Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

có 2 viện sĩ toán học mới


Giáo sư Phan Quốc Khánh và Hoàng Xuân Phú là hai nhà khoa học Việt Nam vừa được Viện Hàn lâm khoa học các nước thế giới thứ ba (TWAS) bầu là viện sĩ trong lĩnh vực toán học.
Giáo sư Phan Quốc Khánh và Hoàng Xuân Phú. 
Ảnh: Viện nghiên cứu cao cấp về toán.
TWAS vừa công bố danh sách 52 viện sĩ mới được bầu thuộc 10 lĩnh vực khác nhau. Riêng ở lĩnh vực toán học, Việt Nam có hai nhà khoa học kể trên; còn lại là hai nhà nghiên cứu người Brazil là Lopes Artur Oscar và Shestakov Ivan.

Giáo sư Phan Quốc Khánh sinh năm 1946, là trưởng khoa Toán thuộc ĐHQG TP HCM. Ông được đánh giá là nhà toán học hàng đầu Việt Nam. Giáo sư Khánh là chuyên gia về lý thuyết tối ưu.

Theo thông tin website của Viện nghiên cứu cao cấp về toán, giáo sư Khánh bảo vệ luận án tiến sỹ năm 1978 và tiến sỹ khoa học năm 1988 tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. Các kết quả nghiên cứu của ông dẫn đến những phát triển quan trọng trong lĩnh vực tối ưu véc-tơ, bài toán cân bằng và bất đẳng thức biến phân. Ông còn là Phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, là thành viên của Hội Toán học Mỹ.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Hoàng Xuân Phú sinh năm 1956, làm việc tại Viện toán học. Ông nghiên cứu về lý thuyết điều khiển và tối ưu, giải tích số cũng như ứng dụng của các lĩnh vực này. Ông bảo vệ luận án tiến sỹ năm 1983 và tiến sỹ khoa học năm 1987 tại Đại học Leipzig, Đức. Ông là tổng biên tập của Vietnam Journal of Mathematics, và là ủy viên của Ủy ban Các nước đang phát triển, Liên đoàn Toán học quốc tế (CDC-IMU). Giáo sư cũng là viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Heidelberg và Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Bavaria, Đức.

Hai giáo sư cũng đang là uỷ viên Hội đồng Khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.

Viện Hàn lâm khoa học các nước thế giới thứ ba có 1.110 thành viên, trong đó có các nhà khoa học Việt Nam như giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Đào Vọng Đức, Ngô Việt Trung, Hà Huy Khoái, Đào Trọng Thi, Lê Tuấn Hoa, Phan Quốc Khánh và Hoàng Xuân Phú.

Linh Hương (VnExpress)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

lên 'thiên đường' ở Trung Quốc


Những bậc thang chênh vênh, hiểm trở nằm trên núi Hua Shan khiến du khách lạnh sống lưng và sợ hãi hơn cả xem một bộ phim kinh dị.
Những bậc cầu thang dẫn tới "thiên đường" trên đỉnh Hua Shan.

Núi Hua Shan ở thành phố Tây An là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất Trung Quốc. Nó được biết đến không phải bởi độ cao chót vót mà bởi con đường leo lên đỉnh hiểm trở và là cơn ác mộng của nhiều người.

Để lên đến đỉnh núi, du khách phải băng qua những nấc thang vô cùng chênh vênh được đính vào vách đá cao chót vót. Đoạn đường này được coi là nỗi ám ảnh khi người đi buộc phải băng qua những nấc thang bằng gỗ sơ sài và một sợi xích để bám vào mà không có hàng rào bảo vệ.

Chính quyền địa phương đã cho xây cáp treo nhưng nhiêu khách du lịch vẫn thích lựa chọn phương thức leo núi nguy hiểm để lên đến đỉnh.

Nhiều người từng trèo lên đỉnh Hua Shan bằng con đường này cho biết có cảm giác thật đáng sợ, toát mồ hôi khi đang leo núi và nhìn xuống vực sâu thăm thẳm. Tuy nhiên khi lên đến đỉnh, họ không hề cảm thấy hối hận. Cảnh quan thiên nhiên nơi đỉnh núi thật hùng vĩ. Vì vậy nhiều người đã gọi con đường nguy hiểm lên đỉnh núi Hua Shan này là "Những bậc cầu thang tới thiên đường".

Hua Shan là điểm hẹn của du khách ưa mạo hiểm. Nơi đây hàng năm vẫn thu hút nhiều khách tới tham quan. Chính quyền địa phương đã xây dựng hệ thống cáp treo để giảm bớt lượng người mạo hiểm trèo núi, hay đóng cửa một số đoạn đường nguy hiểm, xây các bậc thang đá và làm con đường mòn rộng hơn.

Nhiều khách du lịch thích đu mình trên những bậc cầu thang bằng gỗ.

Những bậc thang lên 'thiên đường' ở Trung Quốc
Đường lên đỉnh Hua Shan không dễ dàng chút nào.







Du khách phải leo qua những bậc thang bằng gỗ sơ sài và nguy hiểm.

Nhìn từ xa, đoàn người leo núi nhỏ như những chú kiến.

Lượng du khách đổ về đây leo núi ngày một nhiều.

Đường lên tới đỉnh...

Khung cảnh lộng lẫy, thiên nhiên đẹp như một bức tranh chính là cái giá mà những người leo núi bất chấp nguy hiểm nhận được sau một cuộc hành trình.

Anh Minh, Ảnh: VRN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Câu chuyện Việt Nam:

.. không dám tin là có thật
Sa thải người đã chết cách đây 16 năm, cụ ông 73 tuổi bỗng nhiên có thai 16 tuần, cả xã cưỡng chế bắt giam một hòn đá... Những câu chuyện bi hài này vẫn đang diễn ra ở Việt Nam mà không dám tin là thật.
Sa thải công nhân đã mất hơn 16 năm 
Sa thải người đã chết
Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cà phê 731 (thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam có trụ sở tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum) đã ký quyết định số 87 về việc xử lý kỷ luật lao động công nhân Tạ Thị Mơ.

Điều gây bức xúc dư luận là vì người bị kỷ luật với hình thức sa thải đã qua đời cách đây hơn 16 năm do bị sét đánh.

Để có căn cứ cho quyết định nói trên, ông Nguyễn Hữu Tư - PGĐ công ty cà phê 731, khẳng định: “Hồ sơ của bà Mơ tại thời điểm kỷ luật là hồ sơ vẫn đầy đủ. Hơn nữa, không ai xác minh là bà đã chết cả. Hiện tại, hồ sơ vẫn là còn sống, sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương”.

Bà Tạ Thị Mơ vào làm công nhân Công ty cà phê 731 từ trước năm 1992, nhận khoán chăm sóc trên 1ha cà phê của công ty. Sau đó vài năm, bà Mơ không tiếp tục chăm sóc diện tích cà phê này mà giao lại cho chị dâu là bà Bùi Thị Đoạn và anh trai Tạ Văn Hạnh chăm sóc.

Sau khi bà Mơ mất vào năm 1996, việc chăm sóc cà phê và thực hiện các nghĩa vụ với công ty, như nộp khoán sản lượng hàng năm, đóng bảo hiểm xã hội được gia đình ông Hạnh bà Đoạn thực hiện đầy đủ với công ty dưới tên bà Mơ.

Đây chính là minh chứng cho sự quản lý nhân sự lỏng lẻo của một số công ty, bài học về cách xử lý tình huống chưa phù hợp với thực tế.

Cụ ông 73 tuổi có bầu 4 tháng 

Đi điều trị chấn thương cột sống, sau 4 ngày theo dõi và điều trị tích cực, sức khỏe của cụ ông Nguyễn Văn Tính (73 tuổi, ngụ tại ấp Hòa Bình 1, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tương đối ổn định nên được bác sĩ cho xuất viện về nhà đồng thời chỉ định uống thuốc và hẹn ngày tái khám.

Cụ ông 73 tuổi có thai 16 tuần 

Cả gia đình cụ Tính vui mừng vì chấn thương của cụ không để lại hậu quả nghiêm trọng. 

Nhưng sau khi xuất viện hai ngày, gia đình bất ngờ nhận được điện thoại từ bệnh viện với nội dung xin lỗi vì đã có sự nhầm lẫn ở phần nội dung chẩn đoán “thai 16 tuần” trong giấy ra viện của cụ.

Sau khi phát hiện nhầm lẫn, bệnh viện đã chủ động liên hệ xin lỗi gia đình vì sự cố do “lỗi đánh máy”.

Cưỡng chế bắt giam hòn đá 

Câu chuyện còn nực cười hơn, khi gia đình bà Trần Thị Sắc và ông Lê Hùng Dũng ở xã H’bông, huyện Chư Sê, Gia Lai bị khốn khổ đủ đường, chỉ vì lấy 3 hòn đá trong rẫy của mình về nhà để chơi.

Tự nhiên cơ quan chức năng địa phương đã quy cho ông Dũng và bà Sắc khai thác khoáng sản trái phép rồi tiến hành cưỡng chế, thu hồi 3 hòn đá này. Trong đó, chỉ có hòn đá của bà Sắc là chính quyền thu hồi thành công, còn 2 hòn đá của ông Dũng thì cưỡng chế bất thành.

UBND xã bắt giam hòn đá cho vào cũi sắt để bảo vệ 

Điều lạ lùng là mặc dù cưỡng chế bất thành 2 hòn đá của ông Dũng, nhưng UBND huyện Chư Sê vẫn giao cho UBND xã H’bông quản lý. 

Còn hòn đá thu hồi của bà Sắc, dù đã đem về đặt trong khuôn viên UBND huyện, nhưng huyện Chư Sê vẫn cho làm một lồng sắt kiên cố để nhốt hòn đá có khối lượng hàng tấn này.

Trong khi đó, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Gia Lai cho rằng việc cưỡng chế là đúng pháp luật: “Việc UBND huyện Chư Sê kiểm tra, lập biên bản tạm giữ 3 hòn đá nói trên là phù hợp và là việc làm thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại luật Khoáng sản”.

Được biết, hòn đá này do bà Trần Thị Sắc vô tình tìm thấy trong quá trình đào ao lấy nước tại phần đất của gia đình (đã được chính quyền H.Chư Sê cấp). 

Theo kết quả giám định của Liên đoàn Địa chất bản đồ miền Nam, mẫu đá lấy từ hòn đá bị tịch thu của bà Sắc là loại đá bán quý casidol.

Không bằng lòng với việc UBND xã thu hồi không có lý do, bà Sắc nộp đơn kiện lên tòa nhưng đã bị bác bỏ và phạt thêm 2 triệu đồng về hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và tịch thu hòn đá. 

Hiện nay, hòn đá hiện đang được đặt trên bệ tượng Anh hùng Núp ở TP.Pleiku, sau khi tượng Anh hùng Núp được dời đi địa điểm khác.

Thái Linh (Tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kịch bản khủng khiếp của chiến tranh Mỹ - Trung


Vào buổi sáng hôm đó, một “cơn mưa” hơn 1.000 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc dội xuống các mục tiêu dân sự và quân sự ở Đài Loan. Và cuộc xung đột Mỹ - Trung bắt đầu.

Tàu sân bay USS George Washington của Hải quân Mỹ.
Trên tạp chí The Week (Anh), tác giả Eugene K. Chow "vẽ" lên kịch bản chiến tranh giữa 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc, một cuộc chiến mà nếu thực sự xảy ra, hậu quả có thể sẽ là khủng khiếp nhất trong lịch sử.
Trong lúc không quân Mỹ đóng tại Okinawa, Nhật Bản chuẩn bị hỗ trợ đồng minh, Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công mạng vào các hệ thống phòng không của Mỹ. Loạt tên lửa đạn đạo thứ hai được bắn vào không gian, phá hủy các vệ tinh quân sự trọng yếu đồng thời loạt tên lửa thứ ba bắn vào căn cứ không quân Mỹ, phá hủy máy bay chiến đấu và vô hiệu hóa đường băng.


Trong khi đó, một đội tàu sân bay tấn công của Mỹ do “siêu tàu sân bay” USS George Washington dẫn đầu khởi hành từ Nhật Bản hướng tới eo biển Đài Loan. Do không có các dữ liệu cảnh báo tiên tiến và dữ liệu khác từ vệ tinh, hệ thống phòng thủ tên lửa của nhóm tàu Mỹ rơi vào thế bất lợi trước loạt tên lửa “diệt tàu sân bay” của Trung Quốc đang lao tới. Mặc dù hệ thống phòng thủ tên lửa trên đội tàu Mỹ đã hoạt động “hết mình” nhưng một số tên lửa Trung Quốc vẫn tiến tới mục tiêu khiến boong tàu USS George Washington không thể dùng để cất cánh/hạ cánh máy bay được. Sức mạnh hải - không quân đáng sợ của Mỹ bị loại bỏ.

Mặc dù còn xa mới là một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc chiến Mỹ - Trung nhưng kịch bản giả định trên đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của quân đội Mỹ.

Tất nhiên vào thời điểm này, mặc dù Trung Quốc không ngừng “giễu võ giương oai” ở vùng biển hoặc không phận quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như đe dọa Đài Loan, chiến tranh Mỹ - Trung gần như chắc chắn sẽ không nổ ra. Tuy nhiên, việc xây dựng một kịch bản chiến tranh giữa hai nước có thể giúp ngăn chặn một cuộc chiến thực sự.

Trên thực tế quân đội Mỹ vẫn là lực lượng chiến đấu đáng sợ nhất thế giới, có thể nói là không thể đánh bại trong một trận đánh “một đấu một”. Tuy vậy, một cuộc chiến tranh nếu kéo dài có thể sẽ dẫn tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân quá tốn kém. Trung Quốc chắc chắn nhận thức được điều đó. Vì vậy, thay vì đẩy chính mình vào một cuộc chiến tổng lực mà nước này không thể giành chiến thắng, Trung Quốc sẽ đi theo chiến lược quân sự phục vụ cho một mục đích nhỏ hơn nhưng khôn ngoan hơn – đẩy Mỹ ra khỏi “sân sau” của Trung Quốc.

Giành lại danh dự cho người Trung Quốc

Những hành động khiêu khích của Trung Quốc về Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không phải là vì bản thân các đảo này mà chủ yếu về vấn đề danh dự quốc gia. Tuy nhiên, nổi cáu vì vụ “bẽ mặt” sau biến cố eo biển Đài Loan năm 1996 (khi đó, Tổng thống Mỹ đã điều 2 đội tàu sân bay tấn công tới khu vực này), chính phủ Trung Quốc phải tìm mọi cách thể hiện năng lực ngày càng tăng của mình bằng cách kiểm soát Thái Bình Dương, khu vực từ bấy lâu nay vẫn do Hải quân Mỹ thống trị.

Theo giáo sư Hugh White, chuyên gia về chiến lược tại Đại học quốc gia Australia, các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là những hành động vừa qua, là thông điệp mạnh mẽ của nước này gửi tới Mỹ rằng Bắc Kinh muốn “soán ngôi” Washington để trở thành quốc gia thống lĩnh khu vực này.

“Họ (Trung Quốc) muốn nói với Mỹ rằng chúng tôi rất nghiêm túc về vấn đề này nên đã chuẩn bị sẵn sàng cho những hậu quả từ hành động khiêu khích của mình, và các anh (Mỹ) phải coi trọng mong muốn thay đổi trật tự của chúng tôi”, giáo sư Hugh White nhận định.

Để thực hiện các kế hoạch trên, các chiến lược gia Trung Quốc đã “tích lũy” một kho vũ khí truyền thống tương ứng với vũ khí của Mỹ nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự của nước này. Mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra

Trung Quốc và chiến lược A2/AD

Nhằm mục tiêu ngăn chặn các lực lượng Mỹ sử dụng thế mạnh vượt trội về công nghệ tấn công vào trung tâm đất liền Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD).

Về cơ bản, A2/AD là một chiến lược quốc phòng nhiều tầng lớp tích hợp cả các cuộc tấn công trên đất liền, trên biển, trên không, chiến tranh mạng và vũ trụ để đối phó với những lợi thế quân sự của Mỹ.

Thay vì thực hiện một cuộc tấn công trực diện, chiến lược này huy động nhiều “đợt sóng” tấn công bằng các cuộc tấn công mạng, vũ khí chống vệ tinh, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm tàng hình và các vũ khí khác nhằm cản trở quân đội Mỹ khi lực lượng này tiến về phía bờ biển Trung Quốc.

Theo một kịch bản thành công nhất của Trung Quốc sử dụng chiến lược A2/AD, các đợt sóng tấn công liên tiếp sẽ làm suy yếu sức mạnh của kẻ thù và tới thời điểm tiếp cận mục tiêu, kẻ thù đã tiêu hao quá nhiều sinh lực, không đủ sức để thực hiện một cuộc tấn công lớn.

“Con át chủ bài” trong quốc phòng của Trung Quốc là kho tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình ngày càng lớn của nước này và những tên lửa này có tầm bắn phủ khắp phần lớn châu Á. “Đáng gờm” nhất là tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D với tầm bắn khoảng 2.700km và được thiết kế đặc biệt nhắm tới vũ khí quyền năng của quân đội Mỹ - tàu sân bay.

Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu lượng máy bay chiến đấu ngày càng gia tăng và đáng chú ý nhất là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 và J-31. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đã sở hữu ít nhất 12 tàu ngầm lớp Kilo của Nga còn quân đội Mỹ lại đang chuyển hướng khỏi những kĩ năng chiến đấu của thời kỳ Chiến tranh lạnh trong đó có kĩ năng săn tàu ngầm.


Tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D của Trung Quốc.

Mỹ và chiến lược vô hiệu hóa A2/AD

Trong lúc giới phân tích xây dựng các kịch bản chiến tranh Mỹ - Trung về lí thuyết, trên thực tế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc hiện đang diễn ra hết sức quyết liệt.
Trong lúc Trung Quốc phát triển các vũ khí tương ứng nhằm giảm thiểu những lợi thế của Mỹ, Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu các công nghệ để đối phó với công nghệ quân sự của Trung Quốc.

“Để giảm nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh, Mỹ và Đài Loan đã có những bước đi khiến Trung Quốc cảm thấy cái giá của chiến tranh không hề nhỏ”, nhà phân tích chính sách quan hệ quốc tế David Shlapak nhận định.

Theo Đô đốc Patrick Walsh, cựu tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho rằng không có lí do gì phải lo sợ trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc nếu Mỹ vẫn tiếp tục nâng cao năng lực quân sự của mình.

“Khi chúng ta xem xét các bước phát triển này, ví dụ như tên lửa đạn đạo chống tàu, đó là những bước tiến về công nghệ mà chúng ta rất ngưỡng mộ nhưng không nhất thiết phải lo sợ”, Đô đốc Walsh nói.

“Yếu tố then chốt trong bất kỳ chiến lược phòng ngừa nào là phải khiến đối thủ sau khi đạt được một công nghệ phải hiểu rằng chúng ta có công cụ để đối phó với công nghệ đó và còn ở mức ưu việt hơn”, Đô đốc Walsh nói tiếp.

Tuy vậy, ngay cả khi Mỹ giành lợi thế tốt hơn về công nghệ quân sự, năng lực quân sự phát triển với tốc độ chóng mặt của Trung Quốc cũng khiến một cuộc xung đột với Mỹ dù là rất nhỏ cũng gây ra tổn thất lớn hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong lịch sử. Đó cũng chính là lí do một cuộc chiến như vậy sẽ không thể xảy ra. 

Tùng Lâm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chòm râu chúa chổm xấu xí của ông Đặng Thành Tâm

Chia vui với kết quả năm 2013 của doanh nhân Đặng Thành Tâm

Đọc bài này thấy thương anh Tâm quá; và thương hàng vạn, hàng chục vạn chủ doanh nghiệp tư nhân đã và đang “lắm lúc chỉ muốn uống thuốc sâu tự tử” nhưng vẫn gắng gượng dậy để tìm việc, tạo việc làm và ổn định đời sống cho hàng chục, hàng trăm nghìn lao động giữa thời hỗn loạn này, để đóng góp vào ngân sách và nuôi bộ máy cán bộ công chức khổng lồ. Anh Tâm cũng là đương kim Phó chủ tịch Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED). Rất mừng vì anh đã tai qua nạn khỏi, sức khỏe được cải thiện và bước đầu hoạt động kinh doanh đã phát triển trở lại. Chúc anh, chị Yến và toàn thế đại gia đình anh khỏe, vui, an lành, may mắn, hạnh phúc và thành công trong suốt năm mới 2014.
*****
Ngày cuối cùng của tháng 10 năm ngoái, khi "ông nghị" Đặng Thành Tâm xuất hiện tại Quốc hội, giới truyền thông đã choáng trước vẻ tiều tụy của ông. Râu ria lởm chởm, khuôn mặt hốc hác, mái tóc rối bù nửa trắng, nửa đen.
"Ông nghị" Đặng Thành Tâm khi đang phong độ.

Chòm râu của "Chúa Chổm"

Cái dư âm năm 2012, với những lời đồn đại và món nợ dù “không tới 500 triệu USD” (khoảng 10 ngàn tỉ đồng) của Tập đoàn gia đình mang tên Tân Tạo, có lẽ đã giải thích phần nào cho sự tiều tụy của doanh nhân (DN) từng đứng số 1 trong top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.

Năm 2013, với DN Đặng Thành Tâm là “một năm kinh hoàng” mà “tôi cảm thấy như người chết rồi”. Người từng giàu nhất Việt Nam, có lúc thẳng toẹt món nợ hàng ngàn tỉ. Nghị sĩ DN từng chua chát: “Số tôi không hợp chính trị gia”. Thậm chí, tệ hơn, có lúc từng thở than “tôi đi tù lấy ai trả nợ”. Nghị trường không phải là sân khấu.

Ông Tâm không phải là diễn viên. Ngoài việc ở nghị trường, ông phải trả lời - tạm gọi là thật thà - về những gì liên quan đến Tân Tạo, đến Kinh Bắc, đến cá nhân DN Đặng Thành Tâm.


“Để trả mấy ngàn tỉ, chúng tôi cũng phải cố sống, cố chết bán cái này, cái kia nhưng cũng chỉ trả được một nửa. Hiện vẫn còn một nửa, khoảng mấy ngàn tỉ nữa không phải là con số nhỏ. Bây giờ, bán không ai mua, chứ không phải mình không dám bán”- ông Tâm giãi bày bên hành lang Quốc hội.

“Nghĩ lại, nếu mình chỉ đầu tư khu công nghiệp thôi, chắc không phải đi vay nhiều như thế đâu. Chỉ vì, lúc đó thấy người ta lao vào làm, mình cũng bắt chước làm nên mới nợ nần như thế” - ông Tâm có lần ngậm ngùi.

Nợ như “Chúa Chổm”, đến mức nghị sĩ Quốc hội bảo “Không trả được nợ, bắt tôi bỏ tù thì giải quyết được gì, nợ thì ai trả”.

Nợ, đến cứ mỗi sáng mở mắt là có một tỉ đồng chờ sẵn, để phải lo trả nợ vào ngân hàng.

Nợ đến mức doanh nhân tâm sự: “Lắm lúc chỉ muốn uống thuốc sâu tự tử”. Nhưng thật ra, người ta chỉ có thể thẳng thắn nghiền ngẫm được như thế hoặc khi đã bước đường cùng, hoặc đã nhìn thấy lối thoát.

Trong năm 2013, tập đoàn của ông Tâm đã thoái hết vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thủy điện để tập trung hoàn toàn vào khu công nghiệp, theo nguyên tắc “Cứ thu thêm được 2 đồng thì có 1 đồng trả nợ, còn 1 đồng tái đầu tư”.

Tới tháng 11, chấp nhận chủ nợ thành cổ đông, dù phải chia sẻ quyền lực tại Kinh Bắc, để cấn trừ công nợ cả ngàn tỉ.

“Trừ khi ngày mai bị đụng xe”

Nhưng đến giữa năm, Tân Tạo đã thu hút được hơn 1 tỉ USD đầu tư nước ngoài. Chưa kể “khoảng hai tỉ USD từ việc đầu tư nhà máy của Tập đoàn LG tại Hải Phòng”. Riêng đối với “hàng chục ngàn lao động”, ngay trong những năm tháng khó khăn, chưa một đồng lương bị nợ, chưa một lao động mất việc.

Và đến giữa năm, người ta hoàn toàn bất ngờ khi cái tên Đặng Thành Tâm trở lại top 10 đại gia chứng khoán với 20% giá trị tăng thêm so với hồi cuối 2012.

Chiến thuật sinh tồn của "ông nghị" Đặng Thành Tâm y chang như Bear Grylls - chuyên gia sinh tồn của Discovery - nằm trong hai chữ “co cụm”, cắt giảm tối đa hao phí năng lượng - nguồn lực. Và “cháo húp quanh công nợ trả dần”, kể cả việc phải bán rẻ, dù thực chất, đó là cách thức sinh tồn bằng việc ăn vào mồ hôi nước mắt chính mình.

Có lần, một cách tự kỷ, ông Tâm liệt mình vào “dạng”: “Thấy khoai vác mai đi đào”. Thấy người ta ngân hàng cũng ngân hàng, rồi chứng khoán cũng chứng khoán. Cũng đã có lúc, ông Tâm bảo ông chỉ muốn uống thuốc sâu tự tử. Nhưng giờ đây, ông đã có thể nói một câu nói có tính chất biểu tượng “Tôi sẽ tham dự đủ kỳ họp (Quốc hội) trừ khi ngày mai tôi bị đụng xe”.

Trở lại với cái vai nghị sĩ. Có lẽ, câu chuyện riêng của chính ông, của Tân Tạo như một hình ảnh tiêu biểu của cộng đồng DN. Nhưng, người còn sống đến giờ này cũng đã là một kỳ tích. Tập đoàn thu hút được 10% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam mà suốt 2 năm qua không vay được một đồng nào từ ngân hàng “và không hiểu tại sao”.

Đấy là một sự thật khác cho những tuyên bố về việc hạ lãi suất, nguồn vốn dồi dào và cơ hội tiếp cận vốn trong thực tế. Rất có thể, với đầy đủ “cái lý” ngân hàng sẽ viện dẫn những quy định về sự khả thi, về khả năng thu hồi, về trả nợ... Nhưng cũng có một cái lý khác: Doanh nhân mà không tiếp cận được vốn ngân hàng thì kinh doanh bằng gì? Hở trời.

Vị nghị sĩ - doanh nhân từng bảo “Nói thật là tôi sợ lắm rồi, kỳ tới sẽ không nghĩ đến chuyện tham gia Quốc hội nữa”.

Nhưng thật ra, Quốc hội cần có những đại gia, những doanh nhân thực sự phải “bạc tóc, dài râu” với “chiến trường” thương trường, với cơ chế, với cả hành lang, hơn là những người mang danh nghĩa đại diện cho cộng đồng DN ngồi cả khóa ở đó, thậm chí chẳng hé răng một lời.

Để ít nhất, cái khổ, cái khó của DN, cũng là cái khó, cái khổ của NLĐ được nói lên một cách công khai từ những lầm than trong thực tế chứ không phải là những báo cáo màu hồng.

(Theo Laodong)

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/157202/chom-rau-chua-chom-xau-xi-cua-ong-dang-thanh-

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CỦA NGƯỜI NGOẠI ĐẠO: NHỮNG BẤT CẬP CỦA LOÀI NGƯỜI


Nên đọc Phần I và phần II trước

 Bài viết riêng tặng cho những nhà lý luận, và các bạn Việt Nam thuộc các chuyên ngành xã hội học. Đây là 1 bài viết kết hợp những trường phái triết học khác nhau: Phật học, hiện sinh học, phân tâm học, duy vật luận, nhị nguyên luận, Khổng giáo và duy vật lịch sử để có cái nhìn tổng quan về những gì con người tự đào mồ chôn mình.

Có khi nào các bạn đặt những câu hỏi: Tại sao ta phải tạo blog cho riêng mình? Tạo blog để nhằm việc gì? Tạo blog để phục vụ cho ai? và cuối cùng tạo blog để làm cái gì không? Những câu hỏi trông ra đơn giản thật, nhưng nó là bản thể luận triết học cho bản thân bạn nói riêng và bản thể luận triết học của loài người nói chung đấy các bạn ạ. Hay nói cách khác nó là cái tôi, cái bản ngã của mỗi cá thể nói riêng và của loài người nói chung. Loài người nói chung, có những bản thể luận triết học luôn tồn tại 2 loại:
1. Loại bản ngã có thể thay đổi, hay còn gọi là bản thể luận triết học thay đổi.
2. Loại bản ngã cố định, hay còn gọi là bản thể luận triết học cố định.

Nói về bản ngã thay đổi - Ở một thời điểm nhất định của một đời người bản ngã của cá thể có thể là công danh, là sự nghiệp hay là cả hai , etc... Tất cả những điều đó đều thay đổi theo thời gian. Nó có tính hiện tượng mà không là bản chất. Nó có tính hình thức mà không là nội dung, nó có tính bề nỗi mà không là cái nằm phía bên trong sâu thẳm của con người. Nó đại diện cho cái riêng, cái ngẫu nhiên cho từng cá thể trong một giai đoạn nhất thời. Nó được gọi là bản thể luận triết học thay đổi - hay bản ngã thay đổi.

Nói về bản ngã cố định - Tất cả các loài sinh vật được tạo hóa sinh ra trên hành tinh xanh chúng ta đều tồn tại cái bản chất của cái tôi, bản chất của bản ngã hay còn gọi là bản thể luận triết học cố định. Nó đại diện cho cái chung, cái hằng định, cái bản chất mà không là hiện tượng, nó là nội dung mà không là hình thức. Nó hằng định và tất nhiên trong suốt cuộc mưu sinh và kiếm tìm. Nó là bản ngã - hay còn gọi là bản thể luận triết học cố định của muôn loài. Cái cây, ngọn cỏ hay động vật ăn thịt etc... đều có bản năng sinh tồn, và tư hữu Nhưng tùy loài, bản năng sinh tồn và tư hữu thể hiện khác nhau của thực vật và động vật ở chỗ:
1. Thực vật chủ yếu thực hiện bản ngã cho việc sinh tồn và tư hữu. Cái cây, ngọn cỏ chỉ biết đứng yên, nên tạo hóa cho nó cái rễ để thực hiện bản năng sinh tồn. Một cây đại thụ không biết gạt bỏ rong, rêu và địa y ra khỏi thân mình, mà phải biết sống cộng sinh. Cây đại thụ có phần tư hữu mãnh đất mà nó đang sinh trưởng, thì rong rêu, địa y cũng biết tư hữu trên thân đại thụ.
2. Động vật, ngoài bản năng sinh tồn và tư hữu, còn có tư duy trí não. Nên bản ngã còn thêm một việc là thực thi cái tôi qua quyền lực. Động vật biết phải tỏ rõ quyền lực với đồng loại và khác loài.
Ở loài người cũng vậy, bản ngã cố định hay bản thể luận triết học cố định của con người luôn tồn tại 3 thuộc tính: bản năng sinh tồn, tính tư hữu và quyền lực. Quyền lực ấy không chỉ đơn thuần là quyền thống trị mà có thể chỉ là quyền chứng tỏ mình.

Bản ngã cố định của con người nó là những thuộc tính hằng định. Ngoại trừ những người tâm thần hay những người bất thường thì có thể không có 1 trong 3 thuộc tính: sinh tồn, quyền lực và tư hữu. Cái mất đi chung nhất ở những người tâm thần chỉ là quyền lực. Còn lại 2 thuộc tính sinh tồn và tư hữu không mất được. Nói dong dài như thề để hiểu rằng bản ngã hay cái tôi của con người là bản thể luận triết học. Đặc biệt cái tôi chung của loài người gồm: bản năng sinh tồn, tư hữu và quyền lực luôn có mặt, không mất đi, mà còn có thể vì nó loài người có thể tạo ra chiến tranh, chết chóc, etc.... Và nó luôn tồn tại theo thuyết nhị nguyên: tốt-xấu, hay-dở, u mê-sáng dạ, nam-nữ, âm-dương, etc...

Mọi chuyện bắt đầu từ sự tồn tại với thuyết nhị nguyên luận. Tôi không biết ai đặt cho cái tên Lý thuyết tương đối của Albert Einstein, với cái tên này, lý thuyết của ông không chỉ đúng cho khoa học tự nhiên mà còn đúng cho cả xã hội học. Không có cái gì tuyệt đối trên cõi đời này. Ngay cả toán học được cho là khoa học tuyệt đối, nhưng vẩn có số thực, số ảo, số hữu tỷ và số vô tỷ - toán lý thuyết và toán ứng dụng, etc... Hay nói cách khác có toán chính xác tuyệt đối và toán tương đối (như xác suất thống kê chẳng hạn). Và vì thế, lý thuyết thuộc ngành xã hội học càng mang tính tương đối đúng sai mà khó lòng hằng định hơn ngành tự nhiên. Vì lý thuyết xã hội dùng cho loài người, một loài mà tư duy luôn vật đổi sao dời sau mỗi sự vật, hiện tượng xảy ra.

Thế thì, có sự tồn tại về mặt tốt trong bản chất của loài người, thì cũng có sự tồn tại mặt xấu về mặt bản chất của 3 thuộc tính: sinh tồn, tư hữu và quyền lực. Chính nó đã làm loài người đi từ thái cực của sự tốt sang thái cực của cái xấu, nếu không tường minh. Tất cả những sự tồn tại về mặt bản chất (tức là bản ngã) trong con người, mà đại diện cái trì trệ từ cái bản ngã không tường minh đó là mọi nguyên nhân của mọi bất cập. Mọi sự vật, hiện tượng đi ngược với 3 thuộc tính của bản ngã loài người đều đưa đến u minh và thất bại.

Vì bản ngã mà trong mỗi chúng ta, mỗi ngày cứ xả rác một cách vô thức để hôm nay chúng ta cần giải quyết những sai lầm về biến đổi khí hậu toàn cầu và cả thế giới đang lúng túng với sự đào mồ chôn mình.

Để chứng tỏ sự tồn tại uyên bác của mình Karl Marx đã tìm ra "giá trị thặng dư" một cách tường minh. Nó đã giúp nhân loại xích lại gần nhau, chủ tớ đối đãi nhau nhân bản hơn. Nhưng cũng để chứng tỏ bản ngã không tường minh của mình, Marx đã chủ trương tiêu diệt các bản ngã của loài người - tiêu diệt thuộc tính tư hữu. Cái mà về mặt triết học, nó là thuộc tính của loài người. Cái tư hữu và cái quyền lực, cái mà đã là thuộc tính, bản chất của nhân loại là cái qui luật. Như vậy Marx đã đi ngược lại qui luật của nhân loại, tức Marx không tường minh, và không nhân bản. Khi ông muốn tiêu diệt tư hữu để xóa bỏ giai cấp là ông đi ngược với 3 qui luật triết học mà bạn ông, Engels cố công góp nhặt. Vì một xã hội không có nhiều giai cấp là xã hội mất đi sự đối lập và mâu thuẫn.

Vì không tường minh, nên Marx đã bắt đầu tư món quà vô giá của bạn mình là Engels trao tặng - duy vật biện chứng - để đặt nền tảng là: Vật chất - Ý thức; nhưng khi đi đến kết luận của nhận thức luận của Marx lại là: chủ nghĩa cộng sản khoa học - một hình thái xã hội mà ở đó loài người sống với nhau không có quyền lực, không có tư hữu. Hay nói cách khác không có sự tồn tại về mặt bản chất - bản thể luận triết học của loài người. Và ở đó Marx tự mâu thuẩn với Marx khi ông cho rằng con người sống với Ý thức - Vật chất, chứ không phải là Vật chất - Ý thức như ban đầu ông đã mượn nó, đặt ra để làm nên bộ phận duy vật lịch sử của ông. Vậy Marx đúng hay sai? Các bạn tự trả lời một cách tường minh về mặt triết học sẽ rõ. Tôi viết ra điều này vì mấy hôm nay các nhà lãnh đạo 2 nước Việt-Trung đang làm một cuộc Trao đổi lý luận mà không làm cuộc Hội thảo Duy vật biện chứng để tìm ra một hình thái xã hội phù hợp cho nước nhà.

Để chứng tỏ quyền lực và tư hữu trong cái bản ngã của các cường quốc, họ đã làm ra bom đạn đi uy hiếp thế giới còn lại, từ những ý tưởng tốt đẹp của các nhà khoa học. Để chứng tỏ quyền lực và tư hữu các nhà chính trị đã dùng ý tưởng tốt đẹp nhưng không tường minh của các tư tưởng gia thế giới làm khuôn khổ và luật định cho xã hội. Mặc dù ngay cả bất kỳ ai, từ Khổng Tử với Nho giáo hay Marx với duy vật lịch sử đều phải bị thế hệ ông ruồng bỏ phải sống lang thang, nghèo đói từ nước này sang nước khác.

Để chứng tỏ bản ngã cha gia trưởng với con; chồng gia trưởng với vợ; lãnh đạo "hành dân"; ect... Và các bạn có thể tìm thấy những bất cập về mặt gia đình, xã hội luôn xảy ra bất kỳ nơi đâu trên thế giới này. Sự tường minh về bản ngã con người bao nhiêu thì xã hội sẽ minh bạch và ít bất cập bấy nhiêu và ngược lại. Ở đâu triết học được thấu hiểu là khoa học, ở đó có ít bất cập. Ở đâu mà triết học bị lạm dụng và bóp méo vì mục đích khác, ở đó lắm bất cập và sẽ thất bại. Nó không chỉ lý giải tại sao giáo dục Việt Nam có chuyện không giống ai là dạy chống tham nhũng trong trường phổ thông; hay chuyện đăng báo giật gân với cái tựa Tôi khỏi ung thư nhờ trà xanh, mà nó còn lý giải hầu hết bất cập của xã hội chúng ta ở quá khứ, hiện tại và tương lai trong tất cả các lĩnh vực; nếu không có những nhận thức luận tường minh giải quyết những bất cập về bản ngã của con người, mà lâu nay đã "nhìn nhầm" do copy từ những cái sai của người khác.

Tóm lại cho bài viết này tôi xin ghi ra hết 3 vế của câu nói minh triết của ngài Tất Đạt Đa: "Duyên khởi (sự vật hiện tượng xảy ra) thì tâm động (bản thể luận của sự vật hiện tượng xuất hiện). Tâm động (bản thể luận xuất hiện) thì nghiệp chướng trùng trùng, điệp điệp (nhận thức luận đưa đến). Tu Phật là tu tâm (để tường minh và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề về nhận thức luận)" là câu nói mà mỗi con người trên hành tinh xanh phải chiêm nghiệm và thấu hiểu - Đâu là nhận thức luận để giải quyết bản chất xấu của vấn đề còn tồn tại - Đâu là nhận thức luận để làm xấu đi một qui luật của muôn đời. Bài viết này chỉ mong các nhà quản lý đất nước trong mọi lĩnh vực tường minh về mặt triết học để nhìn thấy tại sao đất nước Việt hơn nữa thế kỷ nay luôn có bất cập; bất cập không chỉ riêng rẻ một lĩnh vực; mà bất cập toàn diện.

Mong thấu hiểu,


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIẾNG GÀO TRONG VĂN CHƯƠNG VÀ NGHỆ THUẬT


 Tiếng gào (hay tiếng la, tiếng khóc, tiếng hét...) là phương tiện để diễn tả những cảm xúc tột độ, vượt qua giới hạn của ngôn từ bình thường.
Trong văn chương và nghệ thuật, tiếng gào được sử dụng để diễn tả sự phản kháng, sự phẫn nộ, sự tuyệt vọng, sự kêu đòi cấp thiết, v.v... và đồng thời để mạnh mẽ khẳng định một giá trị, một sự hiện hữu. Trong hội hoạ có bức tranh "Tiếng Gào" lừng danh của Edvard Munch. Trong âm nhạc, tiếng gào càng ngày càng được sử dụng nhiều hơn kể từ hậu bán thế kỷ 20. Trong văn chương đương đại thì tiếng gào thường xuyên xuất hiện với rất nhiều ý nghĩa khác nhau.
Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio) về đề tài này.


Phần nhận xét hiển thị trên trang