Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Tài liệu tham khảo:

BẢN CHẤT CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TOÀN CẦU NỬA THẾ KỶ QUA VÀ TƯƠNG LAI

Bản chất của loài người nói riêng, và muôn loài nói chung là tư hữu và quyền lực. Mỗi con người luôn có một tiềm năng vô hạn về sức mạnh tự thân cả phần xác, lẫn phần hồn. Vấn đề của xã hội là làm sao cho những cá nhân ấy sử dụng hiệu quả nhất mọi khả năng của họ, và biết kết hợp, dung hòa tất cả các khả năng cùng với bản chất của con người của toàn xã hội một cách hiệu quả nhất, để làm nên sức mạnh quốc gia. Nhiệm vụ này là nhiêm vụ của chính trị, vì chính trị là nghệ thuật của sự có thể.

Mỗi quốc gia được hội tụ 3 yếu tố quan trọng trong việc thực hiện sức mạnh tổng thể của mình: Thiên, Địa và Nhân. Trong 3 yếu tố trên, không yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào, mặc dù, con người - Nhân - là chủ thể có thể làm thay đổi 2 yếu tố còn lại - Địa Lý và Thiên Thời - có thể tăng mạnh thuận lợi, hoặc giảm thiểu những khó khăn. Hoa Kỳ có đủ 3 yếu tố này một cách tương đối hoàn hảo nhất toàn cầu.

Lịch sử và sứ mạng Hiệp ước Bretton Woods

Với đầy đủ 3 yếu tố Thiên, Địa và Nhân những Quốc Phụ của Hoa Kỳ đã làm nên một nền chính trị biết phát huy và kết hợp hết toàn sức mạnh của một nền văn hóa đa chủng tộc, những đứa con 5 cha, 7 mẹ quy tụ về đây. Và sau chiến tranh thế giới I, Hoa Kỳ đã trở thành cường quốc số 1 của toàn cầu. Nhưng mãi đến sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1929 - 1933, thì sức mạnh siêu cường của Hoa Kỳ mới thực sự làm cho thế giới phải cần đến họ. Kết cục là, đến giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới II, tháng 12/1944 hơn 70 quốc gia và hơn 300 chuyên gia chính trị, kinh tế buộc lòng phải họp nhau ở thành phố Bretton Woods của tiểu bang New Hampshire, để lập ra một hệ thống tiền tệ, với cái gọi là Hệ thống Bretton Woods - hay còn gọi là Hiệp ước Bretton Woods: Bretton Woods system - hòng kiểm soát kinh tế và khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.

Với Hiệp ước Bretton Woods, trung tâm quyền lực kinh tài phải dời đô từ cựu lục địa châu Âu, mà đại diện là Thị trường Chứng khoán Luân Đôn - LSE: London Stock Exchange - của Vương Quốc Anh, để sang Tân Thế giới là thành phố Nữu Ước của Hoa Kỳ - NYSE: New York Stock Exchange. Ngoài ra, điều căn bản là tất cả các giá trị đồng tiền của các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ phải lấy giá trị vàng, và đồng Đô la Mỹ làm mốc để neo đậu cố định, khi bất kỳ một ngân hàng trung ương của quốc gia nào muốn in thêm tiền thông qua quốc hội để bơm vào nền kinh tế quốc gia ấy, phải đóng vào kho chứa vàng ở New York một lượng tương đương. 

Để cho dễ hiểu, lấy ví dụ, theo Bretton Woods thì 1USD ăn 2 đồng Đức Mã, tương đương 120 Yên Nhật, tương đương với 0,5 Bảng Anh, tương đương với 1,5 Quan Pháp, v.v... Và cứ 35USD tương đương với 1 ounce vàng 9.999. Bất kỳ quốc gia nào muốn in tiền bơm vào nền kinh tế của quốc gia ấy, và lưu thông trên toàn cầu thì phải ký quỹ tại kho vàng New York một số vàng tương đương. Hoa Kỳ có thêm sức mạnh vô song của đồng đô la vĩnh cửu từ đây.

Đây là một Hiệp ước có tính khoa học để ngăn chặn khủng hoảng kinh tài của một quốc gia, khu vực dưới sự điều hành của Hoa Kỳ. Mà nếu không có Hiệp ước này thì các quốc gia riêng lẻ có thể bị khủng hoảng kinh tế do chính trị sai lầm, kéo theo khủng hoảng kinh tế khu vực, và toàn cầu vì mất cân bằng quy luật cung-cầu trong chính sách kinh tế. Hiệp ước Bretton Woods tồn tại được từ 1944 đến 1971, 26 năm kinh tế toàn cầu sóng yên biển lặng.

Nhưng, đời lại có những chữ nhưng bắt nguồn từ bản chất của con người - tư hữu và quyền lực. Nên phải quay về một chút lịch sử toàn cầu.

Sau chiến tranh thế giới II, theo Hiến chương Liên hiệp quốc một số quốc gia có tiền án, tiền sự đi gieo rắc chiến tranh trong 2 kỳ thế chiến bị thua trận - Đức, Ý và Nhật - không được thành lập quân đội, để đi xâm lược các nước khác, mà chỉ để phục vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Nhưng, các đồng minh và kẻ thù trong chiến tranh thế giới II lại đảo lộn vì tư duy của các chính trị gia đi theo 2 con đường có 2 ý thức hệ khác nhau - Tư bản và Cộng sản. Cho nên, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - khối NATO: North Atlantic Treaty Organization hình thành. Trong đó, điều quan trọng hàng đầu là, Hoa Kỳ đảm bảo an ninh cho các quốc gia trong tổ chức này, để phòng vệ với sự xâm lược của cộng sản từ Liên Xô và Đông Âu tràn sang Tây Âu bằng vũ lực, trong đó có Đức, xưa là kẻ thù Hoa Kỳ trong thế chiến, nay là đồng minh trong NATO. Ở châu Á, có Nhật Bổn là một thành viên trong bên thua cuộc trong chiến tranh thế giới II cũng phải chịu dưới sự bảo trợ an ninh quốc gia từ Hoa Kỳ, để không bị khối cộng sản từ Trung Hoa xâm lược.

Sau 20 năm được bảo trợ an ninh quốc phòng Đức và Nhật yên ổn làm ăn, toan lo nghèo khó. Cuối thập niên 1960, Đức và Nhật đã trở thành cường quốc kinh tế, và chiếm hơn 25% thị phần kinh tế toàn cầu, đồng thời còn có thể mở rộng thị trường trên toàn cầu. Hoa Kỳ thuyết phục Đức và Nhật nâng giá trị đồng Yên và Đức Mã lên cao ngang tầm với giá trị thị trường mà 2 nước này chiếm lĩnh, nhưng Đức và Nhật không đồng ý. Họ đòi vai trò đồng tiền của họ phải được bảo trợ bằng Hiệp ước Betton Woods đã cùng nhau thỏa thuận vào tháng 12/1944, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giá thành hàng hóa xuất khẩu, và cạnh tranh với nền kinh tế siêu cường của Hoa Kỳ. Điều đó đã buộc Tổng thống Richard Nixon phải hủy bỏ Hiệp Ước Bretton Woods vào tháng 8 năm 1971. Kinh tế thế giới trở lại thời kỳ bấn loạn, cứ theo chu kỳ 7-8 năm có một cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, có thể dẫn đến toàn cầu, như giai đoạn trước khi có Bretton Woods ra đời.

Sau khi đơn phương rút ra khỏi Hiệp ước Bretton Woods tháng 8 năm 1971, các quốc gia đã đóng quỹ vàng cho New York đòi lại số vàng mà mình đã ký gửi suốt 26 năm qua, nó lên đến 24 ngàn tấn vàng. Nhưng điều này hoàn toàn không quan trọng, vì lúc ấy dự trự vàng chỉ riêng Hoa Kỳ đã lớn hơn tổng dự trữ vàng của 9 nền kinh tế top ten còn lại. Hoa Kỳ lại nghĩ ra một chiến lược quản trị toàn cầu, khi mà đồng tiền không còn neo đậu vào vàng. 

Bretton Woods ra đi cái gì thay thế?

Đã có dầu khí. Có nghĩa là, sau 1971, toàn bộ vàng, tiền của toàn cầu có một cái mốc mới là dầu hỏa. Vì thế giới lúc này không có vàng không đáng lo ngại, nhưng không có dầu thì các quốc gia trên thế giới khó lòng phát triển khi nền kinh tế từ nông nghiệp đã chuyển mình sang kinh tế công nghiệp từ sau chiến tranh thế giới II. Có nghĩa là, lâu nay giá đồng tiền các quốc gia neo vào vàng, và dầu hỏa theo đó mà được ấn định giá. Nay Bretton Woods bị Hoa Kỳ đơn phương hủy bỏ, thì cũng chính Hoa Kỳ mặc nhiên, luật bất thành văn xây dựng một thời kỳ mới, mà ở đó dầu hỏa là cái mốc mà tất cả các đồng tiền và cả quý kim vàng cũng phải neo vào đó, làm cái mốc giá trị cho mọi sự trên đời.

Lại phải quay về một chút lịch sử liên quan đến chuyện Hoa Kỳ lấy dầu hỏa thay thế vàng trong định lượng giá trị hàng hóa toàn cầu.

Mối bất hòa của 2 quốc gia đầu têu cộng sản đã âm ỉ từ thập niên 1950s, vì quốc gia nào cũng muốn làm anh cả Đỏ. Điều này trong di chúc của cụ Hồ có đề cập đến, và cụ khuyên, hãy giữ gìn sự đoàn kết trong đảng như giữ gìn con ngươi của chính mình. Và rạn nứt ấy được bùng nổ thực sự vào 8 giờ sáng ngày 13 tháng 8 năm 1969, lực lượng tuần tra biên phòng ở Tân Cương, Trung Hoa gồm 37 người, do 1 sỹ quan là Dương Chính Lâm chỉ huy, bị lực lượng Liên Xô có 6 xe tăng yểm trợ phục kích và hạ sát toàn bộ. Khi Trung Hoa gửi công hàm phản đối, thì bên Liên Xô đáp trả là do biên phòng Trung Hoa xâm phạm lãnh thổ. 

Lừa nước đục thả câu, vào cuối năm 1969, Hoa Kỳ đã đi đêm với A Phú Hãn và Rumania để tiếp cận với Mao Trạch Đông trong chiến lược tiêu diệt Liên Xô cũ, và cũng để thực hiện chiến lược cai quản toàn cầu trong thế kỷ tiếp theo, bằng cách nắm yết hầu dầu hỏa của thế giới. Sau khi hủy bỏ Hiệp ước Bretton Woods tháng 8/1971, thì tháng 12/1972 Richard Nixon gặp Mao, Thông cáo Thượng Hải ra đời. Trong đó, vấn đề Đài Loan, biển Đông và Đông Dương được Hoa Kỳ bàn giao cho Trung Hoa bằng ngoại giao bóng bàn, để đổi lại, Trung Hoa mở cửa thị trường, đối đầu với Liên Xô. Hoa Kỳ bỏ chiến trường Đông Dương với cái gọi là, ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn khắp Á Châu, để chuyển sang Trung Đông để bắt thế giới phải neo giá trị đồng tiền và vàng theo đơn vị mỗi thùng dầu hỏa.

Kết quả của chiến lược chuyển neo đậu đồng tiền, hàng hóa từ cái mốc là 1 ounce vàng sang 1 thùng dầu hỏa là, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ; toàn bộ Đông Dương rơi vào tay cộng sản; Trung Đông rơi vào tay Hoa Kỳ; Israel thắng trận ở cuộc chiến với Ai Cập và Syria vào ngày 06/10/1973; Khủng hoảng ngoại giao 52 con tin Hoa Kỳ với Iran năm 1978 làm giá vàng dậy sóng đến 850USD/oz theo giá dầu, vì khủng hoảng an ninh khi vực Vịnh Ba Tư, làm cản trở vận chuyển dầu cung cấp toàn cầu từ cuối năm 1978. Một thời kỳ mới mà Hoa Kỳ đã xác lập tất cả các đồng tiền trên toàn cầu phải bị neo nào giá của mỗi thùng dầu đã hình thành.

Quyền lực của dầu hỏa

Nhưng đến giữa sau thập niên 1980s thì Liên Xô như con rùa lật ngữa - mà dân gian Việt gọi là Nga Ngố. Với tuyên bố của Gorbachev trong cuộc họp ở Berlin của cộng sản toàn cầu là, tùy nghi tự định liệu. Nó làm ta nhớ đến tuyên bố của Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cách đó 14 năm - tùy nghi di tản - làm VNCH sụp đổ. Cũng với tuyên bố cùng ý nghĩa này từ Gorbachev, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Hoa Kỳ một mình múa gậy vườn hoang suốt gần 2 thập niên từ 1986 đến 2004! 

Trong khi đó, trước và sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, một Đặng Tiểu Bình ở Trung Hoa thấy được sai lầm của cú ngoại giao bóng bàn từ 2 thập niên trước. Và qua sự kiện ngày 04/6/1989 Thiên An Môn đẫm máu, Đặng đã đưa ra sách lược, Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là chơi. Nó biến Trung Hoa thành nơi bán tài nguyên và môi trường để làm công xưởng của thế giới bằng lao động giá rẻ. Nó cướp việc làm của toàn cầu, và đồng lõa với các đại tư bản toàn cầu để bóc lột chính nhân dân Trung Hoa, nhằm ẩn mình chờ thời cho con Rồng Trung Hoa thức giấc.
Trạng chết thì trẫm cũng thương vong. Liên Xô sụp đổ là thắng lợi của phe Tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhưng qua đó, những cuộc chạy đua vũ trang đã để lại khối nợ khổng lồ cho chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt đối với các đời Tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa từ 1980 đến 1988 của ông Ronald Reagan đã đẩy nợ công từ 907 tỷ lên hơn 2 lần là 2602 tỷ đô la. Rồi đến 1 nhiệm kỳ của ông Bush cha từ 1989 đến 1992 đã đẩy nợ công từ 2602 tỷ lên gần gấp đôi là 4064 tỷ đô la. Cả 2 nhiệm kỳ Tổng thống thuộc Dân chủ do Bill Clinton nắm từ 1993 đến 2000 nợ công tăng thêm từ 4064 tỷ lên 5674 tỷ, chỉ tăng thêm 1100 tỷ đô la trong 8 năm, thấp nhất trong 34 năm qua. Vì cũng 8 năm nắm quyền nước Mỹ, nhưng ông Bush con đã đẩy nợ công nước Mỹ từ 5674 tỷ lên đến 10.024 tỷ đô la, tăng thêm 4350 tỷ đô la.

Obama bước vào Nhà Trắng với núi nợ lên đến 10.024 tỷ đô la, và kinh tế Hoa Kỳ đang suy trầm. Hàng loạt vấn đề cần giải quyết sau đống đổ nát của chấm dứt chiến tranh lạnh, và chạy đua vũ trang, cũng như cuộc chạy đua trong chiến tranh tiền tệ. Việc đầu tiên là Obama tuyên bố khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ sau khi Lehman Brothers sụp đổ lúc ông Bush con còn tại vị, và tái cơ cấu những trụ cột tài chính Hoa Kỳ gồm Bank of America, và cả City Group, nên phải vay của Trung Hoa 800 tỷ đô la. Sau đó là, những gói kích thích kinh tế với cái gọi là nới lỏng tín dụng - QE: Quantitative Easing - để phá giá đồng đô la Mỹ, làm giá dầu tăng cao, và giá vàng cũng tác nước theo mưa lên những kỷ lục mới cho giá dầu là 120USD/thùng và giá vàng 1.900USD/oz. Hết nhiệm kỳ đầu của Obama, đến 2012 nợ công Hoa Kỳ đã đến con số 16.066 tỷ đô la, gần như tương đương 100% GDP Hoa Kỳ của năm 2012 là 16.240 tỷ.

Còn nếu ai quan tâm nợ công Hoa Kỳ, chịu khó vào cái đồng hồ báo nợ của nước Mỹ nó nhảy sẽ chóng mặt và khó thở: US Debt ClockCho đến thời điểm tôi viết bài này đồng hồ nợ công Hoa Kỳ đã nhảy đến con số 17.272 tỷ đô la! Vì thế cho nên cuối năm 2013, chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa 2 tuần, vì quốc hội không thông qua ngân sách tài khóa cho năm 2014. Nhưng đó chỉ là thủ thuật chính trị của một thể chế chính tri đa nguyên và tản quyền tốt nhất hiện nay của xã hội loài người - nghệ thuật của sự có thể.

Không say với men chiến thắng, yếu tố Thiên Địa, Nhân của Hoa Kỳ vẫn được miệt mài xây đắp dưới nghệ thuật của sự có thể - chính trị hùng cường. Trung Hoa cứ nghĩ mình đủ sức để vẫy đuôi rồng xuống Biển Đông, và vươn vuốt rồng khắp nơi, khi họ đạt được vị trí siêu cường thứ 2 về kinh tế thế giới vào năm 2010. Nhưng Trung Hoa không hiểu rằng từ 2004, Hoa Kỳ đã tiên liệu, và sử dụng sức mạnh của dầu hỏa là cái mốc giá trị mọi hàng hóa cho toàn cầu. Hoa Kỳ bắt đầu tạo ra chiến tranh tiền tệ, giá dầu tăng, thì giá vàng phải tăng theo. Ai sử dụng dầu nhiều nhất thế giới, kẻ ấy thua thiệt; Ai cần dự trữ vàng để chống các con kền kền gây lũng đoạn kinh tế các quốc gia như George Soros, thì mua vàng dự trữ, kẻ ấy thua thiệt. Những kẻ ấy là Trung Hoa, Ấn Độ, và Việt Nam, v.v...

Cũng giống như xưa với Đức và Nhật, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Trung Hoa nâng đồng Yuan lên, nhưng Trung Hoa từ chối. Mày từ chối thì tao phá giá đồng tiền của tao. Và từ đó chiến tranh tiền tệ khốc liệt nhất diễn ra, giá dầu, giá vàng nhảy múa rối tung, cả thế giới đảo điên sau mỗi lần họp của Fed - Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Một mình Nga Ngố hưởng oản để phục sinh, và gây khó dễ.

Trong năm 2013, NHNN Việt Nam bán đấu giá vàng 70 đợt, không biết vàng bán ra từ đâu? Vàng tín phiếu thì tốt, xem như NHNN Việt Nam in giấy lộn làm tín chỉ vàng bán cho các tổ chức tài chính để mua trích quỹ dự phòng nợ xấu, và NHNN Việt Nam có được hơn 6.000 tỷ đồng lãi nộp ngân sách hoạt động cho chính phủ trong lúc kinh tế đang suy sụp. Nhưng nếu vàng đó là vàng mua thật để bán cho các tổ chức tài chính thì đó là cách làm của con rắn tự ăn cái đuôi của mình. Vì vàng mua từ lúc giá vàng 1.500USD/oz, nhưng tới hôm nay vàng chỉ còn 1.200USD/oz, xem như ngân quỹ quốc gia mất đi hàng trăm triệu đô la, vì lỗ cứ mỗi ounce vàng đến 300USD!

Cuộc chiến tranh tiền tệ giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ, nếu nghiên cứu kỹ, nó diễn ra từ 2004 đến 2011, khi giá dầu tăng từ 25USD/thùng lên đến đỉnh là 120USD/thùng, sau đó hạ nhiệt, và giá vàng cũng tăng, hạ theo. Và cái mốc mà Hoa Kỳ quyết định hạ nhiệt chiến tranh tiền tệ sau khi họ quét dọn Trung Đông - Bắc Phi. bằng cách mạng Hoa Nhài, và bắt đầu hoàn thành công nghệ sản xuất dầu từ đá phiến sét để độc lập với sự neo đậu đồng đô la vào dầu hỏa. Một chiến lược mới bao vậy Trung Hoa bằng ngoại giao bóng rổ, qua xoay trục từ Trung Đông trở lại Thái Bình Dương được khởi động từ 2006, đồng thời gầy dựng Chiến lược đối tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương từ tháng 10/2013. Cùng lúc đó, Trung Hoa bắt đầu khủng hoảng tài chính trong nước do nợ công của chính quyền địa phương chạy đua tăng trưởng để có tiền tham nhũng mua chức, mua quyền ở Trung ương trong đại hội đảng cộng sản Trung Hoa lần thứ 18 vừa qua. Cũng là lúc Hoa Kỳ tỉnh lại sau tăng trưởng bất ngờ đến 4.1% của con số 16.240 tỷ trong năm 2012mà trước đó chỉ dự đoán có 3.6%.
Kết cho tương lai

Cho đến nay, mọi quyền lực xoay quanh giá dầu, vì thế giới vẫn chưa có những kỹ thuật tối tân, giản tiện để tận dụng nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên: năng lượng từ gió, và mặt trời. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất là đến 2015, Hoa Kỳ sẽ là nước sản xuất dầu hỏa số 1 toàn cầu, nhờ vào việc vắt đá thành dầu, soán ngôi vị của Trung Đông về khoản này. Cho nên chúng ta không lạ là tại sao Hoa Kỳ quậy cho cách mạng Hoa Nhài và chuyển trục trở lại Thái Bình Dương từ Trung Đông.

Mưa, gió, bão táp, phong ba sẽ đổ vào đâu khi Hoa Kỳ muốn, khi họ đã độc lập nguồn năng lượng chủ chốt này - dầu hỏa. Và chắc chắn một điều quan trọng là, Hoa Kỳ là tay tổ chức sòng bài thu tiền xôi, trong khi đó các con bạc khát nước đang cật lực đánh bạc cả ngày lẫn đêm mất tiền, tốn sức, mà cứ ngỡ mình hay.

Dầu sẽ lên, và sẽ xuống, nhưng xu thế xuống và đứng giá trong ít nhất 1/4 thế kỷ tới, với những gì công bố mới đây về an ninh năng lượng độc lập của Hoa Kỳ. Nhưng cũng vì nó mà những đợt sóng tăng hạ giá từ ông chủ thế giới Hoa Kỳ ban phát sẽ làm cả thế giới say sóng, nôn mửa, và có thể đi vào hôn mê, nếu ông chủ muốn cho thêm liều thuốc gây ói cho đến kiệt sức.

Cho đến khi nào thế giới chưa đủ sức làm ra công nghệ để tận dụng 2 nguồn năng lượng vô tận: gió và mặt trời, thì Hoa Kỳ vẫn dùng sức mạnh của dầu hỏa, đồng đô la, và vàng - mà chủ chốt là dầu hỏa làm tâm để điều khiển toàn cầu theo chiến lược của họ đã vạch ra.

Asia Clinic, 17h08' ngày thứ Năm, 02/01/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Sẽ không có "bữa đại tiệc" cho Việt Nam

Với BTA ta đã chấp nhận mở cửa cả những ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia". Việc tham gia TPP tới đây sẽ mở tiếp", ông Nguyễn Đình Lương nói.

LTS: Ông Nguyễn Đình Lương*, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), từng được bạn đọc Tuần Việt Nam biết đến qua các bài phỏng vấn về đàm phán BTA, đàm phán WTO.
Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu những nhận định của ông về đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Không thể tiếp tục đi làm thuê mải kiếm mấy đồng tiền công
Thưa ông, các cuộc đàm phán TPP đang được tiến hành dồn dập để có thể kết thúc vào cuối năm nay. Ông thấy diễn biến mọi việc như thế nào? Việt Nam có vào TPP được không?
Tôi không có cảm giác lạc quan là cuộc đàm phán TPP sẽ kết thúc năm nay. Tôi hy vọng và mong Việt Nam sẽ trở thành thành viên TPP khi nó được ký kết vì rằng lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm, đã nói cho dân biết cũng như đã công khai trên các diễn đàn quốc tế.
Các nước tham gia đàm phán,  nhất là Hoa Kỳ, nước đang "cầm cái" đang "áp đặt luật chơi" trong cuộc đàm phán này cũng mong muốn và động viên Việt Nam cố gắng tham gia.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những quan ngại, lo lắng cụ thể, ví dụ các doanh nghiệp dệt may, giầy dép... lo rằng: Trong TPP chỉ áp dụng thuế nhập khẩu bằng 0 cho hàng hóa có nguyên vật liệu sản xuất trong nước hoàn nhập khẩu từ các nước TPP, trong lúc lâu nay nguyên vật liệu, phụ kiện của ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc - là những nước chưa tham gia TPP. Ông có chia sẻ gì với những lo lắng này?
Không lo.
Kinh tế Việt Nam hôm nay cơ bản là kinh tế gia công lắp ráp. Ta đi làm thuê kiếm mấy đồng tiền công. Nguyên vật liệu cho hàng xuất khẩu lâu nay ở ta vốn nhập khẩu là chính. Có lẽ  cũng còn phải lâu lâu nữa thì người Việt Nam mới tự sản xuất ra đủ những thứ này.
Việt Nam cứ vào TPP đi, tức khắc người Trung Quốc từ lục địa, từ Đài Loan, từ Hồng Kông, người Hàn và nhiều người khác sẽ vào. Họ sẽ mang tiền máy móc, thiết bị và cả người lao động nữa vào xây dựng xí nghiệp 100% vốn người nước ngoài, thuê lao động Việt Nam sản xuất cho Việt Nam đủ dùng.
Những nguyên vật liệu này hoàn toàn đủ tư cách "made in Việt Nam" để được hưởng thuế nhập khẩu bằng O. Họ đã bắt đầu khởi động rồi chỉ chờ Việt Nam "quyết" là họ vào liền.
Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm rằng ở tầm chiến lược quốc gia ta không nên tính chuyện suốt đời đi gia công làm thuê, không nên xây dựng chiến lược để con cháu mình suốt đời đi đạp máy khâu, khâu váy, khâu quần, khâu dép ...Tại sao hội thảo TPP mãi chỉ toàn nghe chuyện may mặc, giầy dép? Có lẽ phải tính những bài toán lớn hơn thế?
Vả lại theo quy luật, hàng dệt may sẽ rời Việt Nam, khi đồng lương người thợ may ở đây cao, nó họ sẽ tự động chuyển dịch tới những vùng đất nghèo hơn, lao động rẻ hơn.
TPP, BTA, thương mại, Việt Mỹ, WTO
Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (Ảnh: Trần Đông)
Mở mở, kín kín, hở hở...
Hiện đã có một vài bình luận, phân tích về lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP. Có ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ là nước gặt hái nhiều nhất, có người còn đưa ra con số cụ thể rằng là GDP Việt Nam sẽ tăng bao nhiêu tỷ đô. Ông có đồng tình với những phép tính này không?
Điều chắc chắn và đã rõ: Tham gia TPP là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Việt Nam sẽ là nước khó khăn trong cuộc đàm phán TPP này vì Việt Nam là nước có nền kinh tế kém nhất và hệ thống pháp luật " khập khiễng" nhất trong số các nước đang đàm phán. Không thể có chuyện như có người nói rằng TPP sẽ là một bữa "đại tiệc"của Việt Nam.
Về lợi ích kinh tế: Lợi ích nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng khai thác cơ hội. Biết khai thác cơ hội sẽ được nhiều, có khi được rất nhiều. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, thế giới đang đua tranh, nếu anh lập cập không biết làm ăn, anh chỉ được "ăn xái" vạch lưng ra cho người ta giẫm lên.
Thực tiễn tham gia WTO cho thấy rằng: khả năng thích ứng với kinh tế thị trường ở Việt Nam là rất kém, khả năng chủ động khai thác cơ hội là rất yếu. Làm ăn không bài bản, không chiến lược, không chiến thuật. Đánh trống bỏ dùi.
Khi tham gia WTO đã có người dự báo: Kinh tế Việt Nam sẽ như là một con tàu ra "biển lớn". Hôm nay có người bảo sau 5 năm tham gia WTO kinh tế Việt Nam sẽ trở về 0! Thậm chí có người nói: WTO đã gây ra những cú sốc cho nền kinh tế Việt Nam.
Không biết có phải vậy không? Cần phải có đánh giá, kiểm chứng và số liệu. Song nếu đúng như vậy thì cũng là hợp logic. Kinh tế WTO là kinh tế thị trường tự do. Vì vậy nó chỉ có thể vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Từ sau khi tham gia WTO đến nay kinh tế Việt Nam chưa thực sự kiến tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đúng hơn, cạnh tranh lành mạnh không được cổ vũ, khuyến khích và tạo dựng. Cộng thêm vào đó, văn hóa tham nhũng được phổ cập, tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích hoành hành, làm méo mó cả những quốc sách đúng, hay của Nhà nước.
Điều tôi  muốn nhấn mạnh ở đây, đó là những lợi ích về mặt kinh tế thì đúng là rất quan trọng và phải phấn đấu để đạt tới. Nhưng cũng chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất...
Vậy cái lớn nhất ta được lần này là gì, thưa ông?
Cái được lớn nhất lúc này có thể là:
Với TPP ta tiến thêm một bước theo hướng tăng tốc mở cửa với thế giới, thiết lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, tạo dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh, để phát triển cùng thời đại.
Ông có thể nói cụ thể hơn?
Cuộc đàm phán chưa kết thúc, nhưng chắc chắn khung pháp lý TPP sẽ là khuôn mẫu cho việc vận hành kinh tế thế kỷ XXI, nghĩa là nó sẽ bao gồm  những quy phạm, những quy định cao hơn, toàn diện hơn. Có cả những quy định "ngoài kinh tế" hay "kinh tế chính trị".
Ví dụ: Thứ nhất, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có thông tin nói rằng, những quy định trong TPP về lĩnh vực này sẽ cao hơn, chế tài mạnh hơn, rất khó cho Việt Nam.
Sở hữu trí tuệ (SHTT) là tiền, là lợi ích của doanh nghiệp và của quốc gia. Giá trị của quyền SHTT có lúc cao hơn nhiều quyền sử dụng đất. Thương hiệu một mặt hàng có giá đến hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la, là cả một gia tài lớn, phải được bảo vệ chặt.
Bảo hộ sản phẩm trí tuệ là yêu cầu của mọi quốc gia trong thời đại kinh tế tri thức, trong lúc nạn ăn cắp trí tuệ đang tràn lan. Ở Việt Nam, nạn ăn cắp đó cũng đã vượt qua "báo động đỏ".
Không bảo vệ được sản phẩm trí tuệ, thì sẽ không có sản phẩm trí tuệ và rồi trí tuệ sẽ không phát triển. Trong nền kinh tế tri thức có thể coi tình trạng "chết lâm sàng"
Cả thế giới và cả Việt Nam đang cần những chế tài mạnh, thật mạnh để chặn đứng nạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ, để cứu cả nền kinh tế và cả nền khoa học.
Chấp nhận những yêu cầu cao chế tài mạnh là bảo vệ mình hôm nay, ngày mai, là xây dựng môi trường cho trí tuệ phát triển và tạo cho Việt Nam một chỗ đứng đàng hoàng trong thế giới hiện đại.
Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực thi, ta sẽ nhờ quốc tế hỗ trợ.
Thứ hai, vấn đề doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, mua sắm công.
Sân chơi TPP vốn là sân chơi kinh tế thị trường. Những tiêu chí trên sân chơi: mở, thông thoáng, công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối thủ; là những tiêu chí bắt buộc nó sẽ giữ cho các nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.
Duy trì tình trạng đóng đóng mở mở, kín kín, hở hở rồi để cho các nhóm lợi ích khai thác không phải là của TPP.
Vào TPP chắc chắn phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.
Nhà nước có quyền lập các doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực nào cũng được, to hay nhỏ nhiều hay ít... không ai can thiệp, nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch,  trên thị trường phải theo tiêu chí thị trường, phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Chấp nhận  những cam kết này rõ ràng chúng ta phải sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành và cách điều hành kinh tế hiện nay.
Những yêu cầu này khi đàm phán BTA, phía Hoa Kỳ đã nêu ra, đã đòi ta chấp nhận. Nhưng ta chưa chấp nhận vì ta khó có thể ngay một lúc xử lý được tất cả mọi vấn đề.
Vả lại, ở thời điểm đó thời điểm đàm phán BTA cái chủ trương "quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo" thông qua các tập đoàn hoạt động đa ngành chưa trở thành quốc sách, chỉ mới là ý tưởng ban đầu chứ chưa hình thành và kích hoạt thành những "bọc ung thư" như Vinashin, Vinalines..., chưa khê mùi "bức xúc" như hiện nay.
Ngoài ra?
Vấn đề thứ ba, đó là ta phải cam kết trao cho người lao động Việt Nam "quyền lập hội". Công nhân, người lao động tự tụ tập với nhau, tự lập hội để "nói chuyện" với giới chủ, để "cưu mang" nhau lúc khó khăn.
TPP, BTA, thương mại, Việt Mỹ, WTO 
Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của  Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.
Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp,  mây tre, cói ngô...)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.
Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam" còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lý, đồng ý ghi vào.
Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!
Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện để thực thi quyền lập hội.
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.
Chấp nhận "Quyền lập hội" cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.
Và còn nhiều ví dụ nữa...
Mở cửa "đất của Chúa"
Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn, xã hội đang có nhiều vấn đề, liệu ta có tìm được sự đồng thuận để tham gia TPP không, thưa ông?
Có Việt Nam hay không có Việt Nam, đoàn tàu TPP vẫn chạy theo lộ trình. Nhưng đứng trước những vấn đề phức tạp như vậy, ta phải có sự đồng thuận xã hội. Kinh nghiệm lịch sử Việt Nam là sự đồng thuận đó sẽ có khi mọi người đều đặt lợi ích phát triển đất nước lên trên hết.
Ba mươi năm qua, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng lãnh đạo và tiến hành, vì lợi ích phát triển đất nước vì nhận thức được rằng thời đại đó thay đổi, chúng ta đã gạch xóa đi khỏi cuốn kinh thánh bao nhiêu điều húy kỵ. Chúng ta đã đưa vào bức tranh đất nước bao nhiêu màu sáng, màu tươi. Đất nước đang thay đổi cùng thời đại.
Đổi mới 30 năm qua là một quá trình tiền tiến cùng với những bứt phá liên tục. BTA với Hoa Kỳ là 1 bứt phá. Ta cam kết chơi theo luật chơi mà thế giới tư bản đã chơi, ta chấp nhận chơi bình đẳng, bỏ phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Với BTA ta đã chấp nhận mở cửa cả những nghành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia".
Đó là những điều tưởng như không thể, nhưng rồi ta đã chấp nhận để mở đường cho đất nước phát triển.
Nhưng trong quá trình thực thi, do chưa đủ điều kiện để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cộng với sự níu kéo của cơ quan công quyền đã làm biến tướng môi trường kinh doanh, và dẫn đến những hệ lụy mà báo chí nói mãi.
TPP sẽ xử lý tiếp, TPP sẽ là một bứt phá mới nữa. Trên con đường đổi mới mà Đảng và Dân đã chọn.
Anh Phương (thực hiện)/Vietnamnet
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Con người không được trở thành kẻ nô lệ của “bánh mì”, không được vì “bánh mì” mà giao nộp tự do của mình”.

Thêm một lần nữa, “Khế ước xã hội  của J.J Rousseau lại soi sáng “Bàn về Tự do” và tinh thần nhân loại.
GNLT

DIỄN TỪ NHẬN GIẢI THƯỞNG SÁCH HAY 2012

Nguyễn Văn Trọng
Tôi thật bất ngờ và vinh dự được Ban xét giải thưởng Sách Hay trao giải nghiên cứu năm 2012 cho tôi như người đã dịch tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill. Tôi xin chân thành cảm ơn về đánh giá khích lệ này cho công việc của tôi.
Tôi vốn không phải là người được đào tạo bài bản về khoa học xã hội và nhân văn, nhưng trong tư cách là một con người sống trong xã hội, tôi luôn băn khoăn với một số câu hỏi nhân sinh; những câu hỏi ấy thôi thúc tôi tìm lời giải đáp cho chính mình. Thế hệ chúng tôi lớn lên trong những biến động lịch sử to lớn của dân tộc, dưới ảnh hưởng tinh thần của những khẩu hiệu đến từ cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳngTình anh em; chúng tôi luôn được giáo dục phải dấn thân vì xã hội. Thực tiễn cuộc sống cho tôi thấy rằng, tập thể đông người không phải lúc nào cũng có ý kiến đúng đắn và thường có thái độ chuyên chế áp đặt đối với cá nhân trong tất cả mọi chuyện. Trong lòng tôi xuất hiện câu hỏi: có ranh giới chuẩn mực nào cho việc áp đặt ý kiến của số đông với cá nhân để cho việc áp đặt ấy là chính đáng. Công việc nghề nghiệp và cuộc sống bề bộn đã không cho tôi có điều kiện thư thả để tìm hiểu chuyện này. Mãi đến tuổi về hưu tôi mới được đọc tuyệt tác Bàn về tự do của John Stuart Mill. Cuốn sách đã gây ấn tượng rất mạnh cho tôi. Vào lúc đó trình độ tiếng Anh của tôi còn khá thấp, nhưng tôi cũng bắt tay vào việc dịch những trích đoạn ấn tượng nhất và giới thiệu với bạn bè. Một người bạn của tôi, ông Chu Hảo, là người đã khích lệ tôi dịch toàn bộ tác phẩm. Sau khi ông Chu Hảo trở thành Giám đốc NXB Tri Thức, ông cùng với các cộng sự của mình đã giúp tôi hoàn tất bản dịch và cho xuất bản cuốn sách.
Tác phẩm Bàn về tự do đã đưa ra lời giải đáp khá thỏa đáng về ranh giới chính đáng cho sự áp đặt của xã hội lên tự do cá nhân: vì sự an toàn cho xã hội, con người cá nhân phải giao nộp một phần tự do của mình; thế nhưng con người cá nhân không thể giao nộp toàn bộ tự do của mình, vì như thế con người cá nhân tất yếu sẽ tha hóa, và xã hội sẽ phải chịu tổn thất vì sự tha hóa của các thành viên của nó. Tự do như thế của cá nhân trong quan hệ với xã hội thường được gọi là tự do dân sự. Mặc dù vấn đề tự do dân sự đã được J.S. Mill làm sáng tỏ từ trước đây một thế kỷ rưỡi, nhưng cho đến nay tự do dân sự vẫn chưa thành hiện thực trong đại đa số các xã hội con người.
Có những nguyên nhân lịch sử khiến cho sự phát triển của các xã hội không đồng đều. Người ta bàn luận rất nhiều về những nguyên nhân ngoại tại tác động không thuận lợi cho sự phát triển con người cá nhân, khiến cho mức độ phát triển tinh thần chung của xã hội phải thấp kém. Người ta nói nhiều đến ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đến con người cá nhân. Những ảnh hưởng của môi trường xã hội đến thế giới tinh thần của con người cá nhân không nhất thiết mang tính bạo lực và cưỡng bức, mà thường là dưới dạng thức của những cám dỗ: cám dỗ vươn tới quyền lực và hùng mạnh, cám dỗ đầy uy lực của đồng tiền, cám dỗ của danh tiếng…
Trong lòng tôi lại xuất hiện câu hỏi: liệu ảnh hưởng môi trường xã hội đến con người cá nhân có thật là mang tính quyết định hay không? Nếu ảnh hưởng ấy không mang tính quyết định, thì con người cá nhân có những khả năng gì để chống trả lại những ảnh hưởng tiêu cực đến từ bên ngoài, đặng bảo vệ phẩm giá con người của mình?
Nhà tư tưởng Nga Herzen đã khẳng định:”Tính độc lập về nhân cách của con người cũng là chân lý và thực tại hiển nhiên, không khác gì sự phụ thuộc của con người vào môi trường, với sự khác biệt là nó ở trong quan hệ ngược lại với môi trường: càng nhiều ý thức thì tính độc đáo càng lớn; càng kém ý thức thì sự ràng buộc với môi trường càng chặt chẽ hơn, môi trường càng nuốt mất bản ngã nhiều hơn”. Vậy là ở đây đặt ra vấn đề con người cá nhân phải bảo vệ tự do của bản ngã chống lại những cám dỗ ngoài xã hội để giữ được phẩm giá của mình. Tự do ở đây không có ý nghĩa như một quyền cần phải giành lấy, mà lại có ý nghĩa như một trách nhiệm trước bản thân mình, đòi hỏi con người cá nhân phải có dũng khí nhận lấy trách nhiệm ấy. Cần phải có dũng khí bởi vì tự do với cám dỗ thì rất khó khăn, còn chịu khuất phục làm nô lệ cho cám dỗ thì dễ dàng hơn, ít đau đớn hơn nhiều. Ở đây tôi đang nói tới một thứ tự do khác với tự do dân sự, tự do này được các triết gia tôn giáo Nga đầu thế kỷ XX gọi là tự do lương tâm.
Tự do lương tâm có lẽ gắn với phong trào Phục Hưng được thể hiện trong “Diễn từ về phẩm giá con người” của triết gia Ý Pico della Mirandola (1463-1494) vốn được coi là Tuyên ngôn của chủ nghĩa nhân văn. Ông đã diễn giải ý nghĩa của việc Thượng đế tạo ra con người như sau: “Ta đặt Mi giữa thế gian, để cho Mi có thể tự do nhìn ra khắp mọi phía của thế giới và nhìn đi đâu tùy ý của Mi. Ta tạo ra mi không phải trần tục, không phải thượng giới, không phải loài có sinh có tử, không phải bất tử. Bởi vì Mi tự Bản thân mình, phù hợp theo ý chí của Bản thân mình và theo danh dự, có thể là Đấng sáng tạo và Người tạo tác của chính mình và từ vật liệu thích hợp cho Mi mà hình thành nên Bản thân mình. Như vậy, Mi tự do trong việc đi xuống thấp tới những thang bậc thấp kém nhất của thế giới thú vật, thế nhưng Mi cũng có thể nâng cao Bản thân mình lên tới phạm vi cao cả nhất của Thần thánh“.
Trong tác phẩm Anh em nhà Caramazov, đại văn hào Nga Dostoevski đã dựng nên câu chuyện Viên Đại pháp quan tôn giáo ra lệnh bắt giam Chúa Kitô khi Ngài xuất hiện trở lại trên thế gian. Viên Đại pháp quan đã chất vấn Chúa: Chúa đã hứa hẹn với người đời thứ tự do mà người đời chất phác và bẩm tính càn rỡ không thể hiểu nổi… Con người quý trọng sự yên ổn và thậm chí cả cái chết hơn là tự do lựa chọn trong sự nhận thức thiện ác. Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do lương tâm, nhưng cũng không có gì khổ ải hơn. Con người yếu đuối sẽ không kham nổi sức nặng khủng khiếp của tự do lựa chọn, họ sẽ đi tìm ai đó có phép lạ để trút bỏ gánh nặng tự do lựa chọn ấy mà làm nô lệ cho kẻ đó. Có thể có mấy chục ngàn người theo Chúa vì bánh mì trời, nhưng còn có hàng chục triệu người khác không đủ can đảm coi rẻ bánh mì trần thế; những người này sẽ mang tự do của họ đặt dưới chân chúng tôi và nói: “Chẳng thà biến chúng tôi thành nô lệ, nhưng cho chúng tôi ăn còn hơn”. Viên Đại pháp quan yêu cầu Chúa đi khỏi thế gian, đừng gây phiền nhiễu nữa.
Triết gia Nga N.Berdyaev trong tác phẩm Bàn về nô lệ và tự do của con người đã diễn giải ẩn dụ trên của Dostoevsky như sau: “Hai vấn đề nằm trong cơ sở của đời sống xã hội và không có gì khó khăn hơn việc giải quyết chúng cho thật hài hòa – vấn đề tự do và vấn đề bánh mì. Có thể giải quyết được vấn đề tự do bằng cách tước mất bánh mì của con người. Một trong những quyến rũ mà đức Kitô bác bỏ ở sa mạc, là quyến rũ biến những hòn đá thành bánh mì. Ở đây bánh mì biến thành sự nô dịch con người. Tất cả ba quyến rũ mà đức Kitô bác bỏ, đều nô dịch con người. Dostoevsky diễn đạt một cách thiên tài điều này trong Huyền thoại về viên Đại pháp quan. Nhưng sẽ là trá ngụy nếu diễn giải huyền thoại ấy như vấn đề bánh mì không có lời giải đáp tích cực và đành phải chỉ có được tự do thôi mà không có bánh mì. Người ta nô dịch con người bằng cách tước đoạt bánh mì của họ. Bánh mì là biểu tượng vĩ đại, và gắn với nó là đề tài xã hội chủ nghĩa, đề tài mang tính toàn thế giới. Con người không được trở thành kẻ nô lệ của “bánh mì”, không được vì “bánh mì” mà giao nộp tự do của mình“. Ông còn nói: “Cuộc đấu tranh vì bản diện cá nhân, sự khẳng định bản diện cá nhân là đầy đau đớn. Tự thực hiện bản diện cá nhân giả định một sự kháng cự lại, đòi hỏi đấu tranh chống lại quyền lực nô dịch của thế gian, đòi hỏi không chấp nhận thói thụ động thích ứng theo. Việc từ bỏ bản diện cá nhân, việc chấp thuận hòa tan vào thế giới xung quanh có thể làm giảm bớt nỗi đau và con người dễ dàng đi theo lối đó. Chấp thuận làm nô lệ sẽ giảm bớt nỗi đau, không chấp thuận sẽ gia tăng nỗi đau. Nỗi đau trong thế giới con người là sự khai sinh của bản diện cá nhân, là sự khai sinh cuộc đấu tranh vì hình tượng của nó. Ngay tính cá thể trong thế giới động vật đã biết đau đớn rồi. Tự do sinh ra đau khổ. Có thể giảm bớt đau khổ bằng cách chối bỏ tự do. Phẩm giá con người, tức là bản diện cá nhân, tức là tự do, đòi hỏi chấp nhận đau đớn, đòi hỏi khả năng chịu đựng nỗi đau“.Đến lúc này tôi mởi hiểu được câu danh ngôn của Marx: “Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người“. 
Tôi xin kết thúc ở đây. Cảm ơn quý vị đã cho tôi cơ hội được nói ra những điều này.
(Nguồn: GS Tương Lai)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhìn lại 12 sự kiện chấn động Trung Quốc năm 2013


(Kienthuc.net.vn) - Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức nhậm chức, ô nhiễm không khí nghiêm trọng, lập Khu Nhận dạng Phòng không trên Biển Hoa Đông... là những sự kiện lớn của Trung Quốc năm qua

Những cáo buộc lẫn nhau về tấn công mạng là chủ đề nóng gây tranh cãi giữa Trung Quốc và Mỹ, làm rạn nứt quan hệ song phương. Trong tháng 2, hãng an ninh mạng Mandiant cáo buộc tòa nhà ở Thượng Hải trong bức ảnh trên là trụ sở của một đơn vị quân đội Trung Quốc chuyên thực hiện các phi vụ tấn công mạng. Tuy nhiên, Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc và tuyên bố, họ là một nạn nhân tấn công mạng 

 
Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức làm Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3. Ngay sau đó, ông có chuyến công du nước ngoài đầu tiên bằng chuyến thăm Nga



Hơn 16.000 con lợn chết trương được vớt lên từ sông Hoàng Phố, nguồn cung cấp nước cho người dân Thượng Hải. Vụ việc làm dấy lên cuộc tranh luận về môi trường và chất lượng sống. Nhiều người chỉ trích chính phủ phản ứng chậm trong tình huống này, gây nguy hiểm cho đời sống người dân



Trong tháng 6, lần đầu tiên kể từ  khi nhậm chức, Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một hội nghị thượng đỉnh 2 ngày tại khu biệt thự Sunnylands ở California. Đây được cho là cơ hội để 2 nhà lãnh đạo tìm hiểu nhau và tìm cách thúc đẩy quan hệ song phương


Phần nhận xét hiển thị trên trang Nhà du hành vũ trụ Wang Yaping thực hiện video diễn thuyết từ không gian đầu tiên tại phòng thí nghiệm không gian Tiangong-1 hồi tháng 6. Wang Yaping là một trong 3 nhà du hành vũ trụ tham gia sứ mệnh phóng tàu vũ trụ Thần Châu-10 lên vũ trụ và đây là sứ mệnh vũ trụ dài nhất của Trung Quốc

Người đàn ông tên là Ji Zhongxing làm rung chuyển Trung Quốc khi cho phát nổ khối chất nổ tự chế tại sân bay Bắc Kinh vào tháng 7. Nguyên nhân là sự bất mãn được nung nấu nhiều năm sau vụ ông bị nhân viên an ninh hành hung đến bại liệt, phải ngồi xe lăn. Do đó, không ít người đã tỏ ra đồng cảm với nghi phạm. Ji bị tuyên án 6 năm tù vào tháng 10


Chính trị gia bị thất sủng Bạc Hy Lai bị xử tội tham nhũng, lạm quyền trong một vụ án lớn không chỉ chấn động Trung Quốc mà cả quốc tế sau khi vụ án vợ ông (bà Cốc Khai Lai) giết doanh nhân người Anh Neil Heywood vỡ lở. Ông Bạc bị kết án tù chung thân dù ông phủ nhận mọi tội trạng



Tháng 9, Trung Quốc cấm các quan chức sử dụng công quỹ để mua bánh Trung thu làm quà tặng. Đây là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay, triệt để của chính quyền










Tháng 10, vụ đánh bom xe kinh hoàng xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh khiến 5 người chết. Bắc Kinh mô tả đây là vụ “khủng bố bạo lực”, cáo buộc Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan, một nhóm ly khai Hồi giáo ở Tân Cương gây ra vụ  tấn công.





Tháng 11, Bắc Kinh đơn phương công bố Khu vực Nhận dạng Phòng không mới trên Biển Hoa Đông bao gồm quần đảo tranh chấp với Nhật Bản, Điếu Ngư/Senkaku. Động thái của Trung Quốc khiến Mỹ, Nhật, Hàn và nhiều chính phủ khác phẫn nộ, đẩy căng thẳng khu vực


Sự kiện đầu tiên là vấn đề ô nhiễm không khí vô cùng nghiêm trọng ở các thành phố lớn, trong đó có thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh tăng lên mức nguy hiểm kể từ tháng 1. Biển khói bụi bao trùm mọi nơi, khiến tầm quan sát giảm xuốn chỉ còn vài trăm mét. Vấn đề ô nhiễm không khí trở thành chủ đề tranh luận nóng ở Trung Quốc với yêu cầu chính phủ phải nhanh chóng tìm kiếm các biện pháp cải thiện môi trường và cắc chắn sẽ vẫn "nóng" trong năm tới.



Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2014?

Bất động sản bị đóng băng nhiều công trường xây dựng nửa chừng bị hết vốn

Với nhiều dự đoán kinh tế Việt Nam tiếp tục sẽ “đi ngang” trong một vài năm sắp tới, liệu đâu là phao cứu sinh và liệu đâu tiếp tục là trở ngại khi nền kinh tế hiện đang được cho sẽ thoát đáy.
Thách thức của các ban ngành
Kinh tế Việt Nam năm 2013 khép lại với sự ổn định và ngày càng vững chắc hơn, nhưng để duy trì được những thành quả bước đầu đó cho năm 2014 thì còn nhiều chông gai, thách thức và cần rất nhiều những nỗ lực của tất cả các ban ngành… đây là tâm trạng chung của nhiều vị bộ trưởng bên lề Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 2014.
Nhìn chung, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tổng cầu và phục hồi niềm tin trong kinh doanh là những mục tiêu cơ bản được Chính phủ cũng như giới chuyên gia đánh giá là những gì Việt Nam cần đạt được trong năm 2014.
Trên lý thuyết, ổn định kinh tế vĩ mô bao trùm từ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP, kiềm chế lạm phát, cho tới phối hợp các chính sách tiền tệ và tài khóa linh hoạt, nhằm có được tốc độ tăng trưởng 5,8% và CPI dao động trên dưới 7%. Trong khi đó, khôi phục tổng cầu được nhắm tới là hồi phục thị trường bất động sản, từ đó “tác động lan tỏa” của thị trường này sẽ là “cú hích” làm ấm lên các thị trường khác và một chính sách chi tiêu công hợp lý. Riêng lĩnh vực niềm tin kinh doanh, giới chuyên gia cho rằng trong ngắn hạn, giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn, giải quyết hàng tồn kho của các doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng của người dân … và trong dài hạn, đề án tái cơ cấu nền kinh tế sẽ giải quyết được mọi nút thắt hiện có.
Để duy trì được những thành quả bước đầu đó cho năm 2014 thì còn nhiều chông gai, thách thức và cần rất nhiều những nỗ lực của tất cả các ban ngành… đây là tâm trạng chung của nhiều vị bộ trưởng
Rõ ràng với những chỉ tiêu đặt ra cho 2014, nhiệm vụ mà Chính phủ phải theo đuổi và duy trì không hề đơn giản. Trong bài phỏng vấn mới đây trên tờ Tuổi Trẻ, ông Trương Văn Phước, phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng năm 2014 cần phải có một cuộc chấn hưng nền kinh tế, coi đó là chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế.”
Một cửa hàng siêu thị ở Hà Nội (2013)
Một cửa hàng siêu thị ở Hà Nội (2013)VNeconomic

Chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế.”
Ông Phước cho rằng những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn, nếu Việt Nam khởi động một chiến dịch tổng lực “Điện Biên Phủ về kinh tế” thì có thể tạo ra một cú hích cho đất nước vượt qua khó khăn này. Những điểm cơ bản ông Phước phân tích là cần một chính sách cho phép người nước ngoài mua bất động sản, phối hợp hài hòa giữa đầu tư công và tín dụng của ngân hàng để dòng vốn chảy ra thị trường nhanh nhất, đặc biệt, là những đột phá trong chính sách đầu tư của nhà nước sẽ góp phần tăng tổng cầu… quá trình này cần phải diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn để tạo ra một kỳ vọng cao hơn cho nền kinh tế.
Vậy đâu sẽ là điểm sáng cho năm 2014, có lẽ câu trả lời sẽ là tốc độ lạm phát đã được kiềm chế, và từ đó, dư địa cho các chỉ tiêu khác dễ dàng được thực hiện hơn. P.G.S, T.S Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội phân tích về luận điểm này:
“Điểm sáng lớn nhất là kiểm soát được lạm phát. Trước kia là thành công trong ngắn hạn, trong trung và dài hạn chưa có khả năng kiềm chế và kiểm soát được, điều này được thể hiện là từ 2007 đến 2012 cứ hai năm tăng, một năm giảm, nhưng đến nay chúng ta thấy đã khắc phục được. Khi đã kiểm soát được lạm phát thì có một dư địa rất lớn cho các chính sách khác để có thể thực hiện được.”
Những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn, nếu VN khởi động một chiến dịch tổng lực “Điện Biên Phủ về kinh tế”thì có thể tạo ra một cú hích cho đất nước vượt qua khó khăn này....cần một chính sách cho phép người nước ngoài mua bất động sản, phối hợp hài hòa giữa đầu tư công và tín dụng của ngân hàng để dòng vốn chảy ra thị trường
ông Trương Văn Phước
Bên cạnh điểm sáng là tốc độ lạm phát được kiềm chế, nhiều chuyên gia cho rằng 2014, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ vẫn là “phao cứu sinh” cho nền kinh tế. Theo số liệu hiện có, đến hết 11 tháng đầu năm 2013, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm lên tới hơn 20 tỷ đô la, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, các nhà đầu tư lớn  vào Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc… đây sẽ vẫn là lĩnh vực đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và là nguồn thu về ngoại tệ.

Viễn cảnh khác của nền kinh tế 2014, giới chuyên gia cho rằng nợ xấu sẽ tăng chứ không giảm, mặc dù công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC đã được thành lập, nhưng hoạt động vẫn chỉ dừng ở mức tạm thời là nơi nắm giữ nợ xấu thay cho các ngân hàng, chứ cơ chế xử lý triệt để thì vẫn chưa được định hình rõ ràng.
Đồng thời, lĩnh vực bất động sản 2014 vẫn được xem là tiếp tục bị đóng băng, khi nguồn cung vẫn dôi dư trong khi đầu ra thì vẫn còn yếu. Nhiều người cho rằng, có khả năng đến cuối năm 2014, thị trường sẽ khả quan hơn nhờ hoạt động M&A (sát nhập và cạnh tranh) khởi sắc sẽ đưa thị trường bất động sản khỏi bế tắc.
Gộp chung 2 lĩnh vực nợ xấu và bất động sản, T.S Ngô Trí Long tiếp tục phân tích:
“Những thách thức lớn vẫn còn đặt ra phía trước, thí dụ vấn đề nợ xấu, tuy thành lập công ty VAMC nhưng nói chung mới chỉ là mặt chuyển đổi. Nhìn vào bảng cân đối, tạm thời không còn xấu như trước, nhưng thực chất giải quyết nợ xấu cũng là bài toán nan giải vì thực ra đó chỉ là từ tổ chức tín dụng chuyển lên ngân hàng Nhà nước, chuyển từ túi này bỏ sang túi khác. Còn việc giải quyết mua bán nợ xấu như thế nào thì thực sự chưa giải quyết và chưa có lối thoát.
Những thách thức lớn vẫn còn đặt ra phía trước, thí dụ vấn đề nợ xấu, tuy thành lập công ty VAMC nhưng nói chung mới chỉ là mặt chuyển đổi. Nhìn vào bảng cân đối, tạm thời không còn xấu như trước, nhưng thực chất giải quyết nợ xấu...đó chỉ ...chuyển từ túi này bỏ sang túi khác
T.S Ngô Trí Long
Đặc biệt, thị trường bất động sản, mặc dù Nhà nước đưa ra giải pháp thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, với gói hỗ trợ 30 ngàn tỉ đồng, phải nói rằng cái đó hoàn toàn chưa thành công, mà giải ngân thì còn ở mức độ rất thấp, thị trường bất động sản chưa có lối thoát, chưa có lối ra. Nói một cách khác, niềm tin vào thị trường vẫn chưa rõ, sức mua còn hạn chế. Năm 2014, nền kinh tế vẫn theo hướng đi ngang, chứ chưa có khả năng vực dậy một cách mạnh mẽ.”
Trong một bài viết gần đây của T.S Nguyễn Đức Thành, Giám đốc TT Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, thuộc đại học Kinh tế - Đại học QG Hà Nội có đưa ra 4 thách thức chính mà Việt Nam phải đối mặt trong năm 2014, ngoài 3 vấn đề cơ bản như nợ xấu, bất động sản và tỉ giá, T.S Nguyễn Đức Thành còn chỉ ra thâm hụt ngân sách của Chính phủ sẽ trở thành vấn đề quan trọng cho năm sau, lý do cơ bản là nguồn thu giảm vì doanh nghiệp suy yếu trong khi chi tiêu của CP lại không hề thuyên giảm, từ đó, đòi hỏi chính phủ sẽ vay nợ nhiều hơn để bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách, từ đó, trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường vốn và gây ra những rủi ro tiềm tàng.
Dù có thể sẽ có cả những điểm sáng lẫn những thách thức tồn tại song song trong năm 2014, nhưng lĩnh vực bao trùm cần giải quyết nhất sẽ vẫn là đề án tái cơ cấu, một bài toán “nợ” và một nút thắt đã kéo dài từ nhiều năm nay. Nhận xét về tiêu chí này, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế phân tích:
“Cho đến nay đã có đề án tái cấu trúc nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu, đề án tái cấu trúc đầu tư công thì chưa được trình ra đầy đủ. Kế hoạch 5 năm 2010-2015 cũng đề ra ba khâu đột phá quan trọng. Một là đột phá, một nỗ lực vượt bậc trên lĩnh vực thiết lập thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai là xây dựng kết cấu hạ tầng và thứ ba là nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Cả ba khâu đột phá đó cho đến nay mới làm được rất khiêm tốn và thể chế kinh tế thị trường thì gần đây nhiều người thấy là Nhà nước đã can thiệp quá nhiều vào thị trường”.
Năm cũ sắp qua, năm mới chạm ngõ, hi vọng rằng những gì năm 2013 đạt được sẽ là những tiền đề quan trọng để 2014 có đà phát huy, hi vọng một chiến dịch tổng thể “Điện Biên Phủ” sẽ đưa Việt Nam vào một vận hội mới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang