Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa


 Tiến sĩ Nguyễn Nhã - Ảnh: Trung Hiếu
Tiến sĩ Nguyễn Nhã - Ảnh: Trung Hiếu
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, tác giả của nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho rằng nhân dịp 40 năm trận Hải chiến Hoàng Sa, việc vinh danh những con người đã từng ngã xuống bảo vệ Hoàng Sa là cần thiết, để từ đó đoàn kết dân tộc nhằm đòi lại chủ quyền vùng đảo thiêng liêng này.
“Nếu phải chờ đến ngàn năm để giành lấy Hoàng Sa, chúng ta vẫn sẵn sàng”, ông Nhã khẳng định.
‘Khóc khi nhắc đến Hoàng Sa’
Sắp tới là dịp 40 năm xảy ra trận Hải chiến Hoàng Sa. Suốt cuộc đời nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa, ông nhìn nhận như thế nào về trận hải chiến này?
Nếu phải chờ đến ngàn năm để giành lấy Hoàng Sa, chúng ta vẫn sẵn sàng
Tiến sĩ Nguyễn Nhã
Trận chiến xảy ra vào ngày 19.1.1974, lúc đó tôi đang là chủ biên Tập san Sử Địa. Khi đó tôi đã quyết định ra số đặc khảo nghiên cứu về sự thật chủ quyền ở Hoàng Sa. Ngay lúc đó, tôi ý thức việc Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa là sai trái. Một năm sau trận chiến Hoàng Sa, tôi cùng với một số tổ chức khác trưng bày sử liệu minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa.
Mới đây khi sang Úc, nói chuyện ở Đại học Melbourne, tôi thấy ban tổ chức chiếu phim tư liệu của Đài truyền hình Đồng Nai về Hải chiến Hoàng Sa. Điều này khiến tôi và những người có mặt ở đó rất xúc động. Có người đã ôm chầm lấy tôi mà khóc.
Với những gì đang diễn ra, tôi cho rằng đây là điềm lành cho Việt Nam. Khi tôi nói chuyện tại thư viện ở San Jose ở Mỹ, tôi nói rằng người Việt Nam cần phải bừng tỉnh.
Nhớ có lần ông Phó tổng lãnh sự Mỹ mời tôi và một số chuyên gia đến nói chuyện. Ông có hỏi tôi về sự kiện Hoàng Sa năm 1974. Với góc độ người làm lịch sử, đi tìm kiếm sự thực, tôi trả lời bắt đầu từ năm 1909, chính quyền Quảng Đông cho rằng quần đảo Hoàng Sa là đất vô chủ rồi tranh chấp. Đến năm 1956, Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa là Phú Lâm, rồi đến sự kiện ngày 19.1.1974. Tôi cho rằng trong sự kiện này có một phần trách nhiệm của người Mỹ. 
Từ năm 1974 đến nay, tôi là người đi tìm sự thật lịch sử của biến cố này. Sự thực lịch sử đã rõ như vậy rồi nhưng không phải ai cũng biết. Mới đây tôi có ghé vào mấy đại học ở Úc, mới thấy rằng các tài liệu của Việt Nam liên quan Hoàng Sa ít quá, mà hầu như là tài liệu của Trung Quốc.
Nếu nhà nước chính thức công nhận sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì sẽ kết nối được tinh thần dân tộc Việt Nam. Con người Việt Nam dù có chính kiến khác nhau nhưng tựu trung đều có tinh thần yêu nước
Như tôi từng nói Hoàng Sa, Trường Sa như chất men yêu nước. Tôi có khởi xướng chương trình Ngàn thanh niên thế kỷ 21. Tức là mỗi người muốn giữ Trường Sa và lấy lại Hoàng Sa thì phải có cho mình một kế hoạch nhỏ, xây dựng năng lực quốc cường. Chỉ khi nào Việt Nam trở nên hùng cường mới không sợ và phụ thuộc đến ai.
Cần phải chú trọng đến vấn đề giáo dục. Một người Nhật bạn của tôi cho biết ông rất ngưỡng mộ Việt Nam. Ông đã có nhiều lần đặt chân đến Việt Nam. Nhưng hiện nay khi đến Việt Nam ông cảm thấy thất vọng vì thấy giới trẻ, thanh niên Việt Nam cứ chăm chăm kiếm tiền mà không biết giá trị văn hóa của đất nước mình có thể sinh ra nhiều tiền.
Ông từng nói chuyện về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ở nhiều nước. Vậy thế giới đánh giá ra sao về trận chiến Hoàng Sa?
Tôi có dịp trao đổi với một số học giả ở Harvard (Mỹ) và mới đây là các học giả của Đại học New South Wales (Úc). Ông Carl Thayer có nói người ta chỉ quan tâm tới biển Đông thôi chứ không quan tâm tranh chấp chủ quyền giữa các nước. Nhưng theo luật quốc tế, nhất là luật biển thì đường lưỡi bò Trung Quốc đã đăng ký, tuyên bố sẽ không được chấp nhận.
Trong một buổi nói chuyện của tôi ở Sydney mới đây, nhiều người có nói tuy ông Carl Thayer nói vấn đề chủ quyền, lịch sử không giải quyết được vấn đề biển Đông (chỉ có luật biển mới giải quyết được - PV) nhưng đó chính là cơ sở để sự thật lịch sử, chủ quyền thuộc về ai.
Khi tòa án giải quyết tranh chấp về chủ quyền, cả hai bên phải đồng ý ra tòa mới được nhưng từ thời Pháp thuộc đến nay Trung Quốc không bao giờ đồng ý ra tòa về vấn đề Hoàng Sa.
 Người dân đón tiếp các chiến sĩ trở về sau trận hải chiến Hoàng Sa
Người dân đón tiếp các quân nhân trở về sau trận Hải chiến Hoàng Sa
Tôi có đọc được luận án tiến sĩ ở Đại học Sorbonne do một người Đài Loan viết rằng Trung Quốc không bao giờ chấp nhận ra tòa giải quyết tranh chấp chủ quyền về vấn đề Hoàng Sa vì họ có cơ sở gì đâu. Thậm chí có sự kiện xảy ra năm 1894 - 1895, Trung Quốc tuyên bố Paracel (quần đảo Hoàng Sa) không thuộc chủ quyền của họ mà. Họ đã nói rõ như thế rồi.
Cho nên Hoàng Sa nếu giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền qua pháp lý sẽ không đi đến đâu cả. Nhưng nếu mình làm tốt vấn đề này để cho thế giới thấy rõ ràng sự thật và lẽ phải đang thuộc về ai.
Còn giải quyết vấn đề biển Đông cần phải dựa vào luật biển. Bởi luật biển cho phép đơn phương đưa ra tòa chứ không cần hai bên phải đồng ý. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng nếu giới trẻ Việt Nam ai cũng biết chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa sẽ tạo ra thời cơ cho đất nước. Nếu giới trẻ nhận thức được Hoàng Sa của Việt Nam thì họ sẽ sẵn sàng xây dựng đất nước hùng cường.
Hãnh diện vì được bảo vệ Hoàng Sa
Có ý kiến cho rằng nhà nước phải thay đổi cách nhìn nhận, thậm chí cần vinh danh những người Việt Nam đã ngã xuống trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974, từ đó kết nối toàn dân tộc đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Từ khi có tranh chấp vấn đề Hoàng Sa vào đầu thế kỷ 20, tức là năm 1909, quốc tế quy định một nước có chủ quyền với một vùng đất là phải có tính chiếm hữu mang tính nhà nước và hòa bình liên tục ở trên vùng đất đó. Phía Việt Nam có rất nhiều bằng chứng về sự chiếm hữu thật sự và hòa bình ở quần đảo Hoàng Sa rồi. Nhưng Trung Quốc cố tình không hiểu về tính liên tục. Ví dụ như họ cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 ủng hộ tuyên bố 12 hải lý Trung Quốc chẳng hạn.
Tuy nhiên, Hiệp định Genève quy định rất rõ. Sau năm 1954, lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17 thuộc về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, trước đó là chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau đó là chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Mà khi các chính quyền đó có trách nhiệm quản lý thì họ có trách nhiệm bảo vệ. Do đó khi bị xâm lược, chiếm đóng mà chính quyền đó phản đối dù không giành lại được nhưng đã thể hiện ý chí kiên quyết tại thời điểm đó rồi.
Tôi nghĩ rằng điều đó rất quan trọng cho thấy sự liên tục về vấn đề thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Có thể nói việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để tranh chấp quần đảo Hoàng Sa đi trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Điều này không thể chấp nhận được.
Tôi đã nói chuyện về Hoàng Sa rất nhiều nơi trong đó có cả hội nghị ở Hội Kỹ thuật biển TP.HCM do chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm tổ chức. Ông Lâm có nói sau khi chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974, Trung Quốc có về Hải Nam tổ chức liên hoan chào mừng chiến thắng. Họ có mời đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang ở đó tham dự  nhưng đoàn Việt Nam từ chối. Nghe được câu chuyện này thực sự tôi rất xúc động. Người Việt Nam có thể khác nhau về yếu tố chính trị, ngoại giao nhưng tấm lòng yêu nước luôn nồng nàn.
Một năm sau thời điểm Hoàng Sa bị mất, tôi có tổ chức triển lãm minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Khi tôi phát biểu xong, nhiều người đã xúc động ôm nhau khóc. Điều này cho thấy dù ở Nam hay Bắc, là người dân hay là trong quân đội, chính quyền thì tinh thần yêu nước đều giống nhau. Mình cần phải nhìn ra sự thật đó.
Đã bao giờ ông tiếp xúc hay trò chuyện với những sỹ quan hay người lính của nước Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận hải chiến Hoàng Sa 1974 hay chưa? Tâm tư của họ về trận chiến đó như thế nào?
Ở trong nước tôi gặp anh Lữ Công Bảy - thượng sĩ giám lộ trên tàu HQ4, người vẽ bản đồ hải hành trong trận chiến Hoàng Sa - nhiều lần và anh có kể về trận chiến đó. Khi tôi sang California (Mỹ), tôi có gặp anh Vũ Hữu San - hạm trưởng tàu HQ-4. Anh San vừa là người tham gia trực tiếp trận chiến và sau này anh cũng viết rất nhiều sách kể về trận chiến này.
Khi kể về trận chiến, hai người này rất hãnh diện khi được tham gia trận chiến bảo vệ Hoàng Sa. Họ bảo không có gì hối tiếc về những quyết định táo bạo mà họ đưa ra trong trận chiến đó.
Có một chi tiết mà tôi nghĩ rất thú vị. Đó là phi công Nguyễn Thành Trung từng kể với tôi rằng anh là một trong những người đăng ký trong trận chiến quyết tử để chiếm lại Hoàng Sa bằng không quân nhưng sau đó bị hủy bỏ vì không được Mỹ ủng hộ.
Cần xây dựng nội lực
Trở lại vấn đề vinh danh những người Việt Nam ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 để đoàn kết dân tộc đòi lại chủ quyền quần đảo này, theo ông nhà nước mình đã làm tốt điều này hay chưa?
Nếu làm được cái này thì quá tốt. Làm được cái này có hai tác dụng. Đầu tiên là tính pháp lý quốc tế. Dấu ấn của chính quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa đã được quốc tế công nhận từ trước và thời Pháp thuộc cho đến trước 1954. Sau năm 1954, các chính quyền của Việt Nam cũng luôn khẳng định chủ quyền và đấu tranh, hoạt động ở Hoàng Sa. Sự liên tục về dấu ấn chủ quyền của chính quyền Việt Nam ở Hoàng Sa là một thực tế không thể chối cãi.
Tác dụng thứ hai thì dù gì chăng nữa muốn lấy lại Hoàng Sa, Việt Nam phải xây dựng nội lực. Hiện nay Việt Nam có khoảng 4 triệu người sống ở nước ngoài, hơn nửa số đó là người trẻ, lại rất tài giỏi. Tôi đã từng tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ ở nước ngoài, tất nhiên cũng có người này người kia nhưng phần đông đều yêu nước.
Nếu nhà nước chính thức công nhận sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì sẽ kết nối được tinh thần dân tộc Việt Nam. Con người Việt Nam dù có chính kiến khác nhau nhưng tựu trung đều có tinh thần yêu nước. Chính kiến chỉ là nhất thời, lúc thế này lúc thế kia còn tình yêu Đất nước, Tổ quốc, Quê hương mình mới là mãi mãi.
Tôi đã từng đề nghị cần phải vinh danh những ai hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Bản thân tôi sẽ mãi mãi dõi theo Hoàng Sa. Hoàng Sa là một yết hầu, hệ trọng rất lớn đối với Việt Nam. Hoàng Sa giống như chất men khơi lên lòng yêu nước.
 Một số chiến sĩ tham gia hải chiến Hoàng Sa bị thương được trực thăng tải thương về Sài Gòn
Một số binh sĩ tham gia hải chiến Hoàng Sa bị thương được trực thăng chở về Sài Gòn
 Các chiến sĩ Quân lực VNCH trấn đóng cùng nhóm nhân viên Đài Khí Tượng ở Hoàng Sa bị Trung Quốc tấn công và bắt giữ trái phép, sau đó được trao trả cho VNCH
Các quân nhân VNCH trấn đóng cùng nhóm nhân viên Đài Khí Tượng ở Hoàng Sa
bị Trung Quốc tấn công và bắt giữ trái phép, sau đó được trao trả 
 Nữ sinh Sài Gòn đón các chiến sĩ Hoàng Sa trở về
Nữ sinh Sài Gòn đón các quân nhân Hoàng Sa trở về (*)
Liệu chúng ta có đòi lại được chủ quyền Hoàng Sa hay không?
Lịch sử cho thấy đã có lúc chúng ta bị ngàn năm bắc thuộc nhưng rồi cũng đã giành được quyền tự chủ đó thôi. Nếu phải chờ đến ngàn năm để giành lấy Hoàng Sa, chúng ta vẫn sẵn sàng. Cái gì cũng có thời cơ và anh phải biết nắm bắt thời cơ đó.
Nhân dịp 40 năm hải chiến Hoàng Sa, nếu nhà nước mình thừa nhận một chính quyền đã từng thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của mình theo tôi sẽ rất tuyệt vời. Rồi từ đó người Việt Nam sẽ cùng ngồi lại với nhau xây dựng nội lực cho đất nước.
 Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói chuyện về Hoàng Sa với các bạn trẻ tại TP.HCM - Ảnh: Đỗ Hùng
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói chuyện về Hoàng Sa với các bạn trẻ tại TP.HCM - Ảnh: Đỗ Hùng
Tiến sĩ Nguyễn Nhã sinh ngày 14.3.1939 tại Ninh Bình. Năm 1966, ông là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
Năm 1975, ông xuất bản Tập San Sử Địa số 29, Đặc khảo Hoàng Sa & Trường Sa  và tổ chức triển lãm trưng bày sử liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đến năm 2003, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM).
Hiện nay ông là Trưởng Đề án Bếp Việt (tiền thân là Viện Nghiên cứu Ẩm thực Việt Nam) và Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù & hát thơ Lạc Việt.
Trung Hiếu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ tịch tập đoàn đường sắt Trung Quốc tự sát

(Dân trí) - Ông Bai Zhongren, Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, một tập đoàn xây dựng nhà nước đứng sau nhiều dự án đường sắt lớn nhất nước này, đã tự sát hồi cuối tuần qua, báo chí Trung Quốc ngày 6/1 đưa tin.

Ông Bai Zhongren.
Ông Bai Zhongren.
 
Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc, vốn được niêm yết trên cả sàn chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải, cho biết trong một tuyên bố ngắn ngày 5/1 rằng ông Bai chết vì “một tai nạn”, nhưng không cung cấp các thông tin chi tiết.
Theo tuyên bố trên, công ty vẫn hoạt động bình thường và một quan chức sẽ tạm thời giữ cương vị chủ tịch thay ông Bai cho tới khi công ty có chủ tịch mới.
Trong khi đó, tờ Tin tức kinh doanh Trung Quốc, một nhật báo kinh doanh tại Thượng Hải, dẫn lời các thành viên gia đình ông Bai cho hay vị chủ tịch 53 tuổi đã tự sát sau khi bị trầm cảm trong những năm gần đây.
Còn tờ Thông tin kinh tế, thuộc hãng thông tấn Xinhua, dẫn lời một đồng nghiệp cho biết một phần nguyên nhân khiến ông Bai bị trầm cảm có thể là các khoản nợ khổng lồ mà công ty ông phải đối mặt.
Wang Mengshu, một trong những kỹ sư đường sắt hàng đầu của Trung Quốc, nói rằng ông Bai đã chịu sức ép ghê gớm trong bối cảnh một số chi nhánh của tập đoàn gặp khó khăn trong việc trả tiền lương cho công nhân vào dịp cuối năm.
Tính tới cuối tháng 10/2013, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc có tổng tài sản trị giá 626,5 tỷ nhân dân tệ (103,5 tỷ USD) và tổng nợ là 531,9 tỷ nhân dân tệ (87,8 tỷ USD).
Vụ tự sát của ông Bai diễn ra trong bối cảnh các tòa án Trung Quốc chuẩn bị đưa ra phán quyết đối với Zhang Shuguang, cựu phó kỹ sư trưởng tại Bộ đường sắt Trung Quốc hiện đã bị giải thể, và Ding Shumiao, một nữ doanh nhân có quan hệ chặt chẽ với cựu Bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân hiện đang bị ngồi tù.
Ông Zhang bị buộc tội hồi tháng 9/2013 về tội nhận 47 triệu nhân dân tệ tiền hối lộ và bà Ding bị ra tòa vào cuối tháng 9/2013 vì tội hối lộ liên quan tới các dự án đường sắt trị giá trên 185 tỷ nhân dân tệ.
Cựu Bộ trưởng đường sắt Liu Chí Quân đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án hồi tháng 7/2013 vì tội lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc nỗ lực chống tham nhũng sau giai đoạn bùng nổ xây dựng đường sắt tốc độ cao bị thua lỗ nặng.
Ông Bai là một trong số vài quan chức đường sắt cấp cao đã tự sát kể từ khi các vụ bê bối tham nhũng liên quan tới các quan chức cấp cao của Bộ đường sắt bắt đầu bị đưa ra ánh sáng 3 năm trước. Tuy nhiên, không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và các vụ tham nhũng.
An Bình

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không thể vui được:

Chuyện rùng rợn, đau khổ đến tận cùng tại ngôi làng của những người điên

Những câu chuyện “rùng rợn” và đáng sợ kiểu như mẹ và con tranh nhau ăn thịt có giòi; hai chị em nhổ tóc đến trọc đầu; nửa đời người mẹ giam con trong chuồng lợn… Tưởng đó là chuyện bịa, nhưng đó lại là những chuyện có thật ở một ngôi làng mà ở đó là thế giới của những người điên…

 
Đường về “xóm tận khổ”
Đường về “xóm tận khổ”
Trong cái rét căm căm những ngày cuối năm, men theo quốc lộ 21 chúng tôi tìm về xóm 4, 5, 6 thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Thú thật là chỉ cách Hà Nội khoảng 60km nhưng cảnh vật ảm đạm bao trùm lên ngôi làng ngay cạnh chân núi Mác càng làm cho câu chuyện chúng tôi được nghe qua trở nên ám ảnh. Người ta đồn rằng xóm này sợ lắm, có đến hàng chục người bị điên, các gia đình ở liền kề nhau, có khi ở một nhà có đến hai thế hệ gồm cả mẹ và con gái cùng bị điên. Câu chuyện mở đầu của chúng tôi là tiếng thở dài than vãn đầy buồn bã của ông Nguyễn Văn Bình, người ở xóm 5: “Xóm này người điên thì nhiều. Có khi ra đường là bắt gặp người điên ngay ấy chứ. Thật tội nghiệp, nhiều gia đình có đến 3, 4 người điên, cuộc sống của họ đắng cay, cơ cực lắm”. 
Nằm ngay cạnh dưới chân núi Mác, ngôi nhà của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hà luôn im lìm chặt cửa đề phòng cô con gái Bùi Thị Thảo (SN 1992) có thể lao bạt mạng ra đường bất cứ lúc nào. Bà Nguyễn Thị Hà chia sẻ: “Thảo là đứa con gái út của tôi, từ nhỏ tới lớn cháu học rất giỏi. Nhưng không hiểu sao, năm lên lớp 10, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, cháu bắt đầu có triệu chứng không bình thường”. Nói rồi bà bật khóc, đứa con gái thì ngây ngây, ngô ngô hết cười rồi lại la hét làm cho câu chuyện giữa chúng tôi và bà Hà bị đứt quãng. Ngay sát nhà bà Hà là trường hợp mẹ con bà Nguyễn Thị Loan. Người dân ở đây cho biết mẹ con bà Loan đều dở dở điên điên, cuộc sống cũng đắng cay trăm bề. Trong ngôi nhà xập xệ, đứa con gái Dương Thị Nụ bị cách ly, liên tục đi lại, hỏi gì cũng không nói, thi thoảng lại nhảy múa rồi tự vỗ tay. Một lúc sau, bất ngờ một người đàn bà đứng tuổi đi ở ngoài vườn vào chửi bới rồi đuổi chúng tôi ra khỏi nhà, hỏi ra mới biết đó là bà Loan. Chuyện là sau một thời gian cô con gái Dương Thị Nụ của bà bị điên bà cũng trở nên dữ dằn, cứ nhìn thấy người lạ vào nhà là bà chửi bới rồi đuổi ra khỏi nhà. Một lần bà lang thang ra chợ, có người thương tình cho vài lạng thịt, bà không nấu, cứ để trong nồi, một tuần sau bà mang ra hai mẹ con cùng ăn, người con trai cả phát hiện ra xoong thịt toàn là giòi bọ. “Xóm tận khổ” có nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh éo le, cơ cực như nhà ông Êm, nhà ông Tý, nhà bà Loan… Có người nghi hoặc rằng, chắc tại ở làng này trước đây có nhiều người chết nên bây giờ xóm này mới bị “ám”.
Những câu chuyện rùng rợn
Đây là xóm mới thành lập, hầu hết đều là người tứ xứ về khu nông trường Ba Sao để xây dựng khu kinh tế mới. Khổ tâm nhất là gia đình bà Bình có tới 3 đứa con điên, họ điên đến thảm khốc. Trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ ở xóm 5, người mẹ già gần tuổi thất thập ứa nước mắt khi nhắc đến 3 đứa con ngây dại của mình. Bà Bình kể lại: “Tôi lập gia đình ở trên Thái Nguyên, khi đang mang bầu tôi vẫn phải ngày đeo bình thuốc lên vai, phun mấy mẫu chè, đêm đến lại vò chè đến tận khuya mới được nghỉ. Khi sinh đứa con gái đầu lòng ra bụ bẫm, khỏe mạnh, nhưng càng lớn đứa con gái cả càng có biểu hiện về căn bệnh thần kinh. Mấy năm sau hai vợ chồng tôi sinh đứa con thứ hai nhưng số phận đau đớn một lần nữa lại đổ ập xuống gia đình tôi. Khi được 3 tuổi, đứa con gái thứ hai cứ ngây ngô, ngồi một chỗ, ăn nói không bình thường. Vì lúc đó khó khăn mọi bề nên tôi cũng không đủ điều kiện đưa con đi khám chữa bệnh. Cuộc sống cứ thế dần trôi đi khi cô con gái út sinh ra không có biểu hiện như hai cô chị nhưng quanh năm ốm yếu, quặt quẹo không làm được việc gì, thi thoảng lại trốn nhà đi biệt tăm hàng tuần mới chịu về nhà.
Bà Bình ngồi trò chuyện với chúng tôi mà mắt không lúc nào rời khỏi cô con gái cả của bà cứ ngồi một chỗ, hết cười lại khóc; đứa thứ hai thi thoảng cào cấu đầu tóc, lăn ra đất, xé quần áo rồi lại vơ đống vải vụn cho vào mồm nhai ngấu nghiến. Đứa thứ ba thì chẳng nhớ nổi bao lần trốn nhà biệt tăm, vất vả vào núi tìm mãi mới thấy. Bà Bình khổ sở với những đứa con điên dại ấy, ngày trông con, đêm lại ngồi khóc và tự vấn lương tâm rằng không biết kiếp trước ăn ở thế nào mà kiếp này giời đày 3 đứa con của bà bi thương đến thế (?) Bà Bình nhớ lại: “Năm 1996, chồng tôi ốm đau rồi qua đời, để lại tôi với 3 đứa con bị điên đáng thương của mình. Mỗi lần đi làm đồi là tôi phải đóng chặt cửa không để chúng chạy ra đường, nhưng khi về đến nhà thì đứa nào đứa nấy đều trần như nhộng, từ đầu đến chân mặt mũi bẩn thỉu, người toàn mùi xú uế. Thương con tôi lại cõng từng đứa ra giếng tắm rửa, thay đồ rồi lại lo cho ba đứa ăn. Nhiều lúc buồn hỏi chuyện con cho vui mà chúng cứ ngây dại nhìn tôi trân trân như nhìn một hành tinh xa lạ rồi lại cười khà khà. Cuộc đời tôi là những đêm không ngủ vì 3 đứa không chịu ngủ, dỗ dành chán chúng mới chịu đi nằm, vừa chợp mắt được một lúc thì lại choàng dậy vì những tiếng xoong, chảo va vào nhau. Xuống đến nơi vừa can được hai đứa ra thì cô con gái cả choang cả cái chảo vào đầu, khiến tôi ngã xấp mặt xuống đất. Đánh nhau chán rồi chúng lại lấy gương ra soi mặt để nhổ lông mày, có lần hai chị em chúng nó nhổ tóc cho nhau hói cả đầu rồi lại cười ha hả như ma nhập... Nhưng những lần như thế chưa thấm tháp gì. Sợ nhất là những lần đang bón cơm cho con thì một trong ba đứa cầm ghế gỗ đập vào đầu khiến tôi tứa cả máu mặt ra. Cho đến giờ tôi vẫn thấy run khi nhớ lại những lần bị con đánh. Một lần tôi đang lúi húi nấu cơm trong bếp thì đứa con gái cả cầm kéo lao vào tay cầm tóc lôi tôi xềnh xệch từ bếp ra sân, tay kia cầm kéo đâm vài ba nhát vào lưng, tôi đau đớn kêu cứu, may mà có người hàng xóm phát hiện ra nếu không thì…”. Kể đến đây bà Bình lặng đi, thương xót cô con gái cả rụng hết cả hàm răng vì tự dưng lao đầu vào tường. Nhìn con vừa giận vừa thương, không biết làm gì hơn ngoài việc than trách số phận.
Mẹ “giam giữ” con trong chuồng lợn
 
Đường về “xóm tận khổ”
Trong số những người bị điên ở thị trấn Ba Sao thì hoàn cảnh gia đình bà Phạm Thị Nhẫn khiến ai biết chuyện cũng xót xa. Bà Nhẫn có một người con trai tên là Vũ Xuân Việt, đang khỏe mạnh bỗng dưng có những biểu hiện bất thường dù gia đình đã chạy chữa nhưng bệnh tình của Việt không những không giảm mà còn nặng hơn. Việt càng ngày càng trở nên “hung dữ” và bạo lực. Cũng chính đứa con trai ấy đã từng bóp cổ bà Nhẫn, đấm đá vào mặt chị gái như kẻ thù và cầm dao truy lùng bố đẻ mình. Bà Nhẫn vẫn bàng hoàng khi nhớ lại: “Khi tôi đang phơi ngô ngoài sân thì thằng Việt đi từ đâu về, mặt hằm hằm, chưa kịp phản kháng gì thì nó lao vào tôi rồi bóp cổ. Tôi hốt hoảng kêu cứu thì nó đẩy tôi xuống đất, dùng hết sức bóp mạnh hơn… Khi tôi gần như không thể thở được nữa thì hàng xóm láng giềng chạy sang đẩy nó ra, đỡ tôi dậy. Nó bị đẩy xuống đất ngã dúi dụi, liền cầm gậy lao vào tấn công hàng xóm. Cũng may có nhiều trai tráng khỏe mạnh ôm nó, nếu không thì…”. Kể đến đây bà chỉ tay ra phía hiên nhà: “Cũng từ ngày ấy gia đình tôi nhốt nó vào đấy, nhỡ đâu nó ra ngoài hại người thì khổ lắm”.
Theo bà Nhẫn ra nơi anh Việt bị “giam giữ”, gần đến nơi đã thấy xộc lên thứ mùi thối khẳn. Nơi Việt ở nằm ngay sát giếng, cạnh chuồng gà, nơi ông bà Nhẫn xây lên với mục đích để nuôi lợn, nhưng vì không có nơi đảm bảo cho Việt không thoát ra ngoài nên bà Nhẫn sử dụng luôn cái “chuồng” rộng khoảng 6m2, trong đó được dựng nên một cái bục bằng xi-măng đủ để cho Việt nằm ngủ. Cửa chuồng được làm bằng sắt to, đan ô vuông vững chắc. Việt mặc mỗi chiếc áo lửng, để truồng phía dưới, khi hỏi chuyện anh luôn cúi gằm mặt không ngước lên một lần nào. Cho ăn thì ăn, còn đâu cứ ngồi lì một chỗ, cặm cụi nhìn xuống nền đất ướt, gọi cũng không thưa. Bà Nhẫn kể: “Từ ngày chồng tôi mất đi, con cái dựng vợ, gả chồng hết tôi càng thấy sợ hơn, nhưng nghĩ nó là con mình nên cố gắng chăm bẵm cho nó. Tôi thương nó lắm, nhưng số mệnh nó đã thế rồi”. Ngay cả đến khi tắm cho Việt bà Nhẫn cũng chỉ dám đứng ngoài cửa “chuồng”, cầm vòi nước phụt vào trong như kiểu “tắm cho lợn”. Việt sinh hoạt tại chỗ, phóng uế hết ra những cái chăn, bốc mùi khai thối nhưng bà Nhẫn cũng không dám mở cửa chuồng vào vì sợ Việt lại chạy ra ngoài gây nguy hiểm cho người dân. Một thời gian dài “giam” con giữa 4 bức tường, bà Nhẫn đứng ngoài song sắt mà không đành lòng, thế nhưng mở cửa ra, nó có lẽ giết bất cứ người nào…
 
Nửa thế kỷ quặn thắt nỗi đau
Nửa thế kỷ quặn thắt nỗi đau
 “Điều gì đang xảy ra tại cái xóm này?”, chúng tôi hỏi bà Lê Thị Kiệm, Bí thư xóm 5 để mong có sự lý giải thỏa đáng về những hiện tượng bất thường đến mức đau lòng ở xóm nghèo này thì được cho biết: “Ở cái xóm nhỏ bé tí tẹo này người điên khá nhiều. Già có, trẻ có, trung tuổi cũng có. Nguyên nhân chính là do ngày xưa cha mẹ đi bộ đội, thanh niên xung phong, có lẽ do nhiễm chất độc màu da cam. Còn một số trường hợp thì chúng tôi không được rõ nguyên nhân nhưng nói chung cuộc sống gia đình cơ cực lắm”.
Thật sự là đến nửa thế kỷ trôi qua nhưng người dân dưới núi Mác vẫn không thể trả lời được câu hỏi vì sao con cái, gia đình họ lại điên dại như vậy. Lời đồn thổi thì nhiều, người thì cho rằng bị… ma ám, người lại bảo do chiến tranh nhưng sự thật rõ mười mươi như thế nào thì cũng chẳng ai dám chắc. Gia đình cuối cùng chúng tôi đến thăm nơi đây là vợ chồng ông Lại Văn Tiếp và bà Hoàng Thị Sen. Bà Sen năm nay đã qua tuổi 60 nhưng lúc nào cũng phải bón từng thìa cơm cho cô con gái đã ngoài 30. Ông Tiếp cho biết: “Thời xưa, chiến tranh lửa đạn, ông không sờn lòng, sợ hãi, vậy mà giờ nhìn con không sao cầm được nước mắt. Đứa con gái Lại Thị Hằng suốt ngày ngồi rên rỉ, ai oán nên hai vợ chồng thay phiên nhau ngồi ôm con để xoa dịu nỗi đau cho cô con gái khỏi tức giận”...
Chia tay xóm nhỏ mà nhiều nỗi bất hạnh này tôi vẫn băn khoăn một điều rằng, những mảnh đời ở “làng tận khổ” rồi sẽ đi về đâu (?) Nước mắt những người mẹ… vẫn sẽ rơi hàng đêm, nỗi khát khao cho con mình được làm người dù chỉ một ngày đến bao giờ mới trở thành hiện thực (?) như tâm sự của bà Bình rằng: “Hơn 40 năm nay, tôi chỉ có một điều ước là ba đứa con ngây dại được làm người dù chỉ… 1 ngày thôi cũng được!”. Và một câu hỏi cứ ám ảnh chúng tôi: “Sao không có cơ quan đoàn thể nào về ngôi làng này trả lời câu hỏi cho họ, hay ít ra cũng là giúp họ đưa những đứa con điên dở vào cơ sở chữa bệnh???”.
Theo Quân Trần
An ninh thủ đô

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cho tôi & những thăng ngu cùng đọc!

NGHỆ THUẬT ĐỈNH CAO ĐÒI VIỆC KHÓ NHẤT


Nguyễn Hoàng Đức

Thành thật sinh ra ở đời chúng ta đều muốn hơn người. Trước hết là hơn về diện mạo, diện mạo ai khó coi đều bị coi là khiếm khuyết và gây mặc cảm cho người 2đó, khiến người đó thiếu tự tin trong cuộc sống cũng như công việc. Thậm chí nhân gian còn “ám thị” liền “nhất lé, nhì lùn, tam dô, tứ rỗ”. Thứ hai, ai cũng muốn khỏe hơn người để không bị bắt nạt, đồng thời còn có cơ hội như ngày xưa tham gia cuộc thi để trở thành phò mã của nhà vua. Rồi người ta mong thông minh hơn người … Vậy thì, ham muốn hơn người cũng là ham muốn chính đáng. Nhưng ai hơn thì đáng được hơn, lại là lẽ công bằng, ngày nay người ta còn đúc rút thành nguyên tắc sống, đó là mọi người được “cạnh tranh lành mạnh”.

Ở đời có vô số kẻ dốt mua điểm, thậm chí mua quan để được trèo lên cổ thiên hạ. Rồi thi đấu với người ta sợ không lại, liền tìm cách cắt dây cương hay cưa gót giầy… Đó là thi đấu thể thao diễn ra trước mắt mọi người đã vậy, thử hỏi văn chương chữ nghĩa, như người xưa nói “kẻ trí thường hay trá” được diễn ra sau cánh cửa, thậm thụt đi đêm, thỏa hiệp móc ngoặc lẫn nhau, có đi có lại, ông thò chân giò bà thò chai rượu, thử hỏi còn bất công nhường nào?!

Ai cũng muốn hơn người! Dân tộc nào cũng tự thị cho rằng mình thượng đẳng. Nhưng ở đời muốn công bằng để tìm ra chân giá trị đích thực chúng ta buộc phải nhìn nhận một cách thẳng thắn, chứ không thể xuê xoa tùy tiện, thổi kèn khen lấy, hay mẹ hát con khen hay.

Thử nhìn, dân tộc ta cái kim còn chưa làm được. Bi xe đạp cũng chưa làm được. Điều này nói lên rất nhiều và có tầm biểu tượng rất khái quát. Cái kim chỉ là sinh hoạt hàng ngày đòi hỏi sự chăm chỉ khéo léo, bằng chứng là nó giành cho các bà nội trợ khâu – thêu, nhưng vì nó bé lại đòi đục lỗ để xâu chỉ qua, người Việt đành bó tay (chấm com). Còn bi xe đạp, đó là bộ phận nằm ngay trục chịu lực lại vừa phải đảm bảo sự chuyển động xoay vần. Người Việt cũng chưa làm được. Điều đó cũng nói lên, cái gì thuộc về bổn phận “chịu lực”, cũng như chuyển động xoay vần khỏi trạng thái ngủ yên bất động, người Việt làm rất yếu.

Văn học Việt Nam yếu đến mức nào? Giờ chúng ta hãy xem! Cụ thể như kiểu nó có làm được kim khâu hay bi xe đạp chưa? Ở đời, công việc nào anh hùng ấy. Đánh dậm thành công cũng chỉ là một giỏ cua đầy, mà cua đánh dậm rẻ hơn cua trong hốc, chỉ có thể đem về cho vợ con ăn, chứ bán ít ai mua. Còn một mẻ đánh bắt cá voi thành công là một hầm tầu với hàng trăm tấn cá, một cái vây của nó cũng nặng bằng trăm giỏ cua. Một người đẩy xe cút kít thì còn lâu mới bằng một người lái cần cẩu. Người lái cần cẩu đó thì bao giờ mới trở thành phi công tầu vũ trụ mà để đào tạo anh ta phải tốn số vàng bằng mười lần trọng lượng cơ thể anh ta.

Nếu chúng ta không có tiêu chí xem xét và đánh giá, chúng ta sẽ không hiểu mình ở đâu và đạt đến tầm nào. Văn học chúng ta cũng đánh bắt thiên nhiên nhưng chúng ta đánh dậm hay bắt cá voi? Muốn bắt cá voi phải có tầu lớn, đi đến vùng biển đủ sâu đủ lạnh, phải có nghề hoa tiêu đại dương tức bốn bề giống nhau mà vẫn tìm ra hướng đi, chứ không phải hoa tiêu trên sông cứ nhìn bờ mà đi, phải có đại bác thật mạnh bắn đi lưỡi móc câu mang theo độ dài của dây xích. Vậy văn học Việt thì sao, chưa ra khỏi nhà đã sướt mướt thở than “ta về ta tắm ao ta”, rồi nhớ vợ thương bồ theo kiểu: đêm ôm vợ thấy lòng giật thót, thương con thuyền ngoài bãi đứng chơ vơ, thì hòng gì săn cá voi?! Văn học của chúng ta cũng bay lên trời, nhưng đó là thả diều hay máy bay cất cánh? Bi xe đạp chúng ta còn chưa làm được sao có thể làm được động cơ phản lực với những thứ trọng tải siêu lực?

Nghệ thuật là làm những gì khó nhất, và nghệ thuật được tôn vinh theo độ khó của nó, đó cũng là ý tưởng của họa sĩ thiên tài Michenlangelo. Giản dị hơn, văn hào Lỗ Tấn cho rằng: nghệ thuật là “lấy ngón tay ngoáy mũi thì bình thường, nhưng lấy ngón chân ngoáy mũi thì có thể dựng rạp bán vé”. Đây cũng là cách nghĩ của vua hề Sác-lô, khi biểu diễn leo dây, ông luôn tăng độ khó cho tiết mục, chẳng hạn, có vài con khỉ leo lên đầu dứt tóc, bịt mắt, vài con khỉ xuống chân giật chân ra khỏi dây.

Thời hiện đại, một bằng chứng mãnh liệt xác thực nhất là điệu nhảy Hip Hop. Những vũ công giỏi nhất thế giới đã tâm sự: Hip Hop được sinh ra trên đường phố, những khu da đen, những khu ổ chuột, là điệu nhảy của đám đầu đường xó chợ, nhưng để người ta tôn trọng mình họ đã luyện tập ở mức siêu hạng, nhảy bằng tay, bằng cổ, bằng đầu, để đạt tới điều đó thời gian luyện tập đòi hỏi bằng thời gian học xong một chương trình đại học (2 – 5 năm) là thường.

Đó là gì? Muốn người đời tôn trọng, người ta phải làm được việc khó. Anh đánh dậm trở về, được vợ và con ra sân đánh tiếng đỡ lấy giỏ. Còn con tầu của những thủy thủ vượt đại dương, mỗi lần trở về là một ngày hội đón chờ trên bến cảng với bao vỉa lệ đang trực chỉ hòa thanh cùng  những tiếng cười dâng lên trong lòng tiếng nấc nghẹn ngào.

Nhà văn và nhà phê bình Pháp thế kỷ 20 - Paul Bourget, cho rằng: “Truyện ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng”.  ( theo Hiền Nguyễn “Sự co duỗi của truyện ngắn”). Đây là một ý tưởng rất hay và khá chính xác. Ở Việt Nam, giờ chủ yếu mới có truyện ngắn, đa số sinh ra do di hưởng được trình diễn trên mặt báo, được nổi tiếng, hà hít, và cấp đường sữa từ mấy trang báo. Một nhà văn Nga đã chỉ ra sự nổi tiếng trên báo chí thế này, tờ Sputnik khi Liên Xô còn tồn tại, với ba trăm triệu dân số, ti-ra tờ báo một triệu bản, chỉ cần được đăng một bài thơ trên đó, có vài chục triệu người truyền tay nhau đọc, thì nổi như sậy khô cháy trên đồng cỏ. Ở Việt Nam tuy không được thế, nhưng cũng oai và đáng khát danh lắm, cho nên các ban biên tập oai như trời, chen chân được một bài thơ lên mặt báo đã có không ít nhà thơ phải dở võ giang hồ, dẫn cả bầu đoàn họ hàng từ quê lên tràn vào báo gây áp lực. Còn vô số các nhà thơ, nhà văn trong tòa soạn cũng không ít người trở thành món tem phiếu cửa quyền tuổi càng cao càng mòn mỏi còi cọc, chỉ còn thấy tài năng duy nhất là săn giải, săn ghế để bù trừ cho mình.

Giờ chúng ta hãy nói về truyện ngắn Việt Nam, nó có phải là độc tấu không? Độc tấu, nghĩa là đàn đánh một mình. Nhưng có loại độc tấu có bản nhạc. Có loại độc tấu truyền khẩu. Mới rồi, người ta phát hiện, các ca sĩ Việt có tới 99% không cần nhạc lý, có nghĩa là họ hát theo kiểu truyền khẩu. Chỉ cần biểu diễn một bài dân ca, thì nhạc công Việt đánh mỗi người một khác. Vì đó là kết quả của truyền khẩu. Sau đó họ chơi nhạc cụ gì? Có phải “đàn bầu chỉ có một dây/ đánh mười lăm ngày đã đi tây” ? Không, chủ yếu là họ thổi sáo trúc. Sáo trúc đã là sang! Còn lại đa số gấp lá vào thổi gọi là kèn lá. Thổi chưa hết một bài, lá đã khô, chẳng lẽ lại chạy ra vườn dứt lá khác, mà có phải ở đâu cũng sẵn vườn để ra dứt lá? Đấy chính là hình ảnh của đa số nhà thơ Việt, bài thơ của họ thường ngắn tũn, hơn bốn câu, làm sao phải kết thúc khi lá vẫn còn tươi.

Hình ảnh tôi nói không phải là chế giễu mà đó là biểu tượng. Giờ cụ thể, xem văn học Việt đã làm được những gì? Có phải rất nhiều, và đa số, các nhà thơ xếp vần được dăm bảy câu, dăm bảy chục trang lèo tèo chữ, rồi ôm giấc mộng thi bá thi hào? Các vị thử đặt câu hỏi đi, các vị đã làm những việc khó cỡ nào? Việc khó mà cả xã cả làng làm được ư? Các ông về hưu các bà xập xệ vẫn tươi ngát trong thơ ư? Có cả nghìn nhà thơ đã thử sức với trường ca, nhưng lại gục ngã ngay từ đầu đó là các vị không thể nghĩ được ra nhân vật. Hãy hình dung một trường ca là một dàn giao hưởng, nếu các vị không đủ kiến thức về giai điệu và hòa thanh làm sao có thể phân bổ âm thanh cho mỗi nhạc cụ. Với đa số các nhà thơ Việt, họ không đủ sự rành rẽ lý trí để kiến trúc theo chức năng của nhạc cụ hay âm thanh, cũng như họ không đủ khả năng để kiến trúc xã hội trong tác phẩm theo nhân vật. Thử hình dung, một cái chợ có hàng rau, hàng thịt, hàng cá, hàng xén… nhưng hầu hết các nhà thơ Việt chỉ có thể thành lập một cái chợ với mỗi hàng rau.

Còn các nhà truyện ngắn và tiểu thuyết Việt? Có những vua chúa về truyện ngắn Việt, nổi tiếng lắm, nhưng vừa leo lên ngưỡng cửa của tiểu thuyết đã khánh kiệt vốn liếng. Tại sao? Vì một cây đàn độc tấu sao có thể trở thành dàn giao hưởng?! Các nhà văn Việt thường bị cùn mòn ở điểm nào? Nói chung vì môi trường hoạt động và nhận thức của các vị bé quá nên không thể tung bay lộng lẫy giữa bầu trời. Cụ thể, nào công lý, bình đẳng, nào tự do, rồi tôn giáo, triết học, thần học… có mấy khi nằm trong mối quan tâm của nhà văn Việt. Và muốn quan tâm thì các vị đã chuẩn bị gì để đón nhận nó. Nhưng điều quan trọng hơn, không chỉ thiếu trình độ về việc đó, các vị còn ngại quan tâm đến nó không khác gì thuyền tôn trong ao rau muống không dám ra đại dương. Vì thế mà các vị chỉ viết loanh quanh chuyện sinh hoạt. Trời ơi làm sao có văn học lớn nếu người ta chỉ loay hoay viết trong tầm mắt của sinh hoạt? Và mấy bài thơ “giải chiếu nhắm rượu” sao có thể cần đến một cặp mắt của hoa tiêu đang bồng bềnh trên đại dương phóng rọi đến chân trời?

Đỉnh cao văn thơ của chúng ta ở mức nào? Có phải trên đỉnh của vài hòn sỏi thơ, mấy truyện ngắn tình tiết yếu, tiểu thuyết thiếu khung giàn lý trí chúng ta chỉ nhìn thấy những nhân vật và đời sống từ dạ dầy và thận trở xuống?! Bởi lẽ theo triết gia Platon, đầu tượng trưng cho trí tuệ và tư tưởng. Tim tượng trưng cho lòng dũng cảm, tình yêu và danh dự. Văn học Việt Nam đã đạt đến tầm danh dự chưa – nghĩa là ngang tim đấy? Đã có một truyện ngắn nào đòi thách đấu về danh dự? Tiểu thuyết càng không? Còn tư tưởng, chắc một nghìn lần không!

Nhìn ra chỗ đứng của mình chính là cách chúng ta chuẩn bị một cuộc xuất phát mới để nhắm đích mà mình chưa từng đến. Có thừa không nếu chúng ta khuyến khích nhau: hãy cố lên hỡi nền văn học chưa làm được kim khâu và bi xe đạp?!

NHĐ 20/09/2013

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BOM PHẠM DŨNG

Mấy hôm nay, liên tục, cứ 4h sáng thì Email của tôi nhận được một... bom mail. Là từ Phạm Dũng, gã bạn học cùng lớp thời đại học, ra trường làm đủ nghề, có cả... đi tù (vì viết văn chứ chả chính trị chính em hay hình sự hình sẹo gì). Hắn nổi cơn viết truyện trời ạ. Thực ra trước đó hắn đã viết truyện, đã in tập truyện ngắn, trước đó nữa hắn làm thơ, cũng đã in tập, sau đó 1 tí hắn làm đầu nậu in sách và lịch. Và giờ thì sống bằng nghề viết kịch bản sân khấu và truyền hình. Hắn viết mà không biết gõ máy tính, hoặc chính xác là gõ... 1 ngón, nên thuê 1 cô thư ký, đã tốt nghiệp đại học, chưa xin việc làm. Cô này chỉ mỗi việc kè kè cái laptop, hắn ngồi nằm đi đứng thậm chí rửa bát, đi vệ sinh... mặc kệ, nghĩ ra câu gì hắn gào lên là cô ấy gõ lại, cuối chiều hắn đọc lại rồi phân loại: cái này là thơ, cô ấy cop vào thơ. Cái này kịch bản, cô ấy cop vào kịch bản. Cái này truyện ngắn, cô ấy cho vào folde truyện ngắn. Thi thoảng muốn vào mạng hắn lại nói tên mạng ấy hoặc bài ấy, cô ấy  tìm ra cho hắn, mở sẵn tơ hơ ra đấy, hắn lau tay (vì đang rửa bát) rồi ngồi đọc... 

Đại loại thế. Hắn thích 3 trang mạng của NTT, QC và của... tôi, chỉ thích đăng ở đây, thế mới khổ. Hôm kia hắn mail truyện ngắn "Nỗi sợ" tôi nhắn trả lời: Tớ cũng sợ... vãi tè. Hôm qua truyện ngắn: "cục cứt", tôi reply: để lúc nào tao say say sẽ post, và sáng nay thì bài này. Bài này thì không sợ, không cần say mới post, mà post ngay, hihi...
(ghi chú: còn nhiều lỗi chính tả trong bài này, nhưng tôn trọng... thư ký của Dũng, tôi không sửa). 

NGƯỜI TÀI HOA
ƯỚP THƠ VÀO RƯỢU,
ƯỚP RƯỢU VÀO THƠ
 
Khi mới in tập thơ đầu tay: “Lời người dưới mộ”, tôi có tặng anh với dòng chữ đề tặng: “Tặng tác giả Làng quan họ quê tôi”. Anh còn nhớ không anh Tạo?
 
Thế đấy, dù nổi tiếng nhất về thơ thì với tôi, bài hát của anh, dù anh viết không nhiều, có chỗ đứng nhỉnh hơn. Sau, nghe nói anh viết bài hát đó khi chưa từng về vùng đất “Người ơi người ở đừng về…” thì… có hơi bất ngờ nhưng tôi không mấy ngạc nhiên. Đôi khi vùng đất ta yêu dù ta chưa đến, người và vật ở đó lấp lánh trong trí tưởng tượng của ta… Và nó ủ hương thăng hoa vào trong tác phẩm.
 
À, mới hôm qua hôm nghe một cô ca sĩ hát bài gì mà cứ dòng sông, nỏ nỏ, nhớ nhớ, mình ơi… theo cái làn điệu sinh ra từ cái vùng đất sinh thành Nguyễn Du - cái làn điệu đặc biệt, da diết, thấm đẫm tình người ấy -  tôi lại nhớ đến bài “Khúc hát sông quê” của anh.
 
Loại bài hát kiểu này ông sông quê nào sáng tác cũng từa tựa nhau, nhưng không hiểu sao bài hát của anh nó vượt lên được. Ừ thì cũng mộc mạc, quê mùa, nhớ nhung, đằm thắm, cũng bánh tráng đa vừng, cỏ thơm lúa trĩu, nhưng bài “Khúc hát sông quê” như có bùa có ngải, vướng vào là ngâm ngấm say say.
 
Tôi vài lần uống rượu với anh. Bao giờ anh cũng uống nhiều hơn, bồng bềnh, phiêu du hơn, khiến đôi khi tôi nghĩ, hay là các sáng tác của anh hay hơn của mình là nhờ sự thăng hoa hơn của anh từ rượu vào trong tác phẩm?
 
Tôi chưa được xem tranh của anh nhưng bìa thì nhiều. Bìa của anh lúc nào cũng có tứ. Tôi thích xem bìa sách lắm. Mấy chục năm rồi tôi còn nhớ bìa tạp chí Văn nghệ quân đội là của Hà Trì. Tôi còn chưa quên cái bìa “Thiên Sứ” của Phạm Thị Hoài do chính bồ Hoài vẽ. Hồi làm đầu nậu sách, tôi còn cầu kỳ bay từ Sài Gòn ra Hà Nội nhờ họa sĩ Thành Chương làm bìa cho một cuốn.
 
Ám ảnh bởi cái bìa cuốn “Ngộ nhận” của Camus đến nỗi sau này, mấy cuốn thơ, văn của tôi đều làm y chang cái bìa kiểu đó. Nhiều người không biết thì lắc đầu: Xấu thế! Nhưng anh Đào Hiếu cầm cái bìa sách lên thì tia ngay: “Làm theo kiểu bìa nhà xuất bản Gallimard!”
 
Bìa sách anh Tạo làm thường mang được cái, hoặc là hồn cốt nội dung, hoặc là ghi được cái thoảng qua mơ hồ trong chiều sâu tác giả. Anh luôn túm được một cái gì đó mà nhốt “lên” cái nhà tù chật hẹp 13x19, khiến cho có nhiều cuốn, cái bìa anh làm nâng chữ nghĩa trong đó lên như thể một cô gái không mấy đẹp, không mấy duyên mặc được đúng một bộ đồ hợp với mình mà thành hoa hậu.
 
Anh nổi tiếng về thơ nhưng tôi lại ít có ấn tượng với thơ anh. Với tôi, đại khái nó hay nhưng thơ anh ra đồng thời với những “Khối vuông ru bích”, “Đất nước hình tia chớp” hay “Mặt đường khát vọng” - những tiếng sét giữa trời quang - mà thành ra nó bị chìm khuất trong cái tâm hồn chật chội của tôi đã bị những vần thơ trong kia cưỡng hiếp rồi chăng?
 
Tôi có một kỷ niệm với anh. Hồi mới ra tù, tôi có đưa cho anh một tập bản thảo truyện ngắn: “Trinh tiết”, trong đó có đến 6, 7 truyện viết trong bốn bức tường giam dưới ánh sáng tù mù của ngọn đèn 25 woat.
 
Nhân vật của tôi, có con thì mất trinh phải khâu lại màng trinh (hồi năm 90 đã có chuyện khâu màng trinh đâu, là mình cứ ngồi mà tưởng tượng ra thôi), rồi, để trả thù người yêu, cô ta cho cái thằng Dẹo chơi đến nỗi máu chảy ra nhiều đến mức cô ta tan biến và dán vào tấm đra. Thằng Dẹo đem về phòng, hằng đêm nhìn bức chân dung khỏa thân của con nhỏ mà sóc lọ, mà chết (Trinh tiết). Một nhân vật khác là hai anh em dính vào nhau, một thằng lấy được vợ. Đêm tân hôn, thằng kia ghen, lấy dao đâm chết thằng này, và cũng nghẻo (Hai anh em). Ôi, hai anh em vừa hai vừa một ấy gợi cho một nữ nhà văn nổi tiếng, sau khi đọc truyện của tôi trên mạng, liên tưởng đến hai miền Nam, Bắc. Đại khái các nhân vật trong tập truyện ngắn ấy như thế. Nó méo mó, dị dạng chỉ có thể là sản phẩm của một thời dị dạng, méo mó. Anh Tạo phán: “Hay! Nhưng đéo thằng nào dám in”. Rồi cuốn đó Nhà xuất bản trẻ dám in,  có điều vừa in ra thì bị thu hồi.
 
Tôi không biết sáng tác của anh, hay việc nhậu của anh cái nào nổi tiếng hơn, nhưng trong một bài viết về anh, nhà văn Ngô Xuân Hội đã viết rất hay về cái lúc anh say, vung tiền ra trên cánh đồng để… lỳ sì cho lúa, thì cái hình ảnh đó, như đã chạm khắc vào phía bếp núc bầu trời văn nghệ một nhát khắc khó có thể phai mờ.
 
Một lần chúng tôi nhậu buổi trưa ở một nhà hàng ở Sài Gòn. Khi ấy anh đang ở trong ban giám khảo Hội diễn sân khấu toàn quốc. “Anh đang đi đường, thằng Thọ, (chủ tịch Hội sân khấu) ở đâu thắng xe lại: Anh Tạo lần này làm giám khảo cho bên này với nhé? - Ủa sao mời tui? Tui đâu phải dân kịch? - Mời anh với tư cách một nhà văn hóa!”
 
Thế là anh có chân trong Ban giám khảo, thế là anh có mặt ở Sài Gòn, thế là anh với tôi và vài người bạn nữa lúy túy đến tận ba giờ chiều, (trong khi kịch người ta mở màn lúc 2 giờ) anh mới dứt ra để mang cả cơn say vào trong cái hàng ghế giám khảo rất ư là nghiêm túc ấy.
 
Nhớ về anh, có một hình ảnh cứ làm tôi buồn buồn. Đó là hình ảnh anh mặc comlê, đứng hơi khom bắt tay cái ông gì… mà bắt sâu bắt bọ ấy. Là ty vi nó phát. Mình cũng cả đời đứng khom, lại còn khom đến mức có thể nói là còng nữa kìa, nhưng mình là phận con sâu cái kiến, còn anh... Tự dưng nhớ đến Hàn Tín và trạnh nghĩ, đời người, dù có là sao Khuê, sao Bắc Đẩu cũng khó mà không một lần phải làm cái thằng Tễu mua vui cho người ta trong một cái ao tù, nước đọng.
 
Có thằng nói ngạo anh là hay nhắc đến mấy cái ông tướng, ông bộ trưởng làm oai. Ô hô! Anh chịu đeo huy chương thì cái huy chương ấy nó vin vẩy rồng là ngực anh chứ! Như em nè, muốn vin vẩy rồng cho người ta biết đến mình một chút mới cặm cụi viết bài này chứ có được đồng xui teng nào đâu.
 
Người tài hoa ướp thơ vào rượu, ướp rượu vào thơ, phải chăng Nguyễn Trọng Tạo chính là con người như thế?
Phạm Dũng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Vào mê cung KGB dưới lòng Moscow


Hệ thống đường ngầm bí mật có tên gọi "Mật đạo KGB" này nằm giữa lòng thủ đô Nga nhưng ít người biết tới.
Mê cung, KGB, Moscow, Nga 

Theo hồ sơ đã được giải mật của KGB (Ủy ban An ninh quốc gia Nga), tại Moscow tồn tại một hệ thống địa đạo cực kỳ kiên cố và hiện đại, hệ thống này có thể được gọi là "thành phố ngầm".

Mê cung, KGB, Moscow, Nga
Được khởi công xây dựng từ giữa thập niên 60 của thế kỷ trước và hoàn thành gần 10 năm sau đó, "mật đạo KGB" được thiết kế để chứa hàng nghìn người trong trường hợp xảy ra một thảm họa hạt nhân.
Mê cung, KGB, Moscow, Nga
Hệ thống tựa như một mê cung, trong đó có một nhánh dẫn thẳng tới Điện Kremlin. Một đoạn của nó nằm ngay bên dưới một khách sạn danh tiếng của thành phố Moscow.
Mê cung, KGB, Moscow, Nga
Trên thực tế, câu chuyện về đường hầm bí mật này từng được nhà văn người Nga Vladimir Uganik đề cập tới trong cuốn tiểu thuyết mang tựa đề "Địa ngục" xuất bản hơn 25 năm trước. Trong cuốn sách, ông viết rằng, đường hầm này được xây dựng dưới thời Stalin, Khrushchev và Brezhnev.
Mê cung, KGB, Moscow, Nga
Mật đạo có 2 tuyến tàu điện ngầm lớn kết nối tới các đường hầm nhánh. Trong hệ thống này có 15 nhánh hầm thuộc sở hữu của KGB.
Mê cung, KGB, Moscow, Nga
Các cửa ra vào hầm ngầm được làm bằng những tấm thép nặng tới 3 tấn, xung quanh các bức tường và mái đều được lót bằng thép dầy. Đoạn đường hầm này có khả năng cung cấp đủ nước và thực phẩm, không khí cho 2.500 người.
Mê cung, KGB, Moscow, Nga
Khi Liên Xô tan rã, một phần của Mật đạo KGB được đưa vào sử dụng làm hệ thống công cộng nhưng đa số vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ủy ban An ninh Liên bang. Tuy nhiên, các nhà chức trách chưa bao giờ phủ nhận về sự tồn tại của nó nhưng cũng chưa từng công khai thông tin về nó.
Mê cung, KGB, Moscow, Nga
Ngày nay, một phần của công trình ngầm vĩ đại này đã được mở cửa cho công chúng chiêm ngưỡng.
Thanh Hảo(Tổng hợp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bán Kilo cho Trung Quốc, Nga bán luôn... giấy phép


Khi bán 12 tàu ngầm lớp Kilo cho TQ, Nga bán luôn cả giấy phép sản xuất nhằm ngăn chặn nước này sao chép hệ thống vũ khí hay bán nó ra thị trường quốc tế.
Tháng 3/2013, báo chí Trung Quốc và Nga đưa tin, Bắc Kinh đang mua số lượng lớn thiết bị quân sự hiện đại từ Nga. Trong số các hệ thống trị giá nhiều tỉ USD, có 6 tàu ngầm tấn công lớp Lada và 35 máy bay chiến đấu SU-35.
Động thái này khá quan trọng, vì đây là những hệ thống vũ khí tinh vi và cũng đã hơn một thập niên Trung Quốc mới mua lượng lớn như vậy từ Moscow. Sau lần mua khá nhiều vũ khí của Nga vào giữa những năm 1990 tới đầu 2000, Trung Quốc bắt đầu "mổ xẻ" động cơ của các khí tài này như máy bay chiến đấu đa nhiệm SU-27, xe tăng NORINCO T-90, một số bộ phận của các tàu ngầm được coi là hiện đại bậc nhất.
Thỉnh thoảng, Trung Quốc cũng mua quyền cấp phép đối với hệ thống vũ khí Nga. Đạt được sự tự tin trong công nghệ quân sự từ lâu đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách quốc phòng Trung Quốc.
Từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã đầu tư nguồn lực đáng kể để phát triển chương trình tàu ngầm nội địa. Do đó, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã trình làng một số loại tàu ngầm gồm tàu ngầm diesel hay tàu ngầm hạt nhân tấn công, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân. Tuy đã đạt tiến bộ, nhưng dường như PLAN không hài lòng với chất lượng của các sản phẩm nội địa này, nên buộc phải trở lại với hệ thống vũ khí Nga.
Nga không muốn bán các vũ khí hiện đại nhất của họ cho Trung Quốc do lo ngại điều này sẽ làm suy yếu các lợi ích của Moscow. Nước này đang ngày càng quan ngại về ưu thế kinh tế của Trung Quốc ngay ở khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga là vùng giàu tài nguyên Trung Á. Moscow cũng để mắt tới vùng thưa thớt dân cư Viễn Đông, có biên giới giáp với một số tỉnh đông đúc phía bắc Trung Quốc. Sự trỗi dậy nhanh chóng của PLAN còn tạo ra một thách thức với hạm đội Viễn Đông già hóa, hạn hẹp ngân sách của Nga.
Nhưng đối mặt với ngân sách cạn kiệt, lại càng trở nên trầm trọng hơn vì kinh tế suy giảm, quân đội Nga không có nhiều lựa chọn ngoài việc bán các thiết bị hiện đại cho Trung Quốc. Và, Bắc Kinh đang yêu cầu những thứ tốt nhất. Để duy trì các cơ sở thiết kế và nghiên cứu vũ khí, quân đội Nga cần nguồn tài chính ổn định. Bằng cách bán các vũ khí kém hiện đại hơn cũng như giấy phép sản xuất cho Trung Quốc, họ đã có quỹ để phát triển những hệ thống vũ khí mới hơn, hiện đại hơn.
Ví dụ, Nga có thể chế tạo máy bay chiến đấu hiện đại nhất của mình, SU-35 khi sử dụng tiền từ cấp phép sản xuất loại SU-27. Trung Quốc bắt đầu mua giấy phép sau khi bị Nga phản đối về việc nước này sử dụng trái phép công nghệ của SU-27 để sản xuất máy bay nội địa J-10. Một số nhà quan sát khác lại cho rằng, Trung Quốc mua giấy phép sản xuất từ SU-27 là do sao chép bất thành loại máy bay này, nhất là các thiết bị điện tử.
Do hạn chế ngân sách, lực lượng phòng không Nga chỉ có thể sở hữu số lượng nhỏ máy bay chiến đấu. Trong năm 2011, chỉ ba chiếc SU-35 được chế tạo. Việc bán vũ khí cho Trung Quốc và các nước khác như Ấn Độ cho phép Nga tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, duy trì lợi thế cạnh tranh kỹ thuật công nghệ để quân đội Nga có thể đáp ứng những đơn hàng lớn hơn.
Việc bán 12 tàu ngầm lớp Kilo cho Trung Quốc đã tạo ngân quỹ cần thiết để Nga phát triển tàu ngầm lớp Lada. Nhằm ngăn chặn Trung Quốc sao chép hệ thống vũ khí hay bán nó ra thị trường quốc tế (như từng làm trong quá khứ), Nga không chỉ bán thiết bị mà còn bán giấy phép. Theo thỏa thuận, một tàu ngầm sẽ được chế tạo tại Nga trong khi năm tàu khác được chế tạo tại xưởng đóng tàu Trung Quốc.
Kilo, vũ khí, Quốc phòng, Trung Quốc, Nga
Một tàu Kilo của Nga
Để cân bằng với nhu cầu mua sắm và sản xuất ngày một gia tăng của Trung Quốc đối với vũ khí Nga, Moscow còn ký các thỏa thuận với Ấn Độ, cũng cho phép việc mua bán vũ khí và cấp phép sản xuất. Nga bán các tàu ngầm lớp Kilo cũng như quyền và công nghệ để sản xuất SU-27 cho cả Trung Quốc và Ấn Độ. New Delhi dường như cũng muốn đối phó với việc mua sắm vũ khí Nga của Trung Quốc khi xúc tiến các hợp đồng mua bán vũ khí, chuyển giao công nghệ.
Trong khi Nga sẵn sàng bán những hệ thống tân tiến nhất của mình cho Trung Quốc, thì Bắc Kinh ngày càng không thỏa mãn với chọn lựa này vì cho rằng, Nga có nguy cơ tụt hậu hơn với phương Tây. Sau nhiều thập niên tự chủ, trong 5 năm qua, Nga đã bắt đầu tậu một số hệ thống vũ khí từ nước ngoài. Hải quân Nga mua ba tàu đổ bộ từ Pháp, máy bay không người lái của Isreal, và các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại từ Đức.
Đối mặt với lệnh cấm vận vũ khí phương Tây kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc phụ thuộc lớn vào công nghệ Nga để phát triển ngành công nghiệp bản địa. Khi Nga tụt hậu trong nhiều lĩnh vực quan trọng, Trung Quốc dường như muốn đầu tư mạnh tay hơn vào nỗ lực tự nghiên cứu và phát triển - có thông tin là trị giá nhiều tỉ USD mỗi năm. Đồng thời, Bắc Kinh tìm kiếm các quan hệ đối tác với nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cũng như dễ dàng tiếp cận với công nghệ phương Tây kiểu như Brazil.
Mỹ không ít lần cáo buộc Trung Quốc hoạt động gián điệp công nghiệp. Hàng trăm nhà khoa học Trung Quốc đã được gửi ra nước ngoài học tập, nghiên cứu ở những ngôi trường hiện đại nhất nước Mỹ và châu Âu. Rất nhiều trong số này có dính líu tới quân đội, cho dù không được tiết lộ. Một sĩ quan quân đội Mỹ với nền tảng tình báo quân sự từng nửa đùa nửa thật rằng: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu bạn thấy nhiều sĩ quan Quân giải phóng Nhân dân TQ hơn là sĩ quan Mỹ tại các trường đại học dân sự Mỹ".
Mặc dù về tổng thể Trung Quốc đứng sau Mỹ và tụt hậu so với Nga ở một số lĩnh vực, thì công nghiệp quân sự của nước này cũng đang lấp dần khoảng cách, nhất là với Nga. Chương trình không gian và tên lửa của Trung Quốc, từng trông cậy vào Nga, nay đã ngang bằng nếu không nói ưu thế hơn.
Trung Quốc dường như có lợi thế hơn Nga trong lĩnh vực máy bay không người lái sau khi mua sắm công nghệ theo cách cả công khai lẫn bí mật từ các nước phương Tây. Nhiều người chỉ chú ý đến ảnh hưởng của tiến trình đại hóa quân sự Trung Quốc đối với Mỹ, mà lại ít lưu tâm tới ảnh hưởng của nó với Nga. Nhiều nhà phân tích Nga thậm chí dự đoán, trong tương lai không xa, Nga có thể phải mua vũ khí từ Trung Quốc.
Minh Tâm (theo Atimes)

Phần nhận xét hiển thị trên trang