cảnh ấy gã thấy nhói trong lòng, không dám nhìn lâu. Đã nghe tiếng gọi tên, gã vội đứng lên vào phòng làm việc.
Không biết nàng đến tự lúc nào, khi gã vừa ngồi xuống ghế nàng cũng bước vào. Nàng làm như không nhìn thấy gã, tươi cười chào trưởng ban công an xã. Anh ta chỉ khẽ gật đầu, nét mặt rất nghiêm. Gã thấy nàng vẫn như ngày xưa: ăn mặc diêm dúa, kiểu cách, quần bò mài như tôn thêm đôi chân dài. áo len đỏ hắt lên nét mặt hồng hào. áo khoác ngoài cổ lông không kéo khoá. Trông nàng nổi bật giữa đám người quần áo cũ, nhàu nát, nét mặt nhăn nhúm. Mùi nước hoa đắt tiền thoang thoảng quanh nàng. Những ngón tay búp măng đeo nhẫn vàng sửa lại mái tóc uốn điệu đàng.
Gã lấy làm lạ khi nghĩ rằng con người này đã từng chung sống với mình đến mấy năm mà sao giờ đây hoàn toàn xa lạ như chưa từng quen biết? Cho đến lúc này gã thấy hai người chia tay là cái gì đó gọi là quy luật hay số mệnh đều hoàn toàn đúng. Gã với nàng khác nhau nhiều quá. Như nước với dầu dù có trộn lẫn thế nào cũng mãi mãi và luôn luôn cách biệt. Sự hoà hợp nếu có chỉ là tạm bợ nếu không nói là không tưởng, vô lý. Tình cảm khác giới luôn là tình cảm cực đoan. Không còn yêu đương thì chỉ còn thù hận. Rất ít có trường hợp dung hoà để có sự cảm thông.
Nhưng giờ đây gã không cảm thấy căm hận nàng. Cho dù không trực tiếp thì cũng gián tiếp nàng đã gây cho gã nhưng hệ lụy tai hại. Cuộc đời đã dạy cho gã biết quên đi nhiều điều. Con người ta muốn tồn tại trên đời không thể ôm ấp mãi thù hận trong lòng. Nó là mầm mống của những căn bệnh nan y, huỷ hoại tình cảm và nhân cách con người. Nó là thứ hành trang nặng nhọc, vô ích, khó lùi bước tiến của ai đó hướng về tương lai. Giống như chất cường toan làm tan nát, đỗ vỡ mọi mưu toan, gắng gỏi đắp xây hạnh phúc.
Trước thái độ trêu ngươi khiêu khích của nàng trước mặt mọi người, gã coi như không biết, không để ý. Chỉ thấy nó đáng thương, đáng buồn cười đến thảm hại.
Dường như nàng đọc được ý nghĩ ấy của gã, mặt nàng chợt tái nhợt, thôi hẳn vẻ tươi cười. Nàng ngồi vào một góc đối diện với gã. Trưởng công an xã vào vấn đề. Có lẽ anh ta thấy thời gian buổi sáng gần hết. Anh ta mở tủ lấy ra quyển sổ bên trong có kẹp tờ giấy:
- Chúng tôi gọi anh lên đây vì có đơn khiếu nại của chị Vân về việc chiếm đoạt con cái. Anh đã làm không đúng các điều khoản quyết định trong bản án ly hôn ngày ... tháng ... năm do toà án nhân dân huyện Bát Đàn tuyên án. Để cho ba mặt một lời chúng tôi yêu cầu có mặt chị Vân. Bây giờ chị trình bày ý kiến trước.
Nàng không còn vẻ tươi tắn, tự tin như lúc mới vào, lúng túng một lúc mới nói:
- Trước đây vì anh ấy đi vắng, thông cảm với bà cụ tôi để cho cháu ở với bà. Mặc dù toà đã xử để cho tôi nuôi cháu. Nay anh ấy đã về, tôi yêu cầu trả cháu lại cho tôi nuôi, theo như sự thoả thuận trước đây trước toà, được toà chấp thuận. Nhưng gia đình anh ấy lại từ chối thẳng thừng, còn xúi giục cháu có hành vi không tốt với mẹ. Vậy trước hết vì cháu đang ở địa phương nên tôi yêu cầu xã can thiệp, giúp đỡ để tôi đón cháu về. Đường xá xa xôi lên được đến đây rất vất vả.
Phụ trách công an xã cắt lời:
- Đúng ra việc này do ban tư pháp xã giải quyết. Nhưng vì đồng chí ấy đi họp vắng, chủ tịch giao cho tôi việc này. Tôi hỏi anh: Chị ấy trình bày có đúng như thế không?
Gã đáp:
- Cô ấy nói vừa đúng, vừa không đúng. Đúng là khi giải quyết ly hôn toà đã ưu tiên để cô ấy nhận phần nuôi con. Khi ấy cháu đang trong thời gian bú mẹ. Hoàn cảnh của tôi lúc đó cũng nhiều khó khăn, nên tôi không nêu vấn đề tranh chấp. Nhưng không đúng ở chỗ cô ấy không tự nguỵên nuôi con. Coi con cái là gánh nặng, đã tìm cách trả cháu về gia đình tôi. Những lần cô ấy đến đón cháu về thực chất chỉ vì đề lo làm tiêu chuẩn tem phiếu, phụ cấp và lương thực. Đáng lý tôi không nêu vấn đề này, vì các thứ đó nhờ mẹ cháu có trong biên chế Nhà nước. Không vướng mắc gì với gia đình tôi. Nhưng vì nó là nguyên nhân của việc cô ấy muốn đón cháu, nên tôi buộc phải nói ra. Tôi không quan tâm việc những tiêu chuẩn ấy cô ta không bao giờ dành cho con. Chỉ nghĩ một điều máu mủ nhà mình, thương cháu mà lo cho cháu với khả năng của mình. Bây giờ cháu đã lớn. Cháu theo ai là quyền của cháu. Gia đình tôi không ngăn cản, cưỡng bức. Không muốn cho cháu theo mẹ chỉ đơn giản là mẹ cháu vì động cơ gì thôi.
Nét mặt cô ta tím lại:
- Anh nói hay thật. Xưa nay mẹ nào lại không thương con? Anh đừng nói thế kẻo thất đức không hay đâu!
Đến đây gã không thể nhịn được, gã đứng lên:
- Nhân đức của cô tôi biết, cái khốn nạn ở đời là thực giả lẫn lộn, gian tà và lòng ngay thẳng có lúc khó phân biệt. Tôi có mặt ở đây là tôn trọng chính quyền. Nếu cô còn có lời khiếm nhã, xúc phạm tôi xin phép không nói chuyện với cô ở đây nữa. Cứ để chính quyền giải quyết.
Thấy không khí căng thẳng, trưởng công an xã đấu dịu:
- Tôi nói để hai bên nắm được. Một đằng là phụ nữ cần được quan tâm. Một đằng là người địa phương cần được bảo vệ quyền lợi. Trong việc này xã thấy cũng khó can thiệp. Tốt nhất hai bên nên trao đổi riêng với nhau. Chiều mai mời hai vị có mặt tại đây ta giải quyết dứt khoát. Bây giờ cũng đã hết giờ mời anh chị về nghỉ. Thế nhé!
Tốp thợ săn rượu xong đã về lâu. Chỉ còn Hai Nối ở lại chờ gã về. Hình như anh ta muốn tò mò hỏi xem người ta giải quyết thế nào. Gã còn đang bực mình nên chỉ nói qua loa. Nghe xong Hai Nối bảo:
- Lão trưởng công an hách lắm đấy. Vì là việc dân sự nên lão không hoạch đấy thôi. Lão này ngày xưa ông bố nhận anh em với nhà này. Hồi ấy nhà lão còn khổ hơn nhà này. Mới từ Cao Bằng về chẳng có gì đâu. Ông già nhà này còn phải cho cả cái nồi đồng với mấy cụm lúa giống. Từ ngày nhà lão đào được chĩnh bạc khá lên mới ít qua lại dần. Lão lên làm cán bộ thì thôi hẳn. Ông cụ nhà này mất, tôi cũng thôi không qua lại nữa.
Thì ra lòng người thay đổi, sang hèn, giàu nghèo đã từng chia cắt tình người từ lâu rồi. Không phải bây giờ xã hội xuống cấp về đạo đức nó mới xảy ra. Có điều thời buổi này nó diễn biến nhanh và tệ hại hơn ngày trước. Gã thầm nghĩ trong đầu như vậy, nhưng không nói.
Hai Nối hơi ngạc nhiên khi thấy gã có nén một tiếng thở dài. Anh ta rủ gã vào làng. ở nhà Hai Nối còn nhốt một đôi dúi. Nếu gã vào tối anh em làm trận rượu nữa. Khi nào trăng lên thì về. Chuyện đời nghĩ lắm làm gì cho nó chóng già? Cứ vô tư mà sống, rồi mọi cái sẽ qua. Cái gì đến sẽ đến. Muốn tránh cũng chẳng được. Gã cũng muốn mình nghĩ được như thế. Nhưng sao thấy khó vô cùng. Gã nói có việc phải lo chiều nay, không thể đi được, hẹn Hai Nối vào dịp khác. Anh ta chào rồi khoác súng ra về. Buổi chiều đã ập tới tự lúc nào. Sương mù mỗi lúc một nhiều. Hình hài núi non chìm khuất dần trong mây.

ó
ó   ó
Đáng lẽ ra gã chia tay với nàng từ hơn mười năm trước, khi mới yêu nhau. Vào cái hôm mà nàng nói dối gã đi tìm gặp người tình cũ. Hôm trước, gã đạp xe cả đi lẫn về hơn hai trăm cây số xuống trường nàng đang học để đón nàng. Trường còn ở nơi sơ tán phía nam Hà Nội, gần tới chùa Hương. Con đường từ quốc lộ một rẽ ngang mấy chục cây số đường đất lồi lõm sống trâu, chạy dọc con sông đào. Đi qua cánh đồng, không một bóng người dưới cái nắng đầu hè. Cổ họng khát khô, quần áo mồ hôi ướt đẫm. Không có hàng quán hoặc một bóng cây để nghỉ chân. Buổi sớm gã chỉ kịp ăn bát mì nước " Không người lái ". Thứ mì đen đen chan với nước sôi thả vài cọng hành, loáng nhoáng lớp mỡ hoá học, không một miếng thịt, dù là thịt vụn. Quá trưa gã đến nơi nàng cũng vừa từ nhà ăn tập thể về. Mấy cô gái ở cùng với nàng giục nhau đi mua gạo, thức ăn về mời gã. Nhưng gã quá ngại, nói thác là đã ăn cơm dọc đường. Mặc dù bụng gã đang sôi òng ọc. Mấy người bạn nàng thôi lo chuyện cơm nước, giục nàng mau chóng để về. Từ đây về quê nếu không nhanh sẽ không kịp, bị tối dọc đường. Xe đạp của hai người lại không có đèn, đường về quê còn tệ hơn quãng gã đi từ ngoài lộ lớn rẽ vào đây.
Không hiểu tại sao lúc ấy gã quên cả đói. Có thể lúc ấy gã đang trẻ, sức lực tràn trề của tuổi hai mươi không coi cái đói cái khát là gì.
Cũng có thể vì được gặp nàng. Hai người ở xa nhau hàng trăm cây số đâu phải lúc nào muốn cũng có thể gặp nhau? ít ngày trước đó gã nhận được thư nàng. Lời lẽ trong thư đằm thắm, thiết tha khiến gã cảm động. Gã cho rằng nàng yêu gã hơn tất cả mọi thứ trên đời. Nàng có thể từ bỏ tất cả để đi với gã tới góc biển chân trời. Kể cả cái chết cũng không thể làm trở ngại tình cảm nàng dành cho gã. Khó khăn lắm Sếp cơ quan mới đồng ý cho gã nghỉ hai ngày để xuống đón nàng. Nàng bảo lần này nàng về sẽ thưa chuyện với bố mẹ nàng để gia đình hai bên biết cho tiện đi lại. Khi nào nàng học xong khoá sư phạm, nhận công tác hai người sẽ làm lễ cưới. Thời gian cũng không còn lâu vì nàng đang học năm cuối cùng.
Sau trắc trở của mối tình đầu với một người con gái khác từ năm trước, gã coi đây là sự bù đắp mà cuộc đời dành cho mình. Không phải chàng trai nào cũng có được mối tình với một cô gái thông minh xinh đẹp như nàng. Chỉ sau này gã mới nhận ra rằng: Con gái thông minh quá, nhiều tham vọng quá nhiều khi kết cục lại không hay!
Về đến Hà Nội thì thành phố lên đèn. Nàng đòi gã đưa nàng đi chơi vì mọi lần nàng chỉ vội vàng ngang qua. Chưa từng biết Hà Nội to nhỏ, xấu đẹp thế nào? Thành phố thời chiến tranh có cảnh gì mà thăm thú? Những con đường thưa thớt người qua lại. ánh đèn không đủ sáng soi rõ nền đường đào bới, chắp vá nham nhở. Những đám người lưu tán vai xách nách mang, áo quần lam lũ. Nhưng rồi gã cũng tìm được một cửa hàng giải khát quốc doanh. Người ta bán sữa đậu nành, cà phê đá kèm vài chiếc bánh xốp rắc vừng trộn đường đen Hoa Mai, Chỉ có vậy mà nàng hào hứng, tươi tắn như đi dự tiệc.
Hai người về đến quê thì trời đã gần sáng. Nàng ghì gã rất lâu, hôn tới tấp như mưa như gió. Gã tưởng mình đi tới đỉnh hạnh phúc - Khi đó không còn ý thức về thời gian - Không còn ý thức về cảnh ngộ đang sống. Chỉ còn tình yêu đang dào dạt dâng mãi để vươn tới tận cùng. Nàng hẹn gã sớm hôm sau lên nhà nàng để gặp cha mẹ và anh em gia đình nàng.
Gần một đêm thức trọn, gã định chợp mắt để lấy lại sức sau cả ngày đi đường. Vừa thiu thiu thì đứa cháu nàng đến nhà. Nó bảo nàng dặn gã sáng nay không lên nữa. Nàng có việc phải đưa đứa em con bà cô về đơn vị trả phép. Gã có nghe nói nàng có người em trai con bà cô ruột đi bộ đội đang ở chiến trường B. Nhưng không thấy nàng nói cậu ta ra Bắc, được về qua nhà. Có lẽ nàng cũng đột ngột mới được biết. Tình cảm chị em, nàng đưa cậu ta về đơn vị thì có gì đáng trách? Không biết thì không sao. Hay tin mình cũng nên đến thăm hỏi một chút. Nếu cần cùng nàng đưa cậu ta đi, gã cũng không ngại. Nghĩ thế gã tức tốc đạp xe lên nhà nàng. Khi gã nói chuyện ông bố nàng ngớ người không hiểu. Ông còn bảo:
- Hay là em nó nói nhầm với anh thế nào ấy chứ. Không lẽ cô lại nhờ cháu nói lại với anh như thế? Em nó có tin đã hy sinh rồi, người ta đang chuẩn bị bảo tử, về đâu mà về?
Gã ngã ngửa, không còn hiểu ra làm sao nữa! Mấy ngày sau cũng không thấy nàng đến. Gã không chờ được nữa, đành về cơ quan. Gã phải làm kiểm điểm vì nghỉ không lý do mất mấy ngày. Mãi về sau gã mới được một người bạn cho biết: Hôm đó nàng có đưa một người. Anh ta cũng từ chiến trường về nhưng không phải là con bà cô. Mà là người yêu cũ của nàng.
Nhưng làm sao nàng phải nói dối gã? Việu đó hoàn toàn có thể thông cảm được nếu như nàng nói với mình. Vì một lẽ nào đó trước đây nàng chia tay người yêu cũ đến với gã. Bây giờ nàng nhìn nhận lại, muốn quay về với người ta, gã cũng không trách nàng. Việc gì nàng phải giấu diếm?
Sau đấy hai người không gặp lại nhau. Chẳng hiểu tại sao hai năm sau gã lại đón nhận nàng. Khi ấy nàng đã ra trường về dạy học ở làng. Có lẽ vì hoàn cảnh gia đình và bản thân gã lúc ấy. Mẹ gã luôn giục gã lấy vợ. Còn gã đã bỏ cơ quan không công ăn việc làm. Người ta không thể xây dựng hạnh phúc gia đình trên một nền móng thiếu vững chắc. Cũng như người ta không thể gọi là sáng suốt nếu như dẫm lại chỗ thụt mình lỡ sa chân. Có thể mọi đổ vỡ đã được manh nha những mầm sống từ cuộc hôn nhân ấy.
Vậy mà chiều nay, lát nữa gã sẽ gặp lại nàng sau bao nỗi niềm mà cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay gã cũng không sao quên được. Gã đã không phải chờ lâu, cuối chiều hôm đó thằng Mai đem xe máy chở nàng đến cùng cô con gái ông chủ tịch.
Bố nó nhận ông chủ tịch làm anh em kết nghĩa, nên việc gì của nhà ông chủ tịch nó đều có mặt. Nàng lại nhận ông làm bố nuôi. Con gái ông chủ tịch nhận nàng là chị. Cô đi cùng với nàng cho thêm khí thế.
Nhìn tốp người phởn phơ ấy vào nhà, gã nghĩ thế nào nàng cũng tỏ vẻ bất cần, vênh váo. Nhưng không, gã đã lầm. Vợ ông chủ tịch là con người khôn ngoan, khéo léo. Bà đã bày cách cho nàng. Vừa nhìn thấy mẹ gã nàng đã chạy lại ôm lấy bà thút thít khóc. Cử chỉ ấy khiến bà lão cũng bị bất ngờ, con gái gã cũng ngơ ngác không hiểu làm sao. Nàng bảo cô em đi cùng đưa cho nàng cái túi. Nàng lấy ra trong bọc cái áo dài cho mẹ gã và bộ quần áo mới cho đứa con gái. Nàng nhỏ nhẹ:
- Mẹ ơi! Chúng con lỗi số không ăn ở được với nhau. Nhưng đường chưa đi thì đường còn đấy. Con cũng chẳng có gì nhiều vì lương hướng chẳng được bao nhiêu. Con biếu mẹ chiếc áo...
Mẹ gã cảm động:
-  Tôi lấy của chị làm gì, chị nghĩ được như thế là quý hoá rồi. Cái Hà đâu lại chào mẹ đi cháu!
Con bé lại, nhưng nó chỉ men men chỗ gần bà.
Gã cảm thấy khó xử. Nếu cho con bé theo mẹ nó chuyển đi, chuyển về sẽ bị nhỡ học. Mà giữ nó lại cũng không nỡ. Dù sao nàng cũng mang nặng đẻ đau sinh thành ra nó. Nàng có cái chính đáng của nàng. ở đời đôi khi có những việc tình ngay lý gian. Không khéo mình lại là người trái đạo: Ngăn cản tình cảm mẹ con! Cuối cùng gã bảo:
- Thôi có gì cô cứ nói chuyện với bà cụ. Vì thực ra bao nhiêu lâu nay bà cụ nuôi cháu. Tôi rất khó xử trong việc này.
Gã dắt xe ra ngõ, cũng chưa biết là đi đâu. Đối diện với mấy người này có cái gì đấy gã không muốn. Nói gì với họ vào lúc này đây. Thôi cứ để bà cụ quyết định. Gã đi hôm đó đến khuya mới về. Bọn kia về ngay từ lúc tối, sau lúc bà cụ nhận lời.
Mẹ gã bảo:
- Mẹ không muốn người ta chê cười nhà mình ác nghiệt. Ngăn cản tình cảm mẹ con lại là điều thất đức. Nếu nó thực sự thương con bé cũng là điều tốt. Không có gì bằng tình mẹ ấp ủ cho con. Máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy, lớn lên cháu sẽ tìm về. Còn bằng không, mẹ nó chỉ dùng nó làm phương tiện để đạt được mục đích thì con bé cũng đã lớn, biết rồi. Nó sẽ tìm về. Nếu không tao sẽ về đón nó, đã lâu rồi mẹ cũng không về quê... Mẹ gã nói cho gã nghe mà như tự nói với mình. Mẹ gã đã đồng ý cho mẹ nó ngày mai khi tàu xuôi vào đón nó. Bà gượng cười nhưng rơm rớm nước mắt.
Gã thấy đầu óc trống rỗng, tâm trạng hụt hẫng không biết nói gì vào lúc này. Không nói không rằng gã lên giường kéo chăn trùm đầu. Nỗi uất hận từ đâu dâng lên cay sè trong mắt. Nếu như ngày xưa gã đã khóc, còn bây giờ thì không. Trước mắt còn những chặng đường dài thăm thẳm... Gã trằn trọc suốt đêm gần sáng gã thiếp đi, len vào mộng mị. Gã mơ thấy mình đang nằm trên nóc một con tàu. Thắt lưng buộc chặt vào con ốc vít to tướng lạnh như cục nước đá. Không rõ tàu đang đi về đâu. Tàu oằn oại run rẩy lao trong sương mờ. Từng đám bụi than trộn lẫn hơi nước rơi rào rào quanh gã như trận mưa kỳ quái. Một kiểu mưa bóng mây xuất hiện và ngừng đột ngột. Đoàn tàu cứ thế vật vã đi mãi... đi mãi... trong đêm.






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khốn nạn đời: Phận trai mồi


Đó là những nam thanh niên còn rất trẻ, khoảng từ 18 đến 25 tuổi, làm nghề tiếp viên trong những quán bar (dân chơi gọi là “chim mồi”). Nếu “gái mồi” là biệt danh gọi những chân dài, thì “trai mồi” là biệt danh quý bà đặt tên cho các “mỹ nam”. Hằng đêm, các “trai mồi” chìm trong tửu sắc cùng tiếng nhạc chát chúa đinh tai, chốn đèn màu hoang dại.
Trong một quán bar.
Cận cảnh "mồi câu" … quý bà
Đến hẹn lại lên, vào tối thứ bảy hàng tuần, quán bar PB có vị trí đắc địa nằm gần trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương lại tấp nập những nhóm choai choai. Họ gồm cả nam lẫn nữ đứng túm tụm, í ới hẹn hò đợi nhau vào "hành xác".

Đồng hồ điểm 20 giờ 30 phút, chúng tôi vào sàn. Trong bar có diện tích khoảng 50m2 nhưng chật cứng dân chơi choai choai vừa uống bia vừa uốn éo lắc lư theo tiếng nhạc đinh tai nhức óc. Thấy chúng tôi loay hoay tìm chỗ trống, Sang - một "trai mồi" - dẫn lối vào chiếc bàn nằm sâu trong góc, nhoẻn miệng cười, nói: "Mấy huynh thông cảm, hôm nay khách đông chỉ còn bàn này thôi".

Điểm thu hút dân chơi hám của lạ chính là đội ngũ "chim mồi" tuyển chọn kỹ lưỡng, chủ yếu là các "mỹ nam" (hơi ẻo lả). Chính vì vậy, khách vào bar không chỉ đám thanh niên choai choai mà còn có các chị, các cô luống tuổi, giới đồng tính nam và cả những cô gái mới lớn thích đua đòi.

Trong không gian chật chội, ánh sáng laze mờ ảo, nhưng không khó để nhận ra các "trai mồi" trong trang phục bắt mắt đang phục vụ "thượng đế". Có lẽ, nắm bắt xu thế thời trang Hàn Quốc trên phim truyền hình mà tay quản lý cho các "trai mồi" mặc những bộ vest bó sát cơ thể, tóc chải keo bóng loáng nhằm thu hút thị hiếu của dân chơi.

Nhìn qua bàn bên cạnh, cách chúng tôi độ vài bước chân là 3 quý bà sồn sồn cùng 2 "trai mồi' đang uống rượu như uống nước lã. Gây mê dân chơi quý bà, hai "trai mồi" liên tục nhảy múa uốn éo những động tác đầy gợi tình và kéo theo đó là cử chỉ thân mật kề má bá cổ...

Phấn khích, một trong ba quý bà có kiểu tóc bờm sư tử, đầm ngắn lả lơi vỗ ngay vào mông "trai mồi" bên cạnh cười hô hố…

Sang nhìn qua bàn có 3 quý bà bật mí thêm: "Chuyện thường ở huyện ấy mà, khi mấy bả say còn nhiều cảnh hấp dẫn mạnh bạo hơn nữa. Các huynh cứ từ từ mà thưởng thức".

Chưa cần chờ đợi lâu, chúng tôi cận cảnh màn trao đổi tay chân diễn ra. Những cánh tay của 3 quý bà tự do vuốt ve khắp cơ thể 2 "trai mồi". Khi độ nóng và hăng máu lên đỉnh điểm, nhóm quý bà xiêu vẹo lết lên sàn ghì sát vào nhau chụm mông uốn éo nhảy múa.

Theo lời Sang, những quý bà vào bar với 1.001 lý do (bà này ly dị, bà kia chồng đi công tác xa nhà, bà nọ chồng mất...), nhưng tất cả các bà đều có một điểm chung là thừa tiền song lại… thiếu tình. Mục đích của các quý bà rửng mỡ này chỉ tìm "kép", mà không nơi nào lại tụ đủ điều kiện "thiên thời địa lợi…" như ở chốn phồn hoa đèn màu này.

Trai trẻ cao to, khỏe mạnh, có body (cơ thể) đẹp là "miếng mồi ngon" cho các quý bà ở tuổi hồi xuân. Họ sẵn sàng chi đậm để rủ trai trẻ đi chơi, mua sắm... Đích đến cuối cùng của quý bà này luôn là các nhà nghỉ hay khách sạn… Thao thao bất tuyệt một hồi, Sang vội vã chào chúng tôi và lao ngay lên sàn cùng 3 quý bà nhún nhảy.

Tôi trộm nghĩ, nếu cha mẹ họ nhìn thấy cảnh những đứa con trai yêu quý đang trong vòng tay các quý bà sồn sồn đáng tuổi mẹ mình thì họ sẽ thất vọng đến chừng nào. Những đồng tiền bo kiếm được có phải để đóng học phí như lời con trai họ nói hay lại ném vào chốn ăn chơi trụy lạc khác.

"Tuyển hàng…"

Bình Dương hiện có khoảng 10 quán bar, tập trung ở thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và TP Thủ Dầu Một. Mỗi bar lại có những "chiêu trò" khác nhau để câu kéo dân chơi và "trai mồi" được xem là món "đặc sản lạ miệng".

Khánh “Ken” (cựu quản lý bar) hé lộ về chuyện "tuyển hàng" ở các quán bar PB. Đó là khâu tuyển chọn kỹ lưỡng nhất, trực tiếp chủ quán tuyển nhân viên "trai mồi" vì đối tượng phục vụ mà chủ quán nhắm đến là các quý bà và người đồng tính. Chính vì vậy mà các "trai mồi" phải đạt tiêu chuẩn nhất định về ngoại hình, như chiều cao, khuôn mặt ưa nhìn, đặc biệt tướng tá phong độ. Tiếp đó, phải biết hút thuốc, uống rượu mạnh và trò chuyện để dụ con mồi.

Khi đã qua vòng sơ tuyển, lúc này các "trai mồi" học từ việc nhỏ nhất là cách rót rượu từ bartender (nhân viên pha chế rượu). Có những quy tắc nhất định khi rót rượu, rót thật chậm, rượu chảy liên tục, khoảng cách giữa chai rượu và ly rượu không xa quá cũng không quá gần, phải thật chuyên nghiệp. Và đặc biệt là không để một giọt nào chảy tràn ra ngoài và không để rượu bị chảy xuống thân chai.

Nếu khách uống gần hết rượu trong ly thì nhân viên phải tự động rót thêm chứ không chờ khách gọi mới rót. Chỉ được ngừng phục vụ khi tiếp rượu mà khách… lắc đầu.

Theo Khánh “Ken”, học nhảy luôn là khâu khó nhất của các "trai mồi" lần đầu lên sàn. Những điệu nhảy cổ điển như disco, lambada, cha cha cha… mà quý bà thường thích. Dancer (vũ công) hướng dẫn cho "trai mồi" phương pháp phối hợp động tác kỹ thuật tay, vai, ngực, hông với nhạc nền trong bar. Sau đó, những kỹ thuật nhún, nhảy điêu luyện, nóng bỏng, gợi cảm.

Khánh “Ken” tiếp tục bật mí chuyện nghề nghiệp, nắm bắt nhu cầu của dân chơi, chủ quán bar phân loại "hàng" để tuyển. Mỗi vị khách có sở thích khác nhau. Vì vậy "hàng tuyển" phải đáp ứng mọi nhu cầu của "thượng đế". Như các bà sồn sồn phốp pháp thường thích những anh chàng phong độ, to cao, lực lưỡng. Những bà ít nói trầm tư lại thích những anh chàng dạng thư sinh. Khách vào bar là dân đồng tính thường chỉ đích danh một “trai mồi” mà Khánh đã chọn từ trước để tiếp chuyện.

Theo lời Hải - một "trai mồi" tiết lộ: "Hàng tuyển" đạt chuẩn, được quản lý truyền chiêu thức "săn mồi" để trở thành "thợ săn" chuyên nghiệp trong chốn đèn màu mờ ảo. Đầu tiên xác định "con mồi" thuộc gu nào, tiếp đó là tiếp cận làm quen, cuối cùng đưa khách tới bến.

Hải kinh nghiệm chia sẻ, những cử chỉ thân mật… đụng chạm da thịt, những động tác uốn éo gợi tình đầy khiêu khích là chiêu dễ dàng khiến các quý bà nhanh chóng bị hút hồn. Sau đó, các "trai mồi" khéo léo phải làm sao cho các quý bà uống thật nhiều, chi nhiều tiền và bo hậu hĩnh.

Hải còn cho biết thêm, làm việc trong những môi trường "buông thả", phần vì muốn kiếm thêm thu nhập, các "trai mồi" luôn cố gắng tung ra những chiêu độc nhất phục vụ khách. Cũng vì những khoản thu nhập từ tiền "bo" mà nhiều trường hợp chấp nhận qua đêm với khách kể cả người đó lớn tuổi hơn mình rất nhiều.

Cạm bẫy

Nghề "trai mồi" là công việc khá nhạy cảm, môi trường rất phức tạp. Khách vào bar cũng lắm thành phần, có những vị khách chỉ đơn giản là xả tress sau một tuần làm việc. Cũng có những dân chơi vào bar để "săn tình", nên khi đã chấp nhận làm nhân viên phục vụ rượu thì phải chấp nhận những điều ngang trái ắt phải đến với mình.

Sang kể lại tình huống trớ trêu mà anh ta vừa gặp phải. Vốn có ngoại hình trắng trẻo với cặp kính cận nhìn rất thư sinh, Sang là gu mà các dân chơi đồng tính rất ưa thích. Trong một lần lên sàn uốn éo, Sang vô tình lọt vào "mắt xanh" của ông khách.

Tối hôm sau, ông khách vào bar một mình và chỉ đích danh Sang ra tiếp. Với kinh nghiệm trong nghề, Sang nhìn qua là biết vị khách mình sắp phục vụ là dân đồng tính. Sang vui vẻ tiếp vì có một "con mồi" tự tìm đến. Sang khéo léo dẫn chuyện không một chút e ngại. Sau cuộc vui, Sang trúng mánh lớn do ông khách bo khá sộp.

Những lần sau, vị khách cũng chỉ đi một mình và cũng chỉ yêu cầu một mình Sang ra tiếp. Sang hí hửng những khoản tiền bo hậu hĩnh. Nhưng Sang không ngờ, "thợ săn" đang bị chính "con mồi" cao tay săn lại.

Khi đã trở nên thân quen, vị khách bắt đầu ngỏ ý muốn mời Sang đến căn nhà mới xây thuộc thành phố mới Bình Dương. Từ chối sợ mất lòng khách ruột, Sang miễn cưỡng đồng ý. Vừa bước vào trong ngôi nhà, ông khách nhẹ nhàng đóng cửa rồi từ từ tiến sát ôm chầm lấy Sang.

Quá bất ngờ khiến Sang không kịp phản ứng. Ông khách cao tay vừa nói tay vừa sờ soạng khắp người: "Nếu em chiều anh, ngôi nhà này sẽ là của em". Hoảng sợ, Sang nhanh chóng đạp tung cửa chạy ra ngoài.

Không được may mắn và bản lĩnh như Sang, câu chuyện về Khải, mà các tiếp viên vẫn rỉ tai nhau xem đó là bài học kinh nghiệm về bà chị cao tay. Khải là sinh viên năm 3 ở một trường đại học dân lập. Khải chọn việc làm thêm trong bar vì thích vẻ hào nhoáng chốn đèn màu.

Nước da ngăm đen, rắn rỏi của chàng trai Tây Nguyên kèm theo đó là nụ cười duyên, Khải thuộc gu của các quý bà sồn sồn. Lợi dụng vẻ ngoài nam tính, Khải lao vào kiếm tiền từ những "con mồi" quý bà thích của lạ.

Không giống như những dân chơi đến bar "săn tình" chỉ vài ba câu là đặt ngay câu hỏi khiếm nhã, như kiểu "tối nay xong việc đi ăn đêm nha…" hay "đi tăng 3 với chị không em…". Nhưng với bà chị cao tay không vồn vã như kiểu "ăn tươi nuốt sống". Từ từ tiếp cận Khải bằng những khoản tiền bo kếch xù, những món quà tiền triệu. Đồng tiền làm lóa mắt, Khải lao vào vòng tay bà chị cao tay.

Không phải thâu đêm "mồi chài" mà vẫn có tiền tiêu xài, sung sướng Khải làm hết tháng rồi xin nghỉ làm ở bar. Khải như lên đời, đổi điện thoại xịn, xe tay ga đắt tiền. Nhưng cái giá Khải phải trả là thân xác tiều tụy sau nhiều đêm phục vụ bà chị cao tay hồi xuân. Cuộc sống buông thả, Khải bị đình chỉ học vì nghỉ quá số buổi.

"Khi đã no xôi chán chè" Khải bị bà chị cao tay đá văng khỏi cửa. Không còn đường quay lại, Khải "đâm lao" bằng vốn tự có. Chuyện gì đến phải đến, Khải bị Công an bắt về hành vi bán dâm cho một bà U50. Khải được đưa vào trường phục hồi nhân phẩm. Trong một lần khám sức khỏe định kỳ, Khải phát hiện đã nhiễm HIV.

Cũng theo những lời tâm sự của Sang, rất nhiều "trai mồi" là sinh viên khi chọn công việc cho các quán bar đều ý thức được những cạm bẫy chực chờ, nhưng vì nhiều lý do, họ vẫn quyết định chọn công việc này. Nhiều lần Sang có ý định nghỉ làm, nhưng cần tiền cho nhiều khoản chi tiêu (tiền học phí, tiền phòng trọ…). Sang chấp nhận dấn thân vào chốn ăn chơi của những kẻ lắm tiền lại ham thích đua đòi.

Khép lại một đêm đi bar, câu chuyện về Khải và Sang… cứ ám ảnh tôi mãi. Phía sau chốn đèn màu, ngập tràn bia rượu ấy… số phận "trai mồi" sẽ đi về đâu? Những cạm bẫy luôn chực chờ bủa vây họ. Những đụng chạm xác thịt khi đã chếnh choáng hơi men và chỉ một phút sai lầm, dễ dàng dẫn họ đến những kết cục buồn. Từ "trai mồi" chuyển sang "trai gọi", ranh giới thật quá mong manh

Lê Tuấn


Phần nhận xét hiển thị trên trang