Bi kịch đại gia phá sản dạt về biệt thự hoang
Từ giã những ngôi nhà phố khang trang lộng lẫy, không ít các đại gia BĐS âm thầm chuyển về quê sống trong những ngôi biệt thự giữa đồng không mông quạnh.
Lên núi ở ẩn
Từng có một ngôi biệt thự lớn ở Mỹ Đình nhưng hiện nay đại bản doanh của ông Thành, một giám đốc công ty BĐS lại lui về tận một thôn heo hút ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Thời kỳ làm ăn khấm khá, giá nhà đất tăng vùn vụt mỗi ngày, túi ông lúc nào cũng rủng rỉnh. Khi ấy, ngôi nhà của ông được ví chẳng khác gì vua chúa ngày xưa, đủ cả, từ đồ cổ đến cao lương mỹ vị ông đều từng tận hưởng. Ngôi biệt thự 3 tầng lúc nào cũng tấp nập người ra vào bàn chuyện làm ăn, có lúc ông phải thuê thêm ba thanh niên trai làng lực lưỡng để làm bảo vệ.
Tuy nhiên, cái thời “ăn sung mặc sướng” ấy bỗng chốc chấm hết. Cơn sốt nhà đất đi qua nhanh chóng cuốn theo của ông bao nhiêu của cải. Dự án đình trệ, người mua nhà lúc nào cũng nheo nhéo bên tai, còn các chủ nợ thì bao vây tứ phía. Cực chẳng đã, ông đành bán bớt số tài sản trong nhà để trang trải nợ nần.
Càng cầm cự bao nhiêu, hy vọng của ông về “một ngày mai tươi sáng” lại vụt tắt bấy nhiêu, bỗng chốc ông Thành không còn gì bên mình. Con xe BMW ông bán phá giá chỉ 400 triệu đồng để rồi đi thuê xe chạy hàng ngày. Ngôi nhà biệt thự rao bán hơn 20 chục tỷ cũng không có người mua, rồi cũng vào tay của ngân hàng. Xe, vàng bạc, nhà cửa của vợ con cũng vơi dần…
Càng về sau, áp lực càng lớn, ông Thành chọn một trong 36 kế “tẩu thoát vẫn là thượng sách”. Người ta cho rằng, ông khá khôn ngoan khi lui về vườn ở trong ngôi biệt thự của chính dự án của mình. “Dù sao vẫn còn chỗ để trú thân, vui thú điền viên”, ông Thành nói.
Lợi cả đôi đường, số chủ nợ cũng giảm hẳn việc gọi điện, đòi gặp ông. Đường xá xa xôi muốn gặp họ phải mất công đi hàng chục km mới tới nơi, chưa kể nếu không nắm đường có thể bị lạc. Cứ nhắc tới chuyện này, ông Thành lại hồ hởi: “Lắm ông lên tận đây thấy cây cối xanh mát, hoa trái đầy vườn lại hạ hỏa, mình an ủi động viên vài câu lại vui vẻ. Đi về lại được tặng thêm ít rau thịt cây nhà lá vườn, bố nào cũng vui như Tết”.
Lợi cả đôi đường, số chủ nợ cũng giảm hẳn việc gọi điện, đòi gặp ông. Đường xá xa xôi muốn gặp họ phải mất công đi hàng chục km mới tới nơi, chưa kể nếu không nắm đường có thể bị lạc. Cứ nhắc tới chuyện này, ông Thành lại hồ hởi: “Lắm ông lên tận đây thấy cây cối xanh mát, hoa trái đầy vườn lại hạ hỏa, mình an ủi động viên vài câu lại vui vẻ. Đi về lại được tặng thêm ít rau thịt cây nhà lá vườn, bố nào cũng vui như Tết”.
Xung quanh cả dự án hàng nghìn mét vuông, toàn những ngôi biệt thự đang xây dựng nham nhở phải dừng lại vì thiếu vốn, chẳng bóng người, mỗi nhà ông được gọi là bề thế. Trước đây, nó cũng từng được làm nhà mẫu, nơi các khách hàng ở thủ đô được xe công ty đưa rước tới tận nơi để ăn chơi, nghỉ ngơ và mua đất. Cái viễn cảnh về một ngôi nhà thứ hai giữa rừng xanh chan hòa hồi đó vẫn còn in đậm trong tâm thức bao người mua nhà, nhưng thực tế thì chắc còn phải chờ xa lắm…
Bỏ nhà phố ra biệt thự hoang
Bỏ nhà phố ra biệt thự hoang
Nói về câu chuyện bỏ phố về quê phải kể tới ông Tâm, một giám đốc văn phòng nhà đất ở Trung Hòa Nhân Chính. Từ một cò đất, ông nhanh chóng xây dựng cho mình một cơ ngơi bề thế, một văn phòng nhà đất với 10 nhân viên.
Đầu tư vào bất động sản rồi gặp thời bất động, ông lâm vào tình cảnh khó khăn. Toàn bộ vốn đã nằm im trong đất, trong khi đó số nợ ngày càng chồng chất. Ngôi biệt thự hoành tráng trên mảnh đất 200m2 đang thi công đã phải trao tay người khác vì ông có nguy cơ vỡ nợ. Cả nhà và đất được định giá hơn 15 tỉ đồng cũng không thấm vào đâu. Cuối cùng, ông cũng đành bán hết, đóng cửa văn phòng, tạm nói lời chia tay với toàn bộ nhân viên.
Đầu tư vào bất động sản rồi gặp thời bất động, ông lâm vào tình cảnh khó khăn. Toàn bộ vốn đã nằm im trong đất, trong khi đó số nợ ngày càng chồng chất. Ngôi biệt thự hoành tráng trên mảnh đất 200m2 đang thi công đã phải trao tay người khác vì ông có nguy cơ vỡ nợ. Cả nhà và đất được định giá hơn 15 tỉ đồng cũng không thấm vào đâu. Cuối cùng, ông cũng đành bán hết, đóng cửa văn phòng, tạm nói lời chia tay với toàn bộ nhân viên.
Không còn được hưởng cuộc sống ung dung giữa trung tâm thành phố, ông dạt về ngôi biệt thự hoang ở khu đô thị mới dưới Hà Đông. Nói là biệt thự hoang cũng không đúng bởi so với cả khu đô thị, ngôi nhà này ông vẫn đang ở và ông là chủ.
Nhìn vào ngôi nhà mới hoàn thành phần thô bên ngoài, chẳng ai nghĩ ông lại “xuống cấp nghiêm trọng” như vậy. Bên trong ngôi nhà, chỉ vài cái bóng đèn, dây điện loằng nhoằng, các phòng hoàn thiện tạm bợ. Những thiết bị tối tân cho cuộc sống của một đại gia bất động sản trước đây đã không còn xuất hiện trong ngôi nhà này.
Thỉnh thoảng ông Tâm trầm ngâm: “Dẫu sao cũng còn có cái nhà để ở, chứ như mấy ông bạn tôi bán sạch, nhà còn phải đi thuê.”
Thỉnh thoảng ông Tâm trầm ngâm: “Dẫu sao cũng còn có cái nhà để ở, chứ như mấy ông bạn tôi bán sạch, nhà còn phải đi thuê.”
Bắt đầu cuộc sống mới đối với ông gặp khá nhiều khó khăn nhưng dần ông cũng phải chấp nhận thực tế. Ông đã vui hơn, không còn âu rầu, ông tự an ủi mình là “làm ăn có thời, giàu mấy chốc”.
Có lẽ, đây là tài sản giá trị mà ông vẫn còn có thể sử dụng được, bởi nhiều lô đất khác vẫn còn là bãi đất hoang, là ruộng rau muống ở mãi tận Mê Linh, Hoài Đức. Một trong những lý do nó “chưa thể ra đi” bởi ông cũng đã rao bán nhiều lần nhưng không có khách.
Có lẽ, đây là tài sản giá trị mà ông vẫn còn có thể sử dụng được, bởi nhiều lô đất khác vẫn còn là bãi đất hoang, là ruộng rau muống ở mãi tận Mê Linh, Hoài Đức. Một trong những lý do nó “chưa thể ra đi” bởi ông cũng đã rao bán nhiều lần nhưng không có khách.
Trong giới bất động sản, thỉnh thoảng người ta kháo nhau “ông A, ông B về quê hay lên núi ở ẩn rồi”, lúc đó mọi người đều tự hiểu với nhau rằng “lại thêm một người ra đi”. May cho họ vẫn còn một chỗ để trú thân, bởi không ít những người nợ nần 30-40 tỷ đã phải lẳng lặng bỏ thủ đô về Lạng Sơn, Yên Bái hay vào Nam trốn nợ.
Duy Anh
THEO VIETNAMNET
THEO VIETNAMNET
Phần nhận xét hiển thị trên trang